Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại trung tâm đột quỵ bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.83 KB, 36 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VI HẢI YẾN

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI CỦA
ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Nam Định – 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VI HẢI YẾN

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI CỦA
ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2021

Chuyên ngành: Nội người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIảng viên hướng dẫn
TS: TRẦN VĂN LONG

Nam Định -2021



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. iv
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3
1. 2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 14
Chương 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI TẠI
TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ................. 16
2.1. Giới thiệu bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ................................................. 16
2.2. Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh viêm phổi tại Trung tâm đột quỵ
bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ........................................................................ 16
2.2. Các ưu, nhược điểm cơng tác chăm sóc người bệnh tại Trung tâm đột quỵ
bệnh viện đa khoa tỉnh Phú thọ.......................................................................... 21
Chương III: BÀN LUẬN ....................................................................................... 24
3.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc .............................................. 24

3.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh tại Trung tâm
đột quỵ bệnh viện đa khoa tỉnh Phú thọ....................................................................24
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 26
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 27


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và khóa học này, tơi xin gửi lời cảm ơn

chân thành đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phịng QLĐT Sau đại
học và q Thầy / Cơ giáo các Bộ mônTrường đại học Điều dưỡng Nam Định đã
tận tình dìu dắt, trang bị kiến thức cho tơi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Ban Giám Đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, Ban lãnh đạo các khoa,
phòng Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã động viên, giúp đỡ để tơi hồn thiện
được chun đề.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần
Văn Long là giảng viên hướng dẫn đã tận tình quan tâm giúp đỡ và động viên tơi
trong q trình học tập và hồn thành chuyên đề này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ
và đã động viên khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và hoàn thành chuyên đề.
Nam Định, tháng 07 năm 2021
Người thực hiện chuyên đề

Vi Hải Yến


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tơi, do chính tơi thực hiện, các số
liệu trong báo cáo là trung thực, chính xác và đáp ứng các quy định về trích dẫn.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về cam đoan này.
Người cam đoan

Vi Hải Yến


iii
DANH MỤC VIẾT TẮT


HA

Huyết áp

KHCS

Kế hoạch chăm sóc

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

NHS

Nữ hộ sinh

KTV

Kỹ thuật viên

ĐD

Điều dưỡng

NB

Người bệnh

PHCN


Phục hồi chức năng


iv
DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Phân bố người bệnh theo tuổi và giới

18

Bảng 2.2. Biểu hiện các triệu chứng cơ năng khi vào Khoa

19

Bảng 2.3. Phân bố bệnh nhân theo thể đột quỵ

19

Bảng 2.4: Kết quả điều trị

20

Bảng 2.5. Phân nhóm chăm sóc người bệnh trong thời gian điều trị

22


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu của Hiệp hội Tim mạch và Đột quỵ Hoa Kỳ [1] (AHA/ ASA,
2021), Mỗi năm, có khoảng 795.000 người Mỹ trải qua một cơn đột quỵ, trong
đó 87% (690.000) là ĐQTMNCB & tái phát là 185.000. Theo National Health
Service Foundation Trust của Anh (2017), mỗi năm tồn thế giới có khoảng 15 triệu
người đột quỵ, 6 triệu người trong số đó tử vong và 5 triệu người khuyết tật vĩnh
viễn. Tử vong do đột quỵ đứng hàng thứ ba ở Anh, hàng thứ năm ở Mỹ và là
nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật.
Tại Việt Nam, đột qụy không chỉ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mà còn
gây khuyết tật cho người bệnh, là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. Mỗi
năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột qụy, tỷ lệ tử vong do đột qụy ở nam
giới là 18% và ở nữ giới là 23%.[2]
Đột qụy não thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh do hai nguyên
nhân chủ yếu là tắc mạch não (ischemic stroke) hoặc chảy máu não (hemorrhagic
stroke) dẫn đến liệt, rối loạn cảm giác, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ, hơn mê
hoặc tử vong.
Đột qụy là ngun nhân tử vong đứng hàng thứ hai sau ung thư trên toàn thế
giới, đứng hàng đầu về tàn tật và sa sút trí tuệ ở người trưởng thành, là thảm họa
cho bệnh nhân và gia đình người bệnh, là gánh nặng kinh tế cho toàn xã hội. Nguy
cơ xảy ra đột qụy gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ
28% đột qụy ra dưới 65 tuổi.
Đột qụy là một cấp cứu y tế khẩn cấp với hai mục tiêu chính là: hạn chế hoặc
phục hồi các mô não bị tổn thương cấp và ngăn chặn các tổn thương sau đột qụy;
nói cách khác, điều trị đột qụy phải đạt được mục tiêu: “hạn chế tàn tật mà không
tăng tỷ lệ tử vong” theo phương châm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, điều trị dự
phòng là cơ bản.
Hầu hết bệnh nhân bị đột quỵ khơng có các vấn đề về hơ hấp đáng kể nhưng
khi có biểu hiện này, có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh nghiêm
trọng. Trong một nghiên cứu, chỉ 8% bệnh nhân bị đột quỵ cấp khu vực động mạch
cảnh được đặt nội khí quản và thở máy do suy giảm thần kinh. Kết quả "tốt" về khả

năng sống sót và tình trạng thần kinh của bệnh nhân đột quỵ bán cầu phải thở máy


2
chiếm khoảng 20% trường hợp. [3] Rối loạn hô hấp ở bệnh nhân đột quỵ là kết
quả từ tổn thương não dẫn đến suy giảm và tổn thương đường hô hấp.
Vì sao khi bị đột quỵ lại liên quan đến hô hấp? cơ chế nào dẫn đến rối loạn hô
hấp sau đột quỵ? Đột quỵ kèm suy hơ hấp có nặng hơn đột quỵ không suy hô hấp
không? Lâm sàng có biểu hiện gì khác? Hậu quả chức năng và tỷ lệ tử vong ra sao?
Khi nào phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ hơ hấp?
Có rất nhiều tình trạng hay bệnh cảnh lâm sàng của viêm phổi sau đột quỵ trong bài
này chỉ tập trung nói đến viêm phổi trên người bệnh thở máy tại trung tâm đột quỵ.
Với mong muốn nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh viêm phổi sau
đột quỵ tại bệnh viện, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng chăm
sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại trung tâm đột quỵ bệnh viện đa khoa
tỉnh Phú Thọ năm 2021” với 2 mục tiêu:
Mục tiêu 1. Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại
Trung tâm đột quỵ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2021.
Mục tiêu 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh viêm
phổi tại Trung tâm đột quỵ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm bệnh viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do thương tổn tổ chức phổi (phế nang,
tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng), gây nên do nhiều tác nhân như vi
khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất.

Viêm phổi liên quan đến thở máy (Ventilator Associated Pneumonia VAP), được định nghĩa là nhiễm trùng nhu mô phổi xảy ra sau 48 giờ kể từ khi
người bệnh được thở máy (qua ống nội khí quản, hoặc Canuyn mở khí quản), người
bệnh khơng trong thời kỳ ủ bệnh tại thời điểm bắt đầu được thở máy.
Là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện rất thường gặp trong khoa hồi sức, với tỷ lệ 810% người bệnh điều trị tại khoa hồi sức, và 27% trong số người bệnh được thở
máy. Tỷ lệ tử vong khoảng 20-50% theo nhiều nghiên cứu, thậm chí có thể tới 70%
khi nhiễm các vi khuẩn đa kháng.
- Làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian thở máy, thời gian nằm viện và tăng chi
phí điều trị.
1.1.2. Triệu chứng của bệnh viêm phổi
Các triệu chứng xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi được thở máy (qua ống nội
khí quản hoặc qua Canuyn mở khí quản).
- Dịch phế quản có mủ, đặc và số lượng nhiều hơn.
- Sốt > 38ºC hoặc < 35,5ºC.
- Nghe phổi có ran bệnh lý.
Giai đoạn khởi phát: Bệnh thường khởi đầu đột ngột với sốt cao, rét run,
sốt giao động trong ngày, có đau tức ở ngực, khó thở nhẹ, mạch nhanh, ho khan
tồn trạng mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, ở mơi miệng có Herpes, nhưng các triệu
chứng thực thể cịn nghèo nàn.
Giai đoạn toàn phát: Thường từ ngày thứ 3 trở đi, các triệu chứng lâm sàng
đầy đủ hơn, tình trạng nhiềm trùng nặng lên với sốt cao liên tục, mệt mỏi, gầy sút,
biếng ăn, khát nước, đau ngực tăng lên, khó thở nặng hơn, ho nhiều, đờm đặc có
màu gỉ sắt hay có máu, nước tiểu ít và sẫm máu.


4
Khám phổi có hội chứng đơng đặc điển hình (hoặc khơng điển hình) với rung
thanh tăng, ấn các khoảng gian sườn đau, gõ đục, nghe âm phế bào giảm, âm thổi
ống và ran nổ khô chung quanh vùng đông đặc. Nếu thương tổn nhiều thì có dấu
suy hơ hấp cấp, có gan to và đau, có khi có vàng da và xuất huyết dưới da, ở trẻ em
có rối loạn tiêu hóa như buồn nơn, nơn, bụng chướng.

Cận lâm sàng: Xét nghiệm máu có lượng bạch cầu tăng, bạch cầu trung tính
tăng, tốc độ máu lắng cao, soi tươi và cấy đờm có thể tìm thấy phế cầu, có khi cấy
máu có phế cầu. Chụp film phổi thấy có một đám mờ chiếm một thùy hay phân
thùy phổi và thường gặp là thùy dưới phổi phải.
Giai đoạn lui bệnh: Nếu sức đề kháng tốt, điều trị sớm và đúng thì bệnh sẽ
thoái lui sau 7 - 10 ngày, nhiệt độ giảm dần, toàn trạng khỏe hơn, ăn cảm thấy ngon,
nước tiểu tăng dần, ho nhiều và đờm loãng, trong, đau ngực và khó thở giảm dần.
Khám phổi thấy âm thổi ống biến mất, ran nổ giảm đi thay vào là ran ẩm. Thường
triệu chứng cơ năng giảm sớm hơn triệu chứng thực thể. Xét nghiệm máu số lượng
bạch cầu trở về bình thường, lắng máu bình thường, thương tổn phổi trên X quang
mờ dần. Bệnh khỏi hẳn sau 10-15 ngày.
Nếu không điều trị hay điều trị không đúng, sức đề kháng kém thì bệnh sẽ
nặng dần, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc tăng lên, suy hô hấp, nhiễm trùng
huyết hay có nhiều biến chứng khác như áp xe phổi, tràn dịch, tràn mủ màng phổi,
màng tim...
Phế quản phế viêm thường xảy ra ở trẻ em và người già, người suy kiệt, hôn
mê, sau các nhiễm virus làm suy yếu miễn dịch hay có một bệnh mạn tính...Bệnh
khởi phát từ từ, sốt tăng dần, khó thở càng lúc càng tăng dẫn đến suy hơ hấp cấp,
tồn trạng biểu hiện một nhiễm trùng, nhiễm độc cấp, có thể lơ mơ, mê sảng... khám
phổi nghe được ran nổ, ran ẩm, ran phế quản, rãi rác cả hai phổi, lan tỏa rất nhanh,
đây là một bệnh cảnh lâm sàng vừa thương tổn phổi và phế quản lan tỏa.
Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao, bạch cầu trung tính tăng, máu lắng
tăng; đặc biệt, trên phim phổi thấy nhiều đám mờ rải rác cả hai phổi tiến triển theo
từng ngày.
Nếu không điều trị hay điểu trị chậm bệnh sẽ dẫn đến suy hô hấp nặng, nhiễm trùng
huyết, tồn trạng suy sụp và có thể tử vong.


5
1.1.3. Nguyên nhân

- Các vi sinh vật gây bệnh rất thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm người bệnh trong
từng khoa hồi sức, phương tiện chẩn đoán, thời gian nằm viện cũng như thời gian
nằm điều trị tại khoa hồi sức, qui trình kiểm sốt nhiễm khuẩnvà các chính sách sử
dụng kháng sinh tại đơn vị đó.
- Các nguyên nhân hay gặp trong viêm phổi liên quan đến thở máy sớm (< 5
ngày): tụ cầu nhạy Methicillin, Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenzae.
- Viêm phổi bệnh viện muộn (≥ 5 ngày): tụ cầu kháng Methicillin, P.aeruginosa,
Acinetobacter baumannii, Klebciella pneumonia.Stenotrophomonas maltophilia.
- Người bệnh đã dùng kháng sinh trước đó: tụ cầu kháng Methicillin, P.aeruginosa,
Acinetobacter baumannii và các vi khuẩn gram âm đa kháng khác.
- Ngoài ra gần đây nấm là nguyên nhân rất đáng chú ý gây viêm phổi bệnh viện, đặc
biệt ở những người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch, sử dụng kháng sinh phổ
rộng dài ngày.
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ:
Yếu tố liên quan đến người bệnh:
+ Tuổi ≥ 60.
+ Mức độ nặng của bệnh.
+ Suy tạng.
+ Dinh dưỡng kém hoặc giảm albumin máu.
+ Đau bụng thượng vị hoặc có phẫu thuật vùng ngực.
+ Hội chứng suy hơ hấp cấp tiến triển.
+ Bệnh phổi mạn tính.
+ Bệnh lý thần kinh cơ.
+ Chấn thương, bỏng.
+ Hôn mê, suy giảm ý thức.
+ Hít phải lượng thể tích lớn.
+ Có vi khuẩn khu trú ở đường hô hấp trên.
+ Vi khuẩn khu trú ở dạ dày và độ pH dịch vị thấp
+ Viêm xoang.
- Yếu tố liên quan đến các biện pháp can thiệp:



6
+ Thời gian thở máy.
+ Đặt lại nội khí quản.
+ Thay đổi hệ thống dây thở thường xuyên.
+ Đặt ống thông dạ dày.
+ Theo dõi thường xuyên áp lực nội sọ.
+ Dùng thuốc an thần, giãn cơ.
+ Dùng thuốc kháng H2, thuốc kháng Acid.
+ Truyền > 4 đơn vị máu.
+ Tư thế đầu, nằm ngửa.
+ Vận chuyển ra ngoài khoa hồi sức.
- Các yếu tố khác:
+ Mùa: mùa thu, mùa đông.
Yếu tố nguy cơ và các vi sinh vật đặc biệt:

Vi sinh vật

Yếu tố nguy cơ

H. influenzae,

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi liên quan đến

Moraxella
catarrhalis,

thở máy đợt sớm (xuất hiện sớm < 5 ngày sau khi được


S. Pneumoniae

thở máy).

P. aeruginosa,

Điều trị bằng corticoid, suy dinh dưỡng, bệnh phổi (giãn

Acinetobacter

phế quản, xơ nang phổi), viêm phổi liên quan đến thở

baumannii

máy muộn, có dùng kháng sinh trước đó.

Tụcầu

Hơn mê, chấn thương sọ não, phẫu thuật thần kinh, đái
tháo đường, suy thận mạn, cúm.

Vi khuẩn kỵkhí

Hít phải.

Legionella

Hóa trị liệu, điều trị corticoid, bệnh lý ác tính, suy thận,
giảm bạch cầu, lây nhiễm từ hệ thống nước bệnh viện.


Aspergillus

Điều trị bằng corticoid, thuốc độc tế bào, bệnh phổi tắc


7
nghẽn mạn tính.
Candida albicans

Suy giảm miễn dịch, thuốc độc tế bào, sử dụng corticoid,
kháng sinh phổ rộng dài ngày, người bệnh có lưu các ống
thơng mạch máu dài ngày …

Influenza

Mùa đơng, suy giảm miễn dịch, bệnh lý mạn tính tiềm
ẩn, sống ở nơi có dịch cúm lưu hành ...

Virus hợp bào hô
hấp

Suy giảm miễn dịch, bệnh tim hoặc phổi mạn tính.

1.1.5. chẩn đốn viêm phổi:
* Chẩn đốn xác định dựa vào:
- Hội chứng nhiễm trùng.
- Hội chứng đông đặc ở phổi điển hình hoặc khơng điển hình.
- Hội chứng suy hơ hấp cấp (có thể có).
- X quang phổi
* Chẩn đoán nguyên nhân dựa vào:

- Diễn biến lâm sàng.
- Yếu tố dịch tễ học.
- Kết quả xét nghiệm đờm.
- Đáp ứng điều trị.
* Chẩn đoán phân biệt:
- Phế viêm lao: Bệnh cảnh kéo dài, hội chứng nhiễm trùng không rầm rộ, làm các
xét nghiệm về lao để phân biệt.
- Nhồi máu phổi: Cơ địa có bệnh tim mạch, nằm lâu, có cơn đau ngực đột ngột, dữ
dội, khái huyết nhiều, choáng.
- Ung thư phế quản - phổi bội nhiễm: Thương tổn phổi hay lặp đi lặp lại ở một vùng
và càng về sau càng nặng dần.
- Áp xe phổi giai đoạn đầu.
- Viêm màng phổi dựa vào X quang và lâm sàng.


8
- Xẹp phổi: khơng có hội chứng nhiễm trùng, âm phế bào mất, khơng có ran nổ. X
quang có hình ảnh xẹp phổi.
1.1.6. Điều trị viêm phổi:
* Nguyên tắc điều trị
- Điều trị kháng sinh sớm, đủ liệu trình và theo dõi sát diễn biến của bệnh.
- Nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn bệnh tiến triển.
- Bù nước và điện giải do sốt cao, ăn uống kém, nôn, tiêu chảy.
- Chế độ ăn lỏng, dễ tiêu đảm bảo đủ calo, ăn tăng đạm và các loại vitamin nhóm
B,C.
- Điều trị triệu chứng.
* Điều trị cụ thể:
- Thuốc hạ sốt: Thuốc hạ sốt thường có tác dụng giảm đau. Có thể dùng
Paracetamol hoặc Acetaminophene.
- Đảm bảo thơng khí: Duy trì và theo dõi tình trạng thở máy.

- Các thuốc giãn phế quản: Nếu có dấu co thắt phế quản có thể cho thêm
Theophylline 100-200 mg x 3 lần/ngày.
- Các loại thuốc giảm ho và long đờm: Nếu ho nhiều có thể dùng Codein 100 mg x
3 lần/ngày. Nếu đờm đặc và khó khạc có thể dùng các loại như Terpin, Benzoat
Natri, Eucaylyptin hoặc Acemuc, Exocemuc, Mucosolvon, Rhinathiol 2-3 gói/ngày
hoặc 3-4 viện/ngày.
- Điều trị nguyên nhân: Là điều trị chính để giải quyết nguyên nhân gây bệnh.
Kháng sinh sử dụng sớm, đúng loại, đủ liều, dựa vào kháng sinh đồ; khi chưa có
kháng sinh đồ thì dựa vào yếu tố dịch tễ, diễn tiến lâm sàng của bệnh, kinh nghiệm
của thầy thuốc, thể trạng người bệnh và phải theo dõi đáp ứng điều trị để có hướng
xử trí kịp thời.
1.1.7. Chăm sóc người bệnh viêm phổi thở máy
1.1.7.1. Nhận định:
* Hỏi bệnh:
- Hình thức của khởi phát bệnh như thế nào?
- Bệnh lý hiện tại của người bệnh được biểu hiện như thế nào?


9
+ Cơn rét run, tính chất thời gian kéo dài của cơn rét run; mức độ sốt, ho; tính chất
ho, đờm như thế nào?
+ Đau ngực: Tính chất đau, kèm theo khó thở khơng? Mệt mỏi? Ăn uống như thế
nào?
* Hỏi tiền sử: Trước đây người bệnh có bị mắc các bệnh đường hô hấp không? Các
thuốc đã sử dụng, có nghiện rượu và hút thuốc lá khơng?
* Thăm khám để phát hiện các triệu chứng và biến chứng của bệnh:
- Tìm dấu hiệu nhiễm khuẩn: Xem lưỡi có bẩn khơng? Đo thân nhiệt xem sốt bao
nhiêu độ? Tính chất sốt?
- Có khó thở khơng? Đếm tần số thở, mức độ và tính chất khó thở- Có tím tái
khơng? Mức độ tím tái?

- Xem số lượng đờm, màu sắc của đờm?
- Đếm mạch? đo HA phát hiện bất thường.
- Xem người bệnh có vã mồ hơi? Đo lượng nước tiểu trong 24 giờ để biết tiến triển
của bệnh.
- Xem kết quả xét nghiệm.
1.1.7.2. Chẩn đốn chăm sóc:
Dựa trên các dữ kiện đã thu thập được sau khi hỏi và thăm khám người bệnh. Các
chẩn đốn chăm sóc chính của người bệnh viêm phổi thở máy có thể bao gồm:
- Giảm lưu thông đường thở do tiết nhiều đờm rãi.
- Mất nhiều năng lượng do tăng thở và ho.
- Mất nước và điện giải do sốt cao, khó thở (càng sốt cao, càng khó thở, càng mất
nước và điện giải nhiều).
- Nguy cơ nhiễm khuẩn răng miệng do có ơng nội khí quản.
- Nguy cơ trào ngược dịch dạ dày, thức ăn từ đường tiêu hóa vào phế quản, phổi.
- Nguy cơ nhiễm trùng huyết do chăm sóc vết mở khí quản khơng đúng cách.
1.1.7.3. Lập kế hoạch chăm sóc:
- Tăng cường lưu thông đường thở.
- Giảm mất năng lượng cho người bệnh.
- Chống mất nước và điện giải.
- Đảm bảo chăm sóc vệ sinh răng miệng và chăm sóc nội khí quản, mở khí quản.


10
- Giáo dục người bệnh chăm sóc sức khỏe tại nhà.
1.1.7.4. Thực hiện chăm sóc:
* Tăng cường lưu thơng đường thở:
Sự tiết dịch ở đường thở làm cản trở trao đổi kkí, làm tăng nhiễm bẩn đường
thở, làm chậm quá trình khỏi bệnh. Điều dưỡng cần phải tăng cường lưu thông
đường thở cho người bệnh bằng cách:
- Dặn người bệnh uống nhiều nước (2-3 lít/ngày) để làm lỗng đờm và dễ long đờm,

uống nhiều nước còn bù lại lượng nước mất do sốt, thở nhanh. Tốt nhất cho người
bệnh uống nước xen lẫn nước ép trái cây qua sonde dạ dày.
- Làm ẩm và nóng khơng khí hít vào cũng làm loãng đờm và dễ long đờm, bằng
cách dặn người bệnh đeo khẩu trang, hít vào bằng đường mũi rồi thở ra qua mơi
khép kín.
- Giúp người bệnh ho có hiệu quả.
+ Ho tư thế ngồi và hơi cúi về phía trước, vì tư thế này cho phép ho mạnh hơn.
+ Đầu gối và hông ở tư thế gấp để cơ bụng mềm và ít căng cơ bụng khi ho.
+ Hít vào chậm qua mũi thở ra qua mơi khép kín.
+ Ho 2 lần trong mỗi lần thở ra, trong khi co cơ bụng đúng lúc ho.
- Dẫn lưu đờm theo tư thế: kết hợp vỗ và rung lồng ngực để tống đờm ra ngoài. Sau
khi dẫn lưu tư thế kết hợp vỗ và rung lồng ngực bảo người bệnh thở sâu và ho mạnh
để tống đờm ra ngoài, nếu người bệnh quá yếu đờm nhiều không thể ho hiệu quả
được có thể hút đờm rãi cho người bệnh.
- Kiểm tra lưu thông đường thở qua các thong số trên máy thở
- Thực hiện thuốc kháng sinh, thuốc loãng đờm theo y lệnh.
* Giảm mất năng lượng:
- Để người bệnh nằm nghỉ trên giường bệnh để giảm tiêu hao năng lượng, cho
người bệnh nằm tư thế Fowler cho người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên.
- Cho thuốc giảm ho và giảm đau nếu có chỉ định.
* Chống mất nước và điện giải:
- Do sốt và tăng tần số thở cơ thể sẽ mất nước và điện giải nên cần cho người bệnh
uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), nên cho người bệnh uống sữa, nước cháo, nước trái
cây vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa chống mất nước.


11
- Truyền dịch nếu có chỉ định.
*Đảm bảo chăm sóc vệ sinh răng miệng và chăm sóc nội khí quản , mở khí quản:
- Vệ sinh răng miệng cho người bệnh 2 lần/ ngày

- Kiểm tra cố định ống nội khí quản và chăm sóc vết mở khí quản.
* Giáo dục người bệnh chăm sóc sức khoẻ tại nhà:
- Sau khi hết sốt hoặc cai máy người bệnh cần tăng hoạt động thể lực một cách từ
từ.
- Hướng dẫn người bệnh tập thở sâu và tập ho có hiệu quả để làm sạch đường thở và
giãn nở phổi.
- Hẹn người bệnh trở lại kiểm tra X quang phổi sau 4 tuần kể từ khi ra viện.
- Khuyên người bệnh không hút thuốc lá vì thuốc lá hủy hoại hoạt động lông mao
của các tế bào lông chuyển, sự hoạt động này có ý nghĩa hàng đầu trong việc làm
sạch khơng khí thở, hút thuốc lá làm kích thích tế bào tiết nhầy của phế quản và ức
chế chức năng đại thực bào của phế nang.
- Tránh làm việc quá sức, thay đổi nhiệt độ đột ngột, khơng uống rượu vì làm
giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Khuyên người bệnh ăn uống bồi dưỡng, nghỉ ngơi thỏa đáng để tăng sức đề kháng.
- Khuyên người bệnh tiêm phòng cúm nếu có thể thực hiện được.
1.1.7.5. Đánh giá chăm sóc:
Sau khi thực hiện KHCS người Điều dưỡng phải theo dõi người bệnh thường
xuyên để có thể đánh giá được kết quả điều trị và chăm sóc. Những vấn đề cần đánh
giá là:
- Tần số thở.
- Mức độ tím tái.
- Lấy mạch, đo HA, cặp nhiệt độ.
- Xem số lượng màu sắc của đờm.
- Hình ảnh X quang phổi.
- Xem người bệnh có thực hiện lời khuyên GDSK.
Kết quả mong muốn là :
- Người bệnh khơng khó thở.
- Khơng tím tái.



12
- Các dấu hiệu sinh tồn (Mạch, nhiệt độ, HA) dần trở về bình thường.
- Khạc đờm ít dần.
- Người bệnh ăn uống tốt, lên cân.
- Hình ảnh X quang được cải thiện, các XN tốt lên.
- Người bệnh tuân thủ lời khuyên về GDSK
1.1.8. Quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh viêm phổi thở máy( dựa theo
quyết định số 1904/QĐ- BYT về việc ban hành tài liệu “hướng dẫn quy trình kỹ
thuật chuyên ngành Hồi sức- cấp cứu và Chống độc” ngày 30/05/2014 và chăm
sóc và điều trị người bệnh đột quỵ - Hội đột quỵ Việt Nam- NXB y học Hà Nội ,
2020)
1.1.8.1Chăm sóc ống nội khí quản hoặc mở khí quản
* Mục tiêu
- Nội khí quản hoặc mở khí quản phải thơng thống
- Đảm bảo vị trí nội khí quản hoặc mở khí quản ở đúng vị trí.
- Tránh nhiễm khuẩn
* Thực hiện các kỹ thuật
- Làm thơng thống đường hơ hấp bằng kỹ thuật vỗ dung, kỹ thuật hút đờm (xem
quy trình kỹ thuật vỗ rung chăm sóc hơ hấp).
- Thực hiện kỹ thuật thay băng ống mở khí quản, mở khí quản đúng quy trình đảm
bảo đúng vị trí sạch tránh nhiễm khuẩn.
- Kiểm tra áp lực bóng chèn (cuff) của nội khí quản, mở khí quản (xem bài chăm
sóc nội khí quản, mở khí quản).
1.1.8.2 . Chăm sóc Người bệnh thở khơng xâm nhập qua mặt nạ mũi miệng
- Kích cỡ mặt nạ phải vừa với mặt Người bệnh.
- Khi cố định mặt nạ khơng được chặt q dễ gây lt chỗ tì đè (sống mũi) hoặc
lỏng q gây dị khí ra ngồi làm giảm áp lực đường thở.
- Cố định mặt nạ: phía trên vịng qua đầu ở trên tai, phía dưới vịng qua sau gáy.
- Có thể bỏ máy khi Người bệnh ho khạc đờm.
- Bỏ máy thở không xâm nhập khi Người bệnh ăn, uống nước (nếu không sẽ gây sặc

thức ăn, nước vào phổi), hoặc ăn và uống qua ống thông dạ dày.


13
- Phải giải thích để Người bệnh hợp tác, và những tác dụng không mong muốn
(chướng bụng, cảm giác ngạt thở...).
1.1.8.3. Chăm sóc theo dõi hoạt động máy thở
* Các nguồn cung cấp cho máy thở
- Nguồn điện: luôn luôn được cắm vào hệ thống điện lưới. Khi có điện, đèn báo AC
sẽ sáng lên. Có tác dụng vừa chạy máy thở, vừa nạp điện cho ắc quy của máy để
phòng khi mất điện lưới máy sẽ tự động chuyển sang chạy điện ác quy (thời gian
chạy điện ác quy kéo dài tùy theo từng loại máy thở).
- Nguồn oxy: được nối với hệ thống cung cấp oxy, khi bật máy sẽ khơng có báo
động áp lực oxy (O2 Pressure)
- Nguồn khí nén: được nối với hệ thống cung cấp khí nén, khi bật máy sẽ khơng có
báo động áp lực khí nén (compressor).
* Hệ thống ống dẫn khí
- Các ống dẫn khí vào Người bệnh và từ Người bệnh ra ln phải để thấp hơn nội
khí quản (mở khí quản) để tránh nước đọng ở thành ống vào nội khí quản (mở khí
quản) gây sặc phổi.
- Thay đoạn ống dẫn khí (dây máy thở, dây chữ T) khi nhiều đờm hoặc máu của
Người bệnh trong ống dẫn khí.
- Trên đường ống dẫn khí vào và ra ln phải có bẫy nước (nước đọng ở thành ống
xẽ chẩy vào bẫy nước này, vì vậy bẫy nước được để ở vị trí thấp nhất). Chú ý phải
đổ nước đọng ở trong cốc bẫy nước, nếu để đầy sẽ gây ra cản trở đường thở và có
nguy cơ nước chẩy vào phổi Người bệnh nếu nâng đường ống thở lên cao hơn nội
khí quản (mở khí quản)
* Hệ thống làm ẩm đường dẫn khí
- Hệ thống này nằm ở đường thở vào, trước khi khí được đưa vào Người bệnh.
-Bình làm ẩm xử dụng nước cất, phải đảm bảo cho mực nước trong bình ln ln

ở trong giới hạn cho phép.
-Bình đốt của hệ thống làm ẩm: 30 - 370C. Có tác dụng làm tăng độ ẩm khí thở vào,
vì vậy tránh được hiện tượng khô đờm gây tắc.


14
-Nhiệt độ đốt càng cao thì tốc độ bay hơi của nước trong bình làm ẩm càng nhanh,
do vậy phải thường xuyên đổ thêm nước vào bình làm ẩm. Với nhiệt độ 350C hết
2000ml/ngày.
-Một số máy thở có thêm hệ thống dây đốt nằm trong đường ống thở vào và bình
đốt của hệ thống làm ẩm. Do vậy dây dùng cho máy thở loại này cũng phải có tác
dụng chịu nhiệt.
* Theo dõi các thông số trên máy thở, hệ thống báo động của máy thở.
1. 2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm phổi sau đột quỵ trên thế giới
- Theo một nghiên cứu tại Canada từ tháng 7 năm 2003 đến tháng 3 năm 2007 viêm
phổi được xác định là một biến chứng xảy ra trong vịng 30 ngày sau đột quỵ.
Cụ thể, có 8.251 trường hợp được đưa vào nghiên cứu, trong đó viêm phổi sau tai
biến xuất hiện trên 587 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu dựa trên phương pháp chụp
X- quang cho thấy, bệnh viêm phổi xuất hiện trong 30 ngày đầu sau đột quỵ và có
thể gây tử vong trong 7 ngày đầu tiên.
Điều đáng lưu ý là việc chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ có vai trị vơ cùng quan
trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe của người bệnh. Q trình chăm sóc người
bênh ở thời điểm đầu tiên sau đột quỵ có thể ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh
viêm phổi và có thể gây tử vong ở người bệnh.
Ở một nghiên cứu khác được chia sẻ trên tạp chí của hiệ hơi y khoa Trung Quốc các
nhà khoa học cũng khẳng định viêm phổi là một biến chứng nguy hiểm sau tai biến.
Bởi vì biến chứng viêm phổi có thể khiến tình trạng đột quỵ trầm trọng hơn và có
nguy cơ dẫn đến tử vong.
Từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 5 năm 2011, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 51

bệnh nhân bị viêm phổi sau đột quỵ. Theo đó họ phân tích các đặc điểm lâm sàng,
dữ liệu vi sinh và kết quả thu được các nhà nghiên cứu đã dự đoán nguy cơ tử vong
trong 30 ngày được điều tra bằng phân tích đơn biến và đa biến.
Kết quả cho thấy mầm bệnh phổ biến nhất gây ra viêm phổi sau đột quỵ chính là vi
khuẩn. Viêm phổi sau đột quỵ thực sự là một biến chứng nguy hiểm, nó có thể
khiến người bệnh đột quỵ nằm liệt giường hoặc tử vong.


15
Theo Wijdicks và cộng sự tỷ lệ viêm phổi trên BN đột quỵ thở máy khoảng
63%[13].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm phổi tại Việt Nam:
Viêm phổi trên BN thở máy chiếm tỷ lệ khá cao chiếm tới 28,6% trong đó nhóm
BN nhồi máu não có tỷ lệ viêm phổi cao nhất. Điều này có thể do có một tỷ lệ lớn
hơn các BN nhồi máu não có viêm phổi rồi mới phải đặt NKQ-thở máy. Tỷ lệ BN
nhồi máu não phải thở máy do nguyên nhân thần kinh thấp hơn so với nhóm BN
chảy máu não với khác biệt có ý nghĩa thống kê. (Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và
một số yếu tố tiên lượng bệnh nhân đột quỵ có đặt nội khí quản thở máy- Nguyễn
Hồng Qn- Nguyễn Văn Thông và cộng sự).


16
Chương 2
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI TẠI TRUNG
TÂM ĐỘT QUỴ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Giới thiệu bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Phú Thọ là Bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Phú
Thọ,được xếp loại Bệnh viện hạng I với quy mô 1.500 giường bệnh, tổng số cán bộ
viên chức Bệnh viện 1.246 cán bộ, trong đó Bác sỹ và Dược sỹ Đại học: 372 người;
số điều dưỡng, NHS, KTV: 659 người; cán bộ khác: 215 người.

Bệnh viện có tổng số 39 khoa, phịng, trung tâm trong đó: 08 phòng chức năng,
06 khoaCận lâm sàng, 17 khoa Lâm sàng và 9 Trung tâm: Trung tâm Ung
bướu; Trung tâm Đào tạo chỉ đạo tuyến; Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng
cao; Trung tâm tim mạch; Trung tâm xét nghiệm;Trung tâm huyết học - truyền
máu; Trung tâm Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng; Trung tâm Thận - Lọc
máu; Trung tâm Đột quỵ .
Trung tâm Đột quỵ được thành lập tháng 9 năm 2018, là trung tâm đầu tiên trong cả
nước hoạt động theo một quy trình khép kín với 3 đơn vị: Đơn vị Cấp cứu và Điều
trị tích cực thần kinh - Đột quỵ, Đơn vị Điều trị thần kinh - Đột quỵ bán cấp, Đơn vị
Phục hồi chức năng thần kinh - Đột quỵ với mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất
lượng cao, tốt nhất cho người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các vùng lân cận.
Chức năng nhiệm vụ:
Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ có chức năng:
Cấp cứu, xử trí, điều trị bệnh nhân Đột quỵ não cấp, phối hợp điều trị oxy cao áp,
phục hồi chức năng sau đột quỵ, tư vấn dự phịng đột qụy não tái phát.
2.2. Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh viêm phổi tại Trung tâm đột
quỵ bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Để có thơng tin về cơng tác chăm sóc người bệnh viêm phổi tại trung tâm đột quỵ
bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin bằng cách
quan sát hoạt động chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng; lấy thơng tin
từ bệnh án. Từ đó nhận thấy trong 5 tháng đầu năm 2021, Trung tâm đột quỵ Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã thu dung 380 bệnh nhân đột quỵ não cấp, trong đó tỷ
lệ bệnh nhân có viêm phổi phải thơng khí cơ học là 52 chiếm 13.9%. Chúng tôi tiến


17
hành thống kê, đánh giá một số kết quả đã đạt được trong chăm sóc bệnh nhân đột
quỵ kèm viêm phổi phải thơng khí cơ học như sau:
2.1.1. Đặc điểm của người bệnh viêm phổi tại Trung tâm đột quỵ bệnh viện đa
khoa tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.1. Phân bố người bệnh theo tuổi và giới
Giới tính

Nam

Nữ

Chung

Độ tuổi

SL (n)

TL (%)

SL(n)

TL (%)

SL(n)

Dưới 45

3

5.8%

1

1.92%


4

45 - 60

13

25%

8

15.38%

21

40.38%

Trên 60

16

30.77%

11

21.15%

27

51.93%


32

61.55

20

38.45

52

100

Cộng

TL (%)
7.69%

Kết quả bảng 1 cho thấy: Tỷ lệ người bệnh là nam giới chiếm chủ yếu với
61.55%, nữ chiếm 38.45%. Ở độ tuổi từ 45-60 chiếm 40.38%, ở độ tuổi trên 60
chiếm 51.92% .

Bảng 2.2. Biểu hiện các triệu chứng cơ năng khi vào Khoa
Triệu chứng

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Khó thở


32

61.53%

Ho

1

1.92%

Sốt

2

3.85%


18
Đau ngực

5

9.61%

Không biểu hiện cơ năng

12

23.07%


Tỷ lệ người bệnh vào viện với triệu chứng khó thở cao nhất chiếm 61.53%,
tiếp theo là triệu chứng không biểu hiện trên cơ năng, và đau ngực.
Bảng 2.3. Phân bố bệnh nhân theo thể đột quỵ
Thể đột quỵ

Chảy máu não

Nhồi máu não

Chung

Độ tuổi
SL (n)

TL (%)

SL(n)

TL (%)

SL(n)

TL (%)

Dưới 45

1

1.92%


3

5.77%

4

7.69%

45 - 60

9

17.3%

12

23.07%

21

40.38%

Trên 60

12

23.07%

15


28.85%

27

51.93%

22

42.31%

30

57.69%

52

100

Cộng

Qua Bảng 2.3.ta thấy số lượng bệnh nhân nhồi máu não dễ mắc viêm phổi
nặng phải thơng khí nhân tạo hơn chiếm 57,69%.

Bảng 2.4: Kết quả điều trị
Bệnh

Chảy máu não

NM não


Ra viện

Tử vong

nhân

SL(n)

TL(%)

SL(n)

TL(%)

SL(n)

TL(%)

SL(n)

TL(%)

Nam

12

23.07

16


30.77

26

50

2

3.85

Nữ

10

19.23

14

26.92

23

44.23

1

1.92

Tổng số


22

42.31

30

57.69

49

94.23

3

5.77


×