Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

NGHỆ THUẬT MIÊU tả CHIẾN TRANH QUA TRẬN XÍCH BÍCH TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” của LA QUÁN TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.96 KB, 35 trang )

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ CHIẾN TRANH
QUA TRẬN XÍCH BÍCH TRONG “TAM
QUỐC DIỄN NGHĨA” CỦA LA QUÁN
TRUNG
MỤC LỤC
Mục lục 2
Dẫn luận 3
Chương 1: “Trận Xích Bích”-từ lịch sử đế văn học 5
1.1. Trận Xích Bích trong lịch sử Trung Quốc 5
1.2. Trận Xích Bích trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung 8
Chương 2: Kỹ thuật huấn luyện, diễn tập quân đội 12
2.1. Kỹ thuật bố trí đội hình quân sự 12
2.2. Phương pháp luyện tập thủy chiến 15
Chương 3: Các chiến lược, sách lược quân sự 17
3.1. Ngoại giao 17
3.2. Tâm lý 19
3.3. Gián điệp 22
3.4. Hỏa công 23
3.5. Bại chiến 24
Chương 4: Vai trò của các nhân vật trong trận đánh 26
4.1. Nhân vật Khổng Minh 26
4.2. Nhân vật Chu Du 29
4.3. Nhân vật Tào Tháo 33
4.4. Các nhân vật khác 36
Chương 5: Ảnh hưởng của trận Xích Bích 38
5.1. Trong thơ văn 38
5.2. Trong các lĩnh vực khác 45
Chương 6: Kết luận 47
Danh mục tài liệu tham khảo 48
1
DẪN LUẬN


“TAM QUỐC DIỄN NGHĨA”
HÌNH TƯỢNG HÓA CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ
Trong lịch sử văn hóa Trung Quốc, cùng với Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử, Tây
Du Ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa là bốn bộ tiểu thuyết lớn mệnh danh là “ Kỳ thư”. Gọi
là “Kỳ thư” vì mỗi tiểu thuyết nêu trên đều là một bộ bách khoa toàn thư đề cập đến
nhiều vấn đề khác ngoài văn học nghệ thuật như chính trị, văn hóa,tôn giáo, xã hội…
Theo tác giả Phùng hoán Minh- Những mưu lược nổi tiếng trong Tam quốc,
NXB Công an Nhân dân, Tam Quốc Diễn Nghĩa nhìn tổng quan bao gồm bốn tầng
diện:
Một là tầng ngoài lịch sử, Tam Quốc Diễn Nghĩa thuộc thể loại tiều thuyết
giảng sử (cách phân loại của Lỗ Tấn) nội dung tai hiện lại bức tranh lịch sử giai đoạn
tam quốc phân chia trong lịch sử Trung Hoa.
Hai là tầng văn học, không thể bỏ qua giá trị văn chương quan trọng của tác
phẩm này đã đóng góp lớn cho nền văn học Trung Quốc nói riêng cũng như văn học
thế giới nói chung.
Ba là tầng văn hóa hẹp, trong các hình tượng nhân vật của Tam Quốc Diễn
Nghĩa, có chứa đựng ý thức dân tộc rõ ràng và đăc trưng chủ yếu của người Trung
Hoa.
Bốn là tầng sâu triết học, trong Tam Quốc Diễn Nghĩa tác giả đã đư ra những
mưu lược và phương pháp xử thế giàu tính trí tuệ của các nhân vật.
Trong tầng diện thứ tư nêu trên, Tam Quốc Diễn Nghĩa đã tập hợp những mưu
lược xoay quanh hạt nhân “Chính trị” là chủ yếu và dễ nhận biết nhất.
Cụ thể, Tam Quốc Diễn Nghĩa đã đề cập đến năm phương diện lớn trong lĩnh
vực chính trị:
 Thể chế chính trị
 Tư tưởng luân lý chính trị
 Đấu tranh quyền lực chính trị
 Đấu tranh quân sự
 Đấu tranh ngoại giao
Trong đó về thể chế chính trị tác giả không nêu đơn thuần thể chế chính trị của

các tập đoàn quyền lực phong kiến, mà miêu tả hiện tượng phổ biến là sự suy thoái
trầm trọng trong tố chất người lãnh đạo, đồng thời vạch ra nhưng được mất trong các
phe phái chính trị.
Đề tài “Nghệ thuật miêu tả chiến tranh qua trận Xích Bích trong Tam Quốc
Diễn Nghĩa của La Quán Trung” lấy cơ sở hình tượng hóa triết học chính trị vì những
lý do sau đây:
Thứ nhất là mối quan hệ giữa chính trị và quân sự có tính gắn bó mật thiết, tác
động hữu cơ lẫn nhau.
2
Thứ hai, trận Xích Bích tuy miêu tả chiến tranh nhưng dung lượng nội dung
phác họa toàn cảnh trận chiến không nhiều và sắc nét, cái không khí hoành tráng sôi
động chưa phải là phông nền chủ đạo, là đỉnh điểm trong trận chiến. Mục tiêu quan
trọng mà tác giả đưa đến là toàn bộ những đấu tranh chính trị dẫn tới kết quả cuộc
chiến và thành bại của những phe phái, nhân vật.
Tóm lại, nghệ thuật miêu tả chiến tranh của La Quán Trung trong trận Xích
Bích là biểu hiện đỉnh cao của nghệ thuật chính trị- quân sự mà chúng ta cần khai
thác, tìm hiểu.
3
CHƯƠNG 1
“TRẬN XÍCH BÍCH”- TỪ LỊCH SỬ ĐẾN VĂN HỌC
1.1. Trận Xích Bích trong lịch sử Trung Quốc:
1.1.1. Vấn đề địa danh “ Xích Bích”:
Khu vực có khả năng xảy ra trận Xích Bích (khúc sông kéo dài từ Hoàng Châu
xuống thành phố Xích Bích)
Vị trí chính xác của trận Xích Bích đã gây tranh cãi cả trong công chúng và
giới học giả từ rất lâu nhưng chưa bao giờ đi đến được một kết luận cuối cùng, một
phần xuất phát từ việc Trường Giang đã thay đổi dòng chảy có từ thời nhà Tùy và nhà
Đường dẫn đến nhiều địa danh lịch sử không còn nằm ở vị trí cũ của nó.
Theo sử liệu thì bại quân của Tào Tháo rút về phía Bắc dọc theo Trường Giang,
chứng tỏ chắc chắn rằng địa điểm trận Xích Bích nằm ở đâu đó trên bờ Nam Trường

Giang. Cũng theo sử liệu thì liên quân Tôn-Lưu đã ngược dòng Trường Giang từ Phàn
Khẩu và Hán Khẩu (Trường Giang chảy xuôi ra Đông Hải theo hướng Đông) chứng tỏ
Xích Bích phải nằm ở phía Tây của Phàn Khẩu
1. Một địa điểm khác từng được coi là Xích Bích đó là núi Xích Bích ở Hoàng
Châu, đôi khi còn được gọi là "Xích Bích của Tô Đông Pha" hay "Văn Xích Bích". Cái
tên này xuất phát từ hai bài Xích Bích phú của Tô Thức làm vào thế kỷ 11.
2. Phổ Kì, hay thành phố Xích Bích ngày nay, vốn nằm đối diện với Ô Lâm,
được nhiều học giả cho là địa điểm có khả năng lớn gần với vị trí của Xích Bích, vì
vậy nó còn có tên khác là "Vũ Xích Bích". Tại đây có một vách đá trên đó có đề chữ
khẳng định vị trí trận đánh, các chữ này được cho là có niên đại khoảng giữa thời nhà
Đường và nhà Tống, tức là ít nhất đã có 1.000 năm tuổi.
3. Một giả thuyết khác cho rằng Xích Bích nằm ở bờ Nam Trường Giang, ở hạ
lưu của thành phố Xích Bích, dựa theo tác phẩm địa lý Thủy kinh chú xuất bản thời
nhà Thanh.
4. Một giả thuyết lại cho rằng Xích Bích là tên gọi phần lãnh địa thuộc bờ nam
Trường Giang, còn địa phận bờ bắc Trường Giang là Ô Lâm
5. Thành phố Vũ Hán (tại hợp lưu của Trường Giang và Hán Thủy) cũng được
coi là một khả năng cho Xích Bích. Theo giả thuyết này thì trận Xích Bích đã diễn ra
ngay ở phần hợp lưu.
1.1.2. Những ghi chép trong chính sử :
Trận Xích Bích là một trận đánh lớn vào cuối thời Đông Hán có tính chất quyết
định đến cục diện chia ba thời Tam Quốc. Trận đánh diễn ra vào mùa Đông năm Kiến
An thứ 13 ( tức năm 208) giữa liên quân Tôn Quyền-Lưu Bị với đội quân lấy danh
nghĩa triều đình của Tào Tháo.
Năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân nam chiến. Trong khi đó Lưu Biểu đau ốm
còn quân đội Kinh Châu thì mệt mỏi sau những xung đột với lực luợng của Tôn
Quyền. Thêm vào đó là sự tranh giành quyền thừa kế của hai con trai Lưu Biểu là Lưu
4
Kì và Lưu Tông. Kết quả là Lưu Kì bị truất quyền thừa kế quyền kiểm soát Kinh Châu
thuộc về Lưu Tông

Tào Tháo lập tức chớp lấy cơ hội tấn công Kinh Châu. Lưu Tông đầu hàng
nhanh chóng và Tào Tháo kiểm soát được Giang Lăng, đồng thời tăng cuờng được
một lực luợng thủy quân mạnh và giàu kinh nghiệm chiến đấu ở Kinh Châu.
Lưu Bị một phải chạy xuống phía Nam cùng rất nhiều nạn dân Kinh Châu, lực
luợng này sớm bị đội quân tinh nhuệ của Tào Tháo đuổi kịp và đánh bại tại Truờng
Bản.
Lưu Bị cùng tàn quân rút về Hạ Khẩu và bắt liên lạc với sứ thần của Tôn
Quyền là Lỗ Túc. Theo một số sử liệu thì Lỗ Túc đã khuyên Lưu Bị rút quân xa hơn
về phía Đông tới Phàn Khẩu. Theo một thuyết khác thì Lưu Kì sau đó hợp quân với
Lưu Bị tại Giang Hạ còn quân sư của Lưu Bị là Gia Cát Luợng đuợc phái tới Sài Tang
để thuơng luợng với Tôn Quyền về một liên minh chống lại Tào Tháo.
Truớc khi liên minh Tôn – Lưu đuợc thành lập Tào Tháo đã gửi một bức thư
cho Tôn Quyền trong đó nói tới việc Tào Tháo đang thống lĩnh 80 vạn binh mã và đề
nghị Tôn Quyền đầu hàng. Triều thần Đông Ngô lúc này chia làm hai phe chủ hàng và
chủ chiến, phe chủ hàng do Trương Chiêu đứng đầu, phe chủ chiến do Chu Du, nguời
chỉ huy quân đội của Tôn Quyền, cùng Lỗ Túc, Gia Cát Luợng lại đề nghị Tôn lập
một liên minh chống Tào với Lưu Bị. Cuối cùng Tôn Quyền đã nghiêng về phe chủ
chiến, ông cử Chu Du, Trình Phổ cùng Lỗ Túc dẫn 30.000 binh mã ra mặt trận, liên
minh với Lưu Bị chống quân Tào.
 Giai đoạn đụng độ ban đầu tại Xích Bích
Thủy quân Tôn-Lưu ngược dòng Trường Giang từ Hán Khẩu-Phàn
Khẩu tới Xích Bích, tại đây họ chạm trán với tiền quân của Tào Tháo. Vốn bị
hành hạ bởi bệnh dịch và sự suy giảm về tinh thần cũng như sức chiến đấu do
cuộc hành quân kéo dài từ Bắc xuống Nam, quân Tào không thể giành được lợi
thế trong những trận giao tranh nhỏ ban đầu và buộc phải lui về đóng quân ở Ô
Lâm.
Để giảm sự tròng trành của thuyền chiến ( làm quân Tào vốn không
quen với thủy chiến thường xuyên rơi vào trạng thái say sóng), Tào Tháo ra
lệnh dùng xích sắt nối nhiều thuyền lại với nhau.
Quan sát động thái này của Tào, tướng Hoàng Cái bên phía Đông Ngô

đã kiến nghị Chu Du dùng kế trá hàng và được Chu Du tán đồng. Việc gửi thư
trá hàng của Hoàng Cái lập tức được Tào Tháo tin theo. Việc trá hàng thuận lợi,
Hoàng Cái chuẩn bị một đội thuyền để bơi sang đánh úp vào thủy trại Tào.
 Giai đoạn thủy chiến
Khi đội “hàng binh” của Hoàng Cái đến giữa sông thì các hỏa thuyền
bắt đầu được châm lửa và chúng theo gió Đông Nam lao thẳng vào hạm đội
của Tào. Trong điều kiện gió lớn và bị xích vào nhau, các thuyền chiến của Tào
Tháo nhanh chóng bắt lửa khiến một số lớn binh mã chết cháy trên thuyền
hoặc chết đuối dưới sông.
5
 Giai đoạn tháo chạy của Tào Tháo về hướng Hoa Dung
Trong lúc quân Tào Tháo đang hoảng hốt thì liên quân Tôn-Lưu do Chu
Du dẫn đầu đã chiếm lĩnh trận địa và chia cắt lực lượng của Tào Tháo, buộc
ông ta phải ra lệnh rút lui sau khi phá hủy một số phần lớn thuyền chiến còn
lại. Tào Tháo cùng bại binh rút lui về phía đường cái Hoa Dung xuyên qua
vùng đầm lầy lớn phía Bắc hồ Động Đình. Trong điều kiện mưa nặng hạt khiến
đuờng rút lui càng trở nên lầy lội, Tào Tháo phải ra lệnh cho binh lính, kể cả
những nguời bị thuơng, vác theo các bó cỏ để lấp đuờng. Khó khăn cho quân
Tào càng trầm trọng khi Chu Du và Lưu Bị không ngừng đuổi theo họ cho tới
tận Nam Quận. Cuối cùng thiệt hại nặng nề khiến Tào Tháo phải bỏ miền Nam
rút về Nghiệp Quận, để lại Từ Hoảng và Tào Nhân giữ Giang Lăng, Nhạc Tiến
giữ Tuơng Duơng và Mãn Sủng giữ Đương Dương.
Sau trận Xích Bích, Tào Tháo không bao giờ còn hội đủ một đội thủy binh lớn
để tiêu diệt hai đối thủ ở phuơng Nam. Kết quả này của trận Xích Bích đã buớc đầu
định hình cho thế chân vạc thời Tam Quốc của ba nuớc Tào Ngụy – Thục Hán – Đông
Ngô và vì thế nó đuợc coi là trận đánh có ý nghĩa lớn trong lịch sử Trung Quốc.
1.2. “Trận Xích Bích” trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung:
1.2.1. Vị trí trận đánh: Hồi 43- hồi 50 tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa- La
Quán Trung, cuối thời kỳ đầu đối kháng giữa Lưu Bị và Tào Tháo, mở đầu giai đoạn
tranh chấp vùng Kinh Châu giữa Tào Tháo, Tôn Quyền và Lưu Bị.

1.2.2. tóm tắt các sự kiện chính:
 Hồi 43
Tào Tháo xua quân xuống phương nam, gửi hịch dụ hàng Đông Ngô.
Nội bộ tập đoàn Đông Ngô phân chia thành 2 phái chủ hòa – chủ chiến.
Đang lúc Tôn Quyền phân vân thì Lỗ Túc đưa Gia Cát Lượng đến Đông
Ngô.Tuy vấp phải sự phản đối của hàng ngũ mưu sĩ Đông Ngô nhưng cuối
cùng Khổng Minh cũng làm lay động được ý chí của Tôn Quyền.
 Hồi 44
Theo lời di huấn của Quốc Thái,Tôn Quyền bèn trưng cầu ý kiến Chu
Du. Khổng Minh dùng kế khích tướng khiến Chu Du quyết tâm kháng
Tào.Thấy Khổng Minh túc trí đa mưu, Chu Du sai Gia Cát Cẩn thuyết phục
Khổng Minh nhưng không thành. Được lệnh của Tôn Quyền, Chu Du đem
5 vạn quân đến cửu sông Tam Giang đóng trại.
 Hồi 45
Không chiêu mộ được Khổng Minh, Chu Du toan bày kế dụ Khổng
Minh đoạt lương Tào ở Tụ Thiết hòng ám haị y. Khổng Minh cao kế dùng
lời nói khích khiến Chu Du mắc mẹo phản đòn. Sau đó Chu Du toan mời
Lưu Bị sang Đông Ngô để loại trừ, may nhờ Quan Vũ theo hộ vệ nên sự
việc thất bại. Thoát kế hiểm của Chu Du, Lưu Bị từ biệt Khổng Minh về
Phàn Khẩu. Bấy giờ, Chu Du chém sứ giả, Tào Tháo đem quân đánh Chu
6
Du song thất bại. Tào Tháo bèn sai Sái Mạo, Trương Doãn lập thủy trại lớn
để luyện quân thủy. Sau lần Chu Du do thám, Tào tháo sai Tưởng Cán sang
dụ hang Chu Du. Chu Du mượn tay Tưởng Cán đưa thư hàng giả của Sái,
Trương khiến Tào Tháo mắc mưu chém tướng.
 Hồi 46
Hay Khổng Minh biết mình dụng kế phản gián, Chu Du bèn buộc
Khổng Minh nộp 10 vạn tên để xử tội y theo quân luật. Đoán được sắp có
sương mù, Khổng Minh nhờ Lỗ Túc chuẩn bi thuyền cỏ sang thủy trại Tào
Tháo đánh động .Tào Tháo khôn ngoan bắn tên chi chít vào trên bó cỏ. Sau

đó Khổng Minh và Chu Du cùng đưa ra kế sách đánh hỏa công chống Tào.
Trong khi đó phía Tào, Tuân Du hiến kế đưa Sái Trung, Sái Hòa sang trá
hàng. Cả Chu Du lẫn Khổng Minh đều đoán được kế gian, nhưng Chu Du
vẫn thu chúng làm phản gián. Mặt khác Chu Du lại nhờ Hoàng Cái y kế khổ
nhục sang hàng Tào.
 Hồi 47
Hoàng Cái ngỏ kế nhờ Hám Trạch gửi thư cho Tào Tháo. Tào Tháo gian
hùng không tin, Hám Trạch dùng lời ứng phó khiến Tào Tháo mắc kế. Dù
đắc ý nhưng Tào Tháo vẫn nghi ngại bèn sai Tưởng Cán sang thăm dò. Chu
Du giam lỏng Tưởng Cán, cố ý giúp Cán gặp Bàng Thống. Theo lời tiến cử
của Tưởng Cán, Bàng Thống gặp Tào Tháo hiến kế dùng xích sắt ghép
thuyền lại.
 Hồi 48
Bàng Thống trở về, lại bị Từ Thứ vạch trần kế liên hoàn, ông giúp Từ
Thứ phao tin Bắc loạn để y lánh quân, giữ ải Tản Quan để tránh nạn sau
này. Về phần Tào Tháo sau khi được kế của Bàng Thống đâm ra tự mãn bày
tiệc rượu, ngâm thơ, lại chẳng nghe lời các mưu sĩ. Sau đó Tào Tháo điểm
quân tiến công, Chu Du nghênh chiến .Nhận thấy gió thổi ngược bơ Nam,
Chu Du tức đến thổ huyết.
 Hồi 49
Chu Du thổ huyết, lâm bệnh ,Khổng Minh lại đề nghị chữa căn bệnh
“thiếu gió đông” của Chu Du bằng cách dựng đàn thất tinh để cầu gió. Ngày
22/11 gió đông nam nổi lên, Chu Du khiếp sợ Khổng Minh có tài bèn sai
Đinh Phụng, Từ Thịnh đến giết Khổng Minh. Khổng Minh đoán trước sự
tình đã dặn Lưu Bị cử Triệu Vân chờ ở sông đưa y về Hạ Khẩu. Khổng
Minh về Hạ Khẩu lại cắt cử các tướng chặn đường lui của Tào Tháo. Về
phần Chu Du, y cử Hoàng Cái lấy hỏa thuyền giả thuyền lương đến thẳng
núi Xích Bích. Thuyền được gió, bốc cháy lan ra thuyền bè bên Tào, quân
Tào thất bại.
 Hồi 50

7
Thua trận ở Tam Giang, Xích Bích, Tào Tháo rút lui về đường Ô Lâm.
Chu Du bố trí Cam Minh, Lã Mông, Lãng Thống chặn Tào Tháo ở Ô Lâm.
Quân Tào từ Hợp Phì tiếp ứng cũng bị Tôn Quyền chặn đánh. Bị Lục Tích,
Thái Sử Từ đánh bừa vào, Tào Tháo phải chạy ra Di Lăng. Tại phía tây Ô
Lâm, Tào Tháo bị Triệu Vân đánh úp chạy về Nam Di Lăng, qua hang Hồ
Lô. Khổng Minh bố trí Trương Phi phục kích Tào tháo tại hang Hồ Lô, Tào
Tháo rút về hẻm Hoa Dung. Quan Vũ chờ sẵn ở đường Hoa Dung, Tào
Tháo lấy ân tình xưa xin Quan Vũ tha cho đường sống, rồi lại rút về Nam
Quận, hội quân với Tào Nhân, sau đó cử Tào Nhân trấn thủ Nam Quận, bản
thân rút về phương bắc.
8
CHƯƠNG 2
KỸ THUẬT HUẤN LUYỆN- DIỄN TẬP QUÂN ĐỘI
Kỹ thuật huấn luyện- diễn tập quân đội trong chiến tranh là điều kiện quan
trọng quyết định tài năng huấn luyện quân sự của người chủ tướng cũng như sự thắng
bại giữa các bên tham chiến.Là một tác phẩm kinh điển của thể loại tiểu thuyết giảng
sử, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung đã phác họa lại một giai đoạn lịch sử đầy
những cuộc chiến khốc liệt, hào hùng. Trong đó, để phô diễn sinh động cái hồn của
thời đại trong tác phẩm, tác giả đã không ngừng tái hiện kỹ thuật diễn tập quân đội
trong quân sự qua nhiều nhân vật cũng như trong nhiều trận đánh.Chính kỹ thuật quân
sự tài tình này là hình thái đầu tiên và cũng là hình thái dễ nhận biết nhất trong thủ
pháp miêu tả chiến tranh của La Quán Trung.Là một cuộc chiến hoành tráng , là một
sự kiện trọng yếu ảnh hưởng mạnh mẽ đến nội bộ toàn bộ tác phẩm, trận Xích Bích
cũng không nằm ngoài nguyên tắc trên.Nhìn chung, kỹ thuật huấn luyện- diễn tập
quân đội trong trận Xích Bích biểu hiện cụ thể ở hai phương diện, đó là kỹ thuật bố
trí đội hình quân sự và phương pháp luyện tập thủy chiến.
2.1 Kỹ thuật bố trí đôi hình quân sự :
Theo thống kê của người viết từ hồi 43 đến hồi 50 của tiểu thuyết, tác giả La
Quán Trung có 7 lần miêu tả tường tận việc bố trí đội hình quân sự của ba nhân vật

chủ chốt: Chu Du, Tào Tháo và Khổng Minh.
Trong tổng số 7 lần bố trí nói trên nhân vật Chu Du đã trực tiếp thực hiện đến 5
lần phân phối nhân sự.
Lần thứ nhất, là lúc Tôn Quyền phong Chu Du làm đô đốc, Trình Phổ làm phó
đô đốc,Lỗ Túc làm tán quân hiệu úy .Ngay sau đó, Chu Du đã làm lễ truyền hịch dụ
tướng nhưng đồng thời phân bố quân lực ra cửa sông Tam Giang đóng quân
“…Hàn Đương, Hoàng Cái làm tiền bộ tiên phong; Tưởng Khâm, Chu Thái
làm đội thứ hai; Lạc Thống, Phan, Chương làm đội thứ ba; Thái Sử Từ, Lã Mông làm
đội thứ tư; Lục Tốn, Đổng Tập làm đội thứ năm; Lã Phạm; Chu Trị đi tuần phòng cả
bốn mặt, và đốc thúc quan quân thủy lục…”
Lần thứ hai, là khi sứ quan của Tào Tháo sang gửi thư sang Chu Du, Chu Du
đã chém sứ giả rồi gửi đầu cho Tào Tháo, rồi y đem quân đánh trận đầu với quân Tào.
“…Cam Ninh làm tiên phong, Hoàn Đương làm tả dực , Tưởng Khâm làm hữu
dực , Chu Du đi tiếp ứng…”
Lần thứ ba , là lúc Khổng Minh cầu được gió đông nam, “…Từ Thịnh đi đường
thủy, Đinh Phụng đi đường bộ, cùng đến cả đàn Thất Tinh ở núi Nam Bình…”để giết
Khổng Minh
Lần thứ tư,là lúc Chu Du cử các tướng chặn đường lui quân của Tào Tháo .
Cuối cùng là đoạn bước vào cuộc chiến thực sự ,Chu Du sai “…Hoàng Cái
chuẩn bị hỏa thuyền một mặt mang thư hẹn Tào Tháo đêm nay đến hàng; một mặt
điều bốn đội thuyền theo Hoàng Cái tiếp ứng . Đội nhất là Hoàn Đương , đội nhì là
Chu Thái , đội ba là Tưởng Khâm , đội tư là Trần Võ…Chu Du cùng với Trình Phổ
9
ngồi trên chiếc thuyền to đốc chiến ; Từ Thịnh, Đinh Phụng làm tả hữu hộ vệ. Còn Lỗ
Túc , Hám Trạch và bọn mưu sĩ ở nhà giữ trại …”
Thủ pháp tường thuật công tác bố trí quân vụ của Chu Du đã diễn tả được bản
lĩnh quân sự ở nhân vật này.Là tướng lĩnh được đánh giá cao trong tập đoàn Ngô Tôn,
Chu Du thật sự đã không ngừng phát huy năng lực của mình vào trận đánhlịch sử, có
liên quan đến mệnh hệ của tập đoàn Ngô Tôn, nâng vị trí của Chu Du thành nhân vật
trọng tâm của giai đoạn truyện. Bên cạnh đó, kỹ thuật bố trí đội hình quân sự của Chu

Du đã phần nào lột tả được tính cách, lập trường tư tưởng cũng như những thủ đoạn
chính trị mà La Quán Trung cố gắng khắc họa ở nhân vật.
Nói như trên, không có nghĩa là Chu Du tài năng hơn Tào Tháo. Tuy không thể
hiện toàn vẹn bản chất và tài năng thực của mình trong diễn biến truyện cũng như
không giành được thắng lợi cuối cùng, nhưng điều đó không khẳng định rằng kỹ thuật
điều quân khiển tướng của Tào Tháo là kém.Trong giai đoạn diễn biến trận đánh, tuy
Tào Tháo chỉ duy nhất một lần tổ chức điều khiển các tướng dưới quyề, đó chính là
lúc sau khi Tào Tháo uống rượu ngâm thơ.
“Quân thủy và quân bộ đều chia làm năm hiệu cờ. Quân thủy, tướng trung quân
cờ vàng là Mao Giới, Vu Cấm; tướng tiền quân cờ đỏ là Trương Cáp; tướng hậu quân
cờ đen là Lã Kiền; tướng tả quân cờ xanh là Văn Sính; tướng hữu quân cờ trắng là Lã
Thông. Quân mã bộ thì Từ Hoảng làm tướng tiền quân, cờ đỏ; Lý Điển làm tướng hậu
quân, cờ đen; Nhạc Tiến làm tướng tả quân, cờ xanh; Hạ hầu Uyên làm tướng hữu
quân, cờ trắng; Hạ Hầu Đôn, Tào Hồng thì tiếp ứng cả hai đường thủy lục; Hứa Chử,
Trương Liêu hộ vệ và đi lại đốc chiến.”
Nếu như La Quán Trung miêu tả công tác phân phối nhân lực của Chu Du như
một tướng lĩnh có dư tài năng quân sự, sự gan dạ, và cũng không thiếu cái ngông vốn
có của người trẻ tuổi, thì tác giả lại tinh tế diễn tả bản lĩnh,sự khôn ngoan,cẩn trọng
của một lão tướng nổi tiếng gian hùng.với ưu thế về số đông quân sự,Tào Tháo không
hề để phí phạm một quân một tốt nào trong công cuộc nam chinh của mình.Tào Tháo
phân chia cụ thể các toán quân,chỉ đạo rõ công việc chính cũng như chú thích cờ hiệu
của các tướng chỉ huy công việc bố trí công phu và tỉ mỉ như thế thì chỉ có những ai
đã thấm nhuần binh thư và các thủ pháp điều hành quân sự mới cò thể làm nên.
Nếu như công tác diễn tập của Chu Du và Tào Tháo là những diễn tập điển
hình cho kĩ thuật diễn tập quân đội phong kiến thì ở Gia Cát Lượng kĩ năng phân chia
nhiệm vụ cho các tướng lĩnh trong tập đoàn Lưu Bị sau khi trốn về Phàn Khẩu là tiêu
biểu cho cách đánh linh hoạt và hiện đai. Trong Tam quốc diễn nghĩa,tập đoàn Lưu Bị
đại diện cho chí hướng và nguyện vọng của nhân dân nên phương pháp đánh cũng rất
nhân dân.Trong khi Chu Du chặn đánh Tào Tháo ở các đường lộ lớn,thì Khổng Minh
lại bắt bí Tào Tháo trong những con đường tắt hẻm núi,hang động…Điều đó phản ánh

sâu sắc lối đánh du kích trong chiến tranh nhân dân.Điểu đó vừa bao hàm yếu tố
khách quan vì sự suy yếu lực lượng của tập đoàn Lưu Bị bấy giờ nhưng cũng là sự
10
chủ quan trong ý đồ tác giả muốn khắc họa bản chất nhân dân vào tập đoàn Lưu Bị mà
nhân dân ủng hộ.
2.2 Phương pháp luyện tập thủy chiến
“ Mặt bộ cầm quân tài Tử Kính,ra sông đánh thủy có Chu Du ” Tuy xét về mặt
luyện thủy Chu Du la nhân vật nổi bật ,nhưng trong miêu tả của La Quán Trung thì
hồi 43 đến hồi 50,phép luyện tập thủy chiến được dề cập chủ yếu bên phe Tào Tháo.
Đó là điều rất dễ hiểu,nhưng trong phân tích tương quan lực lượng giữa Ngô và
Tào,Chu Du đã chỉ ra nhược điểm lớn của phe Tào Tháo chính là quân bắc giỏi đánh
bộ mà đem thủy chiến .Vì lẽ đó mà khi binh Kinh Châu,Tào Tháo đã thu cả hai tướng
giỏi là Sái Mạo ,Trương Doãn dùng để luyện thủy quân và trong trận giao tranh đầu
tiên ,Sái ,Trương đã được cử đánh Chu Du.Sau thất bại đó Tào Tháo đã cắt cử 2 tướng
này lập thủy trại để luyện thủy : “ Suốt giải ven sông, lập ra một thủy trại cực to,
thuyền lớn đóng xung quanh phía ngoài, thuyền nhỏ ở trong. Chia ra làm hai mươi
cửa, có đường đi lối lại nối liền, đèn đuốc sáng rực trời; doanh trại trên cạn dài hơn ba
trăm dặm, khói, lửa nghi ngút.”
Khí thế của thủy trại còn sôi nổi đến độ Chu Du phải tìm cách hại hai tướng
Sái, Trương. Không chỉ Chu Du, mức độ tuyệt diệu của thủy trại này làm cho Bàng
Thống phải thán phục.
“Những trại này tựa vào sườn núi, men rừng, trước sau liên hệ với nhau, ra vào
có cửa, lui tới có đường, … ở mé nam chia làm hai mươi bốn cửa, thuyền lớn bao bọc
phía ngoài như một bức thành: Giữa là những thuyền nhỏ, lối ra vào thật phân
minh…”
Thủy quân đã tinh nhuệ ,tinh thần tác chiến trên sông nước của Tào càng
cao.Khi sương mù lên,lại nghe tiếng hò reo của phía Khổng Minh,Tào Tháo đã tỉnh
táo suy luận “sương mù dày đặc ,quân giặc kéo đến thất thần tất có mai phục,không
nên khinh động”.
Đáng nói vì trình độ luyện thủy còn có Bàng Thống

“…Người phương bắc không quen ngồi thuyền bị sóng đánh nghiêng ngả mới
sinh ra bệnh. Nếu đem thuyền lớn nhỏ, ghép lại thành từng cụm độ ba chục chiếc hoặc
năm chục chiếc, đầu đuôi dùng xích sắt ghép liền với nhau, trên thuyền lát ván phẳng
phiu, như thế chẳng những người đi lại dễ dàng, mà đến ngựa chạy cũng được. Nên
làm ngay lúc này đi, thì còn lo chi thủy triều và sóng gió nữa”
Tuy đóng góp của Bàng Thống mang bản chất là một kế liên hoàn dẫn dắt Tào
Tháo vào vòng tự mãn, nhưng chi tiết trên cũng đủ thấy sự am hiểu trong tác
chiến thủy trận của Bàng Thống.
11
CHƯƠNG 3
NHỮNG CHIẾN LƯỢC- SÁCH LƯỢC QUÂN SỰ
3.1. Ngoại giao:
Trong lịch sử Trung Hoa thời kì tam quốc đánh dấu một giai đoạn các tập
đoàn phong kiến tranh chấp quỵền lực lẫn nhau. Trong đó nổi trội lên là 3 tập đoàn
Lưu, Tôn, Tào tương ứng với cục diện 3 nhước Ngụy, Thục, Ngô sau này. Mỗi tập
đoàn luôn là đối thủ với 2 thế lực còn lại. Thế nhưng trong quan hệ chính trị,
không phải kẻ thù mãi là kẻ thù, cũng có lúc để giải mục đích chung các tập đoàn
còn liên minh với nhau một cách tạm thời. Chính những tình huống này vai trò của
hoạt động ngoại giao mới thật sự quan trọng.
Trong giai đoạn trận Xích Bích, không ít các hoạt động ngoại giao đã được
thực hiện giữa cả 3 đối tượng chính của tiểu thuyết. Các tập đoàn Lưu, Tôn, Tào,
trong đó trọng điểm vẫn là hoạt động ngoại giao giữa 2 phe Tôn-Lưu để tiến hành
liên minh chống Tào.
Xuất phát từ ý thức bảo vệ và phát triển lợi ích của mỗi bên, 2 tập đoàn Tôn-
Lưu đã tiến tới thiết lập liên minh. Đó là một hệ quả khách quan trong bối cảnh
truyện. Chúng ta cần biết để thiết lập một liên minh chính trị cần nhiều điều kiện
đồng thời. Thứ nhất các bên phải có chung một kẻ thù, thừ hai là phải thỏa mãn
nhu cầu lợi ích của các bên tham gia liên minh. Cả 2 điều kiện trên đều thỏa mãn
nhu cầu của truyện. Mục đích của Tào Tháo là xưng bá trung nguyên, thống nhất
Trung Quốc, trong khi các tập đoàn chính trị lớn mạnh như Viên Thiệu, Lã Bố,

Lưu Biểu trong đó bao gồm cả Lưu Bị và Tôn Quyền phân chia cát cứ đã trở
thành trở ngại lớn cho bước đường chính trị của Tào Tháo. Vì lẽ đó không sớm thì
muộn Lưu Bị và Tôn Quyền cũng phải đối mặt với Tào Tháo. Vì phá Lưu Bị sau
khi thất bại ở Tân Giã, thế lực bị hao mòn cần thời gian nghỉ dưỡng để phục hồi
lực lượng nếu Tào Tháo đánh úp thì cầm chắc thất bại. Còn về phía Tôn Quyền
nếu để Tào diệt Lưu Bị thì thiên hạ chỉ còn mỗi y là đồi địch Tào Tháo khó lòng
đương cự được. Chính vì sự suy xét tình thế kỹ lưỡng như vậy hai bên đã sớm có ý
đồ liên minh vừa bảo đảm lực lượng vừa phát triển thêm được ưu thế sau này. Biểu
hiện cụ thể là phía Ngô Tôn đã cử Lỗ Túc đến bên Lưu để xem xét tình hình, và
bên Lưu cũng đã cử Khổng Minh sang Ngô bàn kế kháng Tào.
Thiết lập được liên minh, vấn đề quan trọng giữa các bên là duy trì liên minh
cho đến khi đạt được hiệu quả. Trong hoàn cảnh Tào Thái có thề lực lớn mạnh cho
nên việc duy trì liên minh là điều kiên quyết để duy trì mức độ gắn bó chặt chẽ
giữa các phe. Trong thời kì chuẩn bị cho trận xích bích, Khổng Minh đã tỏ ra hết
sức tích cực trong việc duy trì cố kết này. Trong quá trình tiếp xúc với Đông Ngô,
Khổng Minh luôn phải vượt qua những thử thách bằng sự khéo léo của mình để
củng cố tinh thần phá Tào của phía Ngô. Không những vậy, Khổng Minh đã không
ít lần đóng góp vào việc làm suy yếu nhuệ khí quân Tài như việc “thuyền cỏ mượn
tên”, làm ngơ trước mưu kế của Chu Du để đảm bảo tính bí mật. Cùng một mục
12
đích Khổng Minh cũng tham gia vào quá trình hoạch định chiến thuật hỏa công và
chuẩn bị điều kiện (cầu gió đông) để tiến hành đánh hỏa công. Ngoài ra tinh thần
thiện chiến liên minh phía Lưu cón bộc lộ rõ ở Lưu Bị. Trong sự việc Chu Du mời
Lưu Bị sang Ngô để thừa cơ giết đi, Lưu Bị dù hay biết sự chẳng lành nhưng vì sợ
lỡ tình giao hảo gây hỏng đại sự cũng liều mình sang Ngô.
“Ta nay kết liên với Đông Ngô, cùng phá Tào Tháo. Nay Chu Du muốn
gặp ta, nếu ta không đi thì không phải là tình đồng minh với nhau. Hai bên cứ ngờ
vực lẫn nhau, việc to hỏng mất.”
Cùng là các phe liên minh, Chu Du là người đại diện cho Đông Ngô thì
không những không suy tính sâu xa mà còn nhiều lần tìm cách phà vỡ liên minh để

giải quyết mâu thuẫn riêng của mình. Trái ngược với Chu Du, Lỗ Túc thật sự quan
tâm đến vấn đề lớn trước mắt, ông quan tâm đếm mức nhiệt tình, đôi khi ông cứ
như bị Khổng Minh lợi dụng vì sự nhiệt tình đó. Thật vậy với tư cách đưa Khổng
Minh về Ngô, Lỗ Túc luôn tỏ ra đồng tình với Khổng Minh trong việc kháng Tào.
Nhiều lần ông đã giúp Khổng Minh né tránh được những mưu kế thâm hiểm của
Chu Du. Lỗ túc cũng là cái cầu nối thăm dò tâm lý giữa Khổng Minh và Chu Du.
Thêm nữa, đáng nói trong hoạt động ngoại giao cón có việc Tưởng Cán hai
lần sang phá Chu Du, Hám Trạch đưa thư trá hàng giùm Hoàng Cái, cũng như
Bàng Thống hiến kế ghép thuyền cho Tào Tháo. La Quán Trung hết thảy mọi khả
năng trí tuệ của nhân vật vào hoạt động ngoại giao một cách tỉ mỉ.
3.2. Tâm lý:
Như đã trình bày trong phần dẫn luận, trận Xích Bích được miêu tả chủ yếu
qua những mưu lược tài tình của các tuyến nhân vật. Những mưu lược này tập
trung hướng vào tâm lý của các bên, tìm cách áp đảo hoặc hóa giải những chiến
lược thâm sâu của đối phương. Thứ nhất là ở nhân vật Khổng Minh. Khổng Minh
trong Tam Quốc Diễn Nghĩa là chân dung đại diện cho trí tuệ siêu phàm của nhân
dân. Trí tuệ ấy được khắc họa sâu sắc và đậm nét ở mọi thồi điểm , nhất là trong
các sự kiện lớn nắm trong diễn biến nội dung tác phẩm , trong đó có trận Xích
Bích.
Với thân là sứ giả đại diện cho tập đoàn Lưu Bị, Khổng minh trong hành
trình đến Giang Đông phải đảm bảo được hai yêu cầu là thiết lập và duy trì liên
minh chính trị quân sự. Đặc biệt giải quyết hai vấn đề đó , Khổng Minh còn nhiệm
vụ phải chú tâm giải quyết hai vấn đề trên mà không gây tổn hại đến lợi ích của
tập đoàn phía sau mình. Chính vì vậy mà mọi chiến thật tâm lý của Khổng Minh
luôn hướng đến hai điểm trên.
Dựa trên sự thông hiểu đối phương cũng như thu thật xử lý tin tức nhạy bén
Khổng Minh biết Tôn Quyền là một nhà lãnh đạo có chí lớn và sớm nhìn ra cục
diện thời thế. Tuy nhiên một điểm mà Tôn Quyền hạn chế nhất chính là do dự,
không quyết đoán. Từ một logic thực tế là sự nghiệp của Tôn Quyền không như
Lưu Bị, Tào Tháo khôngphải dobản thân tự tạo mà được thừa kế từ cha anh, cho

13
nên mọi quyết sách của Tôn Quyền đều phải phục chúng và tránh gây ra mâu
thuẫn lớn. Để đảm bảo uy tín của mình Tôn Quyền luôn tranh thủ ý kiến của cấp
dưới trước khi ra quyết định quan trọng. Chính vì vậy, Khổng Minh đã chỉa mũi
chiến lược tâm lý vào các nhân vật xung quanh Tôn Quyền. Đầu tiên là Lỗ Túc, Lỗ
Túc là nhân vật mà Tôn Quyền tin cậy nhất ở Đông Ngô, chiếm được lòng y chính
là đã có trong tay 50% cơ hội. Trong quá trình xây dựng lòng tin ở Lỗ Túc, Khổng
Minh không ngừng phô diễn năng lực của mình và mượn đó làm cầu nối đến với
Tôn Quyền. Đối tượng kế đếm mà Khổng Minh lưu tâm đến là đám mưu sĩ ở
Đông Ngô mà Trương Chiêu là người đứng đầu. Trong con mắt của Khổng Minh
đám mưu sĩ chẳng là gì đối với mình nên ông tỏ ra kiêu ngạo, xem thường họ, mà
thực tế cho thấy hàng mưu sĩ ấy không đủ sức “cãi lý” với một mình Khổng Minh.
Tuy nhiên đối với Tôn Quyền, những kẻ mà Khổng Minh cho là “một lũ khoác lác
hư danh bịp bợm” lại có sức lay động đáng kể. “Trương Chiêu là mưu sĩ bậc nhất
của Tôn Quyền , nếu mình không áp đảo đươc hắn thì sao thuyết phục dược Tôn
Quyền”. Cuộc đấu tranh của Khổng Minh và các mưu sĩ Đông Ngô đã thể hiện bản
lĩnh, sự vững vàng trong chiến thuật mưu phạt tâm công của Khổng Minh.
Tuy nhiên để thực sự thuyết phục đượct Tôn Quyền, Khổng Minh phải giải
quyết kẻ nắm 50% cơ hội còn lại tức là Chu Du.khác với hàng mưu sĩ văn nhân,
Khổng Minh thiến hành thủ đoạn tâm lý ở hàng võ tướng khác hẳn. Bởi lẽ trong
nội bộ Đông Ngô phân hóa thành hai phe chủ hòa và chủ chiến, hai phe trên tương
ứng với hai ban văn và ban võ trong tập đoàn. Hầu như các võ tướng đều có ý
thuận theo Khổng Minh, riêng Chu Du là trường hợp ngoại lệ. Bởi lẽ Chu Du tuy
là võ tướng nhưng lại hơn người khác một cái đầu dùng thâm kế. Chu Du không
nhẹ dạ như Lỗ Túc sẳn sàng tin Khổng Minh, nhưng ông cũng không bảo thủ như
hàng mưu sĩ, do Chu Du tinh tế đánh giá tính hính hiện thời thực ssự có phần bất
lợi cho Ngô. Muốn giải quyết được võ tướng “khó nuốt” này, Khổng Minh phải
đánh vào tâm lý ngông tàn, coa ngạo của Chu Du, lợi dụng nó để khích Chu Du để
Chu Du phải quyết kháng Tào. Điều đó đồng nghĩa với việc cầm chắc 100% quyết
định của Tôn Quyền. Song chiến thuật tâm lý của Khổng Minh còn thận trọng hơn

nữa khi dùng các cách với Chu Du, giải quyết những vướng mắc tong lòng Tôn
Quyền, khích lệ quyết tâm chiến đấu của y.
Hình thức đấu tranh tâm lý của Khổng Minh còn được vận dụng trong những
tình huống bất lợi, một mặt phải hóa giải ý đồ gian hiểm của Chu Du, một mặt
phải duy trì liên minh, hoặc chờ đợi thời cơ lớn. Khi Chu Du dùng kế mượn dao
giết người, lừa Khổng Minh đoạt lương Tào ở Tụ Thiết, Khổng Minh đã dùng kế
khích tướng buộc Chu Du rơi vào Kế phản đòn. Hoặc khi tình huống trận đánh đã
đi đến giai đoạn kết thúc, Khổng Minh dự đoán mâu thuẩn tư tưởng giữa ông và
Chu Du sớm muộn gì cũng dẫn tới phá phá vỡ liên minh, ông đã dựng việc huyễn
hoặc “cầu gió đông” để lừa mị tâm lý Chu Du. Mục đích chính của biện phàp này
là Khổng Minh muốn lợi dụng sự ma mị để át chế tâm lý phe địch, đồng thời sử
14
dụng đàn tthấ tinh tấm bình phông che chắn cái ý đồ chuẩn bị trốn khỏi Đông Ngô,
tách bản thân khỏi ssự kiểm soát của Chu Du.
Tuy Khổng Minh nổi bật lên toàn bộ cục diện vì tài đấu tranh tâm lý nhưng
hai nhân vật then chốt còn lại cũng không tỏ ra kém nổi bật. Nhất là Tào Tháo.
Trong chiến lược nam chinh, Tào Tháo đã chuẩn bị sẵn cho mình chiến lượcmưu
phạt tâm công. Chiến lược đó thể hiện sâu sắc trong lời bài hịch gưi sang Ngô
chiêu hàng.
“Ta phụng mệnh vua, đánh kẻ có tội. Cờ trỏ về nam, Lưu Tôn phải bó tay,
dân Kinh Tương nghe thấy tin, răm rắp hàng phục. Nay thống lĩnh trăm vạn hùng
binh, nghìn viên thượng tướng, muốn cùng với tướng quân họp săn ở Giang Hạ, để
đánh Lưu Bị, cùng chia đất đai, giao hảo với nhau mãi mãi. Xin đừng ngờ vực, trả
lời ngay cho.”
Cũng giống như Khổng Minh, tào Tháo cũng đánh vào yếu diểm cua Tôn
Quyền nhưng không phải sự do dự mà là tâm trãng nhát gan sợ địch. Với uy thế
đông về lực lượng Tào Tháo muốn dùng như cách đã dùng cách với Sái Thị và
Lưu Tôn, dự định đoạt Giang Nam không tốn một binh một tốt. Mặt khác thủ thuật
tâm lý của Tào Tháo còn được sử dụng để đe dọa những người mà ông còn nghi
ngờ như Haám Trạch để trong cơn nguy ngập bộc lộ ý đồ và bản lĩnh của mình,

cho ông thấy giá trị sử dụng y trong chiến lược của mình.
Không giống Khổng Minh và Tào Tháo, bản lĩnh đấu tranh tâm lý của Chu
Du có phần bị động, thậm chí có lúc rơi vào thế bí của đối phưong gây ra mà
không hay. Tuy nhiên cũng cần thấy Chu Du khéo dùng nghệt thuật đấu tranh tâm
lý để đạt được mục đích nắm bắt nội tình phía Tào thông qua Tưởng cán, hai aanh
em họ Sái, Hám Trạch, Bàng Thống, cũnh như võ đoáan được tâm ý Khổng Minh
qua Lỗ Túc.
3.3. Gián điệp:
Trận Xích Bích trong Tam Quốc Diễn Nghĩa tập trung thể hiện nhữngthủ thật
giao tranh bao gốm các hoạt động chính thức lẫn không chính thức mà thuật dùng
gián điệp là tiêu biểu.
Thủ đoạn dùng gian kế xuất phát điểm đầu tiên là từ Tào Tháo. Khi hay tin
Ngô đã chọn cách đương đầu với mình , lại cử Chu Du ra làm đô đốc. Ví muốn
chiêu háng Chu Du nên sai Tưởng Cán sang thuyết phục. Thế nhưng Chu Du là kẻ
tinh ranh, trong lúc so sánh lực lượng hai bên bất lợi cho Đông Ngô, phía giặc lại
có tướng tài luyện thủy thì Chu Du khó lòng công kíchvào nhược điểm không
quen đánh thủy của quân Tào. Chính vì thế khi Tưởng Cán sang là cơ hội tốt dùng
kế mượn dao giết người. Chu Du khéo léo tạo tình huông vừa xiết vừa buông để
lợi dụng Tưởng Cán. Một mặt thì tạo cho Tưởng Cán cảm giác nặng nề khi sai
Thái sử Từ đứng hầu tiệc, phàm ai nói việc công thì chém. Chính sự nghiêm túc ấy
đã gợi trong lòng y sự tò mò. Mặt khác Chu Du làm một loạt động tác giả:thư giả,
tin giả, giả say, giả vờ không phòng bị dể Tưởng Cán sa vào ý đồ của mình.
15
Đúng như đoán định, Tưởng Cán lẫn tào Tháo đều mắc kế Chu Du. Bởi lũ Trương,
Sái vốn chỉ là hai con cờ quan trọng mà tào tháo cần chứ không tin cậy, cho nên
ông sẳn sàng loại bỏ khi có dấu hiệu phản bội.
Lần thứ hai, tào tháo sử dụng Sái Trung, Sái Hòa sang Ngô trá hàng để nắm
tình hình nội bộ Chu Du. Đáng tiếc Tào Tháo lại quá gian hùng, ông không đặt tin
cậy vào những “vệ tinh”mà mình đã cài đặt một cách đích đáng chính vì nghi ngờ
, taìo phải kgbống chế gia quyến của họ khiến họ bộc lô những sơ hở khi sang Chu

Du. ấy vậy,mà khi Chu Du mượn cả hai phao tin thì Tào Tháo lại tin răm rắp.
Không những vậy ý thức đề phòng của y dường như bị tiêu giảm tối đa bởi sự dàn
xếp khéo léo của Chu Du, ChuDu mượn tay Hoàng Cái, Hám trạch làm cho Tháo
mở rộng thêm niềm tin, cũng như thêm vào thái độ tự mãn, chủ quan. Dùng cùng
một thủ thuật đến hai lần, mượn tay Tưởng Cán đưa bàng Thống cùng ý đồ của
mình hiến cho tào Tháo. Phải nói trong nghệ thuật vận dụng gián điệp, ChuDu là
một bậc thầy. Bởi lẽ mọi ý đồ dụng gián xuất phát đều phục vụ cho Tào nhưng
cuối cùng đều ngược lại làm lợi cho Du.
3.4. Hỏa công:
Một vấn đề cần làm rõ, trong mọi thủ thuật, mưu lược diễn ra trong quá trình
tiến triển các sự kiện của trận Xích Bích đều nhắm tới một mục tiêu cuối cùng, đó là
chiến thuật hỏa công. Trong số mọi họat động đã nêu, trực tiếp chuẩn bị cho đánh hỏa
công hai tiền đề quan trọng đã được thực thi bởi hai mưu sĩ bậc nhấc đương thời:
Ngọa Long- Giá Cát Lượng và Phượng Sồ- Bàng Thống.
Như đã thảo luận trong chương 2, Bàng Thống là người đề ra kế sách đem xích
săt ghép thuyề lớn nhỏ với nhau để khi đánh hỏa công các thuyền khó lòng tách ra.
Song điều kiện quan trọng nhất của lối đánh hỏa công là do Khổng Minh dàn
dựng. Binh pháp Tôn Tử có ghi lại: “Phát hòa hữu thời, khởi hỏa hữu nhật”, tức là
muốn đánh hỏa công phải xem biết thời cơ. Thời cơ theo Khổng Minhtính toán chính
là ngày 20/11. Vì sao phải chọn ngày 20/11? Xét về mặt lịch pháp Trung Hoa, 1năm
chia làm 24 tiết thì 20/11 chính là tiết đông chí. Nhìn nhận từ khía cạnh thiên văn học,
tiết đông chí là ngày trái đát nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất, đồng thời làm
cho khí hậu thay đổi. Từ ngày xưa, ngưởi Trung Hoa đã phát hiện ra việc này và đúc
kết thành quy luật “hạ chí âm sinh, đông chí dương sinh”. Theo quy luật này mọi hiện
tượng thời tiết trước đông chí có thể thay đổi sau ngày đông chí. Tức là hướng gió từ
tây bắc sẽ chuyển sang đông nam. Lợi dụng quy luật trên Khổng Minh đã giả lập đàn
Thất Tinh để cầu gió, thực chất ngày hôm đó co gió đông hay không chính Khổng
Minh cũng không biết rõ. Vì lẽ đó Khổng Minh đã nói với Lỗ Túc : “… Nếu ta cầu
trời mà không thành thì cũng không có gì là lạ”. Kỳ thực, nếu là qyu luật trong phép
hành quân sao Chu Du và Tào Tháo lại không biết? Với Chu Du, đây có lẽ là biểu

hiện của sự thiếu kinh nghiệm tác chiến, chiến lược kém nhạy bén. Còn với Tào Tháo
đó là biểu hiện của sự đánh giá sai tình huống. Đích thực Tào Tháo cũng nắm bắt
được quy luật nói trên nhưng do nhầm lẫn đánh giá trong khoảng thời gian dài mà
16
không chú ý đến những biến đổi cục bộ trong khí tượng, phần vì thái độ chủ quan nên
chuốc lấy thất bại.
“Hành hỏa tất hữu nhân, nhân tất tố cựu” , Đánh hỏa công ngoài yếu tố thời cơ
cần có sự tham gia của điều kiện vật chất và tướng lĩnh chủ quản. Trong trận Xích
Bích của Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhân tố này được miêu tả hế sức rỏ nét:
“…Hoàng Cái cầm đao vẫy một cái, các thuyền mé trước nhất tề đốt lửa. Lửa được
gió, gió bốc lửa, thuyền bay vùn vụt như tên, rực cháy ngút trời: Hai chục chiếc hỏa
thuyền tràn vào thủy trại…Thuyền trong trại Tào Tháo bén lửa bốc cháy tứ tung, lại bị
xích sắt khóa chặt, không sao chạy thoát. Bên kia sông, pháo nổ đùng đùng, bốn mặt
hỏa thuyền ùa đến. Trên mặt sông Tam Giang gió cuốn lửa bay, trên trời dưới nước đỏ
rực như mặt trời mọc…”
3.5. Bại chiến:
Hình thái bại chiến lược cũng là một vấn đề đáng khai thác trong các sách lược
hành binhở trận Xích Bích. Trong 36 kế mưu lược cổ nhân Trung Hoa cũng xếp bại
chiến là hình thức chiến lược quan trọng để chuẩn bị về lâu dài cho những trận chiến
nối tiếp. Riêng trong nội dung đề tài này người viết chỉ khai hác hai tình huống bại
chiến.
Thú nhất là thủ pháp” Tả thi hoàn hồn” của tập đoàn Lưu Bị. Cũng như đã thảo
luận ở phần trước, tập đoàn Lưu Bi yếu về số đông lực lượng nên bị thất bại ở Tân
Giã. Thất bại này sẽ dẫn tới bị tiêu diệt hoàn toàn nế không có sách lươc chống Tào
hiệu quả. Trên cơ sở phân tích tình hình chiến lược, tập đoàn Lưu Bị đã tìm cách thiế
lập liên quân với Ngô Tôn nhằm định hướng những mục đích sâu xa:
Nói là liên minh nhưng thực chất quân Lưu chỉ thực sự tham gia trong giai đoạn Tào
Tháo hoàn toàn rệu rã trước khí thế áp chiến của quân Ngô. Lợi dụng quân đội Ngô
Tôn diệt mối đe dọa trước mắt là Tào Tháo. Đó là kế “Tá đao sát nhân” (mượn dao
giết người).

Lợi dụng tình thế hỗn loạn sau đại chiến Xích Bích, Lưu tiến đế chiếm lấy
Kinh Châu, vùng trọng địa chiến lược mà cả ba thế lực đều dom ngó để làm bàn đạp
xưng bá Trung Nguyên. Đó là kế “Hỗn thủy mô ngư”(khuấy nước mò cá).
Liên minh với Tôn trước mắt tạo bước tiến cho Tôn cũng như cho tập đoàn mình, hạ
ưu thế phía Tào, cân bằng lực lượng các bên. Đồng thời lại sử dụng Quan Vụ làm con
cờ bảo lưu mạng sống Tào Tháo, giữ thế ba chân vạc, dùng Tào khiến Tôn không thể
uy hiếp mình. Đó là kế “ Viễn giao cận công” (ở xa giao thiệp, ở gần tấn công).
Thứ hai là những suy tính của Tào Tháo sau khi thất bại ở Xích Bích. Tự thấy
bản thân bị sa lầy, Tào Tháo biết rõ vấn đề về kâu dai là phải bảo toàn tính mạng để
tính kế về sau, nên y đã dung sách lược cuối cùng “ Tẩu vi thượng”. Con đường lui
quân của Tào tháo cũng rất gian nan, hế về Ô Lâm lại sang Di Lăng, Di Lăng bị chặn
lại rút về Nam Quận. Tào Tháo cùng một luc phải đối phó 3 kẻ địch, quân Lưu- Tôn
truy sát, quân sĩ đang suy giảm nhuệ khí, và chính bản thân Tào tháo đang gánh chịu
thất bại nhục nhã. Giải quyết khó khăn về phía mình Tào Tháo tỏ ra hết sức lạc quan,
17
chạy đến đường này bị chặn đánh lại chạy sang ngõ khác, nhưng hễ thấy bình yên
chốc lát thì y lại cười Chu Du, Khổng Minh kém trí y. Đối với tướng sĩ Tào tháo đã
cảnh tĩnh bằng lời than oán khóc Quách Gia, đó đích thực là lời cay động chạm đến ý
thức quân sĩ vì không muốn làm kẻ bất tài. Cuối cùng , đối với kẻ địch Quan Vũ, Tào
Tháo đã nhắc đến mối ân tình xưa thuyết phục ông tha cho đương sống.
18
CHƯƠNG 4
VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN VẬT TRONG TRẬN ĐÁNH
4.1. Nhân vật Khổng Minh:
4.1.1. Mục tiêu chiến lược rõ ràng, luôn giành thế chủ động.
Trong bối cảnh diễn ra trận Xích Bích, cũng như trong toàn bộ tác phẩm Tam
Quốc Diễn Nghĩa, Khổng Minh luôn xác định Tào Tháo chính là kẻ thủ chính thức
của tâp đoàn Lưu Thục. Thứ nhất, vì Tào tháo luôn hướng mũi tiến công tâp trung vào
quân Lưu Bị. Thứ hai, trên danh nghĩa chính quyền Tào Ngụy đã thay thế nhà Đông
Hán đi ngược trật tự phong kiến. Nguyên nhân đầu là lý do chính yếu, còn lý do thứ

hai là cái cớ để tiến hành chống Tào, tranh thủ sự ủng hộ của người dân. Chính vì thế,
Khổng Minh đã đề ra đối sách lên minh với Đông Ngô để chống Tào.
Để xác lập được liên minh với Đông Ngô, đồng thời duy trì liên minh đó,
Khổng Minh lại vạch ra cho mình những tiểu chiến lược để đạt được kết quả như ý.
Muốn tranh thủ được sự thỏa thuận của Tôn Quyền Khổng Minh phải giải quyết được
những đối tượng có sức lay động ý chí Tôn Quyền như Chu Du, Lỗ Túc, lực lượng
mưu sĩ Đông Ngô. Mỗi loại đối tương ông lại sử dụng những phương pháp hế sức
khác nhau. Trên thực tế mọi chiến lược mà ông vạch ra trong nhiệm vụ liên minh đều
có kết quả như dự tính.
Mục tiêu chiến lược của Khổng Minh không chỉ giải quyết những vấn đề trước
mắt mà còn dự tính chó thế cục dài lâu. Chính vì vậy Khổng Minh đã tìm cho mình
ứng cử viên sáng giá là Quan Vũ để bảo đảm thế cục chân vạc. Biết Quan Vũ có ân
tình với Tào Tháo nhưng vẫn cử y đi chặn Tào Tháo ở hẻm Hoa Dung và cho rằng
việc Quan Vũ thả Tào Tháo là một việc tốt chính là trủ bị cho sự lớn mạnh của Đông
Ngô sau khi đánh bại Tào sẽ thôn tính cả Lưu. Giữ Tào Tháo chính là cách phòng bị
an toàn nhất đối với ngưới bạn liên minh này. Việc Khổng Minh dựng đàn Thất Tinh
cầu gió đông cũng là sự tranh thủ công lao để giành đoạt Kinh Châu sau này cho Lưu
Bị.
4.1.2. Nắm bắt tin tức, hiểu biết sâu sắc về đối phương.
Mặc dù Khổng Minh hoạt động bên tập đoàn Lưu Bị nhưng gần như ông luôn
nắm bắt được thông tin bên ngoài một cách chính xác. Ông biết rõ cá tính Tôn
Quyền,vai trò của cấp dưới Tôn Quyền trong những quyế sách của ông. Chẳng những
vậy ông còn biết đến vai trò đặc biệt của Trương Chiêu, chu Du theo như lời ủy thác
của Ngô Quốc thái.
Xét cho cùng thì Tôn Quyền là chư hầu một nước nên nhiều thông tin là phải,
thế nhưng đến những nhân vật không phài hàng danh giá ông cũng tường tận kĩ càng.
Trong lúc tranh luận cùng hàng ngũ mưu sĩ Đông Ngô, Khổng Minh rành rọt danh
tính, tên tự từng người, lại biết rõ lai lịch họ. Ví dụ nhu hỏi khéo Lục Tích“Ông có
phài là người ăn cắp quit trong bữa tiệc của Viên Thiệu đó không?”.
Chuyện chính trị đã vậy, Khổng Minh còn lưu tâm đến cả vấn đề gia đình riêng

tư của người khác. Rõ là phải biế Tiểu Kiều lả vợ Chu Du, mà Chu Du lại vô cùng yêu
19
vợ thì ông mới khôn khéo khích tướng Chu Du bằng bài phú đài Đồng Tước của Tào
Thực mà ông cố tình thay đổi ý tưởng.
Cũng chính nhờ sự am hiểu đối phương sâu sắc, đã nhiều lần ông đã tự giải vây
cho mình bằng hiểu biết và dự đoán trước đó.
4.1.3. Lợi dụng điều kiện tự nhiên, quan niệm mê tín của đối phương.
Trong lần Chu Du bày kế sai Khổng Minh chuẩn bị tên đánh trận, gây khó khăn
toan dùng quân luật để trị tội Khổng Minh để y bị hại mà không dám oán Chu Du.
Nhưng với kinh nghiệm dày dạn cũng như tài cơ trí hơn người mà Khổng Minh đã
tiếp nhận yêu cầu mà Chu Du. Khổng Minh đã đoạt tên từ phía Tào mà không mất sức
nhờ đoán biết được có sương mù. Chính Khổng Minh cũng đã từng nói:
“Làm tướng mà không biết thiên văn, không tường địa lý, không biết được
thuật pháp, không hiểu được âm dương, không tính trận đồ, không giỏi binh thế, đó là
tướng xoàng. Từ ba hôm trước, ta đã tính biết hôm nay có sương mù lớn, nên mới
dám nhận thời hạn ba hôm ”
Xung quanh kinh nghiệm quân sự của Khổng Minh, đáng nói còn có sự việc
Khổng minh dựng đàn Thất Tinh cầu gió đông. Như đã thảo luận ở chương trước, đây
là tình huống Khổng Minh lừa mị Chu Du, cũng như các tướng lĩnh Đông Ngô. Sự
khéo leo của Khổng Minh còn tinh vi hơn khi ông lên đàn còn lầm rầm khấn vái hệt
một vị đạo sĩ, làm tướng sĩ thủ đàn tin như thật răm rắp theo lời Khồng Minh không
dám sơ hở. Do đó mà khi Đinh Phụng, Từ Thịnh lệnh bắt Kổng Minh thì không ai
dám bỏ hàng ngũ. Trong sự việc này Lỗ Túc cũng có phần trách nhiệm, ví dụ như y
không biết đến quy luật “đông chí dương sinh”, nhưng khi biết Khổng Minh là người
am hiểu thiên văn đáng lẽ nên có chút thắc mắc khi dưng đàn nhưng y lại quá tin cậy
vào Khổng Minh.
4.1.4. Nhận xét tinh tế, sâu sắc.
Trong đoạn trích, Khổng minh càng biểu lộ ra là một người có cái nhìn thấu
đáo, sâu xa và thâm thúy. Không những giỏi trong việc dự đoán thiên tượng, Khổng
Minh còn giỏi dự đoán tính cách con người qua nhân diện. Trong cái nhìn đầu tiên về

Tôn Quyền, ông đã đánh giá: “Người này tướng mạo khác thường, chỉ ưa nói khích
chứ không ưa thuyết phục…”. Hoặc chỉ nghe lời Trương Chiêu đã nhận ra ông ta là
trở lực lớn cho dự định đề xuất liên minh của mình.
Không chỉ tiếp xúc mà nhiều lần Khổng Minh vừa nghe kể về động thái của
Chu Du đã đoán biết y đang mưu tính kế sách gì, bày mưu như thế nào rồi. Thậm chí
có lúc Khổng Minh còn trù tính trước việc đối phó với thâm kế của Chu Du.
Sự tinh tế của Khổng Minh còn thể hiện qua cách thức giải quyết các mối quan
hệ. Trong sự việc Khổng Minh gặp anh trai là Gia Cát Cẩn, suy xét thiệt hơn từ nhiều
mặt Khổng Minh khi ứng xử tránh né cho cả phía anh lẫn phía mình. Tránh được sự
nghi ngờ cả nôi bộ mình lẫn phía Đông Ngô.
Gia Cát Cẩn cũng đã khéo léo vạch rõ mối quan hệ với Khổng Minh. Thứ nhất
y tự thuật với Chu Du:
20
“Em tôi là Gia Cát Lượng từ Hán Thượng lại đây nói việc Lưu Dự Châu muốn
kết với Đông Ngô để đánh Tào Tháo. Các quan văn võ bàn định chưa xong, vì em tôi
là sứ giả, nên tôi không tiện nói nhiều, chỉ đợi đô đốc về quyết định… Hàng thì dễ
yên, đánh thì khó giữ.”
Hành động cùa cả hai anh em rất khôn ngoan, hơn nữ với Khổng Minh, Gia Cát
Cẩn không có giá trị thuyết phục Tôn Quyền cho nên nếu them một chuyện chi bằng
bớt một chuyện, giữ kẻ vẫn hơn.
4.2. Nhân vật Chu Du:
4.2.1. Đánh giá đối thủ dựa trên những logic quân sự.
Sau khi Tào Tháo gửi thư sang dụ hàng Đông Ngô cả Tôn Quyền lẫn các mưu
sĩ đều bị chiến thuật tâm lý mà Tào Tháo cố tình lòe đối thủ bằng ưu thế về số đong
quân sự làm cho khiếp sợ. Chỉ có mỗi Chu Du tỉnh táo xét vấn đề:
“Tháo đi chuyến này mắc phải nhiều điều kỵ trong binh pháp; đất bắc chưa
yên, còn cái họa Mã Đằng, Hàn Toại sau lưng, mà Tháo dám ở lâu để đánh phương
Nam, là một điều kỵ; quân Bắc không quen đánh dưới nước, mà Tháo dám bỏ yên
ngựa dùng bè thuyền, tranh giành với Đông Ngô, là hai điều kỵ; đang mùa đông rét
mướt, ngựa không có cỏ khô ăn, mà dám khởi binh, là ba điều kỵ; đem quân ở lục địa

tiến sâu vào chỗ sông hồ, không quen thủy thổ, nhiều người đau ốm, là bốn điều kỵ.
Quân Tào Tháo phạm bốn điều kỵ ấy, dẫu nhiều cũng phải thua.”
Chu Du đã đặt quân địch vào trong điều kiện khí hậu, hoàn cảnh tự nhiên, địa
lý để nghiên cứu, nhìn thấy nhược điểm của đối phương, hiểu rõ tình hình đối phương
vì vậy mới không bị vẻ bên ngoài và ngôn từ của đối phương uy hiếp và đánh lừa.
Một tướng lĩnh, một nhà lãnh đạo cần phải có tố chấ như Chu du, tỉnh táo suy xet sự
tình theo logic quân sự chính trị mới giải quyết được những quyết sách to lớn.
Cũng nhờ sự đánh giá đối thủ thông qua logic nhà binh, cũng như đúc kết tử
những kinh nghiệm của vị tướng tài luyện thủy bậc nhất, Chu Du dễ dàng nhận ra uy
lưc lớn mạnh và lợi thế của phe Tào khi có được Sái Mạo, Trương Doãn. Trước những
đánh giá nhanh chóng đó Chu Du đã kịp thời loại trừ hai mối lo này để rảnh tay cho
viêc sau này.
Ngoài ra chính việc đánh giá đúng thực tài quân sự, chính trị của Khổng Minh
nên y mới có những dự đoán rằng Khổng Minh sẽ vượt tài mình mà nảy sinh lòng đố
kị.
4.2.2. Cơ trí đa mưu, giỏi dùng thâm kế.
Đây chính là vai trò quan trọng mà Chu Du đã đóng góp nhiều vào tập hợp
những chiến lược trong trận Xích Bích.
Cái cơ trí đầu tiên và tích cực nhất mà Chu Du làm đươc chính là việc giải
quyết mâu thuẫn giữa bản thân với thế hệ tướng lĩnh tiền bối khi đã được tôn Quyền
tạo điều kiện. Là một tướng lĩnh trẻ tuổi, thông thường sẽ không được những lão
tướng kì cựu phục tùng tuyệt đối. Chu Du cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
21
Trong trận đánh, biểu hiện rõ nhất về loại mâu thuẫn này chính là quan hệ giữa Chu
Du và Trình Phổ.
“Nguyên Trình Phổ hơn tuổi Chu Du, thấy Du quyền to hơn mình, có ý không
vui, giả ốm không đến, sai con là Trình Tư đi thay …”
Giải quyết mâu thuẫn nội bộ này, Chu Du vừa dùng tài vừa dùng đức đề thu
phục nhân tâm. Đầu tiên, chu Du dùng chính thực tài quân sự của mình chứng minh
bản lĩnh:

“Trình Tư về thuật lại với cha rằng Chu Du điều binh hợp phép lắm.” ;“ Trình
Phổ thấy Chu Du có tài điều khiển quân sĩ rất lấy làm kính phục.“
Sau đó y lại dùng cái đức của ngườỉ cầm quân để giải tỏa bức bối trong lòng vị
lão tướng.
“Trình Phổ giật mình nói:
- Ta vẫn khinh Chu Lang nhu nhược, không xứng đáng làm tướng. Nay y giỏi như thế,
thật là tướng tài! Ta há chẳng phục sao?
Lập tức Phổ đến trại Chu Du tạ tội, Du cũng khiêm tốn tạ lại.”
Hành động của chu du chẳng những cho thấy tài xoa dịu mâu thuẫn trong nội
bộ, mà còn đoàn kết các tướng lĩnh trong sự nghiệp đấu tranh chung của tập đoàn
Đông Ngô.
Song có lẽ chu Du chỉ thân thiện đối với những ai ở cùng một hàng ngũ chính
trị của mình thôi, riêng đối với những đối tưỡng khác Chu Du chỉ có một hướng vận
dụng cơ trí đó là dùng thâm kế. Chu Du nhiều lần ám hại Khổng Minh, dùng kế
“mượn dao giết người” lừa Tưởng Cán để hại Sái Mạo, Trương Doãn. Phản công lại
kế của Tào, Chu Du còn chủ động dụng gián (Hoàng Cái), thực hiện kế liên hoàn để
từng bước đưa Tào Tháo vào cái bẫy mà mình sắp đặt.
4.2.3. Nhỏ nhen, hẹp hòi.
Trong đoạn trích đúng là La Quán Trung đã khắc họa Chu Du hẹp hòi, kị tài:
“Trí đối trí, tưởng là dễ hợp, Tài chọi tài, lại hóa ghen nhau.” Theo thống kê của
người viết, trong toàn cục trận đánh có đến ba lần Chu Du chính thức dùng kế hại
Khổng Minh, nhiều lần thông qua Lỗ túc so đo với khổng Minh, không ít lần tự vấn
bản thân phải giết Khổng Minh trừ hậu họa. Nhưng cái nhỏ nhen mả người viết muốn
đưa ra là trong sự việc Khổng Minh gặp Chu Du:
“Khổng Minh nói:
- Khi tôi ở Long Trung, nghe tin Tháo mới dựng một cái đài ở trên sông Trương Hà,
gọi là Đồng Tước, trang hoàng lịch sự, rồi kén những con gái đẹp trong thiên hạ nhốt
đầy trong đó. Tháo vốn là đồ hiếu sắc, biết bên Giang Đông ông Kiều công có hai
người con gái, con lớn là Đại Kiều, con nhỏ là Tiểu Kiều. Hai người đều nhan sắc,
chim sa cá lặn, hoa nhường, nguyệt thẹn. Tháo từng thề rằng: Một là ta thề đạp bằng

bốn bể, dựng nên nghiệp Hoàng Đế; hai là lấy được hai chị em nàng Kiều ở Giang
Đông, đem về đài Đồâng Tước để vui tuổi già, thì dẫu chết cũng không tiếc gì đời
22
nữa! Nay Tháo tuy đem quân trăm vạn, chực chiếm Giang Nam, nhưng thật ra chỉ vì
hai người con gái ấy. Tướng quân sao không tìm Kiều công, đem nghìn vàng mua lấy
hai người con gái rồi sai người mang dâng cho Tào Tháo, Tháo mãn nguyện tất rút
quân về. Đó cũng là kế Phạm Lãi dâng Tây Thi cho Ngô Vương, sao không kíp làm
đi?
Du hỏi:
- Có gì làm chứng về việc Tào Tháo muốn được hai nàng Kiều không?
Khổng Minh nói:
- Con nhỏ Tào Tháo là Tào Thực, tự là Tử Kiến, có tài đặt bút thành văn. Tháo sai làm
một bài phú, gọi là phú đài Đồng Tước. Ý chính trong bài phú ấy, chỉ nói về nhà Tào
nếu làm Thiên Tử thì thề sẽ lấy cho kỳ được hai nàng Kiều.
Du hỏi:
- Ông có nhớ bài phú ấy không?
Khổng Minh nói:
- Tôi thích lời văn hoa mỹ của bài ấy, nên cũng thuộc.
Du nói:
- Xin thử đọc cho nghe.
Khổng Minh đọc luôn bài phú, trong bài có mấy câu:
"Lập song đài ư tả hữu hề! Hữu Ngọc long dữ Kim phụng; lãm nhị kiều ư Đông Nam
hề! Lạc chiêu tịch chí dữ cộng".
(Nghĩa là: Dựng hai đài ở bên tả bên hữu, có đài Ngọc long, có đài Kim phụng. Nhốt
hai nàng Kiều bên Đông Nam; để sớm chiều cùng vui vầy.)
Chu Du nghe xong mấy câu ấy, đỏ mặt tía tai, đứng phắt dậy trỏ tay về phương Bắc
mà mắng rằng:
- Thằng giặc Tào này khinh ta quá chừng!
Khổng Minh vội ngăn lại, nói:
- Ngày xưa chúa rợ Hung nô hay xâm lấn bờ cõi, thiên tử nhà Hán còn phải đem công

chúa gả cho nó, để cầu hòa, nay tướng quân tiếc làm chi hai người con gái thường dân
ấy?
Du nói:
- Ông chưa rõ Đại Kiều là vợ Tôn Bá Phù, Tiểu Kiều là vợ Du đó.
Khổng Minh giả vờ sợ sệt nói:
- Tôi thâït vô tình, nói năng lỗ mãng, tội đáng chết, đáng chết!
Chu Du nói:
- Ta thề cùng thằng giặc già một còn một mất!
Với tư cách là một chủ soái đáng lẽ phải lấy thuật dụng binh mà phân tích thiệt
hơn để đưa ra quyết định chống Tào. Thế nhưng ý định ấy được chốt lại cuối cùng
chẳng qua vì thái độ nóng giận thì thật nhỏ nhen. Ví như nếu không có sự tranh chấp
quyền lực giữ các phe phái hoá ra đây lại cuộc chiến tranh cấp vì phụ nữ như trong
23
Illiade của phương Tây à!
4.3. Nhân vật Tào Tháo :
4.3.1. Cất nhắc người tài.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, nói về tuyển dụng người tài có lẽ Tào tháo là nổi
bật hơn cả. Trong trận Xích Bích Tào Tháo cũng từng giãi bày tấm lòng trong đêm
uống rượu ngâm thơ:
“…Nguyệt minh tinh hy, Ô thước nam phi, Nhiễu thụ tam táp, Hà chi khả y,
Sơn bất yếm cao, Hải bất yếm thâm, Chu Công thổ bô, Thiên hạ quy tâm” (Sao thưa
trăng sáng, Về nam quạ bay, ba vòng cây lượn, đậu cành nào đây? Núi không ghét
cao, Biển không ghét sâu, Chu Công thả cơm, thiên hạ về theo.”
Thật đúng như vậy xung quanh Tào Tháo luôn có mặt những tướng tài mà ông
đã tìm mọi cách chiêu mộ về. Chúng ta có thể thấy rõ Tào tháo rất xem trọng Bàng
thống trong trân Xích Bích. Vì lẽ đó Bàng thống được đối xử hế sức đặc biệt. Trong
khi Hám Trạch, Hoàng Cái có ý xin hàng thì Tào Tháo dè chừng thăm dò. Ngay cả
gian tế mà ông cài đặt vào nôi bộ Đông Ngô, chử chắc ông tin cậy bằng mưu sĩ
Phượng sồ mà Tưởng Cán mời từ Ngô sang. Ông đối đãi hế sức thủ lễ, lắng nghe,
thậm chí răm rắp làm theo đề nghị dùng xích sắt ghép thuyền của Bàng thống và cho

đó là diệu kế.
Tuy nhiên cần chú ý rằng trong Tào Tháo có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân tài
tin cậy và nhân tài lợi dụng. Nhân tài tin cậy lả các trường hợp như Quan Vũ, Bàng
Thống… Ngoài ra một số cá nhân có giá trị lợi dụng thì Tào Tháo vẫn sủ dụng ở mức
độ nào đó. Như khi chiếm Kinh Châu, chuẩn bị tiến xuống Giang Nam, do phải huấn
luyện thủy quân nên Tào Tháo đã phong cho hai hàng tướng Kinh Châu là Sái Mạo,
Trương Doãn làm đô đốc thủy quân. Hay để khuất phục Đông Ngô, Tào tháo từng có
y nhờ Tưởng Cán dụ hàng chu Du.
4.3.2. Cơ trí, linh hoạt ứng biến.
Mệnh danh là nhân vật tuyệt gian, thế nhưng mư tri Tào Tháo trong trận Xích
Bích tỏ ra không nổi bật. Nếu có thì chỉ tập trung vào những nội dung đã trình bày ở
các phần trên. Trong tình huồng Khổng Minh hư trương thanh thế giữa sương mù dày
đặc, dù thạo đánh bộ nhưng Tào Tháo cũng giữ được bình tĩnh để đoán xét được lúc
có sương mù mà quân ập đến tất có mai phục. Thêm nữa là sự đa nghi của Tào Tháo
giúp ông nhận ra ngay thư của Hoàng Cái là kế trá hàng. Tuy nhiên nhìn nhận đến
phút cuối thì tào tháo vẫn mắc kế du đã có sự phòng bị.
4.3.3. Tự tin, giàu tinh thần lạc quan.
Tự tin chính là tâm lý chủ đạo của Tào Tháo trong đoạn trích, mức độ tự tin ở
đây đã vượt lên thành tự mãn và chủ quan, khinh địch. Suy nguyên về nguồn gốc chủ
quan đầu tiên chẳng qua là do Tào Tháo có môt lực lượng hùng mạnh tiến xuống
phương nam với khí thế áp đảo. Kế dến là do Tào tháo đã đầu tư luyện tập thủy quân
bằng một thuỷ trại tuyệt diệu khiến cả Chu Du kinh ngạc. Tiếp theo là Tào Tháo đã
24
đinh ninh là mình đã nắm bắt được thông tin nội bộ Chu Du thông qua hai tên gian tế
là Sái Trung và Sái Hòa . Đồng thời bên trong nội bộ Chu Du lại có Hoàng Cái- cựu
thần Đông Ngô sang hàng phục. Cuối cùng cái tự tin của Tào Tháo Được tôn thêm khi
được Bàng Thống hiến kế ghép tàu.
Chính vì có những tiền đề mang vẻ ngoài hết sức thuận lợi đó Tào Tháo đã tỏ
ra suy nghĩ kém thấu đáo, cùng với thái độ xem thường bản lĩnh của Khổng Minh,
Chu Du:

“Bớ Chu Du! Lỗ Túc! Chúng mày không biết lòng trời. Nay may có người của
chúng mày đến hàng ta làm nội ứng, phá từ trong phá ra, đó là trời giúp ta vậy”
“Bớ Lưu Bị, Gia Cát Lượng kia! Bọn mày không biết sức mình như con sâu cái
kiến, cứ hòng đẩy núi Thái Sơn. Sao ngu lắm thế? ”
Thái độ chủ quan đã làm mờ mắt Tào Tháo khiến ông không đủ tỉnh táo để đánh giá
điều kiện vốn ảnh hưởng đến sự dược mất của ông “đông chí dương sinh”.
Tuy thái độ tự tin, chủ quan của Tào Tháo đem lại những cục diện không hay
nhưng chính tinh thần lạc quan của Tào Thóa giúp ông giữ vững niềm tin gây dưng lại
sau thất bại. Sau trận Xích Bích, Tào Tháo không ngừng bị truy đuổi, từ rừng Ô Lâm,
sang Di Lăng, hang Hồ Lô, rồi vòng theo ngõ Hoa Dung. Cứ lúc ngỡ quân truy kích
đã mất dạng ông lại cho rằng kế sách Chu Du, Khổng Minh chưa toàn vẹn còn để chỗ
hở cho y trốn thoát.
4.3.4. Thủ đoạn tàn ác.
“ Thà để ta phụ người chú không để người phụ ta” đó chính là quan niệm sống
của Tào Tháo. Là nhân vật nổi tiếng gian hùng và độc ác Tào Tháo trong trận Xích
Bích cũng không thiếu sự ác độc đó. Khi lá thư hàng giả của Chu Du rơi vào tay Tào
Tháo chưa cần xác minh tính thực hư Tào Thào đã đem hai tướng ra chém đầu. Nếu
lấy lý do hai tướng Sái, Trương mắc nhầm kế hiểm Chu Du mới bị Tào giết thì Lưu
Phúc, các binh sĩ bị Tào đem ra lót đường để người ngựa giẫm lên tranh vũng lầy mới
đích thị là chứng nhân cụ thể vạch trần sự vô nhân của Tào Tháo. Chính tâm lý bất
nhân này đã góp phần khiến Tào thất bại thảm hại trong trận Xích Bích.
4.4. Các nhân vật khác:
4.4.1. Nhân vật Tôn Quyền.
 Là một nhà lãnh đạo có chiến lược, sớm thấy được âm mưu thôn tính của Tào
Tháo.
 Có sự sáng suốt trong việc dùng Chu Du, một tướng tài năng, trẻ, có dũng khí
chiến đấu. Dám trao quyền hành cho Chu Du tạo mọi điều kiên giúp Chu Du
đủ tự tin chống Tào.
 Do dự không quyết đoán, nhát gan sợ địch, nhưng khi đã nhất trí thì quuyết tâm
cao độ.

4.4.2. Nhân vật Lỗ Túc.
 Là nhà ngoại giao mẫn cán là nhân vật quan trọng thúc đẩy quá trình hình
thành liên minh Tôn- Lưu.
 Biết đánh giá nhân tài, xem trong Khổng Minh.
25

×