Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cần xác định chính xác những điều kiện đặc thù của người thừa kế bắt buộc trong giải quyết tranh chấp về thừa kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.76 KB, 5 trang )

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

CẦN XÁC ĐỊNH CHÍNH XÁC NHỮNG ĐIỀU KIỆN
ĐẶC THÙ CỦA NGƯỜI THỪA KẾ BẮT BUỘC TRONG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ

Trần Thị Thu Hằng1
Tóm tắt: Theo quy định của pháp luật, nếu người lập di chúc khơng chia phần thừa kế hoặc chia ít
hơn hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật cho người thừa kế bắt buộc, thì những người thừa kế
đó có quyền yêu cầu hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật của họ. Đó là điều kiện đặc thù đối với
những người thừa kế bắt buộc. Tuy nhiên, do một số hạn chế trong việc xác định các điều kiện này nên
việc giải quyết tranh chấp vẫn chưa thống nhất và hiệu quả. Vì vậy, cần sửa đổi quy định pháp luật và
có hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo tính thống nhất khi thi hành quy định pháp luật này trong thực tiễn.
Từ khóa: Điều kiện đặc thù, người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.
Nhận bài: 21/9/2020; Hoàn thành biên tập: 25/9/2020; Duyệt đăng: 23/10/2020.
Abstract: It is stipulated that the heirs independent from contents of testaments shall still be entitled
to an estate portion which is equyvalent to two-thirds of the portion given to an heir at law, if the estate
is divided according to law, in cases where they are not allowed by the testator to enjoy the estate or
are allowed to enjoy only a portion less than two-thirds of their due part. This is typical feature for the
heirsindependent from contents of testaments. However, due to some limitations in defining this
condition, the task of settling disputes has not been consistent and effective. Therefore, it is necessary
to amend legal regulations and specific instructions to ensure consistency in enforcement of legal
regulations in reality.
Keywords: Typical features, heirs independent from contents of testaments.
Date of receipt: 21/9/2020; Date of revision: 25/9/2020; Date of Approval: 23/10/2020.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 644 Bộ luật kế theo pháp luật. Cách xác định điều kiện đặc thù
dân sự (BLDS) năm 2015: trong trường hợp cha, để xác định người thừa kế được hưởng hay không
mẹ; vợ (chồng); con chưa thành niên và con đã được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di
thành niên mà khơng có khả năng lao động nếu chúc trên thực tế cịn có những sai lầm bởi nhiều
“không được người lập di chúc cho hưởng di nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc phân chia di
sản”(người lập di chúc truất quyền thừa kế hoặc sản sai sót, nhầm lẫn thậm chí trái luật làm ảnh


khơng nhắc tên được hưởng di sản trong di chúc) hưởng đến quyền lợi của người thừa kế.
hoặc người lập di chúc “chỉ cho hưởng phần di sản
Trong bài viết này, chúng tôi bàn luận về cách
ít hơn hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật”, chia thừa kế trong tình huống khi “người vợ hai
thì sẽ được hưởng đủ hai phần ba suất thừa kế theo hợp pháp” ở trong hoàn cảnh không được người lập
pháp luật, trừ khi họ là người từ chối nhận di sản di chúc cho hưởng di sản nhưng được hưởng thừa
theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người kế theo pháp luật ít hơn hai phần ba một suất thừa
khơng có quyền hưởng di sản theo quy định tại kế theo pháp luật. Theo một số quan điểm thì
Khoản 1 Điều 621 của BLDS năm 2015. Cách tính “người vợ hai hợp pháp” được hưởng thừa kế
hai phần ba một suất thừa kế đã được quy định theo không phụ thuộc nội dung di chúc ở điều kiện
công thức: tổng di sản chia cho tổng số người thừa “không được người lập di chúc cho hưởng di sản”.
kế hợp pháp sau đó nhân với hai phần ba.
Do vậy, người này vừa được hưởng hai phần ba
Như vậy, ngoài điều kiện chung là không từ một suất thừa kế theo pháp luật vừa được hưởng
chối hưởng di sản thừa kế; không bị mất quyền thừa thừa kế theo pháp luật sau khi chia di sản thừa kế
kế theo pháp luật và phải còn sống tại thời điểm mở cho người thừa kế theo di chúc.
thừa kế thì những người thừa kế trên cịn phải tuân
1. Tình tiết vụ án
thủ điều kiện đặc thù là khơng được hưởng di sản
Ơng A và bà B kết hôn năm 1950 sinh được 3
hoặc tuy được hưởng di sản nhưng giá trị của phần con là chị C (sinh năm 1951), anh D (sinh năm
di sản thực tế ít hơn hai phần ba của một suất thừa 1953) và chị E (sinh năm 1955). Năm 1959 do mâu
1

Thạc sỹ, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp.


Số 10/2020 - Năm thứ mười lăm

thuẫn gia đình ơng A đến chung sống với bà G như

vợ chồng sinh được chị M (sinh năm 1960) và anh
N (sinh năm 1970).
Năm 1975, chị C kết hôn với anh K sinh được
T và Q, nhưng chị C lại chết ngay sau khi sinh Q
được 3 tháng.
Năm 1995, ông A chết để lại di chúc cho anh N
1/2 (một nửa) tài sản, đồng thời truất quyền thừa
kế của bà B. Anh D rất bất bình với nội dung bản
di chúc của ơng A nên sau khi lo tang cho cha hết
10.000.000 đồng đã làm đơn yêu cầu toà án chia
thừa kế tài sản của ơng A. Tồ án xác định được tài
sản như sau:
- Tài sản của ông A và bà B là 200.000.000 đồng.
- Tài sản của ông A với bà G là 400.000.000 đồng.
Theo tình huống trên, nhận thấy ơng A đã có
vợ là bà B nhưng sau đó lại chung sống với bà G
như vợ chồng cho đến thời điểm ông A chết. Theo
thông tư số 690 - DS ngày 29 tháng 04 năm 1960
hướng dẫn xử lý ly hơn và các vấn đề có liên quan
đến việc ly hơn vì chế độ đa thê. Nhằm từng bước
xóa bỏ những tàn dư như vậy của chế độ cũ, pháp
luật nhà nước ta đã xác định giới hạn đình chỉ
những quan hệ hơn nhân trái với pháp luật hiện
hành, đó là: Những người có nhiều vợ trước ngày
ban hành Luật hơn nhân gia đình năm 1959, do Sắc
lệnh số 02-SL ngày 13 tháng 01 năm 1960 của Chủ
tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hịa thì khơng
đặt vấn đề vi phạm pháp luật. Quan hệ hôn nhân
của vợ chồng xác lập trước ngày 13 tháng 01 năm
1960 tuy có vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng nhưng

vẫn tồn tại và được coi là không trái pháp luật.
Theo quy định trên, mối quan hệ giữa ông A và bà
G được công nhận quan hệ vợ chồng nên phát sinh
quan hệ thừa kế giữa ông A và bà G (tức là khi ơng
A chết thì cả bà B và bà G đều được hưởng thừa kế
theo quy định của pháp luật).
Trong tình huống trên, trước hết phải xác định
được di sản thừa kế của ông A. Mối quan hệ hôn
nhân giữa ông A với bà B và bà G được pháp luật
công nhận nên tài sản của ông A và bà B, bà G là
tài sản chung hợp nhất. Nhưng không có căn cứ xác
định được cơng sức đóng góp của ông A, bà B và
bà G trong các khối tài sản đó nên phần quyền tài
sản của họ trong khối tài sản chung là ngang nhau.
Vì vậy, phần tài sản của ông A trong khối tài sản
chung với bà B là: 200.000.000 đồng: 2 =
100.000.000 đồng. Phần tài sản của ông A trong
khối tài sản chung với bà G là: 400.000.000 đồng:

2 = 200.000.000 đồng. Vậy di sản của ông A để lại
là: 100.000.000 đồng + 200.000.000 đồng =
300.000.000 đồng. Khoản chi phí mai táng
10.00.000 đồng được trừ vào di sản của ông A
(Khoản 1 Điều 658 BLDS năm 2015). Vậy di sản
của ông A là: 300.000.000 đồng - 10.000.000 đồng
= 290.000.000 đồng.
- Theo di chúc, ông A truất quyền thừa kế của bà
B, không cho bà G hưởng thừa kế theo di chúc
nhưng theo quy định tại Điều 644 BLDS năm 2015
bà B và bà G là người thừa kế không phụ thuộc nội

dung di chúc, mỗi người được hưởng hai phần ba
một suất thừa kế theo pháp luật, tức là: 290.000.000
đồng: 7 x 2/3 = 27.619.047 đồng. Vậy bà B được
hưởng thừa kế là: 27.619.047 đồng; bà G được
hưởng thừa kế là: 27.619.047 đồng.
- Cũng theo di chúc ông A để lại cho anh N 1/2
tài sản, tức là 290.000.000 đồng: 2 = 145.000.000
đồng.
Như vậy, phần di sản của ơng A cịn lại là:
290.000.000 đồng - 145.000.000 + (27.619.047 x
2) = 89.761.906 đồng. Phần tài sản này được chia
thừa kế theo pháp luật (điểm a, khoản 2 Điều 650
BLDS năm 2015), tuy nhiên trong tình huống này
bà B là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của
ông A nhưng đã bị ông A truất quyền thừa kế nên
không được hưởng thừa kế theo pháp luật (khoản 3
điều 651 BLDS năm 2015). Vậy di sản còn lại của
ông A được chia như sau: 89.761.906 đồng : 6 = bà
G = T và Q – thừa kế thế vị C = D = E = M = N =
14.960.317 đồng.
2. Quan điểm và bình luận
Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 644 BLDS năm
2015 quy định: “Những người sau đây vẫn được
hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia
theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho
hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà khơng có khả năng lao

động…”
Hiện tại, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên
thực tiễn vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau về
vấn đề người lập di chúc “…chỉ cho hưởng ít hơn
hai phần ba suất đó…”. Có quan điểm cho rằng:
người lập di chúc có cho các đối tượng trên được
hưởng thừa kế, nhưng phần mà họ được hưởng
theo di chúc ít hơn hai phần ba của một suất thừa kế


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

theo pháp luật, thì sẽ được hưởng đủ hai phần ba
một suất theo pháp luật. Còn đa số các quan điểm
thì hiểu rằng: trong mọi trường hợp di chúc hợp
pháp, các đối tượng được hưởng thừa kế không phụ
thuộc nội dung di chúc dù được hưởng thừa kế theo
di chúc hay theo pháp luật mà di sản thực tế họ
được hưởng ít hơn hai phần ba một suất thừa kế
theo pháp luật thì sẽ được hưởng đủ hai phần ba
một suất theo pháp luật.
Cách hiểu thứ nhất chỉ đúng trong trường hợp
người lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản trong di
chúc, các đối tượng hưởng thừa kế bắt buộc có được
hưởng di sản nhưng ít hơn hai phần ba một suất theo
pháp luật. Nếu người lập di chúc chỉ định đoạt một
phần tài sản, phần còn lại được chia thừa kế theo
pháp luật sẽ xảy ra trường hợp người thừa kế bắt
buộc đồng thời là người thừa kế theo pháp luật, cho
nên ngoài số di sản được hưởng theo di chúc họ còn

được hưởng thừa kế theo pháp luật. Lúc đó, có thể
người lập di chúc cho họ hưởng ít hơn hai phần ba
một suất theo pháp luật trong di chúc nhưng di sản
thực tế họ được hưởng theo di chúc và theo pháp
luật lại nhiều hơn hai phần ba một suất thừa kế theo
pháp luật. Do vậy, họ không thể là người thừa kế
không phụ thuộc nội dung di chúc. Ví dụ: Ơng A và
bà B kết hơn năm 1986, có hai con chung là C (sinh
năm 1987) và D (sinh năm 1990). Năm 2004, ông
A chết để lại di chúc cho cô Y thư ký riêng
100.000.000 đồng, cho hai con C và D mỗi người
200.000.000 đồng. Di sản của ông A là
2.000.000.000 đồng. Ở tình huống này, mặc dù ơng
A khơng cho bà B hưởng di sản, chỉ cho hai con C
và D hưởng thừa kế theo di chúc ít hơn hai phần ba
một suất thừa kế theo pháp luật nhưng họ không
phải là đối tượng được hưởng thừa kế không phụ
thuộc nội dung di chúc bởi vì di sản thực tế bà B
được hưởng theo pháp luật và C, D hưởng thừa kế
theo cả di chúc và pháp luật nhiều hơn hai phần ba
một suất thừa kế theo pháp luật.
Cách hiểu thứ hai cho rằng: người lập di chúc
“chỉ cho” ở quy định này thể hiện ý chí của người
lập di chúc trong di chúc và trong phần di sản họ
không đề cập đến trong di chúc. Tuy nhiên, không
phải trường hợp nào phần di sản được chia theo
pháp luật cũng là tài sản mà người lập di chúc có ý
định để lại cho người thừa kế mà họ được hưởng
thừa kế trong hồn cảnh khách quan, ví dụ trong
các trường hợp người thừa kế theo di chúc chết

trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di

sản, có người thừa kế khơng có quyền hưởng di sản
hoặc từ chối hưởng di sản, thậm chí người để lại di
sản “qn” khơng định đoạt phần di sản nào đó thì
rõ ràng người được hưởng thừa kế theo pháp luật
khơng do ý chí của người để lại di sản. Do vậy, quy
định “chỉ cho hưởng…” ở điều luật này thể hiện
sự thiếu chặt chẽ, dễ gây hiểu sai khi áp dụng giải
quyết tình huống thực tiễn.
Một vấn đề nữa, xét về câu chữ thì cụm từ
“khơng được người lập di chúc cho hưởng di sản
hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba
suất đó” được hiểu là sự thể hiện ý chí của người
lập di chúc trong việc khơng cho hoặc chỉ cho
người thừa kế hưởng ít hơn hai phần ba một suất
thừa kế theo pháp luật. Còn trường hợp người lập
di chúc không định đoạt hết tài sản, phần còn lại
chia thừa kế theo pháp luật (theo diện và hàng thừa
kế) lại là sự thể hiện ý chí của nhà nước. Chính
cách hiểu và vận dụng quy định pháp luật như vậy
đã dẫn đến sai lầm trong giải quyết tình huống ở
trên:
Sai lầm thứ nhất, vì cho rằng bà G không được
ông A cho hưởng di sản trong di chúc là việc thể
hiện ý chí của ơng A khơng cho bà G hưởng thừa kế,
còn thực tế bà G được hưởng thừa kế theo pháp luật
(ít hơn hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật)
là sự thể hiện ý chí của nhà nước, khơng thể hiện ý
chí của ơng A “chỉ cho” bà G hưởng ít hơn hai phần

ba một suất thừa kế theo pháp luật. Cho nên, bà G
được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di
chúc ở điều kiện “không được người lập di chúc cho
hưởng di sản” chứ không phải ở điều kiện người
lập di chúc “chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai
phần ba suất thừa kế theo pháp luật”. Do vậy, bà G
vừa được hưởng hai phần ba một suất thừa kế theo
pháp luật vừa được hưởng thừa kế theo pháp luật
sau khi chia di sản thừa kế cho người thừa kế theo
di chúc. Cách chia này không thể hiện được tinh
thần của điều luật và bất công bằng đối với người
thừa kế theo pháp luật.
Sai lầm thứ hai, về ngun tắc chia thừa kế có
người thừa kế khơng phụ thuộc nội dung di chúc
thì phần di sản người này được hưởng hoặc được
bù thêm cho đủ hai phần ba một suất thừa kế theo
pháp luật phải được trích ra từ phần di sản người
thừa kế theo di chúc được hưởng, nếu thiếu thì mới
phải trích từ phần di sản của người thừa kế theo
pháp luật. Nghĩa là, phần di sản mà người thừa kế
theo di chúc được hưởng chắc chắn sẽ bị giảm sút


Số 10/2020 - Năm thứ mười lăm

do phải “chia sẻ” cho người thừa kế không phụ
thuộc nội dung di chúc, phần di sản của những
người thừa kế theo pháp luật chỉ bị giảm sút khi di
sản của người thừa kế theo di chúc không đủ chia
cho người thừa kế không phụ thuộc nội dung di

chúc. Nhưng cách giải quyết ở trên cho thấy, anh N
là người thừa kế theo di chúc không bị ảnh hưởng
về di sản thừa kế mà trái lại di sản của những người
thừa kế theo pháp luật của ơng A lại bị giảm sút do
phải trích ra cho bà B và bà G. Cách giải quyết này
vừa sai nguyên tắc vừa không thể hiện được bản
chất, mục đích của điều luật như tên gọi “người
thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc”.
Thứ hai, cần phải hiểu bà G tuy không được
ông A cho hưởng thừa kế theo di chúc nhưng lại
được chia thừa kế theo pháp luật với tư cách là
người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất, khi bà G
được hưởng thừa kế ít hơn hai phần ba một suất
thừa kế theo pháp luật thì bà G là người thừa kế
khơng phụ thuộc nội dung di chúc sẽ được chia đủ
hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật. Cụ thể
như sau:
- Xác định di sản của ông A sau khi anh D lo mai
táng cho ông A là: (100.000.000 đồng + 200.000.000
đồng) – 10.000.000 đồng = 290.000.000 đồng.
- Nếu di sản của ơng A được chia thừa kế theo
pháp luật thì mỗi suất thừa kế là: 290.000.000 đồng:
7 = 41.428.571 đồng và hai phần ba của một suất sẽ
là 41.428.571 đồng x 2/3 = 27.619.047 đồng.
- Theo di chúc ông A để lại cho anh N 1/2 tài
sản, tức là 290.000.000 đồng: 2 = 145.000.000
đồng. Phần di sản cịn lại ơng A không định đoạt
trong di chúc sẽ chia thừa kế theo pháp luật, tuy
nhiên bà B là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất
của ông A nhưng đã bị ông A truất quyền thừa kế

nên không được hưởng thừa kế theo pháp luật
(khoản 3 điều 651 BLDS năm 2015). Vậy di sản
cịn lại của ơng A được chia như sau: 145.000.000
đồng : 6 = bà G = T và Q – thừa kế thế vị C = D =
E = M = N = 24.166.666 đồng.
- Cũng theo di chúc, ông A truất quyền thừa kế
của bà B nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 644
BLDS năm 2015 bà B là người thừa kế không phụ
thuộc nội dung di chúc, được hưởng hai phần ba
một suất thừa kế theo pháp luật, tức là bà B được
hưởng: 27.619.047 đồng.
- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 644 BLDS
năm 2015, tuy bà G đã được hưởng thừa kế theo
pháp luật nhưng còn thiếu so với hai phần ba một

suất thừa kế theo pháp luật là: 27.619.047 đồng 24.166.666 đồng = 3.452.381 đồng, nên bà G sẽ
được chia đủ hai phần ba một suất thừa kế theo
pháp luật, tức là bà G sẽ được hưởng thêm
3.452.381 đồng.
- Phần di sản bà B và bà G được hưởng trích ra
từ di sản N được hưởng thừa kế theo di chúc, tức là
N được hưởng: 145.000.000 đồng – (27.619.047
đồng + 3.452.381 đồng) = 113.928.572 đồng.
3. Kiến nghị
Để khắc phục những sai lầm và đảm bảo quyền
lợi của người thừa kế khi phân chia di sản thừa kế
trong trường hợp người thừa kế không phụ thuộc
nội dung di chúc được hưởng di sản thừa kế ít hơn
hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật, chúng
tôi kiến nghị thực hiện hai việc sau:

Một là, sửa đổi, thay thế từ “cho” trong cụm từ
“chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất
đó” bằng từ “được” tại khoản 1 Điều 644 BLDS
năm 2015. Cụ thể: “Những người sau đây vẫn được
hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia
theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ được
hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà khơng có khả năng lao
động…”.
Nếu như cụm từ “chỉ cho hưởng…” đa số các
trường hợp thể hiện sự chủ động của người lập di
chúc trong việc định đoạt tài sản trong di chúc,
chưa bao quát được trường hợp người thừa kế được
hưởng thừa kế theo pháp luật, do đó khơng thể hiện
được bản chất của điều luật thì cụm từ “chỉ được
hưởng…” thể hiện được bản chất, mục đích của
điều luật là bất kỳ trường hợp nào nếu người thừa
kế bắt buộc được hưởng thừa kế theo di chúc; theo
pháp luật hoặc cả theo di chúc và theo pháp luật
thực tế được hưởng di sản ít hơn hai phần ba một
suất thừa kế theo pháp luật thì sẽ được hưởng đủ
hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật. Bằng
việc sử dụng cụm từ “chỉ được hưởng…”, trong
mọi trường hợp, khi vận dụng quy định pháp luật
tại khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015 chỉ có một
cách hiểu duy nhất: “con chưa thành niên, cha, mẹ,
vợ, chồng; con thành niên mà khơng có khả năng

lao động” của người lập di chúc ở một trong hai
điều kiện sau sẽ được hưởng thừa kế không phụ
thuộc nội dung di chúc: 1) không được người lập di


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

chúc cho hưởng thừa kế; (2) Đã được hưởng thừa
kế nhưng ít hơn hai phần ba một suất thừa kế theo
pháp luật.
Hai là, thống nhất cách phân chia di sản trong
trường hợp người thừa kế không phụ thuộc nội
dung di chúc “đã được hưởng di sản nhưng chưa
đủ hai phần ba giá trị của một suất thừa kế pháp
luật”theo trình tự nhất định qua các bước sau:
Bước 1: Xác định tính hợp pháp của di chúc và
xác định di sản thừa kế.
Bước 2: Giả sử di sản được chia thừa kế theo
pháp luật để tìm một suất thừa kế theo pháp luật và
hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật làm căn
cứ xác định người thừa kế không phụ thuộc nội
dung di chúc.
Bước 3: Chia thừa kế cho những người được
chỉ định hưởng di sản theo di chúc, phần di sản

không định đoạt trong di chúc hoặc liên quan đến
phần di chúc vô hiệu được chia theo pháp luật
cho những người thừa kế theo pháp luật của
người để lại di sản, nếu họ đủ điều kiện hưởng
thừa kế.

Nếu sau khi chia thừa kế theo di chúc và pháp
luật mà xuất hiện người thừa kế không phụ thuộc
nội dung di chúc“đã được hưởng di sản nhưng
chưa đủ hai phần ba giá trị của một suất thừa kế
pháp luật” thì những người này sẽ được chia đủ
hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật.
Bước 4: Phần di sản người thừa kế không phụ
thuộc nội dung di chúc được hưởng trích ra từ di
sản của người thừa kế theo di chúc, nếu di sản của
người thừa kế theo di chúc khơng đủ thì phải trích
theo tỷ lệ di sản được hưởng của cả người thừa kế
theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật./.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG PHÁP LUẬT PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(Tiếp theo trang 7)
Thứ tư, thành lập cơ quan chuyên trách về
kiểm soát XĐLI. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm
tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức về XĐLI và kiểm soát XĐLI,
hướng dẫn thực hiện pháp luật đồng thời thực hiện
nhiệm vụ hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho cán
bộ, công chức, viên chức cách xử lý những tình
huống cụ thể họ gặp phải trong quá trình thực thi
công vụ, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử
lý và thực hiện quản lý trực tiếp các tình huống
XĐLI xảy ra trong hoạt động cơng vụ; tổng kết
thực tiễn thực hiện pháp luật, tham mưu hoạch
định chính sách, pháp luật về kiểm sốt XĐLI
trong hoạt động cơng vụ./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trọng Chuẩn, Lợi ích và XĐLI trong
q trình thực thi cơng vụ của cán bộ, cơng chức,
viên chức, Tạp chí Mặt trận online ngày
16/05/2020.
/>
cua-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-35256.html
2. C. Mác và Ph. Ăng-ghen Tồn tập, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.686.
3. Phạm Thị Huệ, Kiểm soát XĐLI trong hoạt
động công vụ tại Việt Nam hiện nay, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp số 23 (399), tháng 12/2019.
4. Lê Quang Kiệm, Nhận diện mối quan hệ
giữa “XĐLI” và tham nhũng hiện nay, Tạp chí
Thanh tra online 30/12/2019.
/>5. Đinh Văn Minh, Kiểm sốt XĐLI nhằm
phịng ngừa tham nhũng, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 24(328) - tháng 12/2016.
6. Nhóm Ngân hàng Thế giới & Thanh tra
Chính phủ, Kiểm sốt XĐLI trong khu vực công Quy định và thực tiễn ở Việt Nam, NXB. Hồng
Đức, Hà Nội, 2016, tr. 21.
7. Nguyễn Lân, Từ điển Từ và ngữ Hán Việt,
Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2014, tr 380.



×