Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ CƠNG TÌNH

BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ
CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI, 2020

download by :


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ CƠNG TÌNH

BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ
CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính
Mã số: 8.38.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. VŨ VĂN NHIÊM



HÀ NỘI, 2020

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Học viên

Lê Cơng Tình

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH
CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA
ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN........................................................................................ 8
1.1. Khái quát về biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc ................................................................................................................................. 8
1.2. Đối tượng, thời hiệu, thẩm quyền, trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ..........................................19
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.....................................................................29
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐƯA NGƯỜI

NGHIỆN VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TỊA ÁN
NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................32
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ............................................................................................32
2.2. Thực tiễn thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2016 đến nay .......................................................................................................................39
2.3. Đánh giá chung về thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh
.............................................................................................................................................44
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP
XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC CỦA
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN ...........................................................................55
3.1. Quan điểm về việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện .............................................55
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính
đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện........56
KẾT LUẬN .......................................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

download by :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNBB

Cai nghiện bắt buộc

CSCB


cơ sở chữa bệnh

CSCN

cơ sở cai nghiện

CSCNBB

cơ sở cai nghiện bắt buộc

TAND

Tòa án nhân dân

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

VN

Việt Nam

XLHC

xử lý hành chính


XLVPHC

xử lý vi phạm hành chính

download by :


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013,
trong đó có quy định về áp dụng biện pháp đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc. Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008)
cũng có quy định về việc đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc. Ngày
20/01/2014 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét
quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tịa án. Qua đó, trong hệ thống
pháp luật Việt Nam hiện nay thì việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong
bốn biện pháp xử lý hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012. Cũng theo quy định của pháp luật về tổ chức tịa án thì đây là biện pháp do
tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng đối với người nghiện ma túy từ
đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, mà vẫn còn tiếp tục
nghiện ma túy hoặc chưa bị đơn vị có thẩm quyền áp dụng biện pháp này nhưng khơng
có nơi cư trú ổn định nhằm mục đích thực hiện cách ly người nghiện ma túy khỏi cộng
động, buộc người nghiện thực hiện việc chữa bệnh, tham gia lao động, học văn hóa,
học nghề tại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Nhà nước[27].
Đến nay, biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc theo quy định của Nhà nước đã được triển khai thực hiện hơn tám năm
trên cả nước. Việc các cơ quan chức năng thực hiện triển khai quy định của Luật xử lý
vi phạm hành chính về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mang lại nhiều ý nghĩa thực tế như: Thông qua các biện

pháp cụ thể tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện việc cải thiện tình hình sức khỏe
cho người nghiện ma túy; ngăn chặn sự gia tăng của tệ nạn ma túy trong xã hội; bảo
đảm an ninh, trật tự, an tồn xã hội; góp phần kiềm chế gia tăng người nghiện mới,
người tái nghiện và tạo điều kiện cho người nghiện ma túy tái hịa nhập cộng đồng sau
khi hồn thành việc cai nghiện bắt buộc. Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, việc triển
khai áp dụng biện pháp này trên thực tế cịn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Luận
văn tập trung đề cập một số khó khăn, vướng mắc chủ yếu phát sinh từ các quy định

1

download by :


pháp luật trong trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện tại các cơ quan hành chính theo quy
định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật
này cùng các đề xuất giải pháp tháo gỡ.
Hiện nay Tp. Hồ Chí Minh đang trở thành một trong các địa bàn tiêu thụ, buôn
bán, trung chuyển ma túy lớn. Ðây cũng là địa phương có tỷ lệ người nghiện ma túy
lớn nhất trong cả nước. Thực trạng này đang đòi hỏi các cơ quan chức năng cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý cai nghiện trên địa bàn. Bên cạnh đó,
tỷ lệ ma túy thu giữ tại Tp. Hồ Chí Minh trong 5 năm gần đây tăng bình quân 88,5%⁄
năm. Riêng năm 2019 tăng đến 1.102,5% so với cả năm 2018. Điều đáng lưu ý theo
công an Tp. Hồ Chí Minh, số người sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa và sử dụng cùng
lúc nhiều loại ma túy, nhất là ma túy tổng hợp, tại những nơi kinh doanh dịch vụ nhạy
cảm như các bar, vũ trường, karaoke, nhà nghỉ khơng gường có trang bị đèn xoay cùng
ampli di động và loa kéo,… Trong khi đó, việc xử lý vi phạm của các cơ sở này không
căn cơ, ít hiệu quả, khơng có tính răn đe. Khi bị rút giấy phép thì dễ dàng đăng ký lại
với tên một doanh nhân mới, vì chưa có quy định tại địa điểm xảy ra vi phạm (lĩnh vực
kinh doanh có điều kiện) thì khơng được cấp phép hoạt động[43].

Mặt khác, số người nghiện ma túy tại Tp. Hồ Chí Minh ln ở mức cao. Tính đến
31/12/2019 trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh hiện có hơn 24.000 người nghiện ma túy,
trong đó có hơn 10.000 người nghiện có hồ sơ quản lý. Trong đó, có 2.649 người
nghiện được chuyển sang cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tịa án nhân
dân cấp huyện tại Tp. Hồ Chí Minh[31]. Có thể nói, trong các biện pháp hành chính
được xem xét, quyết định áp dụng tại TAND thì chiếm đa số là biện pháp đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc, nhưng việc lập hồ sơ đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
rườm rà, nhiều thủ tục. Chính vì vậy mà học viên lựa chọn đề tài luận văn “Biện pháp
xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Tòa án nhân dân
cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh” góp phần nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc của TAND cấp huyện.

2

download by :


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, tác giả tìm hiểu và nghiên cứu các cơng
trình khoa học của các tác giả:
- Tác giả Dương Thị Bích Hạnh (2014), với luận văn thạc sĩ “Bảo đảm quyền con
người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính”, Đại học quốc gia Hà
Nội. Luận văn góp phần cung cấp các kiến thức khoa học cơ bản mang tính lý luận về
quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; hệ thống các
văn bản pháp luật quan trọng về bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính; Nêu lên thực trạng bảo đảm quyền con người trong quá
trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính vẫn cịn có những bất cập ở Việt Nam, từ
đó nêu ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các biện pháp bảo đảm
quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính[23].

- Tác giả Phạm Tiến Thành (2014), với đề tài luận văn thạc sĩ “Từ biện pháp xử lý
hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc” bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Công trình tập trung nghiên
cứu giữa lý luận và thực trạng pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc trước kia và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiện nay. Luận văn
cũng tập trung lý giải những nguyên nhân, những cơ sở lý luận cho việc chuyển đổi
biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh thành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Từ đó luận giải cho những sửa đổi bổ sung này về mặt lý luận. Luận văn cũng phân
tích thực trạng của việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh cho đến trước khi
Luật Xử lý VPHC năm 2012 có hiệu lực và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc trong giai đoạn hiện nay. Mục đích của việc này là nhằm luận giải những thay đổi
của các biện pháp này từ vấn đề thực trạng tổ chức và thực hiện[35].
- Nhóm tác giả Cao Vũ Minh, Nguyễn Nhật Khanh (2016), Những bất cập trong
các quy định về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và các kiến nghị hoàn
thiện, Trường Đại học Luật Tp.HCM. Đã đưa ra các bất cập như: Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 với Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 chưa có sự
thống nhất về việc xác định “nơi cư trú ổn định” của đối tượng bị áp dụng biện pháp

3

download by :


đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; quy định của pháp luật về “nơi thường xuyên sinh
sống” để áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khơng rõ ràng, cụ thể,…
qua đó đề xuất các kiến nghị: sửa đổi tiêu chí “nơi cư trú ổn định” trong Nghị định số
221/2013/NĐ-CP, theo đó “nơi cư trú ổn định” cần được xác định theo tinh thần của
Luật Cư trú; sửa đổi Điều 9 Nghị định số 211/2013/NĐ-CP theo hướng bỏ loại giấy tờ
mang tính bắt buộc trong hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở CNBB là “giấy xác
nhận hết thời gian cai nghiện tại gia đình hoặc tại cộng đồng của Chủ tịch UBND cấp

xã”. Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa đi sâu vào phân tích những vấn đề lý luận và nghiên
cứu các trường hợp điển hình liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài [25].
- Tác giả Nguyễn Hoàng Việt (2019), Hồn thiện quy định của pháp luật về trình
tự, thủ tục áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đã nghiên cứu
và đưa ra các vướng mắc liên quan đến việc triển khai các quy định của pháp luật về
biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc, qua đó đề xuất các biện pháp: Đối với quy định về
việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính trước khi áp dụng biện pháp xử lý hành chính
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và quy định về việc áp dụng đồng thời biện pháp
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong quá trình bị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT; Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên
quan đến việc phối hợp, chuyển hồ sơ giữa các cơ quan trong trình tự, thủ tục áp dụng
biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đề nghị Chính phủ theo
thẩm quyền hoặc báo cáo Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đơn
giản hóa thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian thực hiện các công việc liên quan
đến trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp này
trên thực tế[45].
- Tác giả Vũ Thư với luận án tiến sĩ luật học về “Chế tài hành chính lý luận và
thực tiễn”, bảo vệ thành công tại Viện Nhà nước và pháp luật, 2006[36]; Tác giả
Nguyễn Trọng Bình với luận văn thạc sĩ luật học về “Hoàn thiện các quy định pháp
luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính”, bảo vệ thành cơng tại Trường
Đại học Luật Hà Nội, 2012[5]; Tác giả Nguyễn Ngọc Bích với luận văn thạc sĩ luật

4

download by :


học về “Hoàn thiện pháp luật về XLHC với người chưa thành niên”, bảo vệ thành
công tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013[4]...

Cho dù đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực xử lý hành chính
cũng như biện pháp xử lý hành chính đưa vào cai nghiện bắt buộc, nhưng nhìn chung,
những cơng trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận chung
về biện pháp xử lý hành chính, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, đây là nguồn
tham khảo hữu ích cho tác giả nghiên cứu các nội dung của đề tài luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vẫn đề lý luận, pháp luật về biện pháp xử lý hành
chính đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện tại
Tp.HCM, qua đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện
các quy định của pháp luật đối với vấn đề này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý liên quan về biện pháp đưa
người nghiện vào CSCNBB của TAND cấp huyện: Khái niệm, đặc điểm, thẩm quyền,
trình tự, thủ tục, các điều kiện bảo đảm thực hiện các biện pháp này….
- Đánh giá đúng đắn thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về các biện
pháp đưa người nghiện vào CSCNBB tại Tp.HCM của TAND cấp huyện, chỉ ra được
các kết quả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của vấn đề
nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB của TAND cấp huyện cho
các tỉnh, thành nói chung và Tp.HCM nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện các biện pháp
XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của TAND cấp huyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

5


download by :


Khơng gian: Nghiên cứu biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của TAND cấp huyện trên địa bàn Tp.HCM.
Thời gian: Từ năm 2016 đến hết tháng 6/2020
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê nin
xuyên suốt nội dung của luận văn, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, quyền
con người và các vấn đề tệ nạn xã hội. Đồng thời đề tài cũng vận dụng phương pháp
tiếp cận của khoa học luật học trong phân tích và làm rõ các nhiệm vụ của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, đặc biệt là lĩnh vực khoa học luật. Tác giả luận văn
sử dụng kết hợp các phương pháp như hệ thống hóa, lịch sử,... để xây dựng chương lý
luận; vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá nhằm làm rõ thực trạng
pháp luật và thực tiễn triển khai các quy định pháp luật cũng như đề xuất các giải pháp
hoàn thiện pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật
trong thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Làm rõ khái niệm, nội dung về các biện pháp XLHC đưa người nghiện vào
CSCNBB của TAND cấp huyện. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng đã hệ thống khái
quát các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về việc thực hiện các biện pháp
đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện sau khi
có các biện pháp hành chính khác đã được triển khai, qua đó để đánh giá tồn diện, cụ
thể, chi tiết có cơ sở nghiên cứu các tình huống từ thực tiễn góp phần hồn thiện hệ
thống khoa học pháp lý chuyên ngành luật.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sau khi phân tích thực tiễn rút ra được những hạn chế, tồn tại,
là cơ sở khoa học, thực tiễn để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật

6

download by :


và nâng cao hiệu quả triển khai chính sách, pháp luật về thực hiện các biện pháp đưa đi
cai nghiện bắt buộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận văn có thể được sử
dụng để làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu về pháp luật ở bậc cao đẳng,
đại học hoặc sau đại học về nội dung đưa người đi cai nghiện tại CSCNBB.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
bao gồm 3 chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện.
Chương 2. Thực trạng thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. Quan điểm, giải pháp về việc thực hiện các biện pháp xử lý hành
chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện.

7

download by :


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1. Khái quát về biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc
1.1.1. Người nghiện ma túy và cơ sở cai nghiện bắt buộc
1.1.1.1. Dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy
Theo nghĩa rộng: người nghiện ma túy là người có thói quen dùng ma túy, khơng
dùng khơng chịu được, bằng mọi giá để có ma túy sử dụng, bất chấp sự ngăn cấm của
pháp luật, của gia đình, của người thân và xã hội. Theo nghĩa hẹp: nghiện ma túy là sự
lệ thuộc của con người cụ thể (lệ thuộc cả thể chất lẫn tâm lý) đối với các chất ma túy
đó làm cho con người không thể quên và từ bỏ được.
Như vậy, nghiện ma túy là sự phụ thuộc của con người vào các chất ma túy, việc
đưa một lượng ma túy nhất định vào cơ thể là một nhu cầu thường xun, ln có xu
hướng tăng dần liều lượng, khi ngừng sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai (lên
cơn nghiện) rất khó chịu, bao gồm các dấu hiệu: buồn nôn, nổi da gà, bứt rứt, đau rút
cơ khớp (có cảm giác như dịi bị trong xương), chảy nước mắt, nước mũi, giãn đồng
tử, tiêu chảy, mất ngủ, bồn chồn.
Theo Khoản 11, Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2013 đã quy định: “Người
nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị
lệ thuộc vào các chất này”[28].
Nguyên nhân nghiện ma túy
Về nhận thức: Do thiếu hiểu biết về ma túy, nghiện ma túy và tác hại của nghiện
ma túy. Nhiều thanh niên có tính tị mị sử dụng ma túy xem thế nào đã dẫn tới
nghiện, có những phụ nữ do quá béo đã mua loại ma túy kích thích thần kinh
(Maxinton) uống để giảm béo, có học sinh cần thức đêm ơn thi, đã dùng thuốc kích
thích thần kinh để thức mà không biết dẫn tới nghiện ma túy.

8

download by :



Do sang chấn tinh thần trong cuộc sống (stress): Có người thất bại trong sự
nghiệp, do thất tình, thi trượt, bố mẹ bất hịa ly hơn,.vv... đã tìm tới ma túy.
Do bng lỏng quản lý, giáo dục của gia đình, nhà trường: gia đình q nng
chiều, nhiều bố mẹ khơng dành thời gian quan tâm theo dõi con cái, nhà trường thiếu
giám sát, phát hiện sớm các học sinh có nguy cơ lạm dụng ma túy và chưa có nhiều
các hoạt động lành mạnh để thu hút học sinh tham gia.
Mơi trường cịn nhiều ma túy: bọn tội phạm tàng trữ, buôn bán và tổ chức sử
dụng ma túy chưa được qt sạch, vì lợi ích kinh tế, chúng đã mù quáng lừa gạt, lôi
kéo nhiều thanh niên đến với ma túy.
Dùng ma túy để chữa bệnh: một số người đã lạm dụng ma túy để chữa một số
bệnh như đau đầu, chữa sốt rét, phụ nữ sau khi sinh,...
Dấu hiệu của người nghiện heroin:
Nghiện heroin lúc đầu có thể sẽ rất khó để nhận ra. Theo thời gian, tình trạng
nghiện sẽ dễ nhận thấy hơn vì nó ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng thuốc. Ví dụ,
những người nghiện heroin thường sẽ lo lắng về việc khi nào sẽ tiêm liều tiếp theo,
nhiều hơn là lo lắng cho những việc khác. Những sự thay đổi khác về hành vi và lối
sống cũng có thể chịu ảnh hưởng của việc sử dụng heroin. Việc tiêm heroin thường
xuyên sẽ để lại trên da vết lõm tại vị tí mũi tiêm đâm vào, do vậy, rất nhiều người
nghiện heroin sẽ thích mặc quần dài, áo dài tay để che đi những vết sẹo này, kể cả khi
thời tiết nóng. Nếu họ lo lắng về việc bị bạn bè và người thân phát hiện, họ cũng có thể
sẽ xa lánh người thân. Các mối quan hệ trong công việc và quan hệ cá nhân cũng sẽ bị
ảnh hưởng. Cô lập với xã hội và tự cơ lập bản thân mình là hiện tượng rất phổ biến ở
người nghiện heroin. Những người nghiện heroin cũng sẽ gặp phải những vấn đề khi
duy trì tình trạng sức khỏe cũng như vệ sinh cá nhân của mình[24],…
Dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma túy đá
Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ án mạng do người ngáo đá sát hại người
thân và những người xung quanh mình. Để góp phần phịng tránh những hậu quả
nghiêm trọng do người nghiện ma túy đá gây ra, chúng ta cần nắm rõ dấu hiệu nhận
biết người nghiện ma túy đá: Mùi răng bị hôi và thối rữa, người nghiện ma túy đá


9

download by :


thường không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường có những mụn trứng cá lớn trên
mặt; Việc học khơng cịn tập trung, cơng việc sao nhãng, năng suất lao động giảm và
trốn học, trốn việc rất nhiều là dấu hiệu chỉ điểm đang nghiện ma túy đá. Nhiều người
không thể giữ được vị trí cơng việc tới ba tháng; Người nghiện ma túy đá bị sâu răng,
đen răng, thiếu răng và nướu răng đỏ đau; Khi tiếp xúc với họ, ta ngửi thấy mùi nước
tiểu mèo. Nghiện ma túy đá đổ mồ hôi rất nhiều và mùi giống như nước tiểu của mèo;
Người nghiện ma túy đá ăn không có cảm giác ngon miệng. Một dấu hiệu chắc chắn
nữa là họ bị giảm cân nhanh trong thời gian rất ngắn; Người nghiện ma túy đá thường
có suy nghĩ hoang tưởng, nghi ngờ có người đi theo làm hại; Khơng có nhu cầu ngủ,
ln trong trạng thái tỉnh táo, có khi không cần ngủ tới cả tuần; Trong nhà hoặc phịng
ngủ rải rác các mảnh giấy bạc hình vng bị cháy và các vỏ chai lavie hoặc ống hút
được sử dụng để hút ma túy đá; Ngứa ở nhiều vùng da tới mức không thể chịu đựng
được, chà xát nhiều tới chảy máu; Tâm trạng thất thường, dễ cáu bẩn và suy nghĩ kỳ lạ.
Khi thức dậy mỗi buổi sáng, việc đầu tiên là phải dùng ma túy đá. Cảm thấy khơng thể
sống qua ngày nếu khơng có ma túy đá (đây là dấu hiệu nghiện mức độ nặng).
Người sử dụng ma túy đá dù ngáo hay khơng thì đều có hiện tượng thay đổi thái
cực tâm trạng cực nhanh. Người sử dụng ma túy đá rất dễ nổi nóng. Đang vui vẻ bình
thường có thể bất ngờ tức giận vì một lý do nhỏ nhặt, khác hẳn với tính cách trước đây.
Những tác hại và hậu quả của ma túy đang tác động và gây ảnh hưởng đến tất cả chúng
ta từng ngày, từng giờ. Mối hiểm họa này đe dọa cuộc sống bình yên của mọi người,
mọi nhà và toàn xã hội. Nhiều người lầm tưởng rằng khi ma túy đá thải sạch khỏi cơ
thể thì mọi chuyện sẽ ổn. Đào thải sạch sau bảy đến mười ngày, nhưng những tổn
thương do ma túy đá gây ra cho não thì cịn đó, khơng ít thì nhiều. Sử dụng nhiều hay
ít, nhiều lần hay 1 lần duy nhất đều có thể gây ra hậu họa tức thời hoặc rất lâu về sau.

Nhiều trường hợp đã ngưng sử dụng sau vài tháng hoặc vài năm êm ả, tưởng đã được
yên, thì bệnh tâm thần xuất hiện.
Tóm lại, dấu hiệu chung của người nghiện ma túy cụ thể:
Nhu cầu chi tiêu tăng bất thường: nhu cầu tiêu tiền ngày càng tăng và khơng giải
thích được lý do chi tiêu vào việc gì. Một số thanh thiếu niên, học sinh thường hay nói

10

download by :


dối cha mẹ xin tiền đóng học phí, mua sách vở hoặc lấy trộm tiền, đồ đạc trong gia
đình đem bán hoặc cầm đồ để có tiền sử dụng ma túy.
Tính tình thay đổi bất thường và theo chiều hướng xấu: có lúc lầm lỳ, ít nói (khi
đói ma túy), ngược lại có lúc nói năng hoạt bát, cười đùa vơ cớ, đó là khi cơ thể đủ chất
ma túy. Hay nói dối, có biểu hiện xa lánh người thân. Tính tình trở nên hung bạo, thích
nhảy “lắc” theo nhạc mạnh, nhạc càng mạnh thì “lắc” càng nhanh lại khơng thấy mệt
mỏi (đối với người nghiện ma túy kích thích thần kinh gây ảo giác).
Nếp sống sinh hoạt thay đổi, lối sống buông thả: thay đổi giấc ngủ “thức đêm,
ngủ ngày” hoặc “thức thâm đêm, suốt sáng đối với người nghiện ma túy kích thích thần
kinh. Mọi hứng thú của cuộc sống khơng thích như xem ti vi, đọc sách báo, văn nghệ,
chơi thể thao. Sống luộm thuộm, quần áo bẩn thỉu, ngại tắm giặt. Trước đây không hút
thuốc lá, bây giờ nghiện thuốc lá, trong túi luôn kèm bật lửa, giấy bạc.
Sức khoẻ giảm sút: người gầy, sút cân. Khi ngủ dậy có những dấu hiệu chảy nước
mắt, ngáp vặt, nổi da gà do cơ thể thiếu ma túy.
Khả năng lao động học tập giảm: hiệu quả lao động, lười lao động, bỏ bê công
việc, không chấp hành kỷ luật lao động. Học sinh thì kết quả học tập bị giảm sút, ngồi
học hay ngủ gật, hay bỏ ra ngoài trong giờ học, trốn học,...
Hay tụ tập đàn đúm với những bạn bè xấu, nghiện ma túy: tụ tập đàn đúm với
bạn bè xấu, với người đã nghiện ma túy ở phịng kín, nơi vắng người, thường xun

cùng đi đến địa bàn có tụ điểm tổ chức sử dụng, buôn bán ma túy; hay đi với bạn bè
xấu tới các vũ trường, quán karaoke thâu đêm.
Dấu hiệu khẳng định người thân đã nghiện ma túy: Xuất hiện hội chứng cai (nếu
nghiện thuốc phiện hoặc heroin), hoặc rối loạn tâm thần (nếu nghiện ma túy kích thích
thần kinh gây ảo giác); xét nghiệm tìm chất ma túy trong nước tiểu hoặc trong máu cho
kết quả dương tính[25].
1.1.1.2. Khái niệm cơ sở cai nghiện bắt buộc
Cơ sở cai nghiện bắt buộc là nơi cách ly có thời hạn của những đối tượng bị
nghiện nhằm tách ra khỏi cộng đồng theo quy định của pháp luật để cải tạo trở thành
người bình thường.

11

download by :


Các cơ sở này được hình thành nhằm đưa các đối tượng nghiện hút sau khi bị
XLVPHC mà vẫn tiếp tục tái nghiện tại cộng đồng vào cai nghiện để chấm dứt hành vi
nghiện ma túy. Nhận thấy, qua từng năm số lượng đối tượng bị nghiện ngày càng tăng
nhanh, cá biệt có những nơi tăng đột biến khó kiểm sốt dẫn đến tình trạng tệ nạn xã
hội ngày càng diễn biến phức tạp, đe dọa đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân
địa phương. Ngoài chức năng chính là cai nghiện, các cơ sở cai nghiện hiện nay cịn có
nhiệm vụ tái thiết lao động cho người nghiện. Sau những đợt điều trị, người nghiện sẽ
được học, được lao động, được học nghề,... ngay tại cơ sở cai nghiện. Nếu ý thức chấp
hành tốt, quyết tâm cai nghiện, có ý chí thì đây chính là lực lượng đơng đảo người lao
động đóng góp cho xã hội sau khi trở về cộng đồng.
1.1.1.3. Đặc điểm cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thứ nhất, Các CSCNBB là tổ chức được hình thành theo quy định của pháp luật
và hoạt động dựa trên nguồn ngân sách của nhà nước chi về cho các địa phương.
Thứ hai, Đây là nơi tập trung của những người bị nghiện nhằm mục đích khám,

chữa bệnh và điều trị cắt cơn.
Thứ ba, CSCN tồn tại dưới hai hình thức: đó là CSCN cơng lập và CSCN ngồi
cơng lập. Hai cơ sở này được hình thành và hoạt động với chức năng là như nhau, chịu
sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quy định rõ trong Nghị định
221/NĐ-CP/2013. Đối với cơ sở ngồi cơng lập, nguồn ngân sách hoạt động dựa vào
ngân sách của địa phương nơi cơ sở đó được thành lập[25].
Cơ sở cai nghiện cơng lập và ngồi cơng lập đều áp dụng cho đối tượng cai
nghiện bắt buộc và cai nghiện tự nguyện. Trong đó cai nghiện bắt buộc là hình thức cai
nghiện được áp dụng với các đối tượng nghiện đã cai tại gia đình, cộng đồng hoặc đã
được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn cịn nghiện hoặc đối tượng
khơng có nơi cư trú nhất định. Ngồi hình thức cai nghiện bắt buộc, nhiều địa phương
đang áp dụng hình thức cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở chữa bệnh. Các đối tượng tự
nguyện cũng được áp dụng qui trình chung về điều trị, phục hồi (trừ lao động, sản xuất
thì tự giác tham gia).

12

download by :


1.1.2. Quan niệm, đặc điểm của các biện pháp xử lý hành chính đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1.1.2.1. Quan niệm về biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc
Các biện pháp XLHC khác được xem là biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt
vì thực chất các biện pháp XLHC khác đã hạn chế quyền tự do cá nhân trong một giai
đoạn nhất định với hình thức: đưa vào trường giáo dưỡng, đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc và đưa vào cơ sở giáo dục. Các biện pháp này cũng cách ly người
bị xử lý ra khỏi đời sống xã hội, đưa vào một môi trường quản lý đặc biệt có tính kỷ
luật cao và chặt chẽ, về mức độ các biện pháp này không hề thua kém các biện pháp tư

pháp hình sự khác. Nhóm biện pháp này có đặc trưng là thời gian cưỡng chế khá dài từ
ba tháng đến hai năm; người bị áp dụng phải chịu sự giám sát và quản lý chặt chẽ của
cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức xã hội và các đoàn thể. Đối tượng bị áp dụng các
biện pháp này cũng đa dạng và đặc biệt hơn. Biện pháp đưa người nghiện vào
CSCNBB nhìn chung cũng mang những đặc điểm của biện pháp XLHC, bản chất là
biện pháp hạn chế quyền tự do của công dân, do người đứng dầu cơ quan hành chính ở
địa phương quyết định. Như chúng ta đã biết, các đối tượng vi phạm hành chính là
người nghiện ma túy, hiện nay, y học đã chứng minh nghiện ma túy là một bệnh của
não bộ, vì vậy việc tiến hành các biện pháp điều trị (cai nghiện ma túy) được tiến hành
như việc chữa bệnh. Còn đối với người bán dâm, bản thân việc bán dâm chỉ là một tệ
nạn xã hội cần bị lên án, tuy nhiên, đối với người bán dâm rất hay mắc phải các bệnh
truyền nhiễm lây qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS.
Như vậy, ta có thể hiểu khái niệm biện pháp XLHC đưa người nghiện vào
CSCNBB một cách khái quát như sau: “Biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc là một trong những biện pháp XLHC khác được pháp luật quy định
mà nội dung của biện pháp này là việc đưa các đối tượng bán dâm, nghiện ma túy có
đủ các điều kiện quy định vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc (hay còn gọi là Trung tâm
Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội) để chữa trị, học tập và lao động phục hồi,
nhằm mục đích giúp những đối tượng đó trở thành cơng dân có ích cho xã hội”.

13

download by :


Biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB được ban hành và áp dụng
nhằm hướng đến các mục đích sau:
Thứ nhất, biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB có mục đích trước
hết là để nhằm chữa bệnh cho người nghiện ma túy, người bán dâm. Như tên gọi của
biện pháp XLHC này là đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vì vậy, mục

đích đầu tiên của biện pháp này là việc chữa bệnh cho những đối tượng được đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Như chúng ta đã biết, khoa học đã chứng
minh nghiện ma túy là một bệnh lý thần kinh về não bộ và y học đã tìm ra các phương
pháp chữa bệnh để khắc phục tình trạng nghiện của người nghiện ma túy. Bên cạnh đó,
người bán dâm cũng là những đối tượng có nguy cơ cao trong việc bị nhiễm các bệnh
lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS, vì vậy việc áp dụng biện pháp
chữa bệnh đối với những đối tượng này là cần thiết trong việc giúp đỡ những người
này. Việc chữa bệnh cho người nghiện ma túy, người bán dâm là mục đích cơ bản,
quan trọng của việc áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc. Điều này thể hiện tính nhân văn của biện pháp XLHC này khi mà bên cạnh mục
đích trừng phạt người có hành vi VPHC mà cịn là nhằm mục đích chữa bệnh cho họ,
để đạt được mục đích vừa giáo dục, vừa tạo điều kiện cho người vi phạm hòa nhập
cộng đồng.
Thứ hai, biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB có mục đích giáo
dục, chú ý đến cải tạo tư tưởng, coi trọng các mối quan hệ của người bị áp dụng với
cộng đồng, gia đình và xã hội. Giáo dục là mục đích quan trọng của biện pháp XLHC
đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, bắt nguồn từ bản chất nhân đạo sâu
sắc của xã hội ta luôn tạo điều kiện hoàn thiện nhân cách con người, biết tơn trọng và
tn thủ pháp luật. Mục đích giáo dục ở đây không chỉ là giáo dục ý thức chấp hành
pháp luật của đối tượng vi phạm mà còn cảm hóa, giáo dục cả về đạo đức, lối sống,
cũng như phục hồi sức khỏe tạo điều kiện cho người vi phạm trở thành cơng dân có ích
cho xã hội, sớm hòa nhập cộng đồng.
Thứ ba, biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB được áp dụng nhằm
mục đích trừng phạt người có hành vi vi phạm hành chính. Tính trừng phạt được coi là

14

download by :



một thuộc tính vốn có của các biện pháp cưỡng chế, khơng chỉ có trong cưỡng chế
hành chính mà cịn trong cả cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự. Trong luật hình sự
thì một trong các mục đích của hình phạt đó là tính trừng trị của hình phạt. Tương tự
như vậy, các biện pháp cưỡng chế hành chính có tính trừng phạt tương đối cao, chỉ sau
cưỡng chế hình sự. Đặc biệt là các biện pháp XLHC khác, trong đó có biện pháp đưa
người nghiện vào CSCNBB. Biện pháp đưa người nghiện vào CSCNBB là một biện
pháp tính cưỡng chế tương đối cao khi nội dung của nó là tước bỏ một số quyền nhân
thân của người bị áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì tính chất này
nên người bị áp dụng sẽ phải sinh sống, học tập và chữa bệnh trong các cơ sở cai
nghiện bắt buộc và chịu sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ sở này. Tính trừng phạt của
biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB là hết sức cần thiết. Bởi vì, đối
tượng bị áp dụng biện pháp XLHC này là những đối tượng nghiện ma túy hoặc bán
dâm thường xuyên, đã bị áp dụng các biện pháp XLHC khác ở cấp độ nhẹ hơn nhưng
vẫn tái phạm hoặc các đối tượng này khơng có nơi cư trú cố định. Các đối tượng này
thường có những hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an
tồn xã hội. Vì vậy, tính trừng phạt của biện pháp XLHC đưa người nghiện vào
CSCNBB là hết sức cần thiết, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, buộc họ phải
chịu những hậu quả pháp lý bất lợi là hạn chế một phần quyền tự do và chịu sự quản lý
giám sát của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thứ tư, biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được
áp dụng nhằm mục đích phịng ngừa, ngăn chặn khả năng tái phạm của người bị áp
dụng. Như chúng ta đã biết, đối tượng bị áp dụng biện pháp XLHC đưa người nghiện
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là những đối tượng nghiện ma túy, bán dâm đã vi phạm
nhiều lần, đã bị xử lý bằng các biện pháp khác nhưng vẫn tái phạm hoặc khơng có nơi
cư trú rõ ràng. Vì vậy, việc áp dụng đối biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc đối với những đối tượng này là cần thiết để ngăn chặn họ tái phạm
và tiếp tục đi vào con đường lầm lạc. Mục đích phịng ngừa ở đây bao gồm cả phịng
ngừa chung và phòng ngừa riêng, chú ý loại trừ những nguyên nhân thực hiện hành vi
trái pháp luật và tạo điều kiện cho người bị áp dụng tái hòa nhập cộng đồng. Khả năng


15

download by :


phòng ngừa chung của biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc có mục đích nhằm răn đe, cảnh báo và ngăn ngừa sự vi phạm của các đối tượng
khác trong xã hội, khi đang có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Như chúng ta đã biết, đối
tượng nghiện ma túy hoặc người bán dâm thường là những đối tượng nguy hiểm, mức
độ tái phạm thường xuyên, cần phải hạn chế quyền tự do đối với họ, cần sự giám sát và
quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa khả năng tái phạm của họ. Mục đích phịng ngừa được
thực hiện thơng qua sự kết hợp giữa giáo dục và trừng trị, lôi cuốn các lực lượng xã hội
tham gia đấu tranh và phòng ngừa vi phạm, thúc đẩy dư luận xã hội.
Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc cịn có vai trị to lớn trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa, khôi phục trật tự quản lý hành chính nhà nước, trật tự pháp luật.
1.1.2.2. Đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc
Biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là nằm
trong nhóm biện pháp XLHC khác được quy định tại Luật xử lý VPHC 2012. Vì
vậy, xét về đặc điểm biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc cũng có những đặc điểm chung của các biện pháp XLHC khác[27].
Biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện
pháp cưỡng chế hành chính nhà nước triển khai thực hiện
Xét về đặc điểm này, biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc có tính pháp lý, bởi vì biện pháp này được quy định cụ thể trong các văn bản
quy phạm pháp luật của nhà nước, cụ thể là Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội, Nghị định của Chính phủ,... Biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc cũng do các cơ quan có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp

luật. Nghĩa là chỉ có các chủ thể được pháp luật quy định mới có thể tiến hành áp dụng
biện pháp này khi XLHC đối với người nghiện ma túy hoặc người bán dâm. Việc tiến
hành biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng được
tiến hành theo những thủ tục hành chính chặt chẽ, công khai, minh bạch do các quy

16

download by :


phạm thủ tục hành chính quy định. Thủ tục này được pháp luật hành chính quy định
một cách chặt chẽ qua nhiều khâu, quy định khác nhau. Tính cưỡng chế hành chính nhà
nước của biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thể hiện
ở chỗ biện pháp này mang tính bắt buộc thực hiện đối với người bị áp dụng, đồng thời
đây cũng là biện pháp cưỡng chế mang tính nghiêm khắc cao chỉ sau cưỡng chế hình
sự. Thể hiện ở việc hạn chế quyền tự do nhân thân của người bị áp dụng trong một
khoảng thời gian nhất định.
Biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện
pháp xử lý chỉ áp dụng đối với cá nhân - công dân Việt Nam nghiện ma túy do Tòa án
nhân dân cấp huyện thi hành
Theo quy định của Luật xử lý VPHC 2012 thì biện pháp xử lý hành chính đưa
người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chỉ áp dụng đối với công dân Việt Nam có hành vi
vi phạm pháp luật về an ninh trật tự, an tồn xã hội. Như trên đã phân tích, việc áp
dụng biện pháp cưỡng chế hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có bản chất là
hạn chế các quyền tự do của đối tượng bị áp dụng, đồng thời trong các cơ sở cai nghiện
bắt buộc thì chủ thể đó sẽ được chữa bệnh, giáo dục, cải tạo và học tập để trở thành
người có ích cho xã hội. Chính vì vậy, đây là biện pháp cưỡng chế hành chính đặc thù
chỉ triển khai áp dụng đối với cá nhân (nghiện ma túy) mà không áp dụng đối với tổ
chức như các biện pháp xử phạt VPHC khác[27].
Việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt

buộc đối với các trường hợp người nghiện ma túy được áp dụng theo những quy định,
trình tự, thủ tục chặt chẽ và đối tượng bị áp dụng phải chịu sự quản lý và hạn chế một
số quyền tự do cá nhân nhất định nhằm bảo đảm yêu cầu áp dụng pháp luật hành
chính
Với nội dung là hạn chế một số quyền tự do của con người khi áp dụng biện pháp
xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với trường hợp nghiện
ma túy nên theo quy định tại Luật Xử lý VPHC 2012 cũng như các văn bản của Nhà
nước ở Trung ương và địa phương hướng dẫn thi hành đã quy định tương đối chặt chẽ
trình tự, thủ tục quy trình áp dụng biện pháp này đối với người nghiện ma túy. Điều

17

download by :


này đảm bảo tính minh bạch trong q trình xử lý, đồng thời tránh tình trạng vi phạm
các quyền con người trong khi áp dụng pháp luật.
Biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chỉ được
áp dụng đối với hai nhóm đối tượng là người nghiện ma túy và người bán dâm
Để phân biệt với các biện pháp XLHC khác được quy định trong Luật xử lý
VPHC 2012 thì biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
chỉ được áp dụng đối với nhóm đối tượng là người nghiện ma túy và người bán dâm.
Thứ nhất, người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp hành
chính theo quy định là giao cho chính quyền địa phương giáo dục tại xã, phường, thị
trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng khơng có nơi cư trú nhất định thì sẽ
thực hiện đưa người vào cơ sở bắt buộc; Thứ hai, người bán dâm có tính chất thường
xun từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng khơng có nơi cư trú nhất định cũng được
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc những trường hợp này không phải là đối tượng
nghiên cứu của luận văn. Đây là những nhóm đối tượng có hành vi vi phạm thường

xuyên các quy định của pháp luật về an toàn, trật tự xã hội mà đã bị áp dụng các biện
pháp xử lý khác nhưng vẫn vi phạm hoặc trường hợp chưa bị áp dụng các biện pháp xử
lý khác nhưng khơng có nơi cư trú rõ ràng[27].
Về nội dung việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc là nhằm để người nghiện ma túy, người bán dâm được lao động, học
văn hoá, học nghề và chữa bệnh dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Theo quy định của Luật xử lý VPHC 2012 thì mục đích cũng như bản chất của
việc đưa người nghiện ma túy, người bán dâm vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là nhằm
để họ cải tạo, lao động, học văn hóa, học nghề và chữa bệnh dưới sự quản lý tập trung,
thống nhất và kỷ luật của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Như vậy, về tên gọi biện pháp này
được thể hiện trong Luật xử lý VPHC 2012 là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc. Tuy nhiên, trên thực tế việc bị áp dụng biện pháp xử lý này, đối tượng không chỉ
vào để chữa bệnh mà còn để học tập, lao động, học nghề để đảm bảo sau khi ra ngoài
đời sống xã hội khơng quay trở lại con đường cũ mà có thể làm ăn, sinh sống như

18

download by :


những người bình thường khác. Đây cũng chính là chính sách nhân văn trong việc xử
phạt VPHC của Nhà nước ta, khi mà trong biện pháp trừng trị ln có sự giáo dục và
cải tạo[27].
1.2. Đối tượng, thời hiệu, thẩm quyền, trình tự thủ tục áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1.2.1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc
Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy 2013 người nghiện ma túy từ đủ 18
tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần
tại xã, phường, thị trấn mà vẫn cịn nghiện hoặc khơng có nơi cư trú nhất định phải

được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin
cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là
bị XLVPHC. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện
bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma túy đối với các đối tương này vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về XLVPHC[28].
Theo quy định hiện hành của Luật Xử lý VPHC năm 2012, thì các đối tượng
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện
pháp này nhưng khơng có nơi cư trú ổn định.
Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên có thể thấy, đối tượng áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2013 và Luật
Xử lý VPHC có nhiều điểm giống nhau, đồng thời cũng có sự khác nhau, theo đó, đối
tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải thỏa mãn các điều
kiện sau[29] [27]:
Thứ nhất, đối tượng phải là người nghiện ma túy.
Thứ hai, đối tượng bị áp dụng biện pháp phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (đối với người có nơi cư trú ổn
định/nhất định) hoặc đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn cịn nghiện

19

download by :


hoặc chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, chưa cai nghiện tại
gia đình, cộng đồng nhưng khơng có nơi cư trú ổn định/nhất định thì sẽ được tịa án
nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp trên.
Như vậy, một trong những điều kiện để áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi trú ổn

định/nhất định phải “đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn
cịn nghiện”. Phân tích quan điểm trên cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến
việc áp dụng cũng có thể khác nhau:
Ý kiến thứ nhất cho rằng: “Đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn” được hiểu là đối tượng chỉ cần có quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường thị trấn, không phân biệt là đối tượng đã chấp hành hay chưa chấp hành, xong
hay chưa xong quyết định (đã có quyết định nhưng chưa thi hành quyết định hoặc đang
thi hành quyết định hoặc đã chấp hành xong quyết định).
Ý kiến thứ hai cho rằng: “Đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn” được hiểu là đối tượng phải chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường
thị trấn và được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã,
phường thị trấn vì khoản 1 Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy quy định “Đã ... được
giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện” và khoản 1 Điều 96
Luật Xử lý VPHC quy định “Đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
mà vẫn còn nghiện”[27].
Để việc thi hành pháp luật bảo đảm sự thống nhất, chính xác, Điều 35a Nghị định
số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện
pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (được sửa đổi, bổ sung bởi
Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016) quy định: Người được giáo dục sau khi
đã chấp hành ít nhất 1/2 (một phần hai) thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà
không tiến bộ, tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra
quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt
việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đề nghị áp dụng biện pháp

20

download by :



×