Hội thảo khoa học Quốc gia
THỰC TRẠNG KHUNG PHÁP LÝ TRÁI PHIẾU XANH
Ở VIỆT NAM
Nguyễn Phương Thảo
Email:
Viện nghiên cứu lập pháp, Ủy ban thường vụ Quốc hội
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta đang là chủ đề nhức nhối
và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Vấn đề ơ nhiễm mơi
trường nước, khơng khí, đất… đã và đang ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn. Mặc dù, các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi
trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng chưa đủ để cải thiện tình trạng ơ
nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Thực trạng này đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống người
dân. Trong bối cảnh đó, nhằm cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường
và biến đổi khí, Việt Nam xác định, tăng trưởng xanh là một chiến lược
quan trọng nhằm hướng đến phát triển bền vững, phát triển tài chính
xanh để huy động nguồn vốn đầu tư cho các dự án nhằm giảm thiểu tác
động do các hiện tượng thiên nhiên cực đoan gây ra.
Thời gian qua, hệ thống các văn bản pháp luật về xây dựng tổng thể
định hướng phát triển tài chính xanh đang dần hồn thiện, trong đó
xác định định hướng điều chỉnh chung, phương thức tổ chức thực hiện,
cách thức phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm hướng tới
thúc đẩy tăng trưởng xanh. Cơ quan chức năng thực hiện rà sốt, hồn
thiện khung chính sách tài chính nhằm phát triển thị trường vốn xanh
và các sản phẩm tài chính xanh như trái phiếu xanh; trái phiếu chính phủ
và trái phiếu chính quyền địa phương phục vụ cho các mục tiêu, chương
trình, dự án xanh; các chỉ số xanh, chỉ số bền vững, chỉ số cacbon; các
chứng chỉ, chứng chỉ đầu tư xanh của các quỹ đầu tư phát hành.18 Bài
viết sẽ đề cập đến thực trạng khung pháp lý về trái phiếu xanh từ đó
đưa ra những giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu xanh ở Việt
Nam trong thời gian tới.
Dương Thị Thanh Tân (Bộ mơn Tài chính - kế tồn, Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh,
Trường đại học Lâm nghiêp), Tiềm năng phát triển trái phiếu xanh ở Việt Nam, http://
tapchicongthuong.vn/, 13/12/2019.
18
162
Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam
1. TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU XANH
Trái phiếu xanh đang được chú trọng trong chính sách phát triển của nước ta
nhằm thúc đẩy tài chính xanh hướng tới sự phát triển bền vững. Hiểu một cách
chung nhất, trái phiếu xanh là cơng cụ nợ của chính phủ hoặc của doanh nghiệp,
huy động vốn phục vụ cho những mục tiêu, dự án thân thiện với môi trường và
xã hội.
Theo định nghĩa của Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu khí hậu (Climate Bonds Initiative
- CBI): Trái phiếu xanh là trái phiếu được phát hành nhằm huy động vốn cho
những giải pháp biến đổi khí hậu do chính phủ, ngân hàng, địa phương hoặc
doanh nghiệp phát hành, dán nhãn trái phiếu xanh dưới dạng chứng khoán nợ
bao gồm chứng khốn hóa, phát hành riêng lẻ, trái phiếu có đảm bảo.
Theo Bộ nguyên tắc GBP 2015(Green Bond Principles - GBP) định nghĩa: Trái phiếu
xanh là bất kỳ một loại trái phiếu nào mà số tiền thu được từ việc phát hành trái
phiếu được sử dụng cho việc tài trợ hoặc tái tài trợ một phần hoặc toàn bộ Dự án
xanh mới hoặc Dự án xanh đang hoạt động đủ điều kiện cấp vốn và tuân thủ 4
nguyên tắc của bộ nguyên tắc GBP19.
Ở nhiều nước, khái niệm này được hiểu rộng hơn, đó là cơng cụ huy động vốn cho
các dự án đáp ứng được các tiêu chí về phát triển bền vững. Tùy từng giai đoạn
và tùy từng quốc gia, các dự án huy động trái phiếu xanh sẽ phải đáp ứng tất cả
hoặc một phần quy định về ESG (mơi trường, xã hội và quản trị). Theo đó, nhiều
nơi có xu hướng sử dụng thuật ngữ trái phiếu phát triển bền vững, thay cho từ
gốc ban đầu là trái phiếu xanh. Sở dĩ sản phẩm này ngày càng được đón nhận vì
xu hướng đầu tư có trách nhiệm với xã hội đang trở thành chuẩn mực trong hoạt
động của các nhà đầu tư quốc tế.20
Ở Việt Nam, trái phiếu xanh được xác định là một sản phẩm nằm trong tăng
trưởng xanh được xác định là một chiến lược hướng đến phát triển bền vững.
Định nghĩa về trái phiếu xanh được quy định tại Nghị định số 163/2018/NĐ-CP
ban hành ngày 4/12/2018, quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (Nghị
định 163/2018/NĐ-CP) đã nêu trong Điều 4 như sau: “Trái phiếu doanh nghiệp
xanh là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho các dự án bảo vệ
môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường”, và Nghị định số 95/2018/
NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2018, quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm
Do nhóm các tổ chức bao gồm 4 ngân hàng tồn cầu là Bank of America Merrill Lynch,
Citi Group, Crédit Agricole và JPMorgan Chase Bank đã phối hợp với nhau để soạn thảo
Bộ Nguyên tắc phát hành và sử dụng nguồn thu từ trái phiếu xanh (Green Bond Principles
- GBP).
20
Phạm Oanh, “Giấc mơ” chứng khoán xanh, 27/1/2017.
19
163
Hội thảo khoa học Quốc gia
yết và giao dịch công cụ nợ của chính phủ trên thị trường chứng khốn (Nghị
định 95/2018/NĐ-CP) đã nêu trong Điều 21 như sau: “Trái phiếu xanh là một loại
trái phiếu Chính phủ được phát hành để đầu tư cho các dự án liên quan đến hoạt
động bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường (dự án xanh)
và nằm trong danh mục dự án được phân bổ vốn đầu tư công theo quy định của
Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước”.
Ngoài những đặc điểm chung giống với các loại trái phiếu khác, trái phiếu xanh có
những đặc điểm riêng như sau: Số tiền thu được sau khi trừ các chi phí liên quan
đến đợt chào bán được sử dụng để tài trợ hoặc tái tài trợ cho các dự án xanh, các
dự án vì mơi trường hoặc có tính đến lợi ích mơi trường, trong khi các loại trái
phiếu khác có thể sử dụng để tài trợ cho nhiều dự án khác có thể khơng phải là
dự án xanh.
Trái phiếu xanh có những điều khoản khác về cơ chế trả nợ, truy đòi/miễn truy
đòi tổ chức phát hành. Do đặc điểm của trái phiếu xanh là huy động vốn cho các
dự án xanh - loại dự án có lợi nhuận thấp, một số dự án có thể có rủi ro, nên so
với các loại trái phiếu khác trái phiếu xanh có các điều khoản cụ thể về trả nợ, truy
đòi/miễn truy đòi tổ chức phát hành.21
2. THỰC TRẠNG KHUNG PHÁP LÝ VỀ TRÁI PHIẾU XANH
Trước tình hình biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng, Việt Nam
đã nhìn nhận tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng trong phát triển bền
vững. Và để thúc đẩy tăng trưởng xanh Đảng và Nhà nước đã có những văn bản
nhằm hình thành khung pháp lý thực hiện và phát triển tăng trưởng xanh. Tại Hội
nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương Khóa XI đã thơng qua Nghị quyết số
24-NQ/TW ngày 3/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường về tài chính xanh Nghị quyết đã xác định
nhiệm vụ trọng tâm: “Thúc đẩy chuyển đổi mơ hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại
nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Ban hành bộ chỉ
số đánh giá kết quả phát triển bền vững, tăng trưởng xanh đưa vào bộ tiêu chí quốc
gia; thí điểm phát triển mơ hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh, đô thị xanh, nông
thôn xanh”.
Về phía Chính phủ, từ năm 2012, Chính phủ đã có định hướng về tài chính xanh và
các sản phẩm tài chính xanh cho thị trường chứng khốn Việt Nam để tạo nguồn
Dương Thị Thanh Tân (Bộ mơn Tài chính - kế toàn, Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh,
Trường đại học Lâm nghiêp), Tiềm năng phát triển trái phiếu xanh ở Việt Nam, http://
tapchicongthuong.vn/, 13/12/2019.
21
164
Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam
tài chính cho tăng trưởng xanh. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược
quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 205022.
Trong đó, xác định mục tiêu chung là: “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các –
bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế
vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu
bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”.
Năm 2014, Thủ tướng chính phủ đã kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng
xanh giai đoạn 2014 -202023. Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh
giai đoạn 2014 – 2020 bao gồm 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm
vụ hành động cụ thể. Trong đó, trái phiếu xanh nằm trong tên hoạt động về: “Hình
thành khung chính sách tài chính tăng trưởng phát triển tài chính” với nội dụng hoạt
động: “Phát triển bền vững với doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán liên
quan đến chiến lược tăng trưởng xanh”.
Như vậy, chiến lược về tài chính xanh được xác định hướng tới gia tăng việc phát
hành các sản phẩm xanh như trái phiếu xanh, vốn vay lưu động cho các công ty
dịch vụ năng lượng ESCOs, cho vay để lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái
nhà, cho vay để chế tạo xe điện, cho vay để lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên
mái nhà các hộ gia đình, cho vay để thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng
trong tịa nhà...
Mặc dù, Chính phủ đã có chiến lược và kế hoạch hành động để thực hiện tài chính
xanh trong đó có phát hành trái phiếu xanh tuy nhiên, khung pháp lý cho hoạt
động này vẫn còn thiếu và còn nhiều vướng mắc.
Năm 2017, Chính phủ ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTG phê duyệt Lộ trình
phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
trong đó đã đưa ra giải pháp thực hiện hồn thiện khung khổ chính sách về thị
trường với trái phiếu xanh cụ thể: Ban hành các cơ chế, chính sách về phát triển
thị trường trái phiếu xanh để tạo điều kiện cho các chủ thể phát hành huy động
vốn thông qua phát hành trái phiếu để thực hiện các dự án xanh. Về tổ chức thực
hiện, Quyết định 1191/QĐ_TTG giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng và ban hành các
cơ chế chính sách về phát triền thị trường trái phiếu xanh.
Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 95/2018/NĐ-CP về phát hành, đăng
ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng
khốn, trong đó có quy định về trái phiếu xanh. Theo đó, đây là loại trái phiếu
Chính phủ được phát hành để đầu tư cho các dự án liên quan đến hoạt động bảo
22
23
Tại Quyết định 1393/QĐ-TTg, Ngày 25/09/2012
Tại Quyết định số 403/QĐ-TTg, Ngày 20/03/2014
165
Hội thảo khoa học Quốc gia
vệ môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường (dự án xanh) và nằm
trong danh mục dự án được phân bổ vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu
tư công, Luật Ngân sách nhà nước. Nghị định được ban hành nhằm thúc đẩy các
hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch loại hình trái phiếu này.
Tiếp đó, để hồn thiện hơn khung pháp lý cho trái phiếu xanh, Ngày 4 tháng 12
năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về
phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2
năm 2019, và thay thế Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2011
của Chính phủ. Nghị định 163/2018/NĐ-CP điều chỉnh việc phát hành riêng lẻ
trái phiếu (bao gồm cả trái phiếu chuyển đổi) của doanh nghiệp trong nước,
trong và ngồi phạm vi lãnh thổ Việt Nam, nhưng khơng điều chỉnh việc phát
hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng. Nghị định 163 lần đầu tiên đưa
ra khái niệm trái phiếu doanh nghiệp “Xanh” và các quy định riêng đối với trái
phiếu xanh. Cụ thể:
- Về nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp: “Đối với phát
hành trái phiếu xanh, ngoài việc tuân thủ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản
3 Điều này24, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được hạch toán, quản lý theo dõi
riêng và giải ngân cho các dự án bảo vệ môi trường theo phương án phát hành
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.25
- Về Cơng bố thơng tin trước đợt phát hành của doanh nghiệp: Riêng đối với phát
hành trái phiếu xanh, ngồi nội dung cơng bố thông tin theo quy định tại điểm a
khoản này26, doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin về quy trình quản
lý, giải ngân vốn từ phát hành trái phiếu xanh theo quy định tại khoản 4 Điều 5
của Nghị định.27
- Về nội dung công bố thông tin định kỳ, đối với tài phiếu xanh phải thực hiện báo
cáo sử dụng vốn, tiến độ giải ngân, tiến độ thực hiện dự án và báo cáo đánh giá
1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm
về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.
2. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, để tăng
quy mô vốn hoạt động hoặc để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp. Mục đích
phát hành phải được doanh nghiệp nêu cụ thể tại phương án phát hành trái phiếu và công
bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu theo quy định tại Nghị định này.
3. Việc sử dụng vốn huy động được từ phát hành trái phiếu phải đảm bảo đúng mục đích
theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.
25
Khoản 4, Điều 5 của Nghị định 163/2018/NĐ-CP
26
Điểm a, Khoản 1, Nội dung công bố thông tin trước đợt phát hành theo Mẫu tại Phụ lục
I ban hành kèm theo Nghị định này;
27
Điểm b, Khoản 1, Điều 22 của Nghị định 163/2018/NĐ-CP;
24
166
Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam
tác động đến mơi trường theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định ; trong
đó, báo cáo sử dụng vốn phải có ý kiến soát xét của tổ chức kiểm toán.28
- Về chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp tại Sở Giao dịch chứng
khoán, đối với những doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh ngồi những
thơng tin và nội dung cơ bản cơ bản về trái phiếu thì những doanh nghiệp phiếu
xanh phải cung cấp thơng tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành,
tình hình thanh tốn gốc, lãi trái phiếu; tình hình sử dụng vốn, tiến độ giải ngân,
tiến độ thực hiện dự án và báo cáo đánh giá tác động đến mơi trường.29
Như vậy, có thế thấy phía Chính phủ đang nỗ lực thực hiện hồn thiện khung
pháp lý nhằm phát triển trái phiếu xanh, tạo hành lang thu hút các nhà đầu tư
đặc biệt là nhóm nhà đầu tư quan tâm đến tài chính xanh, bảo vệ mơi trường,
thực hiện xanh hóa nền kinh tế trong thời gian tới. Từ đó, khuyến khích các doanh
nghiệp phát hành trái phiếu xanh để thu hút nguồn lực vào sản suất xanh, sạch
đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai.
Về phía các Bộ ngành, thực hiện theo chiến lược về kế hoạch hành động quốc gia
và các Quyết định của Chính phủ về tăng trưởng xanh các bộ ngành cũng đã triển
khai kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
triển khai xây dựng kế hoạch ban hành tiêu chí xác định dự án xanh. Theo đó, các
nhóm lĩnh vực dự án xanh được đề xuất xem xét bao gồm: năng lượng tái tạo, tiết
kiệm và hiệu quả năng lượng, chuyển đổi và quản lý sử dụng đất, lâm nghiệp bền
vững, quản lý chất thải bền vững và nông nghiệp xanh.
Bộ Tài chính đã có Quyết định số 2183/QĐ-BTC ngày 20/10/2015 ban hành Kế
hoạch hành động của ngành Tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh đến năm 2020 đã đưa ra những nhiệm vụ cụ thể như đối với trái
phiếu xanh như sau:
+ Thiết lập một khung tài chính xanh cho các hoạt động trên thị trường vốn như:
ban hành các quy định, điều kiện khi niêm yết cổ phiếu (niêm yết xanh), báo cáo
(trong báo cáo bền vững) và trong giám sát (theo các tiêu chí tài chính xanh).
+ Phát hành trái phiếu, chứng chỉ đầu tư,... cho các dự án, chương trình và lĩnh
vực xanh.
+ Xây dựng các bộ chỉ số xanh để theo dõi, đánh giá và giao dịch trên thị trường vốn.
Và xác định cụ thể trái phiếu xanh gồm các trái phiếu của doanh nghiệp xanh,
phát hành cho các dự án xanh hoặc các sản phẩm xanh là một trong những sản
phẩm của thị trường vốn xanh.
28
29
Điểm b, Khoản 2, Điều 24 của Nghị định 163/2018/NĐ-CP;
Điểm d, Khoản 2, Điều 29 của Nghị định 163/2018/NĐ-CP;
167
Hội thảo khoa học Quốc gia
Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 06/08/2015 Ban
hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện chiến lược quốc gia
về tăng trưởng xanh với mục tiêu Thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về
tăng trưởng xanh, góp phần thúc đẩy q trình tăng trưởng xanh…; Nâng cao
nhận thức, vai trò và năng lực của ngành ngân hàng trong thực hiện cấp tín dụng
cho các ngành kinh tế xanh, phát triển các sản phẩm và dịch vụ nhằm hỗ trợ cho
các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh. Thông qua Ban hành kế hoạch
hành động của ngành ngân hàng cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của
tăng trưởng xanh bởi trái phiếuđược coi như một loại chứng khốn có thu nhập
cố định nhằm thu hút vốn cho các dự án có lợi ích về mơi trường. Các ngân hàng
Việt Nam cần tích cực hơn trong phát hành trái phiếu xanh. Bởi, việc phát hành
trái phiếu xanh mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng như nâng cao độ tin cậy của
ngân hàng, thu hút được nhà đầu tư lớn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động…
Khung pháp lý được xây dựng thời gian qua đối với phát triển xanh nói chung và
trái phiếu xanh nói riêng là cơ hội để các tổ chức, cá nhân có thể tham gia đầu tư
thu hút vốn từ trái phiếu xanh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án
xanh ở Việt Nam có điều kiện tiếp cận nguồn vốn. Tuy nhiên, việc xây dựng khung
pháp lý thời gian qua chưa đủ để vượt qua các rào cản phát hành trái phiếu xanh.
Vì vậy, trong thời gian tới vẫn cần tiếp tục có những giải pháp về chính sách, pháp
luật để khắc phục những rào cản để các tổ chức, doanh nghiệp có điều kiện thuận
lợi tham gia thị trường trái phiếu xanh.
3. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ KHUNG PHÁP LÝ NHẰM PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU XANH
- Chính phủ Việt Nam cần ban hành văn bản cụ thể liên quan đến trái phiếu xanh.
Cụ thể:
+ Quy định rõ các tiêu chuẩn riêng trong việc xác định trái phiếu xanh, dự án xanh
cũng như các nguyên tắc trong việc phát hành và quản lý nguồn vốn hình thành
từ trái phiếu xanh…
+ Bổ sung văn bản pháp lý, đưa ra các chính sách ưu đãi khuyến khích các chủ thể
phát hành trái phiếu xanh và thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến loại tài sản này
như các chính sách ưu đãi về thuế, phí và các điều kiện khác cho các đơn vị phát
hành, các nhà đầu tư.
+ Sửa đổi, điều chỉnh các quy định về trình tự thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt
triển khai dự án (Luật Đầu tư công, các nghị định và thơng tư hướng dẫn…) khắc
phục tình trạng kéo dài, nhiều bước còn phức tạp, kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ
giải ngân và tiến độ thực hiện dự án xanh.
168
Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam
- Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khốn Nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể 4 chuẩn
mực quốc tế về Trái phiếu xanh (GBPs) ở Việt Nam. Có thể đưa ra một số giải pháp
như: (1) Sử dụng tiền thu được từ phát hành: Cần hướng dẫn cụ thể số tiền thu
được từ việc phát hành trái phiếu xanh sẽ được phân chia để cấp vốn cho các dự
án xanh một cách phù hợp và hiệu quả; (2) Quy trình đánh giá và lựa chọn dự án:
Cần có quy trình đánh giá và lựa chọn cụ thể, thống nhất để chọn ra các dự án
xanh được sử dụng nguồn vốn huy động được từ trái phiếu xanh trong điều kiện
nguồn vốn huy động có hạn nhưng các dự án cần sử dụng vốn nhiều; (3) Quản lý
tiền thu được từ phát hành: Cần có cơ chế quản lý số tiền thu được từ phát hành
trái phiếu xanh để đảm bảo số tiền thu được sẽ được sử dụng đúng mục đích cho
các dự án xanh, tránh thất thốt, sử dụng sai mục đích; (4) Báo cáo đánh giá tác
động mơi trường: Cần có quy định về việc đánh giá tác động môi trường đối với
các dự án nhận được nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu xanh để xem xét
hiệu quả kinh tế, xã hội mà dự án mang lại từ đó đưa ra quyết định tiếp tục hay
dừng cấp vốn cho dự án.30
+ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sớm soạn thảo “Hướng dẫn phát triển thị trường
trái phiếu xanh” để các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, địa phương và các
tổ chức có định hướng cụ thể trong q trình tiếp cận và chuẩn bị để phát hành
trái phiếu xanh trên thị trường.31
+ Bộ Tài chính nên cho phép một số địa phương lớn phát hành trái phiếu xanh dự
án và trái phiếu xanh đảm bảo, điều này sẽ tạo cơ hội huy động vốn lớn hơn cho
các dự án xanh, thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh mạnh hơn ở Việt Nam.
Ngồi việc đưa ra các giải pháp thì các cơ quan chức năng cần chú trọng đến
công tác thực hiện các giải pháp. Việc thực hiện các giải pháp cần tiến hành một
cách đồng bộ, có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan, cũng như thống nhất từ
trung ương đến địa phương. Có như vậy, thời gian tới thị trường trái phiếu xanh
mới thực sự phát triển, phát huy được những ưu thế như huy động vốn với các
dự án quốc gia trong lĩnh vực môi trường, các dự án xanh ở địa phương, giúp các
doanh nghiệp thực hiện các dự án năng lượng tái tạo, đầu tư xử lý chất thải, giảm
thiểu khí thải và những hoạt động sản xuất tác động xấu đến môi trường đóng
góp vào sự phát triển tăng trưởng xanh và bền vững của quốc gia.
Dương Thị Thanh Tân (Bộ môn Tài chính - kế tồn, Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh,
Trường đại học Lâm nghiêp), Tiềm năng phát triển trái phiếu xanh ở Việt Nam, http://
tapchicongthuong.vn/, 13/12/2019.
31
Dương Thị Thanh Tân (Bộ mơn Tài chính - kế tồn, Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh,
Trường đại học Lâm nghiêp), Tiềm năng phát triển trái phiếu xanh ở Việt Nam, http://
tapchicongthuong.vn/, 13/12/2019.
30
169
Hội thảo khoa học Quốc gia
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
Ths. Nguyễn Thị Minh Châu, Kinh nghiệm phát triển trái phiếu xanh của
Trung Quốc cho Việt Nam.
[2]
Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015), Trái phiếu xanh – tiềm năng và thách
thức, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, số 204, trang 20.
[3]
Phạm Oanh, “Giấc mơ” chứng khốn xanh, https://tinnhanhchungkhoan.
vn/, 27/1/2017.
[4]
Dương Thị Thanh Tân (Bộ mơn Tài chính – kế tồn, Khoa Kinh tế và quản trị
kinh doanh, Trường đại học Lâm nghiêp), Tiềm năng phát triển trái phiếu
xanh ở Việt Nam, 13/12/2019.
[5]
Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Tài chính xanh và rủi ro môi
trường của Việt Nam, 12/04/2018
[6]
Trần Trọng Triết (2017), Trái phiếu xanh – kênh thu hút vốn mới, http://
tapchithue.com.vn/doanh-nghiep-thi-truong/11075-trai-phieu-sanh.html,
05/2017
[7]
Nguyễn Vũ, Phát hành trái phiếu xanh vẫn còn nhiều rào cản, http://
thoibaonganhang.vn/, 30/11/2018
170