Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân đtđ type 2 tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 45 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HẢI SON

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC BÀN CHÂN
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUYP 2 TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA
NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2019

download by :


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HẢI SON

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC BÀN CHÂN
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUYP 2 TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA
NĂM 2019

Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN MẠNH DŨNG



NAM ĐỊNH - 2019

download by :


i

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa học và chun đề tốt nghiệp, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến:
Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo Sau đại học và quý Thầy/Cô giáo
các Bộ môn trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình dìu dắt và tạo điều kiện
cho tơi trong q trình học tập.
Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tinh Sơn La, Lãnh đạo Khoa Nội
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành chương trình
học tập.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Dũng,
giảng viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn
làm chuyên đề, đã tận tình quan tâm giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập
và hồn thành chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các Bác sỹ, Điều dưỡng, Hộ lý, người bệnh tại
Khoa nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và đã động viên
khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành đề tài.

Nam Định, tháng 6 năm 2019
Học viên


Nguyễn Hải Son

download by :


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Hải Son xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tơi, do chính
tơi lần đầu thực hiện, các số liệu trong báo cáo là trung thực, chính xác và đáp ứng các
quy định về trích dẫn.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về cam đoan này.

Nam Định, ngày 20 tháng 6 năm 2019
Người cam đoan

Nguyễn Hải Son

download by :


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………….……….i
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………..……..ii
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT…………………………………………………….iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ……………………………………………iv
ĐĂT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………


1

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ……………………….

4

1. Cơ sở lý luận ……………………………………………………

4

2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………..

14

Chương II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ……………………………..

16

2.1. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La …………………

16

2.2. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái

18

tháo đường typ II tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La…………………….
2.3 Một số ưu, nhược điểm ……………………………………….

26


2.4. Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được

27

Chương III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ………………………..

29

1. Cơ sở để xây dựng giải pháp …………………………………..

29

2. Một số có giải pháp như sau……………………………………

29

KẾT LUẬN ………………………………………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………….
PHỤ LỤC CÂU HỎI KHẢO SÁT KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC BÀN
CHÂN CỦA BỆNH NHÂN ĐTĐ TYP2 …………………………

download by :

31


download by :



iii

DANH MỤC VIẾT TẮT

NB

: Người bệnh

ĐTĐ

: Đái tháo đường

WHO

: World Health Organization: Tổ chức Y tế thế giới

download by :


iv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1- Đặc điểm của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu ………………….21
Biểu đồ 1- Tiền sử mắc bệnh ĐTĐ …………………………………………….22
Biểu đồ 2: Hoàn cảnh kinh tế ………………………………………………….23
Bảng 2.2. Kiến thức về kiểm soát đường huyết và cân nặng………………..…23
Bảng 2.3. Kiến thức của bệnh nhân về kiểm tra bàn chân hàng ngày ………....24
Bảng 2.4. Kiến thức chăm sóc bàn chân ……………………………………....25
Bảng 2.5. Kiến thức về cách chọn giầy dép………………………………...….26
Bảng 2.6. Những dấu hiệu giúp người bệnh nhận biết bàn chân có vấn đề…...27

Bảng 2.7. Dấu hiệu bàn chân nhiễm trùng ………………………………...…..28
Bảng 2.8. Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ khi có tổn thương bàn chân……..…29

download by :


1

ĐĂT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một dạng rối loạn chuyển hóa mãn tính, ảnh hưởng đến
khả năng sử dụng hoặc sản xuất insulin của cơ thể, từ đó làm tăng lượng đường
huyết trong máu. Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh
dưỡng, nạp năng lượng cũng như gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao
gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.
Bệnh tiểu đường phát triển khá “thầm lặng” với những dấu hiệu tương đồng
nhiều bệnh khác, khiến người mắc phải đơi khi rất khó nhận ra. Khi đã mắc bệnh,
sức khoẻ và tinh thần của người bệnh sẽ bị sụt giảm nhanh chóng, kèm theo nhiều
biến chứng nguy hiểm và là một bệnh mạn tính mang tính chất di truyền. Đái tháo
đường (ĐTĐ) là một trong những vấn đề cấp bách nhất của y tế toàn cầu trong thế
kỷ 21. Theo ước tính, năm 2017 trên tồn thế giới có khoảng 425 triệu người lớn (từ
20-79 tuổi) phải chung sống với bệnh đái tháo đường và dự kiến số người ĐTĐ sẽ
tăng lên 642 triệu người vào năm 2040, con số này sẽ tiếp tục tăng nếu khơng có sự
can thiệp kịp thời.
1.Bệnh ĐTĐ đã có từ lâu, nhưng đặc biệt phát triển nhanh trong những năm
gần đây, bệnh tăng nhanh theo tốc độ phát triển của nền kinh tế - xã hội. Năm 1994
tồn thế giới có 110 triệu người ĐTĐ, năm 1995 tăng lên 135 triệu người (chiếm
4% dân số thế giới) ước tính của Liên đồn ĐTĐ quốc tế (IDF) số người mắc bệnh
ĐTĐ năm 2010 là 246 triệu người, năm 2014 là 422 triệu người, tốc độ gia tăng của
bệnh ĐTĐ là 55% mỗi năm.
Việt Nam năm 2018 tổng số người mắc bệnh tiểu đường typ 2 hơn 3,5 triệu

(theo thống kê của Bộ Y Tế) nhưng trong đó 70% khơng hề biết mình bị mắc bệnh
để được hỗ trợ điều trị sớm, 85% chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy
hiểm như: tim mạch, suy thận, thần kinh...Trong các biến chứng mạn tính thì biến
chứng ở bàn chân là một biến chứng thường dễ xảy ra do lượng đường cao trong
máu làm cho các mạch máu hẹp và cản trở lưu thông máu, dẫn đến các vết thương
khó lành hơn. Ngồi ra, bệnh tiểu đường có thể là làm cho dây thần kinh bị tê liệt,
dẫn đến vết thương bị bị lở loét và nhiễm trùng nặng hơn. Vì vậy, người bệnh mất
một khoảng thời gian dài bất thường mới có thể chữa lành vết thương và nó chiếm
khoảng 15% những bệnh nhân đái tháo đường có những tổn thương loét ở chân

download by :


2

trong khoảng thời gian họ bị mắc bệnh. Dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ bị cắt đoạn
chi cao gấp 17 đến 40 lần so với bệnh nhân không bị ĐTĐ. Tính trên phạm vi tồn
thế giới thì cứ 30 giây lại có một bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chi dẫn tới tàn phế.
2. Đái tháo đường hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 tại Việt Nam,
chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Riêng trong năm 2017, có 29.000 người chết
do các nguyên nhân có liên quan đến đái tháo đường, tương đương với 80 ca tử
vong/ngày. Cục trưởng cục quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê nhận định
ĐTĐ có thể được coi là đại dịch nguy cơ gây ra gánh nặng bệnh tật gấp 20 – 40 lần
so với những bệnh lây nhiễm.
Tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Sơn La tỷ lệ bệnh nhân Đái Tháo Đường mắc
ngày càng gia tăng. Theo thống kê số liệu của Phòng kế hoạch tổng hợp từ năm
2013 đến năm 2016 số lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường khoảng 9071 ca, đến
năm 2018 tổng số người ĐTĐ đến khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện lên đến 9156
ca. trong đó tới 203 ca phải nằm điều trị nội trú, 8953 ca khám và điều trị ngoại trú
trong đó có cả bệnh nhân có bệnh án tại phịng khám quản lý bệnh mạn tính. Tính từ

ngày 01/01/2019-30/05/2019 tồn viện có 1386 bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều
trị nội trú tại các khoa trong đó có 107 ca nằm điều trị nội trú tại khoa Nội TH và có
20 ca đã có tổn thương bàn chân.
Điều trị cho những biến chứng bàn chân nghiêm trọng của bệnh nhân ĐTĐ
rất tốn kém. Bởi vậy đó là một gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và
nguồn lực hệ thống chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa sự hiện diện của các biến chứng
bàn chân có thể tác động tiêu cực về thể chất tâm lí, tinh thần, xã hội cũng như kinh
tế của các bệnh nhân bị ĐTĐ. Đặc biệt khi có biến chứng ở bàn chân bệnh nhân sẽ
gặp khó khăn trong việc tập luyện điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến q trình điều trị
của bệnh nhân ĐTĐ. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trị quan trọng của các
hành vi chăm sóc bàn chân. Trong khi đó những biến chứng ở chân của người bệnh
ĐTĐ có thể phịng ngừa và hạn chế nếu được chăm sóc thích hợp.
3. Nguy cơ bị cắt đoạn chi của người bệnh có thể giảm từ 49% đến 85% nếu
có những biện pháp phịng ngừa đúng.
4. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức về tự chăm sóc và bảo vệ bàn
chân của chính bệnh nhân ĐTĐ...Vấn đề này được nhiều tác giả quan tâm tuy nhiên
do tỷ lệ mắc bệnh và kiến thức của bệnh nhân về ĐTĐ luôn thay đổi theo thời gian,

download by :


3

khác nhau về mục tiêu nghiên cứu. Mặt khác kiến thức về bệnh cũng như việc chăm
sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ được nâng cao dần lên cùng với thời gian phát
hiện bệnh. Để có kiến thức về chăm sóc bàn chân ĐTĐ mong rằng kết quả thu được
sẽ củng cố giả thuyết này của chúng tơi và có những biện pháp nâng cao về kiến
thức chăm sóc bàn chân ĐTĐ cho tất cả bệnh nhân ĐTĐ và phòng được các biến
chứng xảy ra. Chính vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng kiến
thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại khoa Nội

Tổng hợp- Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2019” với hai mục tiêu như sau:
1 - Mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của
người bệnh ĐTĐ type 2 tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La.
2- Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức tự chăm sóc bàn châncủa
bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La.

download by :


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính
biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hồn tồn insulin hoặc
là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin" [1].
1.1.2. Chẩn đoán, nguyên nhân và phân loại bệnh đái tháo đường
1.1.2.1. Chẩn đoán
- Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định: Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế
Thế giới công nhận năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, đái tháo đường
được chẩn đoán xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau:
+ Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu
chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân khơng có ngun nhân.
+ Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh
nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ khơng ăn.
+ Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp
tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l.
- Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1-2 lần trong những ngày sau đó [1].

1.1.2.2. Nguyên nhân đái tháo đường

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường tuýp 2

download by :


5

Cơ chế bệnh sinh

1.1.2.3. Phân loại bệnh đái tháo đường
- Đái tháo đường týp 1
+ Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân đái
tháo đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê-ta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt
insulin tuyệt đối cho cơ thể. Ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra quốc gia, nhưng
theo thống kê từ bệnh viện thì tỷ lệ mắc ĐTĐ type1 vào khoảng 7 – 8% tổng số
bệnh nhân ĐTĐ.
+ Đái tháo đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gien và thường được
phát hiện trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên
biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các trường hợp
được chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 1 thường là người có thể trạng gầy, tuy
nhiên người béo cũng không loại trừ. Người bệnh đái tháo đường týp 1 sẽ có đời
sống phụ thuộc insulin hồn tồn.

download by :


6


- Đái tháo đường týp 2
+ Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế giới,
thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo
tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống,
đái tháo đường týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh.
+ Đặc trưng của đái tháo đường týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt
tiết insulin tương đối. Đái tháo đường týp 2 thường được chẩn đốn rất muộn vì
giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Khi có
biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển hoá lipid, các biểu
hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều khi các biến chứng này đã ở
mức độ rất nặng. Người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 nếu phát hiện sớm có thể
điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose
máu, tuy nhiên nếu q trình này thực hiện khơng tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải
điều trị bằng cách dùng insulin.
- Đái tháo đường thai nghén: Đái đường thai nghén thường gặp ở phụ nữ có
thai, có glucose máu tăng, gặp khi có thai lần đầu. Sự tiến triển của đái tháo đường
thai nghén sau đẻ theo 3 khả năng: Bị đái tháo đường, giảm dung nạp glucose, bình
thường.
- Các thể đái tháo đường khác (hiếm gặp)
+ Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh, thuốc, hoá chất.
+ Khiếm khuyết chức năng tế bào bê-ta.
+ Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin.
+ Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy…
+ Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp…
+ Thuốc hoặc hóa chất.
+ Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch.
1.1.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ
tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính.
- Biến chứng cấp tính

+ Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đốn muộn, nhiễm khuẩn
cấp tính hoặc điều trị khơng thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm

download by :


7

toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy
hiểm.
+ Nhiều bệnh nhân hơn mê, dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tăng glucose
máu. Điều đó chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh đái tháo đường còn chưa được phổ biến
trong cộng đồng.
- Biến chứng mạn tính

+ Biến chứng tim - mạch
Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng thường gặp và
nguy hiểm, các nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ
mắc bệnh mạch vành và các biến chứng tim mạch khác như: thiếu máu cơ tim, nhồi
máu cơ tim, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não…Người đái tháo đường có bệnh
lý về tim mạch chiếm 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với người
bình thường. Ngồi ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân đái tháo đường gấp
1,5-2 lần, viêm động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với người bình thường.
+ Biến chứng thận
Biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng thường gặp, tỷ lệ
biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do đái tháo đường khởi phát bằng protein
niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ trong máu.
Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm

download by :



8

chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận. bệnh cầu thận ĐTĐ, viêm hoại tử đài bể
thận, tổn thương thận mất bù sau tiêm thuốc cản quang trong một số trường hợp can
thiệp mạch.
+ Biến chứng võng mạc ĐTĐ:
Bệnh võng mạc không tăng sinh, bệnh võng mạc tăng sinh do ĐTĐ. Ngồi ra cịn
có các biến chứng mắt khác như đục thủy tinh thể, glaucoma. Khi đường huyết cao
khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắt
đái tháo đường có thể bị suygiảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lịa. Ngồi ra,
những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp... cũng có thể xảy ra.
+ Biến chứng thần kinh:
Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao
gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết
mồ hôi...Theo thời gian, người bệnh bị mất cảm giác ở nhiều bộ phận. Mất cảm giác
ở chân khiến người bệnh dễ bị tổn thương, loét ở bàn chân, nặng hơn có thể bị hoại
tử bàn chân buộc phải phẫu thuật cắt bỏ. Nam giới bị đái tháo đường có thể bị liệt
dương.
+ Biến chứng nhiễm khuẩn
Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu
hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể như: nhiễm
khuẩn da, nhiễm khuẩn phổi: viêm phổi, lao phổi, nhiểm khuẩn tiết niệu…
+ Rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường
Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn và hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid
trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng
nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến chứng mạch máu khác.
Ngày nay, người ta xem đã có rối loạn lipid máu ngay từ khi tỷ lệ các thành phần
của lipid trong máu có sự thay đổi.

+ Các biến chứng khác
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) góp phần thúc đẩy bệnh ở hệ xương khớp xuất
hiện sớm hơn, nặng hơn hoặc tiến triển nhanh hơn. Mặt khác, mật độ xương của
bệnh nhân ĐTĐ thấp hơn 20-30% so với người bình thường. Do đó, những biến
chứng của ĐTĐ có ảnh hưởng rất nhiều tới vấn đề xương khớp. Bệnh thường tiến
triển âm thầm, lúc đầu người bệnh chỉ có cảm giác khó khăn khi co duỗi ngón tay

download by :


9

cho đến khi ngón tay hồn tồn cong gập và đau buốt và thường xuyên hay gặp các
biến chứng như: biến chứng xương và khớp, biến chứng ngoài da, bệnh lý bàn chân
do đái tháo đường
Bệnh lý bàn chân đái tháo đường ngày càng được quan tâm do tính phổ biến
của bệnh. Bệnh lý bàn chân đái tháo đường do sự phối hợp của tổn thương mạch
máu, thần kinh ngoại vi và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do glucose máu tăng cao.
Trong khuôn khổ các biến chứng của bênh ĐTĐ thì biến chứng bàn chân là
biến chứng có thể phịng được nếu người bệnh biết được cách chăm sóc bàn chân
của mình.
1.1.4. Tình hình biến chứng bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ
Bệnh lý bàn chân của người ĐTĐ là biến chứng hay gặp và là nguyên nhân
dẫn tới cắt cụt và tử vong cao ở bệnh ĐTĐ[3]. Một thông báo của WHO tháng 32005 cho thấy có tới 15% số người mắc bệnh ĐTĐ có bệnh lý bàn chân, 20%
sốngười phải nhập viện do nguyên nhân bị loét chân. Bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt
thì chiếm 45 – 70% tổng số trường hợp phải cắt cụt chi không do chấn thương[4].
Tại Việt Nam tỷ lệ cắt cụt của người bị biến chứng bàn chân ĐTĐ cũng khá
cao, khoảng 40% tổng số người có bệnh lý bàn chân ĐTĐ[4] . Đối với bệnh nhân
ĐTĐ, biến chứng cắt cụt chân đặt ra một vấn đề nan giải xét cả mặt kinh tế, xã hội
và y tế: Chi phí điều trị tăng cao do phải kiểm sốt đường huyết tích cực hơn, kèm

theo kháng sinh phịng nhiễm khuẩn, chi phí chăm sóc biến chứng bàn chân. Đáng
sợ hơn là nó làm bệnh nhân mất khả năng lao động, gây tàn phế, làm giảm chất
lượng cuộc sống, giảm thuổi thọ ...

1.1.4.1 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của sự hình thành các vết loét
bàn chân do ĐTĐ

download by :


10

Cho tới nay, người ta thấy các tổn thương chân ở người ĐTĐ là hậu quả của
nhiều nguyên nhân như: Tổn thương dây đa thần kinh, bệnh lý mạch máu, chấn
thương và nhiễm trùng. Các nguyên nhân này có thể phối hợp cùng lúc hoặc vào
những thời điểm khác nhau. Nhiễm trùng làm nặng thêm các vết loét và cũng là yếu
tố nguy cơ gây cắt cụt chi nhưng ít khi là một yếu tố đơn độc gây nên loét chân
* Vai trò bệnh lý thần kinh
Bệnh lý thần kinh hay gặp nhất trong số các biến chứng của ĐTĐ và là biến
chứng sớm nhất của ĐTĐ. Tỷ lệ của bệnh lý thần kinh rất khác nhau, nhưng tăng
lên theo thời gian bị bệnh và mức độ nặng của bệnh lý thần kinh tăng lên cùng với
tuổi bệnh nhân và phụ thuộc vào mức độ kiểm soát đường huyết. Bệnh lý thần kinh
ĐTĐ tác động đến thần kinh cảm giác, thần kinh vận động và thần kinh tự động.
Đặc điểm của tổn thương thần kinh ĐTĐ la sự mất myelin từng đoạn có tính chất
đối xứng và lan tỏa dẫn đến làm giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh, rối loạn tính
nhạy cảm và tính tự động
* Thần kinh cảm giác – vận động
+) Giảm cảm giác bản thể và yếu cơ ở sâu trong bàn chân dẫn đến sự biến đổi
cấu trúc của bàn chân (ngón chân hình búa, hình vuốt, sập vịm bàn chân) và làm
thay đổi các điểm tỳ đè của bàn chân.

+) Gây mất cân bằng trong động tác co duỗi, làm cho ngón chân có dạng
vuốt thú, phần đầu các đốt bàn chân bị nhô ra trước, từ đó xuất hiện các áp lực lớn ở
phía dưới các đầu xương bàn chân
+) Sự kết hợp của giảm nhạy cảm với cảm giác đau và cảm giác nhận biết
bản thể, cùng với các áp áp lực khi đi, đứng và trọng lượng cở thể dồn lên phía đầu
xương bàn chân làm cho các vị trí này dễ bị loét[14,15]. Mặt khác, giảm nhạy cảm
với cảm giác đau làm cho bệnh nhân không nhận biết các vết loét nhỏ nên thường
phát hiện muộn, làm nặng nề thêm tình trạng loét bàn chân [18] .
* Thần kinh tự động:
+) Tổn thương thần kinh tự động làm mờ các shunt động – tĩnh mạch, tăng
nhiệt độ da, tăng quá trình tiêu xương của xượng cổ chân và gây rối loạn vi tuần
hoàn gây phù nề bàn chân – một yếu tố tiên lượng dẫn tới loét cả đối với cả tổn
thương thiếu máu và bệnh lý thần kinh[15]. Rối loạn thần kinh tự động làm tăng
dòng máu đến da, nhưng lại làm giảm dịng máu mao mạch có tác dụng dinh dưỡng

download by :


11

cho mô bàn chân, gây hiện tượng thiếu máu vùng xa của bàn chân. Mặt khác, rối
loạn thần kinh tự động gây giảm tiết mồ hôi tạo thuận lợi cho sự xuất hiện các vết
nứt nhỏ ở da, tạo thành đường vào cho các vi khuẩn bội nhiễm và là điểm bắt đầu
thường gặp của loét sâu bàn chân.
Cuối cùng, một trong các tiến triển của bệnh lý thần kinh trong ĐTĐ ở bàn
chân là bệnh lý xương khớp, gây nên biến dạng bàn chân, tạo nên bàn chân của
Charcot – với các điểm tỳ đè bất thường rất dễ bị loét.
+) Vai trò của bệnh lý mạch máu
Tổn thương mạch máu gây tình trạng thiếu máu bàn chân, làm nặng thêm các
rối loạn dinh dưỡng của bàn chân. Tổn thương này liên quan đến các động mạch

của chi người. Ở người ĐTĐ, các tổn thương này xuất hiện thường sớm hơn, nặng
hơn và gặp nhiều hơn ở người không bị ĐTĐ. Bệnh lý mạch máu lớn thường phối
hợp với bệnh lý thần kinh giải thích hiện tượng đau cách hồi có thể khơng biểu hiện
lâm sàng cho dù đã tổn thương giải phẫu bệnh lý tiến triển ở các mạch máu chi
dưới. Bệnh lý mạch máu ở người ĐTĐ thương lan tỏa, ở đoạn xa, hay ở các động
mạch cẳng chân, nhưng cũng có thể phối hợp với các tổn thương mạch máu (gốc
chi). Quá trình tái tạo biểu mơ được diễn ra thuận lợi, do đó làm vết thương thu nhỏ
lại. Quá trình liền vết thương được tiến hành theo quy trình định sẵn[17].
Đối với tổn thương mạn tính như loét do ĐTĐ, phản ứng viêm cấp cũng xảy
ra nhưng sau đó được thay thế bằng phản ứng viêm mạn tính kéo dài, do đó q
trình liền vết thương không diễn ra theo cơ chế bệnh sinh thông thường. Sự tăng tiết
qúa mức và tăng hoạt động của các protease làm cho q trình liền vết thương khó
diễn ra do các protease này phá hủy các tế bào máu mới, làm giảm số lượng
collagen, fibronectin và các protein ngoại bào khác, đồng thời làm giảm số lượng
các yếu tố tăng trưởng cần thiết để kích thích tái tạo vết thương( bao gồm: yếu tố
tăng trưởng biểu bì – EGF, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi – FGF, yếu tố tăng
trưởng giống insulin – IGF, yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu – PDGF).
Dịch vết thương tăng tiết là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm
giảm cung cấp oxi cho mô. Các tế bào mô hạt kém phát triển và nhanh lão hóa ,
kém đáp ứng với kích thích của các yếu tố tăng trưởng [16].
+) Yếu tố nguy cơ của loét bàn chân

download by :


12

Nguy cơ loét bàn chân cao ở BN ĐTĐ có thời gian mắc bệnh > 10 năm,
kiểm soát ĐM kém, có biến chứng tim mạch, võng mạch hay thận, nam giới có
nguy cơ cao hơn nữ giới. Ngồi ra, có một số yếu tố làm tăng khả năng xuât hiện

loét bàn chân như : - Biến chứng thần kinh ngoại biên
- Bệnh mạch máu ngoại biên
- Tiền sử loét hoặc cụt chân
- Chai chân
- Bằng chứng tăng áp lực lòng bàn chân

1.1.4.2. Các biện pháp làm giảm biến chứng bàn chân
*) Kiểm soát tốt đường máu, huyết áp
Thường xuyên kiểm tra đường máu và đo huyết áp hàng ngày để điều chỉnh
chế độ ăn và liều lượng thuốc cho phù hợp.

*) Thăm khám bàn chân hàng ngày
Thường xuyên kiểm tra bàn chân như màu da chân, độ ấm các đầu chi, độ
thô giáp của da chân

download by :


13

*) Luôn mang giày dép phù hợp và đúng cách
 Giầy rộng và sâu ở phần mũi
 Đế cao su dày, bằng
 Gót khơng cao
 Đệm gót chân chắc chắn
 Nên sử dụng giầy buộc dây hoặc băng dán
 Mặt trong giày lót nhẵn
 Chất liệu mềm, hạn chế mép nối
*) Khám bàn chân từ 3 – 6 tháng một lần bởi bác sỹ nội khoa.
*) Khi có các triệu chứng như: đau bỏng rát, tê bì đau cách hồi, loét nhỏ không

tự liền sau 02 ngày phải đi khám ngay bác sỹ chuyên khoa.
1.1.5. Kỹ thuật chăm sóc bàn chân
1.1.5.1. Kiểm tra bàn chân hàng ngày
 Kiểm tra bàn chân hằng ngày tại nơi có đầy đủ ánh sáng.
 Nhờ người nhà hoặc dùng gương để kiểm tra góc khuất.
 Kiểm tra kĩ tìm các dấu hiệu bất thường: phồng, rộp, chai chân...
1.1.5.2. Rửa chân
 Rửa kĩ bàn chân và kẽ ngón chân
 Rửa bằng nước ấm và xà phịng trung tính
 Nếu da chân bị khơ thì sử dụng kem dưỡng ẩm(lưu ý không được bôi kem
vào kẽ ngón chân).
1.1.5.3. Chăm sóc móng chân
 Khơng để móng chân mọc quá dài
 Cắt móng chân sau khi ngâm chân (khi móng chân cịn mềm)
 Cắt móng chân theo đường cong của móng và dùng dũa để làm nhẵn
 Khơng nên cắt cố vào trong gốc móng hay sát da móng ngón chân.

download by :


14

1.2. Cơ sở thực tiễn
- Tình hình bệnh đái tháo đường trên Thế giới và Việt Nam
+ Trên thế giới
Trong những năm gần đây, tỷ lệ đái tháo đường gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu,
WHO đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới.
Ở Mỹ, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh đái tháo đường tăng 14%
trong hai năm từ 18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005) [1].
Theo một thông báo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, năm 2006 ước tính

khoảng 246 triệu người mắc bệnh, trong đó bệnh đái tháo đường týp 2 chiếm
khoảng 85-95 % tổng số bệnh nhân đái tháo đường ở các nước phát triển và thậm
chí cịn cao hơn ở các nước đang phát triển [16].
Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng do mức độ đơ thị hóa nhanh,
sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, sự thay đổi nhanh chóng về lối
sống cơng nghiệp, giảm hoạt động chân tay, sự tăng trưởng kinh tế nhanh và chế độ
ăn không cân đối, nhiều mỡ.
Theo WHO (3/2005) cho thấy 15% số người bệnh bị ĐTĐ có bệnh lý về bàn
chân, trên phạm vi tồn cầu trung bình cứ 30 giây lại có một ca liên quan bệnh ký
bàn chân lại phải tháo khớp ngón chân hoặc cắt cụt chi.
Theo thống kê của IDF 2017, thế giới có 425 triệu người mắc bệnh đái tháo
đường, tương đương cứ 11 người trưởng thành (20 - 79 tuổi) lại có 1 người bị đái
tháo đường.
+ Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam

download by :


15

Ở Việt Nam ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức
độ phát triển kinh tế cũng như đơ thị hóa
Năm 2001, điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ theo chuẩn quốc tế mới với sự
giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu WHO, được tiến hành ở 04 thành phố Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra này thực sự là một tiếng
chng cảnh báo về tình trạng bệnh ĐTĐ nói riêng và bệnh khơng lây nói chung ở
Việt Nam, đó là tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở 04 thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
và Hải Phịng ở đối tượng 30-64 tuổi là 4,9%, tỷ lệ đối tượng có nguy cơ bệnh ĐTĐ
là 38.55, đáng lo ngại là trên 44% số người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện
và không được hướng dẫn điều trị [11].

Tại Bệnh viện Nội tiết TWt từ 6/2004 đến 8/2005 tại bệnh viện có 60 người
bệnh ĐTĐ có loét bàn chân vào điều trị nội trú (chiếm 1,9% số người bệnh ĐTĐ
phải nhập viện). Nhưng từ tháng 5/2006 đến 12/2006 đã có 64 người bệnh ĐTĐ có
loét chân điều trị nội trú (chiếm 2,9% số người bệnh ĐTĐ vào điều trị). Số lượng
người bệnh nhập viện điều trị năm 2007 tăng gấp đôi năm 2006 [2].
Năm 2008 theo kết quả của điều tra quốc gia, tỷ lệ bệnh ĐTĐ type2 lứa tuổi
30-69 khoảng 5.7% dân số, nếu chỉ khu vực thành phố, khu vực công nghiệp tỷ lệ
bệnh từ 7.0% [8] -10% [13].
Năm 2012, theo kết quả điều tra của bệnh viện Nội tiết Trung Ương thực hiện
trên 11.000 người thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ là 5.7% (tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là
7.2%, thấp nhất là Tây Nguyên 3.3%). Như vậy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam 10 năm
qua đã tăng gấp đôi. Đây là con số đáng báo động vì trên thế giới phải trải qua 15
năm tỷ lệ mắc ĐTĐ mới gấp đôi [2].
Năm 2017 theo nghiên cứu của Lò Thị Học “Khảo sát kiến thức tự chăm sóc
và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại khoa Nội Bệnh viện đa khoa tỉnh
Sơn La” cho thấy qua nghiên cứu 149 người bệnh ĐTĐ vào điều trị nội trú đã có 30
người bệnh ĐTĐ ( chiếm 20%) có bệnh lý tổn thương bàn chân: ý thức kiểm tra bàn
chân hàng ngày bởi chính bản thân hoặc một ai đó chiếm 52 %, 90% người bệnh
biết rằng khi bị tổn thương vết thương sẽ lâu liền hơn bình thường, 42%một số bệnh
khơng để ý việc cắt tỉa móng, 61% bệnh nhân cho rằng nên đeo tất để bảo vệ chân,
65% cho rằng xoa bàn chân hàng ngày là tốt ,33% xoa kem dưỡng ẩm lên bàn
chân khi da bị khô.

download by :


16

Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN

2.1. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La
Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La, tiền thân là Bệnh viện khu Tây Bắc được
thành lập ngày 01 tháng 07 năm 1954. Trải qua 63 năm hoạt động, phát triển và
trưởng thành, Bệnh viện đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm
sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho đồng bào, cán bộ chiến sỹ nhân dân các dân
tộc trong tỉnh và làm tròn nhiệm vụ Quốc tế đối với nước bạn Lào.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La là Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng I, trực
thuộc Sở Y tế Sơn La với quy mô 500 giường bệnh. Đội ngũ cán bộ viên chức Bệnh
viện đa khoa tỉnh Sơn La luôn nhận thức đúng đắn các quan điểm, đường lối của
Đảng, những chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước và trên hết là đầy lòng
nhiệt huyết với cơng việc, khắc phục khó khăn, tạo thành một khối đồn kết tích cực
tham gia và thực hiện tốt các phong trào thi đua do các cấp phát động góp phần nâng
cao chất lượng chẩn đốn, điều trị, hồn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Về cơ cấu tổ chức, Bệnh viện có Ban giám đốc (gồm Giám đốc và 03 Phó
Giám đốc) và 31 khoa, phịng: 17 khoa Lâm sàng; 6 khoa Cận lâm sàng; 07 phòng
Chức năng; 01 Trung Chấn thương chỉnh hình và Tổ cấp cứu vận chuyển ngoại

download by :


17

viện. Về nhân lực, Bệnh viện có 400 cán bộ cơng chức, viên chức: 109 bác sỹ, số
bác sỹ có trình độ sau đại học là 58 chiếm tỷ lệ 53,2%; 162 điều dưỡng, trong đó có
35 cử nhân điều dưỡng, 57 kỹ thuật viên và nữ hộ sinh; 17 dược sỹ; 55 cán bộ khác.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La là đơn vị đầu ngành của tỉnh đã thực hiện đầy
đủ 7 chức năng nhiệm vụ: Khám, chữa bệnh; Phòng bệnh; Hợp tác quốc tế; Quản lý
kinh tế; Đào tạo; Nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo tuyến. Bệnh viện đã tập trung triển

khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân
dân trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tại bệnh
viện có tổng số 82.187 lượt người bệnh đến khám bệnh, hơn 35 nghìn lượt người
bệnh điều trị ngoại trú và 13.368 lượt người bệnh điều trị nội trú. Quản lý một số
bệnh mạn tính: tăng huyết áp, đái tháo đường, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,
quản lý viêm gan B…Cơng suất sử dụng giường bệnh 92%; tổng số ca phẫu thuật
3.437 ca; số tiêu bản xét nghiệm 335.195; tổng số chụp XQ 21.653 ca; chụp cộng
hưởng từ 1.221 ca; chụp cắt lớp vi tính 5.576 ca; siêu âm 27.041 ca; nội soi 4.478
ca (Theo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác Y tế 6 tháng đầu năm –
Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La).
Bên cạnh việc chăm sóc điều trị cho người bệnh, Bệnh viện cũng rất quan tâm
đến công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh, tất cả các
khoa phòng mỗi tháng có ít nhất 1 buổi tổ chức tun truyền giáo dục sức khỏe và
hướng dẫn nội quy, các thủ tục hành chính cho người bệnh.
Khoa Nội tổng hợp bệnh viện hiện có 21 nhân viên: Trong đó: Bác sỹ: 06.
Điều dưỡng: 13, với chức năng: Khám và điều trị nội trú các bệnh nội khoa như:
Tiêu hóa, hơ hấp, tiết niệu, đái tháo đường, huyết học, cơ xương khớp… Là cơ sở
thực hành cho trường Cao đẳng Y tế Sơn La, tham gia chỉ đạo tuyến, nghiên cứu
khoa học. Nhiều đề tài khoa học cấp ngành, cấp cơ sở đã được thực hiện tại khoa và
được ứng dụng vào điều trị góp phần nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân. Hiện
tại khoa có 3 bác sỹ chuyên khoa I và 4 điều dưỡng đại học, còn lại là cao đẳng và
trung cấp đang phụ trách điều trị và chăm sóc quản lý hơn 110 người bệnh với các
mặt bệnh trên và lưu lượng ra vào khoa trung bình 1 ngày có 30 người bệnh vào
khoa điều trị và 30 bệnh nhân ra viện. Trong đó điều trị trung bình 20 đến 30 bệnh
nhân ĐTĐ/ tháng và người bệnh đái tháo đường đã có biến chứng về tim mạch,
thận, khớp, trong đó chủ yếu là người bệnh đái tháo đường type 2 và có biến chứng

download by :



×