Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.98 MB, 5 trang )
Cây hoa gạo chữa bệnh
Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc
chỉ huyết, thường dùng để trị tiết tả (đi lỏng), lỵ tật (kiết lỵ), băng huyết,
sang độc (viêm loét, nhọt độc), xuất huyết do chấn thương…
Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thu liễm chỉ huyết
(giải nhiệt và thấp trong cơ thể, cầm máu và thu sáp, băng se vết thương),
thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, xích lỵ (kiết lỵ phân có máu),
loa lịch (lao hạch), sản hậu nhũ thũng (sưng vú sau khi sinh con)…
Trong các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo cầu nguyên, Sinh
thảo dược tính bị yếu, Lĩnh Nam thái dược lục, Hồng nghĩa giác tư y thư,
Hải Thượng y tông tâm lĩnh…, các bộ phận của cây gạo đều được sử dụng
để làm thuốc với những kiến giải khá độc đáo.
Ảnh minh họa
Một số cách dùng cây hoa gạo chữa bệnh
Ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt: Hoa gạo 15g, ngư tinh thảo (rau diếp cá)
15g, tang bạch bì 10g, sắc uống.
Viêm loét dạ dày: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 15 - 30g sắc uống, hoặc rễ,
hoa hoặc vỏ thân cây gạo 30g, rễ cây lưỡng diện châm (Zanthoxylum
nitidum) 6g, sắc uống.
Lỵ trực khuẩn, đi lỏng, đại tiện ra máu: Hoa gạo 60g, sắc kỹ, chế thêm một
chút mật ong hoặc đường phèn, chia uống vài lần trong ngày, hoặc hoa gạo
15g, kim ngân hoa 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, sắc uống hoặc hoa
gạo 15 - 30g sắc kỹ, chia uống 3 lần trong ngày.
Sưng đau vú sau khi sinh con: Rễ hoặc vỏ thân cây gạo 15 - 30g sắc uống.