Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Giám đốc chuyên nghiệp: “Nghề chối tỉ nhất” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.84 KB, 4 trang )

Giám đốc chuyên nghiệp: “Nghề chối tỉ nhất”
Nguy cơ tự thua trên thị trường hội nhập
Đặc điểm của thị trường cổ điển là cạnh tranh bằng giá, kinh doanh bằng những
sản phẩm thực,
có thể nhìn thấy rõ với hàm lượng chất xám ít, chủ yếu hoạt động theo kinh
nghiệm. Thị trường này cũng yêu cầu thấp về hàng hóa, dịch vụ,
cạnh tranh, kinh doanh cũng như hoạt động doanh nghiệp. Đây là một thị trường
đơn giản nên yêu cầu về trình độ quản trị của chủ doanh nghiệp cũng chưa cao.
Dần dà, những tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật và nhu cầu người tiêu dùng ngày
một nâng lên khiến thị trường này phát triển lên thành thị trường hội nhập. Đặc thù
của thị trường này là phức tạp.
Doanh nghiệp khi đối mặt chưa hiểu rõ thị trường này sẽ khó mà thích ứng, chứ
chưa nói đến chuyện đáp ứng được sự thay đổi của thị trường.
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là thử thách rất lớn với
các doanh nghiệp trong nước.
Trước khi gia nhập,
văn phòng nghiên cứu thị trường tại các nước ở Việt Nam là 100, nhưng sau khi
tham gia hội nhập thì con số này đã tăng lên 10.000 văn phòng.
Thách thức này sẽ lộ rõ khi hàng hóa của 151 nước tràn vào Việt Nam vào năm
2015.
Trước tình hình đó, các doanh nghiệp phải liên tục nâng cao chất lượng cũng như
thương hiệu sản phẩm/dịch vụ để bước vào một cuộc chơi chung sân.
Với 15 năm kinh nghiệm làm việc cùng các chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức
và tư vấn cho nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia,
ông Nguyễn Quốc Phồn cho biết, các doanh nghiệp ngày nay cạnh tranh dựa trên
nhiều yếu tố: chất lượng, thương hiệu, uy tín, quảng bá, quan hệ, hợp tác, mô hình
kinh doanh và cách thức tổ chức doanh nghiệp. Nếu thiếu một trong những yếu tố
này doanh nghiệp sẽ tự thua trên thương trường.
Điều này đòi hỏi các công ty phải chuyên nghiệp hóa hoạt động của mình, đồng
nghĩa với việc người lãnh đạo cũng phải chuyên nghiệp hóa.
Thay đổi trước khi… đi như ngả rạ


Trước đây, giám đốc thường được đề cử theo một vài tiêu chuẩn nhất định như trải
qua quá trình công tác nhất định, thậm chí phải là Đảng viên,
nên việc kinh doanh lỗ hay lãi không ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí giám đốc.
Nhưng ngày nay, nếu một CEO chậm thay đổi, quản lý yếu và ít hoạt động, khi
gặp đối thủ chuyên nghiệp, doanh nghiệp đó sẽ đi như ngả rạ.
Không khó để trở thành một chủ doanh nghiệp nhưng để là một giám đốc chuyên
nghiệp không phải ai cũng làm được. T
heo ông Nguyễn Quốc Phồn, nghề giám đốc doanh nghiệp đòi hỏi những tố chất
sau:
Am tường các quy luật của nền kinh tế thị trường. Nếu không nắm vững các quy
luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung-cầu, các CEO sẽ bị những quy
luật đó “nghiền nát”.
Liên tục nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp ra đời phải xuất phát từ nhu cầu của
thị trường. Thị trường là nhân tố quyết định doanh nghiệp. Do vậy hãy làm cái thị
trường cần và chủ động nghiên cứu xu hướng thị trường. Thế giới đã có một số
doanh nghiệp làm rất tốt điều này. Không những thế, họ còn dự đoán được xu
hướng trong tương lai trong vòng 1 năm, 3 năm, 10 năm, 15 năm và xa hơn nữa để
chủ động trong các chiến lược phát triển công ty.
Thiết lập và thực hiện hiệu quả những vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp. Sứ mệnh
của doanh nghiệp là những giá trị doanh nghiệp đeo đuổi trong suốt quá trình phát
triển. Từ lúc thành lập cho đến tan rã, CEO không được đi chệnh ra ngoài giá trị
doanh nghiệp đề ra.
Nhiều khi, mọi người nhầm lẫn mục tiêu của doanh nghiệp là hoạt động sinh lợi
nhuận. Song thực chất lợi nhuận chỉ là phương tiện để giúp doanh nghiệp hoàn
thành mục tiêu của mình, đó là đem lại giá trị cho khách hàng.
Tổ chức doanh nghiệp phải khoa học, nghệ thuật và tinh vi. Giám đốc phải là
người điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp. Người đó phải biết tác động,
khích lệ và phối hợp mọi người cùng hành động.
Chịu nhiều trách nhiệm cao trên phương diện luật pháp, chủ tài khoản (bảo vệ và
phát triển được vốn), hiệu quả doanh nghiệp (thương hiệu ngày càng phát triển,

đời sống CBCNV ngày một nâng lên, lợi nhuận tăng trưởng) cũng như trách
nhiệm xã hội. Hiện nhiều doanh nghiệp Việt có xu hướng né tránh trách nhiệm xã
hội của mình. Trong khi đó, trách nhiệm xã hội cùng với quản lý chất lượng là hai
chính sách góp phần đưa đất nước lên hàng một quốc gia công nghiệp hiện đại.
Chịu nhiều áp lực: áp lực trong nội bộ và ngoài doanh nghiệp như quan hệ khách
hàng, thị trường tiềm năng, áp lực về những sản phẩm thay thế,
Có kiến thức sâu rộng. Giám đốc doanh nghiệp còn là người không chỉ có có kiến
thức chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, mà trình độ văn hóa của người đứng
đầu doanh nghiệp còn làm nền tảng bổ trợ cho hoạt động quản lý và kinh doanh.
CEO phải là người liên tục trau dồi các kiến thức về tâm lý học, xã hội học, đắc
nhân tâm, kinh tế thị trường, kinh doanh, chuyên môn, quản trị doanh nghiệp,…
Gương mẫu. Hành động của một giám đốc sẽ quyết định cách nhìn nhận của nhân
viên. CEO chuyên nghiệp thì lời nói phải đi liền với hành động để đạt được sự tín
nhiệm của người khác. Ngoài ra, cần chú ý đến cách cư xử với nhân viên ngay từ
việc nhỏ nhất như không nhắc nhở nhân viên trước mặt những nhân viên khác,
không bỏ sót bất cứ ai khi thông báo tin tức, Một vài chi tiết nhỏ vậy thôi nhưng
cũng khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng, có động lực cống hiến.

×