Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tài liệu Luận văn " Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.83 KB, 116 trang )



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Thực trạng và các giải pháp đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu thịt
lợn của Việt Nam

Mục lục


T
rang
Mục lục
Lời nói đầu

Chương I: Khái quát thị trường thịt lợn thế giới và tình hình
chăn nuôi lợn xuất khẩu ở Việt Nam
I.Tình hình thị trường thịt lợn thế giới 1
1.Tổng quan thị trường thịt thế giới 1
2.Tình hình thị trường thịt lợn thế giới 9
3.Tình hình xuất nhập khẩu thịt lợn trên thị trường thế giới 13

II. Tổng quan về ngành chăn nuôi và chăn nuôi lợn ở Việt Nam 19
1.Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam 19
2.Thực trạng chăn nuôi và chế biến thịt lợn 26
3.Thị trường tiêu thụ thịt lợn 33

Chương II: Thực trạng xuất khẩu thịt lợn ở Việt Nam
I.Thực trạng xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam 38


1.Các doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn ở Việt Nam 38
2.Quy mô xuất khẩu thịt lợn qua các giai đoạn 41
3.Thị trường xuất khẩu 45

II.Những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu thịt lợn Việt Nam 53
1.Nhân tố vĩ mô 53
2.Nhân tố vi mô 64
3.Hàng rào bảo hộ của một số nước nhập khẩu thịt lợn chính trên thế giới 67

Chương III: Định hướng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn
của Việt Nam thời kỳ 2010, tầm nhìn 2020
I. Dự báo về hoạt động xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam đến năm 2010 75
1.Quy mô xuất khẩu 75
2.Thị trường thịt lợn của Việt Nam đến năm 2010 77
3.Khả năng sản xuất thịt lợn của Việt Nam thời kỳ đến năm 2010 79

II. Định hướng xuất khẩu mặt hàng thịt lợn giai đoạn 2001-2010 80
1.Quan điểm chiến lược về phát triển xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam
thời kỳ đến 2010, tầm nhìn đến 2020 80
2.Định hướng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam
thời kỳ đến 2010, tầm nhìn đến 2020 87


III.Các giải pháp thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu thịt lợn 89
1.Mục tiêu phát triển xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam
thời kỳ đến 2010, tầm nhìn đến 2020 89
2.Các giải pháp, chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước 90
3.Các giải pháp phát triển nguồn hàng th
ịt lợn xuất khẩu của Việt Nam 92
4. Một số giải pháp khác 101


Kết luận
Danh mục Tài liệu tham khảo




Lời nói đầu
Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế nước ta
nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc,
nông nghiệp sau 15 năm đổi mới đã trở thành nền sản xuất hàng hoá với
nhiều loại sản phẩm. Nông nghiệp đã đóng góp vào sự tăng trưởng mạnh
mẽ của nền kinh tế và làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, ngành
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã có những bước phát
triển đáng kể: tốc độ tăng trưởng đàn lợn đạt 4,6%/năm, đến nay tổng đàn
lợn là 20 triệu con, tổng sản lượng thịt lợn hơi tăng 6,5%/năm, đáp ứng cơ
bản nhu cầu trong nước đang tăng và mỗi năm xuất khẩu được 15-20 nghìn
tấn thịt lợn sang thị trường truyền thống và khu vực.
Phát triển xuất khẩu mặt hàng thịt lợn không những có ý nghĩa về mặt
kinh tế mà còn có ý nghĩa rất to lớn về các mặt chính trị xã hội. Đó là, tăng
thu nhập cho quốc gia, nâng cao đời sống xã hội, tạo công ăn việc làm, đặc
biệt giải quyết được một số lượng lớn lao động nông nhàn ở nông thôn.
Hơn nữa, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu thịt lợn, nước ta có nhiều thuận
lợi vì điều kiện tự nhiên của nước ta phù hợp phát triển chăn nuôi lợn, có
cơ sở từ ngành trồng trọt khá vững mạnh, chi phí nhân công rẻ, Có thể
nói cùng với một số hàng hóa nông sản khác như gạo, cà phê, hạt điều, chè
và thuỷ sản, thịt lợn cũng là mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh trên thị
trường thế giới.
Với ý nghĩa như trên, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo trong Quyết
định số 166/2001/QĐ/TTg về: Một số biện pháp và chính sách phát triển

chăn nuôi lợn giai đoạn 2001-2010, đó là “Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi
lợn hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước và xuất
khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập cho nông dân.
Đến năm 2005 xuất khẩu 80.000 tấn/năm, tiến tới mỗi năm xuất khẩu trên
100.000 tấn thịt lợn các loại.”
Nhận thức được tầm quan trọng của mặt hàng thịt lợn trong cơ cấu
thương mại trong nước và quốc tế, em quyết định đi sâu tìm hiểu thực
trạng sản xuất và xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam trong thời gian qua và
trình bầy những hiểu biết của mình về đề tài này trong khoá luận tốt
nghiệp:
“Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thịt
lợn của Việt Nam.”
Ngoài lời nói đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
khoá luận gồm 3 chương:
Chương I : Khái quát thị trường thịt lợn thế giới và tình hình
chăn nuôi lợn xuất khẩu của Việt Nam
Chương II : Thực trạng xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam
Chương III: Định hướng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
thịt lợn ở Việt Nam thời kỳ đến 2010, tầm nhìn 2020.
Khoá luận này chủ yếu trình bày tình hình sản xuất và xuất khẩu thịt
lợn trên thế giới, vị trí vai trò của ngành chăn nuôi nói chung trong đó có
chăn nuôi lợn, thực trạng chăn nuôi và chế biến thịt lợn ở Việt Nam, thị
trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, các nhân tố tác động đến mặt
hàng thịt lợn xuất khẩu. Qua đó, khoá luận cũng xác định phương hướng,
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn trong thời gian tới, đến năm 2010.
Phương pháp khoa học cơ bản được sử dụng trong khoá luận này là
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp thống kê,
so sánh, tổng hợp và diễn giải để phân tích và trình bầy vấn đề.
Do thời gian hạn hẹp và vốn hiểu biết có hạn, còn có những trang viết
trong khoá luận chưa được cập nhật số liệu, mong các thầy, cô và bạn đọc

thông cảm. Em rất mong các thầy, cô đọc khoá luận và góp ý sửa chữa
những thiếu sót không thể tránh khỏi đồng thời nâng cao kiến thức cho em
trong mảng đề tài nhiều thử thách nhưng thú vị này.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thu Thuỷ đã tận tình hướng dẫn,
các cán bộ Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam, các cán bộ ở những cơ quan
em tới tham khảo số liệu đã nhiệt tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành
được khoá luận này. Xin cám ơn bạn bè và gia đình đã giúp đỡ và động
viên em trong quá trình thực hiện khoá luận.
Hà Nội, tháng 12 năm 2003
Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Tâm.




Chương I
Khái quát thị trường thịt lợn thế giới và
tình hình chăn nuôi lợn xuất khẩu ở Việt Nam

I. Tình hình thị trường thịt lợn thế giới
1. Tổng quan thị trường thịt thế giới
Thế kỷ XX đã chứng kiến những thành tựu vượt bậc của con người trong
các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật như thành công giải mã gien người, nhân bản
vô tính trong ngành công nghệ sinh học, tạo ra các loại năng lượng thay thế mới
hiệu quả và dồi dào như năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử trong ngành
năng lượng, các thế hệ máy tính nối tiếp nhau ra đời ngày càng hiện đại và các
ứng dụng của chúng trong ngành công nghệ thông tin, những khám phá mới
trong ngành khoa học vũ trụ, chế tạo nhiều loại thuốc mới trong y học, Tất cả
những tiến bộ đó đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, xã hội, nâng
cao đời sống con người. Đời sống con người càng được nâng cao, nhu cầu dinh
dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày-nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho con

người càng được chú ý cải thiện. Từ đó, nhu cầu đối với các thực phẩm chế biến
từ thịt ngày càng tăng, tạo nên động lực phát triển ngành sản xuất và chế biến
thịt thế giới.
Từ xa xưa, nhu cầu bổ sung protêin đã là nhu cầu thiết yếu đối với con
người nên con người rất cần ăn thịt trong các bữa ăn. Người tiền sử đã biết săn
bắt thú trong rừng lấy thịt, rồi dần dần tìm cách thuần hoá các con vật hoang dại
trở thành thú nuôi trong nhà, chăm sóc và nuôi chúng lớn, sau đó giết thịt dùng
trong các bữa ăn. Nguồn cung cấp thịt cho con người khi đó là tự cung tự cấp,
không hề có trao đổi thịt trong đời sống. Thời gian trôi qua, phân công lao động
lớn lần thứ nhất diễn ra, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, kết quả của sự phân
công này là năng suất lao động được nâng cao một bước, trao đổi sản phẩm trở
nên thường xuyên, trong xã hội xuất hiện hàng hoá. Các hoạt động trao đổi các
loại hàng hoá bắt đầu ra đời và ngày một phát triển trong đó trao đổi thịt là một
phần không thể thiếu được của các hoạt động này.
Cùng với sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất Tư bản chủ
nghĩa, ngoại thương đã hình thành và trở thành động lực phát triển chính của
phương thức này. Hoạt động trao đổi trong nhiều lĩnh vực được nâng lên một
tầm cao mới, không chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới một quốc gia mà giờ
đây, các hoạt động thương mại đã diễn ra trên phạm vi quốc tế. Dưới hình thức
xuất khẩu - bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài và nhập khẩu - mua hàng
hoá và dịch vụ của nước ngoài, các quá trình thương mại quốc tế diễn ra nhộn
nhịp và mang lại nhiều lợi ích cho cả người nhập khẩu và người xuất khẩu.
Thương mại thịt quốc tế cũng dần hình thành trong quá trình này.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, thị trường thịt thế giới đã có nhiều
bước thăng trầm. Nhưng cho đến nay, thị trường thịt đã có nhiều dấu hiệu lạc
quan và báo hiệu một quá trình phát triển liên tục. Sản lượng thịt toàn cầu liên
tục tăng, giá trị xuất nhập khẩu tăng cao, bình quân khối lượng thịt trên đầu
người tăng, đặc biệt cao ở một số nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật, Anh,
Pháp, Có được kết quả như vậy là nhờ những tiến bộ trong khoa học nông
nghiệp với kết quả lai tạo những giống mới, con mới cho năng suất và chất

lượng cao, chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, giá thức ăn chăn nuôi thấp, kinh
tế thế giới phát triển, thu nhập quốc dân và nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của
nhiều nước tăng, thêm vào đó một số thị trường mở cửa cho sản phẩm nhập
khẩu đã thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, tạo đà cho sản xuất và thương mại thịt
toàn cầu tăng nhanh.
1.1. Sản xuất
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ vừa qua đã
làm cho nhu cầu đối với sản phẩm thịt tăng lên, dẫn đến tăng tương ứng sản
lượng thịt thế giới. Theo số liệu của Tổ chức nông lương thế giới FAO, sản
lượng thịt toàn cầu năm 2001 đạt 236,9 triệu tấn tăng 1,5% so với năm 2000
(sản lượng thịt bò giảm 1%, thịt gia cầm tăng 3% và thịt lợn tăng 2,2%), năm
2002 tỷ lệ tăng trưởng là 3,03% lên 244,08 triệu tấn và dự kiến năm 2003 sẽ
tăng 1,2% lên 247,7 triệu tấn (trong đó sản lượng gia cầm tăng mạnh nhất với
2,2% so với năm 2002). Sản lượng thịt thế giới chủ yếu tập trung vào 3 khu vực
chính là Mỹ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc.Trong những năm gần đây,
sản lượng thịt tăng chủ yếu ở Trung Quốc, nước hiện nay chiếm gần 40% sản
lượng thịt của thế giới.
Một đặc điểm quan trọng của ngành sản xuất thịt thế giới là sản xuất thịt
tập trung vào một số nước có nền nông nghiệp phát triển và có điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho ngành chăn nuôi. Đó là các nước Mỹ, Liên minh Châu Âu,
Trung Quốc, Braxin, Canada, Đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Liên minh Châu
âu là những nước có tốc độ tăng trưởng đàn gia súc và gia cầm và sản lượng thịt
cao đáng kể.
Hàng năm Trung Quốc tăng sản lượng thịt 10%, là mức tăng nhanh hơn
bất cứ nơi nào trên thế giới, giai đoạn 1988-1997, sản lượng thịt của Trung
Quốc đã tăng lên 3 lần đạt mức 67 triệu tấn vào năm 1997. Thành công này đã
khiến Trung Quốc trở thành quốc gia sản xuất gần 1/2 sản lượng thịt của thế
giới. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành sản xuất thịt của
Trung Quốc là do quá trình tự do hoá thị trường, bắt đầu từ cuối thập niên 80
của thế kỷ XX, cùng với tăng thu nhập người dân kết hợp với những chính sách

cải cách, phát triển ngành chăn nuôi. Trong cơ cấu sản xuất thịt của Trung
Quốc, đáng chú ý là sự nổi lên của ngành gia cầm nhờ Trung Quốc đã hiện đại
hoá phương pháp sản xuất mặc dù thịt lợn vẫn đang là sản phẩm chiếm ưu thế.
Đứng vị trí thứ hai thế giới về sản xuất thịt là Mỹ, hiện đang chiếm trên
20% tổng sản lượng thịt thế giới. Nhờ lợi thế nguồn cung cấp tự nhiên thuận lợi,
trong khi nhu cầu thế giới về thịt tăng và thị trường nội địa rộng lớn, Mỹ đã phát
triển được ngành sản xuất và chế biến thịt. Trong những năm 90 của thế kỷ XX,
ngành thịt của Mỹ đã vượt qua EU (năm 1994) vươn lên vị trí thứ hai thế giới.
Mỗi năm sản lượng thịt của Mỹ tăng trung bình 3%. Nhu cầu của thế giới đối
với sản phẩm thịt của Mỹ là rất lớn. Sản lượng thịt tăng lên chủ yếu là sản lượng
thịt gia cầm, sản phẩm hiện nay chiếm khoảng 45% sản lượng thịt của Mỹ.
Vị trí thứ ba trong ngành sản xuất thịt thế giới thuộc về Liên minh Châu
Âu, vốn là khu vực có nền kinh tế phát triển cao từ lâu đời, sức khoẻ và nhu cầu
dinh dưỡng của con người luôn được các nước này đặc biệt chú ý. Tỷ trọng của
chăn nuôi và nghề cá, những ngành sản xuất ra thực phẩm trực tiếp ảnh hưởng
đến việc bồi bổ sức khoẻ và trí tuệ của con người ngày càng cao trong tổng giá
trị sản xuất nông nghiệp. Liên minh Châu âu được đánh giá là có ngành chăn
nuôi phát triển rất cao, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông
nghiệp ở Liên minh Châu Âu thường là 60-70%. ở những nước như Anh, Hà
Lan, Tây Đức, Đan Mạch, Aixơlen tỷ trọng này chiếm tới 70-80%, nước có tỷ
trọng thấp như Italia cũng chiếm tới 50%. Sản lượng thịt của Liên minh Châu
âu hiện là 45,493 triệu tấn chiếm khoảng 19% sản lượng thịt toàn thế giới. Hiện
nay, sản lượng thịt của Liên minh Châu Âu đang có xu hướng giảm do việc cắt
giảm các chính sách trợ cấp xuất khẩu và dịch bệnh bò điên, lở mồm long móng
diễn ra ở Anh, Pháp vào năm 1999, 2001. Dịch bệnh cũng dẫn đến việc các
nước này mất một số thị trường xuất khẩu thịt lớn ở Châu á.
Tóm lại, 3 nước và khu vực kinh tế phát triển trên đã sản xuất phần lớn sản
lượng thịt thế giới. Các nước đang phát triển cũng đang có xu hướng tăng dần
sản lượng thịt của nước mình. Sản lượng thịt của các nước đang phát triển tăng
3,5% trong năm này. Sản lượng thịt của các nước phát triển giảm 1% do sản

xuất thịt bò giảm 4%. Năm 2001, sản xuất thịt ở Nam Mỹ, Châu á tăng 3%,
trong đó sản xuất thịt của Indonexia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam tăng lên
chủ yếu là thịt gia cầm và thịt lợn.
Đặc điểm thứ hai trong sản xuất thịt thế giới là xu hướng thay đổi cơ cấu
sản phẩm thịt (gồm các loại thịt bò bê, thịt lợn, thịt gia cầm, thịt cừu dê, và các
loại khác) theo hướng gia tăng tỷ lệ thịt lợn và thịt gia cầm. Thịt gia cầm gia
tăng liên tục trong suốt thập kỷ này với tốc độ 17%/năm trong khi thịt lợn duy
trì ở mức độ tăng khiêm tốn hơn là 4%/năm. Khối lượng thịt bò vốn chiếm ưu
thế trước kia, giờ đây tăng chậm lại một phần do giá cả khuyến khích việc tiêu
thụ các loại thịt khác. Hiện nay xu hướng này đã tạm ổn định dẫn đến cơ cấu
thịt thế giới hiện tương đối ổn định với 3 loại chính là thịt bò bê, thịt lợn và thịt
gia cầm với có khối lượng chiếm tỷ trọng gần tương đương. Mặc dù cơ cấu này
có thể thay đổi về tỷ lệ theo từng nước và khu vực
Bảng 1.1: Sản xuất thịt thế giới (đơn vị: triệu tấn)
Năm 1999 2000 2001 2002
2003
(dự báo)
Gia cầm 64,7 66,6 68,6 72,9 74,5
Thịt lợn 89,9 91,1 93,1 94,3 95,8
Thịt bò 58,9 60 59,4 61,3 61,2
Dê cừu 11,1 11,4 11,5 11,7 11,8
Thịt khác 4,2 4,3 4,3 4,5 4,4
Tổng sản lượng 228,8 223,4 236,9 244,7 247,7
Nguồn: F.A.O.
Theo bảng 1.1, ta thấy tổng sản lượng thịt thế giới luôn tăng đều trong
những năm gần đây. Dự báo, xu hướng gia tăng này còn tiếp tục trong những
năm tới tuy tốc độ không cao bằng những năm trước.Trong cơ cấu thịt, thịt lợn
vẫn có khối lượng cao nhất đạt 94,3 triệu tấn (năm 2002) chiếm 38,53%. Còn
thịt bò và thịt gia cầm có khối lượng là 61,3triệu tấn;72,9 triệu tấn và và tỷ trọng
tương ứng là 25,1%; 29,8%.

1.2. Thương mại
Thịt là một loại thực phẩm động vật rất cần thiết cho con người vì tiêu
dùng thực phẩm động vật có liên quan trực tiếp đến việc bồi bổ sức khoẻ và
phát triển trí tuệ của con người. Thời gian gần đây, do đời sống con người được
nâng cao, nhu cầu thay đổi cơ cấu bữa ăn theo hướng tăng thực phẩm động vật
phát triển, từ đó tạo điều kiện cho việc gia tăng thương mại thịt toàn cầu.
Trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX, kim ngạch mậu dịch thịt thế giới
đang tăng với mức trung bình 2% năm. Ba năm trở lại đây, do yêu cầu khắt khe
về vệ sinh an toàn thực phẩm và mức giảm chi tiêu của người dân do mức tăng
trưởng chững lại của nhiều nền kinh tế, kim ngạch trao đổi thịt tăng trưởng
chậm lại. Năm 2001 sản lượng thịt trao đổi là 17 triệu tấn, tăng 0,5% so với năm
2000, là mức tăng thấp nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Năm 2002 là 18,8
triệu tấn và dự đoán năm 2003 khối lượng thịt các loại giao dịch trên thị trường
thế giới có thế đạt 19,2 triệu tấn tăng 2%.
Nói chung, thịt vẫn là hàng hoá ít được trao đổi với khối lượng xuất khẩu
chỉ chiếm 7% tổng sản lượng, chỉ tăng nhẹ đôi chút so với cuối thập niên 80.
Khả năng dễ hư hỏng cao của các sản phẩm thịt đã kìm hãm trao đổi thịt từ
trước đến nay. Điều này còn đi kèm với nguyên nhân thiếu các cơ sở hạ tầng
thích hợp cho việc trao đổi thịt như các phương tiện của cảng biển, kho lạnh, ở
các thị trường mới nổi.
Bảng 1.2: Xuất khẩu thịt thế giới (đơn vị: triệu tấn)
Năm 1999 2000 2001 2002 2003
(Dự báo)
Gia cầm 6,827 7,263 7,545 7,9 8,1
Thịt lợn 3,259 3,250 3,248 4,0 4,0
Thịt bò 5,413 5,363 5,166 5,9 6,1
Dê, cừu 0,695 0,708 0,777 0,68 0,66
Thịt khác 0,252 0,266 0,266 0,32 0,34
Tổng sản lượng 16,517 16,909 17,002 18,8 19,2
Nguồn: F.A.O.

Trong cơ cấu các sản phẩm thịt được trao đổi trên thị trường thế giới, thịt
gia cầm chiếm đa số, tương ứng theo các năm 1999, 2001, 2002 là 41%, 44%,
42%. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu thịt gia cầm là 7,9 triệu tấn trong khi thịt
lợn xuất khẩu là 4 triệu tấn chiếm 21,27% trong trao đổi các sản phẩm thịt, thịt
bò là 5,9 triệu tấn chiếm 31,4%.
Trong 3 loại sản phẩm chính là thịt bò bê, thịt lợn và thịt gia cầm, thịt lợn
được coi là ít được trao đổi trên thị trường thế giới, chỉ có 3% tổng sản lượng
thịt là xuất khẩu trong khi 11% sản lượng thịt bò và thịt gia cầm được đem trao
đổi trên thị trường thế giới. Nguyên nhân của việc thịt lợn ít được trao đổi trên
thị trường thế giới là do thịt lợn Trung Quốc ít được trao đổi trong khi Trung
Quốc là nước sản xuất nhiều thịt lợn nhất thế giới. Tỷ lệ thịt bò đem trao đổi
quốc tế so với sản lượng thịt bò sản xuất ra là tương đối ổn định từ cuối thập
niên 80 ở mức 11%. Tầm quan trọng của thịt gia cầm xuất khẩu lại ngày một
tăng cho đến nay đã chiếm 11% sản lượng thịt gia cầm sản xuất được.
Trên thế giới, mức tiêu dùng thịt hiện nay rất chênh lệch. Các nước phát
triển tiêu thụ thịt nhiều nhất ở mức 76,3 kg/người/năm. ở các nước đang phát
triển, mức tiêu thụ thịt bình quân theo đầu người đạt 28,2 kg/người/năm; còn ở
châu á mức tiêu thụ này là 27,5 kg; ở châu Phi là 14,1kg. Tiêu thụ thịt bình quân
đầu người trên thế giới là 38,4 kg/năm. Trong đó tiêu dùng các sản phẩm thịt ở
các nhóm nước phát triển và đang phát triển lại có xu hướng trái ngược
nhau.Mức tiêu dùng thịt ở các nước phát triển tăng bình quân 5,53%/năm, còn ở
các nước đang phát triển giảm bình quân 0,79%/năm.
Các nước phát triển là nhóm nước tiêu thụ nhiều thịt nhất đồng thời cũng là
nhóm nước nhập khẩu nhiều thịt nhất theo thứ tự Nga, Nhật Bản, Mỹ,
EU, trong đó Nga và Nhật Bản chiếm vị trí đứng đầu kiểm soát hơn 1/2 giá trị
mậu dịch thịt thế giới. Nhật Bản đứng đầu về nhập khẩu thịt lợn với 1,125 triệu
tấn năm 2002 chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt lợn thế giới. Mỹ nhập
khẩu nhiều thịt bò nhất 1,5 triệu tấn năm 2002 chiếm 32% kim ngạch nhập khẩu
thịt bò thế giới. Còn Nga lại vô địch về nhập khẩu thịt gia cầm 1,22 triệu tấn gà
giò và 0,165 triệu tấn gà tây năm 2002 (theo tạp chí Ngoại thương số 11-

20/5/2003).
Các nước xuất khẩu chính trên thị trường thịt thế giới hiện nay là Mỹ, EU,
Australia, Brazil và cả Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọng. Mỹ và EU là
nhà cung cấp chính, xuất khẩu hơn 50% tổng lượng thịt xuất khẩu. Năm 2002,
Mỹ xuất khẩu được: 1,119 triệu tấn thịt bò đứng thứ hai thế giới, chỉ sau
Australia (1,42 triệu tấn); 0,709 triệu tấn thịt lợn, thứ ba thế giới (dẫn đầu là EU
1,3 triệu tấn), thứ nhất về gà giò với kim ngạch 2,208 triệu tấn và thứ 2 về gà
tây với kim ngạch là 0,207 triệu tấn.
Bảng 1.3: Diễn biến giá thịt thế giới (USD/Tấn)
Năm Chỉ số giá thịt
c
ủa FAO
(1990-
1992:100)
Thịt gà
miếng XK
của EU
Thịt lợn nạc
XK của EU
Thịt bò nạc
Giá CIF XK
của úc
Thịt cừu
XK của
EU
1995 99 922 2.470 1947 -
1996 96 978 2.733 1741 -
1997 96 843 2.724 1880 -
1998 83 760 2.121 1754 -
1999 84 602 2.073 1894 -

2000 85 592 2.073 1957 -
2001 83 645 2.077 2138 2912
2002 - 549 1830 2127 3303
2003
(Dự báo)

- 510 1758 2163 2626
Nguồn: F.A.O.
Bảng 1.3 cho thấy cho đến 2001 giá thịt bò và thịt lợn tương đối ổn định và
cao hơn hẳn thịt gà ở mức 2040 USD/tấn trong khi thịt gà giảm giá đều xuống
645 USD/tấn vào năm 2001. Từ 2002 tất cả các sản phẩm thịt đều giảm giá,
càng làm cạnh tranh trở nên gay gắt trên thị trường thịt thế giới.
Theo dự đoán của tháng 3/2003 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tổng
mậu dịch thịt toàn thế giới năm 2003 sẽ tăng khoảng 1% so với năm 2002, đạt
16,83 triệu tấn. Những thay đổi trong chính sách nhập khẩu ở những thị trường
lớn có thể gây ảnh hưởng lớn lên mức độ nhập khẩu thịt vào các thị trường này.
2. Tình hình thị trường thịt lợn thế giới
2.1. Sản xuất và chăn nuôi

88.6
89.2
89.9
91.1
91.7
94.3
95.8
84
86
88
90

92
94
96
98
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Triệu tấn
Năm
Biểu đồ tổng sản lượng thịt lợn của thế giới
Nguồn F.A.O và tạp chí thương m
ại số 40/2003
Sản xuất và chăn nuôi lợn trên thế giới trong những năm gần đây liên tục
tăng trưởng và đạt được những thành tích đáng kể. Sản lượng thịt lợn tăng đều ở
mức 4,05%/năm trong giai đoạn 1992-1997, sau đó tăng chậm lại nhưng vẫn ở
mức 1-2%/năm. Những năm đầu của thế kỷ 21, sản xuất thịt lợn phát triển mạnh
trở lại, đạt được tốc độ 2,8%/năm vào năm 2002, và có thể đạt mức 1,53% vào
năm 2003.
Thịt lợn là một loại thực phẩm được tiêu dùng nhiều trong bữa ăn của con
người.Trừ một số nước Hồi giáo như Malaysia, Brunei, khu vực Trung
Đông, tiêu dùng rất ít thịt lợn, hầu hết các nước trên thế giới đều ăn thịt lợn và
đang đẩy mạnh việc tiêu dùng thịt lợn trong bữa ăn. ở một số nước như Việt
Nam, Trung Quốc, tiêu dùng thịt chủ yếu là tiêu dùng thịt lợn, chiếm tới 70%
sản phẩm thịt.
Tiêu dùng thịt lợn tính trên đầu người ở một số nước đạt mức khá cao:
Cộng hoà Séc 67,9 kg/người/năm; Đan Mạch 64,8; áo 57,3; Tây Ban Nha 55,9;
Hồng Kông 55,4; Đài Loan 38,2; Trung Quốc 34,1; Mỹ 28,1 kg/người/năm. Các
nước phát triển tiêu dùng nhiều thịt lợn nhất, chủ yếu để phục vụ bữa ăn hàng
ngày và chế biến sản phẩm xuất khẩu.
Nước sản xuất nhiều thịt lợn nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc. Điều
này cũng rất dễ hiểu do Trung Quốc chính là nước sản xuất thịt lớn nhất thế

giới. Những năm 1990, sản lượng thịt lợn Trung Quốc đã chiếm tới 49% tổng
sản lượng thịt lợn thế giới. Nguyên nhân của việc phát triển chăn nuôi lợn ở
Trung Quốc là chủ yếu do dân số đông, nhu cầu về thịt đặc biệt là thịt lợn rất
lớn, nuôi lợn lại rất phù hợp với các gia đình ở nông thôn Trung Quốc. Những
năm gần đây, Trung Quốc đã đưa ra những chính sách hỗ trợ và phát triển
ngành chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi lợn khá thành công nên ngành chăn
nuôi của Trung Quốc được hiện đại hoá, ngày càng vững mạnh. Năm 2003,
Trung quốc vẫn là nước sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới: tổng đàn lợn là
170.146.000 con, sản lượng dự đoán đạt 44,1 triệu tấn, tăng 2% so với năm
trước và chiếm tới 50,8% tổng sản lượng thịt lợn thế giới (theo FAO). Năm nay
là năm thứ 4 liên tiếp sản xuất và tiêu thụ thịt lợn của Trung Quốc tăng. Thịt lợn
Trung Quốc sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ nội địa, xuất khẩu tuy khá cao (225.000
tấn năm 2002) nhưng không đáng bao nhiêu so với tổng sản lượng. Nhu cầu tiêu
thụ thịt lợn của Trung quốc sẽ tiếp tục tăng khoảng 2,65% năm tới.
Khu vực sản xuất thịt lợn lớn thứ hai thế giới hiện nay là Liên minh Châu
âu-khu vực nổi tiếng có nền nông nghiệp phát triển cao và sở hữu ngành chăn
nuôi hiện đại. Sản lượng thịt lợn của khu vực này chiếm khoảng 20,53% tổng
sản lượng thịt lợn thế giới. Năm 2003, Liên minh Châu âu sản xuất được 17,82
triệu tấn, tăng 0,1% so với năm 2002, trong khi tiêu thụ thịt ước khoảng 16,55-
16,56 triệu tấn.
Các nước sản xuất thịt chủ yếu khác còn có Mỹ, Nga, Ba Lan và các nước
Đông Nam á. Tại Mỹ, sản lượng thịt lợn đến hết năm 2003 sẽ giảm 0,9% so với
năm trước, còn 8,82 triệu tấn, tiêu thụ thịt lợn giảm 1,75%, còn 8,57 triệu tấn
(theo FAO).ở Nga, mấy năm 2000-2002, sản lượng thịt lợn của Nga liên tục
tăng với tốc độ 2,5-3,5%/ năm. Nguyên nhân tăng trưởng là do kinh tế Nga tăng
trưởng ổn định, sức mua trong dân cư tăng, khả năng sản xuất tới 41,8%. Năm
2003, sản lượng thịt lợn của Nga tăng với tốc độ cao nhất, tăng 6,2% so với năm
trước, đạt 1,7 triệu tấn.Tốc độ tănng trưởng thịt lợn của Nga như vậy là phù hợp
với mục tiêu phát triển sản xuất thịt lợn nội địa của nước này là khoảng
7%/năm, giảm dần sự phụ thuộc vào thịt lợn nhập khẩu. ở Đông Nam á, Việt

Nam cũng là đất nước có sự tăng trưởng đáng kể trong ngành chăn nuôi lợn, đàn
lợn đến nay đã có 20 triệu con, tổng sản lượng thịt hàng năm đạt 1,5 triệu tấn.
2.2. Thương mại
Bảng 1.5 : Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thịt lợn thế giới
những năm gần đây

Năm 2001 Năm 2002
Năm 2003
(dự báo)
Sản lượng (triệu tấn) 91,7 94,3 95,8
Kim ngạch xuất khẩu (triệu tấn) 3,5 4,0 4,0
Giá cả (USD/tấn) 2.077 1.830 1.758
Nguồn: Tạp chí thương mại số 40/2003


Theo dõi tình hình thương mại thịt lợn trong những năm gần đây, ta nhận
thấy những đặc điểm sau:
Sản lượng thịt lợn thế giới trong những năm qua liên tục tăng và chiếm tỷ
lệ cao nhất trong cơ cấu thịt thế giới. Theo bảng 1.5, năm 2002, sản lượng thịt
đã tăng 2,6 triệu tấn so với 91,7 triệu tấn năm 2001, và ước tính sẽ tăng lên 95, 8
triệu tấn năm 2003.Thông thường, thịt lợn thường chiếm 38-39% tổng sản
lượng thịt toàn thế giới, năm 2002, tổng sản lượng thịt lợn thế giới là 94,3 triệu
tấn chiếm 38,52% tổng sản lượng thịt thế giới. Tuy nhiên, thương mại thịt lợn
không nhiều như các sản phẩm thịt khác, chỉ có 3% khối lượng thịt lợn sản xuất
ra là đem trao đổi trên thị trường thế giới, trong khi 11% thịt bò và thịt gia cầm
sản xuất ra được đem trao đổi. Do sản lượng thịt lợn tăng nên thương mại thịt
lợn cũng tăng theo lên 4 triệu tấn năm 2002 từ 3,5 triệu tấn năm 2001, thịt bò và
thịt gia cầm xuất khẩu được tương ứng là 5,9 và 7,9 triệu tấn.
Theo nguồn tin từ Cơ quan Nông nghiệp quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp
Mỹ (USDA), đến tháng 10 năm 2003, thương mại thịt lợn thế giới tiếp tục tăng

trưởng. Tổng khối lượng thịt lợn xuất khẩu đến hết năm 2003 có thể đạt mức dự
báo là 4 triệu tấn, tăng 2 % so với năm 2002.
Cũng theo nguồn tin này, do những thay đổi trong chính sách nhập khẩu
vào các thị trường chính như Nga, Nhật Bản nên dự đoán thương mại thịt lợn
toàn cầu năm 2004 sẽ giảm nhẹ, khoảng 2%.Thị trường Bắc Mỹ sẽ tăng trưởng
trong năm tới nhưng nhu cầu nhập khẩu lại giảm mạnh ở Nhật Bản, Nga và Liên
minh Châu âu.
Cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu chính như Mỹ, Braxin, Canada và
Liên minh Châu âu hiện diễn ra gay gắt.
Sản lượng thịt lợn Mỹ trong năm 2003 tiếp tục tăng và dự đoán sẽ còn tăng
trong năm 2004 gần 1%, đưa năm tới thành năm thứ 14 tăng trưởng liên
tục.Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ năm 2003 cũng tăng đạt 726.000 tấn.Tuy nhiên,
Canada đã vượt Mỹ trở thành nước xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới và thực
tế Mỹ lại là thị trường nhập khẩu thịt lợn lớn nhất của Canada, chiếm tới 60%.
EU sau khi xuất khẩu thịt lợn bị giảm mạnh do ảnh hưởng bệnh lở mồm long
móng, thị trường năm 2003 đã được phục hồi và lượng thịt lợn xuất đi ước đạt
1,3 triệu tấn.
Kim ngạch xuất khẩu thịt lợn của Braxin tiếp tục tăng trưởng. Mặc dù năm
qua, Braxin đã cố gắng đàm phán để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản nhưng
những lo lắng an toàn thực phẩm liên quan đến dịch bệnh xảy ra ở một số tỉnh ở
Braxin vẫn khiến cho người tiêu dùng e ngại.Mặt khác, Braxin đang nỗ lực để
giảm sự phụ thuộc vào thị trường Nga.
Tất cả thị trường nhập khẩu lớn đều tăng cường nhập khẩu thịt lợn trong
năm 2003. Mặc dù Nhật Bản đã bắt đầu áp dụng mức thuế bảo hộ, song nhập
khẩu thịt lợn năm 2003 của nước này vẫn tăng lớn ở mức kỷ lục 1,2 triệu tấn.
Tại Nga, nền kinh tế phục hồi khiến khối lượng thịt lợn nhập khẩu tăng nhẹ, tới
710.000 tấn. Đối với Mỹ, khối lượng thịt lợn nhập khẩu trong năm 2003 ước đạt
490.000 tấn, tăng 2% so với năm 2002. Tại Hồng Kông, nhu cầu nhập khẩu thịt
lợn năm 2003 tăng 5%, lên mức kỷ lục 300.000 tấn, do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn
thay thế thịt gà mắc bệnh cúm và thay đổi thói quen tiêu thụ thịt tươi sang thịt

lạnh của người dân.
Giá thịt lợn thế giới trong những năm qua liên tiếp giảm xuống, theo FAO
năm 2003 giá thịt lợn thế giới là 1.760 USD/tấn, FOB Mỹ (thịt lợn đông lạnh).
Giá thịt hạ là kết quả cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thịt lợn hiện nay. Các
nước muốn tăng kim ngạch xuất khẩu của mình thì phải nâng cao sức cạnh
tranh của sản phẩm của mình, từ đó tăng chất lượng và hạ giá thành. Thêm vào
đó, chính sách nhập khẩu thịt lợn của một số nước nhập khẩu chủ yếu thay đổi
theo hướng chặt chẽ hơn đã tác động đến giá thịt lợn trên thị trường thế giới.
3. Tình hình xuất nhập khẩu thịt lợn trên thị trường thế giới
3.1. Xuất khẩu
Nhìn chung, quy mô xuất khẩu thịt lợn còn rất nhỏ bé, xuất khẩu chỉ chiếm
khoảng 3% sản lượng thịt lợn thế giới. Đồng thời, xuất khẩu thịt lợn thua kém
xuất khẩu thịt bò và thịt gia cầm. Cơ cấu mặt hàng này cho thấy vị trí khiêm tốn
của mặt hàng thịt lợn xuất khẩu trên thế giới mặc dù sản lượng thịt lợn cao hơn
hẳn so với thịt bò và thịt gia cầm. Nguyên nhân của tình trạng này là do các
nước sản xuất thịt lợn dẫn đầu thế giới là Trung Quốc, Mỹ, EU lại là các nước
dân số đông, tiêu thụ thịt lợn chủ yếu trong nước, lượng thịt xuất khẩu không
cao.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, hiện nay trên thế giới có trên 30
nước xuất khẩu thịt lợn, trong đó, các nước EU, Canada, Mỹ, Ba Lan, Trung
Quốc thường có khối lượng thịt lợn xuất khẩu lớn, chiếm tới 84% khối lượng
thịt lợn xuất khẩu trên thế giới. Đăc biệt, các nước EU và Mỹ thường chiếm
50% kim ngạch xuất khẩu thịt lợn của thế giới. Ngoài các nước xuất khẩu thịt
lợn có khối lượng lớn như trên, hàng năm Braxin, Rumani, Hungari mỗi năm
các nước này xuất khẩu khoảng 20.000 tấn đến 100.000 tấn.
Mỹ là nước xuất khẩu thịt lợn thứ hai trên thế giới, mỗi năm xuất khẩu vào
khoảng 700.000 tấn. Nửa cuối năm 2003, sản lượng thịt lợn dự đoán sẽ giảm do
lợi nhuận thấp gây chán nản cho người chăn nuôi. Mặc dù vậy, xuất khẩu thịt
lợn Mỹ vẫn tăng khoảng 2% trong năm nay, lên mức kỷ lục 726.000 tấn do nhu
cầu tăng mạnh từ các nước nhập khẩu lớn.

Việc Nga áp dụng TRQ- hạn ngạch và thuế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng trực
tiếp tới Mỹ, vì thị trường Nga tiêu thụ gần 3% thịt lợn xuất khẩu của Mỹ trong
năm 2002. Việc Mêhicô điều tra chống bán phá giá cũng gây bất lợi cho xuất
khẩu của Mỹ.Tuy nhiên, Mỹ và Mêhicô có lẽ sẽ tìm được một giải pháp đảm
bảo cho cả hai nước theo thoả thuận NAFTA. Năm 2002, Mêhicô tiêu thụ 21%
thịt lợn xuất khẩu của Mỹ. Trong khi mậu dịch với Mêhicô và Nga giảm xuống
thì nhu cầu thịt lợn Mỹ ở Hàn Quốc có thể vẫn cao. Còn Nhật tiếp tục là thị
trường tiêu thụ thịt lợn lớn nhất của Mỹ (chiếm 48% lượng xuất khẩu của Mỹ)
Braxin đã thành công lớn trong xuất khẩu thịt lợn trong vài năm trở lại
đây. Kể từ năm 2000, giá trị xuất khẩu thịt lợn tăng 300%, từ mức 8% tổng sản
lượng lên chiếm khoảng 25% vào năm 2004 (dự báo). Dự báo, năm 2004 sản
xuất thịt của Braxin sẽ tiếp tục tăng trưởng trên 2% nhưng dự đoán xuất khẩu có
thể giảm so với những năm trước.
Thức ăn gia súc, thường chiếm 75% tổng chi phí sản xuất thịt lợn của
Braxin hiện vẫn tăng nhưng duy trì mức tăng thấp, do chương trình trợ cấp
trồng ngũ cốc 2003/2004 tiếp tục trợ cấp cho ngành sản xuất ngô. Mức tiêu thụ
thịt trong nước của Braxin tương đối thấp, chỉ khoảng 18kg/người/năm ở miền
Nam giàu có, nhưng bù lại xuất khẩu lại tăng trưởng ngoạn mục đặc biệt ở các
thị trường Nga, Bulgari, Hồng Kông, Singapore và Achentina.
Chi phí sản xuất thấp và tỷ giá hối đoái cực kỳ cạnh tranh là những thuận
lợi cho Braxin xuất khẩu. Mặc dù Braxin có khó khăn trong thương mại thịt
trong 6 tháng đầu năm do bệnh dịch Aujeszky, nhưng các nhà xuất khẩu Braxin
đã cố gắng khoanh vùng và dập tắt dịch bệnh. Quả thực, Braxin đang chứng tỏ
khả năng không chỉ xuất khẩu được sang thị trường Nga (hiện chiếm 80% thịt
lợn xuất khẩu của Braxin) mà còn nhiều thị trường khác nữa.
Nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu thịt lợn là Canada, đạt khoảng
800.000 tấn. Trong năm 1999, sản lượng thịt lợn của Canada tăng mạnh, trong
đó lượng thịt xuất khẩu toàn bộ lượng dư thừa. Năm 2000, Canada đã vượt qua
Mỹ trở thành nước xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới. Hiện nay, Mỹ là thị
trường nhập khẩu lớn nhất của Canada, nhập gần 60% trong tổng khối lượng

thịt lợn xuất khẩu của Canada. Thương mại về thịt lợn giữa Canada và Mỹ dự
đoán sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Canada xuất khẩu gần 20% sản lượng thịt lợn
của mình sang thị trường Mỹ.
Năm 2003, lượng lợn hơi xuất khẩu của Canada sẽ không đổi so với năm
2002 ở mức 6 triệu con. Dự báo, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Canada sẽ tăng
nhẹ trong năm 2004.Tổng đàn lợn sẽ tăng một chút dẫn đến sản lượng thịt lợn
năm tới tăng khoảng 2%. Xuất khẩu thịt lợn Canada, hiện chiếm trên 50% tổng
sản lượng, dự tính đạt 1 triệu tấn năm 2004, củng cố vị trí số 1 thế giới về xuất
khẩu thịt lợn của nước này.Ngoài thị trường Mỹ, Canada đang tăng xuất khẩu
sang các thị trường khác như Ôxtrâylia và Hàn Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu thịt lợn của Liên minh Châu âu giảm mạnh kể từ
2001 do bệnh lở mồm long móng (FMD), giảm 16% năm 2002, và tiếp tục giảm
trong năm 2003 khoảng 4%. Đồng euro lên giá, chính sách hạn ngạch nhập
khẩu của Nga đang tạo điều kiện thuận lợi cho Braxin, đồng thời đặt Liên minh
Châu Âu vào thế bất lợi hoàn toàn. Tuy nhiên, toàn khu vực EU vẫn xuất khẩu
được 1,3 triệu tấn thịt lợn vào năm 2003, dẫn đầu thế giới về xuất khẩu thịt lợn
ở nhiều nước trong khu vực này, số lợn đang giảm đặc biệt ở Đức và Hà
Lan do những hạn chế về môi trường. Tuy nhiên, năng suất tăng có thể đưa sản
lượng thịt lợn ở khu vực này tăng ở một vài nước. Đan Mạch, hiện đang là nước
xuất khẩu hơn một nửa lượng thịt lợn xuất khẩu của Liên minh Châu Âu, tiếp
tục là nước dẫn đầu thế giới về lai tạo lợn giống, và đầu tư quy mô rộng hiện đại
hoá dây chuyền chế biến.
Vào ngày 1/5/2004, EU sẽ kết nạp thêm 10 nước và bổ xung 100 triệu
người vào cơ cấu khu vực hiện tại. Về lâu dài, chỉ 2 trong số các nước sắp kết
nạp là Ba Lan và Hungari duy trì được năng suất cao cho xuất khẩu thịt lợn.
Bên cạnh những nước xuất khẩu thịt lợn chủ yếu kể trên, nhiều nước Đông
á, Đông Nam á cũng là những đối thủ cạnh tranh đáng kể trên thị trường thịt lợn
thế giới. ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonexia, Thái
Lan, Việt Nam, tiềm năng của mặt hàng thịt lợn rất lớn, hứa hẹn mở rộng xuất
khẩu.

Đài Loan trước đây là một nước xuất khẩu thịt lợn khá mạnh trong khu
vực. Nước này có nền nông nghiệp trù phú, luôn chú trọng đến công tác nghiên
cứu, lai tạo để có được giống cây con mới có chất lượng và sản lượng cao. Năm
1995, Đài Loan xuất khẩu khoảng 330.000 tấn thịt lợn. Từ tháng 3 năm 1997,
do dịch lở mồm long móng lan tràn không dập tắt được, do vậy đến nay vẫn
chưa có khả năng phục hồi trở lại là nước xuất khẩu chủ yếu. Đài Loan hiện
chuyển hướng không đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu thịt nữa mà chuyển sang
nhập khẩu thịt từ các nước Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan,
3.2. Nhập khẩu
Trên thế giới các nước và các vùng lãnh thổ nhập khẩu nhiều thịt lợn là:
Nhật Bản, Nga, Mỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Mêhicô,…
Tính riêng 4 nước và lãnh thổ là Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông đã nhập
khẩu gần 60% sản lượng thịt buôn bán trên thế giới trong đó phải kể đến là Mỹ
vừa là nước nhập khẩu vừa là nước xuất khẩu với số lượng lớn, đứng ở vị trí thứ
2 về xuất khẩu (sau Canada) và vị trí thứ 3 về nhập khẩu thịt lợn (sau Nhật Bản
và Nga) .
Nhập khẩu thịt lợn của Mỹ có xu hướng tăng và có thể đạt mức kỷ lục vào
năm 2003, ở mức 490.000 tấn. Năm 2002, lượng thịt lợn nhập khẩu vào Mỹ
tăng 13% so với năm 2001 nhưng năm nay có thể chỉ tăng 2% so với năm trước.
Thương mại thịt lợn của Mỹ chủ yếu với Canada do thuận lợi về khoảng cách
địa lý hai nước, 80% lượng thịt nhập của Mỹ là từ Canada. EU tăng lượng thịt
lợn xuất khẩu vào Mỹ năm 2003 sau khi giảm mạnh năm trước do ảnh hưởng
của bệnh FMD.
Sản phẩm Mỹ hiện đang nhập chủ yếu là thịt lợn mảnh, nhưng xu hướng
nhập khẩu thịt lợn sống hiện đang tăng mạnh, nước này nhập khẩu 5,8 triệu lợn
sống trong đó 69% là lợn giống năm 2003. Năm tới, muốn xuất khẩu thịt lợn
vào Mỹ, các nước cần lưu ý phải tuân thủ quy định COOL, quy định về dán
nhãn nguồn gốc xuất xứ-có hiệu lực từ 30/8/2004.
Nhật Bản nhập khẩu lượng thịt hàng năm nhiều nhất thế giới vì tiêu thụ
thịt của Nhật rất mạnh, 2,2 triệu tấn mỗi năm, 10,2 kg/người/năm, tăng trưởng

9%/ năm. Nhu cầu thịt lợn cao và ngày càng tăng nhưng ngành công nghiệp sản
xuất thịt lợn trong nước đang gặp nhiều khó khăn. Các nhà sản xuất thịt lợn
chán nản dần rời bỏ ngành công nghiệp này do lợi nhuận thấp. Từ 1992 đến
2001, số lượng các nhà sản xuất thịt lợn đã giảm khoảng 1/3 kéo theo sản lượng
thịt lợn Nhật giảm 13% giai đoạn này. Vì thế, Nhật Bản đã trở thành nước nhập
khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới, đạt 1,2 triệu tấn vào năm 2003.
Mặc dù nhu cầu thịt lợn về tổng thể vẫn rất lớn nhưng chính phủ Nhật hiện
đang ra sức bảo vệ các nhà sản xuất trong nước bằng hệ thống giá tối thiểu và
thuế bảo hộ đánh vào thịt lợn nhập khẩu. Thuế bảo hộ mà Nhật áp dụng từ
8/2002 đến 31/3/2003 đã ảnh hưởng chút ít tới lượng thịt lợn nhập khẩu, giảm
sức cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu. Theo thuế này, nhập khẩu thịt lợn tươi
có lợi hơn sản phẩm đông lạnh, song phải chịu nhiều kiểm soát hơn.Mỹ là nước
cung cấp thịt lợn lớn nhất cho thị trường Nhật, tiếp đến là Đan Mạch, Canada và
Mêhicô.
Thị trường Nga hàng năm có nhu cầu nhập khẩu với số lượng lớn và nhập
khẩu từ nhiều nước trong đó có Việt Nam. Với số dân 150 triệu người, năm
2002, Nga đã nhập 800.000 tấn, chiếm 33% lượng tiêu thụ trong nước, năm
2003 lượng thịt lợn nhập khẩu giảm đi 25% còn khoảng 500.000 tấn , khuynh
hướng này tiếp tục trong năm 2004 vì ngành sản xuất thịt lợn Nga đang nỗ lực
đẩy mạnh sản xuất trong nước. Dự kiến năm 2004, Nga sẽ nhập 530.000 tấn
(theo USDA) và sau đó tăng nhập khẩu bình quân 3,43%/năm.
Braxin chiếm vị trí đáng kể trong số các nhà xuất khẩu thịt lợn sang Nga
trong 3 năm trở lại đây, đạt 54% sản lượng thịt lợn nhập khẩu vào Nga. Hiện
nay, nước này vẫn duy trì được vị trí thế mạnh của mình ở thị trường Nga nhờ
có chi phí sản xuất thấp, marketing hiệu quả và thuận lợi từ tỷ giá hối đoái.
Thị phần của thịt lợn Trung Quốc cũng đang tăng mạnh mẽ trên thị trường
Nga. Khả năng sản xuất lớn của Trung Quốc đảm bảo cho thương mại thịt lợn
của Trung quốc và Nga tăng đều trong các năm qua.
Năm 2003, Nga đã đưa ra TRQ- hạn ngạch nhập khẩu 450.000 tấn thịt lợn,
giảm 21% so với 2002, theo điều luật 0203, nhằm tăng 7% sản lượng trong

nước, giảm sự phụ thuộc vào thịt lợn nhập khẩu. Tuy nhiên các nước xuất khẩu
lớn nhất cho Nga như Braxin, EU, Trung Quốc, không bị ảnh hưởng nhiều bởi
quy chế này. Sản lượng thịt lợn trong nước của Nga chưa thể đáp ứng đủ nhu
cầu tiêu thụ, đồng thời Nga sẽ điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế với các
nước sắp kết nạp vào EU, sẽ làm giá thịt lợn ở Nga nhích lên trong thời gian tới.
Với dự kiến giai đoạn từ 2001 đến 2010 LB Nga vẫn là thị trường nhập
khẩu thịt lợn với khối lượng lớn, giá thịt lợn tại thị trường Nga vẫn cao, nguồn
thịt viện trợ của một số nước cho Nga ngày càng giảm dần do đó các nhà xuất
khẩu cần phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm của mình.
Thị trường Hồng Kông với 7 triệu dân là vùng lãnh thổ có mức tiêu thụ
thịt lợn tính theo đầu người cao nhất châu á. Nguồn cung cấp chủ yếu dựa vào
nhập khẩu, số lượng thịt các loại nhập khẩu tăng đều hàng năm: năm 1996-
145.000 tấn, năm 1999-260.000 tấn, năm 2000-264.000 tấn. Dự kiến năm 2010
Hồng Kông nhập khẩu 300.000 tấn thịt các loại. Trong tổng lượng thịt nhập
khẩu hàng năm của Hồng Kông có khoảng 25.000 tấn thịt lợn sữa và 20.000 tấn
thịt lợn choai. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu duy trì và đẩy
mạnh xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Hồng Kông.
Bất chấp những bất ổn liên quan đến dịch SARS đầu năm 2003, thịt lợn
nhập khẩu của Hồng Kông vẫn tăng trong năm nay và ở mức cao. Năm 2004,
dự đoán lượng thịt lợn nhập khẩu của nước này đạt mức kỷ lục là 283.000 tấn,
tăng 1% so với năm nay. Xuất khẩu nhiều vào Hồng Kông là các nước Trung

×