Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.77 KB, 4 trang )

SỞ GD & ĐT CÀ MAU
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2020 - 2021
MƠN SINH HỌC LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề có 2 trang)
Mã đề 001
PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Chất nào sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của
vi sinh vật khác là
A. andehit.
B. chất kháng sinh.
C. axit amin.
D. các hợp chất cacbohidrat.
Câu 2: Muối chua rau, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?
A. Lên men lactic và lên men etilic.
B. Phân giải xenlulozo, lên men lactic.
C. Lên men lactic.
D. Phân giải protein, xenlulozo.
Câu 3: Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống, các phân tử
cacbonhiđrat bị phân giải thành
A. CO2 , H2O và năng lượng nhiệt.
B. CO2 , H2O và năng lượng.
C. O2 , H2O và năng lượng.
D. CO, H2O và năng lượng.
Câu 4: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là:
A. duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể.
B. tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
C. làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.


D. góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài.
Câu 5: Từ a tế bào ban đầu, qua k lần phân chia nguyên phân liên tiếp tạo ra được
A. a.k/2 tế bào con.
B. a.2k tế bào con .
C. a.(k – 2) tế bào con.
D. a.2k tế bào con.
Câu 6: Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự
A. G2, G1, S, nguyên phân.
B. G1, G2, S, nguyên phân.
C. G1, S, G2, nguyên phân.
D. S, G1, G2, nguyên phân.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây khơng đúng?
A. Bình đựng nước thịt để lâu có mùi thối do sự phân giải prơtein tạo các khí NH3, H2S...
B. Bình đựng nước đường để lâu có mùi chua do có sự tạo axit hữu cơ nhờ vi sinh vật.
C. Nhờ proteaza của vi sinh vật mà prôtein được phân giải thành các axit amin.
D. Làm tương và nước mắm đều là ứng dụng của quá trình phân giải polisaccarit.
Câu 8: Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
A. chất hữu cơ.
B. ánh sáng và chất hữu cơ.
C. chất vô cơ và CO2.
D. ánh sáng và CO2.
Câu 9: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong
thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là
A. chất hoạt hóa enzim.
B. nhân tố sinh trưởng.
C. chất ức chế sinh trưởng.
D. chất dinh dưỡng.
Câu 10: Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc?
A. Rượu.
B. Chất kháng sinh.

C. Phenol.
D. Cồn.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật?
A. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.
B. Gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau.
C. Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là đa bào phức tạp.
D. Kích thước cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
Câu 12: Tốc độ của q trình hơ hấp phụ thuộc vào
A. hàm lượng oxy trong tế bào.
B. nồng độ cơ chất.
Trang 1/2 - Mã đề 001


C. nhu cầu năng lượng của tế bào.
D. tỉ lệ giữa CO2/O2.
Câu 13: Trong quang hợp, sản phẩm của pha sáng được chuyển sang pha tối là
A. CO2, ATP, NADPH.
B. ATP, NADPH.
C. CO2.
D. O2.
Câu 14: Có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (E.coli triptôphan âm) để kiểm tra xem thực phẩm có
triptơphan hay khơng được khơng?
A. Có, bằng cách đưa vi khuẩn này vào trong thực phẩm, nếu vi khuẩn phát triển được tức là thực
phẩm khơng có tryptophan
B. Khơng thể vì vi khuẩn E.coli triptơphan âm có thể phát triển được trên cả mơi trường có hay khơng
có triptơphan.
C. Khơng thể vì vi khuẩn E.coli triptơphan âm khơng thể phát triển được trên môi trường rất giàu chất
dinh dưỡng như thực phẩm.
D. Có, bằng cách đưa vi khuẩn này vào trong thực phẩm, nếu vi khuẩn phát triển được tức là thực
phẩm có tryptophan.

Câu 15: Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
A. chất hữu cơ.
B. ánh sáng và chất hữu cơ.
C. ánh sáng và CO2.
D. chất vô cơ và CO2.
Câu 16: Pha tối của quang hợp còn được gọi là
A. quá trình cố định O2.
B. quá trình cố định CO2.
C. q trình chuyển hố năng lượng.
D. q trình tổng hợp cacbonhidrat.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Trình bày đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục? (2
điểm)
Câu 2: Hãy nêu một số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yếu tố lí học để khống chế vi sinh vật có
hại? Cho ví dụ cụ thể? (1 điểm)
Câu 3: a. Em hãy cho biết tên của hình vẽ dưới đây là gì? Hãy chú thích hình vẽ theo các số 1, 2, 3, 4 (0,5
điểm)
1
2

3

4

b. Trình bày cấu tạo và hình thái của virut? (1,5 điểm)
Câu 4: Thời gian thế hệ là gì? (0,5 điểm). Tính số lượng tế bào vi khuẩn E. coli trong bình ni sau 1 giờ
40 phút. Biết số lượng tế bào ban đầu là 256 và thời gian thế hệ của E. coli là 20 phút. (0,5 điểm)
------ HẾT ------

Trang 2/2 - Mã đề 001



SỞ GD & ĐT CÀ MAU
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

KIỂM TRA CUỐI KI II – NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN SINH HỌC LỚP 10
Thời gian làm bài : 45 Phút

PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu
001
002
003
004
1
B
A
D
C
2
C
D
C
B
3
B
C
B
A

4
D
C
B
D
5
D
D
A
A
6
C
B
A
C
7
D
B
A
B
8
C
D
A
B
9
C
C
D
A

10
B
D
C
D
11
C
D
B
A
12
C
B
A
B
13
B
B
D
A
14
D
C
D
B
15
B
D
C
D

16
B
B
C
A
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục. (2 điểm)
a. Pha tiềm phát (pha lag)
Vi khuẩn thích nghi với mơi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm
ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
b. Pha lũy thừa (pha log)
Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng
lên rất nhanh.
c. Pha cân bằng
Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế
bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
d. Pha suy vong
Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng
nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
Câu 2: Hãy nêu một số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yếu tố lí học để khống chế vi sinh
vật có hại? Cho ví dụ cụ thể? (1 điểm)
1. Nhiệt độ
- Người ta sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng, nhiệt độ thấp để kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh
vât.
- Ví dụ: đun chín thức ăn, nước uống, bảo quản thức ăn trong tủ lạnh.
2. Độ ẩm
- Dùng để khống chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- Ví dụ: sấy khơ thực phẩm (Mít, chuối,...), làm khơ khơng khí để hạn chế sự phát triển của vi sinh
vật hay những vật liệu cần bảo quản ở những điều kiện khô ráo cho vi sinh vật ít phá hoại.
3. Ánh sáng

1


- Dùng bức xạ ánh sáng để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật: làm biến tính axit nuclêic, prơtêin,...
- Ví dụ: Phơi nắng quần áo và các dụng cụ cần bảo quản.
4. Áp suất thẩm thấu
- Bảo quản thực phẩm.
- Ví dụ: muối chua rau quả, muối thịt hay ngâm đường, làm mứt.
Câu 3: a. Hình: Virut có vỏ ngồi. Chú thích: 1. Vỏ ngồi; 2. Capsơme; 3. Axit nucleic; 4. Gai. (0,5
điểm)
b. Đặc điểm cấu tạo và hình thái của virut? (1,5 điểm)
1. Cấu tạo (0,75 điểm)
- Gồm 2 thành phần:
+ Lõi: Axit nuclêic (Chỉ chứa ADN hoặc ARN, chuỗi đơn hoặc chuỗi kép).
+ Vỏ: prôtein (Capsit)
- Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit.
- Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtein gọi là capsơme.
- Một số virut có thêm vỏ ngồi.
+ Cấu tạo vỏ ngồi là lớp lipit kép và prơtêin.
+ Trên mặt vỏ ngồi có các gai glicơprơtein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề
mặt tế bào.
- Virut khơng có vỏ ngồi gọi là virut trần.
2. Hình thái (0,75 điểm)
- Cấu trúc xoắn: capsơme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
VD: Virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại, virut cúm, sởi…
- Cấu trúc khối: capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều
VD: Virut bại liệt.
- Cấu trúc hổn hợp: Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đi có cấu trúc xoắn.
VD: Phagơ
Câu 4: Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia

hoặc số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp đôi. (0.5 điểm).
- Số lượng tê bào vi khuẩn E. coli trong bình ni sau 1 giờ 40 phút. Biết số lượng tế bào ban đầu là
256 và thời gian thế hệ của E. coli là 20 phút. (0.5 điểm)
t = 1 giờ 40 phút = 100 phút
n = t/g = 100/20 = 5
Nt = 256 x 25 = 8192 (tế bào)

2



×