BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ
NÃO CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NAM ĐỊNH - 2021
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO
CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS.GVC. LÊ XUÂN THẮNG
NAM ĐỊNH - 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và khóa học này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định , Phòng đào tạo Sau đại
học và quý Thầy / Cô các bộ môn Trường đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình dìu
dắt , trang bị kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Giám Đốc sở y tế tỉnh Phú Thọ
Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú thọ
Ban Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Phú Thọ
Ban lãnh đạo khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ
hết mình để tơi hồn thiện được chuyên đề này .
Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến ;
ThS.GVC. Lê Xuân Thắng -Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định – người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.Thầy đã tận tình
quan tâm giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập và hồn thành chun đề .
Tơi xin chân thành cảm ơn các Bác sĩ, Điều dưỡng, hộ lý khoa cấp cứu hồi sức Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
chuyên đề tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình , bạn bè và các
đồng nghiệp trong khoa đã ln giúp đỡ . động viên , khuyến khích tơi trong quá trình
học tập và thực hiện chuyên đề.
Xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày
tháng
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Kim Liên
năm 2021
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Kim Liên xin cam đoan chuyên đề: Thực trạng chăm sóc người
bệnh đột quỵ não của điều dưỡng tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú
Thọ năm 2021 . Đây là cơng trình mà tơi đã nỗ lực nghiên cứu , đánh giá trong quá trình
học tập tại trường và thực tập tại bệnh viện . Trong quá trình viết tơi có tham khảo một
số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng , dưới sự hướng dẫn của thầy ThsGVC Lê Xuân Thắng
- Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định .Nếu có gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.
Nam Định, ngày
tháng
năm 2021
Người cam đoan
Nguyễn Thị Kim Liên
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN…………………………………………………………………………………..i
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………..……….ii
DANH MỤC VIẾT TẮT…………………………………… ………………….……………iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1
Chương 1.............................................................................................................................. 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................................. 3
1. Cơ sở lý luận .................................................................................................................... 3
1.1. Khái niệm đột quỵ não ................................................................................................. 3
1.2. Nguyên nhân đột quỵ não[19]. .................................................................................... 3
1.2.1. Các yếu tố không thể thay đổi .................................................................................. 3
1.2.2. Những yếu tố nguy cơ có thể tác động được ........................................................... 3
1.2.3.Các yếu tố nguy cơ khác ............................................................................................ 5
1.3. Phân loại đột quỵ [19]. ................................................................................................. 7
1.4. Chẩn đoán đột quỵ ....................................................................................................... 7
1.5. Hậu quả của đột quỵ .................................................................................................... 8
1.6. Chăm sóc người bệnh đột quỵ não[13] ....................................................................... 9
1.6.1. Nhận định chăm sóc:................................................................................................. 9
1.6.2. Chẩn đốn chăm sóc: ................................................................................................ 9
1.6.3. Lập kế hoạch chăm sóc:.......................................................................................... 10
1.6.4. Thực hiện chăm sóc: ............................................................................................... 10
1.6.5. Đánh giá chăm sóc: ................................................................................................. 13
2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................... 13
2.1.Tình hình đột quỵ não trên Thế giới và Việt Nam .................................................... 13
2.2. Tình hình di chứng và tàn tật do đột quỵ não ........................................................... 14
2.3.3. Thực trạng chăm sóc cho người bệnh đột quỵ não ............................................... 15
CHƯƠNG II. ..................................................................................................................... 17
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI KHOA HỒI SỨC
CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ ................................................. 17
2.1. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ............................................................................... 17
2.1.1. Thông tin chung ...................................................................................................... 17
2.1.2. Khoa Hồi sức cấp cứu ............................................................................................. 18
2.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện
đa khoa tỉnh Phú Thọ ........................................................................................................ 20
2.2.1. Ưu điểm ................................................................................................................... 23
2.2.2. Nhược điểm ............................................................................................................. 27
2.2.3. Nguyên nhân ........................................................................................................... 27
CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................... 28
BÀN LUẬN ....................................................................................................................... 28
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BYT
Bộ Y tế
CSTD
Chăm sóc tồn diện
ĐTTC
Điều trị tích cực
GDSK
Giáo dục sức khỏe
HSCC
Hồi sức cấp cứu
NB
Người bệnh
ĐD
Điều dưỡng
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng một phần não bộ đột
ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (nhồi máu não) hoặc
bị vỡ (xuất huyết não). Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình
cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh
dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vịng vài phút nếu khơng được cung cấp đủ máu các tế
bào não sẽ bắt đầu chết.
Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng
lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư
duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều
có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ
thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...[2].
Theo báo cáo của tổ chức đột quỵ thế giới, tỷ lệ mới phát hiện đột quỵ não hàng
năm của 12 quốc gia được báo cáo dao động từ 76/100.000 đến 119/100.000 dân và ở
Việt nam là 115,7/100.000 dân. Với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật chẩn đoán và
những bước tiến bộ vượt bậc trong điều trị nhồi máu não giai đoạn sớm đã làm giảm di
chứng cho người bệnh rất nhiều. Tuy nhiên số người bệnh đủ điều kiện tiếp cận kỹ thuật
mới còn chưa cao nên vẫn cịn phần lớn người bệnh cần q trình PHCN để tái hòa nhập
cộng đồng. Năm 2016, đột quỵ não là nguyên nhân đứng hàng thứ hai trên toàn cầu, đứng
hàng đầu ở Việt Nam gây gánh nặng bệnh tật khi đánh giá bằng chỉ số DALYs. [12].
Ngày nay ngành y tế luôn phát triển không ngừng với những kiến thức khoa học
tiến bộ, những kỹ thuật tiên tiến, trang thiết bị hiện đại đã góp phần cứu sống nhiều
người bệnh, trong đó có người bệnh đột quỵ não.Trong giai đoạn cấp người bệnh cần
được hồi sức toàn diện để giảm tối đa các di chứng. Chính vì vậy vai trị của chăm sóc
điều dưỡng rất quan trọng .
Bệnh thường xảy ra đột ngột, có hoặc khơng có dấu hiệu báo trước như đau đầu,
buồn nôn... Trong vài phút hoặc vài giờ, người bệnh có thể bị liệt hồn toàn nửa người
(gồm cả mặt, tay và chân cùng bên). Liệt nửa người là dấu hiệu thường gặp nhất. Việc
phục hồi chức năng cần toàn diện, sớm và tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh ở
giai đoạn cấp của bệnh, việc chăm sóc chiếm vị trí quan trọng, phục hồi chức năng cũng
đồng thời phải tiến hành ngay.
Đối với mọi trường hợp đột quỵ cần theo dõi sát trạng thái thần kinh và các chức
2
năng sinh tồn (huyết áp, nhịp mạch, thân nhiệt, nhịp thở). Một số người bệnh nặng có
thể được theo dõi tại các phòng điều trị đặc biệt như phòng hồi sức cấp cứu hoặc phịng
điều trị tích cực. Song song với các biện pháp điều trị của bác sĩ người điều dưỡng và
người bệnh cũng như người nhà cần phải tích cực trong các vấn đề chăm sóc người bệnh
như chế độ ăn, tập luyện và sinh hoạt.
Người bệnh đột quỵ não giai đoạn cấp vào điều trị bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
sẽ được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu cho đến khi ổn định mới chuyển về các chuyên
khoa khác để điều trị.
Trong giai đoạn cấp khi người bệnh mới vào khoa sẽ được đảm bảo hơ hấp, tim
mạch, tăng cường chăm sóc và ni dưỡng. Tuy nhiên đôi khi trong giai đoạn cấp điều
dưỡng chỉ chú trọng việc đảm bảo các chỉ số sống cho người bệnh mà chưa quan tâm
nhiều đến việc vận động sớm cho người bệnh, chính vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên
cứu
“Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não của điều dưỡng tại khoa hồi sức cấp
cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não của điều dưỡng tại khoa
hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
2. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng chăm sóc người bệnh đột quỵ não
của điều dưỡng.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm đột quỵ não
Theo WHO: “Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi
phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn
tại trên 24 giờ hoặc người bệnh tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu
trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân
chấn thương.”[1]. Như vậy trên lâm sàng đây là những biểu hiện bệnh lý bao gồm phần
lớn các trường hợp chảy máu trong não, chảy máu dưới nhện, nhồi máu não và không đề
cập đến trường hợp thiếu máu não thoảng qua hoặc bệnh lý mạch máu não lan toả khởi
đầu lặng lẽ.
1.2. Nguyên nhân đột quỵ não[19].
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể
thay đổi và các yếu tố bệnh lý.
1.2.1. Các yếu tố không thể thay đổi
• Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có
nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột
quỵ lại tăng lên gấp đơi.
•
Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
•
Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có
nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
•
Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so
với người da trắng.
1.2.2. Những yếu tố nguy cơ có thể tác động được
- Tăng huyết áp động mạch: ở tất cả các khu vực đã được nghiên cứu trên thế
giới,tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quị. Khi huyết
áp tăng cao, dễ gây tổn thương nội mạc thành mạch do áp lực dịng máu mạnh hơn, làm
tăng tính thấm của thành mạch đối với các lipoprotein máu, do đó làm vữa xơ động
mạch phát triển, từ đó dễ hình thành các tai biến. Kiểm soát tăng huyết áp tâm trương
và tăng huyết áp tâm thu sẽ làm giảm tần suất đột quị nói chung và đột quị nhồi máu
não nói riêng.
- Đái tháo đường: Theo các nghiên cứu ở châu Âu và Bắc Mỹ, đái tháo đường là
yếu tố nguy cơ của tai biến thiếu máu não cục bộ. Điều trị tốt đái tháo đường sẽ làm
4
giảm khả năng đột quỵ thiếu máu não, dự phòng tăng đường huyết có thể làm giảm mức
độ nặng của các tổn thương não trong giai đoạn cấp của đột quỵ thiếu máu não.
- Các bệnh tim: Nhiều bệnh tim có thể tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu não như:
rung nhĩ, viêm màng trong tim, hẹp van hai lá, nhồi máu cơ tim diện rộng, phình thành
thất trái, bệnh cơ tim, can xi hố vịng van hai lá, thơng liên nhĩ, phình thành nhĩ trái.
Một số nghiên cứu gần đây nhận thấy rằng, những rối loạn nhịp tim khác như nhịp nhanh
kịch phát trên thất cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu não. Trong các yếu tố trên,
rung nhĩ là nguy cơ quan trọng nhất và là yếu tố có thể điều trị dự phịng đột quỵ thiếu
máu não được.
- Tăng lipid máu: Tăng lipid máu là yếu tố nguy cơ quan trọng của vữa xơ động
mạch và nguy cơ này sẽ được giảm một cách có ý nghĩa khi đưa lipid máu trở về bình
thường.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các
loại đột quị nhất là đối với đột quị nhồi máu não. Thuốc lá làm giảm nồng độ HDL trong
máu , gây tổn thương tế bào nội mạc của các động mạch, tạo điều kiện cho vữa xơ động
mạch phát triển.
- Nghiện rượu: Ngộ độc rượu cấp hoặc mãn tính đều là các yếu tố nguy cơ quan
trọng đối với tất cả các loại đột quị não. Tuy nhiên nếu thỉnh thoảng mới uống và uống
ít rượu sẽ khơng phải là yếu tố nguy cơ.
- Tai biến thiếu máu não thoảng qua và đột quỵ cũ: Các nghiên cứu ở châu Âu
và Bắc Mỹ cho thấy rằng cả tai biến thiếu máu não thoảng qua và đột quỵ cũ đều là các
yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các đột quỵ thiếu máu não. Thiếu máu não
thoảng qua phải được chẩn đốn và điều trị tốt để dự phịng đột quỵ thiếu máu não thực
sự. Thiếu máu não thoảng qua càng xuất hiện nhiều lần khả năng xuất hiện đột quỵ thiếu
máu não càng lớn. Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ cũ thực sự có nhiều nguy cơ tái phát
đột quỵ hơn bệnh nhân có tiền sử thiếu máu não thoảng qua.
- Béo phì: Một số nghiên cứu của Bắc Mỹ và châu Âu cho thấy béo phì, riêng nó
cũng là một yếu tố nguy cơ của tất cả các loại đột quỵ. Béo phì là yếu tố nguy cơ của
các bệnh tim mạch và như vậy có thể là yếu tố thứ phát của đột quỵ thiếu máu não thông
qua bệnh tim.
- Hẹp động mạch cảnh: Bệnh vữa xơ động mạch cảnh là một trong những nguyên
nhân chính của nhồi máu não trên lâm sàng. Tổn thương vữa xơ động mạch có nhiều
5
dạng khác nhau, tuỳ theo từng bệnh nhân, tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của bệnh.
Tổn thương chính xảy ra ở nội mạc động mạch, kế đến là lớp trung mạc.
Lớp áo trong của thành mạch bị tổn thương vữa xơ tạo điều kiện thuận lợi cho
dính kết tiểu cầu. Khi tiểu cầu kết dính, các yếu tố đơng máu của tiểu cầu và huyết tương
được huy động làm dính kết các tiểu cầu và hồng cầu gây tắc mạch dần dần.
Giai đoạn đầu, cục tắc cấu tạo chủ yếu là tiểu cầu, nó khơng bền chắc và có thể
bị tan đi, người bệnh lại hồi phục hoàn toàn trong 24 giờ gọi là thiếu máu não thoảng
qua. Giai đoạn sau, khi hồng cầu bám vào cùng với sợi tơ huyết, cấu trúc cục tắc trở nên
bền vững hơn, khi bong ra bị đẩy lên não gây tắc mạch não thì nó khơng tan. Nếu tuần
hồn bàng hệ nghèo, lâm sàng biểu hiện một thiếu máu não cục bộ hình thành, gây nhồi
máu não. Tuy nhiên cũng có khi các mảng khơng bong ra và cứ lớn dần bít kín lịng
mạch, trên chỗ tắc, máu đọng lại làm cục tắc ngày càng dài lên phía trên đi vào não gây
tắc các cửa vào của mạch bàng hệ.
1.2.3.Các yếu tố nguy cơ khác
- Ảnh hưởng của thói quen và các yếu tố sinh hoạt: Bao gồm chế độ ăn kiêng, sự
hoạt động thể lực, các stress tâm lý, các cơn nghiện cấp tính. Trong nghiên cứu
Framingham nhận thấy: tập thể dục, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố nguy
cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo phì, tăng
HDL-C, giảm LDL- C, do đó làm giảm các yếu tố nguy cơ của NMN.
- Các yếu tố đông máu: Các yếu tố đông máu liên quan tới tỷ lệ bệnh tim mạch
nói chung, trong một nghiên cứu Wilhelmsen nhận thấy mối liên quan giữa tăng
Fibrinogen với tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu não ở nam giới trên 54 tuổi. Fibrinogen
liên quan tới vấn đề hẹp động mạch cảnh, một yếu tố nguy cơ của tai biến thiếu máu não
cục bộ. Cơ chế của nó là do ảnh hưởng tới quá trình tăng kết dính tiểu cầu cũng như có
vai trị trực tiếp trong quá trình tạo thrombin.
- Homocysteine: Đây là sản phẩm chuyển hố của axít amin methyonin liên quan
tới vitamin B6, vitamin B12 và axit Folic. Các nghiên cứu gần đây đã nhận thấy tăng
hemocysteine và các sản phẩm chuyển hoá của methyonin với tăng nguy cơ của đột quỵ.
Như vậy khi các nguyên nhân của thiếu máu não cục bộ khơng tìm thấy cần tìm yếu tố
hemocysteine. Điều trị vitamin B6, B12 và axit Folic làm giảm hemocysteine do nó
methyl hố chất này thành methyonin.
- Sử dụng thuốc phiện và các dẫn chất của nó: Tất cả những lạm dụng thuốc có
6
chứa Cocain, Heroin, Amphetamin, LSD, đều làm tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ. Tai biến
này có thể xảy ra ngay sau lần dùng đầu tiên do ngộ độc cấp hoặc xảy ra do ngộ độc
mãn. Triệu chứng lâm sàng về thần kinh thường xuất hiện trong 48 giờ đầu sau dùng
thuốc, tai biến có thể là thiếu máu não hoặc chảy máu não. Theo nghiên cứu gần đây
của Mỹ, tỷ lệ những bệnh nhân đột quỵ liên quan tới dùng thuốc phiện vào khoảng 1%.
- Dùng thuốc tránh thai chứa nhiều oestrogen: Trong nghiên cứu Oxford - Family
nhận thấy với liều dùng Oestrogen > 50 microgram thì có nguy cơ đột quỵ thiếu máu
não cao hơn liều thấp. Cơ chế do rối loạn đơng máu, tăng kết dính tiểu cầu và hoạt hoá
enzym chuyển đổi prothrombin, gây rối loạn tổng hợp prostacyclines và viêm nội mạc
các mạch máu đường kính nhỏ và vừa
- Migraine: Các nghiên cứu chỉ ra migraine và đau đầu nhiều có thể là một yếu
tố nguy cơ đột quỵ cho cả nam và nữ, đặc biệt xảy ra trước 50 tuổi.
Khoảng 2-3% đột quỵ thiếu máu não xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử đau đầu migraine.
Tuy nhiên, ở bệnh nhân dưới 45 tuổi tỉ lệ khoảng 15% cho tất cả đột quỵ (và 30-60%
đột quỵ ở phụ nữ trẻ) có kèm với tiền sử migraine, đặc biệt là migraine có tiền triệu.
- Ở phụ nữ trẻ có migraine, những yếu tố nguy cơ khác (như tăng huyết áp, hút
thuốc, và dùng thuốc ngừa thai chứa estrogen) có thể tăng nguy cơ đột quỵ
- Bệnh tế bào Sickle: Những người bệnh tế bào sickle thì tăng nguy cơ đột quỵ ở
tuổi trẻ.
- Thai kỳ: Thai kỳ có nguy cơ rất ít cho đột quỵ, hầu hết ở những phụ nữ có tăng
huyết áp. Nguy cơ tăng cao ở giai đoạn hậu sản, có lẽ do thay đổi đột ngột tuần hoàn và
nồng độ hormon
-Trầm cảm: Một vài nghiên cứu cho thấy trầm cảm có thể tăng nguy cơ đột quỵ
- Các thuốc kháng viêm nonsteroid (NSAIDS): như iburofen và diclofenac có thể
tăng nguy cơ đột quỵ của đột quỵ, đặc biệt ở những bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ
đột quỵ khác
* Đột quỵ não ở người trẻ
Nhiều người trẻ không cho rằng đột quỵ là nguy cơ với bản thân do sức khỏe, tim
mạch còn tốt. Thế nhưng những năm gần đây, y học đang ghi nhận số trường hợp đột
quỵ ở giới trẻ đang gia tăng nhanh chóng.
Nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ thường gồm:
- Dị dạng mạch máu não như: thơng động tĩnh mạch, phình động mạch não, u
7
mạch,…
- Bệnh lý tim mạch như: bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý về đông máu,
huyết khối tim mạch,…
- Một thống kê nhanh ở Việt Nam gần đây cho thấy, gần 10% số bệnh nhân đột
quỵ là dưới 44 tuổi. Điều nguy hiểm là phần lớn bệnh nhân nhập viện muộn, mất đi thời
gian điều trị vàng. Đó một phần là tâm lý chủ quan ở người trẻ, không nhận biết sớm
dấu hiệu đột quỵ mà nhầm lẫn sang các chấn thương bệnh lý khác.
1.3. Phân loại đột quỵ [19].
Đột quỵ não gồm hai loại chính:
- Nhồi máu hoặc thiếu máu cục bộ: Là tình trạng khi một mạch máu bị tắc nghẽn,
khu vực não mà mạch máu đó cung cấp bị thiếu máu và hoại tử.
Phân ra 3 loại thiếu máu não cục bộ:
+ Cơn thiếu máu não thoảng qua: Tai biến phục hồi trong 24 giờ.
+ Thiếu máu não cục bộ hồi phục: Tai biến phục hồi trên 24 giờ và không để lại di
chứng.
+ Thiếu máu não cục bộ hình thành: Thời gian phục hồi kéo dài, để lại di chứng
hoặc tử vong.
- Chảy máu não:
Là loại thoát máu khỏi mạch máu chảy vào nhu mơ não. Có thể chảy máu ở nhiều
vị trí trong não như vùng bao trong, vùng nhân xám trung ương, thuỳ não, tiểu não...
1.4. Chẩn đoán đột quỵ
* Chẩn đoán xác định: Dựa vào lâm sàng và kết quả cận lâm sàng.
Triệu chứng lâm sàng gợi ý đột quỵ: theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới:
“Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của
các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc
người bệnh tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng
não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương.”.
Các triệu chứng lâm sàng điển hình:
+ Khởi phát đột ngột.
+ Có triệu chứng tổn thương não, rối loạn chức năng thần kinh.
+ Tồn tại quá 24 giờ.
+ Không do chấn thương.
- Triêụ chứng cận lâm sàng: có hình ảnh nhồi máu não hoặc chảy máu não
8
trên phim cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ:
+ Trên phim cắt lớp vi tính : hình ảnh của nhồi máu não, chảy máu não là
vùng giảm tỷ trọng, tăng tỷ trọng tương ứng với vị trí cấp máu của các động mạch não,
tùy theo thời gian chụp mà mức độ giảm tỷ trọng khác nhau.
+ Trên phim cộng hưởng từ: nhồi máu não, chảy máu não có hình ảnh giảm,
tăng tín hiệu trên T1, tăng hoặc giảm tín hiệu trên T2.
* Chẩn đoán định khu: xác định khu vực nhồi/chảy máu não: dựa vào triệu
chứng lâm sàng và hình ảnh trên phim chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ xác định
vị trí động mạch tổn thương, vị trí và mức độ lan rộng của nhồi máu não.
1.5. Hậu quả của đột quỵ
Đột quỵ có gây ra tổn thương lâu dài cho người bệnh hay không phụ thuộc rất
nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và việc người bệnh có được điều trị kịp thời
hay khơng. Đột quỵ có thể để lại nhiều di chứng liên quan đến các cơ quan, hệ cơ quan
khác nhau trên cơ thể người bệnh như:
•
Hệ hơ hấp
Các tổn thương não bộ có thể khiến việc ăn uống của người bệnh trở lên khó khăn.
Đây là triệu chứng phổ biến nhưng có thể được cải thiện theo thời gian khi cơn đột quỵ
biến mất. Mặc dù vậy, nếu các tổn thương não xảy ra tại trung tâm điều khiển các hoạt
động hơ hấp của cơ thể có thể dẫn đến ngừng hơ hấp, thậm chí dẫn đến tử vong.
•
Hệ tuần hồn
Hệ tuần hồn bị ảnh hưởng phần lớn do các thói quen không lành mạnh khiến bệnh
nhân bị đột quỵ như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hay mắc chứng tăng huyết áp
hoặc đái tháo đường. Vì vậy bệnh nhân cũng cần thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn
cũng như chế độ luyện tập.
•
Hệ cơ
Những di chứng ảnh hưởng đến hệ cơ có thể kể đến như giảm vận động của một số
bộ phận trên cơ thể hoặc thậm chí là tình trạng liệt sau đột quỵ.
•
Hệ tiêu hóa
Một số loại thuốc sử dụng để điều trị đột quỵ có thể gây táo bón, bên cạnh đó đột
quỵ có thể gây tổn thương cho vùng não kiểm sốt các hoạt động tiêu hóa của ruột dẫn
đến sự hạn chế hoặc mất chức năng ruột.
•
Hệ tiết niệu
9
Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến việc giao tiếp giữa não và hệ tiết niệu, đặc biệt là bàng
quang khiến cho bệnh nhân có thể đi vệ sinh thường xun, tiểu tiện dầm dề, khơng tự
chủ, thậm chí một kích thích rất nhỏ như ho hay cười cũng khiến người bệnh tiểu tiện.
•
Hệ sinh sản
Bệnh có thể khơng trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản nhưng có thể làm giảm
ham muốn tình dục nếu bệnh nhân mắc những rối loạn tâm lý hay sử dụng một số loại
thuốc điều trị.
•
Hệ thần kinh
Di chứng mà đột quỵ để lại cho hệ thần kinh được nhận định là rất nặng nề. Người
bệnh có thể mất khả năng cảm nhận nóng, lạnh, đau… hoặc bị suy giảm thị lực nếu các
dây thần kinh vùng mắt bị tổn thương. Thậm chí đột quỵ còn gây ra một loạt những vấn
đề về thần kinh như: mất trí nhớ, sa sút trí tuệ và thay đổi hành vi như dễ nóng giận,
trầm cảm. Nếu là tổn thương các dây thần kinh vận động, người bệnh có thể bị liệt nửa
người hay tồn thân sau đột quỵ.
1.6. Chăm sóc người bệnh đột quỵ não[13]
1.6.1. Nhận định chăm sóc:
Điều dưỡng cần khai thác người nhà bệnh nhân và các nguồn thơng tin khác để có
một lịch sử bệnh chi tiết vì biết được lịch sử bệnh chi tiết có thể biết được vùng não bị
tổn thương và cả nguyên nhân của cả đột quị nữa.
Cần lần lượt thu thập các thông tin về:
- Mức độ tỉnh táo (ý thức) của bệnh nhân.
- Các dấu hiệu sinh tồn.
- Phát hiện các thiếu sót về nói, nghe, nhìn, đọc, viết.
- Khả năng tự chăm sóc và hoạt động thể lực?
- Ăn uống: Nuốt có khó; ngẹn; sặc hay khơng? Tình trạng dinh dưỡng?
- Tình trạng bài tiết: Bí đại, tiểu tiện ? Đại, tiểu tiện khơng tự chủ?
- Phát hiện các yếu tố nguy cơ…
- Trình độ học vấn? Hoàn cảnh kinh tế? Mối quan hệ gia đình? Điều kiện sống và
làm việc…
1.6.2. Chẩn đốn chăm sóc:
Dựa trên các thông tin thu được qua phần nhận định có thể đưa ra một số chẩn đốn
chăm sóc cho bệnh nhân TBMN là:
- Rối loạn tưới máu não do giảm dòng máu tới não hoặc do tăng áp lực nội sọ.
10
- Giảm hoạt động thể lực và giảm khả năng tự chăm sóc do liệt, do giảm nhận thức.
- Giảm thơng tin bằng lời nói do tổn thương bán cầu đại não trái.
- Nuốt khó do yếu cơ, do giảm phản xạ nuốt.
- Rối loạn đại, tiểu tiện do mất phản xạ, rối loạn nhận thức.
- Nguy cơ bị loét ép do nằm bất động, do giảm cảm giác.
1.6.3. Lập kế hoạch chăm sóc:
Các mục tiêu chăm sóc cần đạt được là:
- Duy trì được dịng máu não thoả đáng.
- Người bệnh sẽ dần dần cải thiện được khả năng hoạt động thể lực và tự chăm sóc
bản thân, ngăn ngừa được các biến chứng.
- Người bệnh sẽ thông tin được bằng cách thay đổi phương pháp thông tin và luyện
tập phục hồi được tiếng nói.
- Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh.
- Người bệnh sẽ đại, tiểu tiện được bình thường.
- Người bệnh sẽ khơng bị tổn thương da hoặc sẽ phục hồi tổn thương da nhanh chóng
nếu đã có.
1.6.4. Thực hiện chăm sóc:
* Duy trì dòng máu não thỏa đáng bằng các biện pháp: (Đặc biệt là trong giai đoạn
cấp)
- Ít nhất cứ 4 giờ điều dưỡng phải nhận định về nhận thức của người bệnh theo thang
điểm Glasgow (điểm tối ưu là 15, càng thấp thì sự tưới máu não càng kém).
- Trong trường hợp có phù não, tăng áp lực nội sọ thì để người bệnh nằm đầu cao 30
độ nhằm làm tăng dẫn lưu tĩnh mạch não, giảm bớt áp lực nội sọ tạo điều kiện tốt cho
tưới máu não.
- Trong khi chăm sóc, tránh tất cả các hoạt động có thể gây tăng áp lực nội sọ cho
người bệnh như:
+ Tránh để người bệnh bị cong gập nhất là đoạn hông, cổ.
+ Hạn chế ho của người bệnh.
+ Giữ bệnh phòng tuyệt đối im lặng.
- Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn ít nhất là 4 giờ/1 lần. (Cho phép giữ huyết áp ở
mức 150/100 mmHg để duy trì áp lực tưới máu não)
- Thực hiện một số thuốc nhằm cải thiện tưới máu não:
+ Thuốc chống đông: Heparin, Wafarin, Aspirin.
11
+ Thuốc giãn cơ trơn thành mạch não: Nimodipin ...
+ Thuốc dinh dưỡng và bảo vệ tế bào não: Cerebrolysin ...
* Cải thiện khả năng hoạt động thể lực:
- Tập vận động với các nguyên tắc sau:
+ Luyện tập thụ động nếu mất hoàn toàn vận động (lúc đầu).
+ Luyện tập chủ động khi đã hồi phục một phần (giai đoạn ổn định).
+ Luyện tập tất cả các cơ và các khớp bên liệt tuần tự từ gốc đến ngọn (kể cả ngón
tay ngón chân) và làm tất cả các động tác mà khớp đó có (co, duỗi, dạng, khép và quay).
Luyện tập ngày 3 lần, mỗi động tác của khớp làm 5 lần.
- Cung cấp cho người bệnh các phương tiện hỗ trợ như ghế ngồi, xe đẩy, gậy chống
...
- Chú ý cách vận chuyển người bệnh để hạn chế tiêu hao năng lượng cho điều dưỡng
và tránh biến chứng (ngã, gẫy xương ...) cho người bệnh.
Các can thiệp chăm sóc trên nếu được thực hiện triệt để người bệnh sẽ phục hồi khả
năng vận động, tránh được các biến chứng do bất động (thoái khớp, cứng khớp, loét ép,
viêm phổi …)
* Cải thiện khả năng tự chăm sóc:
Các hoạt động tự chăm sóc bao gồm: Vệ sinh răng miệng, mặc quần áo, trang điểm...
- Muốn phục hồi khả năng tự chăm sóc nên khuyến khích người bệnh tự làm càng
nhiều càng tốt. Chỉ trợ giúp khi người bệnh không tự làm được.
- Chỉ cho người bệnh cách hợp lý để tự chăm sóc mình (cách mặc quần áo, vệ sinh
cá nhân ...)
- Cung cấp cho người bệnh các phương tiện trợ giúp: Ghế ngồi đại tiện, gậy chống,
xe lăn…
- Cung cấp một chế độ ăn đủ năng lượng để người bệnh có thể tập luyện.
* Cải thiện khả năng giao tiếp:
- Trước hết cần thay đổi cách thông tin với người bệnh bằng các phương pháp thông
tin không lời qua dùng hình ảnh, chữ viết, ra hiệu (nếu khơng liệt tay).
- Sau đó là luyện tập phát âm: Nguyên tắc là luyện từng từ, cụm từ, câu ngắn, câu
dài hơn bằng cách:
Điều dưỡng ngồi đối diện với người bệnh, phát âm chậm rãi, rõ ràng từng từ rồi dần
dần là cụm từ, câu và để người bệnh nhắc lại. Luyện tập nhiều lần trong ngày.
12
* Giúp cho người bệnh nuốt dễ dàng, đảm bảo đủ dinh dưỡng:
- Trước hết nên cho người bệnh ăn ở tư thế ngồi trên giường hoặc trên ghế tựa cho
khỏi ngã. Trong tư thế ngồi thức ăn dễ xuống dạ dày hơn.
- Chọn thức ăn: Lựa chọn thức ăn mềm và đặc (cháo, súp đặc). Không ăn thức ăn
dạng lỏng khi bệnh nhân có biểu hiện sặc (trừ khi phải ăn qua Sonde). Thức ăn phải đủ
chất dinh dưỡng, cân đối về thành phần, đủ năng lượng, ăn làm nhiều bữa.
- Cách cho ăn: Đưa miếng thức ăn vào sâu trong khoang miệng lệch về bên không
liệt.
- Hàng ngày luyện tập, xoa các cơ ở mặt (cơ cắn, cơ nhai, cơ cổ) giúp cho sự phục
hồi các cơ tham gia động tác nhai nuốt.
* Giúp người bệnh đại tiện, tiểu tiện bình thường:
- Trước hết cần lập lại phản xạ đại, tiểu tiện cho người bệnh bằng cách: Cứ 4 giờ/lần
cho ngồi bô tiểu tiện và ngày/1lần ngồi bô đại tiện (vào đúng giờ đại tiện đã hình thành
từ trước khi bị tai biến).
- Khuyến khích người bệnh ăn các thức ăn có nhiều chất xơ và uống đủ nước để gây
cảm giác đầy trực tràng và bàng quang.
- Luyện tập ngày nhiều lần bài tập cơ thắt bàng quang và trực tràng.
- Kích thích bàng quang và hậu mơn bằng tay (có đeo găng) hoặc bằng nhiệt, bằng
thuốc đặt hậu môn.
- Thông đái và thụt tháo nếu cần thiết.
* Hạn chế tổn thương da:
- Thay đổi tư thế cho người bệnh ít nhất 2 giờ/1 lần.
- Chăm sóc da thật cẩn thận, sạch sẽ nhất là vùng da bị tì đè để ngăn ngừa loét, nhiễm
khuẩn: Hàng ngày rửa da thật sạch, nhẹ nhàng bằng xà phòng, lau da thật khô bằng khăn
mềm, bôi chất thơm và chất ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Dinh dưỡng thật đầy đủ giúp cho việc phục hồi, làm lành vết thương (nếu đã bị
loét). Đặc biệt không để thiếu Protit.
- Cung cấp cho người bệnh các phương tiện bảo vệ cơ học như đệm hơi; đệm xốp;
tốt nhất là đệm nước. Tuyệt đối khơng để da bị sây xước mất sự tồn vẹn của da.
- Chăm sóc tại chỗ loét (nếu đã bị) bằng thuốc kháng sinh, đắp đường; mật ong cho
vùng da bị loét.
13
1.6.5. Đánh giá chăm sóc:
Xem có đạt được các mục tiêu đã đề ra:
- Cải thiện được dòng máu tới não: Biểu hiện bằng cải thiện được mức độ nhận thức,
không xuất hiện thêm các tổn thương thần kinh.
- Phục hồi dần hoạt động thể lực. Dần dần tự chăm sóc được bản thân.
- Thơng tin được bằng một hình thức giao tiếp khác hoặc phục hồi được tiếng nói.
- Không bị các biến chứng như gẫy xương, cứng khớp, viêm phổi, loét ép .
2. Cơ sở thực tiễn
2.1.Tình hình đột quỵ não trên Thế giới và Việt Nam
* Thế giới
Đột quỵ não là một bệnh thường gặp, theo Tổ chức điều trị dự phòng đột quỵ não
Châu Âu (1993) ố người mắc đột quỵ não lần đầu tiên giao động trong phạm vi từ 141219/ 100.000 dân [16].
Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (1999) ước tính mỗi năm có kh oảng 500.000 người
Mỹ bị tai biến lần đầu hoặc tái phát, trong đó có khoảng 150.000 trường hợp tử vong,
chiếm 1/10 tổng số tử vong do mọi nguyên nhân. Chi phí đều trị PHCN đột quỵ não ở
Hoa Kỳ xấp xỉ 40 tỷ đô la Mỹ [12], [16].
Tại Pháp, tỷ lệ mắc đột quỵ não ở người trẻ từ 10-30/100.000 dân/ năm, chiếm 5%
toàn bộ các trường hợp đột quỵ não. Ở Châu Á, nhiều nghiên cứu cho thấy các nước có
nền cơng nghiệp phát triển cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc,.... có tỷ lệ người bệnh bị tai
biến mạch máu não tương đương với các nước phát triển ở châu Âu, Mỹ.
Theo tài lệu của Tổ chức Y tế thế giới( Murray,1996), năm 1990 ước tính có tới 2,1
triệu người tử vong vì đột quỵ não tại châu Á, bao gồm 1,3 triệu người ở Trung Quốc,
448.000 người ở Ấn Độ [5].
* Việt Nam
Trong những năm gần đây, ở nước ta đột quỵ não đang có chiều hướng gia tăng,
cướp đi sinh mạng của nhiều người hoặc để lại di chứng nặng nề gây thiệt hại to lớn cho
gia đình và xã hội.
Theo Nguyễn Văn Đăng, tại khoa thần kinh Bệnh viện Bạch Mai từ 1991 đến năm
1993 có 631 trường hợp đột quỵ não, tăng gấp 2,5 lần so với thời kỳ 1986-1989 và tỷ lệ
mới mắc là 53,2/100.000 dân/năm.
Theo Lê Văn Thành, tỷ lệ tử vong do đột quỵ não là 21,4%, còn theo Phạm Ngọc
Rao là 44,4%.[14].
14
2.2. Tình hình di chứng và tàn tật do đột quỵ não
Việc đánh giá khả năng thực hiện các hoạt động sống hàng ngày liên quan đến
tình trạng ăn uống, tắm, kiểm sốt đại tiểu tiện, chăm sóc bản thân, thay quần áo, di
chuyển. Một giai đoạn hết sức quan trọng tạo điều kiện cho quá trình tái hội nhập xã hội
vì cải hiện chất lượng cuộc sống cho người tàn tật.
Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày bao gồm:
+ Hoạt động phụ thuộc hoàn toàn.
+ Hoạt động phụ thuộc ít.
+ Hoạt động phụ thuộc nhiều.
+ Hoạt động độc lập.
* Trên thế giới
Theo tổ chức Y tế Thế giới có từ 1/4 - 2/3 số người sống sót sau đột quỵ não trở
thành tàn tật vĩnh viễn, còn theo Hakett (1992) cho biết 61% người bệnh sống sót sau đột
quỵ não để lại di chứng, 50% số người phải phụ thuộc vào người khác trong sinh hoạt
hàng ngày.
Theo Davies các di ch ứng thường gặp trong đột quỵ não như:
- Đau khớp vai bên liệt do không cử động được hết tầm chiếm 45% người bệnh
liệt nửa người.
- Gập khớp khuỷu do cơ gập khuỷu ngắn lại chiếm 73%,
- Gập khớp cổ tay ở phía lịng bàn tay do mất chức năng
- Gập phía lưng bàn tay và duỗi các ngón tay chiếm 92%
- Quay sấp cổ tay bên liệt chiếm 75%
- Khớp gối bên liệt luôn duỗi gây đi lại khó khăn chiếm 88%
- Gân Achille ngắn lại gây “bàn chân rủ” chiếm 94%.
Theo Dombovy (1986), 40% người bệnh khả năng mức trung bình, 40% người
bệnh giảm khả năng nặng, 10% phải ở lâu dài trong các trung tâm PHCN.
* Tại Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Đăng (1987).
• 92,62% người bệnh đột quỵ não có di chứng về vận động
• 27,69% có di chứng nặng
• 68,42% có di chứng nhẹ và vừa.
Theo Cao Minh Châu nghiên cứu thấy di chứng về vận động chiếm tỷ lệ cao như:
15
+ Gập phía lịng khớp cổ tay chiếm 87,95%
+ Gập phía lịng khớp cổ chân chiếm 96,39%
Theo Hồng Văn Thuận (2001), Số người sống sót sau đột quỵ não để lại di chứng
cao: 52,2% là tàn phế, 33,08% là phải giúp đỡ một phần.
2.3.3. Thực trạng chăm sóc cho người bệnh đột quỵ não
Tỉnh Phú Thọ là trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc của cả nước, trong
những năm gần đây đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đồng thời tỷ lệ
mắc các bệnh về tim mạch ngày càng gia tăng, đặc biệt là đột quỵ não.
Theo nghiên cứu của Lê Thị Hương và cộng sự năm 2013-2014 tỷ lệ hiện mắc đột
quỵ não của cả nước là 1,62%, Thái Nguyên 0,54% [6]. Thái Nguyên cũng là một trong
các tỉnh có tỷ lệ người THA cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não
Đột quỵ não gồm những biểu hiện bệnh lý đột ngột, cấp tính có tính chất khu trú
của hệ thần kinh trung ương do giảm cung cấp máu tới não. Chẳng hạn như: liệt nửa
người và mặt cùng bên, tê bì hay rối loạn cảm giác nửa thân, nói khó hoặc nhìn khó; có
thể kèm theo hơn mê hoặc rối loạn tri giác.
Bệnh thường xảy ra đột ngột, có hoặc khơng có dấu hiệu báo trước như đau đầu,
buồn nơn... Trong vài phút hoặc vài giờ, người bệnh có thể bị liệt hoàn toàn nửa người
(gồm cả mặt, tay và chân cùng bên). Liệt nửa người là dấu hiệu thường gặp nhất. Việc
phục hồi chức năng cần toàn diện, sớm và tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh ở
giai đoạn cấp của bệnh, việc chăm sóc chiếm vị trí quan trọng, phục hồi chức năng cũng
đồng thời phải tiến hành ngay.
Đối với mọi trường hợp đột quỵ cần theo dõi sát trạng thái thần kinh và các chức
năng sinh tồn (huyết áp, nhịp mạch, thân nhiệt, nhịp thở). Một số người bệnh nặng có
thể được theo dõi tại các phòng điều trị đặc biệt như phòng hồi sức cấp cứu hoặc phịng
điều trị tích cực. Song song với các biện pháp điều trị của bác sĩ người điều dưỡng và
người bệnh cũng như người nhà cần phải tích cực trong các vấn đề chăm sóc người bệnh
như chế độ ăn, tập luyện và sinh hoạt.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng, có 70,1% sinh viên điều dưỡng trả lời
đúng quy trình chăm sóc người bệnh đột quỵ. Có 72,5% sinh viên trả lời đúng chế độ
ăn của người bệnh đột quỵ và 68,2% sinh viên có kiến thức về chế độ nghỉ ngơi, chế độ
tập luyện [4].
16
Hình ảnh : đồi chè Long Cốc tỉnh Phú Thọ
17
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI KHOA HỒI
SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Thông tin chung
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ được thành lập từ năm 1965 với tên gọi là Bệnh
viện cán bộ. Từ năm 2006 đến nay, Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện đa khoa
tỉnh Phú Thọ.
Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Phú Thọ là Bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh
Phú Thọ, được xếp loại Bệnh viện hạng I với quy mô 1.500 giường bệnh, tổng số cán
bộ viên chức Bệnh viện 1.246 cán bộ, trong đó Bác sỹ và Dược sỹ Đại học: 372 người;
số điều dưỡng, NHS, KTV: 659 người; cán bộ khác: 215 người.
Bệnh viện xác định sứ mệnh và tầm nhìn là địa chỉ tin cậy hàng đầu trong việc
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các
tỉnh khu vực Tây Bắc.
Bệnh viện có tổng số 39 khoa, phịng, trung tâm trong đó: 08 phịng chức năng,
06 khoa Cận lâm sàng, 17 khoa Lâm sàng và 9 Trung tâm: Trung tâm Ung bướu; Trung
tâm Đào tạo chỉ đạo tuyến; Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao; Trung tâm tim
mạch; Trung tâm xét nghiệm;Trung tâm huyết học - truyền máu; Trung tâm Y dược cổ
truyền - Phục hồi chức năng;Trung tâm Đột quỵ; Trung tâm Thận - Lọc máu.
Bệnh viện có tổng số 42 phịng khám trong đó có 30 phịng khám cơng lập, 12
phịng khám theo yêu cầu, 01 phòng khám OPC.
18
Ảnh : Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
2.1.2. Khoa Hồi sức cấp cứu
* Lịch sử phát triển khoa:
Khoa Cấp cứu được tách ra từ Khoa Hồi sức cấp cứu từ tháng 8 năm 2012. Khoa
có nhiệm vụ tiếp nhận và điều trị cho các trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển