Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Việt nam và Xu hướng xây dựng thương hiệu toàn diện docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.88 KB, 5 trang )

Việt nam và Xu hướng
xây dựng thương hiệu
toàn diện
Do đặc trưng của một nền kinh tế
mới phát triển, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam từ trước tới nay mới chỉ
quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm (Products Brand) nhằm
giúp quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh việc tiếp thị bán hàng và tạo lòng tin của
người mua sản phẩm.
Tuy nhiên đây mới chỉ là một phần nhỏ trong việc xây dựng một thương
hiệu toàn diện (Coporate Brand) giúp Doanh nghiệp phát triển toàn diện và
trường tồn.
Xây dựng thương hiệu toàn diện (Corporate Brand) bao gồm các yếu tố cấu
thành sau (Theo DNSG):
 Product Brand (Thương hiệu sản phẩm): Nhắm tới việc phát triển sản
phẩm, hướng tới người tiêu dùng.
 Equity Brand (Thương hiệu trên thị trường chứng khoán, thị trường
vốn): Nhắm tới việc xây dựng thương hiệu đối với cổ đông, nhà đầu tư tổ
chức và cá nhân.
 VCM Brand (Value Chain Management Brand - Thương hiệu đối với
nhà cung cấp và đối tác): Nhắm tới các đối tượng là những nhà cung cấp
nguyên liệu đầu vào của công ty hay các nhà phân phối trung gian.
 Employee Brand (Thương hiệu đối với người lao động và thị trường
nhân lực): Nhắm tới việc xây dựng thương hiệu đối với người lao động nội
bộ làm việc trong công ty, đối với thị trường lao động bên ngoài.
Khi thị trường trở nên đa dạng và phức tạp hơn, các doanh nghiệp ngoài việc
chú trọng đến phát triển quảng bá thương hiệu sản phẩm nhằm cạnh tranh
cũng đã chú ý đến việc phát triển thương hiệu nội bộ. Khi sự cạnh tranh giữa
các sản phẩm ngày càng gay gắt và yếu tố công nghệ không còn là chìa khóa
then chốt tạo sự khác biệt hóa thì chính sự khác biệt về dịch vụ, chính sách
thu hút đầu tư, chính sách lao động, sẽ là một yếu tố quan trọng định vị
doanh nghiệp.


MÓNG CÓ VỮNG, NHÀ MỚI BỀN
Một chuyên gia về tư vấn xây dựng thương hiệu, ông Lê Chí Công, đã nhận
xét:
“Tên thương hiệu, logo, hệ thống nhận diện, định vị hay kế hoạch quảng cáo
tiếp thị, quan hệ công chúng đã được đề cập nhiều trong các hội thảo về
thương hiệu lâu nay chỉ là “phần nổi của tảng băng” với mục tiêu chinh phục
khách hàng và cộng đồng. Trong khi đó, mỗi thương hiệu còn một “phần
chìm của tảng băng” rất lớn, rất quan trọng, có giá trị nền móng. Đó chính là
mục tiêu chinh phục nhân viên trong nội bộ công ty mình. Nhưng phần chìm
này lâu này chưa thấy nhiều doanh nghiệp chú ý”.
Gọi xây dựng, phát triển thương hiệu nội bộ là nền móng của một Doanh
nghiệp là một cách gọi hình tượng. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu là
việc rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển lâu dài của một doanh
nghiệp.
Một doanh nghiệp thiếu những chính sách tốt với người lao động, hay việc
có những chính sách tốt nhưng không truyền thông đúng, đầy đủ cho người
lao động cũng là một thiếu sót có thể dẫn đến sự chán nản, thiếu động lực
làm việc của người lao động. Môi trường làm việc thiếu sự kết nối, chia sẻ
sẽ dẫn đến sự thiếu hòa nhập của người lao động và chia rẽ nội bộ từ đó sẽ
dẫn đến sự thiếu đoàn kết và chia bè kết nhóm. Môi trường làm việc không
cởi mở dễ dẫn đến người lao động co cụm thiếu tính sáng tạo, Khi các
lãnh đạo Doanh nghiệp hiện nay đa phần vẫn còn dành phần lớn thời gian
với việc phát triển kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận doanh nghiệp thì các
vấn đề về nhân sự, thương hiệu nội bộ sẽ trở nên thứ yếu.
Về mặt ngắn hạn, việc phát triển kinh doanh sẽ mang đến lợi nhuận cho
công ty và tạo nhiều lợi ích cho các cổ đông cũng như những nhà đầu tư.
Tuy nhiên, về mặt lâu dài khi mà sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp
phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp khác trong cùng một phân
khúc thì lúc đó chất lượng phục vụ và sự cam kết của nhân viên sẽ trở nên
rất quan trọng. Khi Doanh nghiệp không tạo được môi trường gắn bó giữa

nhà đầu tư, chuỗi cung ứng, người lao động nội bộ bên trong doanh nghiệp
thì việc tan rã hay mất đi những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp rất rõ
ràng. Người lao động không có sự cam kết có thể dễ dàng chuyển việc tới
những đối thủ trả họ cao hơn, các đối tác cung ứng có thể bỏ rơi Doanh
nghiệp một khi họ tìm được đối tác khác có lợi ích hơn, nhà đầu tư cũng sẽ
dễ dàng tìm tới kiếm nơi lợi nhuận và khả năng sinh lãi của đồng vốn cao
hơn. Đây là một trong những lý do việc xây dựng thương hiệu nội bộ là quan
trọng. Một khi doanh nghiệp đạt được sự đồng thuận của nhà đầu tư, các đối
tác và người lao động thì vấn đề lợi nhuận, tiền bạc sẽ trở nên thứ yếu. Xây
dựng thương hiệu nội bộ cũng được xem là một trong những bí quyết của
những thương hiệu trường tồn như Nike, Coca-Cola, Walt Disney, Honda,
Ngày nay, vấn đề về "giao tiếp hiệu quả trong nội bộ" cũng rất được xem
trọng và được triển khai liên tục, xuyên suốt đối với lãnh đạo của Google,
Starbucks, Samsung, Chân lý “Nhân viên vui vẻ, khách hàng hạnh phúc,
lợi nhuận sẽ đến” đã được chứng minh tại các công ty này.
Một khảo sát của Tạp chí Fortune (Mỹ) về “Top 100 công ty tốt nhất để làm
việc” cho thấy mức độ hài lòng đối với nơi làm việc của nhân viên trong
danh sách này là 90%, thậm chí đến 98% như trường hợp Google – thương
hiệu đứng đầu trong danh sách này hai năm liền. Như vậy, có thể nói “Xây
dựng thương hiệu nội bộ” sẽ trở thành vấn đề “nóng” của các doanh nghiệp
Việt Nam trong thời gian tới, nhất là khi quan điểm “Con người phù hợp là
tài sản qúy nhất” đã trở thành câu nói đầu tiên của hầu hết Doanh nghiệp khi
nói về nguồn lực cạnh tranh.

×