Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.4 KB, 58 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

KHÚC THỊ THANH MAI

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC
TRẺ SỐT CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI
TẠI KHOA KHÁM BỆNH – BỆNH VIỆN ĐA KHOA
XANH PÔN NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

KHÚC THỊ THANH MAI

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC
TRẺ SỐT CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI
TẠI KHOA KHÁM BỆNH – BỆNH VIỆN ĐA KHOA
XANH PÔN NĂM 2021
Chuyên ngành: Điều dưỡng nhi khoa

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. VŨ VĂN ĐẨU


NAM ĐỊNH - 2021


i
LỜI CẢM ƠN
Chuyên đề này được hoàn thành là kết quả đóng góp cơng sức của rất nhiều cá
nhân và tập thể.
Trước hết em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Vũ Văn
Đẩu đã tận tình giúp đỡ để em hồn thành chun đề này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các Thầy, Cơ giáo, các
phịng ban Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã góp nhiều cơng sức đào tạo,
giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành
chun đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, lãnh đạo
khoa Khám bệnh và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện, nhiệt tình cộng tác giúp đỡ em
trong quá trình thực hành lâm sàng và triển khai chuyên đề.
Sau cùng em xin bày tỏ sự biết ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè
đã ln dành cho em những tình cảm quý báu, chia sẻ khó khăn, động viên em trong
suốt quá trình học tập.
Học viên

Khúc Thị Thanh Mai


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nêu trong chuyên đề tốt nghiệp là trung thực
và khách quan, chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây. Tất cả
những sự giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho chuyên đề đều được trích dẫn
đầy đủ, ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.

Người cam đoan

Khúc Thị Thanh Mai


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 3
1.1.1. Sinh lý bệnh ........................................................................................... 3
1.1.2. Sốt ở trẻ em ............................................................................................ 6
1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................. 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về sốt ở trẻ em tại Việt Nam ................................ 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về sốt ở trẻ em trên thế giới................................ 11
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ............................................. 14
2.1. Một số thông tin về bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn....................................... 14
2.2. Thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại
khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2021 ............................... 14
2.2.1. Đặc điểm chung ................................................................................... 14
2.2.2. Kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại
khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2021 .................... 17
2.2.3. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành của bà mẹ về chăm sóc và
xử trí sốt cao tại nhà ............................................................................. 27
Chương 3: BÀN LUẬN ....................................................................................... 28
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học - xã hội học của bà mẹ và mối liên hệ với kiến thức,

thực hành chăm sóc trẻ sốt ........................................................................ 28
3.1.1. Tuổi của bà mẹ..................................................................................... 28
3.1.2. Trình độ học vấn. ................................................................................. 28
3.1.3. Nghề nghiệp......................................................................................... 28
3.1.4. Kinh tế. ................................................................................................ 29
3.2. Nguồn cung cấp thông tin ........................................................................... 29
3.3. Kiến thức của bà mẹ về sốt cao ................................................................... 30


iv
3.4. Thực hành của bà mẹ khi trẻ có sốt cao ....................................................... 33
3.5. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của bà mẹ có con bị sốt cao .............. 36
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm chung của bà mẹ .................................................................... 15
Bảng 2.2. Kiến thức về Sốt cao của bà mẹ ............................................................. 17
Bảng 2.3. Kiến thức về phương pháp chườm ấm ................................................... 18
Bảng 2.4. Kiến thức về sử dụng thuốc hạ sốt ......................................................... 19
Bảng 2.5. Kiến thức về phòng ngừa mất nước và phòng ngừa sốt cho trẻ .............. 20
Bảng 2.6. Kiến thức về xử trí sốt cao ở nhà ........................................................... 21
Bảng 2.7. Hành động của bà mẹ khi chăm sóc trẻ sốt ............................................ 23
Bảng 2.8. Thực hành về sử dụng thuốc .................................................................. 24
Bảng 2.9. Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu – xã hội học đối với kiến thức của
các bà mẹ ............................................................................................. 25
Bảng 2.10. Mối liên hệ giữa nguồn cung cấp thông tin với kiến thức chung của bà mẹ ...... 26

Bảng 2.11. Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu- xã hội học đối với thực hành
chung của các bà mẹ ............................................................................. 26
Bảng 2.12. Mối liên hệ giữa nguồn cung cấp thông tin với thực hành chung của bà mẹ ...... 27
Bảng 2.13. Mối liên hệ giữa kiến thức với thực hành của bà mẹ về chăm sóc và xử
trí sốt cao tại nhà .................................................................................. 27


vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Phân bố mức độ kiến thức chung ...................................................... 22
Biểu đồ 2.2. Phân bố mức độ thực hành của bà mẹ khi trẻ có sốt cao..................... 24


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt cao là một cấp cứu nhi khoa rất thường gặp. Nếu khơng được xử trí kịp thời
và đúng cách có thể dẫn đến co giật đe dọa tính mạng người bệnh hoặc để lại những
hậu quả rất nặng nề về sau như: Động kinh, chậm phát triển tâm thần và vận động
đặc biệt là ở những trẻ có tiền sử sốt cao co giật [2].
Đối với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi do chức năng của não bộ chưa hoàn chỉnh,
cộng thêm yếu tố tiền sử gia đình về sốt cao co giật khi nhiệt độ trên 38,50C dễ dẫn
đến co giật và thời gian từ lúc sốt cao đến co giật là rất ngắn. Theo nghiên cứu của
Kazeem A cho thấy tỷ lệ trẻ co giật do sốt xuất hiện sau khi sốt trong 6 giờ đầu chiếm
83% [21] . Do đó việc phát hiện ra trẻ sốt và chăm sóc ban đầu cho trẻ sốt cao khi
chưa có thầy thuốc là rất quan trọng.
Khi trẻ bị sốt cao thì việc phát hiện ra trẻ sốt và hạ sốt đúng cách nhằm giảm
nguy cơ co giật cho trẻ đóng vai trị quan trọng. Thực tế cho thấy nhiều bà mẹ biết
cách xử trí sốt cho con nhưng cũng có một số bà mẹ khơng biết cách theo dõi nhiệt
độ khi trẻ sốt, không biết đến các phương pháp hạ sốt an toàn cho con tại nhà. Theo
kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Hoài Phương chỉ có 60% các bà mẹ sử dụng nhiệt kế

để phát hiện trẻ sốt, 80% bà mẹ phát hiện trẻ sốt bằng dấu hiệu trẻ nóng và quấy khóc,
gần 50% bà mẹ cho con uống thuốc hạ sốt ngay khi phát hiện con sốt [14]. Theo tác
giả Phạm Lê An [1] biện pháp hạ sốt bằng chườm ấm có hiệu quả tức thì rõ rệt hơn
uống thuốc trong 30 phút đầu, nhưng sau 30 phút thì khơng giảm nhiều hơn nữa điều
này cũng chứng minh cho quan điểm lý thuyết rằng hạ nhiệt bằng làm mát ngoại biên.
Thuốc hạ nhiệt chỉ có tác dụng rõ rệt sau 30 phút. Bởi vậy cần phối hợp cả hai ưu
điểm hạ nhiệt nhanh của chườm ấm và kéo dài của thuốc hạ nhiệt nếu như trẻ sốt trên
38,50C [1], [25]. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết cách chườm ấm khi con
sốt, vì vẫn cịn 46,5% bà mẹ đã chườm ấm nhưng thực tế sốt cao co giật vẫn xẩy ra
[5]. Thậm trí khi trẻ có sốt các bà mẹ có hành động sai trái như cạo gió, cắt lễ và ủ
ấm, nhưng chỉ có 25% bà mẹ biết vai trị của chườm ấm trong hạ sốt [18]. Như vậy
hiểu biết của bà mẹ là quá thấp. Do đó việc tư vấn, tuyên truyền để nâng cao kiến
thức, thực hành chăm sóc trẻ sốt cao cho bà mẹ là hết sức cần thiết.


2
Hiện nay, khoa Khám bệnh của bệnh viện Xanh Pôn mỗi ngày có khoảng 2030 trẻ em dưới 5 tuổi đến khám vì lí do sốt nhưng chưa có một đề nào nghiên cứu về
kiến thức, thực hành của các bà mẹ có trẻ bị sốt cao [4]. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con
dưới 5 tuổi tại khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2021” với
hai mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới
5 tuổi tại khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2021.

2.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sốt của
bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.



3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Sinh lý bệnh
1.1.1.1. Thân nhiệt bình thường
Định nghĩa thân nhiệt: Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể, được chia làm 2 loại
là thân nhiệt trung tâm và thân nhiệt ngoại vi.
Thân nhiệt trung tâm: Được đo ở những vùng nằm sâu trong cơ thể, là nhiệt
độ có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ của các phản ứng sinh học xảy ra trong cơ thể,
là mục đích của hoạt động điều nhiệt, thường được giữ cố định, ít thay đổi theo nhiệt
độ môi trường.
Thân nhiệt ngoại vi: Được đo ở da, thay đổi theo nhiệt độ ở mơi trường xung quanh.
Bình thường thân nhiệt dao động trong khoảng 36,30C – 37,10C. Nhiệt độ lấy
được hậu môn thể hiện thân nhiệt đúng nhất, nhiệt độ ở miệng thường thấp hơn nhiệt
độ ở hậu môn khoảng 0,20C- 0,50C, dễ đo nên thường được dùng để theo dõi tình
trạng bệnh, nhưng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như uống nước nóng hay lạnh, ăn
kẹo nhai, hút thuốc và có thở miệng trước khi đo. Nhiệt độ ở nách thấp hơn ở trực
tràng từ 0,50C đến 10C và dễ đo, thường được dùng để theo dõi thân nhiệt ở người
bình thường [6].
Thân nhiệt ngoại vi đo ở da, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ mơi trường nhiều hơn,
có thể dùng để đánh giá hiệu quả của hoạt động điều nhiệt và nó cũng thay đổi theo
vị trí đo như ở trán vào khoảng 33,50C, ở lòng bàn tay 320C, ở mu bàn chân 280C [6]
1.1.1.2. Quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
a. Quá trình sinh nhiệt của cơ thể: Nhiệt năng được sinh ra từ
* Chuyển hóa cơ sở: là chuyển hóa năng lượng khi cơ thể có những hoạt động
sinh lý tối thiểu để duy trì sự sống như tuần hồn, hơ hấp,...các phán ứng hóa học cơ
bản của cơ thể như chuyển hóa gluxit, protein và lipit để cung cấp năng lượng



4
* Tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn: là năng lượng bắt buộc phải sử
dụng trong quá trình đồng hóa thức ăn trong cơ thể được thải ra dưới dạng nhiệt đối
với protein là 6%, đối với mỡ là 4%.
* Sự co cơ: Khi co cơ, các chất glucose, lipid bị oxy hóa để sinh ra năng lượng
75% năng lượng dưới dạng nhiệt. Đặc biệt hiện tượng run là một nguyên nhân sinh
nhiệt quan trọng.
* Kích tố: Cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh nhiệt của cơ thể
- Epinephrin và Norepinephrine làm tăng tốc độ chuyển hóa năng lượng, năng
lượng biến thành nhiệt năng chứ không dữ trữ dưới dạng ATP
(Adenosine triphosphate). Do đó chúng có tác dụng tạo nhiệt nhanh nhưng ngắn
hạn.
- Thyroxin thì có tác dụng tạo nhiệt chậm nhưng kéo dài.
* Lớp mỡ nâu: nằm ở dưới và xung quanh lớp bả vai và những nơi khác của cơ
thể. Khi kích thích thần kinh giao cảm phân phối tới mỡ nâu, thì năng lượng sinh ra
từ sự oxy hóa trong tế bào khơng được dự trữ dưới dạng ATP mà tỏa thành nhiệt. Do
đó mỡ nâu là một nguồn tạo nhiệt quan trọng của trẻ em [6].
b. Quá trình thải nhiệt của cơ thể
Phần lớn nhiệt năng tạo ra từ những cơ quan ở sâu trong cơ thể như gan, tim,
não và cơ. Sau đó nhiệt năng phải được truyền từ trong cơ thể ra bề mặt của da để
được thải ra ngoài cơ thể.
Sự truyền nhiệt từ trong sâu qua lớp cách nhiệt dưới da (mơ mỡ của mơ dưới
da) để ra ngồi mặt ra được thực hiện nhờ hệ thống mạch máu này, trong đó đặc biệt
quan trọng là mạng tĩnh mạch ở dưới da. Khi lưu lượng máu qua mạng tĩnh mạch cao,
thì nhiệt được xem từ trong sâu ra da, ngược lại khi lưu lượng máu qua mạng tĩnh
mạch thấp thì nhiệt được giữ sâu bên trong cơ thể. Hệ thần kinh giao cảm chi phối độ
co mạch của các tiểu động mạch và hệ thống nối trực tiếp động mạch, tĩnh mạch để
cung cấp máu cho mạng tĩnh mạch của da nên có nhiệm vụ quan trọng trong q trình

thải nhiệt của cơ thể. Nhiệt năng từ mặt da được thải ra khỏi cơ thể bằng hai cách là
sự truyền nhiệt và bốc hơi nước [6].


5
* Thải nhiệt bằng cách truyền nhiệt: Có 3 hình thức truyền nhiệt
- Truyền nhiệt bức xạ: là sự truyền nhiệt giữa các vật không tiếp xúc với nhau.
Nhiệt được truyền dưới dạng tia hồng ngoại, tất cả những vật có nhiệt độ lớn hơn 00
tuyệt đối thì đều có thể bức xạ được, tuy nhiên nếu nhiệt độ của da lớn hơn nhiệt độ
mơi trường xung quanh, thì lượng nhiệt bức xạ từ trường và các vật khác tới cơ thể.
- Truyền nhiệt trực tiếp: Là sự truyền nhiệt giữa các vật tiếp xúc với nhau, có
khoảng 3% lượng nhiệt được truyền tới ghế ngồi, ngoài ra một số nhiệt lượng lớn hơn
được truyền tới khơng khí xung quanh nếu nhiệt độ của khơng khí nhỏ hơn nhiệt độ
của da.
- Truyền nhiệt đối lưu: Sự truyền nhiệt từ cơ thể tới khơng khí xung quanh sẽ
dừng lại, khi nhiệt độ của khơng khí ở gần da bằng với nhiệt độ da, trừ khi khơng khí
được đổi mới nhờ sự chuyển động của khơng khí cũ ra nơi khác, như khi có luồng
gió chẳng hạn. Bình thường khi khơng khí được sưởi ấm sẽ nhẹ hơn và bay lên khỏi
da, khơng khí lạnh sẽ tới thay chỗ và nhiệt tiếp tục được truyền tới lớp khơng khí mới
này. Như vậy nếu mơi trường xung quanh cơ thể có chuyển động đối lưu càng nhiều
thì cơ thể càng thải ra nhiều nhiệt, vì vậy khi dùng quạt, hoặc có gió thì ta thấy mát
hơn. Một điều kiện chung để cơ thể có thể thải nhiệt bằng phương thức truyền nhiệt
là nhiệt độ của da phải cao hơn nhiệt độ của không khí và những vật xung quanh.
Trong trường hợp ngược lại, cơ thể khơng thải nhiệt được mà cịn có nguy cơ bị
truyền nhiệt từ môi trường vào [6]
* Thải nhiệt bằng sự bốc hơi nước qua da, qua niêm mạc đường hô hấp, và
qua miệng.
- Sự bốc hơi nước qua da và đường hô hấp: sự bốc hơi nước qua da và đường
hơ hấp thường xun xảy ra, bình thường khoảng 600ml một ngày, thải ra được từ 12
– 16 kilocalo mỗi giờ, đây là lượng mất nước không nhận biết, không thay đổi theo

nhiệt độ của cơ thể và nhiệt độ khơng khí. Khi cơ thể vận động hoặc ở trong mơi
trường nóng thì ngồi lượng nước mất khơng nhận biết bốc hơi qua da và đường hơ
hấp, cịn có sự tiết mồ hơi từ các tuyến mồ hơi ở da, và mồ hôi chỉ giúp thải nhiệt khi
bốc hơi trên da. Lượng mồ hôi bốc hơi trên da tùy vào độ ẩm của mơi trường, do đó
vào một ngày ẩm như khi trời chuyển mưa ta thấy nóng hơn [6].
- Sự tiết mồ hôi: cấu trúc tuyến mồ hơi có 2 phần, phần trong là phần cuộn có


6
nhiệm vụ tiết mồ hơi sơ khai, phần ngồi là phần ống có nhiệm vụ dẫn mồ hơi ra
ngồi và tái hấp thu lại Na+, Cl- trong mồ hôi sơ khai vào máu.
- Cơ chế tiết mồ hôi: hệ thần kinh giao cảm phân phối những sợi giao cảm
ch3linergic tới các tế bào thượng bì của phần cuộn tuyến mồ hơi, và khi bị kích thích
thì gây tiết mồ hơi sơ khai. Khi cơ thể vận động, tủy thượng thận tiết ra epinephrin
và norepinephrin cũng tác động tới phần cuộn gây tiết mồ hôi. Khi mồ hôi sơ khai di
chuyển qua phần ống của tuyến mồ hơi thì thì Na+, Cl- sẽ được tái hấp thu. Lượng
Na+, Cl- được tái hấp thu tùy thuộc vào tốc độ tiết mồ hôi. Khi tốc độ tiết mồ hôi thấp,
lượng mồ hôi sơ khai di chuyển qua phần ống chậm. Do đó hầu như tất cả Na+, Clrất thấp khoảng 5 mEq/lit. Khi tốc độ tiết mồ hôi cao, lúc cơ thể vận động hoặc trong
mơi trường nóng thì số lượng mồ hơi sơ khai tiết ra nhiều, phần ống chỉ tái hấp thu
được phân nửa số lượng Na+ và Cl- ở mồ hôi sơ khai.
- Sự bốc hơi nước bằng cách thở cạn và bốc hơi qua miệng: nhiều động vật có
ít khả năng thải nhiệt từ mặt ngồi cơ thể có 2 lý do, có lơng làm giảm sự thải nhiệt
bằng cách truyền nhiệt, hơn nữa da của chúng khơng có tuyến mồ hơi được. Do đó
sinh vật sẽ thở nhanh và nông, lè lưỡi ra, như vậy sẽ đem nhiều khơng khí từ bên
ngồi vào tiếp xúc với niêm mạc của đường hô hấp trên, và sự bốc hơi nước bọt ở
lưỡi được dễ dàng hơn, cách này không làm thay đổi nhiều thành phần khí trong phế
nang. Cách thải nhiệt của cơ thể thay đổi tùy theo nhiệt độ của mơi trường. Khi nhiệt
độ mơi trường càng cao thì sự truyền nhiệt càng kém và sự bốc hơi nước càng tăng
[6].
1.1.2. Sốt ở trẻ em

1.1.2.1. Định nghĩa sốt
Sốt là tình trạng tăng nhiệt độ của cơ thể do rối loạn trung tâm điều nhiệt, tạo ra
ngưỡng thân nhiệt bất thường. Cần phân biệt sốt với các cảm giác tăng thân nhiệt như
nhiễm nóng. Sốt là triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn hoặc
không nhiễm khuẩn.
Thân nhiệt bình thường của trẻ thay đổi theo thời điểm trong ngày và được điều
hòa bởi trung tâm điều nhiệt ở vùng hạ đồi. Trẻ được xem là có sốt khi nhiệt độ đo ở
trực tràng từ 380C trở lên hoặc đo ở nách từ 37,50C trở lên, sờ da trẻ nóng hoặc tay
chân lạnh [15].


7
1.1.2.2. Đặc tính của tình trạng sốt
Bệnh nhân cảm thấy lạnh khi tình trạng thân nhiệt của cơ thể tăng nhanh và
tăng cao một cách đột ngột, da lạnh là do hiện tượng co mạch, sau đó bệnh nhân run
cho đến khi thân nhiệt tăng lên tới mức quy định mới. Khi thân nhiệt đã tới mức này
thì bệnh nhân không thấy ớn lạnh nữa
Khi tác nhân gây sốt không còn, mức quy định của vùng dưới đồi đột ngột giảm
trở lại mức quy định bình thường, và thân nhiệt được điều chỉnh từ nhiệt độ cao về
lại mức bình thường, bằng cơ chế chống nóng nên gây ra đổ mồ hơi nhiều, và có tình
trạng dãn mạch khiến da đỏ và nóng lên [15].
1.1.2.3. Phân loại sốt
Dựa vào nhiệt độ đo được ở trực tràng khi bị sốt có thể chia sốt thành 4 mức độ:
- Sốt nhẹ: từ 38- 390C
- Sốt vừa: từ 39 - 400C
- Sốt cao: từ 40 - 410C
- Sốt rất cao: ≥ 410C
Nhiệt độ đo ở nách sẽ thấp hơn nhiệt độ đo ở trực tràng 0,50C.
1.1.2.4. Tác dụng của sốt đối với cơ thể
- Tác dụng có lợi

Thường sốt là một phản ứng giúp làm khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng phản ứng
miễn dịch (hoạt hóa các tế tào miễn dịch và các phản ứng miễn dịch…), tăng huy động
tế bào tủy xương nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh.
- Tác dụng có hại: thường xảy ra khi sốt cao
+ Tăng phản ứng quá mẫn, sốc
+ Tăng q trình thối hóa, tiêu hủy, giảm kẽm và sắt trong máu…
+ Mất nước, rối loạn điện giải
+ Có thể gây co giật do sốt
+ Có thể gây các tổn thương thần kinh khác: mê sảng, lú lẫn…
+ Chán ăn, suy kiệt
+ Suy tim, suy hô hấp…khi sốt cao kéo dài
1.1.2.5. Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ em


8
Có rất nhiều cách chia nguyên nhân gây sốt như các nguyên nhân gây sốt nội sinh
và ngoại sinh, nguyên nhân do nhiễm trùng, viêm, miễn dịch, ung thư, chuyển hóa,
thuốc…, tuy nhiên có thể chia các nguyên nhân gây sốt ở trẻ em thành 2 nhóm sau:
- Các nguyên nhân gây sốt dưới 7 ngày
+ Nhiễm khuẩn hô hấp
+ Các bệnh truyền nhiễm: sốt xuất huyết, sởi, sốt rét
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu
+ Nhiễm khuẩn da và mô mềm
+ Nhiễm khuẩn huyết
+ Viêm não màng não do virus
+ Viêm màng não do vi khuẩn
- Các nguyên nhân gây sốt từ 7 ngày trở lên
+ Áp xe sâu
+ Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
+ Thương hàn

+ Lao
+ Bệnh hệ thống như: lupus đỏ hệ thống, viêm đa khớp dạng thấp…..
1.1.2.6. Phương pháp đo thân nhiệt
- Đo nhiệt độ ở trực tràng
- Đo nhiệt độ ở nách
- Đo nhiệt độ ở miệng
1.1.2.7. Xử trí sốt:
- Đặt trẻ ở tư thế thoải mái.
- Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, nhẹ nhàng, để trẻ nằm ở phịng thống.
- Chườm ấm: chuẩn bị chậu nước ấm (nhiệt độ nước chườm thấp hơn nhiệt độ
sốt của trẻ 40C) dùng khăn nhúng vào chậu nước ấm, vắt kiệt nước đặt khăn ở vị trí
trán, hõm nách và bẹn của trẻ, cần thay khăn chườm thường xuyên khoảng 1-2 phút,
thay nước chườm khi nước nguội.
- Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ từ 38,50C trở lên (cặp ở nách): nên dùng
Paracetamol liều lượng 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại sau 4- 6 giờ (tránh dùng aspirin


9
ở trẻ nhỏ vì nếu trẻ bị sốt do nhiễm siêu vi infuenza hay variclla có thể gây ra hội
chứng Reye).
- Cho trẻ uống nhiều nước: khi trẻ bị mất nước qua da và qua hơi thở khi sốt.
Khuyến khích bà mẹ cho trẻ uống các loại thức uống không có ga và caffein, hoặc
uống nước trái cây, nước súp. Khơng nên chỉ cho trẻ uống nước lọc vì nước lọc không
chứa các chất điện giải và glucose. Không cho trẻ uống nước trà vì trà có tác dụng lợi
niệu.
- Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi điều trị tại nhà, phải hạ được nhiệt độ xuống
dưới 390C, phải đảm bảo trẻ uống đủ các loại dịch không phải là nước lọc. Nếu hai
điều kiện trên được thỏa mãn nhưng trẻ vẫn có vẻ khơng khỏe, nghĩa là trẻ có khả
năng có một vấn đề bệnh lý trầm trọng.
- Khi trẻ được điều trị tại nhà tùy theo nguyên nhân gây sốt, phải hẹn bà mẹ ngày

tái khám. Nếu trẻ có điều trị đặc hiệu (kháng sinh, kháng sốt rét) thì tái khám sau 2 ngày
để đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu khơng có điều trị đặc hiệu thì tái khám sau 2 ngày nếu
vẫn còn sốt. Điều quan trọng là phải dặn dò bà mẹ các dấu hiệu cần đưa trẻ tới cơ sở y tế
ngay (như bệnh nặng hơn, không thể uống được, bỏ bú) [3] [16].
1.1.2.8. Phòng ngừa sốt
Các biện pháp phòng ngừa các bệnh gây sốt liên quan chủ yếu đến vệ sinh
cá nhân và nhà cửa. Có thể tránh sự lây truyền của virút và vi khuẩn bằng cách.
- Rửa tay bằng xà phòng.
- Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho
- Rửa tay sạch khi cầm thức ăn.
- Chủng ngừa đầy đủ cho trẻ.
- Chế độ ăn đầy đủ trái cây và rau.
- Ngủ đủ thời gian [3],[16].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về sốt ở trẻ em tại Việt Nam
Hiện tại ở Việt Nam đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về kiến thức và thực
hành bà mẹ về sốt cao, tuy nhiên có sự khác nhau về kiến thức, thực hành của các bà
mẹ ở các vùng miền có thể do tập tục văn hóa của mỗi địa phương. Nghiên cứu của
Huỳnh Văn Lộc cho thấy chỉ có 30,5% người chăm sóc chính chỉ biết cách xử trí


10
đúng mà khơng có một xử trí sai nào. Tương tự có đến 28,0% người chăm sóc chính
chỉ có tồn hiểu biết xử trí sai mà khơng có một xử trí nào đúng. Điều đó nói lên tỷ
lệ người chăm sóc chính có hiểu biết đúng hồn tồn gần bằng tỷ lệ hiểu biết sai hồn
tồn, có nghĩa là cộng đồng chưa được thông tin đầy đủ [12] .
Theo nghiên cứu của Thái Thành Lâm,có trẻ sốt khơng dùng thuốc hạ sốt ở nhà
ở nhóm bệnh (49,60%) cao hơn trẻ sốt khơng có dùng thuốc hạ sốt ở nhà ở nhóm
chứng (17%). Trẻ có nguy cơ co giật do sốt lần đầu khơng có dùng thuốc hạ sốt
paracetamol ở nhà, với: OR =4, KTC 95% (2,74-8,41) và p=0,05 [11]. Vì vậy khi trẻ

bị sốt cần hạ sốt tích cực bằng thuốc hạ sốt và chườm ấm để giữ nhiệt độ <390C. Vì
vậy cán bộ y tế cần hướng dẫn cho cha mẹ biết hạ sốt đúng cách (bằng thuốc hạ sốt
và chườm ấm) thì có thể làm giảm nguy cơ co giật do sốt ở trẻ em.
Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Lê An, phương pháp hạ nhiệt bằng chườm
ấm kết hợp với thuốc hạ nhiệt cho thấy tác dụng chắc chắn theo thời gian bắt đầu hiệu
quả sau 30 phút hạ được 1,60C (71,3% số trẻ có đáp ứng), đến 1 giờ 30 có 100% trẻ
có hiệu quả hạ nhiệt, hạ được trung bình 1,390C, khuynh hướng hạ nhiệt này có ý
nghĩa thống kê và có tương quan tuyến tính theo đường thẳng [1].
Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Hồi Phương chỉ có 60% các bà mẹ sử
dụng nhiệt kế để phát hiện trẻ sốt, 80% bà mẹ phát hiện trẻ sốt bằng dấu hiệu trẻ nóng
và quấy khóc, gần 50% bà mẹ cho con uống thuốc hạ sốt ngay khi phát hiện con sốt,
93,5% các bà mẹ biết về biến chứng của sốt, hầu hết là biến chứng gây co giật, 100%
các bà mẹ thực hiện biện pháp hạ sốt cho trẻ ngay khi trẻ sốt. Trình độ học vấn càng
cao thì kiến thức về sốt và thực hành chăm sóc sốt càng tốt. Cần hướng dẫn bà mẹ
chăm sóc trẻ sốt tại bệnh viện, nâng cao vai trò của nhân viên y tế, đặc biệt là các
điều dưỡng chăm sóc tại phịng bệnh. Cụ thể hướng dẫn bà mẹ biện pháp hạ sốt ban
đầu cho trẻ, cách dùng thuốc hạ sốt, nuôi dưỡng khi trẻ sốt. [14].
Theo kết quả nghiên cứu Đặng Thị Hồng Khánh tại khoa khám bệnh, bệnh viện
nhi Trung ương năm 2017 cho thấy, trong 423 các bà mẹ được phát vấn, có 52,7% bà
mẹ đạt điểm kiến thức ≥70% tổng điểm kiến thức, 10,9% bà mẹ đạt điểm thực hành
≥70% tổng điểm thực hành. Các yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc trẻ sốt của
các bà mẹ bao gồm: tuổi (nhóm các bà mẹ tuổi dưới 30 có tỉ lệ thực hành đạt cao gấp
1,55 lần nhóm cịn lại), trình độ học vấn (nhóm các bà mẹ có trình độ học vấn đại


11
học- sau đại học có thực hành chăm sóc trẻ sốt tốt hơn nhóm khác), địa dư (nhóm
các bà mẹ ở thành phố có tỉ lệ thực hành đạt cao gấp 3,76 lần nhóm khác), kiến thức
về chăm sóc trẻ sốt (điểm kiến thức và điểm thực hành có mối liên quan đồng biến,
khi điểm kiến thức tăng thêm 1 đơn vị thì điểm thực hành cũng tăng thêm 1,2 đơn

vị); mức độ sốt của trẻ (nhóm các bà mẹ có con sốt cao trên 390C có tỉ lệ thực hành
đạt cao gấp 1,57 lần so với ở nhóm cịn lại). Kiến thức, thực hành chăm sóc và xử trí
trẻ sốt cịn nhiều hạn chế và có liên quan đến các yếu tố chủ quan của các bà mẹ. Vì
vậy, cán bộ y tế cần áp dụng các phương pháp tư vấn giáo dục sức khỏe khác nhau
phù hợp với các nhóm đối tượng, chú trọng vào những nội dung kiến thức, thực hành
chưa đạt để tư vấn, giáo dục sức khỏe về chăm sóc trẻ sốt có hiệu quả cho các bà mẹ
[10].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về sốt ở trẻ em trên thế giới
Một nghiên cứu được tiến hành tại Kuwait khi phỏng vấn 520 bà mẹ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các bà mẹ thường không nhận thức nhiệt độ cơ thể trẻ khi bị sốt
và cách họ chăm sóc với một đứa trẻ sốt đơi khi khơng chính xác hoặc khơng phù
hợp và một số lượng đáng kể trong số họ sợ hãi và lo lắng khi trẻ cái của họ sốt tăng
lên. Họ tin rằng sốt có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng và điều này khiến họ đưa
trẻ đi tới bác sĩ. Chỉ khoảng một phần ba các bà mẹ chỉ ra rằng các bác sĩ và y tá là
nguồn đầu tiên thông tin liên quan đến sốt, bà mẹ nhận thông tin về sốt ở trẻ em từ
bác sĩ và y tá (37,1%), từ người thân và bạn bè 29,6%, từ báo 24,9% từ dược sĩ là
0,8% và người khác 7,5% [27].
Một kết quả nghiên cứu ở Thành phố Riyadh cho thấy hơn 70% các bậc cha mẹ
hiểu biết thấp về sốt, sốt cao và ngưỡng nhiệt độ để hạ sốt. Khoảng 25% các bậc cha
mẹ nghĩ nhiệt độ thấp hơn 38,00C được coi là sốt, 25% không biết định nghĩa của sốt,
64% cảm thấy rằng nhiệt độ dưới 40,00C có thể gây nguy hiểm cho một đứa trẻ, và
25% không thể xác định sốt cao. 23% tin rằng nếu điều trị sai nhiệt độ có thể tăng lên
đến 42,00C hoặc cao hơn, nhưng 37% không thể cung cấp một câu trả lời, và 62%
không biết nhiệt độ tối ưu hạ sốt cho trẻ. Khoảng 95% các bậc cha mẹ đã quá lo sợ
khi trẻ bị sốt, bao gồm các kết luận, tổn thương não não hoặc đột quỵ, hôn mê, bệnh
tật nghiêm trọng mơ hồ, mù, và thậm chí tử vong. Đó là những quan niệm sai lầm của
cha mẹ về sốt điều này phản ánh về việc thiếu giáo dục y tế hoạt động trong cộng
đồng ở Thành phố Riyadh [23].



12
Theo kết quả ở Nigeria năm 2006 phỏng vấn 144 bà mẹ cho thấy 83,3% các bà
mẹ nhận thức sốt như là tồn bộ cơ thể trẻ nóng lên. 43,8% các bà mẹ cho rằng nguyên
nhân sốt là do nhiễm trùng. 54,2% bà mẹ cho rằng nguyên nhân của sốt là do sốt rét.
Có 66,7% các bà mẹ quản lý sốt ở nhà chủ yếu cởi bỏ quần áo trẻ, lau ấm và sử dụng
paracetamol. Thuốc chống sốt rét (6,0%) và kháng sinh (7,8%) nhóm thuốc rất hiếm
khi sử dụng [26].
Theo tác giả Luay Al-Nouri và Khalid Basheer khi phỏng vấn 100 bà mẹ nhận
thức về sốt ở trẻ em có 60% bà mẹ nghĩ rằng sốt có thể dẫn đến cái chết, những người
khác nghĩ rằng sốt có thể dẫn đến tê liệt, tâm thần hoặc chậm phát triển trí não. Điều
này có thể giải thích sự lo lắng thái quá và sợ hãi của các bà mẹ khi trẻ bị sốt. Bà mẹ
cho rằng nguyên nhân của sốt là do trẻ tiếp xúc với lạnh, mọc răng, tiếp xúc với ánh
sáng mặt trời và có một thức uống nóng. Phần ít các bà mẹ cho rằng cởi bỏ bớt quần
áo của trẻ khi bị sốt. Vòi nước và rượu đôi khi được sử dụng. 94 % bà mẹ được sử
dụng thuốc hạ sốt, tất cả sử dụng paracetamol và 23% phần trăm sử dụng aspirin.
62% bà mẹ sử dụng kháng sinh bừa bãi. Bởi vậy cải thiện sức khỏe giáo dục là cần
thiết để bà mẹ giảm bớt lo sợ và lo lắng giúp bà mẹ cải thiện tốt việc quản lý sốt ở
nhà[28].
Theo kết quả nghiên cứu của Nazan, tuổi trung bình của các bà mẹ trong nghiên
cứu là 30,03 ± 5,25, 42,8% là học sinh tốt nghiệp THPT, 86,7% có gia đình hạt nhân,
85,0% có an sinh xã hội và 70,6% đánh giá được tình trạng thu nhập của mình. Tuổi
trung bình của trẻ là 3,12 ± 1,41. Các bà mẹ cho biết 88,3% trẻ em bị sốt ít nhất một
lần trong năm trước. Ngồi ra, 87,2% bà mẹ cho biết họ có nhiệt kế đặc biệt cho con
ở nhà, 96,7% trong số họ cho biết họ có thể đo nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế và 70,7%
trong số họ nói rằng "sốt là nhiệt độ cơ thể 38 ° hoặc ở trên". Có sự khác biệt đáng kể
về mặt thống kê giữa trình độ học vấn, tình trạng việc làm và kiểu gia đình của các
bà mẹ và phương pháp xác định cơn sốt. Theo kết luận cho thấy rằng các bà mẹ chưa
có đủ kiến thức và thực hành liên quan đến quản lý cơn sốt và họ cần được giáo dục
và tư vấn nhiều hơn [24].
Theo kết quả nghiên cứu của Mohammed có 64% các bậc cha mẹ xác định đúng

sốt và 56% xác định sốt cao. Hầu hết tất cả các bậc cha mẹ (95%) đều tin rằng sốt là
có hại, và sốt co giật là biến chứng được quan tâm nhất của sốt (74%), sau đó là mất
ý thức, mất nước, tổn thương não và mất thính giác. Hầu hết các bậc cha mẹ (82%)


13
sờ vào con mình để xác định cơn sốt, 68% sử dụng nhiệt kế đo miệng và 63% sử dụng
nhiệt kế đo nách. Đa số cha mẹ (84%) chườm mát, 75% cho con uống thuốc hạ sốt
không kê đơn, 61% cho con uống nhiều nước và 64% đưa con đi khám ngay. Gần
một phần ba số người tham gia báo cáo gặp khó khăn trong việc lựa chọn thuốc hạ
sốt hoặc đưa ra liều lượng và tần suất thích hợp. Khơng có sự khác biệt về kiến thức
hoặc thực hành liên quan đến sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu học của những
người tham gia [22].
Tóm lại, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu được tiến hành tại nhiều quốc gia
khác nhau để tìm hiểu kiến thức, hiểu biết của bà mẹ về sốt cao. Hầu hết các nghiên
cứu đều kết luận rằng đa số các bà mẹ đều thiếu hiểu biết về sốt. Sự thiếu kiến thức
chung về bệnh sẽ dẫn đến sự thiếu hiểu biết thực hành chăm sóc khi trẻ có sốt cao vì
trên thực tế có rất nhiều trẻ em sốt cao dẫn đến co giật. Không những thế, các bà mẹ
vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng của họ về quản lý sốt ở nhà.
Hầu hết các tác giả đề nghị cần tăng cường giáo dục sức khỏe để cải thiện kiến
thức cho mọi người nói chung cũng như những bà mẹ có trẻ bị sốt nói riêng. Tại Việt
Nam sốt cao ở trẻ em là thường gặp và là một vấn đề sức khỏe quan trong.
Do đó trước khi xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục sức khỏe cho
các bà mẹ, cần phải hiểu rõ kiến thức, thực hành của họ ở mức độ nào. Những hiểu
biết về kiến thức, thực hành của các bà mẹ có trẻ bị sốt sẽ góp phần làm cho việc giáo
dục sức khỏe đạt hiệu quả hơn.


14
Chương 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Một số thông tin về bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Bệnh viện được thành lập theo Quyết định số 35/QĐ-TC ngày 26/6/1970 của
UBND thành phố Hà Nội. Qua quá trình hình thành và phát triển, Bệnh việnĐa khoa
Xanh Pôn đã được công nhận đạt Bệnh viện Đa khoa hạng I, là tuyến cuối trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh của nhân dân Thủ đô và các khu vực lân cận với 7 chuyên khoa
đầu ngành: Ngoại, Nhi, Xét nghiệm, Chẩn đốn hình ảnh, Gây mê hồi sức, Điều dưỡng,
Phẫu thuật tạo hình.
Với thế mạnh về cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn, Bệnh viện là cơ sở thực
hành của nhiều trường Đại học Y dược và điều dưỡng như: Đại học Y Hà Nội, Đại
học Dược Hà Nội, trường Đại học Răng Hàm Mặt, Học viện Y dược học cổ truyền
Việt Nam, trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
Bên cạnh đó Bệnh viện còn là cơ sở đào tạo quan trọng của Sở y tế Hà Nội về chuyên
môn, nghiệp vụ, chuyển giao gần 700 kỹ thuật cho các cơ sở y tế trực thuộc Sở y tế
bao gồm 40 Bệnh viện, 43 trung tâm y tế, 554 trạm tế xã phường.
2.2. Thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới 5
tuổi tại khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2021
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 08 năm 2021 đến tháng 09 năm 2021 tại
khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phương pháp chọn mẫu thuận thiện, cỡ mẫu trong
nghiên cứu là 100 bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám.
Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ qua bộ câu hỏi soạn
sẵn (phụ lục 1). Thời gian một cuộc phỏng vấn khoảng 15- 30 phút. Tất cả số liệu thu
thập được kiểm tra, làm sạch, nhập liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.

2.2.1. Đặc điểm chung


15

Bảng 2.1. Đặc điểm chung của bà mẹ (n=100)
Đặc điểm

Tuổi

Trình độ học vấn

Nghề nghiệp

Kinh tế hộ gia đình

Số con hiện có của bà
mẹ
Con bị khuyết tật
hoặc mắc bệnh mãn
tính

Tần suất

Tỷ lệ %

< 22

6

6

22 – 35

60


60

> 35

34

34

Không biết chữ

0

0

Cấp 1

1

1

Cấp 2

21

21

Cấp 3

20


20

Trung cấp, cao đẳng

34

34

Đại học, sau đại học

24

24

Cán bộ

10

10

Công nhân

14

14

Kinh doanh

28


28

Làm ruộng

13

13

Nội trợ

21

21

Khác

14

14

Nghèo

3

3

Cận nghèo

3


3

Trung bình

92

92

Khá giả

2

2

1 - 2 con

75

75

3 - 4 con

25

25

3 > 4 con

0


0



13

13

Khơng

87

87



5

5


16
Con có tiền sử sốt cao

Khơng

95

95




73

73

Khơng

27

27

Ti vi, đài

23

31,5

Internet

55

75,3

Nguồn thơng tin chính

Nhân viên y tế

30


41,1

mà bà mẹ nhận được

Bạn bè

25

34,2

Báo giấy, tờ rơi

5

6,8

Người thân

25

34,2

Khác

2

2,7

co giật

Nghe hoặc được
hướng dẫn về sốt ở trẻ
em

Nhận xét: Trong tổng số 100 bà mẹ tham gia vào nghiên cứu, các bà mẹ thuộc nhóm
tuổi từ 22-35 chiếm tỷ lệ cao nhất là 60%. Đa số các bà mẹ có trình độ học vấn từ cấp
3 trở lên chiếm 78%. Các bà mẹ có nghề nghiệp là kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất
là 28%. Hầu hết (92%) các bà mẹ có tình trạng kinh tế trung bình.75% các bà mẹ có
con từ 1-2 con. Có 5% bà mẹ có con từng co giât bị do sốt cao. Hơn 70% các bà mẹ
được nghe hoặc được hướng dẫn về sốt ở trẻ em thông qua các kênh chủ yếu như
internet (75,3%), nhân viên y tế (41,1%)…


17
2.2.2. Kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa
Khám bệnh, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2021
Bảng 2.2. Kiến thức về Sốt cao của bà mẹ (n=100)
Kiến thức

Tần suất

Tỷ lệ %

Nhiễm vi khuẩn

61

61

Nhiễm vi rút


68

68

Vận động

4

4

Khơng biết

20

20

Người trẻ nóng

88

88

Mặt đỏ, môi đỏ

65

65

Dấu hiệu Sốt ở trẻ Trẻ khát nước


27

27

Trẻ quấy khóc

59

59

Nhiệt độ đo ở nách ≥ 37,5ͦC

53

53

Khác

1

1

Gây co giật

84

84

Gây mất nước


40

40

Gây ảnh hưởng não

62

62

Suy gan

15

15

Không biết

6

6

Nguyên nhân dẫn
đến sốt

Biến chứng của
Sốt

Nhận xét: Hơn 60% các bà mẹ biết nguyên nhân gây sốt là do vi khuẩn và vi rút.

88% và 53% các bà mẹ nhận ra trẻ sốt dựa vào dấu hiệu người trẻ nóng và nhiệt độ
đo ở nách ≥ 37,5ͦC. Hầu hết (84%) các bà mẹ nhận ra co giật là biến chứng của sốt


×