Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Quy trình thu hồi, hủy bỏ sản phẩm nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.19 KB, 5 trang )

CƠNG TY CỔ PHẦN

QUY TRÌNH

THU HỒI SẢN PHẨM
BVF-QT05
Ngày ban hành:

/ /2018

TÌNH TRẠNG SỬA ĐỔI
Ngày tháng

Lần ban hành/
Sửa đổi

/ /2018

01/00

SOẠN THẢO

1.

MỤC ĐÍCH

Nội dung cập nhật
(Ghi rõ trang thay đổi nếu có)
Ban hành lần đầu

XEM XÉT



PHÊ DUYỆT


CƠNG TY CỔ PHẦN

QUY TRÌNH THU HỒI SẢN PHẨM

Trang: 2/5
BVF-QT05

- Nhằm đảm bảo thu hồi các sản phẩm mất vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện một
cách hiệu quả và tuân thủ quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn
thực phẩm.
2.

PHẠM VI ÁP DỤNG:

- Quy trình này được áp dụng cho việc giải quyết, thông tin và báo cáo về các sản phẩm
kém chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- ISO 22000 : 2005
- TCVN 5603:2008
- Thông tư 17/2016/TT-BYT thu hồi xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn
4.

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA:


- Sản phẩm thu hồi: là các sản phẩm hỏng được phát hiện có nguy cơ ảnh hưởng đến an
tồn sức khỏe và có khiếu nại, khiếu kiện của khách hàng đã được cơng ty/ cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm tra
5.

NỘI DUNG

5.1 Trách nhiệm
5.1.1. Giám đốc chịu trách nhiệm:
- Ra quyết định thu hồi các sản phẩm kém chất lượng, đặc biệt các sản phẩm không an toàn
vệ sinh thực phẩm;
- Hỗ trợ phụ trách đảm bảo chất lượng trong việc đánh giá tình huống, chuẩn bị và tổ chức
thu hồi;
- Thông tin đến các cơ quan thực phẩm có thẩm quyền trong trường hợp nghiêm trọng;
- Chỉ định người thay thế trong trường hợp vắng mặt.
5.1.2. Đội trưởng An toàn thực phẩm chịu trách nhiệm:
- Thiết lập và đảm bảo hiệu quả việc thu hồi sản phẩm tuân thủ các yên cầu về chính sách
chất lượng và các quy định hiện hành của các cơ quan quản lý Nhà nước về thực phẩm;
- Tập hợp tất cả dữ liệu về sản phẩm chế biến kém chất lượng về vệ sinh an toàn thực
phẩm;
- Phối hợp với phụ trách các bộ phận và Đội ATTP để điều tra các trường hợp khiếu nại
nghiêm trọng hay các thực phẩm kém chất lượng, khơng an tồn thực phẩm để đưa ra
quyết định về việc thu hồi thực phẩm đó;
- Chuẩn bị các bước cần thiết cho việc thu hồi, kể cả việc hoàn tất hồ sơ;
- Chỉ định người thay thế trong trường hợp vắng mặt.
5.1.3. Phụ trách các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm:
- Hỗ trợ phụ trách đảm bảo hiệu quả để đưa ra các giải pháp phù hợp;
- Cử các thành viên trong Đội ATTP với phịng bảo đảm hiệu quả q trình thu hồi;
- Điều động nhân viên hỗ trợ cho các hoạt động thu hồi;



CƠNG TY CỔ PHẦN

Trang: 3/5
BVF-QT05

QUY TRÌNH THU HỒI SẢN PHẨM
- Chỉ định người thay thế trong trường hợp vắng mặt.
5.2 Quy trình thực hiện
5.1.1. Tình huống thu hồi:
Một quyết định thu hồi có thể đề xuất từ:
- Các cơ quan quản lý Nhà nước về thực phẩm;

- Kết quả của việc phân tích, kiểm nghiệm lại các khiếu nại của khách hàng hoặc những
người có liên quan về chất lượng và sự an toàn thực phẩm của thực phẩm;
- Sự cố về sức khỏe đối với khách hàng mà nguyên nhân xuất phát từ thực phẩm do công
ty cung cấp
5.1.2. Đánh giá cấp độ của các sản phẩm kém chất lượng
- Mức độ nguy hiểm của các sản phẩm kém chất lượng phụ thuộc vào mức độ trầm trọng
của sự sai sót và được chia thành 3 cấp độ sau:
Cấp độ 1: Thực phẩm kém chất lượng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm cho khách
hàng
Cấp độ 2: Việc sử dụng thực phẩm này hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe
nhưng làm ảnh hưởng tới thương hiệu của Cơng ty
5.1.3. Mức độ thu hồi:
- Có 2 mức độ thu hồi:
Mức độ A: Thu hồi toàn bộ, ngừng cung cấp để xem xét tất cả các khâu (áp dụng
cho thực phẩm kém chất lượng thuộc cấp độ 1).
Mức độ B: Thu hồi và hủy bỏ các thực phẩm không đạt yêu cầu (áp dụng cho thực

phẩm kém chất lượng thuộc cấp độ 2).
5.1.4. Thành viên của Đội ATTP:
- Đội ATTP bao gồm những người được chỉ định từ tất cả các bộ phận có liên quan như:
Bộ phận sản xuất,…do Đại diện lãnh đạo phụ trách và chủ trì. Các thành viên này hỗ trợ
cho Đại diện lãnh đạo trong việc đánh giá những tình huống nghiêm trọng dẫn đến việc
phải thu hồi một sản phẩm. Phải đảm bảo các thành viên trong Đội ATTP phải liên lạc
được bất cứ lúc nào.
5.1.5. Tiến trình thu hồi sản phẩm:
5.2.5.1. Khi được thơng báo một trong các tình huống thu hồi, Đại diện lãnh đạo phải thực
hiện những công việc sau:
- Chuẩn bị các dữ liệu cần thiết về thực phẩm. Các dữ liệu này được tập hợp từ các bộ
phận có liên quan tới:
+ Loại thực phẩm

+ Q trình phân phối

+ Ngày, ca thu hoạch/sơ chế

+ Ngày xuất kho


CƠNG TY CỔ PHẦN

Trang: 4/5
BVF-QT05

QUY TRÌNH THU HỒI SẢN PHẨM
+ Thời gian cung cấp thực phẩm

+ Lưu mẫu(Nếu có)


+ Các hồ sơ liên quan để truy xuất
- Để đảm bảo có thể điều tra và nhận dạng sản phẩm ngay, bộ phận ….. phải cung cấp các
dữ liệu về sản phẩm theo yêu cầu trong vòng 30 phút
- Triệu tập cuộc họp Đội ATTP gồm: Đại diện lãnh đạo, phụ trách các bộ phận để thông
báo thu hồi thực phẩm
5.2.5.2. Nội dung cuộc họp của Đội ATTP:
- Đánh giá nguy cơ của thực phẩm kém chất lượng;
- Đưa ra đề nghị sau khi đã thảo luận chi tiết về toàn bộ tình huống và/hoặc sau khi đã
tham khảo ý kiến của bộ phận ….
- Nếu đưa ra các quyết định thu hồi, thì phải thực hiện thơng báo ngay tới bộ phận phân
phối để nhanh chóng thực hiện thu hồi chặt chẽ và đồng bộ. Việc thu hồi phải chỉ rõ
người chịu trách nhiệm từng khâu, thời gian bắt đầu thực hiện và thời gian hoàn thành.
5.2.5.3. Quyết định thu hồi phải do Đại diện lãnh đạo thông báo đến những người có trách
nhiệm hay những người có liên quan.
5.2.5.4. Sau khi quyết định thu hồi được thông báo, tất cả các bộ phận có liên quan phải
nhanh chóng thực hiện thu hồi
5.2.5.5. Bảo quản sản phẩm thu hồi:
- Đội ATTP, phải đảm bảo các sản phẩm đã thu hồi được kiểm kê và bảo quản trong điều
kiện an toàn. Sản phẩm này phải được giữ ở khu vực “Hàng thu hồi” có khóa và cách biệt
với các hàng hố khác cho đến khi có quyết định xử lý.
5.2.5.6. Biện pháp kết luận:
- Đại diện lãnh đạo phải đảm bảo thực hiện:
- Kiểm soát được kết quả của việc thu hồi;
- Sản phẩm thu hồi được bảo quản ở khu vực “Hàng thu hồi”;
- Đề xuất kế hoạch xử lý hàng thu hồi.
5.2.5.7. Lưu trữ hồ sơ và báo cáo:
- Đội ATTP phải tổng kết lại các điều tra, hoạt động và các quyết định về việc thu hồi trong
Báo cáo thu hồi .Căn cứ vào các báo cáo thu hồi Đại diện lãnh đạo nêu rõ nguyên nhân
xảy ra sự cố, các biện pháp giải quyết để tránh lặp lại các sự cố này cũng như cân đối số

lượng các sản phẩm phân phối và số lượng sản phẩm thu hồi (theo quy trình Hành động
khắc phục ).
5.2.5.8. Báo cáo thu hồi phải gửi đến Giám đốc và các cơ quan quản lý Nhà nước về thực
phẩm (nếu cần).


CƠNG TY CỔ PHẦN

QUY TRÌNH THU HỒI SẢN PHẨM

Trang: 5/5
BVF-QT05

6. LƯU TRỮ HỒ SƠ
- Đội ATTP lưu các báo cáo thu hồi và các biên bản phân tích tìm ngun nhân trong 03
năm.
7. PHỤ LỤC
BVF-QT05-01: Kế hoạch thu hồi sản phẩm
BVF-QT05-02:Báo cáo thu hồi sản phẩm



×