Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tìm hiểu về quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 25 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN
TÌM HIỂU VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN
QUAN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC THEO PHÁP
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM HIỆN NAY

Môn học: Luật Kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thuỳ Dung
Lớp: BC3 – 21C1LAW51100129
Người thực hiện: Văn Dương Thiên Lam
MSSV: 31211028301

TP Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 12 năm 2021
1


LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là
quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả có ảnh hưởng rất lớn đến
các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Quyền tác giả và các quyền liên quan đến
quyền tác giả sẽ giúp hạn chế các hành vi không lành mạnh, như sao chép, vi phạm
bản quyền… giúp sân chơi của mọi người trở nên “phẳng” và công bằng hơn.
Quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả sẽ giúp mọi cá nhân, tổ
chức nâng cao khả năng sáng tạo và bảo vệ tác phẩm của mình.
Âm nhạc đóng một vai trị quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi bài hát,
mỗi bản nhạc đều gợi lên nhiều điều mới mẻ, khơi gợi trí tưởng tượng phong phú
và âm vang của con người. Âm nhạc làm phong phú tâm hồn và suy nghĩ của con
người thông qua tiếng hát độc đáo. Màu sắc của âm thanh, tạo thành một giai điệu


tinh tế, gây sốc cho những người thưởng thức âm nhạc.Trong công cuộc hội nhập
kinh tế toàn cầu như hiện nay, các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như
quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ngày
càng được quan tâm và thực hiện. Điều đó được thể hiện rõ ràng khi hệ thống pháp
luật về sở hữu trí tuệ nói chung và về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền
tác giả nói riêng ngày càng được bổ sung, hồn chỉnh từ luật đến nghị định, thơng
tư,…. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc triển khai và thực hiện vẫn cịn nhiều khó khăn,
vướng mắc.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác
giả đối với các tác phẩm âm nhạc cũng như những bất cập của nó trong cơng tác
thực hiện hiện tại, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu về quyền tác giả
và quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam hiện nay” nhằm giúp người đọc nhận thức rõ hơn và đưa ra những quyết định
đúng đắn về “đứa con tinh thần” của mình, tránh gặp những vấn đề vi phạm quyền
tác giả.
Trong quá trình làm việc, do còn hạn chế về mặt kiến thức nên chắc hẳn bài tiểu
luận cịn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cơ để bài
làm hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
1.1 Khái niệm về tác phẩm âm nhạc
Tác phẩm âm nhạc có nguồn gốc là một đoạn nhạc, cấu trúc âm nhạc của một đoạn
nhạc hay quá trình sáng tạo ra một đoạn nhạc mới. Một tác phẩm âm nhạc hoàn
chỉnh thường bao gồm ba yếu tố: giai điệu, hòa âm và tiết tấu. Những người tạo ra
các đoạn nhạc được gọi là nhà soạn nhạc (hoặc tác giả sáng tác nhạc, nhạc sĩ)

“Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc
hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có
hoặc khơng có lời, khơng phụ thuộc vào việc trình diễn hay khơng trình diễn.”
(Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
1.2 Khái quát về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
1.2.1 Khái niệm về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi là bổ sung năm 2009 và
2019 (sau đây sẽ gọi là Luật sở hữu trí tuệ) : “Quyền tác giả là quyền của tổ chức,
cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc hay còn gọi là bản quyền, bản quyền tác
giả là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu, tác giả tác phẩm âm nhạc
được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, gồm các quyền được pháp luật sở hữu trí tuệ
cơng nhận. Quan hệ pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là quan
hệ pháp luật dân sự tuyệt đối giữa các chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc và các chủ thể khác còn lại trong xã hội có nghĩa vụ tơn trọng quyền của
các chủ thể mang quyền.
1.2.2 Đặc điểm
Về chủ thể
Chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là tác giả của tác phẩm âm
nhạc. Khi tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới một hình thức nhất định thì chủ thể
có những quyền nhất định đối với tác phẩm âm nhạc. Trong trường hợp khơng có
hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm có thể
là nhạc sĩ, hoặc có trường hợp có thể là người khác khi: được chuyển nhượng
quyền tác giả, thuê tác giả sáng tạo tác phẩm theo hợp đồng sáng tạo,…1
Về khách thể

1 Nguồn: />
4



Khách thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là tác phẩm âm nhạc do tác
giả sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ. Tác phẩm âm nhạc ra đời trước hết nhằm đáp
ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần và giải trí của đơng đảo cơng chúng.
Về nội dung
Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng là tổng hợp các quyền nhân
thân và quyền tài sản (tham khảo Điều 19,20 Luật sở hữu trí tuệ) của các chủ thể
trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Trong số các
quyền nhân thân, quyền đặt tên hoặc bút danh cho tác phẩm âm nhạc là quyền đặc
biệt quan trọng của nhạc sĩ. Lĩnh vực âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật và giải
trí phổ biến trong đời sống con người, trong đó danh tiếng là quan trọng. Tác phẩm
âm nhạc không chỉ là công sức lao động sáng tạo của tác giả, mà còn là uy tín và
danh dự của tác giả. Mặt khác, tác phẩm âm nhạc dễ truyền bá, phát tán rộng rãi
trong xã hội, dẫn đến việc kiểm sốt sự tồn vẹn của tác phẩm cũng như tên tác giả
là điều không mấy dễ dàng. 2
1.3 Khái quát về quyền liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
1.3.1 Khái niệm
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ : “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau
đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình
được mã hóa.”
1.3.2 Đặc điểm
Hoạt động của các chủ thể quyền liên quan chính là hành vi sử dụng tác
phẩm đã có
Đó là người tổ chức sản xuất băng đĩa ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn, tổ chức phát
sóng buổi biểu diễn và các chủ thể khác sử dụng tác phẩm. Ví dụ, ca sĩ biểu diễn ca
khúc, nhạc công biểu diễn bản nhạc,… Bên cạnh các quyền được pháp luật ghi
nhận và bảo vệ, các chủ thể sử dụng tác phẩm cịn có các nghĩa vụ đối với tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả.
Đối tượng được bảo hộ khi có tính ngun gốc
Tính chất này của quyền liên quan được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, có

thể là kết quả của lao động sáng tạo và mang dấu ấn cá nhân. Ví dụ: các buổi biểu
diễn bài hát của ca sĩ và biểu diễn nhạc cụ của nghệ sĩ piano ln mang tính sáng
tạo và mang đậm dấu ấn cá nhân.
Tính nguyên gốc của quyền liên quan chỉ được xác định theo các đối tượng của
quyền liên quan được tạo ra lần đầu tiên. Quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi
2 Nguồn: />
5


hình chỉ được xác định cho người tạo ra bản định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh
cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác hoặc quyền liên quan đối với
chương trình phát sóng chỉ xác định cho tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát
sóng.
Tính ngun gốc giúp xác định được ai là chủ thể của quyền liên quan và biết được
các hành vi xâm phạm quyền liên quan. Nếu khơng mang tính ngun gốc tất cả
các bản ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng đều bị coi là sự
sao chép và không được thừa nhận các quyền liên quan đến đối tượng đó.3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN
LIÊN QUAN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
2.1Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc
2.1.1 Khái quát
Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc là việc Nhà
nước ban hành các quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập, công
nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm
âm nhạc do họ sáng tạo ra.
Trong đó, bao gồm các nội dung về xác lập, công nhận quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc, quản lý, sử dụng, khai thác quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc chống lại các hành vi xâm phạm.
Các Điều ước quốc tế đa phương về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan mà Việt
Nam tham gia ký kết và gia nhập có thể kể đến như:

1. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật
2. Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép trái
phép bản ghi âm của họ
3. Cơng ước Brussels về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh
4. Cơng ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức
phát sóng
5. Hiệp định Trips về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ
2.1.2 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả
Có thể thấy rằng khơng chỉ nhạc sĩ mới có thể có quyền tác giả đối với tác phẩm
của mình mà bất cứ cá nhân, tổ chức sáng tạo sở hữu tác phẩm âm nhạc thì đều sẽ
được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
3 Nguồn: />
6


Ngồi điều kiện về hình thức thể hiện thì điều kiện về chủ thể cũng là một trong
những điều kiện được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể trong Điều 13 Luật sở
hữu trí tuệ:
1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp
sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37
đến Điều 42 của Luật này.
2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá
nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngồi có tác phẩm được cơng bố lần đầu tiên
tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng
thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được cơng
bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngồi có tác phẩm được bảo hộ
tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.
2.1.3 Điều kiện bảo hộ quyền liên quan

Quy định tại Điều 16, Luật sở hữu trí tuệ:
1. Diễn viên, ca sĩ, nhạc cơng, vũ cơng và những người khác trình bày tác phẩm
văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).
2. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại Khoản 1 Điều 44 của
Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc
các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).
4. Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.
2.2Vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc
Tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam hiện nay tương đối tràn lan.
Khơng thể phủ nhận nghệ thuật địi hỏi sự sáng tạo, nhưng nghệ sĩ đã vay mượn ý
tưởng hoặc sao chép tác phẩm của người khác làm của mình. Vấn nạn vi phạm bản
quyền của các nghệ sĩ khơng cịn q xa lạ với mọi người.
Nhiều vụ vi phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc đã bị phanh phui ở Việt Nam trong
thời gian qua. Trong thời gian qua, một số tác phẩm âm nhạc bị vi phạm bản quyền
như:
2.2.1 Vi phạm quyền sao chép tác phẩm
Khoản 2, Điều 21, Nghị định 22/2018/NĐ-CP, Quyền sao chép “là quyền của chủ
sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc
tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả
việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử”.
7


Gần đây, có nhiều tranh cãi về việc "đạo nhạc" ca khúc của các ca sĩ, nhạc sĩ nổi
tiếng. “Đạo nhạc” vẫn đang là vấn đề với nhiều ý kiến trái chiều về việc ai đúng, ai
sai, ai đạo nhạc, đạo nhạc của ai vẫn là một câu chuyện chưa có hồi kết.
Trước hết, phải nói rằng, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam khơng quy định cụ thể “đạo
nhạc” là gì. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm hiểu khái niệm về đạo và đạo nhạc
chung trên thế giới.

Ở đây tạm đưa ra khái niệm trên Wisegeek và Wikipedia
Trên Wisegeek viết: “Đạo nhạc là việc sử dụng âm nhạc hoặc lời ca có bản quyền
mà khơng được sự đồng ý của người giữ bản quyền đó. Đạo là khái niệm pháp lý
của việc sao chép tác phẩm sáng tạo của cá nhân và tổ chức khác và đưa ra như thể
là nguyên bản”.
Trên Wikipedia viết: “Đạo nhạc là việc sử dụng hay bắt chước nhạc của một tác giả
khác trong khi lại tỏ ra như thể mình tự sáng tạo một tác phẩm nguyên bản. Đạo
nhạc ngày nay xảy ra trong hai trường hợp – đạo ý tưởng âm nhạc (cụ thể là giai
điệu hoặc mơ típ) hoặc lấy mẫu (lấy một phần của một bản ghi âm để sử dụng lại
trong một ca khúc khác)”.
Từ cách hiểu thực tiễn nêu trên có thể thấy có hai yêu cầu cơ bản để có thể xem
một hành vi được coi là đạo nhạc như sau:
Thứ nhất: Sử dụng, sao chép (bắt chước) một phần hay toàn bộ tác phẩm của tác
giả khác
Thứ hai: Tỏ ra mình tự sáng tác ra tác phẩm nguyên bản
Về việc bắt chước toàn bộ hay một phần (điều kiện cần): Âm nhạc bao gồm
tổng thể nhiều thứ tạo ra, theo đó cách hiểu chung nhất như trên thì việc lấy bất cứ
nét giai điệu nào, hay có bất cứ mơ tip nào giống, hay sử dụng bất cứ phần nào của
tác phẩm khác có thể bị coi là đạo nhạc.
Về việc tỏ ra mình tự sáng tác nguyên bản (điều kiện đủ): Nghĩa là việc sao
chép, bắt chước bất cứ phần nào của một tác phẩm sẽ không bị coi là đạo nhạc nếu
như không tỏ ra mình là người tự sáng tác ra tác phẩm nguyên bản. Tức là nếu có
sử dụng tác phẩm của người khác để tái tạo ra tác phẩm của mình thì phải thể hiện
rằng bản thân có sử dụng của người khác, tiếng Anh gọi là ghi “credit” (trong văn
học gọi là “trích dẫn”). Và tất nhiên, khi đã trích dẫn thì cần phải được sự đồng ý
của tác giả tác phẩm gốc.
Một số trường hợp bị “tố” đạo nhạc và sao
Vào tháng 5- 2017, một đoạn clip được đăng tải trên mạng đã chỉ ra sự giống nhau
giữa “ Ánh nắng của anh” – Đức Phúc ( sáng tác Khắc Hưng) và “I” của nghệ sĩ
piano Hàn Quốc – Yiruma. “I” là bản nhạc nằm trong album “First Love” được

8


Yiruma phát hành năm 2001. Ca khúc “Ánh nắng của anh” được khán giả nhận ra
có cách triển giai điệu “na ná” bản piano của Yiruma, đồng thời cũng gây ra tranh
cãi trong một khoảng thời gian dài.
2.2.2 Vi phạm quyền làm tác phẩm phái sinh
Theo Khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch
từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể,
biên soạn, chú giải, tuyển chọn”. Hoặc hiểu đơn giản, tác phẩm phái sinh là tác
phẩm được tạo ra dựa trên một tác phẩm đã có, có sáng tạo nhất định về nội dung,
về hình thức, về ngơn ngữ…
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được sáng tạo và được thể
hiện dưới một hình thức nhất định, khơng phân biệt nội dung, chất lượng, hình
thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa
đăng ký.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không
được phép của tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả, trừ trường hợp chuyển
sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị. Người không phải là chủ sở
hữu quyền tác giả khi làm tác phẩm phái sinh khác phải xin phép (nếu tác phẩm
chưa được công bố), trả tiền nhuận bút, thù lao… cho chủ sở hữu quyền tác giả
gốc.
Một số trường hợp vi phạm quyền làm tác phẩm phái sinh
Ca sĩ trẻ Phạm Hồng Phước cũng từng hứng chịu khơng ít gạch đá khi cho ra mắt
single “Khi chúng ta già” nhưng không ghi rõ ca khúc được phổ nhạc từ bài thơ
“Khi chúng ta già” của Nguyễn Thị Việt Hà. Sau đó, Hồng Phước đã công khai xin
lỗi Việt Hà và người ham mộ vì đã im lặng trong thời gian xảy ra sự cố và đã ghi rõ
tên tác giả viết lời ca khúc.
2.2.3 Vi phạm quyền biểu diễn trước công chúng hay truyền đạt tác phẩm
đến cơng chúng

Theo đó, quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là một trong những quyền tài
sản hết sức quan trọng của chủ sở hữu quyền tác giả. Khoản 1, Điều 21, Nghị định
22/2018/NĐ-CP có giải thích rõ hơn cho quyền này như sau: “Quyền biểu diễn tác
phẩm trước công chúng là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện
hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc
thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà cơng
chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc
biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà cơng chúng có thể tiếp cận được”. Việc
một nghệ sỹ truyền đạt tác phẩm đến công chúng mà chưa hỏi ý kiến của bên chủ
sở hữu sẽ được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ.
9


Các liveshow âm nhạc sử dụng bài hát có đăng kí bản quyền mà khơng được sự cho
phép của tác giả chính là một trường hợp vi phạm quyền biểu diễn trước cơng
chúng phổ biến nhất. Tính đến tháng 7/2019, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm
nhạc Việt Nam cho biết: “Nếu chỉ tính riêng các chương trìng quy mô lớn mà đơn
vị này phát hiện được, số lượng chương trình biểu diễn có xảy ra hành vi xâm
phạm quyền tác giả lên tới hàng trăm. Trong đó, có những đơn vị tổ chức những
chương trình lớn xong xố tên và thành lập công ty mới. Hành vi xâm phạm quyền
tác giả là cố ý, mặc dù Trung tâm đã gửi cảnh báo, gửi đề nghị đến các đơn vị tổ
chức biểu diễn”. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị đều cố tình né tránh việc thực hiện
các quy định về quyền tác giả nên dẫn đến tình trạng quyền và lợi ích hợp pháp của
tác giả bị xâm phạm, không được tôn trọng, gây bức xúc cho các tác giả sáng tác
âm nhạc.
Một số trường hợp vi phạm quyền biểu diễn trước công chúng hay truyền đạt
tác phẩm đến công chúng
1. Tại một sự kiện ở TP HCM, Thu Phương đã hát ca khúc “Nắm lấy tay anh”. Ca
khúc này được nhạc sĩ Tú Dưa viết để tặng độc quyền cho ca sĩ Tuấn Hưng. Việc
Thu Phương sử dụng ca khúc không xin phép khiến Tuấn Hưng bức xúc và gây ra

một cuộc khẩu chiến giữa 2 ca sĩ trên mạng xã hội.
2. Ca khúc "Tonight" được sử dụng trong đêm chung khảo phía Nam “Hoa hậu Việt
Nam 2016” được ca sĩ Thanh Duy mua bản quyền sáng tác từ Thăng Long và Đại
Nhân. Tuy nhiên, ca khúc này lại được BTC sử dụng để biểu diễn khi chưa được sự
cho phép của tác giả và Thanh Duy.
2.4 Xử phạt vi phạm và một số trường hợp vi phạm
2.4.1 Xử phạt các trường hợp vi phạm
Tùy theo tính chất và mức độ thực hiện, hành vi sao chép tác phẩm mà khơng xin
phép tác giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Xử lý vi phạm hành chính:
Theo Điều 18, Nghị định 131/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với
quyền tác giả và quyền liên quan thì hành vi sao chép tác phẩm mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị:
“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác
phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

10


Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên mơi trường
Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm”.
Trong trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự:
Quy định tại tại Điều 225, Bộ luật hình sự 2015 về Tội xâm phạm quyền tác giả,
quyền liên quan:
Theo đó, hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình nhằm thu lợi bất
chính tùy bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm.4
2.4.2 Một số trường hợp vi phạm nổi bật

Ca sĩ Noo Phước Thịnh và MV “Chạm khẽ tim anh một chút thôi”
Lý do Noo Phước Thịnh bị kiện là do trong video ca nhạc (MV) của nam ca sĩ trẻ
phát hành có phân cảnh quay sử dụng đoạn nhạc nền ngắn lấy từ ca khúc của nhạc
sĩ nước ngoài mà chưa xin phép. Sau khi nhận được thông báo từ đơn vị giữ bản
quyền ca khúc, MV của Noo Phước Thịnh đã được gỡ khỏi kênh Youtube chỉnh
sửa, thay thế phần nhạc vi phạm và giới thiệu lại, song nhiều kênh nhạc trực tuyến
khác vẫn đang phát bản MV cũ. Vì thế, nhóm làm MV vẫn phải đối diện đơn kiện
với số tiền đòi bồi thường 850 triệu đồng, đi kèm yêu cầu xóa vĩnh viễn MV vi
phạm khỏi tất cả các phương tiện lưu trữ mà công chúng có thể tiếp cận và phải
khai xin lỗi tác giả trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ca sĩ Mỹ Tâm và MV “Anh thì khơng”
“Anh thì khơng” là một ca khúc nhạc Pháp được nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng viết lời
Việt. Đây là một tác phẩm nổi tiếng đã được rất nhiều ca sĩ biểu diễn như Thanh
Lan, Ý Lan, Duy Quang, Ngọc Lan, Kiều Nga, Minh Tuyết, Lưu Bích,…và tất cả
các ca sĩ này đều xin phép và gửi ông tiền bản quyền, tuy chỉ là số tiền mang tính
chất tượng trưng nhằm bày tỏ sự tơn trọng tác giả. Mỹ Tâm đã lấy ca khúc lời Việt
của nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng để thực hiện MV trong dịp Tết, MV gây sốt trên mạng
xã hội và đạt được gần 3 triệu lượt xem. Tuy nhiên, nữ ca sĩ đã không trả tiền bản
quyền cho nhạc sĩ Vũ Xn Hùng, mặc dù trong MV có đề tên ơng viết lời Việt.
Sau vụ lùm xùm này, Mỹ tâm đã phải gỡ bỏ MV “Anh thì khơng” trên tất cả các
trang nghe trực tuyến và gửi lời xin lỗi công khai đến khán giả.
Liveshow Khánh Ly bị tố chưa trả tiền tác quyền năm 2014
Nguyên nhân do bên tổ chức và Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc
(VCPMC) không đạt được thỏa thuận trong việc trả tiền bản quyền tác giả âm nhạc.
Ban tổ chức chỉ đồng ý trả tiền bản quyền với mức 1,5 triệu/bài đối với các ca khúc
của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trong khi đó, VCPMC địi mức tiền bản quyền là 5%
4 Nguồn: />
11



doanh thu của 50% số ghế trong rạp (tương đương với 268 triệu tiền tác quyền cho
20 bài hát). Bên tổ chức cho rằng mức giá của VCPMC đưa ra là q cao, khơng
hợp lý và chương trình cũng đang ế vé.
Việc ban tổ chức và VCPMC không đạt được thỏa thuận trong tác quyền
phải trả cũng là một trong những lý do khiến nhiều liveshow của các ca sĩ khơng
chịu trả tiền tác quyền. Phần lớn các chương trình chỉ đồng ý thỏa thuận trả tiền
theo từng bài hát mức giá dao động từ 1,5-4 triệu/bài, còn bên VCPMC chỉ chấp
nhận thu tiền tác quyền phần trăm doanh thu. Luật pháp quy định người tổ chức
biểu diễn âm nhạc phải trích từ 15-21% doanh thu trong chương trình trả cho tác
giả. Vì có nhiều tác giả trong một chương trình: tác giả bài hát, tác giả dàn dựng,
phối kịch bản, biên đạo múa... nên VCPMC chỉ nhận khiêm tốn là 5% doanh thu
cho tác giả ca khúc. Tuy nhiên, vì đây là luật dân sự nên phải đạt đến sự thoả thuận
chứ khơng phải tuỳ tiện áp đặt. Vì thế, mới thường xuyên xảy ra việc ban tổ chức
lảng tránh trả tiền tác quyền do không đạt được thoả thuận.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÌNH THỨC “THỰC HIỆN LẠI” TÁC PHẨM ÂM
NHẠC DƯỚI GĨC NHÌN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Theo Khoản 5,6,7,8 Luật sở hữu trí tuệ thì hành vi xâm phạm quyền tác giả là
1. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,
trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
3. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định
tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
4. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả
tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
Vậy những hành vi như: cover, nhại (parody) một tác phẩm âm nhạc hay “chế” lại
lời một bài hát có vi phạm pháp luật?
3.1 “Cover” bản nhạc, bài hát

Việc làm mới một ca khúc đã nổi tiếng hoặc thực hiện lại (hay còn gọi là “cover”)
một bài hát đang được yêu thích nhất cũng trở nên “thịnh hành”. Tuy nhiên,
“cover” khơng có nghĩa là tổ chức, cá nhân “cover” có thể làm bất cứ điều gì mình
mong muốn, kể cả khơng nhằm mục đích thương mại, mà việc “cover” một bài hát,
bản nhạc cần phải tôn trọng bản quyền tác phẩm, tôn trọng quyền tác giả và thực
hiện theo các quy định của pháp luật.
12


Theo thực tế diễn ra trên thị trường âm nhạc hiện nay, chúng ta có thể chia việc
“cover” một bài hát, bản nhạc thành hai dạng như sau:
1. “Cover” một bài hát, bản nhạc nhưng không làm thay đổi nội dung và giai điệu
của tác phẩm gốc;
2. “Cover” bài hát, bản nhạc nhưng có sự thay đổi cơ bản giai điệu, lời bài hát của
tác phẩm gốc hoặc chuyển ngữ hoặc viết lời mới dựa trên các nền nhạc Hoa, Hàn,...
Hình thức “cover” lại một bài hát, bản nhạc nhưng không làm thay đổi nội dung và
giai điệu của tác phẩm gốc là trình bày lại tác phẩm gốc và có thể sử dụng các loại
nhạc cụ thay thế khác nhau như guitar, piano…. Sau đó đăng tải lên các trang dịch
vụ âm nhạc hoặc các trang mạng xã hội. Đây là hành vi “biểu diễn tác phẩm trước
công chúng” – một độc quyền thuộc quyền tài sản của tác phẩm được pháp luật trao
cho chủ sở hữu quyền tác giả. Khi các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng quyền
này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả. Do
đó, khi thực hiện “cover” và tải những bản “cover” lên các trang dịch vụ âm nhạc
hoặc các trang mạng xã hội, tổ chức, cá nhân “cover” phải xin phép và trả tiền
nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả, đồng thời phải đảm bảo không gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Đối với hình thức “cover” một bài hát, bản nhạc nhưng có sự thay đổi cơ bản giai
điệu, lời bài hát của tác phẩm gốc hoặc chuyển ngữ hoặc viết lời mới dựa trên các
nền nhạc Hoa, Hàn. Đây có thể được xem là thực hiện “ tác phẩm phái sinh”, một
hành vi được pháp luật cho phép.

3.2 Nhại (Parody) dưới góc nhìn pháp luật
3.2.1 Khái quát chung về Nhại (parody)
“Nhại” là từ được dịch sang tiếng Việt của thuật ngữ “parody”. Hiện nay, từ
“parody” được định nghĩa một cách rõ ràng hơn là “sự bắt chước phong cách của
một nhà văn, một nghệ sĩ hay một thể loại cụ thể nào đó một cách cường điệu có
chủ ý nhằm tạo ra hiệu ứng hài hước” hay là “tác phẩm văn học có sự bắt chước
phong cách của một tác giả nhằm tạo ra sự hài hước hoặc chế giễu”. Do đó, nhại
được hiểu là sự bắt chước, mô phỏng một cách hài hước phong cách của một tác
giả, một tác phẩm hay một thể loại nào đó nhằm gây cười, phê bình hay thể hiện sự
chế giễu.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhại được thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau như nhại lời bài hát, nhại MV (video âm nhạc), nhại phim, nhại phụ
đề, nhại các chương trình gameshow trên truyền hình… Ở đây chỉ đề cập đến nhại
lời bài hát và video ca nhạc.
Những clip parody khiến nhiều người thích thú vì dù nhái lại nhưng nó có những
biến tấu, sáng tạo hài hước theo góc nhìn riêng của mỗi chủ nhân. Những MV nổi
13


tiếng như "Anh khơng địi q" của Only C; "Bùa u", "Mình u nhau đi" của
Bích Phương; "Chạy ngay đi", "Nơi này có anh", "Em của ngày hơm qua" của Sơn
Tùng; "Gửi người yêu cũ", "Cả một trời thương nhớ" của Hồ Ngọc Hà; "Ghen" của
Min và Erik; "Đừng hỏi em" của Mỹ Tâm; "Em gái mưa" của Hương Tràm; "Có
nên dừng lại - Talk to me" của Chi Pu… đều có hàng loạt phiên bản nhại. Khơng
chỉ một bản nhại, có MV sở hữu năm, sáu bản parody khác nhau.
Nhận thấy parody là mảnh đất màu mỡ dễ thu hút người xem, từ đó hái ra tiền, số
người lao vào trào lưu này ngày càng nhiều. Trào lưu parody nở rộ khiến cho vô số
người vô danh tiểu tốt cũng nhảy vào thử sức. Kiểu ăn xổi cho kịp nóng sốt cộng
với cách làm ẩu vơ tội vạ đã cho ra lị loạt sản phẩm parody rác rưởi.
3.2.2 Tính hợp pháp của tác phẩm nhại (parody) trong pháp luật về sở hữu

trí tuệ của Việt Nam
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam khơng có những quy định chi tiết về nhại, do đó, nếu
muốn xác định bản chất pháp lý của nhại cần phải phân tích các quy định của pháp
luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả tại Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn
liên quan.
Khi nói đến quyền tác giả, đối tượng được bảo hộ quyền tác giả thường là vấn đề
được nhắc đến đầu tiên. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam là các tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và các tác phẩm phái sinh được liệt kê tại Điều
14 Luật sở hữu trí tuệ. Các tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo
bằng lao động trí tuệ của mình, không sao chép từ tác phẩm của người khác. Nhại,
như định nghĩa ở trên, là một sự bắt chước, có nghĩa gần giống với sao chép. Trên
thực tế, nhại là làm theo kiểu giống so với bản gốc, có thể khơng phải là giống
100% mà có thể là làm theo một cách hài hước hoặc châm biến. Do đó,tác phẩm
nhại cơ bản là một bản sao. Vì thế, theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhại
khơng thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả nên tuỳ trường hợp mà xác định
nó là vi phạm pháp luật hay khơng. Các trường hợp đó thì sẽ được nêu cụ thể ở
phần 3.4
3.3 Nhạc chế có vi phạm Luật sở hữu trí tuệ?
Nhạc chế là việc thay đổi một phần hoặc tồn bộ lời bài hát hiện có (thường là các
bài hát nổi tiếng). Những ca khúc chế lời trên thực tế rất có sức hút đối với người
nghe, nhất là khi nội dung lời ca có tính hài hước, gắn với một sự kiện cụ thể nào
đó mà dư luận đang quan tâm.
Liệu trước khi “chế lại” ca khúc người khác, người chế đã xin phép tác giả hay
chưa? Sử dụng ca khúc nhạc chế để biểu diễn có vi phạm pháp luật. Chắc hẳn là sẽ
có nhiều người quan tâm về vấn đề này. Bởi lẽ, một tác phẩm ra đời đều là “đứa
con tinh thần” của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có được quyền nhất định mà pháp
14


luật trao cho đó là quyền nhân thân và quyền tài sản. Điều đó cũng có nghĩa là chỉ

có tác giả mới có quyền làm tác phẩm phái sinh.
Thực chất, những ca khúc nhạc chế được tồn tại như chuyện tiếu lâm với phương
thức chủ yếu là truyền miệng, giúp tạo nên sự vui vẻ, hài hước. Nhiều ca khúc nổi
tiếng được chế lời như: Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, Và tôi cũng yêu em và
mới đây là các ca khúc nhạc trẻ của các ca sỹ như: Sơn Tùng MTP…Rất nhiều ca
khúc nhạc chế được các nghệ sỹ hài biến tấu tại các sân khấu kịch, game show,
chương trình trình truyền hình. Kể cả trên Youtube, những video nhạc chế cũng có
đến vài triệu lượt xem.
Tất cả những hành vi kể trên đều được xác định là hành vi xâm phạm quyền tác
giả được quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ. Những ca khúc phái sinh từ tác
phẩm gốc đều phải xin phép và được sự đồng ý của chính tác giả. Khi sử dụng các
tác phẩm đó để biểu diễn cần phải nộp phí tác quyền đẩy đủ với cơ quan chức năng
có thẩm quyền. Những bản nhạc chế được sử dụng với bất cứ mục đích nào đều là
hoạt động bất hợp pháp. Do đó, việc sử dụng nhạc chế để biểu diễn cũng như chế
lời các tác phẩm mà không xin phép tác giả là hành vi vi phạm pháp luật. Các cơ
quan chức năng cần vào cuộc để đẩy mạnh việc ngăn ngừa những hành vi kể trên
diễn ra. Tạo ra một sân chơi âm nhạc lành mạnh, đúng pháp luật.
3.4 Những điều cần lưu ý khi “thực hiện lại”một tác phẩm âm nhạc
1. Được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
2. Không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm gốc;
3. Trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác
giả.
Bên cạnh đó, tác phẩm “thực hiện lại” tác phẩm âm nhạc sẽ được bảo hộ quyền tác
giả dưới dạng tác phẩm phái sinh nếu tuân thủ đầy đủ các điều kiện theo quy định
của pháp luật.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân “thực hiện lại” tác phẩm âm nhạc không cần phải xin
phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và không phải trả tiền thù lao, nhuận bút..
cho chủ sở hữu quyền tác giả trong một số trường hợp như sau (Khoản 1 Điều 25
Luật sở hữu trí tuệ):
1. Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá

nhân;
2. Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà khơng làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh
họa trong tác phẩm của mình;
3. Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm
định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
15


4. Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả,
không nhằm mục đích thương mại;
5. Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
6. Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi
sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động khơng thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
7. Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
8. Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng
dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
9. Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
10. Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
11. Tác phẩm gốc đã trở thành tác phẩm của công chúng (sau khi hết thời hạn bảo
hộ tác phẩm là 50 năm kể từ ngày tác giả chết). Trường hợp tác phẩm có đồng tác
giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối
cùng chết.
Theo Khoản 1,2 Điều 26 Luật sở hữu trí tuệ, các trường hợp không phải xin phép,
nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã cơng bố để phát sóng có tài trợ, quảng
cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả
tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận
bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thỏa
thuận; trường hợp khơng thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính
phủ hoặc khởi kiện tại Tịa án theo quy định của pháp luật.

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã cơng bố để phát sóng khơng có tài trợ,
quảng cáo hoặc khơng thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào khơng phải xin phép,
nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử
dụng theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, dù sử dụng trong bất kỳ trường hợp nào thì tổ chức, cá nhân thực hiện
cần đảm bảo không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường bài hát,
bản nhạc của chủ sở quyền tác giả; không gây hại đến quyền của tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả và phải ghi đầy đủ tên tác giả, nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm
âm nhạc.

16


CHƯƠNG 4: NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC THỰC THI, BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM
NHẠC VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT
4.1 Những bất cập trong việc thực thi quyền tác giả và quyền liên quan đối với
tác phẩm âm nhạc
Quyền tác giả và xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc luôn là đề tài
nóng bỏng trong thời gian qua và có chiều hướng ngày càng gia tăng, có tính phức
tạp và ngày một nghiêm trọng. Tuy đã có luật cụ thể quy định nhưng vẫn còn tồn
tại nhiều bất cập
4.1.1 Từ phía người vi phạm
Một trong những nguyên nhân quan hàng đầu dẫn đến tình trạng vi phạm bản
quyền như hiện nay là do cộng đồng thiếu ý thức và chưa hiểu rõ về pháp luật bảo
hộ quyền tác giả. Nhiều người thiếu ý thức tôn trọng quyền tác giả, dù đã hiểu rõ về
quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nhưng vẫn cố tình vi phạm. Nhờ sự hỗ trợ
của khoa học và công nghệ, việc vi phạm bản quyền giờ đây trở nên dễ dàng và
nhanh chóng. Cùng với đó là thói quen “xài chùa” của người dân khiến tình trạng
xâm phạm ngày càng tăng, gây khó khăn cho việc thực thi bảo hộ quyền tác giả.

Mặt khác, nhiều người khơng tìm hiểu hoặc khơng hiểu rõ về pháp luật bảo hộ
quyền tác giả nên vơ tình xâm phạm quyền tác giả mà không hề hay biết. Bên cạnh
đó chính hành vi che dấu của người vi phạm khiến các cơ quan chức năng gặp
khơng ít khó khăn trong việc phát hiện và xử lý vi phạm nhất là trên internet, nhiều
trường hợp chủ website dấu danh tính thật của mình khiến việc xác định chủ thể
xâm phạm rất khó.
4.1.2 Từ chủ sở hữu
Pháp luật về bảo vệ quyền tác giả chỉ đóng vai trị là cơng cụ hữu hiệu để bảo vệ
quyền tác giả, việc bảo vệ quyền tác giả xuất phát đầu tiên và trước hết phải từ tác
giả, chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc bằng cách đăng ký quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc của mình, mặc dù đây khơng phải là thủ tục bắt buộc để xác lập
quyền tác giả, tuy nhiên sẽ là chứng cứ quan trọng khi có tranh chấp xảy ra. Tác
giả, chủ sở hữu có quyền áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ tác phẩm của
mình chống lại các hành vi xâm phạm, chủ động liên hệ các nhà cung cấp dịch vụ
internet gỡ bỏ các tác phẩm vi phạm. Áp dụng các phương thức tự bảo vệ mà Luật
sở hữu trí tuệ cho phép hoặc có thể thơng qua VCPMC để bảo vệ tác phẩm âm nhạc
của mình. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy, các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm
âm nhạc chưa thật sự chủ động trong việc tự bảo vệ tác phẩm, các quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Nhiều người chưa nắm rõ pháp luật về bảo hộ quyền tác giả,
tâm lý ngại kiện tụng khiến chính họ bị xâm phạm quyền, tác phẩm bị xâm phạm.
17


Khi có hành vi xâm phạm xảy ra, các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khơng có u
cầu bảo vệ quyền như gửi đơn khiếu nại, khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền.
Một vấn đề hiện nay có rất nhiểu tác giả, chủ sở hữu tác phẩm mặc dù đã ký kết
hợp đồng với VCPMC nhưng vẫn vi phạm hợp đồng, tự ý nhận tiền từ người sử
dụng tác phẩm điều này có thể dễ dẫn đến việc phát sinh các hành vi xâm phạm
trong quá trình người sử dụng sử dụng tác phẩm mà bản thân tác giả, chủ sở hữu
khơng thể kiểm sốt hết được, đồng thời khiến cơ quan được trao quyền (VCPMC)

rất khó kiểm sốt.
4.1.3 Từ phía chủ thể trung gian cung cấp các dịch vụ truyền đạt
Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến hay vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất cứ phương tiện kỹ thuật nào khác là quyền
độc quyền của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có quyền cho phép người khác thực hiện
việc truyền đạt và phân phối tác phẩm đến công chúng bằng các dịch vụ, địa điểm,
thời gian mà chủ sở hữu lựa chọn. Do đó để được quyền phân phối, truyền đạt tác
phẩm đến công chúng các chủ thể trung gian cung cấp các dịch vụ truyền đạt phải
được chủ sở hữu cho phép. Các chủ thể này có thể là các nhà cung cấp dịch vụ
internet (ISP), đài phát thanh, truyền hình,.. thơng qua các phương tiện truyền đạt
của mình nhằm giúp cơng chúng tiếp cận với tác phẩm. Một thực trạng hiện nay
cho thấy khơng ít các chủ thể trung gian này tự ý truyền đạt, phân phối tác phẩm
nhằm thu lợi nhuận mà khơng có sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc có sự đồng ý của
chủ sở hữu nhưng lại không trả tiền tác quyền cho tác giả, chủ sở hữu. Nhất là tình
trạng phân phối, truyền đạt tác phẩm trên internet mà không được sự cho phép của
chủ sở hữu tác phẩm đang diễn ra trên phạm vi rộng.
Cần nhìn nhận rằng với các cơng cụ hỗ trợ từ phía các chủ thể trung gian này cho
phép công bố, truyền đạt và phổ biến tác phẩm đến công chúng một cách dễ dàng
và hữu hiệu. Tuy nhiên, việc lạm dụng các công cụ và tùy tiện phân phối tác phẩm
từ các chủ thể trung gian cung cấp các dịch vụ truyền đạt là một trong những
nguyên nhân đưa tình trạng xâm phạm tác phẩm âm nhạc ngày càng tăng cao.
Nhiều chủ thể trung gian không cố ý xâm phạm quyền tác giả nhưng do khơng tạo
ra các mơ hình kiểm sốt vấn đề phân phối tác phẩm như yêu cầu người sử dụng
khai báo thơng tin, cài đặt hệ thống bảo mật,.. khiến tình trạng xâm phạm tác phẩm
âm nhạc vẫn diễn ra ngày một tăng cao với các hành vi xâm phạm ngày càng tinh
vi hơn.
4.1.4 Từ phía cơ quan quản lý, điều tra, xét xử
Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả
đối với tác phẩm âm nhạc được quy định tại Điều 200 Luật sở hữu trí tuệ. Theo quy
định của pháp luật các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực thi các nhiệm

vụ của mình trong việc quản lý, giám sát, kiểm tra các hành vi xâm phạm quyền tác
18


giả. Các cơ quan này hồn tồn có quyền tự mình kiểm tra, phát hiện các hành vi vi
phạm. Nếu ở mức độ xâm phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn Cơ quan Điều tra
sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự và đưa ra Tịa án xét xử mà khơng cần phải có khai
báo từ phía chủ sở hữu. Thực trạng hiện nay cho thấy, từ công tác thanh tra, kiểm
tra, điều tra, xét xử đều chưa được đảm bảo. Các cơ quan có thẩm quyền này cịn
chưa chủ động trong công tác thanh tra, điều tra, phát hiện hành vi vi phạm. Hệ
thống Tịa án về sở hữu trí tuệ chưa có chun mơn cao. Thống kê xét xử ở Tịa án
cho thấy án về sở hữu trí tuệ nhất là về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc là rất ít. Nguyên nhân một phần do bất cập từ phía pháp luật tố tụng
đối với hoạt động giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ, mà cịn do sự non kém
về năng lực chuyên môn của các cán bộ xét xử khiến Tịa án khơng phải là kênh ưa
chộng để chủ thể bị xâm phạm tin tưởng. Mặc dù hiện nay chúng ta có rất nhiều cơ
quan chức năng có thẩm quyền nhưng lại thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan này.
Bên cạnh đó, vấn đề năng lực chun mơn hạn chế là một trong những nguyên
nhân làm cho công tác bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng như
nhiều đối tượng sở hữu trí tuệ khác chưa đạt hiệu quả cao.
Lực lượng thanh tra mỏng, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường
xuyên, liên tục, mới chỉ dường lại ở bước xử lý sự vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu
của công tác quản lý. Cơ quan quản lý chưa thống nhất trong việc quản lý quyền
tác giả khi bị phân tán thành hai Bộ là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ
Thông tin và Truyền thông dẫn đến sự phối hợp trong quản lý còn chưa cao.
4.2 Những bất cập trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đối với
tác phẩm âm nhạc
4.2.1 Vấn đề xác định thiệt hại
Bất cập hiện nay cho thấy, việc xác định mức thiệt hại rất khó khăn. Nhiều trường
hợp chủ sở hữu quyền tác giả không nắm rõ được từng đơn vị sản phẩm và số

lượng không thể tung ra trên thị trường do hành vi xâm phạm gây ra để tính tốn
giá trị thiệt hại. Các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không thể biết được ca khúc của
mình đang được biểu diễn ở những nơi nào, trên các sân khấu nào. Mặt khác, về
phía tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm lại khơng chịu hoặc cố tình che giấu
việc cung cấp các số liệu mình đã thu lời bao nhiêu từ hành vi xâm phạm. Pháp luật
Việt Nam hiện nay lại khơng có cơ chế xác định mức thiệt hại cụ thể mà chỉ quy
định căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại chung chung tại Điều 205 Luật sở
hữu trí tuệ.
Bất cập trong xác định mức thiệt hại là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bất cập
trong cơ chế bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại bao gồm: bồi thường thiệt
hại về vật chất và bồi thường thiệt hại về tinh thần. Cơ sở bồi thường thiệt hại phải
dựa trên các yếu tố có hành vi xâm phạm, là hành vi có lỗi, có thiệt hại xảy ra trên
19


thực tế và thiệt hại xảy ra này có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm. Trên
thực tế, việc áp dụng các nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ này là vấn đề rất khó xác định, đặc biệt là xác định thiệt hại về tinh thần và
bồi thường tổn thất về tinh thần.
4.2.2 Về nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn
Tại Điều 203 Luật sở hữu trí tuệ quy định nghĩa vụ chứng minh chia đều cho cả
nguyên đơn lẫn bị đơn. Để bảo vệ lợi ích của mình, ngun đơn (tác giả, chủ sở
hữu tác phẩm) phải chứng minh có hành vi xâm phạm từ phía bị đơn (chủ thể sử
dụng). Thực tế cho thấy, việc áp dụng và thực thi quy định này cịn nhiều khó khăn.
Vấn đề chứng minh tác giả và thu thập chứng cứ chứng minh có hành vi xâm phạm
quyền tác giả khơng dễ dàng bởi đặc trưng của tài sản trí tuệ là vơ hình. Do đó, để
chủ sở hữu tài sản vơ hình thực hiện quyền sở hữu của mình bao gồm quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt rất khác so với tài sản hữu hình. Đối với tài sản trí tuệ vơ
hình quyền sử dụng đóng vai trị quan trọng, vấn đề chiếm hữu, định đoạt ít được
đặt ra và không thể hiện đầy đủ nên việc chứng minh quyền sở hữu của tài sản trí

tuệ vơ hình khó khăn hơn đối với tài sản hữu hình. Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả
tự động cho phép bảo hộ tác phẩm mà không phải công bố, đăng ký cấp giấy chứng
nhận quyền tác giả hay các thủ tục tương tự nên trong nhiều trường hợp tác giả
không chứng minh được quyền tác giả của mình.
4.2.3 Về chi phí luật sư
Bên cạnh bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần, Luật sở hữu trí tuệ cịn quy
định về chi phí luật sư. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền u cầu Tịa án buộc
tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh tốn chi phí
hợp lý để th luật sư. Luật sở hữu trí tuệ cho phép chủ thể bị xâm phạm được
quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định bồi thường chi phí luật sư mà khơng dựa vào
việc xem xét từ Tòa án. Tuy nhiên, như thế nào là “chi phí hợp lý” thì Luật sở hữu
trí tuệ lại khơng quy định cụ thể và cũng chưa có hướng dẫn cụ thể nào về chi phí
hợp lý cho luật sư. Đây là một lỗ hổng của pháp luật gây khó khăn cho người áp
dụng pháp luật cũng như trong nhiều trường hợp chưa đảm bảo được quyền và lợi
ích cho chủ thể bị xâm phạm.
4.3 Ưu và nhược điểm của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
4.3.1 Biện pháp tự bảo vệ
Biện pháp này được quy định cụ thể tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ. Với biện
pháp này chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền tự mình áp dụng các biện pháp
như: áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

20


phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt
hại…
Ưu điểm của biện pháp này là việc thực hiện biện pháp tự bảo vệ thể hiện sự chủ
động trong việc áp dụng các biện pháp áp dụng, cách thức giải quyết…mà không
phụ thuộc vào các thủ tục, nó giúp cho việc giải quyết được nhanh chóng, đỡ tốn

kém thời gian và tiền bạc cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ vì khơng phụ thuộc
vào sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác, biện pháp
này cịn bảo mật được thơng tin liên quan đến q trình giải quyết vụ án.
Hạn chế của biện pháp này đó là sự thực hiện yêu cầu của bên bị xâm phạm có khả
thi hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào sự hợp tác của bên xâm phạm. Đồng thời
biện pháp này cũng khơng mang tính cưỡng chế bắt buộc.
4.3.2 Biện pháp hành chính
Biện pháp này là biện pháp do cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử lý các hành vi
vi phạm hành chính các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều
200 Luật Sở hữu trí tuệ. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hành
chính hiện nay được quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ.
Ưu điểm của biện pháp này đó là thủ tục đơn giản, tiết kiệm được thời gian, chi phí
cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Có hiệu quả khi muốn chấm dứt ngay hành vi
xâm phạm, bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng.
Hạn chế của biện pháp này chế tài xử phạt cịn nhẹ có thể khơng đủ sức răn đe các
hành vi xâm phạm tương tự. Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ khó có thể địi được
bồi thường thiệt hại đối với chủ thể có hành vi xâm phạm.
4.3.3 Biện pháp hình sự
Biện pháp hình sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được
quy định là tội phạm theo thủ tục tố tụng hình sự.
Theo quy định tại Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định như sau:
“Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội
phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự”.
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là tội phạm khi có đủ các yếu
tố cấu thành tội phạm theo quy định tại các Điều 225, 226 Bộ Luật Hình sự 2015.
Ưu điểm của biện pháp này đó là: chấm dứt một cách dứt khốt hành vi xâm phạm,
có thể dăn đe các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý khác tương tự, có
cơ chế cưỡng chế thi hành quyết định hiệu quả.


21


Hạn chế của biện pháp này đó là thủ tục tố tụng kéo dài, khơng giữ được bí mật
trong q trình giải quyết vụ việc. Trên thực tế hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
bằng biện pháp hình sự còn nhiều hạn chế từ quy định của pháp luật hình sự.
4.3.4 Biện pháp dân sự
Biện pháp dân sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo
thủ tục tố tụng dân sự trên cơ sở yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ
chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đang bị
xử lý bằng hiện pháp hành chính hoặc hiện pháp hình sự. Theo quy định tại Điều
202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các biện pháp dân sự bao gồm: Buộc chấm dứt
hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân
sự; buộc bồi thường thiệt hại.
Ưu điểm của biện pháp này đó là đây là biện pháp thể hiện bản chất dân sự của
quan hệ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, là biện pháp xử lý triệt để hành vi xâm
phạm, có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ và ngăn
ngừa thiệt hại một cách kịp thời đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Với biện pháp này, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể địi được tiền bồi thường
đối với chủ thể có hành vi xâm phạm thơng qua cơ quan thi hành án dân sự.
Hạn chế của biện pháp này đó là tốn kém thời gian, chi phí vì thủ tục phức tạp và
chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chứng
minh.5
4.4 Những đề xuất
4.4.1 Về mặt pháp lý
Thứ nhất, nên sửa lại quy định tại Khoản 5 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ
Hiện nay, tại Khoản 5 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ tại về hành vi xâm phạm quyền
tác giả có quy định: “Sữa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình
thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” là hành vi xâm phạm
quyền tác giả. Theo ý kiến cá nhân, quy định này chưa hợp lý, còn bất cập. Vậy

trường hợp sửa chữa, cắt xén tác phẩm nhưng không làm phương hại đến danh dự,
uy tín tác giả mà làm cho tác phẩm đó hay hơn, nổi tiếng hơn thì có xem là hành vi
xâm phạm quyền tác giả khơng? Quy định này vơ hình chung làm chúng ta hiểu
rằng chỉ các hành vi sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm phải làm phương hại
đến danh dự, uy tín của tác giả mới là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Do đó, việc
sửa chữa, cắt xén tác phẩm với bất cứ hình thức nào có thể làm cho tác phẩm hay
hơn, nổi tiếng hơn hoặc ngược lại đều là hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn
vẹn của tác phẩm, xâm phạm quyền tác giả. Hơn nữa, cụm từ “xuyên tạc tác phẩm”
đã thể hiện rõ là hành vi không tốt, gây phương hại đến danh dự, uy tín tác giả. Vì
5 Nguồn: />
22


vậy, kiến nghị nên sửa đổi quy định này thành: “Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc
tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào”. Như vậy, bất cứ hành vi sửa chữa, cắt xén,
xuyên tạc tác phẩm nào cũng đều là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Việc sửa
chữa, cắt xén tác phẩm âm nhạc mặc dù có thể làm cho tác phẩm hay hơn, lôi cuốn
người nghe hơn cũng là hành vi xâm phạm quyền tác giả, còn việc tác giả có khởi
kiện hay khơng là quyền của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đó.
Thứ hai, quy định về chi phí luật sư
Luật sở hữu trí tuệ cho phép chủ thể quyền được quyền yêu cầu Tịa án buộc tổ
chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải thanh tốn chi phí hợp lý th luật sư. Tuy
nhiên lại chưa có hướng dẫn nào quy định như thế nào là chi phí hợp lý. Pháp luật
nên có quy định hướng dẫn cụ thể về chi phí hợp hợp lý luật sư theo đó chi phí hợp
lý này phải xuất phát từ hợp đồng giữa nguyên đơn (chủ thể quyền tác giả) với luật
sư. Chi phí hợp lý là các chi phí phải phát sinh từ thỏa thuận công việc trong hợp
đồng giữa hai bên và các mức phí hợp lý trong q trình hồn thành cơng việc bao
gồm: Mức độ phức tạp của công việc; thời gian để hồn thành cơng việc; các u
cầu đặc biệt từ khách hàng; các chi phí phát sinh hợp lý khác khi thực hiện cơng
việc như: chi phí văn phịng (các hoạt động văn phịng liên quan đến cơng việc của

khách hàng về sổ sách, giấy tờ,…), chi phí đi lại, lưu trú, liên hệ công tác nhằm
thực hiện công việc của khách hàng,…
Thứ ba, về chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm
Tham khảo pháp luật ở một số nước như Luật Quyền tác giả Nhật Bản, hành vi
xâm phạm quyền tác giả có thể bị phạt tù tối đa 10 năm, hoặc phạt tiền tối đa 10
triệu yên hoặc bị phạt cả hai. So với mức xử phạt này thì pháp luật Việt Nam cịn
quy định q thấp. Để nâng cao tính răn đe, phịng ngừa thiết nghĩ pháp luật nên
nâng mức hình phạt tù theo hướng tăng mức tối đa đến 5 năm là điều cần thiết và
phù hợp hơn. Bởi hành vi xâm phạm quyền tác giả là hành vi có tác động đến
quyền và lợi ích khơng chỉ của cá nhân tác giả, chủ sở hữu mà cịn ảnh hưởng đến
lợi ích chung của xã hội. Việc nâng mức xử phạt này sẽ đảm bảo hơn về tính răn đe,
phịng ngừa, các hành vi vi phạm sẽ được hạn chế.
4.4.2 Về nâng cao ý thức bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đối với
tác phẩm âm nhạc và nâng cao năng lực của các cơ quan bảo đảm thực thi
Để thực thi hiệu quả công tác bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc, bên
cạnh nâng cao hiệu quả hệ thống các quy định pháp lý chúng ta cần phải nâng cao ý
thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng thành quả lao động sáng tác của người khác
cũng như ý thức được quyền và nghĩa vụ của bản thân trong vấn đề bảo hộ quyền
tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.

23


Hiện nay hiểu biết về Luật sở hữu trí tuệ cũng như các vấn đề về bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm âm nhạc của người sử dụng cịn thấp, chính vì vậy cách tốt
nhất là phải thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc thông qua sách, báo, tạp chí,..và các phương tiện truyền thơng,
thơng tin đại chúng. Nên phát hành tạp chí chuyên ngành sở hữu trí tuệ, trong đó đề
cập, phổ biến đến đọc giả các bài viết, quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc. Đặc biệt những tờ báo thân quen với bạn đọc như: Thanh niên, Tuổi

trẻ, Vnexpress,.. là những địa chỉ hữu ích cho việc đưa pháp luật sở hữu trí tuệ về
bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc đến mọi người. Phổ biến Luật sở hữu
trí tuệ đến người dân bằng việc phát thanh ở các địa phương. Bằng các hoạt động
tuyên truyền, phổ biến pháp luật này sẽ góp phần đưa pháp luật sở hữu trí tuệ đến
gần hơn với người dân và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật.
Các cơ quan thực thi pháp luật đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc đảm bảo
thực thi hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc. Tuy nhiên
sự phối hợp giữa các cơ quan chưa nhiều, kinh nghiệm chun mơn chưa đủ mạnh
do đó cần tăng cường năng lực của các cơ quan đảm bảo thực thi pháp luật bằng
cách:
1. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra. Mở các
lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, thực thi
quyền tác giả.
2. Tăng cường nhân lực có chun mơn nghiệp vụ về bảo hộ quyền tác giả, đảm
bảo trong bộ máy quản lý, thực thi tại các địa phương phải có cán bộ chuyên trách,
đủ năng lực để thực hiện các công tác quản lý về quyền tác giả đặc biệt là trong
lĩnh vực âm nhạc.
3. Đối với cơ quan Tòa án, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực xét
xử và kiến thức chuyên môn về quyền tác giả cho các cán bộ, thẩm phán.
4. Thường xuyên tổ chức các hội thảo, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình
thanh tra, kiểm tra, xét xử ở cả cơ quan hành chính lẫn cơ quan tư pháp về thực thi
quyền tác giả trong đó có lĩnh vực bảo hộ tác phẩm âm nhạc.

24


KẾT LUẬN
Âm nhạc là một loại ngôn ngữ đặc biệt, khơng chỉ thể hiện tâm tư tình cảm của tác
giả mà còn thể hiện bản sắc, lịch sử dân tộc. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện
nay đã khẳng định tầm quan trọng của vấn đề bảo hộ quyền tác giả và quyền liên

quan đến quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc. Với những quy định hiện nay, pháp
luật Việt Nam đã tỏ ra khá hoàn thiện và tương thích với pháp luật thế giới. Tuy
nhiên vẫn cịn bộc lộ một số hạn chế, chưa phù hợp và chưa bảo vệ tốt nhất quyền
lợi của chủ thể quyền tác giả cũng như lợi ích chung của xã hội. Đặc biệt là cơ chế
bồi thường thiệt hại chúng ta còn lúng túng trong việc xác định mức bồi thường
thiệt hại và khoản chi phí luật sư hợp lý. Quy định về hành vi sửa chữa, cắt xén và
xuyên tạc tác phẩm chưa rõ ràng. Do đó, cần hồn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ
quyền tác giả nhằm khắc phục những bất cập hiện nay, thúc đẩy hoạt động sáng tạo,
bởi không bảo hộ quyền tác giả cũng đồng nghĩa với việc triệt tiêu sự sáng tạo.
Cũng chính vì lý do đó mà nhân ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4), Ts. Kamil Idris,
Tổng Giám đốc tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO đã phát đi thơng điệp với tựa
đề: “Khuyến khích sáng tạo – khích lệ các tài năng sáng tạo và đổi mới đang tạo
dựng thế giới và tương lai của chúng ta – đó là mục đích cuối cùng mà sở hữu trí
tuệ đang phụng sự”.
Tiểu luận đề tài “Tìm hiểu về quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm
âm nhạc theo pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam hiện nay” với những nội dung
nghiên cứu được trình bày, em hy vọng sẽ góp phần nhỏ trong việc hồn thiện hơn
hệ thống pháp luật bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả hiện
nay nhất là đối với tác phẩm âm nhạc.

25


TÀI LIỆU, WEBSITE THAM KHẢO
1. Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009, 2019
2. Nghị định số 22/2018/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật
sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
3. Nghị định 131/2013/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền
tác giả, quyền liên quan

4. Bộ Luật hình sự 2015
5.

/>
6.

/>
7.

/>
8.

/>
9.

/>
10.

/>
11.

/>
12.

/>
26


×