Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận Văn học địa phương Ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.96 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHXH & VHDL

BÀI TIỂU LUẬN
TẬP THƠ “VẦNG TRĂNG QUẦNG LỬA” THỂ HIỆN RÕ NGÔN NGỮ
THƠ PHẠM TIẾN DUẬT

Học phần: Văn học địa phương
Mã học phần:
Họ và tên Giảng viên hướng dẫn:
Họ và tên sinh viên thực hiện:
Lớp:
Mã sinh viên:

Phú Thọ, năm 2022


Điểm

Họ tên học viên:
Ngày tháng năm sinh:
Lớp:

Số phách

Số phách


Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Phạm Tiến Duật là một cây bút điển hình của thơ ca chống Mỹ của


nền văn học Việt Nam cũng nói chung cũng như của Văn học Phú Thọ núi riêng
(được tôi luyện và trưởng thành trong chiến tranh, khẳng định sau chiến tranh
-giải nhất báo Văn nghệ 1969 - 1970; giải thưởng nhà nước Việt nam 2001).
1.2. Những đóng góp chủ yếu của ông cho văn học là những tác phẩm thơ.
Phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông
được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sơi nổi, trẻ
trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc.
1.3. Ơng có rất nhiều tập thơ nổi tiếng, tiêu biểu là tập “ Vầng trăng và
quầng lửa” đã tỏa sáng trên thi đàn và nó thể hiện rõ nét ngôn ngữ thơ của ông.
Với tất cả các lý do trên người viết chọn đề tài: Tập thơ “Vầng trăng quầng
lửa” thể hiện rõ ngôn ngữ thơ của Phạm tiến Duật.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm hình thức ngơn ngữ thơ Phạm Tiến Duật qua tập “
Vầng trăng và quầng lửa”, gồm đặc trưng sử dụng, tổ chức từ ngữ và đặc trưng
tổ chức câu thơ điển hình nhằm hiểu rõ đặc trưng ngữ nghĩa thơ của Phạm Tiến
Duật. Từ đó tìm ra những đặc điểm chung nhất về ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật
3.Đối tượng nghiên cứu
Tập thơ “Vầng trăng và quầng lửa” thể hiện rõ ngôn ngữ thơ của Phạm
tiến Duật.
3.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tập trung vào tập thơ “Vầng trăng và quầng lửa” và
đặc điểm ngôn ngữ thơ của Phạm Tiến Duật.
4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp miêu tả, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.


Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.

1.Tác giả Phạm Tiến Duật
1.1. Cuộc đời và thơ của Phạm Tiến Duật.
1.1.1. Phạm Tiến Duật là bút danh và cũng là tên thật, sinh ngày 14 tháng
01 năm 1941 tại thị xã Phú Thọ. Bố là ông tổng sư dạy Hán văn, Pháp văn nổi
tiếng của thị xã. Mẹ là người phụ nữ không biết chữ nhưng thuộc nhiều ca dao,
dân ca. Tác giả chịu ảnh hưởng khá lớn về nghị lực tự học, vốn tri thức Hán học
ở bố; sự nhạy cảm, đa mang với tình yêu văn học dân gian ở mẹ. Cơng bằng mà
nói thì ơng chịu ảnh hưởng của người mẹ, bên ngoại nhiều hơn. Quả thực, bố
mất khi trịn ba tuổi, ơng về q ngoại để ở. Tình mẹ dịu dàng và làng Sỏi với
bao lễ hội văn hoá cổ truyền, những làn điệu dân ca hát xoan, hát ghẹo đậm
phong vị văn hoá Trung châu là thế giới mê say, an ủi cho tuổi thơ côi cút, cho
tâm hồn dễ xúc động của cậu bé Phạm Tiến Duật. Chính đó là cội nguồn văn hố
dân gian được nén lại, tiềm ẩn và sẵn sàng xuất hiện trong các tác phẩm của
nhà thơ hiện đại Phạm Tiến Duật sau này.
Nhưng đó chưa phải là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hồn thơ
Phạm Tiến Duật. Thơ Phạm Tiến Duật là thơ của Trường Sơn đánh Mỹ nên hiển
nhiên điều làm nên những thành công trong thơ ông là những trải nghiệm của
tác giả trong thời kỳ chiến tranh. Hồi bé Phạm Tiến Duật được sống trong thủ đô
kháng chiến, chứng kiến bao cuộc tiễn đưa những người con vào Nam chiến
đấu, lớn lên trong vòng tay của các chú bộ đội sư đoàn 308, 312, chứng kiến tất
cả các sự kiện, khơng khí cách mạng trên quê hương giàu truyền thống yêu nước
nên trong trái tim cậu đã cháy bùng lên tình yêu tổ quốc. Tình yêu ấy hồn nhiên
như hoa lá, cỏ cây, nguyên vẹn trẻ trung như điều nó vốn có và phải có. Tình
cảm mãnh liệt ấy thăng hoa khi được tình yêu văn học nghệ thuật chắp cánh.
Những cuốn sách, câu chuyện, tiết mục văn nghệ của đội ngũ văn nghệ sỹ tản cư
có một ma lực mãnh liệt lơi cuốn tâm hồn thơ bé ham lắng nghe, giàu cảm xúc.
Đó chính là nguyên nhân, là cơ sở để Phạm Tiến Duật theo nghề văn chương và
theo học khoa Văn ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông nhập ngũ, cơng
tác tại đồn vận tải Quang Trung 559. Ơng đã lao vào cuộc sống chiến trận, nếm
trải, lắng nghe, quan sát một cách chăm chú sự vất vất vả, gian lao nhưng cũng

vơ cùng sơi động của nó. Năng khiếu, vốn liếng văn học tiềm ẩn trong con người
ông đã được dịp nở hoa kết trái trên mảnh đất hiện thực màu mỡ ấy. Một giọng
thơ rất lạ, khó có thể viết hay hơn thế về Trường sơn đã ra đời “ tạo nên một
dòng phong cách mà hiếm người làm thơ có thể tạo được”,
1.1.2. Thơ ơng vừa giàu chất hiện thực, vừa giàu chất thơ, giàu chất gợi
mở bởi những chi tiết vừa thật vừa lạ, vừa ngộ nghĩnh vừa nghiêm trang , vừa
hài hước, vừa đầy suy nghĩ: Chiếc xe khơng kính và trái tim cầm lái; áo em
trắng nhất trong đêm lấp hố bom; "nơi tắt lửa là nơi vang rền xe xích " ....Vũ
Quần Phương cho rằng đó là cái giọng " đùa đùa tinh nghịch , tếu táo nhưng laị
đụng vào những miền sâu thẳm của tình cảm con người. Giọng ấy là của một
chất tâm hồn chứ không phải chỉ đơn thuần một kiểu cách chữ nghĩa” (26,158) .
Điều đáng nói là giọng thơ ấy đã tỏ ra đắc địa trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể lúc
đó. Kháng chiến chống Mỹ là một cuộc chiến ác liệt, nhất là ở Trường Sơn. Hy


sinh lớn, gian khổ nhiều nhưng không được gây bi lụy, xót thương. Cuộc chiến
đang cần sự phấn đấu của lịng người nhưng khơng được lên gân, cao giọng hay
cắt xén bớt nét dữ dằn của thực tế .
Chính chất giọng đó lại phù hợp với lính. Điều này giải thích tại sao thơ
Phạm Tiến Duật lại được lính Trường Sơn say mê đến thế.
Khẳng định Phạm Tiến Duật có một phong cách thơ lạ, độc đáo nhưng
thơ ông không thể nằm ngoài xu hướng chung của văn học chống Mỹ " văn học
có tính tập đồn" ( ý tác giả ). Thơ tập đoàn, con người tập đoàn , cơm tập đồn
nên khi về với thời bình tìm lại được chính mình khơng phải dễ. Có một cái gì
đó chông chênh , hụt hẫng dẫu con người thông minh, nhạy cảm, nhiều sáng tạo
ấy đang trăn trở , tìm tịi ...
1.2. Ngơn ngữ thơ
Ngơn ngữ thơ được hiểu là một đặc trưng về ngữ âm , từ vựng , ngữ pháp
nhằm biểu trưng hoá , khái quát hoá hiện thực khách quan theo cách tổ chức
riêng của thơ ca Ngơn ngữ thơ được tổ chức có vần , có nhịp , có cắt mạch , có

số lượng âm tiết , có đối , có câu , có niêm luật , có sự vận dụng về trọng âm và
trường độ theo một mơ hình cực kỳ gắt gao . Nhưng cái gắt gao ấy của mơ hình
là chỗ dựa vào trí nhớ . Mơ hình càng chặt thì càng nhớ và lưu truyền . Bởi vì
người ta có thể căn cứ vào mơ hình để phục hồi câu thơ một cách chính xác (thể
hiện rõ nhất trong thơ cách luật , thơ thất ngôn bát cú , tứ tuyệt , lục bát ...) .
Thậm chí , có những câu thơ như văn xuôi , không vần nhưng vẫn ám ảnh người
đọc một cách trọn vẹn . Nhiều nhà thơ chống Mỹ làm việc trên trục kết hợp khá
thành công và tài hoa trong cách dựng cảnh nên hiển nhiên sẽ có nhiều câu thơ
kiểu ấy mà hơn ai hết Phạm Tiến Duật là người đi tiên phong
1.3. Vị trí của tập “ Vầng trăng quầng lửa” trong tiến trình sáng tác của
nhà thơ Phạm Tiến Duật .
1.3.1. Đây là một trong những tập thơ đầu tiên của đội ngũ văn nghệ sỹ trẻ
thời chống Mỹ. Trong dàn đồng ca hào hùng mang đậm chất sử thi, anh hùng ca
của văn học lúc ấy một giọng đơn ca mộc mạc, tự nhiên, giàu chất hiện thực cất
lên đầy ấn tượng qua tập ‘’Vầng trăng quầng lửa’’(1970-NXB VH ).Thật trọn
vẹn khi bên cạnh tác phẩm giàu chất suy tưởng, chất chính luận, giàu tính triết
lý, có những tác phẩm chân chất, tươi rói sức sống của hiện thực, một thứ hiện
thực được gạn lọc, chắt chiu, đầy chất thơ, giàu ý nghĩa của Phạm Tiến Duật.
Diện mạo văn học chống Mỹ mất đi một phần phong phú, giá trị nếu thiếu
những bài thơ ấy.
1.3.2.Đây là tập thơ đầu tay nhưng đã đưa tên tuổi ông toả sáng trên thi
đàn với niềm say mê, hào hứng đón nhận của bạn đọc. Trong tập thơ ấy có 4 bài
thơ đã đem lại hai giải thưởng lớn nhất cuộc đời thơ của ông, gồm: " Lửa đèn ",
" Nhớ ", " Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính ", " Gửi em, cơ thanh niên xung
phong”
1.3.3.“ Vầng trăng quầng lửa” là tập thơ viết khi Phạm Tiến Duật cịn rất
trẻ song nó có ảnh hưởng lớn đến tồn bộ tiến trình sáng tác của ông. Cũng
giọng điệu, phong cách, hình tượng ấy cứ đeo đuổi ông suốt cả cuộc đời mặc dù
tác giả là người khơng hồi cổ và ln có ý thức học tập, đổi mới, sáng tạo.



Tóm lại, “Vầng trăng quầng lửa” có một vị trí vơ cùng quan trọng trong
tiến trình sáng tác của Phạm Tiến Duật nói riêng, thơ ca chống Mỹ nói chung.
Nó đã đưa Phạm Tiến Duật đến với công chúng, đưa Phạm Tiến Duật đến với
đỉnh cao. Quan trọng hơn, nó là tập thơ đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện một
phong cách lạ, đánh dấu sự đổi mới hiện đại thực sự của một thời đại thi ca.
Chương 2: Tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa” thể hiện rõ ngôn ngữ thơ của
Phạm Tiến Duật.
1. Thể loại thơ lục bát
Nền văn học dân gian, đã được cô đúc lại trong thể thơ đẹp, dồi dào nhạc
điệu, chuyên chở những tình cảm sâu lắng mượt mà là thể thơ lục bát. Đạt đỉnh
cao thành công ở thể thơ này là các tên tuổi như Nguyễn Du, Nguyễn Bính,
Nguyễn Duy... Song đó cũng là cửa ải khó khăn thử thách tài năng, bản lĩnh của
những "nhà thơ thứ thiệt".
Vốn được nuôi dưỡng từ một miền quê có nền văn học dân gian phát triển
mạnh mẽ, từ một người mẹ thuộc rất nhiều ca dao, dân ca và vốn là một cử nhân
văn chương song Phạm Tiến Duật lại ít làm thơ lục bát. Quả thực, tuy ít làm
nhưng lục bát của ơng đã để lại ấn tượng khá mạnh mẽ trong lòng độc giả. Theo
thống kê trong “Vầng trăng quầng lửa” chỉ duy nhất có một bài “Ngủ rừng”
chiếm 3% .
Nhịp thơ: Lục bát của ơng có sự linh hoạt trong ngắt nhịp ( kể cả ở dòng
lục lẫn dòng bát )
Cách dùng từ của tác giả hết sức tự nhiên . Đôi khi ông đưa cả khẩu ngữ
vào địa hạt vốn rất kỵ những yếu tố này, như : "kệ ", “ngủ liền”, “ngủ rừng”,
“ngủ giường”, " ngủ đất” .Từ ngữ trong đặt tiêu đề của Phạm Tiến Duật nghe
cứ ngồ ngộ, mang màu sắc tự nhiên, hiện đại :“Nhật ký ở rừng", "Ngủ rừng",
"Cái tai".
2.Thơ ngũ ngôn
Phạm Tiến Duật quay về với thể thơ ngũ ngôn - một thể thơ truyền thống
có tự xa xưa trong các thể loại vè , đồng giao , thơ cổ phong ; một thể thơ mà

các nhà thơ hiện đại khó gần vì sợ tính chất dễ trở thành những bài thơ nhạt
nhẽo , dễ làm cho mình thiếu chất hiện đại khi người ta đang mong muốn mang
đến sự cách tân cho thơ ca hiện đại . Nhưng Phạm Tiến Duật cũng đã có những
thành cơng nhất định vì đã khẳng định mình qua 4/33 bài , chiếm 12% trong
“ Vầng trăng quầng lửa ”. Trong tập ta xét , có những bài sau :
Thứ tự
Tên bài
Số dòng
1
Mùa cam trên đất Nghệ
24 dòng
2
Ta bay
33 dòng
3
Ngãng thân yêu
33 dòng
4
Chiếc xe anh cả
20 dòng
Giọng thơ ngũ ngôn: Thơ ngũ ngôn của Phạm Tiến Duật đã vượt tường rào
cản của sự hạn hẹp do câu chữ đưa đến để mang lại cho người đọc một thế giới
sinh động , chân thực , đầy sức sống của cuộc đời và cảm xúc .Thể thơ 5 chữ
mạnh về hoài niệm với giọng kể nhưng ở tác giả này lại khơng theo đó mà cảm
xúc của ơng ln ở trong hiện tại , tương lai và giọng thơ của ông là giọng tả .


Điều đó làm cho thơ ngũ ngơn của Phạm Tiến Duật khác mọi người trong diện
mạo thanh tân, khoẻ mạnh bởi nó khơng mang giọng điệu tiếc nuối, ngọt ngào ,
mênh mang của con người khi nghĩ về quá khứ .

Kể về sự ngang nhiên của những chiếc xe Zin mà chủ nhân của nó hẳn
phải là một anh lính dũng cảm:
Đang hì hục kéo bạn
Bom giặc nổ đằng sau
Cứ kéo, kệ mẹ nó
Tớ là Din ba cầu
Ơng cịn tận dụng được lợi thế của thơ ngũ ngôn là để tạo ra tiếng nói gấp
gáp, khoẻ khoắn của cuộc sống mới, con người thời đại mới trong chiến tranh.
Chất giọng ấy của Phạm Tiến Duật không thể lẫn dù trong thể ngũ ngôn ngắn
ngọn này.
Từ ngữ thơ ngũ ngôn: Thơ ngũ ngôn của Phạm Tiến Duật là cuộc khiêu
vũ của động từ và tính từ (Có 54 tính từ và 61 động từ trong 4 bài). Tâm hồn
chúng ta bị lay động bởi thế giới sống động , rực rỡ sắc màu, tràn đầy sức sống,
chuyển động không ngừng, hối hả vui tươi do các động từ, tính từ mang lại. Các
gam màu tươi sáng của những tính từ: "vàng", "xanh", "hồng", "trắng" lặp lại
hàng chục lần sẽ cho ta một cảm giác lạc quan, tin tưởng của một cuộc sống,
tương lai tươi sáng, đẹp đẽ. Các động từ diễn tả những cử động mạnh "bay",
"vụt", "kéo", "nổ", "xông" (lên)...liên kết lại với nhau tạo nên thế giới của sự
sống của những biến động dữ dội , của sự vận động hối hả, gấp gáp mà trong đó
sự sống và cái đẹp là bất diệt, khơng có một sức mạnh nào huỷ diệt được.
Nhạc thơ: Phạm Tiến Duật đã tạo nhạc tính cho thơ :" Khi nhạc điệu vĩnh
viễn trường tồn thì làm sao thơ ca bị tiêu diệt " (Ki No Curajuki ) . Ông thường
tổ chức nhịp điệu 2/2, 2/3, 3/2, 1/4 để góp phần tạo nên âm hưởng luyến láy cho
thơ, giúp thoát khỏi sự đơn điệu.
Bài “Ngãng thân yêu” là một bài thơ được gieo nhịp 4 cùng cách hiệp vần
gián cách (vần cuối khổ 1 hiệp với vần đầu khổ 2) tạo cho hơi thơ dài ra, cuồn
cuộn chảy. Đó là nhịp sống của con người chiến tranh. Cách ngắt nhịp như thế
mở rộng câu thơ về mọi phía khiến cho âm hưởng câu thơ không chỉ ngắn gọn
trong 4 chữ mà cảm xúc được trải rộng ra như hân hoan , reo ca:
Bom giập liên hồi

Lỗ tai máu chảy
Xông lên vá đường
Mặc cho áo cháy
Anh vẫn đứng đấy
Gọi mà không thưa
Tay cầm cái xẻng
Đổ đất như mưa
Hiệu quả ấy cịn được sự góp cơng của việc tạo lập câu. Ơng rất ít dùng
dấu chấm câu trong 1 bài . Ở "Ta bay" có 19 dịng / 1câu . Ở "Ngãng thân u"
có 32 dịng / 1câu . “Mùa cam trên đất Nghệ ” có 16 dòng / 1 dấu chấm câu.
Cùng với nhịp thơ linh hoạt, khoẻ khoắn , mạnh mẽ, giọng điệu tự nhiên , vui


tươi, trong sáng là những sự kiện , hình ảnh dồn dập xuất hiện với những động
từ, tính từ tả cảm xúc ở thời hiện tại nên nó diễn tả được khơng khí sơi nổi, khẩn
trương của cuộc chiến đấu thần thánh của dân tộc ta
Vì những lẽ ấy mà thơ ngũ ngơn của Phạm Tiến Duật có một dáng vẻ tân
thời, độc đáo. Đó là nét khá riêng trong sự đa dạng phong phú và sâu sắc về nội
dung, cảm xúc của thế giới thơ Phạm Tiến Duật
3. Thể loại thơ tự do
Đây là thể thơ mà tác giả tâm đắc nhất. Hẳn nhiên, nó cũng chiếm vai trị
chủ đạo trong sự nghiệp sáng tác của ông . Thơ tự do phù hợp với nguồn cảm
xúc của một chàng lính trẻ, mang tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ lao vào trận địa
và nó dễ dàng hơn trong việc chuyển tải hiện thực xô bồ, ào ạt, dữ dội của cuộc
chiến . " Lục bát có những hạn chế trong việc biểu hiện cái quyết liệt và sôi nổi
của hiện thực khách quan . Cuộc sống với tất cả những sự kiện xô bồ, chất liệu
phong phú và những sắc thái đa dạng nhất cũng gặp khó khăn khi đưa vào thơ
lục bát” (11, 123). Đó là lý do cho hồn thơ hiện đại phóng khống ham bám rễ
vào hiện thực bộn bề .
Trong tập “ Vầng trăng quầng lửa” có 28/33 bài làm theo thể thơ tự do,

chiếm tỷ lệ 85%.
4.Tiêu đề của những bài thơ trong tập Vầng trăng và quầng lửa đều có đặc
điểm chung
a) Ghi lại những nơi Phạm Tiến Duật đã đến , đã đi qua. Đó là những nơi
khốc liệt, dữ dội, là những trọng điểm đánh phá của bọn giặc Mỹ. Nơi đó, có "hố
bom dày như lỗ hà ăn chân" của Ngã ba Đồng Lộc, của Trường Sơn đông Trường
Sơn Tây, của Seng Phan. Nhắc đến những địa danh ấy lòng ta lại xốn xao bởi hồi
ức về những kỷ niệm thiêng liêng, những câu chuyện huyền thoại được khơi dậy.
b) Ghi lại những cảm xúc đẹp trước những nét đẹp, hành động đẹp của
mỗi con người, mỗi vùng đất như cô thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc,
đồng chí coi kho ở hang đá Trường Sơn, chú Lư ở phố Khách, anh chiến sỹ công
binh ở vùng giáp với mặt trận, những đoàn quân tuyên truyền những đoàn quân
nghệ thuật ở lưng Trường Sơn.v.v... Họ hiện lên thật đẹp đẽ, phi thường, dũng
cảm qua tâm thế tiếp nhận rất đẹp của nhà thơ. Ví dụ đọc bài’’Em gái văn công’’
ta cứ tưởng tượng em là một người con gái tài hoa xinh đẹp. Đáng lẽ em phải
được sống ở một nơi khác cớ điều kiện hơn nhưng em lại chọn Trường Sơn, nơi:
" Ban giám khảo là cô giao liên
Và bộ đội hành quân bùn rừng còn lấm "
bởi nơi đó: " Tiếng em hay là viên đạn nổ
Cùng bay lên gìn giữ trời xanh "
c) Đậm chất hiện thực về cuộc chiến tranh chống Mỹ. Trong tiêu đề của
mình Phạm Tiến Duật thường có xu hướng kéo dài con chữ. Có những tiêu đề có
12 tiếng, có những tiêu đề 16 tiếng. (Bài thơ không vần kể chuyện chụp ảnh ở
một vùng giáp với mặt trận). Đây là sự khác người của Phạm Tiến Duật. Ông
muốn đẩy sự kiện, chi tiết của hiện thực cuộc sống vào trong cả địa hạt cần sự
súc tích. Bởi thế, nó đã ghi lại cuộc chiến đấu chống Mỹ anh dũng của cả dân
tộc Việt Nam


d) Gắn với thể nhật ký ghi lại một cách trung thành hiện thực cuộc sống

của một lớp người trẻ tuổi. Ta có thể thấy điều này qua rất nhiều tiêu đề như:
"Chuyện hàng câu yêu đương", "Nhật ký yêu đương", "Chào những đoàn quân
tuyên truyền, chào những đoàn quân nghệ thuật", "Gửi em cô thanh niên xung
phong", "Em gái văn công"... Đây là những con người tuổi vừa mười tám đôi
mươi gác bút đi vào chiến trường chiến đấu. Cuộc sống của họ hiện lên thật cụ
thể và sinh động trong "Vầng trăng quầng lửa" từ những chuyện lạ gặp trên
đường hành quân, từ những niềm tin có thật, từ giọng hò trong đêm bốc vác...
Phạm Tiến Duật trung thành ghi lại hiện thực ấy chứ thơ ông không phải là nơi
để giãi bày cảm xúc, tìm tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình. Tuy nhiên cái
đích cuối cùng ấy lại đến sớm bởi người đọc đã thấy được sự đồng cảm sâu sắc
với ông ở những bài thơ như thế.
5. “Vầng trăng quầng lửa” thể hiện tính nhạc trong thơ Phạm Tiến Duật.
Thơ Phạm Tiến Duật đầy tính nhạc : Tính nhạc - một thứ nhạc hiện đại,
mới lạ và độc đáo - thứ nhạc của chiến tranh chống Mỹ và thứ nhạc trong tâm
hồn của những con người trẻ trung, tràn đầy nhiệt huyết, có ý thức trách nhiệm
lớn với Tổ quốc. Nó đầy những yếu tố dị thường, nổi loạn, bất ngờ như chính
bản thân nhịp điệu cuộc chiến và những con người sống căng lên từng phút đầu
tuyến lửa. Thơ ơng ít có thứ nhạc điệu êm ả, nhịp nhàng, đủng đỉnh của những
tác phẩm đi trên trục lựa chọn, khai thác nhạc tính ở vần mà là nhạc điệu gấp
gáp, khẩn trương, bất ngờ của những bài thơ chạy trên trục kết hợp, chú trọng
khai thác nhạc ở tiết tấu. Ở những nhà thơ khác, tất nhiên cũng có những sáng
tạo, bứt phá trong việc lắp vần, ráp nhịp nhưng còn ở trong tần số có hạn. Với
Phạm Tiến Duật những thay đổi đó là khá tự do, thoải mái. Có những đoạn thơ
ơng hồn tồn tháo tung vần, phá loạn nhịp:
Tranh thủ có pháo sáng đèn dù
Anh vội nhìn em và bạn bè khắp lượt
Mọi người cũng tị mị nhìn anh
Rồi bóng tối lại khép vào bóng tối.
(Gửi em, cơ thanh niên xung phong)
Nhờ những vần thơ trên, tác giả đã nói lên sự hối hả, gấp gáp, cuống quýt,

kiếm tìm của những tâm hồn cịn rất trẻ bởi có thể mai đây, họ khơng cịn được
trêu gẹo, chọc đùa, liếc nhìn ai nữa... Trong khơng khí ấy, sự tạo vần, nghỉ nhịp
trở nên vô duyên, thừa thãi. Phải là người trong cuộc, một chàng lính xế tuổi đơi
mươi - thì Phạm Tiến Duật mới có được một bài thơ như " Gửi em, cơ thanh
niên xung phong ", mới có được một thứ nhạc thơ lạ kỳ như đoạn vừa trích dẫn.
"Lửa đèn" dài 100 dịng là bài thơ điển hình nhất cho nhạc thơ của Phạm
Tiến Duật, một thứ nhạc linh hoạt, đa dạng như bản thân nhịp sống chiến tranh;
một thứ nhạc trẻ trung, sôi nổi, lành mạnh như tâm hồn tuổi trẻ Trường Sơn. Có
những đoạn êm ả, dịu dàng như lời dân ca trữ tình mời gọi:
Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá ...
Nó trở nên thiết tha, vẫy gọi, nó trở nên khắc khoải đến khôn cùng. Mỗi
tấc đất quê hương dấu u đang cịn chờ phía trước, vẫy gọi bước chân những


con người đến bảo vệ, giành giật từ tay giặc thù. Nó nhẹ nhàng nhưng tha thiết,
mãnh liệt, có sức ám ảnh đau đáu khơn ngi bởi nó là tiếng gọi từ thâm u, từ
quá khứ hồng hoang có sẵn trong dân ca và bây giờ hiển hiện ở chốn này.
Trong hầu hết tất cả các bài thơ của mình Phạm Tiến Duật đều có thứ
nhạc linh động, biến đổi ở từng đoạn. Ơng chú trọng khai thác tính nhạc ở tiết
tấu:
Bom bi nổ chậm / nổ trên đỉnh đổi
Lốm đốm nền trời / những quầng lửa đỏ
Một lát sau / cũng từ phía đó
Trăng lên /
Hun hút đường khuya / rì rầm / rì rầm
Tiếng mạch đất / hai miền hoà làm một /
Và vầng trăng / vầng trăng / đất nước
Vượt / qua quầng lửa / mọc lên cao /

(Vầng trăng và những quầng lửa )
Ở bài thơ này vần lùi xuống để nhịp lên ngôi. Theo ông, chỉ khi nào thực
sự cần vần, ông mới chú trọng tạo vần và lúc ấy, giá trị của vần sẽ tăng đột biến.
Cịn chủ yếu ơng khai thác nhạc tính ở tiết tấu. Nhịp ở đây rất ăn nhau, tuy nhiên
khá linh hoạt, đầy những yếu tố nổi loạn, dị thường. Lúc thì 4/4; 3/4; 2; 5/4; 4/4
lúc thì lại 4/2/2; 3/2/2; 1/3/3... nhưng sự đột biến ấy có tính chu kỳ, lặp lại : 4/4
rồi lại 4/4; 4/4 trong các khổ thơ.
6.Từ ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật là từ ngữ thể hiện tiếng nói của
tuổi trẻ Trường Sơn.
Dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng thì người lính là lớp người tiên
phong hiện thân cho dân tộc ấy. Tiếng nói của họ đang bị nh đi, hồ tan trong
tiếng nói của dân tộc. Vào những năm 1968, cuộc chiến ngày càng đi vào những
thử thách nặng nề. Cả dân tộc nín thở lắng nghe từng nhịp đập của tiền tuyến.
Thơ của Phạm Tiến Duật mang tiếng nói của lính trong chiến trường bay về hậu
phương để bù đắp bao nỗi lo lắng, chờ trơng. Là người lính, nên Phạm Tiến
Duật có vốn từ ngữ về lính phong phú. Đó là những người lính thời chống Mỹ:
tự tin, hiểu biết, tinh nghịch, từng trải, hiện đại, đầy nhiệt huyết - cho nên từ
ngữ của ơng là tiếng nói của tuổi trẻ Trường Sơn.
Bên cạnh cách dùng vốn từ ngữ với nghệ thuật đặc sắc, thơ ơng cịn xuất
hiện khá nhiều từ ngữ mới có trong thời chống Mỹ. Những từ ngữ này hay được
bộ đội giải phóng dùng, như: "Bếp Hoàng Cầm", "hai đứa", "mê", "chừa", "thân
yêu", "ba sẵn sàng", "xe Din", "Trường Sơn", "lèn đá", "thanh niên xung
phong", "bom nổ chậm", "bom từ trường"," B.52", "ngã ba Đồng Lộc", "bom
Napan", "chống Mỹ", "thống nhất", "anh - em" “bọn anh”... Đó là từ ngữ của
những anh giải phóng quân ở chiến trường.
Ngôn ngữ ông đi gần với lời nói, với khẩu ngữ. Đơi lúc ơng tạo cho
người đọc cảm giác hồi hộp, bởi lo lắng ngôn ngữ thơ ơng sẽ giảm bớt chất thơ,
khi nó cứ xích gần lại ngơn ngữ giao tiếp: ít láy âm, rõ nét nghĩa, tự do trong
hoạt động, ít sử dụng từ Hán Việt, không hề yểu điệu, hoa mỹ, chải chuốt. Tuy
nhiên, xét kỹ ơng có kênh lọc từ rất riêng: từ ngữ của ông phải là từ ngữ của



cuộc sống, của những con người trong chiến trận, của một thời đánh Mỹ. Chất
thơ tốt ra từ đó bởi khơng có một thời kỳ nào oanh liệt, con người thời nào đẹp
đẽ bằng thời đại này.
Có thể nói, ngơn ngữ đời thường, ngơn ngữ của văn hố chiến tranh chống
Mỹ đã ùa vào thơ Phạm Tiến Duật. Đó là tiếng nói của tuổi trẻ Trường Sơn, là
cách nói của lính, là cách tư duy của con người hiện đại. Nếu nói cuộc cách
mạng của ngơn ngữ thơ ca hiện đại là trở về với thường nhật thì Phạm Tiến Duật
là người tiên phong. Nếu quay lại tìm hiểu chiến tranh,con người thời chiến
tranh dưới góc độ văn hố thì có lẽ khơng đâu đầy đủ bằng, giàu cảm xúc bằng
thơ Phạm Tiến Duật. Văn hoá chiến tranh chống Mỹ đã làm nên lớp ngôn ngữ
thơ ông, tạo cho thơ ông có một linh hồn độc đáo
7. Sử dụng cấu trúc lặp.
Thơ Phạm Tiến Duật có đủ các kiểu lặp thuộc mọi cấp độ: ngữ âm, thanh
điệu, từ ngữ, cú pháp, kiểu lặp từng đoạn như điệp khúc. Có kiểu lặp đầu các
khổ thơ, hoặc cách quãng trong bài thơ, kiểu cấu trúc lặp sóng dơi cú pháp với
nhiều biến thể: điệp nguyên vẹn, điệp bộ phận. Có thể khẳng định những tác
phẩm thành công nhất của Phạm Tiến Duật đều sử dụng thủ pháp lặp như " Lửa
đèn ", " Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây ", " Gửi em, cô thanh niên xung
phong ", " Nhớ ". Nếu cất đi chùm thơ ấy chắc chắn lâu dài thơ Phạm Tiến Duật
không vững chắc như hiện nay và nếu khơng sử dụng câu có cấu trúc lặp thì các
tác phẩm ấy khơng có sức sống như thế.
Chương 3. Một số hình tượng hiện lên trong tập “ Vầng trăng quầng lửa”
1. Trường Sơn hiện lên qua tên gọi các địa danh trở thành thân thuộc.
Trong thơ Phạm Tiến Duật nhắc rất nhiều đến các địa danh của
Trường Sơn.
Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quay
(Trường Sơn Đơng, Trường Sơn Tây)

Hang đèn chín ngọn có chín ngọn đèn
(Hang đèn chín ngọn)
và bao nhiêu địa danh khác nằm trên con đường mịn Hồ Chí Minh lịch sử :
“cầu Hàm Rồng”, “sông Mã”, “ngã ba Đồng Lộc”,” Seng Phan”, “đất Nghệ”,
“Đèo Ngang”, “Hà Tĩnh”, “Thạch Kim”, “mảnh đất Xơ Viết”, “núi Nưa”,
“Thanh Hố”, “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”. Những địa danh ấy
như bao địa danh khác cứ trở đi trở lại trong thơ ông như một nỗi ám ảnh khơng
cùng. Nó khơng cịn là danh từ nữa mà đã trở thành " tính từ " bởi địa danh ấy
gợi cho ta những nối nhớ thương, xúc động thiêng liêng vì nó in đậm dấu ấn của
cuộc chiến tranh gian khổ, thần kỳ, nó là bức tượng đài sừng sững khắc ghi
chiến công của những người con dân tộc.
2. Trường Sơn là điểm hẹn, nơi tụ hội của những con người chân chính
trong thời đại Hồ Chí Mính.
Có thể nói, Trường Sơn là điểm hẹn hị, tụ hội, là nơi con người hướng
tới, tiến lên để tìm và khẳng định giá trị cả mình. Phạm Tiến Duật đã phác hoạ
lại được khơng khí lịch sử của dân tộc những năm tháng cả nước náo nức hành
quân, hăm hở quyết tâm xin đi đánh giặc với những bức thư viết bằng máu:


Đi giữa những sư đoàn ùn ùn súng pháo
Đi giữa những đường xe ngút đầy đạn gạo
Lưng Trường Sơn tấp nập tiến vào
Tất cả, xin chào xin chào đồng chí
Bằng một chuỗi động từ, tính từ trong câu: "ùn ùn súng pháo", " ngút đầy
đạn gạo", " tấp nập tiến vào", "tấp nập đường xe", gợi lên khơng khí náo nức,
tưng bừng, rộn ràng, tấp nập của những con người nhiệt huyết tràn căng. Hình
tượng ấy sáng lên, đẹp đẽ vơ cùng và có sức lay động sâu xa tất cả mọi người.
3. Hình tượng tuổi trẻ Trường Sơn.
Trước hết, hình tượng người anh hùng của thơ Phạm Tiến Duật là những
con người tuổi cịn rất trẻ. Đó là lớp thanh niên đầu tiên của thời kỳ chống Mỹ,

tuổi vừa mười tám đơi mươi. Hình ảnh những con người trẻ tuổi của Trường Sơn
xuất hiện trong 22/33 bài
Những con người "đã làm ra đất nước" nhưng "không ai nhớ mặt đặt tên"
nay họ đi vào thơ ơng và có một diện mạo khiến ai đã một lần gặp thì khơng thể
nào qn. Hình tượng anh lính lái xe và cơ thanh niên xung phong là những con
người như thế. Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy họ xuất hiện trên 10 lần. Họ hiện
lên chân thực đến từng chi tiết: q qn, tính cách, giọng nói, phẩm chất, năng
lực, nết ở riêng... Anh lính lái xe trong "Gửi em cơ thanh niên xung phong" đứng
được trong lòng người đọc bởi anh thật rõ nét trong cách sống tinh nghịch mà
tình tứ, hồn nhiên mà nặng nghĩa với mối tình bất ngờ, trẻ trung, rất riêng và rất
chung ngày ấy
4. Hình tượng Lửa đèn.
Trong " Vầng trăng quầng lửa " mà chúng ta đang xét nó xuất hiện với
tần số khá cao: ba hai lần cho hình tượng đèn, mười chín lần cho hình tượng lửa,
sáu lần cho hình tượng trăng và chúng là hình tượng trung tâm quán xuyến từ
đầu đến cuối nhiều bài thơ như: " Lửa đèn ", " Ngọn đèn chi bộ ",
" Vầng
trăng và những quầng lửa "... Tóm lại đây là hình tượng thơ tiêu biểu, biểu đạt
nhiều ý nghĩa khác nhau trong thơ Phạm Tiến Duật.


Phần 3: KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu tập thơ " Vầng trăng quầng lửa " đã rút ra một số đặc điểm
về ngôn ngữ thơ của Phạm Tiến Duật như sau:
Hồn thơ của Phạm Tiến Duật phóng khống, tự do, hiện đại và giàu chất
liệu hiện thực.
Từ ngữ trong thơ ông ít có những đẽo gọt, cầu kỳ, làm duyên làm dáng
mà nó có vẻ đẹp tự nhiên chân chất, trong sáng, phập phồng hơi thở của cuộc
sống.
Thơ ơng đầy tính nhạc, một thứ nhạc linh hoạt, đa dạng chứa đựng sự kế

thừa và phá cách, biến dị để mã hoá sự gấp gáp và căng thẳng của nhịp sống
chiến tranh. Ông khai thác tính nhạc thường ở nhịp, một thứ nhịp thường xuyên
đột biến nên tăng chất gồ ghề, gấp khúc, mạnh mẽ, khác với thứ nhạc nhịp
nhàng, mượt mà, ngọt ngào giống điệu ru của những nhà thơ trước và nhà thơ
cùng thời.
Thế giới hình tượng thơ Phạm Tiến Duật là sự cô đặc của cuộc chiến
chống Mỹ cam go, khốc liệt ở Trường Sơn. Trên cái nền của mưa bom bão lửa,
của đại ngàn kỳ lạ và thân thuộc là chân dung những con người bình dị và phi
thường, biểu tượng cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Thế giới hình tượng ấy có
sức mê hoặc và khơi gợi trong ta những xúc động thiêng liêng và suy tưởng sâu
xa về một thời kỳ oanh liệt.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vầng trăng quầng lửa, Tập thơ, NXB Văn học, 1970
2. Thơ một chặng đường, Tập thơ, NXB QĐND, 1971
3. Ở hai đầu núi, NXB tác phẩm mới, 1981
4. Vầng trăng và những quầng lửa, Tập thơ, NXB Văn học, 1982
5. Đường dài và những đốm lửa, Tập thơ, NXB Hội nhà văn, 2001
6. Thơ với tuổi thơ, Tập thơ, NXB Kim Đồng, 2001



×