Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Tăng trưởng nhờ chăm sóc khách hàng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.03 KB, 3 trang )

Tăng trưởng nhờ chăm sóc khách
hàng
1. Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng
Muốn biết doanh nghiệp làm dịch vụ khách hàng tốt hay không, chỉ cần xem xét
cách doanh nghiệp giải quyết các vấn đề của khách hàng. Trên thực tế, khách hàng
thường gặp những vấn đề sau:
- Sửa chữa, bảo hành những sản phẩm hư hỏng, vận hành không như mong đợi.
- Giao nhận hàng, đổi trả hàng đã mua nhưng không vừa ý.
- Hóa đơn phát hành bị sai, thanh toán bị trục trặc.
- Đáp ứng những yêu cầu đặc biệt khác.
- Tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng.
Giải quyết được các vấn đề nói trên một cách thỏa đáng, làm cho khách hàng hài
lòng chính là bí quyết giữ họ lại lâu dài với doanh nghiệp. Trong các vấn đề trên,
vấn đề sau cùng rất quan trọng đối với những sản phẩm phức tạp, đòi hỏi người sử
dụng phải am hiểu kỹ thuật.
Để giải quyết được các vấn đề của khách hàng, trước tiên doanh nghiệp cần huấn
luyện cho đội ngũ nhân viên cách lắng nghe khách hàng và hiểu rõ vấn đề khách
hàng đặt ra là gì. Tiếp theo, nên xây dựng các quy chuẩn về dịch vụ khách hàng để
tất cả nhân viên đều giải quyết được vấn đề của khách hàng một cách nhanh
chóng, hiệu quả và nhất quán. Thông qua việc lắng nghe và giải quyết các vấn đề
của khách hàng, doanh nghiệp còn có cơ hội cải tiến và sáng tạo ra các sản phẩm,
dịch vụ mới. Doanh nghiệp cũng nên có các chế độ khen thưởng những nhân viên
và khách hàng đề xuất được sáng kiến hoặc ý tưởng mới.
Không ít doanh nghiệp xem dịch vụ khách hàng là một hoạt động tiêu tốn nhiều
chi phí. Nhưng ở mặt đối lập, đó lại là một trong những biện pháp giữ chân khách
hàng hiệu quả nhất. Do đó, doanh nghiệp nên tuyển dụng các nhân viên có thiên
hướng làm dịch vụ khách hàng tốt (luôn quan tâm giúp đỡ người khác) và đào tạo,
huấn luyện họ một cách thích đáng để họ đem đến cho khách hàng dịch vụ tuyệt
hảo, vượt hơn cả mong đợi của khách hàng. Doanh nghiệp cũng có thể đầu tư vào
các công nghệ, phần mềm như CRM (quản lý quan hệ khách hàng) nhằm hỗ trợ
những nhân viên trực tiếp làm dịch vụ cho khách hàng.


2. Gắn bó hơn với khách hàng
Duy trì một kênh giao tiếp thường xuyên và hai chiều là chìa khóa giúp doanh
nghiệp xây dựng lòng trung thành của khách hàng và tạo ra những thương vụ
thường xuyên. Theo Lemberg, doanh nghiệp có thể làm điều này bằng một số cách
sau đây:
- Tìm hiểu cách khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Nên
thường xuyên gọi điện thoại thăm hỏi khách hàng hoặc thực hiện những cuộc khảo
sát để tìm hiểu phản hồi của họ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu các
hành vi của khách hàng thông qua mạng xã hội. Mục đích cuối cùng là tạo được
nhiều giá trị hơn cho khách hàng và thỏa mãn các mong đợi của họở mức cao nhất.
- Tạo ra các môi trường giao tiếp mở với khách hàng. Doanh nghiệp nên thường
xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các diễn đàn trực tuyến và ngoại tuyến, sử dụng
đường dây nóng để tạo ra các kênh giao tiếp hai chiều với khách hàng. Hãy thể
hiện cho khách hàng thấy rằng doanh nghiệp nắm bắt được sâu sắc các vấn đề của
họ, từ đó tìm hiểu thêm những suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu của khách hàng để quay
lại phục vụ họ tốt hơn.
- Phát hành những bản tin có giá trị. Trong các bản tin, doanh nghiệp nên dành cho
các khách hàng mảnh đất đủ lớn để cung cấp cho họ những ý tưởng mới, những
tình huống thực tế hay những bí quyết có giá trị, giúp họ học hỏi, rút kinh nghiệm
và giải quyết tốt hơn các vấn đề, từ đơn giản đến phức tạp. Bản tin phải đảm bảo
tính định kỳ trong khâu phát hành.
- Luôn làm mới sản phẩm và dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ bị các đối thủ cạnh tranh
qua mặt nếu không thường xuyên nâng cấp, cải tiến sản phẩm và dịch vụ của
mình. Trong quá trình nghiên cứu đổi mới sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp
nên cập nhật thông tin cho khách hàng.
- Thỉnh thoảng dành cho các khách hàng đặc biệt một vài chương trình ưu đãi.
Nên chủ động chọn lựa từ đông đảo người mua hàng những ai tỏ ra thân thiện
nhiệt tình với doanh nghiệp để bổ sung thêm vào danh sách các khách hàng đặc
biệt. Tạo ra những chương trình ưu đãi, giảm giá cho các khách hàng đặc biệt và
làm cho họ hiểu rằng những chương trình ấy chỉ dành cho họ mà thôi.


×