Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.78 KB, 13 trang )

SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG
I. KHÁI NIỆM
Sinh hoạt cộng đồng là hoạt động tập thể của một nhóm người, một tập thể
mang tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt, nơi lao động, học tập, nơi sinh
sống… nhằm mục đích tạo sự vui tươi, giao lưu, giáo dục qua đó nhằm phát
triển năng lực của cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể.
II. NHỮNG YẾU TỔ TRONG HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CỘNG
ĐỒNG:
- Băng reo, tiếng reo
- Trò chơi: Tất cả các loại trò chơi( Trừ trò chơi lớn )
- Bài hát cộng đồng
- Ca múa cộng đồng
- Nhân tố tham gia: Quản trò; Người chơi.
III. NGƯỜI QUẢN TRÒ:
Quản trò tốt: Thực hiện tốt quy trình 3 bước như sau:
CHUẨN BỊ TIẾN HÀNH KẾT THÚC
1. Là ai?
- Là người điều hành tổ chức trò chơi nhỏ.
- Là kết hợp giữa vấn đề của khoa học và nghệ thuật:
+ Khoa học: Đủ khả năng nắm bắt đối tượng để tác động tích cực đến
người chơi tạo ra một giá trị định hướng về giáo dục, trí tuệ, thể chất và tính
cách con người. Quản trò phải thấu hiểu giá trị trò chơi mang lại và nghiên cứu
giá trị đó với đời sống sinh hoạt tinh thần của thanh thiếu niên.
+ Nghệ thuật: Biết khai thác những giá trị đó theo tuần tự nhất định,
phải tự rèn luyện hoàn thiện mình.
2. Điều cần có ở Quản trò:
- Tính sư phạm.
- Tính phán đoán và quan sát nhanh.
- Biết nhiều trò chơi, sáng tạo và sáng tác trò chơi.
- Các đặc điểm khác: Giọng nói to,rõ; nói đủ lời, nói ngắn gọn, biết nói đùa,
nói có duyên…phải có tính hòa đồng, tự chủ, kiên nhẫn, nhanh nhạy, hoạt bát.


- Phải hoạt động tự rèn luyện thường xuyên, tích luỹ kinh nghiệm, sưu tầm
trò chơi, tập nói chuyện trước tập thể, nhất là tập nói đùa, tích luỹ kiến thức ở
mọi lĩnh vực.
3. Điều cần tránh của người quản trò:
- Trò chơi phải đi từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp chứ không nên làm
ngược lại.
- Không nên làm căng thẳng trò chơi bằng các hình phạt nặng.
- Tránh hiện tượng thiên vị trong trò chơi.
- Tránh không tổ chức những trò chơi quản trò chưa nắm rõ nội dung.
- Tránh xem những trò chơi nhỏ chỉ đơn thuần về mặt giải trí vì như thế có
khi phản tác dụng.
- Tránh mọi hiện tượng chê bai, xem thường các quản trò khác khi họ
không thành công.
- Đừng mất kiên nhẫn vì những phá rối, nô đùa của người chơi.
4. Kết thúc trò chơi thường làm gì?
- Hướng dẫn người chơi tự nhận xét, rút kinh nghiệm dựa trên luật chơi.
- Quản trò nhận xét và đánh giá chung.
- Thu dọn sau cuộc chơi: Thu dọn dụng cụ và làm vệ sinh sách sẽ, vệ sinh
cá nhân.
- Quản trò tự rút kinh nghiệm: Ghi sổ tay cá nhân, rút kinh nghiệm,sửa
chữa và bổ sung.
IV. BĂNG REO, TIẾNG REO:
1. Khái niệm: Là lời nói, lời hát, tiếng động, điệu bộ của một tập thể được
làm đồng loạt, nhịp nhàng. Nhiều lúc băng reo được sử dụng như một quảng cáo
ngắn gọn để gây sự chú ý với đám đông.
2. Băng reo, tiếng reo có thể được tạo thành bởi:
- Nhiều loại âm thanh hợp lại
- Một số câu nói hài hước, kích thích vui nhộn
- Một bài hát ngắn có ý nghĩa
- Những khẩu hiệu ghép lại

- Những tiếng động trong thiên nhiên…
3. Có nhiều loại tiếng reo nhưng cơ bản có 4 loại thường gặp:
- Vỗ tay
- Nói
- Hát
- Điệu bộ
4. Nhìn chung, băng reo thành công phải đạt được các yếu tố
- Giản dị
- Dễ làm
- Vui mạnh
- Ý nghĩa
5. Một số ví dụ về băng reo ( Làm cho mỗi loại):
5.1 Băng reo dùng để kích thích tinh thần tập thể hăng say hơn: (bổ trợ
cho các nội dung sinh hoạt, các trò chơi mang tính tập thể):
- Người điều khiển (NĐK): Anh em ơi! (Các bạn ơi,…)
Thanh niên: Ơi ! ( Hoặc : Dze!, Ê ô!,…)
Thực hiện hô - đáp nhiều lần cho đến khi âm thanh thể hiện thật lớn, đều,
đồng nhất. Có thể kết hợp thêm các động tác tay để tăng phần sinh động.
- NĐK: bắt bài hát “chịu chơi”, vừa hát kết hợp vỗ tay, không vỗ vào chữ
“buồn”
Chịu chơi, chịu chơi có chi mà buồn!
Chịu chơi, chịu chơi có chi mà buồn!
Buồn! Là cù lần!
Không buồn! Là chịu chơi!
5.2 Băng reo để nhấn mạnh một chiến dịch, một lời cổ động mang tính
truyền thống của tổ chức:
- Người điều khiển: Thanh niên !
Thanh niên: Tiến!
- Người điều khiển: Thanh niên tình nguyện!
Thanh niên: Đoàn kết!

- Người điều khiển Thanh niên Thừa Thiên Huế!
Thanh niên: Xung kích!
- Người điều khiển: Sinh viên!
Thanh niên: Sáng tạo! !
5.3 Băng reo để tán dương, khen thưởng:
- Bằng bài hát: HOAN HÔ ANH NÀY (vừa hát vừa vỗ tay)
Tất cả cùng reo: Hoan hô anh này một cái, hoan hô anh này. Nào
chúng mình hoan hô. Nào ta cùng hoan hô. Nào chúng mình hoan hô, hoan hô,
hoan hô.
- Bằng bài hát: GỒ GHÊ
Tất cả cùng reo: Gồ ghê! Gồ ghê! Gồ ghê! (Vỗ tay 1,2,3). Khen anh
(cô…) Hai một cái (ấy) bà con ơi. Gồ ghê! Gồ ghê! Gồ ghê! (vỗ tay 1-2-3). Hãy
vỗ tay khen anh (cô…) một chầu (vỗ tay 1-2-3, 1-2-3, 1-2-3-4-5-6-7, 1-2-3)
5.4 Băng reo để mời chào, đón mừng:
- Tất cả: (Hát) Chào anh, chào chị đã đến nơi đây (Vỗ tay)
Xin chào anh bằng nụ cười rất tươi (Đưa tay lên má)
Xin chào chị bằng bài hát rất hay (Vỗ tay)
Xin chào – xin chào – xin chào
Bằng một tràng pháo tay (1,2,3 – 1,2,3- 1,2,3,4,5,6,7) .
- Tất cả : Hát NỤ CƯỜI LÀM QUEN
Một nụ cười làm quen, hai tay đều nhau bắt.
Hai nụ cười làm quen.
Chúng ta kết thân thôi mà. Chúng ta kết thân thôi mà. (xóm làng)
- Tất cả: Hát CHÚNG TÔI XIN MỜI
Chúng tôi xin mời, xin mời bạn bước ra mau.
Đừng nên mắc cỡ e lệ làm gì.
Kìa bạn nhìn xem chung quanh ta là bạn cả.
Chúng tôi xin mời xin mời bạn bước ra mau.
5.5 Băng reo chế diễu: BÁNH CHUỐI CHIÊN
- Tất cả: Cái mặt như bánh chuối chiên mà làm duyên làm dáng

Cái mặt như cái bánh rán mà làm dáng làm duyên.
Mắt cỡ gì mà không chịu lẹ giùm.
Lẹ giùm - lẹ giùm - lẹ giùm
Đồ quỷ (hát theo giọng miền Nam)
(1-2-3 dzê )
5.6 Băng reo tạm biệt: Làm đồng thời với động tác tay vẫy cao hoặc kết
tay thân ái.
- Những giây phút vui bên nhau qua rồi, chỉ còn lại trong tim là nỗi nhớ,
chỉ còn lại trong tim là kỷ niệm. Tạm biệt nhé, tạm biệt nhé. Bạn ơi.
- Gặp nhau đây, rồi chia tay, ngày vàng như đã vụt qua trong thoáng giây.
Niềm hăng say, còn chưa phai, đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.
- Giờ chia tay, giờ chia tay đã sắp đến rồi bạn ơi. Nào cùng hát, nào cùng
hát vang lên đón chào ngày mới. Ta hát ca vang vang trong giờ tạm biệt. Ta
thấy trong tim ta những ngày vui đã qua. Tạm biệt nhé, tạm biệt nhé đã sắp đến
giờ chia tay. Hẹn gặp nhé, hẹn gặp nhé, dù cách xa nhưng ta vẫn nhớ nhau
hoài, bạn ơi!
5.7 Băng reo tập hợp vòng tròn: (Vừa hát vừa điều chỉnh vòng tròn)
- Vòng tròn có một cái tâm, cái tâm ở giữa vòng tròn. Đi sao đi cho đều đi
cho khéo, để vòng tròn đừng méo đừng vuông.
- Đi một vòng, đi thật nhanh, ta bước đi cho đều 1,2,3,4,4,3,2,1
- Lui một vòng, lui thật nhanh, ta bước lui cho đều 1,2,3,4,4,3,2,1
- Vô một vòng, vô thật nhanh, ta bước vô cho đều 1,2,3,4,4,3,2,1
- Ra một vòng, ra thật nhanh, ta bước ra cho đều 1,2,3,4,4,3,2,1
- Xoay một vòng, xoay thật nhanh, ta bước xoay cho đều 1,2,3,4,4,3,2,1
5.8 Băng reo để khởi động, ổn định
- Vỗ tay theo tiếng mưa (To nhỏ theo tầm tay của NĐK)
- Vỗ tay theo nhịp của NĐK…(VD: 1; 1-2-3; 1-2-3-4-5-6-7)
- Này bạn vui mà muốn tỏ ra:
NĐK: Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay!
Tất cả: Vỗ tay 02 cái.

NĐK: Này bạn vui mà muốn tỏ ra cho chung quanh đây biết rằng bạn vui
mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay.
Tất cả: Vỗ tay 02 cái.
(Tương tự làm cho các hành động như “dậm đôi chân” (dậm 02 cái), “gật
đầu đi” (Gật đầu và hô “hự” 02 cái), “vỗ bụng đi” (vỗ bụng và hô “ha” 02
cái) )
Ngài ra còn có rất nhiều loại băng reo khác có thể áp dụng trong các tình
huống sinh hoạt, gặp mặt và giờ học của thanh thiếu niên.
(Lê Hoàng Tùng-Huấn luyện viên cấp I trung ương)
TRÒ CHƠI
I. Khái niệm: Là chuỗi những hoạt động mang tính tập thể, qua đó chuyển
tải được ý nghĩa của buổi họp mặt, giáo dục nhân cách; rèn luyện sức khỏe, phản
xạ, tăng cường sự giao lưu, đoàn kết. Trò chơi là phần quan trọng nhất của tổ
chức sinh hoạt cộng đồng.
II. Các loại trò chơi:
1. Phân theo quy mô:
- Trò chơi lớn ( Nội dung riêng)
- Trò chơi nhỏ
2. Phân theo địa điểm:
- Trò chơi trong nhà
- Trò chơi ngoài trời
3. Phân theo tính chất ( Quan trọng nhất)
- Trò chơi vận động
- Trò chơi tĩnh
- Trò chơi thi đấu
4. Phân theo địa hình:
- Trò chơi trên đất
- Trò chơi dưới nước
III. Công tác chuẩn bị tổ chức trò chơi:
1. Giai đoạn chuẩn bị:

- Nội dung tổ chức (Trò gì; thứ tự…?) Phải căn cứ vào Người tham dự
cuộc chơi và địa điểm tổ chức; khí hậu thời tiết; thời gian tổ chức; tính chất trò
chơi;yêu cầu hiệu quả mang lại?
- Dụng cụ cho trò chơi ( nếu có)
2. Giai đoạn thực hiện :
- Trình bày trò chơi
- Điều khiển trò chơi
3. Giai đoạn kết thúc:
- Đánh giá
- Thưởng động viên
- Phạt người thua ( nhẹ nhàng, thoải mái, vui nhộn)
IV. Chu trình tổ chức trò chơi:
1. Ổn định: Là bước khá quan trọng, nhằm gây chú ý của vòng tròn, của
tập thể, Có thể cho tập thể khởi động bằng các băng reo trong giai đoạn này.
Người quản trò cũng nên xuất hiện bằng yếu tố bất ngờ hoặc bằng động tác, điệu
bộ ngộ nghĩnh cũng tạo sự thu hút.
2. Giới thiệu trò chơi: Có thể lồng vào đó những câu chuyện cổ tích,
chuyện ngụ ngôn, vui cười để tạo sự háo hức, hứng thú khi bắt đầu trò chơi. Cần
ngắn gọn và hấp dẫn.
- Hướng dẫn luật chơi: Tùy theo trò chơi, nhưng cần thiết phải rõ ràng,
ngắn gọn, dễ hiểu.
- Chơi nháp: Lưu ý tránh chơi thật nhiều sẽ nhàm chán; chơi quá ít hoặc
không chơi sẽ làm tập thể không hiểu luật chơi, làm trò chơi mất vui, không đạt
yêu cầu.
3. Tổ chức trò chơi: Lưu ý các điểm sau:
- Quản trò nên cùng chơi với vòng tròn.
- Quản trò phải quan sát người chơi để theo dõi thái độ, phong cách tham
gia
- Nên linh động chuyển hướng trò chơi nếu thấy khó tiến hành hoặc có dấu
hiệu nhàm chán.

- Tác phong quản trò phải chuẩn mực, công bằng, có chính kiến.
4. Thưởng- Phạt- Đánh giá: Luôn quan niệm rằng hình phạt là 1 trò chơi
khác nhỏ hơn lồng ghép vào để tạo hứng thú, không nên quan niệm hình phạt là
sự trừng phạt về sức lực…
Lưu ý: Ngừng đúng lúc. Hình phạt nhẹ nhàng, vui nhộn, thoải mái.
V. Giới thiệu các nhóm trò chơi:
Tuỳ theo từng tình huống, môi trường cụ thể mà người tổ chức, quản trò có
thể đưa ra những trò chơi phù hợp. Một số ví dụ về các nhóm trò chơi:
1. Các trò chơi vòng tròn:
Đây là nhóm trò chơi thông dụng nhất, thường áp dụng trong sinh hoạt
vòng tròn trong các buổi họp nhóm, sinh hoạt dã ngoại ngoài trời, trại họp bạn…
*Trò chơi rèn phản ứng nhanh:
1.1 TA LÀ VUA:
- Cách chơi: Quản trò hô: “Ta là vua”
Người chơi đáp: “Muôn tâu bệ hạ”
- Luật chơi: Quản trò chỉ vào người chơi bất kỳ trong vòng tròn, người đó
hô lớn “Ta là vua” và đưa tay lên thì người hai bên sẽ quay vào người đó và hô
“ Muôn tâu bệ hạ” và cúi người thấp hơn “vua”.
- Phạt: Người nào vi phạm ( vua không hô, người hai bên không hô hoặc
cao hơn “vua” …) thì bị phạt.
1.2 BẮN SÚNG:
- Cách chơi: Khi quản trò chỉ vào bạn nào dó và thổi còi, thì bạn đó phải
ngồi xuống ngay, hai bạn đứng hai bên quay mặt vào nhau, đưa tay lên và chỉ
vào nhau rồi cùng hô to ‘Đùng”. Sau đó người ở giữa đứng lên.
- Luật chơi: Sau khi quản trò chỉ vào 1 bạn, bạn đó ngồi xuống chậm xem
như vi phạm luật chơi, hai bạn hai bên ai bắn chậm hoặc “nổ” chậm, hoặc
không bắn mà ngồi xuống cũng xem là vi phạm. Ngoài 3 bạn trên, bạn khác bắn
cũng vi phạm luật chơi.
1.3 BẮT CÁ:
- Số lượng: 35-40 người

- Tập trung: Vòng tròn, chơi khoảng 10 - 15’
- Cách chơi: Tuỳ theo số lượng người tham gia chơi mà đặt những cái lồng
cho phù hợp.
Những cặp lồng sẽ chia đều và rải rác trong vòng tròn. Vòng tròn nắm tay
lại và di chuyển theo yêu cầu của quản trò.
Quản trò hô: “ Cá bơi bên phải” ( vòng tròn chạy về bên phải).
Hô: “Cá bới bên trái” (vòng tròn chạy về phía trái”
Hô: “Cá bới về bên phải” (vòng tròn chạy về bên phải)
Hô: “Cá lội tung tăng” ( vòng tròn đi từ từ)
Hô: “Bắt cá” ( Các lồng chụp xuống để bắt cá)
Ai bị chụp trong các lồng xem như cá bị bắt, ra giữa vòng tròn để phạt.
- Luật chơi: Khi di chuyển vòng tròn phải nắm chặt tay không để đứt
quãng. Làm theo quy định và yêu cầu của quản trò.
1.4 GÀ TRỐNG, GÀ MÁI:
- Chuyện kể: Có 2 con gà, 1 con gà tre và 1 con gà ….gà trống đi trong
vườn, tình cờ nó gặp một con gà con đi tìm mồi để ăn . Đi bên cạnh nó là một
con gà mái, con gà con đó chính là con gà…trống…
- Cách chơi: Khi kể đến “ trống”, “mái” thì người nào được quản trò phân
công là “ trống” hay “ mái” phải chạy khỏi chỗ ngồi. Người còn lại phải tìm
cách giữ người kia lại không cho chạy.
- Luật chơi: Ai để người kia chạy ra khỏi chỗ thì bị phạt, người nào không
chạy ra được cũng bị phạt.
2. Nhóm các trò chơi làm theo lời nói, không làm theo hành động quản
trò:
2.1 PHI NGỰA:
- Bước 1: Quản trò đứng giữa vòng tròn, vừa hô vừa làm mẫu các động tác
theo hiệu lệnh như sau:
Xoè tay: Tay trái ngửa ra
Lên ngựa: Đặt bàn tay phải lên trên tay trái.
Ngựa phi: Làm động tác búng tay hoặc đánh lưới “ tắc, tắc”

Ngựa dừng: Vỗ tay 1 cái.
Sau đó quản trò cố ý làm sai động tác để người chơi tập phản xạ theo lời
nói. Người chơi phải nhìn về phía quản trò.
- Bước 2: Để trò chơi gay cấn hơn, quản trò sẽ hoán đổi thứ tự của động tác
so với hiệu lệnh.
- Quản trò có thể tăng dần tốc độ hô hiệu lệnh để người chơi phản xạ nhanh
dần lên nhằm giúp trò chơi được sôi nổi hơn.
- Luật chơi: Ai làm sai động tác so với tiếng hô sẽ bị phạt.
2.2 HÀ NỘI - HUẾ - SÀI GÒN:
- Cách chơi: Quản trò hô to, đồng thời làm các động tác
“Hà Nội” - Đặt bàn tay lên đầu
“Huế” - Đặt bàn tay xuống bụng
“Sài gòn” - Đặt bàn tay xuống ngang gối.
Quản trò chơi thử vài lần, sau đó cố tình làm sai động tác, tăng dần tốc độ
để người chơi phản xạ nhanh theo nhịp trò chơi.
- Luật chơi: Người làm sai động tác sẽ bị phạt.
Lưu ý: Đối với nhóm trò chơi phản xạ theo lời nói và động tác quản trò,
người điều khiển có thể sáng tạo ra rất nhiều trò chơi và các động tác thể hiện
vui nhộn để thu hút sự hào hứng của người chơi.
3. Trò chơi trong nhà: Là các trò chơi có thể sử dụng để hoạt động trong
môi trường chật hẹp, gò bó trong nhà, hội trường tại các chương trình tập huấn
hoặc khi thời tiết xấu…
Ví dụ: Chuỗi trò chơi KIM, đây là trò chơi đồng đội hoặc cá nhân nhằm rèn
luyện trí nhớ, sự quan sát. Thường tổ chức trong phòng.
Cụ thể: Quản trò giới thiệu trò chơi, sau đó chuẩn bị các nhóm chơi, quản
trò cho người chơi quan sát trong 1 thời gian ngắn nhất định thứ tự các đồ vật
( hoặc các hình vẽ), sau đó người chơi quay lưng đi. Quản trò xáo vị trí các đồ
vật, hình vẽ đó rồi cho người chơi 2 hay nhiều đội cử đại diện sắp xếp lại vị trí,
Đội nào sắp lại vị trí sớm nhất, đúng nhất trong thời gian quy định là thắng cuộc.
4. Trò chơi ngoài trời:

Thường là các trò chơi tỉnh ( nhóm trò chơi khởi động đã giới thiệu) hay
các trò chơi vận động, mang tính thi đua tổ chức ngoài trời trong sinh hoạt, hội
trại…Qua đó giáo dục người chơi, đặc biệt là thiếu nhi đạt được các kết quả
mong muốn nhằm giúp trẻ “ học mà chơi, chơi mà học” sau:
- Ngũ quan tỉnh táo.
- Khéo léo, nhanh nhẹn.
- Mạnh khỏe, dẻo dai
- Nhẫn nại, thẳng thắn, quả quyết, hy sinh.
- Vâng lời, trật tự, theo đúng phép tắc.
- Vì nhóm, đoàn thể, tổ chức.
Vì thế, khi chuẩn bị kế hoạch tổ chức trò chơi nào thì cần phải liên hệ thực
tế mục tiêu của hoạt động chung hoặc xác định đối tượng tổ chức ( ví dụ trẻ em
khuyết tật, thiếu nhi cấp tỉnh …).
4.1 ĐÁNH GIẬM BẮT CÁ:
- Số lượng: 2 nhóm có số người bằng nhau.
- Nơi chơi: Sân rộng và bằng phẳng.
- Chuẩn bị vật dụng: Mỗi người 1 đoạn dây buộc đồ (ficelle) dài 1m50
buộc vào một con cá bằng bìa cứng.
- Cách chơi: Mỗi người dự chơi buộc vào đằng sau thắt lưng 1 sợi dây dài
khoảng 1m50 mà đầu mút có cột 1 con cá bằng bìa cứng, làm thế nào cho cá lết
trên mặt đất mà không bị sút.
Chia đoàn thành 2 nhóm có số lượng bằng nhau. Để dễ dàng phân biệt, một
nhóm chít khăn quàng trên đầu, một nhóm không (hoặc một nhóm mặc áo,
nhóm kia ở trần, hoặc 2 nhóm có màu cá khác nhau).
Mỗi người xoay trở để bảo vệ con cá của mình đồng thời cố giậm chân lên
thân cá đối phương cho đứt ra khỏi chỉ buộc.
Nhóm nào bị đứt hết cá trước thì bị thua.
- Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn.
4.2 THI TRƯỢT TUYẾT
- Giới thiệu: Trò chơi trượt tuyết là trò chơi phổ biến vào mùa đông ở các

nước phương Tây, người chơi dùng dụng cụ trượt theo hình dích dắc từ trên cao
xuống. Hôm nay, chúng ta hãy cùng xem trò chơi này thú vị như thế nào.
- Số lượng: 2 đội có số lượng bằng nhau.
- Nơi chơi: Ngoài trời, có sân bãi rộng rãi.
- Cách chơi: Những người chơi chia thành 2 đội, xếp 2 hàng dọc song song
với nhau, cách nhau 3 met, người chơi này cách người chơi kia 2 met, được
đánh số từ trước ra sau.
- Quản trò đứng trước mặt 2 đội. Khi gọi đến số nào thì người mang số đó
phải chạy vòng vèo kiểu trượt tuyết, uốn lượn vòng số 8 qua các cột mốc.
- Ví dụ: Nếu gọi người số 4 thì số 4 phải chạy vồng qua trái số 3, bên phải
số 2 và bên trái số 1, qua trước mặt người này rồi vòng nguợc lại để trở về.
- Người nào về trước ( có thể tăng thêm phần khó của trò chơi bằng cách
phải lấy một vật/ cờ hiệu…về chỗ) thì đội được cộng 2 điểm.
- Ai chạy sai đường hoặc bỏ băng thì bị trừ 1 điểm.
- Lần lượt từng người trong mỗi đội đều được tranh tài.
- Cuối cùng đội nào nhiều điểm nhất thì thắng cuộc.
- Mục đích nhằm rèn luyện thể lực và nhanh nhẹn.
5. Trò chơi thiếu nhi
5.1 Khái niệm: Trò chơi thiếu nhi là một hình thức vui chơi giải trí, dùng
các kỹ thuật, các phương tiện ( cử chỉ, hành động, ngôn ngữ…) để biểu đạt một
sự vật hiện tượng, việc làm, hoạt động…trong đời sống tự nhiên, xã hội nhằm
thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của thiếu nhi, đồng thời thông qua đó để giáo
dục các em một cách hoàn thiện.
5.2 Cơ sở để sáng tạo và tổ chức trò chơi cho thiếu nhi:
- Nguốn gốc tự nhiên: Quan sát các hiện tượng trong tự nhiên, trong đời
sống muôn thú, các hoạt động sơ khai, căn bản nhất thân thuộc với đời sống các
em.
- Nguồn gốc xã hội: Gắn liền với các hoạt động thường nhật trong cuộc
sống hàng ngày của các em (trong gia đình, nhà trường, xã hội): lao động, trồng
cây, học tập, ăn uống, sinh hoạt, tham quan…

- Từ đặc điểm tâm lý của các em: Đây là một yếu tố quan trọng, vì tâm lý
các em là lứa tuổi thích tò mò, ham học hỏi, khám phá cái mới, rèn luyện kỹ
năng…Nên tổ chức các trò chơi gắn với tâm lý các em là rất phù hợp.
Ví dụ: Trò chơi bán hàng, nấu cơm, trồng cây…
- Cở sở tổ chức trò chơi cho thiếu nhi dựa vào mục đích:
+ Là phương pháp để tập hợp, thu hút thiếu nhi
+ Là phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh,
+ Đảm bảo quyền trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc và Luật Bảo vệ,
Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Việt Nam.
+ Là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ em.
+ Rèn luyện hiểu biết cuộc sống, xã hội, tự nhiên, môi trường
+ Là phương tiện giao tiếp gây tình cảm thân thiện.
+ Đáp ứng nhu cầu hoạt động của thiếu nhi.
+ Là phương pháp dạy học đạt hiệu quả.
+ Là phương pháp rèn luyện sức khỏe của thiếu nhi.
+ Tiết kiệm –sáng tạo.
+ Ngăn ngừa các nguy cơ đến với thiếu nhi.
+ Trò chơi giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức đã học.
5.2 Một số trò chơi phù hợp dành cho lứa tuổi thiếu nhi:
5.2.1 NẾU VUI THÌ LÀM THEO TÔI
- Mục đích: Rèn luyện thính giác, trí nhớ, phản xạ, khéo léo. Tạo không
khí sôi nổi thoải mái để sinh hoạt.
- Cách chơi: Làm theo những động tác quy định của quản trò.
Quản trò: “Nào bạn ơi (mà) nếu có vui xin vỗ đôi tay”
Thiếu nhi: Đáp “Vỗ đôi tay” và vỗ 2 cái.
Quản trò: “ “Nào bạn ơi (mà) nếu có vui, lòng bạn nôn na(o) cho chung
quanh biết, nào bạn ơi (mà) nếu có vui xin vỗ đôi tay. (Vỗ tay 2 cái)
Tiếp tục như vậy với các động tác: Dậm cái chân, lắc cái hông, cười lên
đi…
Kết thúc: …xin làm cả 4 (cả 5 ) tuỳ theo số lượng động tác.

5.2.2 Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC:
- Mục đích: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trước sau những giờ học căng
thẳng, trong những buổi sinh hoạt đội, dã ngoại…Rèn luỵên tính kỷ luật. Tạo
mối quan hệ thân mật, đoàn kết, vui vẻ.
- Cách chơi: Làm theo động tác quy định của quản trò.
- Hướng dẫn:
+ Quản trò quy định với tập thể chơi như sau: khi quản trò nói “ồ sao bé
không lắc”, thì tập thể chơi nhắc lại “ lắc thì lắc” 3 lần và làm theo động tác lắc
của quản trò.
+ Quản trò nói: “Giơ tay ra nào” (tập thể chơi nói theo và giơ hai tay ra
trước).
+ Quản trò nói: “Nắm lấy cái hông nào” (tập thể nói và để hai tay vào hông)
+ Quản trò nói: “Lắc lư cái mình nào” (tập thể nói và lắc theo)
+ Quản trò nói: “Ồ sao bé không lắc” (tập thể đáp lại “lắc thì lắc” 3 lần
đồng thời lắc người theo)
- Chú ý: Ai không thực hiện đúng lời nói và hành động của quản trò là
phạm luật. Khi chơi xong lắc hông, quản trò có thể dùng tay nắm vào những chỗ
khác như: tai, chân của mình hoặc bạn bên cạnh để trò chơi thêm sôi động, hấp
dẫn.
Bài hát: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC
Giơ tay ra nào. Nắm lấy cái hông nào. Lắc lư cái mình nào.
(Ồ sao bé không lắc. Lắc thì lắc)
3
5.2.3 ĐẶT TÊN CHO BẠN:
- Mục đích: Rèn luyện vốn từ ngữ, phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt, hài
hước. Tạo không khí vui vẻ đoàn kết, thân thiện. Biết tên nhau khi tổ chức giao
lưu.
- Cách chơi: Nói tên bạn và một đặc điểm tính cách theo chữ cái đầu tên
của bạn.
- Hướng dẫn:

Quản trò: Tôi thương, tôi thương
Thiếu nhi: Thương ai, thương ai.
Quản trò: Thương “Lan lúc lắc”
Lan: Tôi thương, tôi thương.
Thiếu nhi: Thương ai, thương ai.
Lan: Thương “Hải him híp”
…tiếp tục Hải nói…cho đến lúc hầu hết mọi người đều được tham gia.
- Phạm luật: Gồm các bạn nói ngập ngừng không đúng nhịp, nói không có
nghĩa, khác chữ cái trong từ láy sau, nhắc tên người vừa mới được nói trước
đó…
5.2.4 TRỐNG HỘI THĂNG LONG:
- Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, tính tập trung, khả năng quan sát, phản ứng
nhanh… Tạo băng reo, không khí thoải mái, vui vẻ.
- Cách chơi:
+ Quản trò chia tập thể chơi thành 2 đội và quy định như sau: Một đội làm
theo lệnh tay phải, một đội làm theo lệnh tay trái.
+ Khi tay phải của quản trò phất xuống thì đội 1 hô “ Tùng”. Khi tay trái
của quản trò phất xuống, đội 2 hô “ Cắc”.
+ Quản trò lần lượt đưa hai tay điều khiển âm thanh sao cho giống âm
thanh trống hội.
- Thưởng phạt:
+ Đội nào không hô theo nhịp quản trò, hô không đều, hô khi quản trò chưa
phất tay thì phạm luật. Bị phạt “Ê/ Dê” hoặc phạt một hình thức vui khác.
+ Đội nào thắng thì được thưởng “ một tràng pháo tay”, hoặc “được đội kia
phục vụ đấm lưng…”
5.4.6 TRÒ CHƠI DÂN GIAN 1- RỒNG RẮN
- Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, sức khỏe, tính đồng đội, tính kỷ
luật. Tạo không khí sối nổi, vui vẻ trong học tập, sinh hoạt, hoạt động.
- Cách chơi: Chơi tại sân khoảng 20m
2

trở lên cho nhóm 5-10 bạn ( phân
đội)
+ Một bạn đóng vai ông thầy thuốc để đuổi bắt, số em còn lại, một em đứng
đầu có nhiệm vụ cản ông thầy thuốc không cho ông bắt “khúc rắn” của mình,
các bạn còn lại lần lượt nắm áo bạn đứng trước cho đến hết làm con rắn.
+ Khi chơi, ông thầy thuốc đứng một chỗ cho con rắn đi vòng quanh và hát:
“Rồng rắn lên mây, thấy cây lúc lắc, hỏi ông thầy thuốc có nhà hay không?”.
Bạn đứng đầu đứng đối diện ông thầy thuốc và đối đáp.
Thầy thuốc: Có
Con rắn: Mở cửa tôi vào.
Thầy thuốc: Vào làm gì.
Con rắn: Mượn cái liềm
Thầy thuốc: Liềm làm gì?
Con rắn: Hái củi
Thầy thuốc: Củi làm gì?
Con rắn: Nấu bánh chưng
Thầy thuốc: Nấu làm sao
Con rắn: Chia nhiều khúc
Thầy thuốc: Xin khúc một
Con rắn: Chưa ngon
Thầy thuốc: Xin khúc 2
Con rắn: Chưa ngon….
Cứ thế cho đến khi người đầu hàng nói đến khúc… “ngon rồi”, thì ông
thầy thuốc chạy bắt cho được khúc rắn trong hàng. Bạn ở đầu cố gắng cản ông
thầy thuốc bắt khúc rắn của mình. Nếu bắt được thì đổi vai, “Khúc” đó ra làm
thầy thuốc, thầy thuốc vào hàng.
- Lưu ý: Thầy thuốc trong thời gian nhất định không bắt được khúc nào thì
bị phạt. Khúc rắn nào trong lúc chơi bị đứt ra thì bạn làm đứt ra bị phạt.
5.4.7 TRÒ CHƠI DÂN GIAN 2- DUNG DĂNG DUNG DẺ
- Mục đích: Tạo phản xạ nhanh nhẹn, hoạt bát. Tạp không khí vui vẻ, sôi

nổi để học tập, hoạt động.
- Cách chơi: Trong nhà hoặc ngoài sân
+ Quản trò vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên sân, hoặc để sẵn những chiếc ghế
nhỏ. Số vòng tròn (ghế) ít hơn số người chơi 1 chiếc.
+ Khi chơi, các bạn nắm áo nhau đi thành vòng tròn (hoặc hàng 1) quanh
các vòng tròn (ghế) và cùng đọc câu “Dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi, đến
cổng nhà trời, hỏi cậu hỏi mợ, cho cháu về quê, cho dê đi học, cho cóc ở nhà,
cho gà bới bếp, ngồi xệp xuống đây”. Đến lúc nghe “ngồi xệp xuống đây” thì
nhanh chóng tìm 1 vòng tròn (ghế) ngồi vào. Có 1 người không có chỗ sẽ bị
loại. Cứ thế chơi cho đến khi còn 2 người.
- Chú ý: Trong 1 khoảng thời gian, bạn nào không có vòng là thua cuộc.
+ Hai bạn cùng ngồi vào 1 chỗ, bạn nào ngồi trên là thua.
+ Người cuối cùng được ngồi vào vòng tròn là thắng chung cuộc/
+ Quản trò có thể vẽ vòng tròn ít hơn 2,3 vòng để trò chơi sôi nổi hơn.
5.4.8 TRÒ CHƠI LÀM HÌNH PHẠT 1- THỰC HÀNH NGHI THỨC
ĐỘI.
Cách chơi: Quản trò cho người bị phạt ngồi xuống theo hàng. Sau đó thực
hiện những động tác “Cự ly rộng”, Cự ly hẹp, Nghiêm, Nghỉ, Dậm chân, Đi đều
theo tư thế ngồi. Sẽ tạo ra một không khí sôi nổi, rất vui.
5.4.9 TRÒ CHƠI LÀM HÌNH PHẠT 2- NHÓM NHẠC ĐẶC BIỆT.
- Cách chơi: Phân công vai và biểu diễn như nhóm nhạc
+ Quản trò đóng vai dẫn chương trình.
+ Hai bạn làm rèm sân khấu, chuẩn bị tư thế kéo màn.
+ Một bạn làm ca sĩ (động tác cầm micro và giả vờ hát)
+ Một bạn làm đánh trống
+ Một bạn đàn ghita
+ Một bạn thổi kèn…
- Khi có lệnh dẫn chương trình, hai rèm sân khấu kéo ra. Ca sĩ ra và bắt đầu
hát, diễn, các nhạc cụ phải làm động tác như chơi thật trên sân khấu.
5.3 Trò chơi khi dạy và học

5.3.1 Mục tiêu:
- Thực hiện phương pháp điều khiển, giảng dạy có sự tham gia của người
học.
- Tạo sự chú ý của người học: Chú ý là khởi điểm của sự quan tâm.
- Gợi sự ham muốn của người học, làm cơ sở cho sự sáng tạo và thúc đẩy
hoạt động.
- Tạo nhóm hoạt động trong giờ học, tăng cường sự liên kết nhóm, tăng
chất lượng học tập.
5.3.2 Các trò chơi khởi động trong buổi học:
- Yêu cầu: Phù hợp từng thời điểm (đầu giờ/ giữa giờ/ cuối giờ) sẽ tạo
không khí tích cực phù hợp cho yêu cầu chương trình.
+ Đầu giờ học: Tạo bầu không khí thân thiện, chuyển từ sự xa lạ sang sự
nhập cuộc, thân thiện và gắn kết nhóm.
+ Giữa giờ học: Là các trò chơi liên quan đến giải quyết các vấn đề, lấy
quyết định, tăng cường sự liên kết nhóm.
+ Cuối giờ học: Chuẩn bị cho sự chia tay, đo lượng kinh nghiệm gặt hái
được của nhóm.
TRÒ CHƠI VÍ DỤ 1: MỖI NGƯỜI MỘT ĐỘNG TÁC
- Tổ chức: Đầu khóa học; Tốt nhất cho khoảng 20 người.
- Cách chơi: Các học viên đứng vòng tròn. Quản trò (GV) tự giới thiệu tên
và thực hiện 1 động tác (bằng tay, chân, đầu, toàn thân, nét mặt…). Sau đó chỉ
vào 1 người trong vòng tròn. Người thứ 2 nói tên và làm động tác của người 1,
sau đó tự nói tên và làm động tác của mình, chỉ vào người thứ 3. Người thứ 3
tiếp tục nói tên và động tác của 2 người đầu, rồi tự làm cho mình…Cứ như thế
cho đến hết vòng tròn.
- Tác động: Gây thích thú vì những động tác ngộ nghĩnh. Tăng cường việc
nhớ tên bạn cùng khóa, nếu quên thì người tiếp theo sẽ nhắc. Tạo bầu không khí
thân quen khi vào hoạt động.
5.3.3 Trò chơi rèn luyện, giáo dục- Lắng nghe
- Mục tiêu:

+ Nhắc nhở, giúp học viên, học sinh nhận thức được việc lắng nghe trong
giờ không phải là đơn giản, cần tập trung cao độ, tập luyện kỹ năng lắng nghe để
giao tiếp, đêt làm việc hợp tác.
+ Tạo không khí vui vẻ và chấp nhận hợp tác.
- Thời gian thực hiện: 15-30’
- Cách chơi:
Bước 1: Bố trí 2 học viên (của 2 nhóm) ngồi gần nhau, Bạn bảo học viên
chuẩn bị nghe và khi bạn hô bắt đầu thì các học viên ghi lại tất cả những âm
thanh có được xung quanh lên 1 tờ giấy trắng. Trong 60 giây, nếu học viên nào
ghi được nhiều âm thanh chính xác nhất thì nhóm đó thắng cuộc. Được 60 điểm.
Bước 2: Hai nhóm cử 4 học viên được xem là nghe tốt nhất lên phía trên
trước lớp. Bạn phát cho mỗi học viên 1 tờ giấy báo hoặc A4 có kích thước giống
nhau. Học viên cầm giấy thẳng đứng và thực hiện theo yêu cầu của bạn.
Bạn bắt đầu nói rõ ràng, không nhanh, không chậm:
“Xếp đôi tờ giấy từ trên xuống dưới, xé bỏ góc trên bên phải, sau dó xếp
đôi tờ giấy 1 lần nữa từ phải sang trái, xé bỏ góc dưới bên trái và xếp đôi tờ
giấy lần nữa từ trên xuống, xé góc trên bên phải”.
Bạn bảo học viên cùng mở tờ giấy của họ ra. Kết quả là những ai nghe
đúng thì hình dáng tờ giấy còn lạii sẽ giống nhau. Kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ
người nghe khác nhau thường chiếm số cao hơn.
(Lê Hoàng Tùng-Huấn luyện viên cấp I trung ương)

×