Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.63 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------------

NGUYỄN THỊ THANH MAI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI – NĂM 2020

download by :


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------NGUYỄN THỊ THANH MAI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM

Chun ngành: Chính sách cơng
Mã số: 8340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn



HÀ NỘI – NĂM 2020

download by :


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số
liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố
trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Mai

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Cụm từ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

1


BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

2

BVR

Bảo vệ rừng

3

XHH

Xã hội hóa

4

LLN 2017

Luật Lâm nghiệp 2017

5

CĐDC

Cộng đồng dân cư

6


QL BV&PTR

Quản lý bảo vệ và phát triển rừng

7

QLNN

Quản lý nhà nước

8

UBND

Uỷ ban nhân dân

9

VPPL

Vi phạm pháp luật

10

PCCCR

Phòng cháy và chữa cháy rừng

download by :



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng biểu

2.1

Hiện trạng TN rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn

2.2

Số vụ vi phạm quy định về BV&PT rừng phòng hộ trên điạ bàn
Huyện Quế Sơn giai đoạn 2015 – 2019

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ......................................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1:MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO
VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ ................................................................ 8

1.1. Các khái niệm ........................................................................................................... 8
1.2. Chính sách quốc gia về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ .................................... 13
1.3. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở cấp địa
phương .......................................................................................................................... 24
Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT
TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG
NAM ............................................................................................................................. 32
2.1. Khái quát về hiện trạng rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng
Nam............................................................................................................................... 32
2.2. Thực tiễn việc thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên Huyện
Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam............................................................................................ 37
2.3. Đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên
Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam ................................................................................ 44
Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................................... 51
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHỊNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM ................................................................................................... 52

download by :


3.1. Phương hướng và mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện
Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam............................................................................................ 52
3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển rừng phịng
hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam ........................................................ 53
Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ i


download by :


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ
tương tác giữa sinh vật & môi trường. Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài
ngun vơ cùng q giá, nó giữ một vai trị quan trọng trong q trình phát triển và sinh
tồn của lồi người. Rừng điều hịa khí hậu (tạo ra oxy, điều hịa nước, ngăn chặn gió bão,
chống xói mịn đất...vvv) bảo tồn đa dạng sinh học, BVMT sống. Rừng còn giữ vai trò
đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế như cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc
sản rừng..vvv. Ngày nay, rừng đang đóng vai trị quan trọng trong mơi trường sống, mơi
trường phát triển, và có tác dụng lớn trong việc hấp thụ, lưu trữ CO2 hạn chế q trình
thay đổi khí hậu trên trái đất. Tuy nhiên trên thực tế nguồn tài nguyên rừng đang dần bị
suy thoái. Những năm qua, ở Việt Nam nạn phá rừng, mất rừng, cháy rừng,..vv; ngày
càng nghiêm trọng, hàng ngàn hécta rừng bị thu hẹp lại. Mất rừng và suy thoái rừng gây
nên hiện tượng sa mạc hóa, làm nghèo đất tại nhiều ĐP. Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt
các tác động tiêu cực và thách thức sự phát triển KT& XH và mơi trường như gây ra lũ
lụt, hạn hán, gây khó khăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng
khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực ngày càng đáng lo ngại, hơn
nữa hiện tượng suy thoái rừng đã làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng khác [19, tr.05].
Bởi vậy, BV&PT TN rừng luôn trở thành một yêu cầu và nhiệm vụ khơng thể trì hỗn
đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đó là một thách thức vơ
cùng to lớn địi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế
giới nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong cơng tác BV& PT rừng.
Khác với tính chuyên biệt của rừng đặc dụng và rừng sản xuất, rừng phịng hộ đặc
trưng bởi tính đa mục đích, đảm nhận các chức năng sinh thái, bảo vệ nguồn nước, đất,
chống xói mịn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai và điều hịa khí hậu; đồng thời cung
cấp các sản phẩm, dịch vụ cho phát triển KT&XH ĐP và đời sống CĐDC sống gần rừng
[14, tr.27]. Nhà nước có chính sách QL về rừng phịng hộ với các nội dung về quản lý,

bảo vệ, phát triển, sử dụng và hưởng lợi từ rừng phòng hộ; đầu tư phát triển rừng phòng
1

download by :


hộ. Đối tượng thực hiện các chính sách này là CQNN, tổ chức, CĐDC, HGĐ, cá nhân
trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức và cá nhân nước ngồi có liên
quan đến việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ tại Việt Nam. Việc
thực hiện các chính sách BV& PT rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh
Quảng Nam đem lại nhiều kết quả tích cực rõ rệt nhưng đồng thời cũng đặt ra khơng ít
những vấn đề địi hỏi nghiên cứu để tìm ra giải pháp giải quyết.
Huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam là huyện trung du, đồng bằng nằm về phía Tây
Bắc của TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, có diện tích tự nhiên là 25.117,15 ha; trong đó,
diện tích đất lâm nghiệp là 11.514 ha, chiếm 45,5% diện tích tự nhiên trên địa bàn
Huyện. Tổng diện tích lâm nghiệp quy hoạch chức năng phịng hộ năm 2018 trên địa bàn
toàn Huyện Quế Sơn là 3.946,21 ha [29, tr.13]. Trong thời gian qua, công tác BV& PT
rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn đã đạt được nhiều thành quả đáng kể. Công
tác BV& PT rừng phòng hộ ngày càng được XHH, giải quyết việc làm cho NLĐ, góp
phần thực thi hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế của Huyện
Quế Sơn.
Tuy vậy, cơng tác BV& PT rừng phịng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn vẫn còn
những hạn chế nhất định. Thực tiễn thực hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ trên địa
bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua cho thấy rừng phòng hộ vẫn
tiếp tục bị khai thác trái phép, tình trạng phá rừng trái pháp luật đang diễn biến phức tạp,
chất lượng rừng phịng hộ ngày càng suy giảm; cơng tác giao đất lâm nghiệp còn chậm so
với nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý các hành vi vi
phạm chính sách BV& PT rừng phịng hộ của các cơ quan chức năng chưa kịp thời và
kiên quyết. Đặc biệt, có một số xã/thị trấn trên địa bàn Huyện đã trở thành điểm nóng
trong thời gian gần đây được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trách

nhiệm QLNN về BV& PT rừng phòng hộ chưa rõ ràng, chưa đồng bộ; lực lượng quản lý,
BV&PT rừng phòng hộ còn hạn chế nhiều mặt.
Những bất cập nói trên đã làm hạn chế mặt tích cực của thực hiện chính sách BV&
PT rừng phịng hộ và cũng đặt ra nhu cầu nghiên cứu thấu đáo việc thực hiện chính sách
2

download by :


này dưới góc nhìn khoa học chính sách cơng. Đồng thời, qua rà soát các nghiên cứu mà
em tiếp cận được (trình bày ở mục 2 dưới đây) em thấy cho đến nay chưa có nghiên cứu
nào đề cập chuyên sâu về thực hiện chính sách BV& PT rừng phịng hộ trên địa bàn
Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Thực hiện chính
sách BV& PT rừng phịng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam” làm
chủ đề luận văn Thạc sỹ chính sách cơng của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu các vần đế lý luận và thực tiễn liên
nghiên cứu về chính sách BV& PT rừng dưới nhiều cấp độ khác nhau. Có thể kể đến các
cơng trình tiêu biểu như sau:
- Luận văn thạc sĩ chính sách cơng “Thực thi chính sách phát triển rừng bền vững
trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” của học viên cao học Trần Hữu Trước
thực hiện tại Học viện Khoa học Xã hội năm 2019. Tại luận văn này,tác giả cũng đã đánh
giá và đưa ra một số giải pháp thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững trên địa bàn
huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Theo tác giả, trong những năm qua, công tác phát
triển lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành quả đáng kể. Người dân đã thực sự quan tâm và
phát triển nghề rừng, đặc biệt là công tác trồng rừng. Tuy nhiên, hiện đời sống, cơ sở vật
chất, kết cấu hạ tầng của các xã và nhân dân trên địa bàn tồn huyện cịn nhiều khó khăn.
Những khó khăn này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế chủ yếu dựa trên lâm
nghiệp và nhất là công tác phát triển rừng bền vững của huyện Hiệp Đức. Thực tế trên
địi hỏi phải có những đổi mới trong cơng tác QLNN về BV& PT rừng ngay trên địa bàn.

- Luận văn thạc sĩ chính sách cơng “Thực thi chính sách phát triển rừng trên địa
bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” của học viên cao học Lê Văn Ni thực hiện tại
Học viện Khoa học Xã hội năm 2019. Tại luận văn này, tác giả đã phân tích thực trạng
thực hiện chính sách phát triển rừng tại huyện Nơng Sơn, tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở
chỉ ra những tồn tại trong hoạt động phát triển rừng và nguyên nhân, cơ bản của những
tồn tại đó. Luận văn đã đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách phát
triển rừng phù hợp với điều kiện của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam;
3

download by :


- Luận án tiến sĩ quản lý hành chính cơng “QLNN về XHH BV& PT rừng ở Tây
Nguyên” của NCS. Lê Văn Từ thực hiện tại Học viện Hành chính Quốc gia năm 2015.
Tại luận án này, theo tác giả thì hoạt động XHH BV& PT (BV&PT) rừng ở Tây Nguyên
hiện nay đang xảy ra theo những chiều hướng khác nhau, có những mặt tích cực nhưng
cũng xuất hiện những mặt thiếu tích cực. Về mặt tích cực, việc thu hút các thành phần
kinh tế và người dân tham gia BV&PT rừng thông qua giao đất, giao rừng, cho thuê rừng,
khoán quản lý BV&PT rừng giúp cho rừng được bảo vệ tốt hơn, góp phần đảm bảo sinh
kế cho người dân ĐP. Đồng thời, XHH lâm nghiệp đã phát huy và khai thác có hiệu quả
các nguồn lực của xã hội vào hoạt động BV&PT rừng. Tuy nhiên, quá trình XHH
BV&PT rừng ở Tây Nguyên đang lộ diện những bất cập và khó khăn, thách thức. Trong
q trình triển khai các chính sách thu hút sự tham gia của người dân vào BV&PT rừng
còn lúng túng, chưa đồng bộ và không nhất quán trong quản lý, cách thức và quy trình
tiến hành. Chưa làm rõ được những vấn đề cơ bản của XHH như quyền sở hữu, sử dụng
và cơ chế hưởng lợi từ rừng. Nhà nước chưa có sự can thiệp, điều chỉnh kịp thời về cơ
chế, chính sách cho phù hợp với đặc thù của Tây Nguyên, QLNN về vấn đề này còn thiếu
chặt chẽ, thống nhất. Do vậy chưa tạo động lực thu hút người dân và các tổ chức tham
gia.
- Luận văn thạc sĩ quản lý cơng “QLNN về cơng tác BV&PT rừng tại tỉnh Quảng

Bình” của học viên cao học Nguyễn Thùy Vân thực hiện tại Học viện Hành Chính Quốc
gia năm 2017. Tại luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận cơ bản về QLNNtrong lĩnh vực BV&PT rừng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng
QLNN về công tác BV&PT rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012-2016.
Luận văn đã xuất những giải pháp đồng bộ và có tính khả thi nhằm tăng cường QLNN
đối với lĩnh vực BV&PT rừng của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn tiếp theo có tầm nhìn
đến năm 2020.
- Luận văn thạc sĩ luật “BV& PT rừng theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Quảng Nam“ của học viên cao học Arâl Hoàngthực hiện tại Học viện Khoa học Xã hội
năm 2018. Trong phạm vi nghiên cứu đặt ra, Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về
4

download by :


BV&PT rừng theo pháp luật hiện hành. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động BV&PT rừng theo pháp luật hiện hành ở tỉnh Quảng Nam, tìm hiểu những nhân tố
tích cực và hiệu quả; phát hiện những thiếu sót, bất cập, hạn chế, cản trở và nguyên nhân
của nó. Luận văn đã đề xuất các quan điểm và các biện pháp nhằm BV&PT rừng theo
pháp luật hiện hành ở tỉnh Quảng Nam được thực hiện nghiêm minh và hiệu quả.
Nhìn chung, cho đến thời điểm hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào về thực
hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
được thực hiện dưới cấp độ luận văn/hoặc luận án khoa học chun ngành Chính sách
cơng. Do đó, đề tài “Thực hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện
Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam” là một đề tài mới, không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu
đã được công bố trước đây. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu nêu trên là tài liệu tham
khảo hữu ích cung cấp tư liệu, kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn dưới góc
nhìn khoa học chính sách cơng để thừa kế, chắt lọc và nâng cao cho thực hiện đề tài luận
văn của em.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về chính sách BV& PT rừng phòng hộ và thực tiễn thực hiện
chính sách tại Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam để góp phần củng cố và làm sâu sắc
hơn cơ sở lý luận và đưa ra các khuyến nghị khoa học cho việc hồn thiện chính sách
BV& PT rừng phịng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách BV& PT rừng phịng hộ.
- Đánh giá được thực trạng thực hiện chính khoán quản lý BV&PT rừng; về việc giám sát các hoạt động BV&PT rừng, trồng
rừng và khai thác lâm sản; giải quyết các tranh chấp và xử lý vi phạm liên quan đến rừng;
xây dựng Quỹ QL về rừng cộng đồng; quy định chế độ thưởng phạt trong BV&PT rừng.
- Đối với công ty lâm nghiệp hoặc ban QL về rừng: Chủ động lập kế hoạch thực
hiện các hoạt động QL về rừng cộng đồng cùng Nhóm QL về rừng cộng đồng và cơng
khai kế hoạch cho chính quyền xã và cộng đồng biết để cùng thực hiện; phối hợp với các
nhóm QL về rừng cộng đồng tổ chức tuần tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm; phối hợp
với chính quyền xã lập kế hoạch trồng rừng, khốn quản lý BV&PT rừng; cung cấp cây
giống và chuyển giao kỹ thuật cho người dân.
- Đối với chính quyền xã: Thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn, chỉ đạo công
tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các hoạt động QL về rừng cộng đồng; thành lập
các nhóm QL về rừng cộng đồng; xử lý các vi phạm về rừng, tiến hành hòa giải và giải
59

download by :


quyết các tranh chấp theo thẩm quyền; phối hợp cùng với công ty lâm nghiệp thực hiện
các công việc theo quy định trong quy chế.
- Đối với CĐDC thôn: Tham gia phối hợp cùng với chính quyền cấp xã, cơng ty lâm
nghiệp xây dựng kế hoạch QL về rừng cộng đồng; xây dựng hương ước, quy ước về QL
về rừng cộng đồng; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng; thực hiện BV& PT

rừng theo theo kế hoạch, quy chế QL về rừng; phối hợp với chính quyền xã và công ty
lâm nghiệp tuần tra, ngăn chặn các hành vi hủy hoại rừng trong diện tích rừng giao
khốn.
3.2.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách về BV&PT rừng
Do công tác tuyên truyền làm chưa tốt, phổ biến các chính sách về BV&PT rừng
chưa đúng mức, người thực hiện cơng tác tun truyền khơng có nhiều kinh nghiệm,
chưa có phương pháp phù hợp nên cơng tác tun truyền chưa phát huy được hiệu quả.
Cơ sở vật chất đầu tư cho hoạt đông tuyên truyền chưa được quan tâm BV&PT rừng.
Người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa chưa nhận thức đầy đủ được tính cấp thiết của
việc BV&PT rừng, nên vẫn tiếp tục phá rừng, có nơi còn tiếp tay, làm thuê cho bọn đầu
nậu, kẻ có tiền.
Vì thế, cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến các chính sách về BV&PT
rừng, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các chính sách của Nhà nước về giao đất,
giao rừng cho nhân dân thực sự hưởng lợi rất lớn từ chính sách này. Cần xây dựng các
chương trình về thơng tin - giáo dục - truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật BV&
PT rừng nhằm nâng cao nhận thức về BV&PT rừng của các chủ rừng, chính quyền các
cấp, các ngành và tồn xã hội. Bên cạnh đó, cần đổi mới phương pháp tuyên truyền phù
hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở
những vùng sâu, vùng xa. Đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ TN rừng vào chương trình
giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học. In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân
phát cho các CĐDC, xây dựng các bảng tuyên truyền ở nơi công cộng, trên giao lộ, cửa
rừng. Vận động các HGĐ sống trong và gần rừng ký cam kết BV&PT rừng, thực hiện

60

download by :


bản cam kết ba không: không mua bán, không khai thác, không phá rừng, xây dựng và
thực hiện các quy ước BV&PT rừng.

Đặc biệt, các vụ án xét xử về tội hủy hoại rừng nên được đưa ra xét xử lưu động
100% tại các khu vực có đơng dân cư, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, để
tuyên truyên pháp luật đến cho người dân thông qua việc xét xử, giúp họ có ý thức chấp
hành pháp luật tốt hơn, góp phần tích cực vào việc hạn chế hành vi phạm tội hủy hoại
rừng.
Kiểm lâm trên mỗi địa bàn cần kết hợp lồng ghép trong các buổi họp dân ở thôn,
buôn, hay đợt chi trả dịch vụ BVMT rừng để tuyên truyền công tác PC&CC rừng, phổ
biến các chủ trương chính sách của Nhà nước về BV&PT rừng.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần quan tâm hơn đến việc đầu tư cho hoạt động tuyên
truyền BV&PT rừng, đầu tư cơ sở vật chất như loa, đài, xây dựng nhà văn hóa tập thể để
nhân dân trong ĐP sinh hoạt hàng tuần. Ngồi ra cần nâng cao trình độ hiểu biết pháp
luật và kinh nghiệm cho những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
thông qua việc tạo điều kiện hỗ trợ cho họ đi học thêm kiếm thức về lĩnh vực BV&PT
rừng, để họ có thể hoàn thành tốt được việc tuyên truyền phổ biến các chính sách về
BV&PT rừng đến cho người dân.
3.2.3. Nâng cao năng lực chủ thể thực hiện chính sách
3.2.3.1. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước
Thứ nhất, Tăng cường QLNN về lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Quế Sơn, tổ chức
thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các văn bản chỉ đạo của CP và của ngành, cụ thể là Chỉ
thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của TTCP về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện
pháp BV&PT rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ,
trong đó nghiêm túc thực hiện việc dừng các dự án chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục
đích phi lâm nghiệp, nhất là khu rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn để tổ chức
rà soát, đánh giá hiệu quả thực hiện các dự án chuyển đổi rừng, chuyển đổi mục đích sử
dụng rừng.

61

download by :



Thứ hai, Cần phải có sự phối hợp liên ngành trong quản lý, BV&PT rừng, cần vận
hành bộ máy quản lý một cách thường xuyên, liên tục, giải quyết nghiêm minh, kịp thời
phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi VPPL về BV& PT rừng. Huy động sức mạnh
tổng hợp của các ngành, các cấp, đồng thời nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN
đối với lĩnh vực BV&PT rừng. Xây dựng cơ chế phối hợp có tính ràng buộc pháp lý của
các lực lượng: kiểm lâm, CAND, QĐND, lực lượng dân quân tự vệ, CA xã, nội vụ, thanh
tra, TAND, VKSND, các ban QL về rừng, các công ty lâm nghiệp và CĐDC để ngăn
chặn, xử lý các đối tượng phá rừng. Nếu rừng được giao cho các nông, lâm trường, ban
quản lý, công ty lâm nghiệp nhưng vẫn bị chặt phá thì lãnh đạo chính quyền ĐP phải liên
đới chịu trách nhiệm.
Thứ ba, Cần tăng cường quản lý khai thác rừng. Về lâu dài, chỉ cho phép các chủ
rừng khai thác theo phương án QL về rừng bền vững được duyệt. Thể chế hóa mạnh mẽ
chủ trương XHH công tác BV&PT rừng bằng quy định của pháp luật về định canh, định
cư, đẩy mạnh việc xóa đói giảm nghèo và phát triển KT&XH các vùng sâu, vùng xa. Nhà
nước cần ban hành các chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật, cơng nghệ, khuyến khích cộng
đồng, cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế, tham gia đầu tư BV&PT rừng và
kinh doanh hợp lý.
Thứ tư, Vấn đề giao rừng, cho thuê rừng, cho tư nhân quản lý cần phải được nghiên
cứu một cách cụ thể, phù hợp với các quy định thực tế. Cần xây dựng các chương trình,
đề án trên diện tích rừng được giao, được thuê đảm bảo bố trí nguồn nhân lực không để
rừng bị xâm hại trái pháp luật. Đối với tổ chức, phải có dự án được CQNN có thẩm
quyền phê duyệt, đối với HGĐ, cá nhân, CĐDC phải có đơn được UBND cấp xã nơi có
rừng xác nhận. Trường hợp HGĐ, cá nhân đề nghị thuê rừng thì HGĐ, cá nhân phải có
dự án đầu tư và văn bản thẩm định của phòng chức năng cấp huyện. Phương án giao
rừng, cho thuê rừng do UBND cấp xã lập cần có sự tham gia của đại diện các đồn thể và
đại diện nhân dân các thôn trong xã và phải được UBND cấp huyện phê duyệt. Bên cạnh
đó, Nhà nước cần tạo điều kiện cho người dân vay vốn với lãi suất thấp để họ có nguồn
kinh phí làm rừng, tư vấn cho người dân cây trồng có giá trị kinh tế để người dân có thu
62


download by :


nhập, yên tâm, tích cực BV&PT rừng. Thực tế cho thấy, chỉ khi người dân sống gần rừng
có cuộc sống ổn định thơng qua việc BV&PT rừng thì rừng mới được bảo vệ nghiêm
ngặt. Do vậy các ĐP cần thực hiện chủ trương khoán rừng với cơ chế phù hợp để người
dân nhận khốn được bảo đảm lợi ích, từ đó tăng cường trách nhiệm BV&PT rừng. Các
cơ quan quản lý phối hợp thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức,
HGĐ, cá nhân thuê rừng, hoặc được Nhà nước giao rừng.
Tránh tình trạng lỏng lẻo trong khâu quản lý dẫn đến việc người dân lợi dụng sơ hở
để lấn chiếm, khai thác rừng trái phép. Tăng cường quản lý các lâm trường quốc doanh,
công ty lâm nghiệp. Tiến hành rà soát, sắp xếp đổi mới các lâm trường quốc doanh, chỉ
giữ lại những lâm trường sản xuất có hiệu quả gắn với giải quyết đời sống người dân trên
địa bàn theo phương thức liên kết, khoán đất, ổn định lâu dài. Chuyển đổi phương thức
QL về rừng tự nhiên phù hợp với thực tiễn ĐP. Chỉ đạo công ty lâm nghiệp lập kế hoạch
BV&PT rừng phù hợp với chức năng nhiệm vụ SX- KD. Thực hiện thuê đất và SX- KD
theo quy định của pháp luật.
3.2.3.2. Cơ quan thực hiện chức năng BV&PT rừng
Thứ nhất, Cơ quan kiểm lâm cần phải đổi mới, khắc phục những hạn chế, thiếu sót
trong hoạt động đấu tranh phịng, chống tội phạm hủy hoại rừng. Lực lượng kiểm lâm
phải thể hiện được vai trị của mình trong cơng cuộc đấu tranh và phòng chống tội hủy
hoại rừng, tham mưu cho chính quyền cơ sở trong việc thực hiện chức năng QLNN về
rừng và đất lâm nghiệp, tạo thành cầu nối với chủ rừng, tăng cường phát hiện và ngăn
chặn các vụ vi phạm. Thu hút các tổ chức xã hội vào việc BV&PT rừng, xây dựng mơ
hình BV&PT rừng ở các ĐP.
Do lực lượng kiểm lâm trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam và Huyện Quế Sơn vẫn còn
yếu và thiếu những điều kiện cần thiết nên Nhà nước cần phải trang bị đủ các phương
tiện đáp ứng yêu cầu công tác cho các Hạt kiểm lâm các tỉnh, trước mắt cần tập trung đầu
tư cho những Hạt kiểm lâm ở vùng trọng điểm. Tăng cường ứng dụng KH&CN và

HTQT, ứng dụng công nghệ tin học, viễn thám vào công tác BV&PT rừng, theo dõi diễn
biến rừng và đất lâm nghiệp và các vụ vi phạm về hủy hoại rừng.
63

download by :


Thứ hai, Đổi mới và xây dựng ngành kiểm lâm thành lực lượng cảnh sát lâm nghiệp
để nâng cao địa vị pháp lý của lực lượng này trong đấu tranh phòng chống tội phạm.
Chuyển đổi lực lượng kiểm lâm thành cảnh sát lâm nghiệp không đơn thuần chỉ là thay
đổi tên gọi, mà là sự thay đổi về chất, nhằm tăng cường chức năng thừa hành pháp luật
của lực lượng kiểm lâm. Giải pháp này có tầm quan trọng cho cơng tác BV&PT rừng, vì
nhiệm vụ này cần phải có một tổ chức chuyên trách, có vị thế cao, được huấn luyện, trang
bị, đào tạo tốt hơn và được hưởng chế độ đãi ngộ thích hợp.
Thứ ba, Phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng CAND trong phòng ngừa, phát
hiện, xử lý VPPL và tội phạm về BVMT, đặc biệt là TN rừng. Nhà nước cần tăng cường
nguồn lực để hỗ trợ, đầu tư cho lực lượng CAND, nhất là các trang thiết bị, phương tiện
cần thiết, giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động phòng, chống tội phạm và VPPL về
BVMT...
Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả, trên địa bàn Huyện Quế Sơn, các đơn vị CAND
có trách nhiệm phối hợp với lực lượng kiểm lâm, lực lượng BV&PT rừng quản lý giáo
dục các đối tượng chuyên lén lút phát, đốt phá rừng trái phép làm nương rẫy; tham gia
cùng lực lượng kiểm lâm, CAND mở những đợt truy quét lâm tặc, tổ chức truy quét ở
những địa bàn trọng điểm, nơi thường xuyên xảy ra hành vi vi phạm về bảo rừng, tiếp
nhận thông tin nhanh, xử lý kịp thời, thái độ xử lý nghiêm minh. Mặt khác, cần giám sát
chặt chẽ hoạt động của các trạm kiểm lâm, trạm phúc kiểm. Bố trí những cán bộ có phẩm
chất, có bản lĩnh, trách nhiệm cao để chặn đứng những hoạt động phạm pháp của bọn lâm
tặc.
3.2.4. Tăng cường nguồn lực cho thực hiện chính sách
3.2.4.1. Tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước cho BV& PT rừng

Để thực hiện hiệu quả chính sách BV& PT rừng phòng hộ cần tăng cường giải ngân
nguồn vốn NSNN về đầu tư trồng rừng phòng hộ theoquyết định số 38/2016/QĐ-TTg của
TTCP về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu
hạ tầng, giao nhiệm vụ cơng ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp. Cụ thể như sau,
mức kế hoạch vốn từ NSNN là 30 triệu đồng/ha; mức đầu tư cụ thể được xác định trên cơ
64

download by :


sở định mức kinh tế kỹ thuật và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp
tỉnh và cơ quan quyết định đầu tư trung ương tự cân đối bổ sung phần ngân sách cịn
thiếu theo dự tốn được duyệt. Trường hợp tổ chức (ngoài quốc doanh), HGĐ, cá nhân
trồng rừng phòng hộ: Phần còn thiếu (so với mức hỗ trợ 30 triệu đồng/ha) theo dự toán
thiết kế kỹ thuật thì tự bổ sung kinh phí để thực hiện
3.2.4.2. Huy động nguồn vốn tín dụng
Có thể thấy trong điều kiện cơng tác giao khốn quản lý BV&PT rừng gặp nhiều
khó khăn, chưa mang lại hiệu quả thiết thực, đời sống của người dân vẫn chưa thực sự
được hưởng lợi từ rừng dẫn đến tiếp tục tàn phá rừng để chuyển từ đất rừng sang đất canh
tác nông nghiệp. NĐ 75/2015/ NĐ/CP với những cơ chế hỗ trợ mới sẽ góp phần khuyến
khích HGĐ nghèo tham gia nhận giao rừng, khoán BV& PT rừng, đồng thời cải thiện
sinh kế, giảm áp lực rừng. Sau năm 2020 việc trợ cấp gạo theo Điều 7 NĐ 75/2015/
NĐ/CP vẫn được thực hiện tiếp và không quá 7 năm theo quy định: Hợp đồng cho vay tín
dụng giữa ngân hàng và HGĐ trồng rừng theo Điều 8 NĐ 75/2015/ NĐ/CP được tiếp tục
thực hiện cho đến khi kết thúc hợp đồng.
3.2.5. Các giải pháp khác
3.2.5.1. Đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơng tác PC&CC rừng
Tình trạng cháy rừng là nguyên nhân gây suy giảm nguồn TN rừng và đẩy các loài
động vật rừng và thực vật rừng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và bị tuyệt chủng nói
riêng. Do vậy, cơng tác PC&CC cần được đầu tư để hạn chế đến mức tối đa hậu quả của

nó gây ra.
Trách nhiệm trong cơng tác PC&CC rừng đầu tiên cần được giao các tổ chức, cá
nhân, HGĐ, đơn vị quản lý là các chủ rừng và ĐP nơi có diện tích rừng. Đây là những
người quản lý trực tiếp và sống với rừng nên việc thực hiện công tác PC&CC rừng giao
cho họ là thiết thực và hiệu quả nhất.
Để hạn chế cháy rừng cần có q trình đánh giá nguồn TN rừng cũng như thiệt hại
do khô hạn gây ra và soạn thảo kế hoạch khẩn cấp để phòng cháy rừng và xử lý hiệu quả
khi cháy rừng xảy ra.
65

download by :


Xây dựng các phương án PC&CC rừng. Đảm bảo các điều kiện về PC&CC rừng,
tiếp tục đầu tư các trang thiết bị như máy bơm nước chuyên dụng, dụng cụ phục vụ
PC&CC rừng, đầu tư hệ thống thông tin báo cháy, điểm, chốt, chịi canh lửa, kẻng, các
thơng tin liên lạc…vvv; các cơng trình PC&CC như phát dọn tạo đường ranh cản lửa, thu
gom đốt các nguồn vật liệu khô, đảm bảo luôn giữ ẩm chân rừng để chủ động PC&CC.
Xây dựng và duy trì các nguồn nước chữa cháy như: hồ chứa nước, kênh, mương dẫn
nước…duy trì chế độ thông tin cảnh báo, tăng cường các bảng biểu nhắc nhở, cấm đốt
lửa và thực hiện treo các bảng thông tin hướng dẫn xử lý khi có cháy rừng xảy ra ở các
địa bàn, cụm dân cư. Đồng thời các lực lượng chức năng phải tăng cường kiểm tra, canh
gác nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi có cháy xảy ra.
3.2.5.2. Ứng dụng KH&CN vào cơng tác bảo vệ TN rừng
Ứng dụng KH&CN vào công tác bảo vệ TN rừng. Xã hội phát triển, kinh tế khoa
học phát triển việc ứng dụng các KH&CN vào các ngành nghề để mang lại hiệu quả kinh
tế cao hơn đang ngày càng được quan tâm. Công tác bảo vệ TN rừng cũng vậy việc tiếp
thu thành tựu của KH&CN và được ứng dụng vào thực tế đem lại hiệu quả cao. Bắt đầu
từ việc hướng dẫn việc thực hiện KH&CN, đưa KH&CN vào sản xuất và bảo vệ TN
rừng.

3.2.5.3. Nâng cao nhận thức các chủ thể thực hiện chính sách
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên, lực lượng Kiểm lâm; đây là lực lượng
nòng cốt thực hiện công tác BV&PT TN rừng. Con người là nhân tố quyết định thành
công trong mọi hoạt động. Do vậy, đầu tư cho con người để đáp ứng yêu cầu thực tế thì
pháp luật cần đưa ra những quy định sau:
* Tiêu chuẩn hóa cán bộ nhân viên từ đó sắp xếp đúng người, đúng việc vào những
vị trí phù hợp để thực hiện tốt công việc được giao.
* Nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Đối với bất kỳ nghề nào cũng vậy đạo đức nghề là
một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.Với công tác bảo vệ TN rừng
thì vấn đề đạo đức lại càng được coi trọng. Bởi đây là một cơng việc có nhiều cám dỗ lớn

66

download by :


về lợi ích từ nguồn tài nguyên, sự nguy hiểm, mức độ khó khăn địi hỏi những cán bộ
nhân viên phải vững vàng cả về chuyên môn nghiệp vụ và phải có đạo đức tốt.

67

download by :


Tiểu kết Chương 3
Trong Chương 3, trên cơ sở các mục tiêu và nhiệm vụ về BV& PT rừng phòng hộ
trên địa bàn Huyện Quế Sơn giai đoạn 2021-2015 Luận văn đã đưa ra một số giải pháp
nhằm tăng cường thực hiện hiệu quả chính sách BV& PT rừng phịng hộ trên địa bàn
Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
Các giải pháp được đưa ra trong Chương 3 của Luận văn tập trung vào việc khắc

phục các tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ
trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, bao gồm:
- Hồn thiện thể chế chính sách.
- Hồn thiện các cơng cụ thực hiện chính sách
- Nâng cao năng lực chủ thể thực hiện chính sách
- Tăng cường nguồn lực cho thực hiện chính sách
Cùng với đó, Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị có tính chất bổ trợ như: (i)
Đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơng tác PC&CC rừng; (ii) Ứng dụng KH&CN vào công
tác BV&PT TN rừng; (iii) Nâng cao nhận thức các chủ thể thực hiện chính sách; nhằm
phát huy hiệu quả tích cực của các giải pháp đã được đề xuất.

68

download by :


KẾT LUẬN
Từ xưa đến nay, TN rừng được xem là lá phổi của thế giới, có vai trị vơ cùng quan
trọng trong việc điều hịa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái, mơi trường, ổn định khí hậu
tồn cầu, góp phần ngăn chặn, hạn chế hậu quả khốc liệt do thiên tai gây ra.
Những năm gần đây, diện tích rừng liên tục bị tàn phá đã và đang là vấn đề “nhức
nhối” của nhiều ĐP. Nguyên nhân nạn phá rừng vẫn diễn biến phức tạp được xác định là
do các chủ rừng đã bng lỏng cơng tác BV&PT rừng; chính quyền các cấp chưa thực
hiện hết trách nhiệm trong công tác chỉ đạo quản lý; việc sắp xếp, chuyển đổi mơ hình
quản lý tại các cơng ty lâm nghiệp chưa hiệu quả, tạo nên tâm lý buông lỏng, lơ là, thậm
chí lợi dụng q trình chuyển đổi mơ hình hoạt động để phá rừng, trục lợi. Trong khi đó,
cơng tác ngăn chặn, xử lý của các ngành chức năng và chính quyền ĐP chưa kịp thời và
phát huy hiệu quả, để hàng trăm ha rừng bị tàn phá nặng nề. Từ đó, để BV&PT rừng cần
phải có những giải pháp phù hợp để ngăn chặn tình trạng phá rừng đang diễn ra hết sức
phức tạp.

Thực hiện chính sách về BV& PT rừng là một khâu cấu thành chu trình chính sách,
là tồn bộ q trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối
tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định.
Tổ chức thực hiện chính sách về BV& PT rừng là trung tâm kết nối các khâu trong
chu trình chính sách thành một hệ thống. Hoạch định được chính sách BV& PT rừng
”đúng, có chất lượng” là rất quan trọng, nhưng thực hiện ”đúng” chính sách BV& PT
rừng cịn quan trọng hơn. Có chính sách về BV& PT rừng đúng nếu khơng được thực
hiện sẽ trở thành khẩu hiệu suông, không những không có ý nghĩa, mà cịn ảnh hưởng
đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách. Nếu chính sách về BV& PT
rừng khơng được thực hiện đúng sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng và sự phản ứng của nhân
dân đối với nhà nước. Điều này hoàn tồn bất lợi về mặt TTATXH, gây những khó khăn
cho cơng tác QLNN. Qua thực hiện mới biết được chính sách về BV& PT rừng có đúng,
phù hợp và đi vào cuộc sống hay khơng. Q trình thực hiện với những hoạt động thực
69

download by :


tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện chính sách cho phù hợp với thực tiễn,
đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.
Thực tiễn cho thấy, thực hiện hiệu quả chính sách về BV& PT rừng góp phần nâng
cao ý thức của người dân cũng như CQNN trong việc tăng cường phối hợp hoạt động
BV& PT rừng.
Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, cơng tác thực hiện chính sách về BV& PT rừng
vẫn chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, từ đó đã gây ra nhiều khó khăn trong q trình thực
hiện.
Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BV& PT rừng sẽ
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; giảm dần áp lực của người dân vào rừng, tạo cho
người dân thói quen sử dụng các sản phẩm thay thế các sản phẩm truyền thống lấy từ
rừng. Đồng thời, tạo sự phát triển bền vững KT&XH, giúp người dân hưởng lợi từ TN

rừng một cách lâu dài và ổn đinh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách BV& PT rừng sẽ góp phần hạn chế và ngăn chặn được tình trạng
phá rừng trái phép, xâm hại TN rừng.

70

download by :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trọng Bình (2019), “Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cơng ở
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 24 (400),
2. Đinh Quang Cơng (2019), “Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam”. Luận văn thạc sĩ, Học
viện Khoa học xã hội
3. Lê Sỹ Doanh, Nguyễn Thị Tiến, Lê Mạnh Thắng (2016), “ Đánh giá tình hình
thực hiện quy định về BV&PT rừng, PC&CC rừng trong Luật BV& PT rừng năm 2004”,
Tạp chí Khoa học và cơng nghệ Lâm Nghiệp, số 6
4. Arâl Hoàng (2018), “BV& PT rừng theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Quảng Nam “, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã hội
5. Phùng Văn Hiền (2018), “Quản lý, BV& PT TN rừng bền vững”, Tạp chí
QLNN, Số 7(270),
6. Phùng Văn Hiền (2018), “QLNN về TN rừng (qua thực tiễn tỉnh Nghệ An)”,
Tạp chí lý luận Chính trị, [ />7. Lê Mạnh Hùng (2019), “Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ BVMT rừng trên
địa bàn TP. Đà Nẵng hiện nay”, Luận văn thạc sĩ chính sách cơng, Học viện Khoa học xã
hội
8. Nguyễn Thanh Huyền (2012), Hoàn thiện pháp luật về BV&PTtàinguyên rừng
ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ , Đại học Quốc gia Hà Nội,
9. Bùi Thị Hòa (2008), “Từ chủ trương đến thực hiện việc thí điểm giao rừng,
khốn BV&PT rừng ở Tây nguyên”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 16 (132),

10. Hoàng Văn Hào (2017), “QL về rừng phòng hộ huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh
Phúc”, Luận văn thạc sĩ, Viện Đại Học Mở Hà Nội,
11. Nguyễn Thành Khâm (2018), “BV& PT rừng bằng phương thức giao khoán
theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa
học xã hội.
i

download by :


12. Hồng Thế Liên (2017), “Pháp luật mơi trường phục vụ phát triển bền vững ở
Việt Nam”, NXB. Chính trị quốc gia,
13. Khánh Ly (2017), “Chính sách quản lý, BV& PT rừng phòng hộ Việt Nam”,
[ (truy cập ngày 22/1/2020)
14. Nguyễn Văn Nghiệp (2016), “Đấu tranh phòng, chống tội hủy hoại rừng trên
địa bàn các tỉnh Tây Nguyên”, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội
15. Lê Nguyễn (2013), “Cần nhân rộng mơ hình QL về rừng cộng đồng”, Tạp chí
Cộng sản, [ />16. Phan Qúy (2020), “Chú trọng tuyên truyền về quản lý, BV&PT rừng”,
[ />17. QH (2017), “LLN”, Hà Nội
18. Phạm Thị Thủy (2014), “Pháp luật về bảo vệ TN rừng ở Việt Nam”, Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
19. Lê Văn Từ (2015), “QLNN về XHH BV& PT rừng ở Tây Nguyên”, Luận án
tiến sĩ quản lý hành chính cơng, Học viện Hành chính Quốc gia,
20. Trạm Kiểm Lâm Huyện Quế Sơn (2019), “Báo cáo tổng kết công tác QLBVR
năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2020”
21. Lê Thanh Thương (2017), QLNN về BV&PT rừng từ thực tiễn tỉnh Quảng
Nam”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội
22. Phạm Văn Thắng (2019), “Pháp luật về BV&PT rừng từ thực tiễn tại huyện
Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Mở Hà Nội,
23. Tổng cục Lâm Nghiệp (2012), “Sổ tay hỏi và đáp về chính sách chi trả dịch vụ

BVMT rừng rừng”
24. Dương Viết Tình, Trần Hữu Nghị (2012), “Lâm Nghiệp cộng đồng ở Miền
Trung Việt Nam”, Nxb. Nông nghiệp
ii

download by :


×