Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

thuc vat duoc 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 66 trang )

GIÁO TRÌNH

THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
Dành cho đào tạo Dược sĩ Đại học
(Tài liệu lưu hành nội bộ)

Đà Nẵng, tháng 3/2016

0


MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi thực tập xong phần này, sinh viên có thể:
1. Làm được các loại tiêu bản để nghiên cứu giải phẫu và kiểm nghiệm
các dược liệu từ cây cỏ, bao gồm cắt, tẩy, nhuộm kép và lên tiêu bản theo
phương pháp thông thường.
2. Mô tả được đặc điểm giải phẫu của các bộ phận thường dùng làm
thuốc như rễ, thân và lá.
3. Mô tả được một cây thuốc, bao gồm đặc điểm hình thái và giải phẫu
của cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá), đặc điểm hình thái cơ quan sinh
sản (hoa, phấn hoa, quả, hạt).
4. Nêu được tên thường dùng (tiếng Việt) và tên Latin của 150 cây thuốc
thường dùng đặc trưng cho 80 họ có nhiều cây dùng làm thuốc ở Việt
Nam.
5. Xác định sơ bộ được tên khoa học của một cây thuốc đến bậc họ bằng
cách tra khóa phân loại thực vật.

1


NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH



Trang
Bài 1: Tế bào và mơ thực vật

3

Bài 2: Rễ cây

19

Bài 3: Thân cây

22

Bài 4: Lá cây

25

Bài 5: Nhận biết họ và cây thuốc thuộc lớp Ngọc Lan

29

Bài 6: Nhận biết họ và cây thuốc thuộc lớp Hành

39

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC 150 CÂY THUỐC CẦN NHỚ

41


PHỤ LỤC 2: BẢNG PHÂN LOẠI TỔNG QUÁT

47

2


BÀI 1: TẾ BÀO VÀ MÔ THỰC VẬT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Làm được tiêu bản để quan sát biểu bì của các mẫu lá tươi (lá náng, lá húng quế,
lá đinh lăng, lá lốt, lá cúc vàng)
2. Nhận biết được và xác định các loại khí khổng.
3. Làm được tiêu bản để quan sát các loại mô thực vật (mô mềm, mô che chở, mô
dẫn, mô nâng đỡ, mô tiết)
4. Chỉ được và vẽ đúng 5 loại mô thực vật trên tiêu bản.
B. NỘI DUNG
PHẦN 1: DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ MỘT SỐ KỸ THUẬT THÔNG
THƢỜNG TRONG THỰC HÀNH
I. DỤNG CỤ
1. Kính hiển vi quang học

Hình 1: Kính hiển vi Kruss MBL 2000 (Germany)

3


1.1. Cấu tạo của kính hiển vi
Các bộ phận cơ bản của một kính hiển vi quang học như sau (Hình 1)
a. Chân kính: Để giữ thăng bằng cho kính, có các hình dạng khác nhau.
b. Thân kính: Từ dưới lên gồm các bộ phận sau:

- Nguồn sáng là đèn chiếu sáng được gắn trên chân kính.
- Bàn kính (bàn mang lam kính): Để đặt tiêu bản, có hình trịn hay hình vng, ở
giữa có một lỗ thủng để cho ánh sáng đi từ dưới lên. Trên bàn kính có kẹp dùng để
cố định lam kính. Lam kính có thể di chuyển theo chiều ngang và chiều dọc nhờ
các ốc di chuyển gắn trên lam kính. Bàn kính có thể được cố định hay di chuyển
lên xuống bằng ốc đại cấp.
- Ốc di chuyển vật kính: gồm ốc điều chỉnh lớn (ốc đại cấp) và ốc điều chỉnh nhỏ
(ốc vi cấp). Ốc đại cấp giúp nâng lên hay hạ xuống bàn kính hoặc vật kính; khi
điều chỉnh bằng ốc đại cấp thì khoảng cách giữa vật kính và tiêu bản quan sát thay
đổi mà mắt thường có thể thấy được. Ốc vi cấp dùng để điều chỉnh hình ảnh rõ nét
hơn.
- Tụ quang: nằm ngay bên dưới bàn kính; đây là một hệ thống thấu kính dùng để
tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát.
Phía dưới có một cần gạt để mở hay đóng cửa sổ chắn sáng (màn chắn sáng) giúp
ta điều chỉnh nguồn ánh sáng vào nhiều hay ít.
- Cần kính: là chỗ cầm kính hiển vi khi di chuyển kính, ở đầu mang thị kính, ở
giữa có gắn một bàn xoay trên đó có gắn các vật kính có độ phóng đại khác nhau.
- Vật kính: là bộ phận quan trọng và phức tạp nhất của kính hiển vi, bên ngồi vỏ
có ghi loại vật kính, độ phóng đại, độ mở...
Ví dụ: Vật kính có ghi 40X/0,65 và 160/0,17 thì có nghĩa là: vật kính có độ
phóng đại là 40 lần, độ mở của tụ quang là 0,65, chiều dài ống kính phù hợp là 160
mm, chiều dày của phiến kính trung bình là 0,17 mm (± 0,02 mm).
Các kính hiển vi sử dụng tại Bộ mơn thường có 4 loại vật kính có độ phóng đại là
4, 10, 40 và 100 lần (4X, 10X, 40X, 100X).
Các vật kính trên có thể:
 Di chuyển xoay trịn nhờ một bàn xoay, trong bàn xoay có một cái khớp.
Muốn quan sát ở vật kính nào thì xoay vật kính đó vào đúng khớp.
 Di chuyển lên - xuống nhờ ốc đại cấp.
- Thị kính: gồm 2 thấu kính có mặt lõm thường hướng xuống phía dưới, trên mặt
có ghi những độ phóng đại khác nhau thường là 10 lần (10X). Kính hiển vi có loại

có 1 mắt, có loại có 2 mắt, loại được sử dụng ở Bộ môn là kính hiển vi 2 mắt.
Các bộ phận: chân kính, bàn kính, kẹp, ốc di chuyển vật kính là phần cơ học của
kính hiển vi. Các bộ phận: tụ quang, vật kính, thị kính, đèn chiếu sáng là phần
quang học.
1.2. Cách sử dụng kính hiển vi
Mỗi buổi thực hành, trước khi sử dụng kính hiển vi, sinh viên phải kiểm tra
các bộ phận của kính, nếu thấy thiếu bộ phận hay bộ phận nào đó bị thay đổi thì
báo cáo ngay cho giảng viên hướng dẫn. Trước khi cắm điện cần vệ sinh các vật

4


kính bằng bơng tẩm xylen, kiểm tra cơng tắc ở vị trí 0 và ốc điều chỉnh cường độ
sáng ở vị trí nhỏ nhất.
a. Điều chỉnh ánh sáng cho quang trƣờng:
Làm tuần tự các bước sau:
 Cắm điện.
 Bật công tắc đèn từ vị trí 0 sang I.
 Vặn ốc chỉnh cường độ sáng tăng dần.
 Mở cửa sổ chắn sáng tối đa.
 Xoay vật kính nhỏ nhất (4X) vào vị trí quan sát (vào khớp).
b. Quan sát mẫu vật:
 Đặt tiêu bản lên bàn kính và dùng kẹp để cố định. Điều chỉnh sao cho mẫu
vật quan sát nằm đúng ở giữa lỗ trống của bàn kính và ngay bên dưới đầu vật
kính 4X.
 Nhìn vào thị kính đồng thời dùng ốc đại cấp điều chỉnh cho bàn kính lên cao
từ từ (hoặc nếu nâng quá tay thì hạ xuống) đến khi nhìn thấy mẫu vật cần
quan sát trong quang trường.
 Khi muốn chuyển sang quan sát ở vật kính lớn hơn, chú ý giữ nguyên trạng
thái của kính hiển vi, chỉ dùng tay xoay nhẹ nhàng đĩa mang vật kính để đưa

vật kính cần quan sát (ví dụ vật kính 10X, 40X) vào khớp (nghe thấy tiếng
“cách”), sau đó lắc (vặn) ốc vi cấp để thấy rõ nét mẫu vật.
1.3. Những điều chú ý khi sử dụng kính hiển vi:
- Khi di chuyển kính phải dùng cả 2 tay để cầm kính, một tay cầm trên cần kính,
một tay đỡ dưới chân kính và ln để kính đứng thẳng.
- Trong khi sử dụng kính cần chú ý:
 Bắt buộc phải tuân thủ đúng các thao tác như đã hướng dẫn ở trên: quan sát
ở vật kính từ nhỏ đến lớn; khơng nâng bàn kính lên q cao (vì sẽ làm vỡ
lamen khi chạm vào vật kính); dùng ốc vi cấp sau khi đã dùng ốc đại cấp.
 Không để dung dịch quan sát dính vào đầu vật kính hay nhỏ xuống dưới tụ
quang.
 Vặn các ốc nhẹ nhàng. Đặc biệt là đối với ốc vi cấp, khi vặn theo một chiều
mà thấy cứng thì lập tức phải vặn ngược trở lại, không bao giờ cố vặn tới (sẽ
làm gãy ốc vi cấp).
 Nếu ngưng quan sát một thời gian thì phải làm giảm nguồn sáng (khơng cần
tắt đèn).
 Hệ thống thấu kính cho hình ảnh ngược nên lưu ý khi đặt mẫu và di chuyển
ngược chiều.
 Quy ước chia vị trí trên kính trường như trên mặt kính đồng hồ (từ 1 đến 12
giờ) để có thể trao đổi dễ dàng công việc với nhau.
- Sau khi sử dụng kính hiển vi
 Giảm tối đa ánh sáng của đèn chiếu sáng.
 Tắt đèn.
5


 Lau cẩn thận các vật kính và thị kính bằng bông (đã gấp nếp) tẩm cồn tuyệt
đối. Tuyệt đối khơng dùng khăn lau hay sờ tay vào vật kính.
- Trước khi đem cất kính hiển vi:
 Xoay vật kính nhỏ nhất (4X) vào khớp.

 Rút dây điện khỏi ổ cắm và quấn trịn quanh kính.
 Hạ bàn kính xuống mức thấp nhất có thể.
 Cất kính vào tủ theo đúng số vị trí của kính.
2. Các dụng cụ khác
a. Kính lúp
Là một dụng cụ quang học đơn giản dùng để nhìn những vật nhỏ. Khi quan
sát một vật qua kính lúp, ta trơng thấy một ảnh ảo của vật lớn hơn vật, do đó có thể
nhìn rõ nhiều chi tiết hơn khi nhìn trực tiếp bằng mắt thường.
Về hình dáng, kính lúp có nhiều kiểu khác nhau, độ phóng to cố định từ vài
lần đến 20 lần, thường dùng để quan sát các chi tiết nhỏ của mẫu vật tươi.
b. Máy cắt mỏng cầm tay (microtom)
Dùng để cắt tiêu bản với số lượng lớn. Là một dụng cụ bằng kim loại, có 2
phần (hình 2): phần ngồi là một ống hình trụ rỗng, đường kính chừng 15mm, đầu
trên của ống này gắn với một mặt phẳng tròn cũng bằng kim loại, dùng làm mặt
trượt cho lưỡi dao khi cắt. Phần trong là một trục đẩy, phía dưới trục có chân đế
rộng để cho máy đứng thẳng và để vặn xoay trục. Hai phần này nối với nhau bằng
một hệ thống đường xoắn ốc dùng làm ốc vi cấp.

Hình 2. Một số dụng cụ thƣờng dùng để làm
tiêu bản vi học
1. Kính lúp cầm tay, 2. Máy cắt mỏng cầm tay

Mẫu vật được kẹp giữa 2 miếng khoai tây cho vào trụ rỗng ở giữa. Điều chỉnh
chiều dày mẫu và cắt bằng dao mỏng.
c. Dao cắt vi phẫu
Loại dao này giống như con dao cạo của hiệu cắt tóc nhưng khác ở chỗ có
một mặt phẳng và một mặt lõm. Đây là loại dao chuyên dụng để cắt lát mỏng thực
vật khi dùng máy cắt mỏng cầm tay. Khi dùng dao cần chú ý: Dao này chỉ dùng để
cắt lát mỏng thực vật, khơng dùng vào mục đích khác (như cắt khoai, gọt bút
chì,...). Khi dùng xong, cần lau sạch lưỡi dao và trước khi cất đi phải bôi một lớp

dầu để chống gỉ. Trừ lúc dùng, dao phải luôn được gấp lại để tránh trường hợp vô
ý bị đứt tay hoặc va chạm vào vật cứng làm hỏng dao.
6


d. Dao lam
Cũng dùng để cắt lát mỏng thực vật khi cầm cắt trực tiếp. Lưu ý: không kê
mẫu cần cắt lên các vật liệu cứng như sắt, kính, gạch men,... vì lưỡi dao sẽ nhanh
bị cùn.
e. Kim mũi mác
Dùng trong phân tích hoa, bóc, tách biểu bì,... Kim mũi mác làm bằng kim
loại (đồng, inox,...), thiết diện hình trụ (dài khoảng 15 cm, đường kính 2 mm), một
đầu tù và đầu cịn lại dẹt hình mũi mác, hai cạnh sắc.
f. Lam kính và lamen
Dùng để lên tiêu bản, bao gồm: Lamen, có nhiều hình dạng và kích thước
khác nhau, thường hình vng (10x10mm, 18x18mm hoặc 24x24mm), có khi hình
chữ nhật (25x50mm) hoặc hình trịn (đường kính 18mm). Độ dày trung bình là
0,17mm (có thể dao động từ 0,15-0,19mm); Lam kính, hình chữ nhật (26x76mm),
dày khoảng 1mm.
g. Mặt kính đồng hồ
Dùng để đựng thuốc nhuộm, thuốc tẩy và thao tác trong q trình tẩy, rửa và
nhuộm tiêu bản. Hình trịn, đáy lõm, có nhiều kích thước khác nhau.
h. Ống hút (pipet) nhựa
Dùng để hút lấy hay trút bỏ thuốc nhuộm, thuốc tẩy, nước trong quá trình tẩy,
rửa, nhuộm và lên tiêu bản.
II. HÓA CHẤT VÀ THUỐC NHUỘM
1. Javel
Javel (hay nước Javen) là dung dịch trong , màu vàng chanh, mùi khó chịu, có
tính oxy hóa mạnh, dùng để tẩy trắng nội chất của tế bào. Sau khi sử dụng phải
đậy kín nắp chai. Nước Javel rất nguy hiểm, tránh tiếp xúc với mắt và hít phải quá

nhiều hơi độc Cl2.
2. Acid acetic (CH3COOH)
Dùng để rửa vi phẫu sau khi tẩy trắng bằng Javel. Là chất lỏng, không màu,
trong suốt, vị chua, mùi mạnh đặc biệt, tan trong nước, cồn, ete, glycerin, dầu béo
và tinh dầu; không tan trong CS2.
3. Xanh methylen
Dùng để nhuộm các tế bào có vách tẩm chất gỗ (lignin) hay bần (suberin).
Là bột kết tinh, màu xanh xám, gần như khơng mùi, bền vững trong khơng khí, tan
trong nước, cồn và cloroform; không tan trong ete. Thường dùng dung dịch pha rất
loãng trong nước cất (từ 1/1000 đến 1/10000). Dung dịch xanh methylen trong
phịng thí nghiệm thường pha với nồng độ 0,5% để bảo quản được lâu, do vậy khi
dùng để nhuộm vi phẫu cần phải pha loãng.
7


4. Đỏ carmin (Son phèn)
Để nhuộm các tế bào có vách bằng cellulose hay pectin.
Là bột màu đỏ, được chiết từ chất bài tiết của con bọ dừa Coccus cacti (sống
ký sinh trên một loài xương rồng mọc ở Nam Mỹ ). Tan trong nước, rượu ethylic,
acid sulfuric và amoniac. Thường dùng dung dịch carmin – phèn chua (Son phèn):
Cách pha: Lấy 1g phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O), và 2g son phèn vào cối,
nghiền nhỏ, cho vào 200ml nước cất, đun nóng để hoà tan. Khi đun khuấy đều. Để
nguội, lọc. Cho thêm 1ml formon hoặc 1g phenol để bảo quản.
III. CHẤT LÀM SÁNG TIÊU BẢN
1. Nƣớc
Chất lỏng trung tính, giúp giữ tiêu bản không bị rách khi đậy lamen, không
làm biến đổi hình dạng, độ lớn của tế bào, cấu trúc và màu của mô, chỉ số khúc xạ
nD = 1,3 (ánh sáng vẫn bị khúc xạ nhẹ).
2. Glycerin (C3H8O3)
Là chất lỏng, sánh, trong suốt, khơng màu, vị nóng và ngọt, trộn lẫn trong

nước và cồn theo bất cứ tỷ lệ nào; không tan trong ete, cloroform, benzen, dầu mỡ
và tinh dầu, chỉ số khúc xạ nD= 1,456 (xấp xỉ chỉ số khúc xạ của thủy tinh nên ánh
sáng truyền qua gần như không bị khúc xạ). Khi tiếp xúc với khơng khí ẩm,
glycerin có khả năng hút nước (có thể hút đến 1/4 thể tích của nó).
Glycerin thường dùng trong kỹ thuật hiển vi để: (1) Làm chất lỏng khi lên
kính đối với nh ững tiêu bản xem ngay (dùng đặc hoặc pha loãng với nước theo tỷ
lệ 1/1); (2) Pha với cồn theo tỷ lệ 1/1 để ngâm mềm các nguyên liệu cứng rắn như
gỗ (làm mềm trước khi cắt) và để pha một số dung dịch khác.
Ưu điểm của glycerin là lâu khô và làm sáng nhẹ, dưới tác dụng lâu dài của
glycerin các mô trở nên trong suốt hơn. Cịn nhược điểm của nó là làm cho lamen
dễ bị xê dịch, khó lau sạch tiêu bản và khó gắn mép lamen trong trường hợp cần
thiết. Glycerin cịn có ảnh hưởng khơng tốt đến màu sắc của vi phẫu đã nhuộm.

8


IV. MỘT SỐ KỸ THUẬT THÔNG THƢỜNG TRONG THỰC HÀNH
1. Phƣơng pháp làm tiêu bản vi học thực vật
Để làm được một tiêu bản vi học thực vật, cần tiến hành theo các bước sau:
1.1. Chọn mẫu
o

Thường là mẫu tươi hoặc mẫu ngâm trong cồn 70 . Đối với mẫu vật là lá thì
hình dạng lá phải cịn ngun vẹn, chọn những lá không già quá nhưng cũng không
non quá (lá bánh tẻ). Đối với mẫu vật là cành, thân hoặc rễ cây thì nên chọn những
đoạn tương đối thẳng, có đường kính từ 0,1 - 0,5cm. Các mẫu khơ nên được luộc
hay ngâm nước sôi trước khi cắt, thời gian ngâm hay luộc tuỳ thuộc vào mức độ
rắn chắc của mẫu vật.
1.2. Phương pháp bóc hoặc cắt mẫu
a. Phƣơng pháp bóc:

- Dùng kim mũi mác rạch đứt một đường nơng trên bề mặt cần bóc, sau đó bóc lấy
1 lớp tế bào biểu bì của lá cây; đặt tiêu bản lên giữa phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt
dung dịch lên tiêu bản (nước cất hoặc glycerin) rồi đậy lá kính lại (theo phương
pháp giọt ép) và quan sát dưới kính hiển vi.


b. Phƣơng pháp cắt vi phẫu

- Cầm mẫu vật cần cắt trên tay hay đặt trên bàn (lót giấy hoặc vải). Dùng dao lam
cắt ngang (hay cắt dọc) thành những lát mỏng (bề dày nhỏ hơn 1mm).
Chú ý:
- Dao lam dùng cắt vi phẫu phải là dao mới.
- Khi cắt, dao lam được đặt thẳng góc với mẫu vật.
- Vị trí cắt trên mẫu vật thay đổi tùy theo cơ quan: (Hình 3)
 Đối với thân cây: Cắt ở phần lóng, khơng cắt sát và ngay mấu.
 Đối với phiến lá: Cắt ở khoảng 1/3 phía dưới nhưng khơng sát đáy phiến.
Nếu phiến rộng q thì có thể bỏ bớt phần thịt lá, chỉ chừa lại khoảng 1cm ở
hai bên gân giữa.

Vị trí cắt
Vị trí cắt phiến lá
Vị trí cắt cuống lá

Hình 3. Các vị trí cắt vi phẫu trên thân và lá
9


1.3. Tẩy và nhuộm tiêu bản
* Áp dụng phương pháp nhuộm kép bằng xanh methylen và đỏ carmin.


Trình tự nhuộm vi phẫu như sau:
- Ngâm vi phẫu trong nƣớc Javel đến khi mẫu trắng, nhưng tối đa không quá 30
phút. Nếu sau 30 phút mà vi phẫu khơng trắng thì phải thay nước Javel khác, rồi
tiếp tục ngâm vi phẫu.
- Rửa sạch vi phẫu bằng nước thường: thêm nước vào rồi hút ra (3 lần).
- Ngâm vi phẫu đã rửa trong dung dịch acid acetic 10% trong 10 phút.
- Loại bỏ hết acid acetic sau đó rửa sạch bằng nước thường (3 lần).
- Gom vi phẫu vào giữa mặt kính đồng hồ, nhỏ từ 3-4 giọt xanh methylen (có thể
pha loãng với nước) và ngâm trong 20-30 giây.
- Rửa nhanh vi phẫu bằng nước thường: thêm nước vào rồi hút ra (3 lần).
- Gom và ngâm vi phẫu trong phẩm nhuộm đỏ carmin (3-4 giọt) trong 5-10 phút.
- Rửa sạch vi phẫu bằng nước thường: thêm nước vào rồi hút ra (3 lần).
- Vi phẫu sau khi tẩy nhuộm được ngâm trong nước thường trên mặt kính đồng hồ.
* Sau khi nhuộm, vách tế bào sẽ có màu:
- Màu hồng hay màu hồng tím khi vách tế bào bằng cellulose (tế bào biểu bì, mơ
mềm, mơ dày và libe).
- Màu xanh nước biển, màu xanh rêu hay màu vàng chanh khi vách tế bào tẩm chất
gỗ (mô cứng, gỗ) hay chất bần (bần, tầng tẩm suberin và tầng suberoid).
* Vi phẫu đạt yêu cầu khi:
 Vi phẫu không bị cắt xéo, khơng bị rách.
 Tế bào rõ về hình dạng, cách sắp xếp và bắt màu đúng.
1.4. Lên tiêu bản
Vi phẫu sau khi được nhuộm, được lên kính theo phương pháp giọt ép.
Cách thực hiện như sau:
- Nhỏ vào giữa phiến kính 1 giọt chất lỏng được dùng làm mơi trường quan sát
(nước, glycerin,...), dùng kim mũi mác hoặc bút lông đặt vi phẫu cần quan sát vào
giọt chất lỏng. Đậy lamen lại (chú ý khơng để lẫn bọt khí dƣới lamen). Có 2
cách đặt lamen:
 Cách 1: Đặt một cạnh lamen tỳ vào bề mặt của lam kính, bên cạnh giọt chất
lỏng. Dùng kim mũi mác đỡ lấy cạnh đối diện rồi hạ từ từ xuống (Hình 4. A).

 Cách 2: Nhỏ 1 giọt chất lỏng (cùng loại với chất lỏng trên phiến kính) vào
giữa lamen. Lật ngược lamen lại rồi hạ từ từ đậy lên giọt chất lỏng trên lam
kính. Khi 2 giọt chất lỏng chạm nhau thì bỏ tay ra (Hình 4. B).
10


Sau khi đậy lamen, chất lỏng dưới lamen phải vừa đủ để chiếm tồn bộ diện
tích của lamen, khơng thừa chảy ra ngồi và cũng khơng thiếu. Nếu thiếu, dùng
một ống hút nhỏ thêm chất lỏng đã dùng để lên kính vào (Hình 4.C). Nếu thừa,
dùng một mảnh giấy lọc để hút đi (Hình 4. D).
Trong một số trường hợp cần phải thay đổi chất lỏng mà không muốn bỏ
lamen ra thì làm như sau: ở một cạnh của lamen, đặt một miếng giấy lọc để hút
chất lỏng đang ở dưới lamen. Ở cạnh đối diện, dùng ống hút cho giọt chất lỏng mới
vào thay thế.
Khi cho chất lỏng mới vào thì đồng thời hút chất lỏng cũ ra. Chất lỏng mới sẽ thay
thế cho chất lỏng cũ dưới lamen. (hình 4.E).

Hình 4. Phƣơng pháp lên tiêu bản giọt ép
A, B : Hai cách đậy lá kính ; C : Cách cho thêm chất lỏng D : Cách loại
bớt chất lỏng thừa ; E : Cách đổi chất lỏng dưới kính.
Tiêu bản đạt tiêu chuẩn phải mỏng, sáng, sạch, màu xanh và đỏ rõ ràng,
chất lỏng dưới lamen phải vừa đủ, chiếm tồn bộ diện tích lamen, khơng chứa bọt
khí, có thể quan sát dễ dàng.

11


2. Phƣơng pháp vẽ vi phẫu
Chọn những vi phẫu đạt yêu cầu để khảo sát và vẽ cấu tạo.
Để thể hiện cấu tạo giải phẫu của cơ quan, thường phải vẽ sơ đồ cấu tạo tổng quát

và cấu tạo chi tiết.
2.1. Vẽ sơ đồ cấu tạo tổng quát
Vẽ sơ đồ cấu tạo tổng quát là dùng các ký hiệu để vẽ.
a. Chọn vùng để vẽ
- Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua tâm (thân và rễ) thì có thể chỉ vẽ ½ vi phẫu.
- Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua đường thẳng (phiến lá, cuống lá) thì vẽ tồn
bộ.
b. Ký hiệu dùng để vẽ các mơ (Hình 6)
2.2. Vẽ cấu tạo chi tiết
Vẽ cấu tạo chi tiết là vẽ đúng hình dạng, cách sắp xếp của các tế bào và tỉ lệ tương
đối giữa các tế bào với nhau trong một mô và giữa các mô trong một cơ quan.
a. Chọn vùng để vẽ
- Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua tâm (thân và rễ) thì chọn một phần đại diện
cho vi phẫu để vẽ.
- Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua đường thẳng (phiến lá, cuống lá) thì vẽ một
nửa (thường là nửa bên phải). (Hình 5)

Hình 5. Vùng vẽ cấu tạo chi tiết đối với rễ, thân (A) và lá (B)

12


Hình 6. Các ký hiệu dùng để vẽ sơ đồ cấu tạo tổng quát

13


b. Các quy ƣớc dùng để vẽ cấu tạo chi tiết (Hình 7)
- Vách tế bào bắt màu hồng thì vẽ nét đơn, bắt màu xanh thì vẽ nét đơi (2 nét gần hay xa
nhau là tùy theo độ dày của vách tế bào).

- Đối với mô dày: Những vùng dày lên của vách tế bào thì tơ đen.
- Đối với mạch gỗ: Tơ đen ở ¼ phía trên bên trái của nét trong.

Hình 7. Các quy ƣớc dùng vẽ cấu tạo chi tiết
A: Tế bào vách cellulose, B và C: Tế bào vách tẩm chất gỗ hay chất bần,
D: Mô dày, E: Mạch gỗ và mô mềm gỗ
c. Chú thích trên hình vẽ
Các hình vẽ chi tiết phải chú thích đầy đủ tên của mơ hay vật thể. Ví dụ: Mơ mềm đạo,
mơ dày góc, tinh thể calci oxalat hình cầu gai...

14


PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
I. MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
1.10
1.11
2

2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất
Mẫu vật tƣơi
Lá Náng
Lá Húng quế
Lá Đinh lăng
Lá Lốt
Lá Cúc vàng
Lá Trúc đào
Lá Thông thiên
Cuống lá Húng chanh
Cuống lá Chè
Thân Lá lốt
Thân Dâm bụt
Dụng cụ cá nhân/nhóm
Kính hiển vi
Mặt kính đồng hồ

Kim mũi mác
Lam kính
Lamen
Pipet nhựa
Dao lam
Hóa chất
Nước Javel
Acid acetic
Xanh methylen
Đỏ carmin
Nước cất



15

Khơng


II. NHẬN BIẾT CÁC LOẠI KHÍ KHỔNG

 Làm tiêu bản biểu bì (mặt dưới) các mẫu lá tươi sau bằng phương pháp
bóc, lên tiêu bản theo phương pháp giọt ép (không tẩy, nhuộm):
 Lá Náng
 Lá Húng quế
 Lá Đinh lăng
 Lá Lốt
 Lá Cúc vàng
Xác định kiểu khí khổng của từng tiêu bản biểu bì lá trên?
III. QUAN SÁT MÔ THỰC VẬT


Làm tiêu bản vi phẫu các mẫu sau bằng phương pháp cắt trực tiếp (cắt
ngang), tẩy nhuộm và lên tiêu bản theo phương pháp giọt ép:
 Cuống lá Húng chanh
 Cuống lá Chè
 Lá Náng
 Lá Trúc đào
 Lá Thông thiên
 Thân Lá lốt
 Thân Dâm bụt
Quan sát:
1. Mơ che chở
a. Biểu bì, lỗ khí, lớp cutin (lá Náng) và phịng ẩn lỗ khí (lá Trúc đào)
b. Lơng che chở
- Lông che chở đơn bào: lá Trúc đào.
- Lông che chở đa bào một dãy: cuống lá Húng chanh.
c. Bần và lỗ vỏ (thân Dâm bụt già)
2. Mô mềm
Vi phẫu cắt ngang phiến lá Trúc đào có các loại mơ mềm như sau:
- Gân giữa: có 2 loại mô mềm: mô mềm đạo và mô mềm đặc.
- Thịt lá: có 2 loại mơ mềm: mơ mềm giậu và mô mềm khuyết.
3. Mô nâng đỡ
a. Mô dày
- Mô dày góc: gân giữa lá Trúc đào.
- Mơ dày phiến: thịt lá Trúc đào.
- Mơ dày trịn: lá Thơng thiên
b. Mơ cứng
- Thể cứng: cuống lá Chè.
- Sợi mô cứng: sợi trụ bì ở thân Dâm bụt.


16


4. Mơ tiết
a. Lơng tiết (cuống lá Húng chanh) có đầu đơn bào và chân đa bào.
b. Tế bào tiết (thân Lốt): là những tế bào mô mềm chứa đầy chất tiết là tinh dầu
có màu vàng.
c. Ống tiết kiểu tiêu bào (thân Lốt): là những khoảng trống gần như hình trịn.
5. Mơ dẫn
a. Cấu tạo cấp 1
- Libe 1 và gỗ 1: thân Lá lốt
b. Cấu tạo cấp 2
- Libe 1, libe 2; mạch gỗ 1, mạch gỗ 2: thân Dâm bụt
- Mô mềm gỗ 2: là những tế bào có vách tẩm chất gỗ, xếp thành dãy xuyên
tâm xung quanh các mạch gỗ 2.
- Tia ruột: 1 hoặc 2 dãy tế bào.

C. BÁO CÁO THỰC HÀNH
1. Hình vẽ các kiểu khí khổng ứng với từng mẫu lá cây.
2. Hình vẽ các loại mơ đã quan sát.
Các hình vẽ đều có chú thích đầy đủ.

D. HÌNH ẢNH THAM KHẢO

A

B

Hình 8. Mơ che chở (A. Biểu bì ở Thân Thiên thảo (lớp tế bào trên cùng);
B. Bần ở vỏ cây Dâu tằm)


A

B

C

Hình 9. Mơ mềm (A. Mơ mềm vỏ ở thân Thiên thảo cắt ngang; B. Mô giậu ở lá
cây Trúc đào; C. Mô khuyết ở lá Đa búp đỏ)
17


Hình 10. Mơ nâng đỡ ở thân cây Thiên thảo
1. Mơ dày góc, 2. Mơ dày phiến

A

B

C

Hình 11. Mơ cứng (A. Thể cứng hình sao ở cuống lá Trang; B. Tế bào đá ở quả
Lê; C. Sợi ở thân Dâm bụt)

Hình 12. Một số loại mơ tiết
A. Lá hương nhu: 1. Lông tiết; 1’. Lông che chở (tránh nhầm lẫn); B. Thân trầu
rừng: 2. Tế bào tiết; C. Thân Trầu không: 3. Ống tiết; D. Lá bưởi: 4. Túi tiết
18



BÀI 2: RỄ CÂY
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Làm được tiêu bản vi học của rễ Si (non), rễ Đa búp đỏ, rễ Thiên mơn đơng.
2. Trình bày và phân biệt được cấu tạo cấp 1 của rễ cây lớp Ngọc lan và lớp Hành
(rễ Si non và rễ Thiên mơn đơng).
3. Trình bày và phân biệt được cấu tạo cấp 1 và cấp 2 ở rễ cây lớp Ngọc lan
(rễ Si non và rễ Đa búp đỏ).
4. Vẽ được sơ đồ cấu tạo tổng quát và cấu tạo chi tiết bó libe-gỗ của từng loại rễ.
B. MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
STT
1
1.1
1.2
1.3
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5


Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất
Mẫu vật tƣơi
Rễ Si (non)
Rễ Đa búp đỏ (già)
Rễ Thiên môn đơng
Dụng cụ cá nhân/nhóm
Kính hiển vi
Mặt kính đồng hồ
Kim mũi mác
Lam kính
Lamen
Pipet nhựa
Dao lam
Hóa chất
Nước Javel
Acid acetic
Xanh methylen
Đỏ carmin
Nước cất



19

Khơng


C. NỘI DUNG
I. CẤU TẠO CẤP 1
1. Rễ cây lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida): rễ Si (non)

Vi phẫu rễ cấu tạo cấp 1 gồm 2 vùng rõ rệt:
- Vùng vỏ: từ tầng lơng hút đến nội bì, vùng này chiếm khoảng 2/3 bán kính vi
phẫu, gồm các mơ: tầng lơng hút, tầng tẩm chất bần (tầng tẩm suberin), mô mềm
vỏ và nội bì.
- Vùng trung trụ: gồm từ trụ bì trở vào trong, vùng này chiếm khoảng 1/3 bán kính
vi phẫu, gồm các mơ: trụ bì, các bó libe, các bó gỗ và tủy.
2. Rễ cây lớp Hành (Liliopsida): rễ Thiên môn đông
Vi phẫu rễ cấu tạo cấp 1 gồm 2 vùng rõ rệt:
- Vùng vỏ: từ tầng lông hút đến nội bì, vùng này chiếm khoảng 2/3 bán kính vi
phẫu, gồm các mô: tầng lông hút, tầng suberoid, mô mềm vỏ và nội bì.
- Vùng trung trụ: từ trụ bì trở vào trong, vùng này chiếm khoảng 1/3 bán kính vi
phẫu, gồm các mơ: trụ bì, các bó libe, các bó gỗ và tủy (gồm mơ mềm tủy và các
mạch hậu mộc).
II. CẤU TẠO CẤP 2: rễ Đa búp đỏ
Vi phẫu rễ cấu tạo cấp 2 gồm 2 vùng rõ rệt:
- Vùng vỏ: từ lớp bần đến nội bì, vùng này ít hơn vùng trung trụ, gồm các mơ:
bần, tầng phát sinh bần-lục bì, lục bì, mơ mềm vỏ và nội bì.
- Vùng trung trụ: từ trụ bì trở vào trong, gồm các mơ: trụ bì, hệ thống dẫn (libe
cấp 1, libe cấp 2, gỗ cấp 2 và gỗ cấp 1), tia ruột và mô mềm tủy.

D. BÁO CÁO THỰC HÀNH
1. Hình vẽ sơ đồ cấu tạo tổng quát và bài mô tả cấu tạo chi tiết của rễ Si (non), rễ
Đa búp đỏ và rễ Thiên mơn đơng.
2. Hình vẽ cấu tạo chi tiết (có chú thích đầy đủ) bó libe-gỗ của rễ Si (non), rễ Đa
búp đỏ và rễ Thiên môn đông.

20


Hình 13. Cấu tạo cấp một ở rễ cây Thiên môn đông

(1. Tầng lông hút; 2. Tầng suberoid; 3. Mỏ mềm vỏ; 4. Nội bì;
5. Trụ bì; 6. Gỗ cấp 1; 7. Libe cấp 1; 8.Mô mềm ruột)

21


BÀI 3: THÂN CÂY
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Làm được tiêu bản vi học của thân Diếp cá, thân Dâm bụt và thân Măng tây.
2. Trình bày và phân biệt được cấu tạo cấp 1 của thân cây lớp Ngọc lan và lớp
Hành (thân Diếp cá và thân Măng tây).
3. Trình bày và phân biệt được cấu tạo cấp 1 và cấp 2 ở thân cây lớp Ngọc lan
(thân Diếp cá và thân Dâm bụt).
4. Vẽ được sơ đồ cấu tạo tổng quát và cấu tạo chi tiết bó libe-gỗ của từng loại thân.
B. MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
STT
1
1.1
1.2
1.3
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
3

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất
Mẫu vật tƣơi
Thân Diếp cá
Thân Dâm bụt (già)
Thân Măng tây
Dụng cụ cá nhân/nhóm
Kính hiển vi
Mặt kính đồng hồ
Kim mũi mác
Lam kính
Lamen
Pipet nhựa
Dao lam
Hóa chất
Nước Javel
Acid acetic
Xanh methylen
Đỏ carmin
Nước cất



22


Khơng


C. NỘI DUNG
I. CẤU TẠO CẤP 1
1. Thân cây lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida): thân Diếp cá
Vi phẫu rễ cấu tạo cấp 1 gồm 3 vùng rõ rệt:
- Biểu bì.
- Vùng vỏ: từ hạ bì đến nội bì, vùng này nhỏ hơn vùng trung trụ.
- Vùng trung trụ: gồm từ trụ bì trở vào trong.
2. Thân cây lớp Hành (Liliopsida): thân Măng tây
Lớp nội bì khơng xác định được, do đó khơng phân biệt được chính xác ranh giới
giữa vùng vỏ và vùng trung trụ như ở thân cây lớp Ngọc lan. Tuy nhiên, vi phẫu
thân cũng có 3 vùng rõ rệt:
- Biểu bì.
- Vùng vỏ từ biểu bì đến hết mô mềm vỏ, vùng này nhỏ hơn vùng trung trụ.
- Vùng trung trụ từ vịng đai mơ cứng trở vào trong. Hệ thống dẫn là các bó libegỗ riêng biệt theo kiểu gỗ hình chữ V kẹp libe ở giữa.
II. CẤU TẠO CẤP 2: thân Dâm bụt (già)
Vi phẫu thân cấu tạo cấp 2 gồm 2 vùng:
- Vùng vỏ: từ lớp bần đến mô mềm vỏ.
- Vùng trung trụ: từ trụ bì trở vào trong.

D. BÁO CÁO THỰC HÀNH
1. Hình vẽ sơ đồ cấu tạo tổng quát và bài mô tả cấu tạo chi tiết của thân Diếp cá
(non), thân Dâm bụt và thân Măng tây.
2. Hình vẽ sơ đồ cấu tạo chi tiết (có chú thích đầy đủ) bó libe-gỗ của thân Diếp cá
(non), thân Dâm bụt và thân Măng tây.

23



Hình 14. Cấu tạo cấp hai của thân cây Dâm bụt
(1. Bần; 2. Mô mềm vỏ; 3. Mô dày; 4. Trụ bì (hóa sợi); 5. Libe cấp 2;
6. Tầng phát sinh libe-gỗ; 7. Gỗ cấp 2; 8. Gỗ cấp 1; 9 Mô mềm ruột)

24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×