Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 207 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ NGỌC NGHIÊM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2022


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ NGỌC NGHIÊM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9 31 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Quách Đức Pháp
2. TS. Nguyễn Quốc Huy



HÀ NỘI – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu và kết quả trình bày trong Luận án này là trung thực và chưa hề được sử
dụng để bảo vệ ở các cấp học vị nào. Các thông tin được trích dẫn trong luận án đều
được ghi nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án

Hoàng Thị Ngọc Nghiêm


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, NCS xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến quý thầy cô của Học
Viện Khoa học xã hội và Khoa Kinh tế đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NCS trong quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn
thành Luận án.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy hướng dẫn trực tiếp là
PGS.TS. Quách Đức Pháp và TS. Nguyễn Quốc Huy đã tận tình hướng dẫn, động
viên, giúp đỡ NCS trong quá trình thực hiện và hồn thiện Luận án.
Nhân đây, cho phép NCS được gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy
cô tham gia Hội đồng các cấp đã có những nhận xét, góp ý, định hướng một cách
xác đáng giúp NCS hoàn thiện bản Luận án một cách khoa học, phù hợp với hướng
nghiên cứu và xu thế phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
NCS gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh đã ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình thực
hiện Luận án.
Cuối cùng, NCS xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng

nghiệp đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ NCS hồn thành tốt nhiệm vụ học tập và
trong q trình nghiên cứu Luận án.
Xin ghi nhận nơi đây lòng tri ân và biết ơn sâu sắc nhất!
Nghiên cứu sinh

Hoàng Thị Ngọc Nghiêm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ................................................................................ 7
1.1. Cơng trình nghiên cứu nƣớc ngồi ................................................................... 7
1.2. Cơng trình nghiên cứu trong nƣớc ................................................................. 12
1.3. Khoảng trống nghiên cứu và lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án .............. 17
1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu luận án ...................................................... 17
1.3.2. Lý thuyết nghiên cứu ......................................................................... 18
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 21
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ ......................................... 22
2.1. Thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân ......................... 22
2.1.1. Thuế thu nhập cá nhân ....................................................................... 22
2.1.2. Quản lý thuế thu nhập cá nhân ........................................................... 37
2.2. Hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân và nâng cao hiệu quả quản
lý thuế thu nhập cá nhân ........................................................................................ 46
2.2.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân……..47
2.2.2. Nhân tố khách quan ........................................................................... 51
2.2.3. Nhân tố chủ quan ............................................................................... 53
2.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam ......... 57

2.3.1. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số địa
phương trên thế giới ..................................................................................... 57
2.3.2. Bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam ................................. 66
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 72
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................... 73
3.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội .......................................................... 73


3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 73
3.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội .................................................................. 74
3.2. Cơ sở nguồn thu thuế thu nhập cá nhân ở thành phố Hồ Chí Minh .......... 75
3.3. Thực trạng về hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân ở thành phố
Hồ Chí Minh ............................................................................................................ 78
3.3.1. Tình hình quản lý thuế của cơ quan thuế............................................ 78
3.3.2. Đánh giá sự tuân thủ của người nộp thuế ........................................... 83
3.4. Đánh giá hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân ở thành phố Hồ Chí Minh..... 96
3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu định lượng ................................................. 96
3.4.2. Kiểm định mơ hình nghiên cứu ......................................................... 97
3.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân ở
Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................ 96
3.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................... 106
3.5.2. Những điểm còn hạn chế ................................................................. 114
3.5.3. Nguyên nhân những điểm còn hạn chế về hiệu quả quản lý thuế
thu nhập cá nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 120
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 125
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI
ĐOẠN 2021 – 2025 ................................................................................................ 126
4.1. Bối cảnh tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh

giai đoạn 2021 – 2025 và những vấn đề đặt ra đối với quản lý thuế TNCN .......... 126
4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội ở thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2021 – 2025 ...................................................................... 126
4.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với quản lý thuế thu nhập cá nhân ở
Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2021 – 2025 .............................. 128
4.2. Quan điểm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu
nhập cá nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2030 ..................... 133
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2025 ............................................................. 135


4.3.1. Mở rộng diện quản lý thuế thu nhập cá nhân cả về đối tượng
nộp thuế và thu nhập chịu thuế nhằm kiểm soát thu nhập dân cư, tăng
thu ngân sách và đảm bảo công bằng xã hội .............................................. 135
4.3.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật kết hợp với nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ thuế .................................................................. 147
4.3.3. Thực hiện số hóa trong quản lý thuế ................................................ 149
4.3.4. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế ..................................................... 152
4.4. Một số khuyến nghị ........................................................................................ 152
4.4.1. Khuyến nghị với Quốc hội ............................................................... 152
4.4.2. Khuyến nghị với Chính phủ ............................................................. 154
4.4.3. Khuyến nghị với Bộ Tài chính ......................................................... 156
4.4.4. Khuyến nghị với Tổng cục Thuế ..................................................... 157
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 158
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 160
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 187


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

AHXH

: Ảnh hưởng xã hội

BĐS

: Bất động sản

CMCN

: Cách mạng công nghiệp

CNTT

: Công nghệ thông tin

CQT

: Cơ quan Thuế

CSKT

: Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật

GDP

: Tổng sản phẩm nội địa

ĐTNT


: Đối tượng nộp thuế

GTGT

: Giá trị gia tăng

HCSN

: Hành chính sự nghiệp

KBNN

: Kho Bạc Nhà Nước

KT – XH : Kinh tế – xã hội
MST

: Mã số thuế

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NLCB

: Năng lực cán bộ quản lý thuế

NTCN

: Nhận thức cá nhân về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân


NCS

: Nghiên cứu sinh

NNT

: Người nộp thuế

NSNN

: Ngân sách Nhà nước

PLVT

: Pháp luật về thuế

PHBN

: Sự phối hợp với cơ quan ban ngành

QLT

: Quản lý thuế

TL – TC

: Tiền lương, tiền công

TMĐT


: Thương mại điện tử

TNCN

: Thu nhập cá nhân

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TTCS

: Truyền thơng chính sách thuế

XNK

: Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

EFA

:

Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

ETax


:

Electronic Tax – Thuế điện tử

FDI

:

Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

:

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP

:

Gross Regional Domestic Product – Tổng sản phẩm trên địa bàn


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tỷ lệ số thu thuế TNCN so với GDP tổng số thu về thuế và mức thuế
suất lũy tiến cao nhất trong biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần ở một
số nước .........................................................................................................24
Bảng 2.2. Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần .........................................................28
Bảng 2.3. Biểu thuế TNCN toàn phần ......................................................................28

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội của TP. HCM năm 2019 ........................73
Bảng 3.2. Cơ sở nguồn thu thuế TNCN của cả nước và TP. HCM năm 2019 .........76
Bảng 3.3. Số lao động nước ngoài đến Việt Nam và TP. HCM giai đoạn (2009–2019) ....78
Bảng 3.4. Số thu Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công tại TP. HCM từ năm
2009 đến năm 2019 ......................................................................................88
Bảng 3.5. Truy thu từ hồ sơ khai thuế TNCN của nghệ sĩ tại TP. HCM từ năm
2009 đến năm 2019 ......................................................................................89
Bảng 3.6. Số truy thu thuế TNCN tại TP. HCM giai đoạn 2009 – 2019 ..................96
Bảng 3.7. Tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế TNCN của Cục thuế TP.
HCM trong giai đoạn 2009–2019 ..............................................................107
Bảng 3.8. Số thu thuế TNCN qua các năm từ 2009 đến 2019 và tỷ trọng thuế
TNCN trong tổng số thu NSNN của cả nước và của TP. HCM ................108
Bảng 3.9. So sánh giữa TP. HCM với cả nước về tổng số thu thuế TNCN (giai
đoạn 2009 – 2019)......................................................................................109
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về hiệu quả chi phí quản lý thuế TNCN ở một số địa
phương năm 2019 ......................................................................................110
Bảng 3.11. Hiệu quả quản lý thuế TNCN về đăng ký thuế TNCN đối với các
doanh nghiệp ở một số địa phương năm 2019 ...........................................112
Bảng 3.12. Hiệu quả quản lý thuế TNCN về kê khai, tính thuế, khấu trừ và nộp
thuế TNCN khối các DN và hộ cá thể ở một số địa phương năm 2019 ....112
Bảng 3.13. Thực hiện dự toán thu thuế TNCN hằng năm ở TP. HCM ..................113
Bảng 3.14. Số thu thuế TNCN ở TP. HCM năm 2019 và giai đoạn 2009 – 2019..114
Bảng 3.15. Tóm tắt phân tích EFA cho biến phụ thuộc ..........................................103
Bảng 3.16. Ma trận nhân tố phân tích EFA cho biến phụ thuộc .............................103


Bảng 3.17. Model summary ....................................................................................103
Bảng 3.18. ANOVA ................................................................................................104
Bảng 3.19. Hệ số hồi quy ........................................................................................104



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy ngành thuế từ Trung ương đến cơ sở ............................40
Sơ đồ 2.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý thuế TNCN .........................51
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại TP. HCM .............................................79
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ giới tính của các đối tượng tham gia khảo sát .............................97
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ độ tuổi của các đối tượng tham gia khảo sát ...............................98
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ trình độ của các đối tượng tham gia khảo sát ..............................98


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu
Thuế là nguồn thu cơ bản, lâu dài của ngân sách quốc gia và là nguồn tài
chính quan trọng nhất để thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế – xã hội
(KT – XH) của đất nước. Nguồn thu từ thuế được ví như là dịng máu của nền kinh
tế đối với một quốc gia.
Đối với các quốc gia trên thế giới, thuế là cơng cụ góp phần điều chỉnh các
mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách về thuế được đặt ra khơng chỉ
nhằm mang lại nguồn cung cho ngân sách nhà nước (NSNN) mà cao hơn cịn góp
phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm sốt, quản lý, hướng dẫn và khuyến khích
phát triển sản xuất, khởi nghiệp, góp phần tích cực thúc đẩy điều chỉnh các mặt mất
cân đối trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, thơng qua chính sách thuế Nhà
nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng
việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hố cơng cộng bằng các nguồn thu thuế thu nhập
cá nhân (TNCN), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)... Ở các nước phát triển,
thuế TNCN là một sắc thuế trực thu ra đời tương đối sớm và chiếm tỷ trọng rất cao
từ 30% đến 40% trong tổng thu từ nguồn thuế.
Ở Việt Nam, Luật thuế TNCN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 đã
giúp Chính phủ bù đắp được sự suy giảm trong số thu từ xuất nhập khẩu (XNK) do
phải thực hiện những cam kết giảm thuế XNK trong các hiệp định thương mại tự do

quốc tế, mặt khác khiến hệ thống thuế của nước ta ngày càng tiệm cận với những
thông lệ của thế giới. Sau 10 năm triển khai thực hiện, số thu thuế TNCN đã tăng từ
14.318 tỷ đồng (năm 2009) lên gần 109.400 tỷ đồng (năm 2019) nhưng hiện mới
chiếm khoảng 7% trong tổng số thu NSNN (theo số liệu năm 2019). Các nguồn
TNCN chịu thuế cũng rất đa dạng, phong phú và phức tạp: thu nhập từ kinh doanh;
thu nhập từ không kinh doanh; thu nhập bằng tiền và không bằng tiền; thu nhập từ
trong nước, thu nhập từ nước ngoài; thu nhập thường xuyên và thu nhập không
thường xuyên…
Tuy nhiên, dưới những tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế thúc đẩy q trình tự do hóa thương mại dẫn đến sự thay đổi cơ cấu thuế và

1


nguồn thu thuế của NSNN. Nhất là, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin
(CNTT), giao dịch thị trường thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt ngày càng phổ
biến đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng phạm vi áp dụng các loại thuế trực
thu, trong đó có thuế TNCN. Do đó, cơng tác quản lý thuế (QLT) TNCN cũng rất
phức tạp và có nhiều khó khăn nên thường đạt hiệu quả không cao như các loại thuế
khác, nhất là dựa trên nền tảng kinh tế kỹ thuật số, nhiều hoạt động kinh doanh đã
chuyển sang thực hiện theo mơ hình phi truyền thống như thương mại điện tử
(TMĐT), xuyên biên giới, bán hàng trực tuyến, đại lý, thuê bao… đang là những
thách thức lớn đối với công tác QLT nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận thuế
TNCN, trốn thuế TNCN ở nước ta.
Rõ ràng, tình trạng thất thu thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng ảnh
hưởng lớn đến yêu cầu tăng thu NSNN vừa làm suy giảm sự công bằng trong phân
phối thu nhập, giảm động lực thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp và giảm khả
năng tăng trưởng kinh tế của đất nước, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT – XH
của đất nước. Bên cạnh đó, do đặc thù phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam, Luật
về tất cả các sắc thuế đều do Quốc hội ban hành, vì thế cấp địa phương về cơ bản

chỉ thực hiện công tác hành thu chứ không được phép đưa ra những quy định riêng.
Điều này dẫn đến những bất cập, hạn chế cần được nghiên cứu, điều chỉnh cho phù
hợp với từng địa phương. Vì vậy, cần phải có các giải pháp căn cơ nhất nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý thuế TNCN cho thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và cho cả
hệ thống quản lý thuế TNCN tầm quốc gia. Đó chính là lý do, nghiên cứu sinh
(NCS) chọn đề tài ―Nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh‖ làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển.
2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN trên địa TP.
HCM trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về các chính sách quản lý thuế
TNCN ở cấp địa phương.

2


Phân tích, đánh giá hiện trạng về cơng tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn
TP. HCM dưới góc độ kinh tế phát triển.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN cho TP. HCM trong
thời gian tới.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu này, luận án phải giải quyết được
các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Tác động của công nghệ thông tin và tự do hóa thương mại trong q
trình hội nhập kinh tế quốc tế đến các chính sách thuế TNCN của TP. HCM như thế
nào?
(2) Dựa vào tiêu chí nào để đánh giá công tác quản lý thuế TNCN của TP.
HCM?

(3) Hiệu quả về công tác quản lý thuế TNCN của TP. HCM trong thời gian
qua đã có những đóng góp gì đối với ngân sách TP. HCM trong thời gian qua?
(4) Cần làm gì để nâng cao hiệu quả của cơng tác quản lý thuế TNCN tránh
tình trạng thất thu thuế trên địa bàn TP. HCM trong thời gian tới?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu quả quản lý
thuế TNCN trên địa bàn TP. HCM
3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Về thời gian: thực trạng hiệu quả quản lý thuế TNCN trên địa bàn TP.HCM
từ năm 2009 đến năm 2019 và đề xuất giải pháp, kiến nghị đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2030.
Về khơng gian: tập trung nghiên cứu về quản lý thuế TNCN trên địa bàn TP.
HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án có sử dụng số liệu của các
địa phương khác trong cả nước để làm cơ sở phân tích.
Về chủ thể tiếp cận và nghiên cứu: Cục thuế TP. HCM.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận

3


Luận án hồn thiện cơ sở lý luận về cơng tác quản lý thuế TNCN ở cấp độ
địa phương.
Về mặt thực tiễn
(1) Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
thuế TNCN, tăng thu NSNN cho TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung trong
thời gian tới.
(2) Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp
tổng hợp và phân tích hệ thống kết hợp với so sánh, phương pháp nghiên cứu định
tính, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia và phương pháp nghiên cứu
định lượng (sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).
Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống kết hợp với phương pháp so sánh:
được sử dụng để hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến công tác quản lý thuế
TNCN tại TP. HCM, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN;
đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNCN của ngành thuế TP. HCM trong
khoảng thời gian nghiên cứu nhằm xác định những vấn đề đặt ra và nguyên nhân đối
với những hạn chế hiện tại công tác hành thu và hiệu quả quản lý thuế TNCN.
Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp chuyên gia: sử dụng
các số liệu thu thập được thông qua các cuộc điều tra phỏng vấn sâu với các chuyên
gia về nghiên cứu, QLT, các nhà quản lý doanh nghiệp, giảng viên chuyên ngành kế
toán thuế… xác định các yếu tố tác động hiệu quả quản lý thuế TNCN đối với
NSNN ở địa phương, đồng thời xác định mức độ hài hịa giữa chính sách thuế với
quyền lợi cá nhân của người nộp thuế (NNT). Thông qua phương pháp chuyên gia,
NCS có thể dự báo được xu hướng phát triển để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả QLT trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm khẳng định các
yếu tố, các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của thang đo các yếu tố tác động
của công tác quản lý thuế TNCN đến hiệu quả quản lý thuế TNCN. Dữ liệu nghiên

4


cứu được thu thập qua bảng câu hỏi phỏng vấn gửi đến các đối tượng khảo sát. Kích
thước mẫu dự kiến là n = 350 quan sát (sau khi thu về trừ các bảng hỏi không đạt
yêu cầu đưa vào xử lý chính thức là 308 quan sát), phương pháp lấy mẫu được chọn
theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện kết hợp chọn mẫu hạn ngạch.

Phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia để thu thập các thông tin liên
quan phục vụ cho việc nhận xét, nhận định, đánh giá tình hình thực tiễn.
6. Điểm mới luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau:
Một là, tổng quan một cách có hệ thống các cơng trình nghiên cứu đã có liên
quan đến đề tài luận án ở trong và ngồi nước về cơng tác quản lý thuế TNCN nhằm
chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và khẳng định đề tài được lựa chọn khơng có sự
trùng lắp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào được cơng bố trước đó.
Hai là, hệ thống hố những vấn đề lý luận: xây dựng cơ sở khoa học về thuế
TNCN và các nhân tố tác động đến công tác quản lý thuế TNCN và đánh giá về
công tác quản lý thuế TNCN. Đây là đóng góp quan trọng cho chủ đề nghiên cứu và
cơ sở lý luận cơ bản cho các nghiên cứu tiếp theo.
Ba là, xác lập cơ sở thực tiễn: từ giới thiệu kinh nghiệm về công tác quản lý
thuế TNCN của một số nước và một số địa phương của Việt Nam, theo đó đưa ra
một số nhận xét nhằm rút ra bài học kinh nghiệm để TP. HCM có thể tham khảo.
Bốn là, luận án tập trung phân tích thực trạng cơng tác quản lý thuế TNCN
của TP. HCM giúp người đọc hình dung bức tranh toàn cảnh về ngành thuế của
thành phố trong giai đoạn 2009 – 2019.
Năm là, luận án tập trung nghiên cứu về hiệu quả của công tác quản lý thuế
TNCN của TP. HCM nhằm góp phần lựa chọn giải pháp phù hợp với yêu cầu thực
tiễn và phân cấp ngân sách ở Việt Nam.
Sáu là, trên cơ sở hoạch định từ thực trạng công tác quản lý thuế TNCN tại
TP. HCM đến mức độ hài hịa lợi ích của NNT và chính sách thuế TNCN để xác
định các nguyên nhân dẫn đến thực trạng về công tác quản lý thuế TNCN tại TP.
HCM cũng như dự báo xu hướng phát triển của các thành phần kinh tế trong thời

5


gian tới để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN trên địa bàn

TP. HCM đến năm 2025.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài luận án
được bố cục gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý thuế thu nhập cá nhân
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân và nâng cao hiệu
quả quản lý thuế thu nhập cá nhân
Chương 3: Thực trạng về hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2025

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN
Vấn đề về quản lý thuế TNCN đã được rất nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước nghiên cứu. Dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu mà
NCS đã sưu tầm và tổng hợp.
1.1. Cơng trình nghiên cứu nƣớc ngồi
Dulleck, U., Fooken, J., Newton, C., Ristl, A., Schaffner, M. and Torgler,
B. (2016), với đề tài ―Tax compliance and psychic costs: Behavioral experimental
evidence using a physiological marker‖ (Tuân thủ thuế và giá trị tinh thần: nhận
diện các biểu hiện về tâm lý). Đề tài đã nêu và phân tích sâu mối tương quan giữa
tinh thần trách nhiệm của công dân và sự tuân thủ thuế, trong đó nhấn mạnh tầm
quan trọng của giá trị đạo đức đối với việc tuân thủ các quy định về thuế TNCN ở
Mỹ. Tác giả chỉ ra yếu tố quan trọng quyết định đến việc tuân thủ các quy định phụ
thuộc rất lớn vào giá trị đạo đức của mỗi cá nhân đối với xã hội.

Jimenez, P. and Iyer, G.S. (2016), với đề tài ―Tax compliance in a social
setting: The influence of social norms, trust in government, and perceived fairness
on taxpayer compliance‖ (Tuân thủ thuế trong xã hội: ảnh hưởng của các chuẩn
mực xã hội, sự tin tưởng vào chính phủ và nhận thức công bằng đối với việc tuân
thủ của người nộp thuế). Đề tài nêu các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến việc tuân thủ
thuế ở Mỹ; các chuẩn mực xã hội ảnh hưởng gián tiếp đến ý định tuân thủ thông
qua các chuẩn mực cá nhân ở Mỹ; niềm tin vào chính phủ của NNT có ảnh hưởng
đáng kể đến cả tính cơng bằng được nhận thức của hệ thống thuế và các quyết định
tuân thủ; ngồi ra, sự cơng bằng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuân thủ thuế. Tác
giả bài viết kết luận rằng: các yếu tố xã hội, sự tin tưởng vào chính phủ và sự cơng
bằng là những yếu tố quan trọng để có ý định tuân thủ thuế và thuế TNCN ở Mỹ.
Castro, L. and Scartascini, C. (2015), với đề tài ―Tax compliance and
enforcement in the pampas evidence from a field experiment‖, (Tuân thủ thuế và
một số kinh nghiệm thực địa). Tác giả phân tích thực trạng tuân thủ thuế của các

7


doanh nghiệp có quy mơ nhỏ ở Úc và chỉ ra các nguyên nhân các doanh nghiệp này
không tuân thủ thuế. Đặc biệt, hành vi không tuân thủ thuế ở các doanh nghiệp này
nhiều hơn các đối tượng nộp thuế (ĐTNT) khác như những người làm công ăn
lương. Tác giả chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu là do các chủ doanh nghiệp nhỏ bị
thiếu thông tin về các quy định về thuế hiện hành và các trường hợp dẫn đến việc
thất thu thuế nặng nề… Trên cơ sở phân tích, tác giả khẳng định việc khơng tn
thủ quy định của các doanh nghiệp nhỏ này là do thiếu thông tin về các quy định
của Luật thuế.
Kamleitner, B., Korunka, C. and Kirchler, E. (2012), với đề tài ―Tax
compliance of small business owners‖, (Tuân thủ thuế của chủ doanh nghiệp nhỏ).
Đề tài phân tích sự tuân thủ thuế của những đối tượng NNT là những người làm
công ăn lương và các chủ doanh nghiệp nhỏ ở Úc. Cho thấy, khả năng khơng tn

thủ thuế của nhóm đối tượng này rất thấp. Nguyên nhân là do các chủ doanh nghiệp
nhỏ thiếu thông tin về các chính sách thuế và khả năng thích ứng thấp với các quy
định về thuế làm cho doanh nghiệp của họ bị thất thu nặng nề trong kinh doanh.
Trên cơ sở phân tích đó, tác giả đi đến kết luận các doanh nghiệp nhỏ ở Úc có nhiều
khả năng không tuân thủ quy định của các cá nhân do thiếu thơng tin về các chính
sách thuế hiện hành.
Wahl, I., Kastlunger, B. and Kirchler, E. (2010), với đề tài ―Trust in
authorities and power to enforce tax compliance: An empirical analysis of the
―slippery slope framework‖, (Niềm tin vào các cơ quan có thẩm quyền và sức mạnh
để thực thi tuân thủ thuế: Phân tích thực nghiệm về ―Khung đường dốc khơng bền
vững‖). Đề tài phân tích sự tin tưởng vào chính phủ và cơ quan thuế (CQT) của
NNT ở Úc cho thấy: khi sự tin tưởng của NNT tăng lên dẫn đến sự tuân thủ tự
nguyện tăng lên; ngược lại, sự tin tưởng giảm sút dẫn đến việc giảm tuân thủ thuế
của NNT. Ngoài ra, khi sự gia tăng về quyền lực của NNT dẫn đến giảm sự tuân thủ
tự nguyện. Tác giả đưa ra một số chỉ tiêu để đo lường sự tuân thủ và không tuân thủ
thuế của NNT ở Úc, đồng thời chỉ ra rằng sự tin tưởng của NNT vào Chính phủ
ngày càng tăng sẽ dẫn đến gia tăng sự tuân thủ thuế và khi quyền lực của NNT ở Úc
ngày càng tăng dẫn đến giảm sự tuân thủ thuế.

8


John Brondolo, Kyoshi Nakayama, Frank Bosch, Allan Foubister và
Judy Tomaso (2008), với đề tài “Viet Nam implements personal income tax‖ (Việt
Nam thực hiện thuế thu nhập cá nhân). Trên cơ sở cách tiếp cận của CQT Việt Nam
trong việc quản lý thuế TNCN, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu các đặc điểm cơ bản
của thuế TNCN mới ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó đối với việc QLT. Bên
cạnh đó, nhóm tác giả đề cập đến các kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc xây dựng
quy trình chung về quản lý thuế TNCN. Từ đó, nhóm tác giả nhận định hệ thống thuế
hiện hành có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ về tuân thủ của NNT với chi phí thực

thi có thể thấp thơng qua việc kiểm soát hiệu quả việc khấu trừ thuế TNCN trên tiền
lương của cơ quan chi trả và hệ thống nộp tờ khai thuế TNCN phù hợp.
Kevin Holmes (2007), với cơng trình ―Personal income tax management‖.
(Quản lý thuế thu nhập cá nhân). Cơng bố nghiên cứu phân tích về các vấn đề về
tình trạng đăng ký và cấp mã số thuế (MST) cho NNT; khấu trừ thuế tại nguồn bởi
chủ lao động; kê khai và tính thuế hàng năm của NNT; cơ chế thu thuế, kiểm tra
thuế, khiếu nại, vi phạm và xử phạt. Tác giả khuyến nghị CQT cần có một chiến
lược QLT dài hạn và tồn diện chủ yếu ban đầu khuyến khích NNT tuân thủ và sau
đó tăng dần tỷ lệ tuân thủ.
Bert Brys and Christopher Heady (2006), với bài viết ―Fundamental
reform of Personal Income Tax in OECD Countries: trends and recent
experiences‖ (Cải cách cơ bản thuế TNCN ở các nước OECD – những xu hướng và
kinh nghiệm mới nhất). Hai chuyên gia kinh tế thuộc trung tâm nghiên cứu chính
sách và QLT của OECD đã nêu lên xu thế cải cách thuế TNCN ở các nước trên thế
giới và soát xét nội dung thuế TNCN của các nước thành viên thuộc OECD, từ đó
đề xuất cải cách thuế TNCN theo hướng cân bằng với thuế TNDN. Bài báo cũng
cung cấp một số kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN phù hợp với
trình độ phát triển của từng nước. Trong đó, nội dung trọng tâm là chuyển đổi
phương thức quản lý từ “Thông báo thuế” sang phương thức “Người nộp thuế tự
khai, tự tính, tự nộp thuế” với mục tiêu tăng nguồn thu cho NSNN và tạo công bằng
giữa NNT là rất phức tạp.

9


Luis Fernando Wasilewki (2005), với bài viết ―Economic Analysis of The
Japanese Individual Income Tax‖ (Các phân tích dưới góc độ kinh tế về thuế thu
nhập cá nhân của Nhật Bản). Với những đóng góp chủ yếu tiếp cận dưới góc độ
kinh tế: (i) tác giả tập trung phân tích về thuế TNCN ở Nhật Bản, khẳng định thêm
vai trò biện pháp khấu trừ tại nguồn, biện pháp chiếm một phần quan trọng trong

tổng số thu thuế TNCN và chiếm tỷ lệ 82%; (ii) tác giả đề xuất: về thuế đối với thu
nhập từ vốn với ưu đãi hiện tại nên dần được bãi bỏ; việc điều chỉnh mức thuế suất
được xem như một cách khơi phục lại vai trị của Luật thuế TNCN Nhật Bản với vai
trị là một cơng cụ nhằm điều tiết lại thu nhập dân cư, kiểm soát TNCN, giảm thất
thu thuế…; (iii) tác giả đưa ra lý luận thuyết phục hệ thống hợp tác trong thu thuế
TNCN của Nhật Bản nhằm có thể làm giảm bớt gánh nặng cho NNT, giảm công tác
hành thu và tăng hiệu quả kiểm sốt thu thuế. Đóng góp quan trọng nhất về mặt
khoa học của nghiên cứu: tác giả đã chỉ ra biện pháp khấu trừ tại nguồn luôn luôn là
một trong những biện pháp kiểm soát TNCN hiệu quả nhất hiện tại, với Nhật Bản,
với các quốc gia khác.
Ủy ban các vấn đề về thuế thuộc OECD (2004), cuốn sách ―Managing
compliance risk: Managing and improving tax compliance‖ (Quản lý rủi ro tuân
thủ: Quản lý và nâng cao tuân thủ thuế). OECD nghiên cứu thực trạng của các CQT
quốc gia tại một số nước trong thành viên về một quy trình hiệu quả để quản lý rủi ro
tuân thủ về thuế và nâng cao tuân thủ về thuế. Qua đó, khuyến khích các cơ quan QLT
cần thực hiện quy trình quản lý rủi ro tuân thủ, đưa ra các quyết định chính xác về cách
thức và phương pháp tiếp cận cụ thể và tác động của các phương pháp này.
Hugh J.Ault, Boston College Law School & Brian J.Arnold, Goodmans,
LPP, Toroto (2004), cuốn sách ―Comparative Imcome Taxation: A Structural
Analysis‖ (Phân tích cơ cấu thuế thu nhập dưới góc độ so sánh. Các tác giả đã đi
sâu nghiên cứu thực trạng của ngành thuế của 09 quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Trên cơ sở phân tích, so sánh cấu trúc và nội dung thuế TNCN của 09 quốc gia đó
để đưa ra các giải pháp khác nhau trong việc xây dựng và thực hiện thuế thu nhập
với mục đích bảo đảm công bằng giữa những NNT.

10


Thanh Bình (2003), với đề tài "Japan – 55 years of applying the self–
declaration and payment mechanism" (Nhật Bản – chặng đường 55 năm áp dụng

cơ chế tự kê khai nộp thuế). Nội dung đề tài phản ánh một thực tế về cải cách quản
lý thuế TNCN đã diễn ra ở thế kỷ trước tại một nước phát triển, nhưng phải kéo dài
tới hơn nửa thế kỷ với những bước thăng trầm và có cả những đổ vỡ trước khi đi
đến thành cơng. Do đó, để trở thành một nước chuyển đổi cơ chế QLT từ “Thông
báo thuế” sang cơ chế “Tự kê khai, nộp thuế” Nhật bản phải mất khoảng thời gian
là 55 năm. Bên cạnh đó, tác giả phân tích sâu q trình chuyển đổi phương thức
quản lý thuế TNCN ở Nhật Bản, từ thông báo thuế sang tự kê khai, nộp thuế, như:
nhấn mạnh việc chuyển đổi là một q trình và phải có sự chuẩn bị kỹ cả đối với
NNT và CQT, không nên vội vàng rập khuôn; phải luôn theo dõi, kiểm tra, giám sát
và tiến hành sơ kết, tổng kết để kịp thời hoàn thiện cơ chế và giải quyết các vướng
mắc; phải ứng dụng rộng rãi CNTT trong hướng dẫn, tư vấn và kiểm tra để việc tự
kê khai, nộp thuế đi dần vào nề nếp…
Richard M.Bird và Milka Casanegra de Jantscher (1992), với đề tài
nghiên cứu ―Improving Tax‖ Administration in Developing Countries (Cải thiện
quản lý thuế ở các nước đang phát triển). Hai chuyên gia kinh tế của IMF đã nghiên
cứu đề tài này ở Bolivia, Uruguay, Colombia và Trinidat với mục đích đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả QLT nói chung (trong đó, có quản lý thuế TNCN) ở các
nước đang phát triển. Kết quả nghiên cứu, các tác giả rút ra kết luận quan trọng là
phải đặc biệt chú ý tới nguyện vọng của NNT vì NNT là người biết rõ về nguồn gốc
thu nhập của họ nhất và điều này quyết định việc kê khai đúng số thuế phải nộp. Đó
chính là luận cứ cho việc đề xuất chuyển đổi phương thức từ CQT tính thuế và
thơng báo số thuế phải nộp cho NNT sang NNT tự khai, tự tính số thuế phải nộp.
Đồng thời, cũng khuyến nghị với CQT phải tăng cường các dịch vụ hướng dẫn, hỗ
trợ NNT trong kê khai tính thuế và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Có
thể coi đây là một trong những hoạt động mở đầu cho quá trình cải cách hành chính
thuế ở nhiều nước, chuyển dần từ phương thức thông báo thuế sang phương thức
NNT tự khai, tự tính, tự nộp thuế.

11



1.2. Cơng trình nghiên cứu trong nƣớc
Việt Nam đang trải qua thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, chuyển đổi QLT nói
chung, trong đó có thuế TNCN. Đây là loại thuế trực thu và có vai trị, vị trí rất
quan trọng trong hệ thống thuế nhưng do mức độ phức tạp, rất khó kiểm sốt và
quản lý nguồn thu thuế. Vì vậy, chủ đề về QLT nói chung và thuế TNCN nói riêng
đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhà nghiên cứu trong nước, cụ thể như sau:
Vũ Thị Bích Quỳnh (2019), với tên đề tài ―Quản lý thuế Thu nhập cá nhân
đối với người Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế‖. Luận án đề cập đến vấn đề tuân thủ thuế TNCN tại TP. HCM trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Về mặt lý luận, luận án đã bổ sung và làm sáng tỏ
thêm các vấn đề lý luận về quản lý thuế TNCN, khẳng định các thang đo sử dụng
trong luận án này là có cơ sở khoa học (đã có kiểm định thống kê), các nhà nghiên
cứu có thể sử dụng làm cơ sở kế thừa cho những nghiên cứu về quản lý thuế TNCN
ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận án đề xuất việc tiếp tục nghiên cứu áp dụng mơ
hình quản lý thuế TNCN theo mơ hình tn thủ thực tiễn trong QLT tại Việt Nam,
đồng thời đề ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần đổi mới quản lý thuế TNCN
ở TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời gian tới. Tuy nhiên, luận án
chưa làm rõ các nội dung như: các thu nhập của cá nhân trong bối cảnh hội nhập đã,
đang và sẽ thay đổi như thế nào (khả năng dịch chuyển thể nhân, cung cấp lao động
qua biên giới khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA...); mức độ hội nhập TP.
HCM như thế nào khi nguồn thu thuế cao nhất nước; quản lý Nhà nước về thuế đối
với thu thuế đã, đang và sẽ thay đổi như thế nào (công cụ mới sẽ áp dụng trong
quản lý thuế như thế nào, việc ứng dụng Blockchain, Big data tác động sâu rộng
như thế nào đến QLT); NNT ở TP. HCM khác với các tỉnh như thế nào; khung pháp
lý và hệ thống chính sách đã, đang và sẽ chuyển đổi như thế nào... Do đó, các
nghiên cứu tiếp theo cần tiếp tục phát triển, làm rõ các nội dung này. Đây là những
nội dung tuy còn bỏ ngỏ nhưng đã tạo nguồn thơng tin tham khảo có giá trị đối với
đề tài luận án của NCS.
Huỳnh Văn Diện (2016), với tên đề tài “Pháp luật thuế thu nhập cá nhân từ

thực tiễn Thành phố Cần Thơ‖. Luận án đã nêu khái niệm thuế TNCN, các đặc

12


điểm thuế TNCN và vai trò của thuế và thuế TNCN, đồng thời phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến thực thi pháp luật thuế TNCN thực tiễn và hiệu quả quản lý thuế
TNCN. Tác giả tập trung nghiên cứu toàn diện thực trạng pháp luật thuế TNCN của
Việt Nam và thực tiễn thi hành tại địa phương cụ thể là Thành phố Cần Thơ cùng
với những đánh giá hàng loạt ưu điểm và hạn chế của pháp luật thuế TNCN hiện
hành. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật thuế TNCN ở địa
phương nhất định trong thời gian sau này. NCS vận dụng tập trung nghiên cứu thực
tiễn thi hành tại TP. HCM.
Nguyễn Hoàng (2013), với tên đề tài “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với
thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam”. Luận án đã phân tích, tổng hợp được một số
vấn đề có tính lý luận cơ bản về thuế TNCN và quản lý thuế TNCN. Trong đó, đã đi
sâu phân tích nội dung quản lý thuế TNCN và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả quản lý thuế TNCN. Đánh giá thực trạng về quản lý Nhà nước đối với thuế
TNCN ở Việt Nam. Tác giả luận án đã chỉ ra được một số điểm hạn chế và làm rõ
những nguyên nhân dẫn đến những điểm còn hạn chế trong quản lý thuế TNCN.
Trong đó, chủ yếu là những hạn chế trong Luật thuế TNCN và Luật Quản lý thuế;
những hạn chế về tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ thuế; những hạn chế về
quy trình quản lý thuế TNCN; những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra việc
thực thi Luật Thuế TNCN. Trên cơ sở lập luận, phân tích về cải cách QLT nói chung,
thuế TNCN nói riêng, tác giả luận án đã đề xuất 5 nhóm giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý thuế TNCN ở nước ta: (1) nhóm giải pháp hoàn thiện khung khổ
pháp lý về quản lý thuế TNCN; (2) nhóm giải pháp hồn thiện tổ chức bộ máy và
nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thuế; (3) nhóm giải pháp hồn thiện các quy
trình quản lý thuế TNCN mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính thuế; (4) nhóm
giải pháp hồn thiện mạng lưới và đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực

hiện quản lý thuế TNCN, cả đối với người thu thuế và NNT; (5) nhóm giải pháp về
hệ thống chính sách về quản lý kinh tế xã hội phải được cải cách đồng bộ tạo cơ sở
cho việc quản lý thu thuế TNCN, cơ chế quản lý thu theo phương thức quản lý dòng
tiền…

13


×