Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp bưu chính có vốn tư nhân45358

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.63 KB, 11 trang )

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH
CĨ VỐN TƯ NHÂN
TS. Bùi Thị Quyên1, ThS. Phạm Nhật Linh2

Tóm tắt: Hiện nay trên thị trường bưu chính Việt Nam có hơn 90% các
doanh nghiệp có vốn tư nhân đang hoạt động, tuy nhiên các doanh nghiệp
đã và đang chuyển đổi số chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Mục tiêu của nghiên cứu là
đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp
bưu chính có vốn tư nhân. Bài tham luận sử dụng phương pháp thu thập
dữ liệu thứ cấp là các tài liệu, các bài báo khoa học, báo cáo có liên quan
tới vấn đề nghiên cứu và phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê. Dựa
trên kết quả phân tích thực trạng hoạt động chuyển đổi số trong các doanh
nghiệp bưu chính có vốn tư nhân, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp
như: nâng cao năng lực tài chính, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,
thành lập hiệp hội bưu chính, ứng dụng các thành tựu chuyển đổi số hay
nâng cao năng lực tổ chức quản lý.
Từ khóa: Bưu chính tư nhân, chuyển đổi số, doanh nghiệp bưu chính
Abstract: Currently in the Vietnamese postal market, there are more than
90% of private enterprise. However, the number of businesses which have
been doing digital fransformation is very small. The goal of the study is
to propose solutions to promote digital transformation in private postal
businesses. The research method is collecting secondary data with
documents, science articles, reports related to the research question, plus
with methods of synthesis, analysis, and statistic. Based on the result of
analyzing the status of digital exchange activities in private-owned postal
enterprises, the study recommend several solutions: improving financial
1
2

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội,
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.




150

QUẢN TRỊ THƠNG MINH TRONG MƠI TRƯỜNG PHỨC HỢP TỒN CẦU: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
capacity, training to get high-quality human resource, establishing postal
associations, applying digital exchange achievements or improving
organizational management capacity.
Key words: Private postal, digital transformation, postal business

1. GIỚI THIỆU
Trong vài thập kỷ qua, các ngành cơng nghiệp tồn cầu phải đối
mặt với những thách thức như thay đổi cơng nghệ nhanh chóng,
tăng độ phức tạp và sở thích của khách hàng thay đổi (Rachinger và
cộng sự, 2018). Các doanh nghiệp đang trong cuộc cách mạng với
các chuyển đổi số, big data, trí tuệ nhân tạo, máy móc cơng nghệ
4.0 (Rothberg & Erickson, 2017). Trên thế giới có gần 90% doanh
nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số với các giai đoạn khác nhau như
tìm hiểu, nghiên cứu, thực hiện (Trung tâm dữ liệu Internet IDC),
tuy nhiên ở Việt Nam chỉ có 21% doanh nghiệp mới bắt đầu có các
hoạt động chuẩn bị tham gia chuyển đổi số (Theo Khảo sát của Bộ
Công thương). Đến năm 2030, tỷ lệ công việc cần thực hiện bằng tay
tại các doanh nghiệp sản xuất sẽ giảm từ 48% như hiện nay xuống
còn 35%. Và đến năm 2035, số lượng công việc được thay thế bằng
máy móc trong các ngành nghề liên quan đến sản xuất, vận chuyển
và lưu trữ hàng hoá, cũng như bán sỉ và lẻ sẽ chiếm từ 35-50% (Theo
Diễn đàn kinh tế thế giới WEF).
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã bắt đầu từ vài năm trở lại
đây, tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành
tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công

nghệ nano. Hiện nay tại Việt Nam, mơ hình chuyển đổi số đã và
đang tạo ra nhiều dịch vụ ưu việt cho người dân và tận dụng hiệu
quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Các công ty chuyên nghiên cứu
thị trường lớn như IDC, Gartner,… đều cho rằng chuyển đổi số thực
sự rất quan trọng và đem lại nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động
doanh nghiệp. Thế mạnh cơng nghệ mới đang giúp doanh nghiệp
khởi nghiệp giành được lợi thế ở thị trường công nghiệp truyền
thống. Nước ta hiện tại có khoảng 97 triệu dân, là nền kinh tế có


151

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH CĨ VỐN TƯ NHÂN

tốc độ tăng trưởng nhanh, mạnh mẽ nhất nhì tại khu vực, nắm giữ
dân số trẻ, năng động và có khả năng tiếp cận cơng nghệ cao. Đây
là những cơ hội mạnh mẽ để những doanh nghiệp tại Việt Nam nói
chung và doanh nghiệp bưu chính nói riêng tạo sự đột phá trên thị
trường chuyển đổi số.
Tính đến thời điểm tháng 9/2020, số lượng các doanh nghiệp
bưu chính đang hoạt động trên thị trường Việt Nam là 432 doanh
nghiệp, trong đó các doanh nghiệp có vốn tư nhân chiếm hơn 90%.
Doanh thu của lĩnh vực bưu chính tăng ấn tượng qua từng năm.
Năm 2019, doanh thu đạt 34.311 tỷ đồng. Theo xếp hạng toàn cầu do
UPU thực hiện, năm 2018, Việt Nam được xếp hạng 50/172 đối với chỉ số
phát triển bưu chính thì sang năm 2019, Việt Nam xếp hạng thứ 45/172
nước, tăng 5 bậc về thứ hạng và tăng 0,06 điểm về điểm số so với năm
2018 (Bùi Thị Quyên, 2020). Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam
đứng thứ 4 sau Singapore (hạng 18/172), Thái Lan (hạng 29/172),
Malaysia (hạng 33/172). Điểm đáng chú ý là trong khu vực Đơng

Nam Á, chỉ có Việt Nam được tăng về điểm số và thứ hạng, các nước
còn lại đều giảm điểm số và thứ hạng so với năm 2018.
Bảng 1. Xếp hạng về chỉ số bưu chính của các quốc gia Đông Nam Á
STT

Các nước
Điểm năm
Điểm
Thay đổi Xếp hạng Xếp hạng
Đông Nam Á
2018
năm 2019 (2018-2019)
2018
2019

1

Singapore

78,2

64,6

-13,63

7

18

2


Thái Lan

68,4

59,7

-8,71

17

29

3

Malaysia

64,6

58,7

-5,89

25

33

4

Việt Nam


51.73

51,79

+0,06

50

45

5

Indonesia

46,67

42,12

-4,35

59

59

6

Lào

45,06


29,42

-15,64

63

89

7

Philippines

44,35

37,93

-6,42

64

72

8

Myanmar

31,96

24,40


-6,56

91

100

9

Cambodia

19,11

15,09

-4,02

130

129

10

Brunei

17,45

8,56

-8,89


136

155

Nguồn: Postal Development Report, 2019


152

QUẢN TRỊ THƠNG MINH TRONG MƠI TRƯỜNG PHỨC HỢP TỒN CẦU: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Theo báo cáo Nền  kinh tế  số Đông Nam Á năm 2019 được
Google, Temasek cùng Bain & Company công bố mới đây, thương
mại điện tử của khu vực đã đạt tới 38 tỷ USD, trở thành lĩnh vực
lớn nhất trong năm 2019, trung bình đạt hơn 5 triệu đơn hàng mỗi
ngày. Lĩnh vực này đang trên đà chạm mốc 150 tỷ USD vào năm
2025. Những con số thống kê này cho thấy, các doanh nghiệp bưu
chính có thị trường rất lớn từ thương mại điện tử. Vì vậy, dự báo
giai đoạn 2020 - 2030, cạnh tranh giành đơn hàng chuyển phát từ
thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng mạnh, bưu chính có một nguồn
cầu khổng lồ khi bắt nhịp vào công nghệ chuyển đổi số. Nắm bắt
xu hướng này, các doanh nghiệp bưu chính phải nhanh chóng thay
đổi phương thức kinh doanh, sáng tạo, “lột xác” và bước đầu tiên sẽ
là chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Chuyển đổi số
Chuyển đổi số (Digital transformation) là việc vận dụng tính
ln đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết

vấn đề. Khái niệm được ra đời trong thời đại bùng nổ Internet, mô tả
những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách
thức hoạt động của toàn doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như
cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí
là tạo ra những DN mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn
Chuyển đổi kỹ thuật số là cách thức mà “một công ty sử dụng
các công nghệ kỹ thuật số, để phát triển một mơ hình kinh doanh
kỹ thuật số giúp tạo ra và thu được nhiều giá trị hơn cho công ty”
(Verhoef và cộng sự, 2019).
Theo Gartner, chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số
để thay đổi mơ hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu
và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại
cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo
những giá trị mới.


CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH CĨ VỐN TƯ NHÂN

153

Còn theo quan điểm của FPT, chuyển đổi số trong tổ chức,
doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mơ hình truyền thống sang
doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu
lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)...
nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm
việc, văn hóa cơng ty.

Hình 1: Mơ hình doanh nghiệp số

Nguồn: Tập đồn FPT


Mơ hình chuyển đổi số theo chiều ngang: là chuyển đổi số
xuyên suốt nhiều phòng ban cho một quy trình hồn thiện. Ví
dụ như quy trình gửi hàng trong các doanh nghiệp bưu chính.
Quy trình này chạy ngang từ bộ phận tiếp nhận, tới đóng gói, vận
chuyển, bưu tá,…
Mơ hình chuyển đổi số theo chiều dọc: là chuyển đổi cho một
phòng ban bộ phận nhất định nhưng trải rộng trên nhiều quy trình.
Ví dụ bộ phận Kinh doanh được đầu tư CRM phân hệ sales, tất cả
quá trình liên quan đến sales như giao chỉ tiêu, chăm sóc khách
hàng, dự báo kinh doanh... đều được chuyển đổi.
Mơ hình Doanh nghiệp số tạo ra giá trị độc lập, tạo sự thu hút,
hấp dẫn và khiến cho khách hàng sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm,
dịch vụ kỹ thuật số. Chuyển đổi số cịn mang lại nhiều lợi ích như
cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn


154

QUẢN TRỊ THƠNG MINH TRONG MƠI TRƯỜNG PHỨC HỢP TỒN CẦU: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và
chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó,
hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp
được nâng cao. Chuyển đổi số không chỉ tác động đến những tổ
chức hay doanh nghiệp mà còn tác động đến những nhóm đối
tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối tác, nguồn nhân
lực, kênh phân phối.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thông qua các tài liệu,
báo cáo. Đây là các số liệu được thu thập từ báo cáo của UPU, Vụ
Bưu chính, Bộ Thơng tin và Truyền thơng. Ngồi ra, nghiên cứu còn
sử dụng nguồn tài liệu từ các văn bản, giáo trình, sách và các nghiên
cứu trước đó để làm rõ nội dung nghiên cứu.
Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Số liệu sau khi thu thập
được xử lý, tổng hợp, phân tích để chỉ ra thực trạng chuyển đổi số
của các doanh nghiệp bưu chính có vốn tư nhân.
3. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
Đặt trong bối cảnh đại dịch Covid với nhiều diễn biến phức
tạp, một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số trong
công tác vận hành doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ tới khách
hàng nhằm ứng phó kịp thời và giảm thiểu các ảnh hưởng từ mơi
trường bên ngồi đến doanh nghiệp. Vấn đề chuyển đổi số hiện đã
trở thành yêu cầu tất yếu với doanh nghiệp, được xem là chìa khóa
cốt lõi trong vận hành doanh nghiệp, khơng chỉ để ứng phó linh
hoạt với biến động ngoại cảnh mà còn là lời giải cho bài tốn cung
cấp dịch vụ bưu chính an tồn cho khách hàng trong kỷ nguyên số.
Chiếm hơn 90% về số lượng các doanh nghiệp, tuy nhiên những
doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số không nhiều. Trong số các
doanh nghiệp tư nhân, chỉ nổi lên một số các doanh nghiệp lớn
như Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Nhất Tín logistics, PCS
đang đẩy mạnh chuyển đổi số hay phát triển thương mại điện tử để


CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH CĨ VỐN TƯ NHÂN

155

chuyển phát hàng hay hợp tác với các nhà sản xuất, cung ứng dịch

vụ vận chuyển từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. 
Tự hào sở hữu 2 hệ thống phân loại hàng tự động 100% đầu
tiên tại Việt Nam với năng suất 30.000 đơn/giờ, cùng hệ thống ứng
dụng lên đơn trực tuyến thông minh, thao tác dễ dàng và nhanh
chóng. Giao hàng nhanh đang là đơn vị tiên phong trong việc ứng
dụng công nghệ vào các hoạt động vận hành và quản lý giúp cho
việc giao nhận trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn, tạo sự gắn kết
chặt chẽ giữa người gửi và người nhận. Ngoài ra, doanh nghiệp này
tích hợp cơng nghệ API có khả năng kết nối với hệ thống đơn hàng
của các sàn thương mại điện tử và website bán hàng giúp tối ưu việc
quản lý và kiểm soát các vấn đề trong q trình giao nhận.
Ngồi ra các doanh nghiệp cịn cung cấp dịch vụ chuyển hàng,
phát hàng thu tiền (COD), khách hàng có thể truy cập phần mềm
dịch vụ để chuyển đơn hàng, tra cứu định vị, nhận các hỗ trợ, chăm
sóc trực tuyến… Sự phối hợp này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai
phía nhờ vào cơng nghệ phát triển theo hướng hiện đại và dễ sử
dụng. Hiện nay, các doanh nghiệp bưu chính như Giao hàng nhanh,
Giao hàng tiết kiệm, PCS đều ra mắt App giao hàng. Ứng dụng sẽ
kết nối tự động với nhà vận chuyển. Khi có đơn hàng mới, khách
hàng chỉ cần thực hiện giao hàng, đơn hàng sẽ tự động gửi yêu cầu
giao hàng đến đơn vị vận chuyển mà không cần tự liên hệ với nhà
vận chuyển. Với cơ chế hoạt động này, khách hàng sẽ không cần
phải làm bằng tay các thao tác xuất dữ liệu đơn hàng và nhập vào
phần quản lý riêng cả nhà vận chuyển.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Không chỉ ở Việt Nam mà trên tồn thế giới, lĩnh vực bưu chính
đang có một sức “nóng” trong q trình chuyển đổi số. Q trình
này địi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi liên tục thích nghi với
cái mới để khơng bị tụt lại phía sau. Đại dịch Covid-19 đang làm
thay đổi cả thế giới, tác động tiêu cực tới hoạt động cung cấp dịch

vụ của các doanh nghiệp bưu chính, đặc biệt là các doanh nghiệp


156

QUẢN TRỊ THƠNG MINH TRONG MƠI TRƯỜNG PHỨC HỢP TỒN CẦU: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

tư nhân. Vì thế cần có các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số, ứng
dụng trí tuệ nhân tạo để các doanh nghiệp bưu chính có thể thích
ứng với bối cảnh mới và phát triển bền vững.
Nâng cao năng lực tài chính
Nguồn lực tài chính là yếu tố sống còn với tất cả các doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp cần có một quỹ tài chính bền vững để
áp dụng chuyển đối số, mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị
trường. Để nâng cao năng lực tài chính, các doanh nghiệp cần xây
dựng một chiến lược tài chính thơng minh với nhiều kênh huy
động đảm bảo như: huy động nguồn vốn nội bộ từ các cổ đơng, các
quỹ,… và các nguồn vốn từ bên ngồi như tín dụng thương mại,
tín dụng ngân hàng, khách hàng ứng trước, tín dụng thu mua tài
sản,… Nguồn vốn này sẽ dùng đầu tư cho đổi mới, mua sắm trang
thiết bị hiện đại, xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển lĩnh vực bưu
chính. Mặt khác, doanh nghiệp cần xác định chính xác nhu cầu về
từng loại vốn: Thị trường, đầu tư thiết bị và công nghệ, lao động
tiền lương, kế hoạch tài chính,…
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Khoa học công nghệ phát triển, nguồn nhân lực trong ngành
bưu chính phải thích nghi, làm chủ cơng nghệ. Trong đội ngũ nhân
viên bưu chính bao gồm: Nhân viên kinh doanh, thường xuyên tiếp
cận, nắm bắt nhu cầu khách hàng, chào bán sản phẩm dịch vụ và
chăm sóc trước, trong, sau bán hàng; Nhân viên giao dịch tiếp nhận

đơn hàng, sử dụng thành thạo các phần mềm tiên tiến; Nhân viên
khai thác, vận hành hệ thống thiết bị, phương tiện kỹ thuật trong
q trình tự động hóa chia chọn, phân hướng và thường xuyên cải
tiến, rút ngắn thời gian khai thác; Nhân viên phát, xác định tọa độ,
giao hàng kịp thời và đáp ứng những yêu cầu cho người nhận ở
khâu cuối cùng. 
Thị trường đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, các dịch
vụ bưu chính đã áp dụng công nghệ mới, dần chuyển sang những
dịch vụ giá trị gia tăng, ví dụ: dịch vụ thư trực tiếp (Direct mail),


CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH CĨ VỐN TƯ NHÂN

157

DataPost, các dịch vụ tài chính bưu chính, thương mại điện tử hay
hàng loạt các dịch vụ công của Chính phủ cũng được bưu chính tiếp
cận và tổ chức thực hiện như: chi trả bảo hiểm xã hội; Chuyển phát
hộ chiếu, chứng minh nhân dân… Ngoài ra, tại các bưu cục cịn
triển khai dịch vụ thanh tốn các loại hóa đơn điện thoại, điện lực,
Internet hay thanh tốn phí bảo hiểm, ngân hàng… Nhưng thực
tế lại cho thấy lực lượng lao động trong lĩnh vực bưu chính của các
doanh nghiệp chưa đủ chất lượng, lao động sơ cấp và công nhân
vẫn chiếm một tỷ lệ cao (84%) và vẫn sử dụng lao động phổ thông
đặc biệt nhân lực cấp cao cịn rất thiếu, (Bùi Thị Qun, 2020)…
do đó gặp một số khó khăn trong việc nắm bắt, áp dụng các cơng
nghệ tiên tiến. Vì thế, nếu nhân viên bưu chính chỉ được đào tạo
theo giáo trình cơ bản về nghiệp vụ thì chưa đủ mà phải có kiến
thức tổng hợp, hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Các doanh nghiệp cần
đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ cơng

chức, người lao động đặc biệt là nâng cao trình độ ứng dụng cơng
nghệ thơng tin vào hoạt động quản lý nhà nước và sản xuất kinh
doanh. Mặt khác, cần có chính sách và chế độ đãi ngộ đặc biệt để
thu hút nhân tài, khuyến khích chun gia trong và ngồi nước.
Thành lập hiệp hội bưu chính
Trong thời gian qua, sự phát triển của TMĐT đã làm bùng nổ
lĩnh vực bưu chính, chuyển phát nhưng cũng nảy sinh ba vấn đề
gồm: Việc cạnh tranh khốc liệt dẫn đến sự manh mún, mạnh ai
nấy làm; Không thể hội nhập quốc tế; Không được tiếp cận các văn
bản pháp luật đầy đủ. Việc thành lập hiệp hội bưu chính cũng sẽ
mang lại các lợi ích về đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, truyền thơng về
chính sách; được tận dụng các thế mạnh của nhau để cùng phát
triển như dùng chung hạ tầng như VNPost (Tổng Công ty Bưu
điện Việt Nam) đã đầu tư logistics thì các doanh nghiệp bưu chính,
chuyển phát có thể khai thác chung hoặc tận dụng xe chạy khơng
một chiều. Các doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm chuyển
đổi số thành công từ VNPost hay ViettelPost (Tổng Cơng ty Cổ phần
bưu chính Viettel). Hiệp hội ra đời sẽ hỗ trợ, bảo đảm lợi ích của các


158

QUẢN TRỊ THƠNG MINH TRONG MƠI TRƯỜNG PHỨC HỢP TỒN CẦU: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

doanh nghiệp và việc tham gia hiệp hội cũng sẽ mang lại nhiều cơ
hội tương tác cho các doanh nghiệp.
Ứng dụng các thành tựu chuyển đổi số
Đối với hoạt động quản trị tài chính – kế toán: Doanh nghiệp
ứng dụng phần mềm kế toán online, hóa đơn điện tử, dịch vụ kết
nối ngân hàng điện tử, dịch vụ thuế điện tử,… Đối với hoạt động

quản trị nhân sự: Phần mềm tuyển dụng, phần mềm quản lý nhân
sự. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng: phần mềm
quản lý khách hàng, automation marketing,… Đối với hoạt động
quản trị – điều hành chung: phần mềm quản lý công việc, phần
mềm quản lý tài sản, phần mềm quản lý tài liệu, hồ sơ, phần mềm
quản lý phòng họp,…
Nâng cao năng lực tổ chức quản lý
Việc chuyển đổi số có thành cơng hay khơng phụ thuộc rất
lớn vào sự dẫn dắt của người đứng đầu. Vậy nên, người đứng đầu
doanh nghiệp cần có năng lực, dám ứng dụng sáng tạo công nghệ
mới, dám thay đổi mô hình quản trị, dám thay đổi mơ hình kinh
doanh. Mặt khác, ban lãnh đạo cần thường xuyên cập nhật kiến
thức, những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản
lý sự biến đổi trong môi trường cạnh tranh, kỹ năng đàm phán và
giao tiếp, sự nhạy bén, tầm nhìn sâu rộng, sự quan sát, phân tích
đánh giá tỉ mỉ,… để có khả năng quản lý doanh nghiệp trong bối
cảnh mới; Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá và điều chỉnh
trong từng quá trình sản xuất và chiến lược của doanh nghiệp; Áp
dụng linh hoạt các mô hình tổ chức quản lý hiện đại, linh hoạt thay
vì các mơ hình truyền thống. Lựa chọn mơ hình tổ chức phù hợp
với doanh nghiệp nhằm phát huy được vai trò của các bộ phận
trong doanh nghiệp, tạo sự gắn kết trong doanh nghiệp, đồng thời
mở ra cơ hội hợp tác quốc tế.


CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH CĨ VỐN TƯ NHÂN

159

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Quyên (2020), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
bưu chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.
2. Postal Development Report 2019, Perspectives on the performance of
postal operators worldwide.
3. Rachinger, M., Rauter, R., Müller, C., Vorraber, W., & Schirgi, E. (2018),
“Digitalization and its influence on business model innovation”,
Journal of Manufacturing Technology Management, 30(8), 1143–1160.
4. Rothberg, H. N., & Erickson, G. S. (2017), “Big data systems:
Knowledge transfer or intelligence insights?”, Journal of Knowledge
Management, 21(1), 92–112.
5. Verhoef, P. C., Broekhuizen, T., Bart, Y., Bhattacharya, A., Dong,
J. Q., Fabian, N., & Haenlein, M. (2019), “Digital transformation:
A multidisciplinary reflection and research agenda”, Journal of
Business Research.



×