Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.19 KB, 107 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CAO QUỐC HUY

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN SƠN HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - NĂM 2021


EJ.................................................. _
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CAO QUỐC HUY

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN SƠN HỊA

Chun ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. BÙI TÍN NGHỊ


HÀ NỘI - NĂM 2021

∣a


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với chủ đề “Rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh huyện
Sơn Hịa” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi theo sự
hướng dẫn của TS. Bùi Tín Nghị. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của
luận văn này.

Phú Yên, ngày 20 tháng 09 năm 2021

Cao Quốc Huy


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3
5. Tổng quan nghiên cứu.............................................................................................3
6. Ý nghĩa của nghiên cứu..........................................................................................5
7. Kết cấu luận văn......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...................................................................7
1.1.

Khái quát về rủi ro tín dụng...................................................................7
1.1.1. Khái niệm tín dụng..........................................................................7
1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng................................................................8
1.1.3. Phân loại rủi ro tín dụng..................................................................9
1.1.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng......................................................10
1.1.5. Nguyên nhân rủi ro tín dụng......................................................... 12
1.1.6. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tíndụng............................................. 18

1.2.

Các biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng .........................................22
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng................................................ 22
1.2.2. Một số chiến lược quản trị rủi ro tín dụng.................................... 23

1.3.

Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại .. 27
1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam-Chi nhánh Vũng Tàu...............................................................27



iii

1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam-Chi nhánh Phú Mỹ...........................................................28
1.3.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam-Chi nhánh Xuân Lộc................................................................29
1.3.4. Bài học cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam-Chi nhánh huyện Sơn Hòa..............................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NƠNG NGHIỆP VÀ PHAT TRIỂN NƠNG THƠN CHI NHÁNH
HUYỆN SƠN HỊA
32
2.1.
Giới thiệu Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamChi nhánh huyện Sơn Hịa....................................................................................32
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển................................................ 32
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ................................................................ 33
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức....................................................................35
2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh.......................................35
2.2.
Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
Nơng thơn Việt Nam-Chi nhánh huyện Sơn Hịa..................................................42
2.2.1. Thực trạng nợ xấu và nợ quá hạn.................................................42
2.2.2. Thực trạng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng..............................45
2.3.
Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát
triển Nơng thơn Việt Nam-Chi nhánh huyện Sơn Hịa.........................................47
2.3.1. Chính sách tín dụng......................................................................47
2.3.2. xếp hạng tín dụng khách hàng.......................................................48

2.3.3. Xác định nợ vay có vấn đề............................................................50
2.3.4. Trích lập dự phịng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng........................51
2.3.5. Thực hiện quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ..............................51
2.3.6. Thực hiện quy chế cho vay đối với khách hàng........................... 53
2.3.7. Thực hiện quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng...............55
2.3.8. Việc thực hiện quy định về chấm điểm, xếp hạng khách hàng....57
2.4.
Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh huyện Sơn Hòa......................................... 60
2.4.1. Kết quả đạt được........................................................................... 60


iv
v

2.4.2. Những hạnDANH
chế..............................................................................
61
MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế.......................................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN CHI NHÁNH
HUYỆN SƠN HỊA . .....................................................................................68
3.1.
Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh huyện Sơn Hịa.........................................68
3.1.1. Định hướng phát triển tín dụng.....................................................68
3.1.2. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng...................................................69
3.2.

Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và
Phát triển Nơng thơn Việt Nam-Chi nhánh huyện Sơn Hịa.................................70
3.2.1. Nâng cao hiệu quả thực hiện các bước của quy trình tín dụng....70
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.......................73
3.2.3 Hồn thiện chính sách khách hàng..................................................74
3.2.4. Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng........................................ 75
3.2.5. Thực hiện nghiêm cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ................77
3.2.6. Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng, tích cực
thu hồi nợ đã xử lý rủi ro..........................................................................78
3.2.7. Quan tâm đến việc sử dụng công cụ bảo hiểm............................. 79
3.2.8. Nâng cao năng lực, trình độ, chất lượng cán bộ nhân viên phải đi
đôi với nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp............................ 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................81
KẾT LUẬN.................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 84

Chữ viết tắt

Từ đầy đủ

Nghĩa tiếng Việt

ROA

Return on Assets

Tỷ suất sinh lời trên tài sản

ROE


Return On Equity

Lợi nhuận trên vốn tổng sở hữu



vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa.............34
Sơ đồ 2.2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hịa.......46


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa36
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của Agribank-Chi nhánh Sơn Hịa .... 38
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa 40
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Agribank-Chi nhánh Sơn Hịa ... 42
Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của
Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa.........................................................................44
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Agribank-Chi nhánh Sơn Hịa ... 45
Bảng 2.7: Phân loại nợ theo kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng....48
Bảng 2.8: Tổng hợp các sai sót qua kiểm tra nghiệp vụ tín dụng tại AgribankChi nhánh Sơn Hòa.........................................................................................52
Bảng 2.9: Tổng hợp phân loại tài sản đảm bảo tại Agribank-Chi nhánh Sơn
Hòa..................................................................................................................55

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả xếp hạng khách hàng cá nhân tại Agribank-Chi
nhánh Sơn Hòa................................................................................................57
Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả xếp hạng khách hàng pháp nhân tại AgribankChi nhánh Sơn Hòa.........................................................................................58


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các ngân hàng thương mại phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau, có
thể được chia thành 3 nhóm, rủi ro tài chính (bao gồm cả rủi ro tín dụng), rủi
ro hoạt động và rủi ro chiến lược (Cornett và Saunders, 1999). Các rủi ro này
có tác động khác nhau lên hoạt động của các ngân hàng thương mại. Độ lớn
và mức tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra so với các rủi ro khác là nghiêm
trọng hơn, có thể dẫn đến các thất bại của khu vực ngân hàng (Richard, 2008).
Bên cạnh rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng vẫn là nguyên
nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ và khủng hoảng của ngân hàng; và do đó, vẫn là
rủi ro quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng (Arora, 2014).
Rủi ro tín dụng về cơ bản cho thấy khả năng xảy ra tổn thất do phân bổ sai
một số khoản đầu tư tín dụng (Duffie và cộng sự, 2003). Rủi ro tín dụng phổ
biến trên khắp các thị trường tài chính, phát sinh khi người đi vay khơng có
khả năng trả nợ hoặc khi xếp hạng tín dụng xấu đi (Bodla và Verma, 2009).
Nguyên nhân gây ra các thất bại nghiêm trọng trong khu vực ngân hàng là do
các tiêu chuẩn tín dụng cho khách hàng đi vay và đối tác lỏng lẻo, quản lý rủi
ro danh mục đầu tư yếu kém, hoặc thiếu chú ý đến các thay đổi trong nền kinh
tế, hoặc các trường hợp khác có thể làm xấu đi tình trạng tín dụng của các
khách hàng hoặc đối tác đi vay. Các ngân hàng phải luôn đánh giá và kiểm
sốt rủi ro tín dụng, nếu khơng sẽ dẫn đến sự gia tăng tài sản kém hiệu quả
(nợ xấu) và cuối cùng, dẫn đến phá sản (Nandi và Choudhary, 2011). Xem xét
các thực tế nêu trên, cần phải khẳng định rằng việc nhận diện cũng như quản

lý rủi ro tín dụng là nhiệm vụ cốt lõi trong hoạt động quản trị ngân hàng.
Thời gian qua, hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Sơn Hòa (gọi tắt là Agribank -


2

Chi nhánh Sơn Hòa) phát sinh nhiều bất cập trong cơng tác hạn chế rủi ro tín
dụng, khiến tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của Chi nhánh tăng liên tục vài năm
qua. Do đó, việc làm rõ thực trạng rủi ro tín dụng cùng việc đề xuất các giải
pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay tại Agribank-Chi
nhánh Sơn Hòa là vấn đề cần thiết và quan trọng hiện nay. Với bối cảnh trên,
tác giả lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu: “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam-Chi nhánh huyện Sơn Hịa”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng đối với hoạt
động cho vay tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa trong giai đoạn 2018-2020.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế rủi ro
tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa trong thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể:
(1) Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Sơn
Hịa.
(2) Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại AgribankChi nhánh Sơn Hịa.
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp hạn chế rủi ro tín dụng tại
Agribank-Chi nhánh Sơn Hịa.
- Câu hỏi nghiên cứu:
(1) Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hịa diễn ra
như thế nào?
(2) Cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hịa đạt

được các mặt tích cực và hạn chế cịn tồn tại nào?
(3) Giải pháp nào giúp hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank-Chi nhánh
Sơn Hịa?


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu:
(1) Phạm vi không gian: Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa.
(2) Phạm vi thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2020. Đây là thời điểm tỷ
lệ nợ xấu và nợ quá hạn của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa tăng cao.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu
được thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp, được công bố trong các báo cáo tài
chính và báo cáo thường niên của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa trong giai
đoạn 2018-2020.
- Về phương pháp nghiên cứu: Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về
hoạt động tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa. Trên cơ sở lý luận, các
số liệu thực tế tổng hợp được, tác giả sử dụng các phương pháp so sánh tương
đối, tuyệt đối, phương pháp biểu đồ, phân tích đánh giá tình hình hoạt động
tín dụng, xác định những gì đạt đqợc và những mặt tồn tại của Agribank-Chi
nhánh Sơn Hòa.

5. Tổng quan nghiên cứu
Trương Văn Giang (2019) nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn-Chi nhánh Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (gọi tắt là Agribank-Chi

nhánh Cẩm Mỹ). Trong giai đoạn 2016-2018, nợ quá hạn của Agribank-Chi
nhánh Cẩm Mỹ luôn ở mức thấp, dưới 0,5% tổng dư nợ cho vay, nợ xấu ln
được kiểm sốt ở mức thấp. Tuy vậy, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn
cịn tồn tại nhiều hạn chế: (1) chưa thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng;


4

(2) Cơng tác kiểm tra và kiểm sốt nội bộ chưa được tiến hành thường xuyên;
(3) tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản tại khu vực có giá trị thấp, khó
phát mại; (4) cơng tác theo dõi dự báo chưa được thực hiện. Từ đây, Trương
Văn Giang (2019) đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
cũng như hạn chế rủi ro tín dụng, gồm: nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định,
hoàn thiện quy chế cho vay, hồn thiện cơng tác kiểm tra trước trong và sau
khi cho vay, hồn thiện cơng tác bảo đảm tiền vay và thực hiện tốt công tác
thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu.
Nguyễn Thị Trà My (2021) tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu: (1)
Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của Agribank-Chi nhánh Tân
Thạnh trong giai đoạn 2018-2019, các nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như
các hạn chế cịn tồn đọng tại Chi nhánh; và (ii) Đề ra các giải pháp, kiến nghị
nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Tân Thạnh để nâng cao
hiệu quả tín dụng và mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh trong thời gian tới.
Kết quả phân tích cho thấy chất lượng tín dụng tiếp tục duy trì ở mức độ an
tồn với tỷ lệ nợ xấu qua các năm nhỏ hơn 2%, nhờ vào việc nâng cao công
tác xử lý nợ quá hạn; kiểm soát gia tăng dư nợ cho vay; tăng cường kiểm tra,
giám sát việc tuân thủ quy trình cho vay cũng như việc sử dụng vốn vay của
khách hàng thường xuyên. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng vấp phải các hạn chế
như chưa có hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục cho vay, tổng thể các
khách hàng đi vay; công tác xử lý nợ và thu hồi nợ xấu cịn chậm và thiếu tính
kiên quyết. Từ đây, các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh được

đề xuất gồm: nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng;
khai thác có hiệu quả thơng tin trong hoạt động tín dụng; hồn thiện chính
sách xếp hạng tín dụng nội bộ; nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ
ngân hàng; nâng cao năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ tín dụng.


5

Khoảng trống nghiên cứu: Nhiều cơng trình nghiên cứu đã lạc hậu cả về cơ sở
lí luận cũng như thực tiễn hoạt động do vậy các giải pháp đưa ra cũng sẽ
khơng cịn phù hợp với giai đoạn hiện nay trong quá trình phát triển và hội
nhập ngày càng cao của các ngân hàng thương mại. Trong quá trình hội nhập
ngày càng sâu về kinh tế và tài chính thì hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam bên cạnh việc tiếp nhận công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại thì cũng
tiềm ẩn những rủi ro của hệ thống tài chính quốc tế cũng như những áp lực về
cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó cũng
chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách tồn diện về rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa cũng như đưa ra đề xuất hệ
thống các giải pháp để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.

6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu đóng góp vào cơng tác quản lý hiệu quả các khoản cho vay,
hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hịa. Thơng qua việc làm
rõ các kết quả đạt được cùng các hạn chế, bất cập mà Chi nhánh đang phải đối
mặt, ban lãnh đạo Chi nhánh có thể hiểu rõ được thực trạng rủi ro tín dụng và
thực tiễn hạn chế rủi ro tín dụng hiện nay. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu
đóng góp một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác hạn chế rủi ro tại
Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm 3 Chương, cụ
thể:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Sơn Hòa.


6

- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Chi nhánh huyện Sơn
Hịa.


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái quát về rủi ro tín dụng
1.1.1.

Khái niệm tín dụng
Tín dụng là niềm tin mà người cho vay đặt vào người đi vay để các
nguồn lực có thể được chuyển đến người đi vay mà khơng cần thanh tốn
ngay (Greuning và cộng sự, 2003). Điều này có nghĩa là người cho vay
chuyển cho người đi vay một tài sản với ý định nhận được một tài sản có giá
trị ít nhất là tương đương vào ngày thanh tốn. Theo Onyeagocha (2001),
thuật ngữ tín dụng được sử dụng để chỉ lòng tin của người cho vay đối với
người đi vay, bằng cách tài trợ khoản vay có thể dưới dạng tiền tệ, hàng hóa

hoặc chứng khốn. Trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng là sự ứng trước hay tài
trợ các khoản tiền dựa trên một số kỳ vọng tài chính mà người đi vay tin
tưởng sẽ đạt được và sự đảm bảo rằng khoản nợ (gốc và lãi) sẽ được thanh
toán đầy đủ (Nwanna và Nwanna, 2017). Theo Tetteh (2012), cấp tín dụng
hợp lý là một trong các nguyên tắc cơ bản nhất giúp củng cố vị thế tài chính
của các tổ chức tài chính. Tetteh (2012) nhấn mạnh rằng, việc cấp tín dụng
hợp lý thiết lập các hạn mức tín dụng cũng như xây dựng quy trình cấp tín
dụng để phê duyệt các khoản tín dụng mới. Tín dụng đóng vai trị rất quan
trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia. Các
vai trị này của tín dụng gồm có: (i) cho phép chuyển nguồn vốn (tài trợ) đến
nơi (thâm hụt vốn) được sử dụng một cách hiệu quả và đạt hiệu suất cao nhất;
và (ii), tín dụng giảm bớt việc sử dụng tiền tệ hoặc tiền xu, vì việc cấp tín
dụng có tác động cấp số nhân lên khối lượng tiền tệ hoặc tiền xu đang lưu
hành (Aremu và cộng sự, 2010).


8

1.1.2.

Khái niệm rủi ro tín dụng
Ngân hàng tồn tại khơng chỉ để nhận tiền gửi mà còn cấp các khoản tín
dụng, do đó khơng tránh khỏi rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng cho đến nay là
rủi ro quan trọng nhất mà các ngân hàng phải đối mặt, và sự thành công trong
hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào việc đo lường chính xác và quản lý hiệu
quả loại rủi ro này ở mức độ lớn hơn bất kỳ rủi ro nào khác (Gieseche, 2004).
Hiện nay, trên thế giới, có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng.
Theo Bessis (2015): “Rủi ro tín dụng là rủi ro thiệt hại do đối tác không thể
đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ. Đối với ngân hàng, đó là rủi ro người đi
vay bị phá sản do không thể thực hiện các khoản thanh toán theo yêu cầu. Rủi

ro tiềm tàng từ việc người đi vay phá sản bao gồm mất vốn, mất lãi, phát sinh
chi phí thu hồi nợ”. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về việc
phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngồi, “rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là
tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngồi do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng
thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Theo
GARP (Global Association of Risk Professionals), “rủi ro tín dụng là rủi ro
thiệt hại kinh tế do sự thất bại trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ của đối tác,
hoặc do việc tăng rủi ro vỡ nợ trong quá trình phát sinh giao dịch”. Theo
Chen và Pan (2012), rủi ro tín dụng là mức độ biến động giá trị của các công
cụ nợ và các công cụ phái sinh do các thay đổi về chất lượng tín dụng cơ sở
của bên đi vay và bên đối tác. Coyle (2000) định nghĩa rủi ro tín dụng là
những tổn thất do khách hàng đi vay từ chối hoặc khơng có khả năng thanh
tốn đầy đủ và đúng hạn khoản vay. Theo Tehulu và Olana (2014), rủi ro tín


9

dụng là loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt khi khách hàng đi vay không
thể thực hiện nghĩa vụ nợ khi đến hạn hoặc khi đáo hạn.
1.1.3.
Phân loại rủi ro tín dụng
Dựa theo định nghĩa và tham khảo nội dung phân loại từ GARP, chúng
ta có thể phân loại rủi ro tín dụng thành các nhóm sau: (1) Rủi ro vỡ nợ: Rủi
ro vỡ nợ là rủi ro mà người đi vay mất khả năng hoặc từ chối việc thực hiện
nghĩa vụ của họ đối với khoản vay, có thể là nghĩa vụ trả gốc hay lãi trong
một thời gian nhất định kể từ ngày đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ. Đối với
ngân hàng, thời gian xác định một khoản vay vỡ nợ phụ thuộc vào khẩu vị rủi

ro của ngân hàng đó. Tại hầu hết các ngân hàng thương mại, khoản vay được
coi là mất khả năng thực hiện nghĩa vụ, xác định vỡ nợ để chuyển qua bộ
phận thu hồi nợ tiến hành xử lý, phát mãi tài sản đảm bảo là 60 ngày. Một số
ngân hàng khác có thể là 90 ngày. (2) Rủi ro phá sản: Rủi ro phá sản là rủi ro
vượt quá tài sản đảm bảo, hoặc ký quỹ, tài sản của người vay hoặc người
đồng trả nợ. Trong trường hợp công ty nộp thủ tục phá sản, chủ nợ nắm quyền
kiểm sốt cơng ty và các tài sản của cơng ty từ chủ sở hữu. (3) Rủi ro hạ bậc
tín nhiệm: Rủi ro hạ bậc tín nhiệm là rủi ro mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
đánh giá điểm tín nhiệm của người đi vay hoặc người đồng trả nợ thấp hơn.
Thơng thường, việc xếp hạng tín nhiệm sẽ dẫn đến việc hạ điểm xếp hạng từ
các tổ chức tín nhiệm uy tín trên thế giới như: Standard & Poor (S&P),
Moody hay Fitch tại Mỹ, làm tăng phần bù rủi ro của người đi vay. Hành
động hạ bậc tín nhiệm này có thể là tiền thân của rủi ro vỡ nợ. (4) Rủi ro
thanh toán: Rủi ro thanh toán là rủi ro xảy ra do sự thay đổi của việc hốn đổi
dịng tiền khi một khoản vay được thanh tốn. Việc khơng thể thanh tốn có
thể xảy ra do đối tác của người đi vay vỡ nợ, thanh khoản bị giảm hoặc các
vấn đề trong khâu vận hành. Rủi ro này nguy hiểm nhất khi các khoản thanh
toán được thực hiện ở các múi giờ khác nhau, đặc biệt là những khoản hoán


10

đổi ngoại tệ: hoán đổi tiền tệ nơi mà giá trị thực của giao dịch được thực hiện
ở các loại tiền tệ khác nhau.
1.1.4.
Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
1.1.4.1. Đối với khu vực ngân hàng
Trong lịch sử, các thất bại trong khu vực ngân hàng do mất khả năng
thanh tốn thường có liên quan đến sự tích tụ lớn của các khoản nợ xấu
(Fofack, 2005). Tương tự, nếu không giảm mức nợ xấu (hay rủi ro tín dụng)

một cách hiệu quả có thể dẫn đến sự thất bại và đỗ vỡ mang tính dây chuyền
của khu vực ngân hàng (Richard và cộng sự, 2008). Samir và Kamra (2013)
cho rằng rủi ro tín dụng có tác động nghiêm trọng đến lợi nhuận ngân hàng, vì
làm giảm thu nhập lãi, đồng thời làm xói mịn lợi nhuận hiện tại và cơ sở vốn
thơng qua các khoản dự phịng. Rủi ro tín dụng (nợ xấu) được coi là yếu tố
quyết định khả năng sinh lời, vì mức nợ xấu cao ảnh hưởng ngược chiều đến
lợi nhuận ròng của ngân hàng, do việc trích lập dự phịng các khoản nợ khó
địi và xóa nợ; thường ảnh hưởng đến lợi nhuận và mức vốn (Ombaba, 2013).
Tại thời điểm các khoản nợ xấu vượt quá nguồn vốn cơ sở có thể dẫn đến
khủng hoảng ngân hàng, và cuối cùng có thể châm ngịi cho các cuộc khủng
hoảng tài chính (Biabani và cộng sự, 2012; Karim và cộng sự, 2010). Các
nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy mối quan hệ có thể có giữa rủi ro tín dụng
cao và khả năng sinh lời thấp (Kithinji, 2010, Ombaba, 2013). Ngoài ra, nhiều
nghiên cứu thực nghiệm cũng xác nhận rủi ro tín dụng đóng một phần quan
trọng vào sự bất ổn của các ngân hàng thương mại (Cole và White, 2012; và
DeYoung và Torna, 2013). Meyer và Pfifer (1970), Martin (1977), Espahbodi
(1991), và Kolari và cộng sự (2002) cho thấy sự bất ổn của các ngân hàng chủ
yếu là do đầu tư quá mức vào các danh mục cho vay rủi ro hay tiềm ẩn khả
năng vỡ nợ cao. Thậm chí, rủi ro tín dụng là một trong các yếu tố quan trọng


11

nhất khiến các ngân hàng ngần ngại trong việc cung cấp tín dụng. Trong điều
kiện nợ xấu cao (rủi ro tín dụng cao), các ngân hàng ngày càng có xu hướng
thắt chặt các tiêu chuẩn tín dụng do chất lượng tín dụng giảm sút (Berger và
Udell, 2004). Ngồi ra, mức nợ xấu cao đòi hỏi các ngân hàng phải tăng dự
phòng rủi ro cho vay dẫn đến giảm doanh thu và giảm nguồn vốn cho các
khoản cho vay mới (Hou và Dickinson, 2007); điều đó hàm ý rủi ro tín dụng
có thể ảnh hưởng đáng kể lên hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại

(Nguyen, 2017).
1.1.4.2. Đối với nền kinh tế
Các quan sát trong quá khứ cho thấy rủi ro tín dụng là yếu tố đáng kể
gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính trên thế giới. Nợ xấu chiếm
khoảng 75% tổng danh mục cho vay của hơn 60 ngân hàng đã sụp đổ trong
cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở Indonesia (Caprio và Klingebiel,
1999). Cũng giống như hệ thống tài chính lành mạnh thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, hệ thống tài chính yếu kém phải vật lộn với các khoản nợ xấu và rủi
ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng và khơng đủ vốn có thể làm suy yếu
tăng trưởng (Schumpeter, 1969). Khi rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng
cao hơn bình thường, các ngân hàng thận trọng hơn trong việc cho vay của
mình, hiệu quả của nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng. Tăng trưởng tín dụng chậm
chạp, hoặc khủng hoảng tín dụng tồn diện có thể dẫn đến thất bại kinh
doanh, tăng trưởng kinh tế yếu hơn. Rủi ro tín dụng gia tăng q mức cũng có
thể dẫn đến phân bổ sai nguồn lực trong nền kinh tế có mối liên kết chặt chẽ
giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Khi các ngân hàng chuyển hầu hết tín dụng
mới vào các ngành kinh doanh hoặc các doanh nghiệp đang gặp khó khăn
hiện tại (“cho vay xác sống”), điều này sẽ giúp ngăn ngừa thất bại kinh doanh,
nhưng điều này cũng khiến nguồn vốn chuyển hướng khỏi các thành phần
mới, hiệu quả hơn của nền kinh tế. Theo cách này, sự gián đoạn cho vay do


12

nợ xấu cao sẽ làm tổn hại đến triển vọng tăng trưởng dài hạn của quốc gia
(Peek và Rosengren, 2005; Caballero và cộng sự, 2008). Cần phải bơm một
lượng vốn khổng lồ vào các ngân hàng để phá vỡ vòng luẩn quẩn này
(Giannetti và Smirnov, 2013). Trong mơ hình hóa tín dụng, Zeng (2012) xem
các khoản vay cho nền kinh tế giúp thúc đẩy tổng tiêu dùng và do đó, mang
lại tiện ích xã hội tích cực; trong khi nợ xấu được coi là nguồn gây “ơ nhiễm

tài chính” (Minsky, 1964, 1995; Stiglitz và Weiss, 1981) và do đó, phủ định
các tiện ích xã hội. Zeng (2012) xác định 2 tác động kinh tế của rủi ro tín
dụng trong khu vực ngân hàng. Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế có thể suy giảm
nếu nợ xấu tăng lên, do tình trạng phân bổ nguồn lực kém hiệu quả. Thứ hai,
yêu cầu về vốn sẽ tăng lên xuất phát từ sự gia tăng rủi ro tín dụng, do sự xói
mịn vốn xảy ra do các nguồn vốn bị mắc kẹt, khiến các ngân hàng không thể
tài trợ cho các dự án mới và có hiệu quả kinh tế.
1.1.5.
Ngun nhân rủi ro tín dụng
1.1.5.1. Các yếu tố vĩ mô
Hầu hết các nghiên cứu sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP làm chỉ số
chính về điều kiện kinh tế vĩ mơ và tính bền vững nợ của nhiều nhóm khách
hàng đi vay. Tốc độ tăng trưởng GDP tăng dẫn đến thu nhập cao hơn và cải
thiện năng lực trả nợ của khách hàng đi vay, làm rủi ro tín dụng của các ngân
hàng thấp hơn. Một số tài liệu bao gồm các chỉ số khả năng thanh toán của
các tác nhân kinh tế cá thể: hộ gia đình và khu vực doanh nghiệp (Salas và
Saurina, 2002; Glogowski, 2008), chính quyền trung ương (Louzis và cộng
sự, 2011). Một số tác giả bao gồm giá tài sản (ước tính theo tỷ lệ lạm phát,
tăng trưởng giá nhà và tăng trưởng thị trường chứng khốn) để tính đến ảnh
hưởng của lạm phát tài sản thế chấp, bong bóng tài sản và hiệu ứng của cải
lên rủi ro tín dụng của ngân hàng (Quagliariello, 2007; Nkusu, 2011). Trong


13

các nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng của các thị trường mới nổi, các tác giả
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đề cập độ nhạy cảm ngoại tệ; vì ở các
quốc gia này, niềm tin vào đồng nội tệ có thể bị hạn chế khi so với các ngoại
tệ khác được quốc tế cơng nhận (ví dụ USD hay euro). Điều này dẫn đến tỷ
trọng các khoản vay ngoại hối cao hơn. Chất lượng tín dụng của các khoản

vay này phụ thuộc nhiều vào biến động tỷ giá hối đoái. Để nắm bắt được hiệu
ứng này, Glogowski (2008) và Dash và Kabra (2010) đưa tỷ giá hối đoái thực
hoặc danh nghĩa vào mơ hình chất lượng tín dụng. Ngồi các biến số tài chính
kể trên, khả năng thay đổi các chính sách và luật pháp, chẳng hạn như chính
sách kinh tế, luật cạnh tranh, các hành vi thuế, v.v., được gọi là sự khơng chắc
chắn chính trị, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, hồ sơ
rủi ro cũng như thị trường tài chính liên quan; đến lượt đặt ra các thách thức
đáp ứng nghĩa vụ vay nợ khi các thay đổi chính sách hoặc pháp luật tạo ra các
bất lợi lên hoạt động kinh doanh cũng như thu nhập của khách hàng (Liu và
Zhong, 2017).
Đề cập đến các quy định của pháp luật tại Việt Nam, các quy định trên
toàn nền kinh tế như Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyết
liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 hay Chỉ thị 16/CTTTg của Thủ tướng chính phủ về cách ly xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp làm
tăng rủi ro tín dụng của các khách hàng đang thực hiện vay vốn tại ngân hàng.
Nền kinh tế trong giai đoạn dịch COVID-19 bị tê liệt gần như toàn bộ, các
doanh nghiệp phải thực hiện đóng cửa tạm thời theo Chỉ thị của chính phủ,
những người lao động bị mất việc hoặc giảm lương dẫn đến mất khả năng đáp
ứng các nghĩa vụ đối với ngân hàng. Bên cạnh đó, từ phía ngân hàng cũng
triển khai theo Thơng tư 01/2020/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả
nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu
ảnh hưởng do dịch COVID-19, cụ thể rà soát các khách hàng đang chịu ảnh


14

hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19 làm giảm thu nhập để đưa ra phương án
hỗ trợ khách hàng theo nhiều hình thức: cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn, giảm
lãi, giữ nguyên nhóm nợ, v.v. Tuy nhiên phương án hỗ trợ khách hàng theo
Thông tư 01/2020/TT-NHNN đang hướng đến hỗ trợ phần nhiều là người đi
vay, còn đối với ngân hàng vẫn phải đánh giá những khách hàng này có rủi ro

tăng cao. Cụ thể ngân hàng khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng hay
miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, v.v. vẫn phải thực hiện hạch toán lãi dự
thu của phần nợ được cơ cấu ra ngoại bảng, làm giảm thu nhập của ngân hàng
trên bảng cân đối kế tốn. Ngồi ra, các bất ổn chính trị có thể ảnh hưởng sâu
rộng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một quốc gia xảy ra bất ổn chính
trị thường xun sẽ khơng được xếp hạng tín nhiệm tốt, do đó, việc huy động
các nguồn vốn từ nước ngoài sẽ tốn kém hơn, hay đánh giá chất lượng của
khách hàng khi đi vay cũng sẽ thấp hơn so với giai đoạn ổn định chính trị.
Gần đây, Rezgallah và cộng sự (2019) xác thực mức độ tham nhũng cũng như
tính hiệu quả của chính phủ là các kênh quan trọng nhất của bất ổn chính trị,
ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng.
1.1.5.2. Các yếu tố đặc thù ngân hàng
Để điều tra tầm quan trọng tương đối của các yếu tố đặc thù ngân hàng
đối với việc giải thích rủi ro tín dụng, các nghiên cứu hiện có xem xét danh
sách các yếu tố sau: hạn chế của chính sách cho vay của ngân hàng và khẩu vị
rủi ro (ước tính theo tỷ lệ tăng trưởng cho vay, lãi suất cho vay, biên lãi suất
rịng, tỷ trọng các khoản vay có thế chấp, v.v.), sức mạnh thị trường (ước tính
bằng thị phần hoặc chỉ số Lerner), hiệu quả quản lý (đo lường bằng tỷ lệ chi
phí trên thu nhập), hiệu quả hoạt động của ngân hàng (khả năng sinh lời), đa
dạng hóa danh mục cho vay và thu nhập (quy mô ngân hàng làm đại diện cho
đa dạng hóa danh mục cho vay; chỉ số Herfindahl hay entropy làm đại diện đa
dạng hóa doanh thu và tập trung danh mục cho vay theo ngành và khu vực),


15

hệ số khả năng thanh tốn (tỷ lệ an tồn vốn). Một số nghiên cứu cũng sử
dụng các biến giả cấu trúc sở hữu để giải thích sự khác biệt trong hồ sơ rủi ro
của các nhóm ngân hàng khác nhau.
Chính sách cho vay của các ngân hàng được kỳ vọng có tương quan cao

với các chỉ số chất lượng tín dụng. Có thể giải thích cho hiện tượng này như
sau: tăng trưởng cho vay nhanh phản ánh tiêu chuẩn cho vay ngày càng dễ
dãi, vì nó tương ứng với việc giảm thời gian xét duyệt hồ sơ vay, giảm chất
lượng giám sát, v.v. và sau một thời gian (thường là trong thời kỳ suy thối
kinh tế), nó có thể dẫn đến tăng các khoản vay có vấn đề (kém hiệu quả). Một
số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng đáng kể của việc mở rộng tín
dụng trước khủng hoảng lên quy mơ của các khoản vay có vấn đề trong khu
vực ngân hàng (ví dụ, xem Quagliariello, 2007; Espinoza và Prasad, 2010).
Lãi suất cho vay và biên lãi suất rịng cao có thể là dấu hiệu của chính sách tín
dụng rủi ro (rủi ro tín dụng tiền nghiệm, được tính trong phần bù rủi ro), có
thể dẫn đến gia tăng các khoản vay có vấn đề (rủi ro tín dụng hậu nghiệm).
Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất làm tăng chi phí trả nợ cho người đi vay, dẫn
đến tỷ lệ vỡ nợ tăng cao. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu khơng tìm thấy
ảnh hưởng đáng kể của lãi suất cho vay đối với rủi ro tín dụng.
Có rất nhiều tài liệu cung cấp bằng chứng thuyết phục ủng hộ các giả
thuyết về mối quan hệ sức mạnh thị trường-tính ổn định của ngân hàng. Tuy
nhiên, các tác giả sử dụng dữ liệu về các nhóm quốc gia khác nhau và các
thước đo khác nhau về sức mạnh thị trường và rủi ro. Các chỉ số cạnh tranh
được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu cấp độ ngân hàng là chỉ số
Lerner và tỷ lệ tập trung như chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI). Trong việc
đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng, các nghiên cứu thường sử dụng tỷ lệ
nợ xấu và chỉ số Z-score. Mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và tỷ lệ
nợ xấu cũng như giữa HHI trên thị trường cho vay (tiền gửi) và tỷ lệ nợ xấu


×