Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN THANH ĐĂNG KHOA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

NGUYỄN THANH ĐĂNG KHOA

CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

KHĨA 32

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số chuyên ngành: 8380102

Người hướng dẫn khoa học: TS. Thái Thị Tuyết Dung
Học viên: Nguyễn Thanh Đăng Khoa
Lớp: Cao học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính


Khóa: 32

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Các biện pháp thay thế xử lý
vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên” là cơng trình nghiên cứu do
tơi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Thái Thị Tuyết Dung.
Trong Luận văn, tơi có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một
số tác giả. Tồn bộ nội dung này đều đã được trích dẫn nguồn cụ thể và chính xác.
Các số liệu, thơng tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, khách
quan.
Tác giả

Nguyễn Thanh Đăng Khoa


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1

Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính


BPTTXLVPHC

2

Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày
24/11/2015

BLDS năm 2015

Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày
3

27/11/2015, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số

BLHS năm 2015

12/2017/QH14 ngày 20/6/2017
4

Cơ sở dữ liệu quốc gia

CSDLQG

5

Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13
ngày 20/6/2012

Luật XLVPHC năm 2012


6

Người chưa thành niên

NCTN

7

Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính số 28LCT/HĐNN8 ngày 07/12/1989

Pháp lệnh năm 1989

8

Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 41L/CTN ngày 06/7/1995

Pháp lệnh năm 1995

9

Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số
44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02/7/2002, được
sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 31/2007/PLUBTVQH ngày 08/3/2007 và Pháp lệnh số
04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02/4/2008

Pháp lệnh năm 2002

10

Ủy ban nhân dân


UBND

11

Vi phạm hành chính

VPHC

12

Xử lý vi phạm hành chính

XLVPHC


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

STT

Biểu đồ,

Nội dung

sơ đồ

1

Sơ đồ


2

Biểu đồ 1

3

Biểu đồ 2

Mô tả tóm tắt thủ tục áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
Số vụ vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực hiện
ở Việt Nam (2013-2018)
Thống kê tình hình áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối
với người chưa thành niên ở Việt Nam (2014-2017)

Trang
thể hiện
33
41

42

Thống kê số lượng người chưa thành niên bị xử phạt cảnh
4

Biểu đồ 3 cáo và áp dụng biện pháp nhắc nhở trên địa bàn tỉnh Quảng

44

Ngãi (2014-2018)


5

Biểu đồ 4

Tình hình áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình tại tỉnh Tây
Ninh (2015-2019)

45


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 01
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CÁC BIỆN PHÁP
THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN ........................................................................................................ 06
1.1. Những vấn đề lý luận về các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
đối với người chưa thành niên .............................................................................. 06
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên và xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên ........................................................................................................ 06
1.1.2. Khái niệm biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa
thành niên ................................................................................................................ 13
1.1.3. Đặc điểm của các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên ........................................................................................................ 15
1.1.4. Ý nghĩa của các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên ...................................................................................................... 19
1.2. Quy định pháp luật về các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối
với người chưa thành niên ..................................................................................... 21
1.2.1. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên cụ thể. ............................................................................................................... 21
1.2.2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người

chưa thành niên. ....................................................................................................... 23
1.2.3. Điều kiện áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên ........................................................................................................ 26
1.2.4. Thẩm quyền áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên ........................................................................................................ 29
1.2.5. Thủ tục áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên ....................................................................................................... 30
1.2.6. Thi hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên ........................................................................................................................... 34


1.3. Những thay đổi của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi
phạm hành chính số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020 liên quan đến biện pháp
thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên ................... 35
Kết luận Chương 1 ................................................................................................. 39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP THAY
THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ ................................................... 40
2.1. Tổng quan tình hình áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
đối với người chưa thành niên ............................................................................. 40
2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
đối với người chưa thành niên ............................................................................. 43
2.2.1. Những điểm tích cực ..................................................................................... 43
2.2.2. Những điểm hạn chế....................................................................................... 47
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng biện pháp thay thế xử
lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên ....................................... 53
2.3.1. Pháp luật vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập ........................................ 53
2.3.2. Năng lực, nhận thức của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp thay
thế xử lý vi phạm hành chính vẫn còn tương đối hạn chế........................................ 61
2.3.3. Nhận thức của người chưa thành niên đối với biện pháp thay thế xử lý vi phạm

hành chính vẫn cịn chưa cao................................................................................... 62
2.3.4. Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính vẫn chưa được
đưa vào triển khai trên thực tế ................................................................................ 63
2.4. Một số giải pháp kiến nghị góp phần hồn thiện việc áp dụng biện pháp thay
thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên ........................... 65
2.4.1. Khắc phục các hạn chế, bất cập của pháp luật về biện pháp thay thế xử lý vi
phạm hành chính đối với người chưa thành niên .................................................... 65
2.4.2. Về công tác tập huấn, nâng cao trình độ chun mơn, nhận thức pháp luật về
biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính cho chủ thể có thẩm quyền............... 70


2.4.3. Về công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm
hành chính của chủ thể có thẩm quyền ................................................................... 71
2.4.4. Về cơng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biện pháp thay thế xử lý vi
phạm hành chính ...................................................................................................... 72
2.4.5. Về việc sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính trong cơng
tác áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên ........................................................................................................................... 73
Kết luận Chương 2 ................................................................................................. 75
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 01 – PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC THỰC TIỄN
PHỤ LỤC 02 – KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC năm 2012) là đạo

luật đầu tiên của nước ta quy định một cách có hệ thống về xử phạt vi phạm hành
chính và các biện pháp xử lý hành chính (trước đây được điều chỉnh chủ yếu bởi các
Pháp lệnh)1. Bên cạnh việc quy định có hệ thống hơn các biện pháp xử phạt, nguyên
tắc xử phạt vi phạm hành chính, cũng như biện pháp xử lý hành chính, Luật XLVPHC
năm 2012 còn thể hiện nhiều điểm tiến bộ liên quan đến vấn đề đảm bảo quyền của
người chưa thành niên (NCTN). Một trong những điểm đặc biệt và đáng chú ý của
Luật XLVPHC năm 2012 đó là việc chính thức ghi nhận lần đầu tiên các biện pháp
có tác dụng thay thế cho việc xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) đối với NCTN.
Các biện pháp này được Luật xác định với tên gọi “Các biện pháp thay thế xử lý vi
phạm hành chính đối với NCTN” bao gồm hai biện pháp: (i) Nhắc nhở và (ii) Quản
lý tại gia đình2. Việc ghi nhận các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
(BPTTXLVPHC) khơng chỉ là biểu hiện rõ nét của việc nội luật hóa các quy định của
pháp luật quốc tế mà còn là sự tiếp thu, thực hiện các quy định pháp luật của Việt
Nam về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Song, trên thực tế, việc áp dụng các BPTTXLVPHC đối với NCTN vẫn tồn
tại những hạn chế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như quy định
pháp luật vẫn chưa tạo được hành lang pháp lý vững chắc cho việc áp dụng trên thực
tế; công tác áp dụng pháp luật chưa được thống nhất, hiệu quả,.. Vì vậy, việc nghiên
cứu, phân tích các quy định pháp luật, cũng như thực tiễn áp dụng BPTTXLVPHC
để chỉ ra những điểm còn hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị là việc làm
rất cần thiết. Chính vì những lý do đó, mà tác giả lựa chọn đề tài “Các biện pháp
thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên” làm Luận văn
Thạc sĩ của mình.

Trước khi Luật XLVPHC năm 2012, vấn đề xử phạt vi phạm hành chính được điều chỉnh chủ yếu bởi các
văn bản sau: Nghị định số 143-CP ngày 27/05/1977 của Hội đồng Chính Phủ ban hành điều lệ về phạt vi cảnh,
Pháp lệnh số 28-LCT/HĐNN8 ngày 07/12/1989 của Hội đồng Nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính, Pháp
lệnh số 41-L/CTN ngày 06/7/1995 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh số
44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02/07/2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính (được
sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH ngày 08/03/2007 và Pháp lệnh số 04/2008/PLUBTVQH12 ngày 02/04/2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội). Trong đó, Pháp lệnh số 41-L/CTN ngày

06/07/1995 là văn bản pháp lý đầu tiên chính thức ghi nhận các biện pháp xử lý hành chính.
2
Các biện pháp này được quy định tại Điều 139 và Điều 140 Luật XLVPHC năm 2012.
1


2

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy liên quan đến BPTTXLVPHC đối
với NCTN, đã có một số cơng trình nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, sách “Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012”,
do tác giả Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên, xuất bản năm 2017. Cơng trình này chủ yếu
đưa ra các phân tích về tính hợp lý và sự cần thiết của việc quy định các
BPTTXLVPHC đối với NCTN mà chưa đi sâu vào phân tích các bất cập trong các
quy định của pháp luật, cũng như nghiên cứu và chỉ ra những điểm hạn chế trong
công tác thực thi pháp luật về các biện pháp này.
Thứ hai, Bài viết “Các BPTTXLVPHC đối với NCTN” của tác giả Bùi Thị
Nam, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 20 (205), năm 2011: Bài viết đề cập
các cơ sở để quy định các BPTTXLVPHC và các BPTTXLVPHC cụ thể (trong đó
tập trung phân tích về đối tượng áp dụng, trình tự, thủ tục áp dụng cũng như các chủ
thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp này)3. Tuy nhiên, bài viết được thực hiện
tại thời điểm Luật XLVPHC năm 2012 vẫn chưa được ban hành4. Bên cạnh đó, bài
viết cũng chưa đưa ra được các điểm bất cập, hạn chế của các quy định tại Dự thảo,
cũng như gợi mở các hướng hoàn thiện.
Thứ ba, Bài viết “Vướng mắc về hình thức xử phạt VPHC đối với NCTN” của
tác giả Cao Vũ Minh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp Số 5 (381), năm 2019:
Bài viết có nội dung tập trung nghiên cứu chủ yếu về các hình thức xử phạt VPHC
áp dụng đối với NCTN. Bên cạnh đó, trong bài viết, tác giả cũng dành một phần để
phân tích về một số điểm cịn hạn chế về điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở đối

với NCTN và đưa ra các kiến nghị để hồn thiện.
Nhìn chung, ở góc độ các bài báo khoa học, các tác giả đã nghiên cứu, chỉ ra
được một số điểm còn hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về các
BPTTXLVPHC đối với NCTN, mà cụ thể hơn là điều kiện áp dụng biện pháp nhắc
nhở. Song, các bất cập trong quy định pháp luật về biện pháp quản lý tại gia đình,
cũng như thực trạng áp dụng các BPTTXLVPHC trên thực tế vẫn chưa được nghiên
cứu và chỉ ra. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu các kết quả nghiên cứu mà các tác giả trước
đã đạt được, ở đề tài Luận văn thạc sĩ này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích,
Bùi Thị Nam (2011), “Các BPTTXLVPHC đối với NCTN”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 20 (205), Tr.
63- 68.
4
Dự thảo được tác giả Bùi Thị Nam sử dụng để nghiên cứu, phân tích trong bài viết có một số điểm khác biệt
so với Luật XLVPHC năm năm 2012. Ví dụ: nội dung bài viết có nghiên cứu biện pháp hịa giải tại cộng đồng,
đây là biện pháp hiện nay không được quy định trong Luật XLVPHC năm 2012.
3


3

đánh giá một cách toàn diện thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về các
BPTTXLVPHC đối với NCTN. Từ đó đưa ra các kiến nghị góp phần hồn thiện cơng
tác thực thi pháp luật trên thực tế. Vì vậy, đề tài đảm bảo được tính mới về mặt nội
dung, đồng thời có tính thực tiễn cao.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu: Đề tài được thực hiện hướng đến mục đích góp phần
hồn thiện cơng tác áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN trên thực tế, trên cơ sở
đảm bảo quyền lợi của NCTN, đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp
luật.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: (i) Làm rõ
được những vấn đề lý luận chung về các BPTTXLVPHC đối với NCTN; (ii) Chỉ ra

được những điểm tích cực, hạn chế trong công tác áp dụng pháp luật về
BPTTXLVPHC; (iii) Nghiên cứu và chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến những điểm
hạn chế trong công tác áp dụng pháp luật về BPTTXLVPHC; (iv) Đóng góp các kiến
nghị góp phần hồn thiện cơng tác áp dụng pháp luật về BPTTXLVPHC.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về đối tượng nghiên cứu:
Trước hết, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, vai
trò và ý nghĩa của BPTTXLVPHC. Ngồi ra, để phân tích, đánh giá được những hạn
chế trong các quy định pháp luật, đề tài còn hướng đến đối tượng nghiên cứu là các
quy định pháp luật Việt Nam có liên quan đến BPTTXLVPHC đối với NCTN như
như Luật XLVPHC năm 2012, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của
Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC (được
sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 19/8/2017), Nghị định số
111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính Phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp
xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn,... Đồng thời, đề tài cịn nghiên cứu
cơng tác thi hành pháp luật về các BPTTXLVPHC thể hiện trong các báo cáo, số liệu
thống kê của chủ thể có thẩm quyền,…
Về phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện với phạm vi thuộc lĩnh vực Luật Hiến pháp và Luật
Hành chính, do đó phạm vi nghiên cứu chủ yếu được giới hạn trong pháp luật về
XLVPHC. Trong nội dung của Luận văn, tác giả đồng thời cũng sẽ liên hệ, phân tích
các quy định pháp luật thuộc lĩnh vực khác như pháp luật hình sự, dân sự. Tuy nhiên,
sự liên hệ này chỉ đóng vai trị “thứ yếu”, nhằm mục đích so sánh, làm rõ hơn nội


4

dung nghiên cứu. Theo đó, đề tài chủ yếu nghiên cứu các quy định pháp luật và công
tác thực thi pháp luật về các biện pháp này tại Việt Nam kể từ khi Luật XLVPHC
năm 2012 chính thức có hiệu lực.

Bên cạnh đó, hiện nay, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật XLVPHC số 67/2020/QH14 ngày 13/11/20205. Luật này
cũng có một số sửa đổi, bổ sung liên quan đến BPTTXLVPHC đối với NCTN. Tuy
nhiên, trong phạm vi đề tài, các sửa đổi của Luật XLVPHC số 67/2020/QH14 ngày
13/11/2020 liên quan đến BPTTXLVPHC đối với NCTN sẽ chỉ được khái quát qua
trong đề tại nhằm mục đích giới thiệu, cập nhật các quy định mới. Đề tài sẽ không đi
vào nghiên cứu, phân tích cụ thể các quy định này cũng như đánh giá công tác áp
dụng trên thực tế.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Về phương pháp luận: khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin để
làm sáng tỏ các nội dung cần nghiên cứu trong đề tài.
Về các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Thứ nhất, phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để chỉ ra các
điểm tương đồng, khác biệt giữa các quy định pháp luật trong XLVPHC và quy định
pháp luật thuộc lĩnh vực khác như dân sự, hình sự, làm cơ sở cho việc đánh giá, cũng
như đóng góp các kiến nghị nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.
Thứ hai, phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây được xem là hai phương pháp
được sử dụng nhằm nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận, cũng như các quy định
pháp luật liên quan đến các BPTTXLVPHC đối với NCTN, cũng như phân tích các
vấn đề pháp lý có liên quan từ cơng tác thi hành pháp luật trên thực tế. Ngoài ra, nhằm
mục đích rút kết lại các kết quả nghiên cứu, tác giả cịn sử dụng phương pháp này để
tóm tắt các nội dung nghiên cứu của từng chương, cũng như của toàn bộ đề tài.
Thứ ba, phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu khi
tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về các BPTTXLVPHC đối
với NCTN. Cụ thể, tác giả tập hợp các số liệu, dữ liệu, báo cáo thống kê, các vụ việc
thực tế, để làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích các vấn đề thực tiễn về các
BPTTXLVPHC.
Thứ tư, phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả sử dụng phương pháp này
5


Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.


5

nhằm khảo sát ý kiến của một số NCTN nhằm phục vụ cho việc khảo sát, đánh giá
sự hiểu biết của các đối tượng này đối với các quy định về BPTTXLVPHC.
Ngoài ra, trong phạm vi của đề tài, tác giả cịn thực hiện phỏng vấn người làm
cơng tác thực tiễn liên quan đến BPTTXLVPHC đối với NCTN để làm rõ hơn một
số vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.
6. Kết quả nghiên cứu và và giá trị ứng dụng của đề tài:
Đề tài làm rõ được các vấn đề lý luận về BPTTXLVPHC đối với NCTN, làm
cơ sở để nghiên cứu, phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về các biện pháp này.
Thơng qua đó, đề tài sẽ mang đến cho người đọc một cái nhìn tổng quát về thực trạng
áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN trên thực tế bao gồm những điểm tích cực
cần phát huy, lẫn những điểm hạn chế cần khắc phục. Đồng thời, những kiến nghị
được tác giả đưa ra cũng sẽ nguồn tham khảo hữu ích trong việc khắc phục phần nào
những hạn chế trong công tác áp dụng pháp luật về BPTTXLVPHC trên thực tế.
7. Bố cục của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, bố cục của Luận
văn bao gồm hai chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về các biện pháp thay thế xử lý vi phạm
hành chính đối với người chưa thành niên.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về các biện pháp thay thế xử lý vi phạm
hành chính đối với người chưa thành niên và một số giải pháp kiến nghị


6


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CÁC BIỆN PHÁP THAY
THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN
1.1. Những vấn đề lý luận về các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
đối với người chưa thành niên
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên và xử lý vi phạm hành chính đối với
người chưa thành niên
(1)

Khái niệm người chưa thành niên

Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính (BPTTXLVPHC) là biện pháp
chỉ có thể được áp dụng cho đối tượng là người chưa thành niên (NCTN). Tuy nhiên,
không phải mọi NCTN đều có thể được áp dụng biện pháp này. Theo quy định của
Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012 (Luật XLVPHC
năm 2012), thì chỉ NCTN đáp ứng đầy đủ các điều kiện mới có thể được áp dụng
BPTTXLVPHC. Theo đó, để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến
BPTTXLVPHC đối với NCTN, thì việc tìm hiểu về khái niệm NCTN là vô cùng cần
thiết. NCTN là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến trong đời sống xã hội,
cũng như trong các quy định pháp luật. Theo khảo sát của tác giả, hiện nay, thuật ngữ
“NCTN” được sử dụng trong tổng cộng trong 529 văn bản quy phạm pháp luật, trong
đó có 52 Luật và 152 Nghị định6. Tính riêng trong khuôn khổ Luật XLVPHC năm
2012, thuật ngữ “NCTN” được sử dụng tổng cộng 45 lần tại 18 điều khoản khác
nhau7. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015
(BLDS năm 2015) đưa ra định nghĩa về “NCTN”. Cụ thể, NCTN được hiểu là “người
chưa đủ mười tám tuổi”8.
Xét ở khía cạnh ngơn ngữ, theo tác giả Nguyễn Lân, thì “chưa” được hiểu là
“vẫn khơng thực hiện, vẫn chưa đạt được”9, còn “thành niên” được hiểu là “người
được pháp luật coi là đã trưởng thành và phải chịu hồn tồn trách nhiệm về việc

mình làm”10. Theo giải thích của Viện Ngơn ngữ học thì “chưa” là “từ biểu thị ý phủ
định đối với điều mà cho đến một lúc nào đó khơng có hoặc khơng xảy ra (nhưng
Số liệu được tra cứu dựa trên các văn bản được đăng tải tại website: />Đó là các Điều 2, 10, 22, 58, 69, 97, 99, 111, 114, 122, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140 của Luật
XLVPHC năm 2012.
8
Điều 21 BLDS năm 2015.
9
Nguyễn Lân (2004), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 375.
10
Nguyễn Lân (2004), tlđd (9), tr. 1681
6
7


7

tương lai có thể xảy ra)”11, cịn “thành niên” là “đến tuổi được pháp luật công nhận
là công dân với đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ”12. Theo đó, mặc dù đưa ra các cách
giải thích khác nhau, song có thể thấy các tác giả gần như thống nhất với đặc điểm
chung nhất của NCTN, đó là người chưa đạt đến một độ tuổi nhất định theo quy định
của pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ được pháp luật ghi nhân.
Mặc dù, để đánh giá một người đã được xem là “thành niên”, hay trưởng thành
hay chưa thì cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như sự phát triển về thể chất,
tâm sinh lý, khả năng nhận thức, độ tuổi,…Theo đó, độ tuổi của một người chỉ là một
trong những yếu tố để đánh giá, xem xét vấn đề này. Tuy nhiên, trong khoa học pháp
lý, việc xác định người đã thành niên hay NCTN khơng nhằm mục đích xác định về
độ “trưởng thành” của người đó, mà chủ yếu để xác định khả năng thực hiện các
quyền và nghĩa vụ được quy định bởi pháp luật, khả năng chịu các trách nhiệm pháp
lý từ Nhà nước. Chính vì vậy, các văn bản quy phạm pháp luật thường chỉ dựa trên
tiêu chí duy nhất là độ tuổi, vì đây là yếu tố tương đối dễ xác định, tạo cơ sở cho việc

áp dụng các quy định pháp luật được thực hiện thống nhất. Trong lĩnh vực xử lý
VPHC (XLVPHC), mặc dù Luật XLVPHC năm 2012 không đưa ra khái niệm về
NCTN, tuy nhiên, tại Phần thứ năm của Luật này quy định về các nguyên tắc chung
khi XLVPHC đối với NCTN lại có đề cập về các độ tuổi như sau:
“3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với NCTN
VPHC phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi VPHC.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi VPHC thì khơng áp dụng
hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi VPHC bị phạt tiền thì mức
tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp
khơng có tiền nộp phạt hoặc khơng có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu
quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;”
Theo đó, độ tuổi tối đa của một người được xem là “chưa thành niên” theo
Luật XLVPHC năm 2012 là “dưới 18 tuổi”. Xét ở góc độ ngơn ngữ, có thể thấy thuật
ngữ “dưới” được sử dụng trong Luật XLVPHC năm 2012 có sự khác biệt so với thuật
ngữ “chưa đủ” được sử dụng trong BLDS năm 2015. Cụ thể, “dưới” có thể hiểu là
“tại một chỗ thấp hơn hoặc chưa tới mức cần thiết”13, còn “đủ” là “có số lượng hoặc
Viện Ngơn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng việt phổ thơng, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 172.
Viện Ngôn ngữ học, tlđd (11), tr. 839.
13
Nguyễn Lân, tlđd (9), tr. 535.
11
12


8

mức độ đáp ứng được u cầu, khơng ít hơn, cũng khơng nhiều hơn”14. Do đó, “người
dưới 18 tuổi” và “người chưa đủ 18 tuổi” là hai khái niệm hoàn tồn khác nhau. Như
vậy, hiện nay đang có sự bất nhất trong cách xác định độ tuổi của NCTN giữa Luật

XLVPHC năm 2012 và BLDS năm 201515. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của
đề tài chủ yếu liên quan đến các BPTTXLVPHC đối với NCTN được quy định trong
Luật XLVPHC năm 2012. Vì vậy, tác giả thống nhất với hướng quy định hiện nay
của Luật XLVPHC năm 2012 về việc xác định độ tuổi của NCTN. Theo đó “NCTN”
được hiểu là “Người dưới 18 tuổi”.
(2)

Khái niệm XLVPHC đối với NCTN

NCTN là một trong những đối tượng đặc biệt trong xã hội. Theo đó, ở ngưỡng
trước khi bước sang tuổi 18, con người bước vào thời kỳ phát triển mang tính bản lề,
có sự thay đổi nhanh, rõ rệt về thể chất, tâm sinh lý nhưng sự phát triển này vẫn còn
nằm trong giai đoạn cuối của thời kỳ chưa trưởng thành, nhận thức chưa đầy đủ, cũng
như tâm lý chưa được ổn định16. Chính vì vậy, NCTN là đối tượng có khả năng dễ
thực hiện VPHC, cũng như dễ bị lơi kéo, kích động, xúi giục thực hiện VPHC. Ngày
nay, trong bất kỳ nhà nước hay xã hội nào, thì các vi phạm pháp luật cũng cần phải
được phát hiện và xử lý, tuy nhiên mức độ xử lý như thế nào, trách nhiệm pháp lý
đến đâu sẽ tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm, hậu quả của vi phạm pháp luật, cũng
như đối tượng thực hiện vi phạm pháp luật. Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, VPHC
là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật
về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm17. Do đó, VPHC là một dạng của vi
phạm pháp luật, vì vậy cũng cần phải được phát hiện và xử lý, hay còn gọi là
XLVPHC.
Thuật ngữ “XLVPHC” được sử dụng lần đầu tiên tại Pháp lệnh xử phạt VPHC
số 28-LCT/HĐNN8 ngày 07/12/1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành (Pháp lệnh
năm 1989), tuy nhiên pháp lệnh này không đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về thuật ngữ
Viện Ngôn ngữ học, tlđd (11), tr. 312.
Ngoài việc sử dụng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi”, thì Luật XLVPHC năm 2012 cịn có quy định về “Người
chưa đủ 18 tuổi” tại điểm b khoản 2 Điều 94 như sau: “2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

……
b) Người chưa đủ 18 tuổi;…”
Với việc sử dụng đồng thời cả hai thuật ngữ nêu trên, có thể thấy, Luật XLVPHC năm 2012 cũng có sự phân
biệt giữa “người dưới 18 tuổi” và “người chưa đủ 18 tuổi”.
16
Cao Vũ Minh (2021), “Những nội dung về xử phạt NCTN VPHC cần được quy định chi tiết”, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp, số 03+04 (427+428), tr. 61 – 62.
17
Khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012.
14
15


9

này18. Cho đến khi Pháp lệnh XLVPHC số 41-L/CTN ngày 6/7/1995 do Ủy ban
Thường vụ Quốc hội ban hành (Pháp lệnh năm 1995), thì thuật ngữ “XLVPHC” mới
chính thức được định nghĩa, theo đó, XLVPHC được hiểu là “bao gồm xử phạt VPHC
và các biện pháp xử lý hành chính khác”19. Định nghĩa này tiếp tục được kế thừa tại
Pháp lệnh xử lý vi phạm phành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02/7/2002,
được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008 (Pháp lệnh năm 2002)20. Đến khi Luật
XLVPHC năm 2012 được ban hành, các nhà làm luật là bỏ đi quy định về việc định
nghĩa thuật ngữ “XLVPHC”.
Dưới góc độ thuật ngữ thì “xử lý” được hiểu là “có biện pháp trừng phạt đối
với một việc phạm pháp”21. Như vậy, có thể hiểu XLVPHC là việc áp dụng các biện
pháp trừng phạt đối với chủ thể thực hiện VPHC. Bên cạnh đó, Từ điển Luật học
cũng đưa ra định nghĩa về “XLVPHC” như sau: “Là hoạt động của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá
nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách
nhiệm hình sự”22. Khoa học pháp lý cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về cách

định nghĩa đối với thuật ngữ “XLVPHC”. Cụ thể, có quan điểm cho rằng “XLVPHC
là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước nhằm áp dụng các chế tài
hành chính, do các chủ thể được Nhà nước giao quyền, thực hiện đối với cá nhân, tổ
chức có hành vi VPHC theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định”23. Cách định nghĩa
này cũng có một số điểm cần được bàn luận thêm. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc sử dụng thuật ngữ “hành vi VPHC” trong định nghĩa nêu trên
là chưa hoàn chuẩn xác. Bởi lẽ, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật
XLVPHC năm 2012 thì VPHC được định nghĩa là “hành vi có lỗi do cá nhân, tổ
chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải
là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC”. Theo đó, cách
định nghĩa của Luật XLPHC năm 2012 đã thể hiện các dấu hiệu pháp lý cơ bản của
một VPHC, bao gồm: (i) Hành vi; (ii) tính trái pháp luật của hành vi; (iii) có lỗi và

Tại Pháp lệnh năm 1989, thuật ngữ “XLVPHC” được sử dụng tại các Điều 5 (khoản 3), Điều 29.
Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh năm 1995.
20
Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh năm 2002.
21
Nguyễn Lân, tlđd (9), tr. 2098.
22
Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa – Nxb Tư pháp, tr.
874.
23
Nguyễn Thị Thanh Hòa (2017), XLVPHC trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi, Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, tr. 30.
18
19


10


(iv) được pháp luật quy định là VPHC24. Theo đó, có thể hiểu, bản thân thuật ngữ
“VPHC” đã bao gồm yếu tố hành vi, và cụ thể hơn là hành vi trái pháp luật. Do đó,
việc sử dụng thuật ngữ “Hành vi VPHC” là chưa thật sự chuẩn xác về mặt pháp lý.
Đây cũng là một trong những điểm hạn chế của Luật XLVPHC năm 2012 nếu nhìn
từ góc độ kỹ thuật lập pháp. Cụ thể, Luật XLVPHC năm 2012 đã sử dụng thuật ngữ
“Hành vi VPHC” rất nhiều lần. Theo thống kê, thuật ngữ “Hành vi VPHC” đã được
sử dụng tổng cộng đến 51 lần trong Luật XLVPHC năm 201225.
Thứ hai, mặc dù việc sử dụng thuật ngữ “chế tài hành chính” đã làm nổi bật
tính “trừng trị” của việc XLVPHC. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ này phần nào
làm giảm đi tính pháp lý của định nghĩa, bởi “chế tài hành chính” khơng phải là một
thuật ngữ mang tính pháp lý. Theo khảo sát của tác giả, hầu như chưa có bất kỳ văn
bản quy phạm pháp luật nào hiện nay có sử dụng thuật ngữ “chế tài hành chính”.
Hiện nay có nhiều quan điểm khoa học về cách định nghĩa thuật ngữ này. Cụ thể, về
khái niệm chế tài hành chính, xuất phát từ sự phân chia một quy phạm pháp luật gồm
ba phần là: giả định, quy định và chế tài, nhiều học giả cho rằng, chế tài hành chính
là một bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính, xác định các biện pháp xử phạt
hoặc khen thưởng hành chính. Một số nhà nghiên cứu khác lại có quan điểm khác, họ
ủng hộ quan điểm chế tài hành chính dùng để chỉ các biện pháp cưỡng chế hành chính
mang tính trừng phạt, áp dụng đối với những đối tượng vi phạm pháp luật, mà cụ thể
hơn là VPHC26.
Một quan điểm khác lại cho rằng XLVPHC bao gồm việc “xử phạt VPHC và
các biện pháp xử lý hành chính khác”. Theo đó, các biện pháp xử lý hành chính bao
gồm các biện pháp như giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo
dưỡng,….27. Có thể thấy, cách định nghĩa này cho người đọc hình dung một cách cụ
thể hơn về XLVPHC bằng việc làm rõ nội hàm của khái niệm XLVPHC bao gồm
việc xử phạt VPHC và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Tuy nhiên, cách định
nghĩa này cũng có một số điểm hạn chế. Trước hết, định nghĩa này chưa làm rõ đối

Cao Vũ Minh (2018), “Hạn chế của Luật XLVPHC năm 2012 nhìn từ góc độ kỹ thuật lập pháp”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 3+4 (355+356), tr. 95.
25
Thuật ngữ “Hành vi VPHC” đã được sử dụng tại các Điều 2, 3, 4, 10, 11, 12, 20, 22, 23, 27, 52, 55, 57, 59,
61, 67, 68, 125, 134 của Luật XLVPHC năm 2012.
26
Phạm Hồng Quang (2011), “Chế tài hành chính và những bất cập trong quy định hiện hành về chế tài hành
chính”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 21 (206), tr. 29.
27
Vũ Ngọc Hà (2019), Thực hiện pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện
nay, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, tr. 32-33.
24


11

tượng bị áp dụng việc XLVPHC. Bên cạnh đó, việc “đưa” các biện pháp xử lý hành
chính (như biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng,…)
vào nội hàm khái niệm XLVPHC cũng là chưa thật sự hợp lý. Bởi lẽ, nếu nghiên cứu
các quy định của Luật XLVPHC năm 2012 về các biện pháp xử lý hành chính mà đặc
biệt là các quy định về đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, thì có
thể thấy rằng, các đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là rất đa dạng.
Trong đó, có thể có đối tượng là chủ thể thực hiện VPHC, song đa phần lại không
thuộc diện này, mà là những người thực hiện các hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm theo quy định pháp luật. Thậm chí, biện pháp này cịn có thể được áp dụng đối
với chủ thể thực hiện các hành vi chưa đến mức được xem là VPHC. Có thể lấy ví
dụ, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật XLVPHC năm 2012 thì biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có thể được áp dụng đối với “Người nghiện ma
túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định”. Hiện nay, xét ở góc độ các quy định
pháp luật về xử phạt VPHC, thì hành vi sử dụng trái phép chất ma túy được xem là

VPHC, song pháp luật lại không quy định việc “nghiện ma túy” là một VPHC. Về
mục đích, các biện pháp xử lý hành chính được quy định chủ yếu nhằm hạn chế việc
diễn ra VPHC, cũng như là biện pháp nhằm giáo dục, hoặc “cách ly” các đối tượng
có khả năng gây nguy hại cho xã hội. Các đối tượng này có thể là chủ thể thực hiện
VPHC hoặc khơng. Do đó, nếu cho rằng việc XLVPHC (áp dụng cho các chủ thể
thực hiện VPHC) bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là chưa
thật sự hợp lý. Cũng chính vì lý do này, mà có quan điểm cho rằng các biện pháp xử
lý hành chính nên được quy định trong các văn bản riêng, ngoài pháp luật về
XLVPHC hoặc Bộ luật Hình sự28.
Ngồi ra, cịn có quan điểm khác cho rằng “khái niệm XLVPHC cần phải được
hiểu bao gồm các thành tố bên trong bao gồm các hình thức xử phạt chính, các hình
thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả cả các biện pháp ngăn chặn
và nhằm bảo đảm việc XLVPHC mới đầy đủ và cho đúng nghĩa của nó”29, hoặc “khái
niệm XLVPHC cần được hiểu bao hàm cả việc áp dụng: (1) các biện pháp xử phạt,
(2) các biện pháp khắc phục hậu quả, và (3) áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm

Nguyễn Cửu Việt (2009), “Một số vấn đề đổi mới phát luật về VPHC ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 01 (138), tr. 23
29
Nguyễn Văn Đông (2012), XLVPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh), Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 20 – 21.
28


12

việc xử lý cũng như bảo đảm việc thi hành quyết định XLVPHC”30. Các quan điểm
này đã tách biệt biện pháp xử lý hành chính ra khỏi nội hàm khái niệm XLVPHC.
Thay vào đó, các tác giả cũng đã bổ sung: (i) các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm
việc XLVPHC và (ii) Các biện pháp nhằm đảm bảo thi hành quyết định XLVPHC.

Tác giả đồng tình với việc đưa các biện pháp nhằm đảm bảo việc thi hành quyết định
XLVPHC vào nội hàm khái niệm XLVPHC. Bởi lẽ, việc XLVPHC khơng chỉ dừng
lại ở việc chủ thể có thẩm quyền ban hành các quyết định áp dụng các chế tài đối với
chủ thể VPHC, mà còn phải đảm bảo việc thi hành các quyết định này được diễn ra
trên thực tế. Hiểu như vậy mới có thể làm nổi bật được mục đích cuối cùng của
XLVPHC đó là việc đảm bảo an toàn, trật tự xã hội, khắc phục được những thiệt hại
do VPHC gây ra. Đối với các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC, mà hiện
nay được quy định chủ yếu tại Phần thứ tư của Luật XLVPHC năm 201231. Đây cũng
là các biện pháp nhìn chung nhằm đảm bảo cho việc XLVPHC được diễn ra hiệu quả,
đảm bảo tính nghiêm minh trong q trình XLVPHC. Chính vì vậy, việc đưa các biện
pháp này vào nội hàm khái niệm XLVPHC là hợp lý.
Tóm lại, từ các phân tích nêu trên, tác giả đưa ra khái niệm về XLVPHC như
sau: “XLVPHC là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền theo quy định pháp luật áp
dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế đối với cá nhân, tổ chức thực hiện VPHC,
bao gồm: việc áp dụng các hình thức xử phạt VPHC, biện pháp khắc phục hậu quả,
các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm XLVPHC cũng như đảm bảo việc thi hành quyết
định XLVPHC đối với cá nhân, tổ chức thực hiện VPHC theo quy định pháp luật”.
Trên cơ sở đó, khái niệm “XLVPHC đối với NCTN” có thể được hiểu như sau:
“XLVPHC đối với NCTN là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền theo quy định pháp
luật áp dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế đối với NCTN thực hiện VPHC, bao
gồm việc áp dụng các hình thức xử phạt VPHC, biện pháp khắc phục hậu quả, các
biện pháp ngăn chặn, bảo đảm XLVPHC cũng như đảm bảo việc thi hành quyết định
XLVPHC đối với NCTN thực hiện VPHC theo quy định pháp luật”.

Dư Huy Quang, XLVPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tr. 26.
31
Điều 119 Luật XLVPHC năm 2012 quy định các biện pháp này bao gồm: tạm giữ người; áp giải người vi
phạm; tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; khám người; khám phương tiện
vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC; Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật

Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất, giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính; và truy tìm đối
tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn
30


13

Theo đó, tác giả cho rằng, cần hiểu việc XLVPHC đối với NCTN không bao
gồm việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với các chủ thể này. Tuy nhiên
nếu xét trong khuôn khổ các quy định về BPTTXLVPHC đối với NCTN trong Luật
XLVPHC năm 2012, thì dường như các nhà soạn thảo Luật đang theo hướng cho
rằng việc XLVPHC còn bao gồm cả việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, mà cụ
thể hơn là biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Theo Luật XLVPHC năm 2012,
biện pháp quản lý tại gia đình là biện pháp được sử dụng để thay thế cho việc áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với NCTN đáp ứng đủ điều kiện32.
Mặc dù, tác giả vẫn giữ quan điểm cho rằng việc XLVPHC đối với NCTN cần phải
được hiểu theo hướng không bao gồm việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Tuy
nhiên, do đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định của Luật XLVPHC năm
2012 về BPTTXLVPHC đối với NCTN, do đó, trong phạm vi Luận văn, thuật ngữ
“XLVPHC đối với NCTN” cũng sẽ được hiểu bao gồm cả việc áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn như đã phân tích.
1.1.2. Khái niệm biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên
Trong những năm qua, pháp luật về XLVPHC đã có những sự tiến bộ rõ rệt
về cả kỹ thuật lập pháp, cũng như việc hoàn thiện các quy định nhằm nâng cao hiệu
quả đấu tranh, phòng chống VPHC nói chung và VPHC do NCTN thực hiện nói riêng.
Trong đó, một trong những điểm tiến bộ có thể kể đến là việc Luật XLVPHC năm
2012 đã lần đầu tiên chính thức ghi nhận về các BPTTXLVPHC đối với NCTN33.

Đây là các biện pháp được áp dụng nhằm mục đích thay thế cho các biện pháp xử lý
đối với NCTN thực hiện VPHC đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp
luật. Việc chính thức ghi nhận các BPTTXLVPHC đối với NCTN trong Luật
XLVPHC năm 2012 đã phần nào thể hiện quan điểm tiến bộ của Đảng và Nhà nước
trong vấn đề XLVPHC nói chung và XLVPHC do NCTN thực hiện nói riêng. Đồng
thời, đây cịn là quy định thể hiện sự “nội luật hóa” các chuẩn mực của quốc tế về xử
lý NCTN vi phạm pháp luật. Cụ thể, công ước quốc tế về quyền trẻ em đòi hỏi các
quốc gia thành viên “bất cứ khi nào xét thấy phù hợp và cần thiết” thì phải khuyến
khích thúc đẩy việc thiết lập các biện pháp xử lý NCTN vi phạm pháp luật mà không
cần viện đến các thủ tục tư pháp với điều kiện phải đảm bảo quyền con người và sự

32
33

Khoản 1 Điều 140, khoản 3 Điều 90 Luật XLVPHC năm 2012.
Các BPTTXLVPHC đối với NCTN được chủ yếu quy định tại Chương II của Luật XLVPHC năm 2012.


14

nghiêm minh của pháp luật. Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư
pháp NCTN (Quy tắc Bắc Kinh) cũng trực tiếp khuyến khích việc áp dụng các biện
pháp xử lý chuyển hướng. Quy tắc này đưa ra hướng dẫn về việc xem xét giải quyết
các vi phạm pháp luật do NCTN thực hiện mà không sử dụng đến các hình thức tố
tụng chính thức34.
Dưới góc độ ngơn ngữ thì “biện pháp” là “cách xử lý để giải quyết một vấn đề
cụ thể”35, còn “thay thế” là “thế vào bằng cái khác, bằng người khác”36. Như vậy, có
thể hiểu BPTTXLVPHC đối với NCTN là cách xử lý để giải quyết một vấn đề cụ thể
nhằm thay thế việc XLVPHC đối với NCTN bằng những biện pháp khác. Dưới góc
độ khoa học pháp lý, hiện nay có nhiều cách định nghĩa về BPTTXLVPHC đối với

người NCTN. Cụ thể, có quan điểm cho rằng, BPTTXLVPHC đối với NCTN là “biện
pháp được áp dụng để thay thế cho các hình thức xử phạt chính hoặc các biện pháp
xử lý hành chính đối với NCTN VPHC nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng,
gia đình NCTN vi phạm vào công tác giáo dục, giúp họ hiểu được việc làm sai trái
và sửa chữa lỗi lầm của mình”37. Một quan điểm nữa thì cho rằng, BPTTXLVPHC
đối với NCTN là “những biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho
hình thức xử phạt VPHC hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với NCTN VPHC”38.
Mặc dù, có các cách định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung, các tác giả đều có quan
điểm gần như thống nhất về BPTTXLVPHC đối với NCTN, theo đó, biện pháp này
có các dấu hiệu đặc trưng như sau: (i) là các biện pháp được áp dụng nhằm thay thế
cho các biện pháp XLVPHC (bao gồm việc áp dụng các hình thức xử phạt hoặc biện
pháp xử lý hành chính); (ii) Chỉ được áp dụng cho NCTN thực hiện VPHC; và (iii)
Nhằm mục đích giáo dục NCTN thực hiện VPHC. Về mặt pháp lý, hiện nay thuật
ngữ “BPTTXLVPHC” được định nghĩa tại khoản 4 Điều 2 của Luật XLVPHC năm
2012 như sau “BPTTXLVPHC là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay
thế cho hình thức xử phạt VPHC hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với NCTN
VPHC, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình”. Như vậy, so
với cách định nghĩa của các tác giả nêu trên, thì Luật XLVPHC năm 2012 đã làm rõ
hơn các biện pháp cụ thể được áp dụng để thay thế cho việc XLVPHC đối với NCTN,
Bùi Thị Nam (2011), “BPTTXLVPHC đối với NCTN”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 20 (205), tr. 64.
Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển Tiếng việt phổ thông 2008 – Tái bản lần V, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh,
tr. 52.
36
Nguyễn Văn Xô, tlđd (35), tr. 662.
37
Bùi Thị Nam, tlđd (34), tr. 63.
38
Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ biên), Bình luận khoa học Luật XLVPHC năm 2012 (Tái bản lần thứ 1), Nxb Hồng
Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 813.
34

35


15

bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình39. Tuy nhiên, các định
nghĩa nêu trên vẫn còn một số điểm hạn chế cần bàn luận như sau:
Thứ nhất, các định nghĩa chưa làm rõ được tính cưỡng chế trong việc áp dụng
các BPTTXLVPHC đối với NCTN. Theo đó, mặc dù, khi được áp dụng các
BPTTXLVPHC, thì NCTN sẽ khơng bị xử phạt VPHC hoặc bị áp dụng biện pháp xử
lý hành chính. Song, các BPTTXLVPHC vẫn là một loại trách nhiệm hành chính
(TNHC), là hậu quả bất lợi mà NCTN thực hiện VPHC phải gánh chịu. Về bản chất,
TNHC luôn thể hiện sự cưỡng chế của nhà nước40. Vì vậy, BPTTXLVPHC thực chất
vẫn là một biện pháp mang tính cưỡng chế nhà nước, khơng phải là biện pháp được
áp dụng mang tính tự nguyện, tùy nghi.
Thứ hai, các định nghĩa chưa làm rõ được tính “có điều kiện” của
BPTTXLVPHC. Theo đó, căn cứ theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012, thì
khơng phải mọi NCTN khi thực hiện VPHC đều có thể được áp dụng các
BPTTXLVPHC, mà chỉ có NCTN đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định mới
có thể được áp dụng các biện pháp này.
Từ việc phân tích những hạn chế trong các cách định nghĩa về BPTTXLVPHC
đối với NCTN nêu trên, tác giả đưa ra định nghĩa về BPTTXLVPHC đối với NCTN
như sau: “BPTTXLVPHC đối với NCTN là biện pháp mang tính cưỡng chế do chủ
thể có thẩm quyền áp dụng để thay thế cho việc áp dụng hình thức xử phạt VPHC
hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với NCTN thực hiện VPHC khi đáp ứng đầy đủ
các điều kiện theo quy định pháp luật, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp
quản lý tại gia đình”41.
1.1.3. Đặc điểm của các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với
người chưa thành niên
Thứ nhất, BPTTXLVPHC đối với NCTN là biện pháp mang tính quyền lực nhà

nước
Như đã trình bày, việc áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN VPHC không
đồng nghĩa với việc NCTN được miễn TNHC. Mà theo đó, BPTTXLVPHC đối với
NCTN vẫn là kết quả của hoạt động thực thi quyền lực nhà nước thông qua việc chủ
Biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình được quy định tại Điều 139 và Điều 140 của Luật
XLVPHC năm 2012.
40
Nguyễn Cảnh Hợp (2020), “TNHC: Từ lý luận đến thực tiễn lập pháp ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp
lý – Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Số 03 (133), tr. 4
41
Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020, Quốc hội đã
chính thức ghi nhận thêm một BPTTXLVPHC nữa là biện pháp Giáo dục dựa vào cộng đồng (được bổ sung
vào Điều 140a của Luật XLVPHC năm 2012). Luật này sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.
39


16

thể có thẩm quyền theo quy định pháp luật buộc NCTN thực hiện VPHC phải tuân
theo các biện pháp được áp dụng. Hay nói cách khác, việc áp dụng BPTTXLVPHC
khơng phải là kết quả của sự “thỏa thuận” mang tính bình đẳng giữa chủ thể có thẩm
quyền và NCTN VPHC, mà đây là kết quả mang ý chí đơn phương của chủ thể có
thẩm quyền nhân danh quyền lực nhà nước buộc NCTN phải tuân theo. Tính quyền
lực nhà nước của BPTTXLVPHC còn được thể hiện ở chỗ, sau khi quyết định áp
dụng các biện pháp này, pháp luật còn đặt ra các quy định nhằm đảm bảo NCTN thi
hành các quyết định này. Ví dụ, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định
số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 do Chính Phủ ban hành quy định về chế độ áp
dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, được sửa đổi, bổ
sung bởi Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 (Nghị định số 111/2013/NĐCP), thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp
quản lý tại gia đình đối với NCTN chính thức có hiệu lực, quyết định này sẽ được gửi

cho cha mẹ hoặc người giám hộ của NCTN và tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để
phối hợp, giám sát NCTN thực hiện.
Thứ hai, BPTTXLVPHC đối với NCTN là biện pháp chỉ được áp dụng bởi các
chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Như đã trình bày tại đặc điểm thứ nhất, BPTTXLVPHC đối với NCTN là một
biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Theo đó, khơng phải mọi chủ thể khi phát
hiện NCTN thực hiện VPHC đều có quyền được áp dụng các BPTTXLVPHC, mà
chỉ các chủ thể có thẩm quyền mới được phép áp dụng. BPTTXLVPHC đối với
NCTN là kết quả của hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, nên việc áp dụng cũng
phải do các chủ thể có thẩm quyền theo quy định pháp luật thực hiện. Hiện nay, căn
cứ theo quy định tại Luật XLVPHC năm 2012, thì thẩm quyền áp dụng biện pháp
nhắc nhở được trao cho chủ thể có thẩm quyền xử phạt VPHC42. Theo đó, thẩm quyền
xử phạt VPHC được trao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp (cấp xã,
huyện, tỉnh); những người có thẩm quyền thuộc cơ quan Thanh tra, Thuế, Hải
quan,…43. Đối với biện pháp quản lý tại gia đình, thẩm quyền áp dụng thuộc về Chủ
tịch UBND cấp xã44. Qua đó, có thể thấy, xuất phát từ việc BPTTXLVPHC đối với
NCTN được áp dụng trong hoạt động quản lý nhà nước, nên biện pháp này được chủ
yếu áp dụng bởi những chức danh làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước. Tuy
Khoản 2 Điều 139 Luật XLVPHC năm 2012.
Thẩm quyền xử phạt VPHC được quy định tại Chương II Luật XLVPHC năm 2012.
44
Khoản 2 Điều 140 Luật XLVPHC năm 2012.
42
43


17

nhiên khơng phải chỉ có các chức danh làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước
mới có quyền áp dụng BPTTXLVPHC, mà một số chức danh thuộc cơ quan khác

cũng có thẩm quyền áp dụng biện pháp này (trừ biện pháp quản lý tại gia đình). Có
thể lấy ví dụ, hiện nay, các chủ thể thuộc Tòa án nhân dân như Chánh án, Thẩm phán
được phân công giải quyết vụ án được Luật XLVPHC năm 2012 trao thẩm quyền xử
phạt VPHC, nên vì vậy các chủ thể này cũng sẽ có thẩm quyền áp dụng biện pháp
nhắc nhở đối với NCTN thực hiện VPHC.
Thứ ba, BPTTXLVPHC được áp dụng theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy
định
BPTTXLVPHC đối với NCTN là kết quả của hoạt động thực thi quyền lực
nhà nước. Do đó, việc áp dụng các biện pháp này cũng phải được thực hiện theo
những trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định. Theo đó, việc tn theo những
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định là một trong những nguyên tắc pháp lý cơ bản
đặt ra đối với chủ thể có thẩm quyền trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng
BPTTXLVPHC đối với NCTN thực hiện VPHC. Nguyên tắc này có vai trị quan
trọng đối với việc xác định tính pháp lý của việc áp dụng BPTTXLVPHC. Thủ tục
áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN là thủ tục hành chính. Điều này được thể hiện
thơng qua việc các trình tự, thủ tục áp dụng BPTTXLVPHC được quy định bởi các
văn bản quy phạm pháp luật hành chính như Luật XLVPHC năm 2012 và các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật XLVPHC. Đồng thời chủ thể có thẩm quyền áp dụng
BPTTXLVPHC là các chủ thể nhân danh quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng
chấp hành – điều hành, nhằm đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước được diễn ra
thống nhất và hiệu quả. Vì vậy, cần phân biệt thủ tục áp dụng BPTTXLVPHC với
thủ tục áp dụng các biện pháp pháp lý khác như thủ tục tố tụng tại Tịa án, trọng tài,
thủ tục thi hành án,…Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý, mặc dù Luật XLVPHC năm 2012
cho phép Thẩm phán được phân công xét xử được quyền áp dụng BPTTXLVPHC
đối với NCTN VPHC, song điều này không đồng nghĩa với việc thủ tục áp dụng sẽ
được thực hiện theo thủ tục tố tụng tại phiên tòa. Thay vào đó, khi xem xét quyết định
áp dụng BPTTXLVPHC, Thẩm phán vẫn phải tuân thủ theo các trình tự, thủ tục hành
chính được quy định trong Luật XLVPHC và các văn bản quy phạm pháp luật hành
chính khác có liên quan.
Thứ tư, BPTTXLVPHC đối với NCTN là biện pháp có điều kiện

BPTTXLVPHC khơng phải là biện pháp có thể được áp dụng đối với mọi
NCTN thực hiện VPHC, mà theo đó, chỉ có NCTN đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo


×