Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

THU HOẠCH quan hệ quốc tế trật tự thế giới mới của mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.97 KB, 32 trang )

1

THU HOẠCH-Quan hệ quốc tế trật tự thế giới mới
của Mỹ

Nội dung

Sự kiện 11/9/2001 xảy ra ở mỹ cách đây 6 năm, song
những dư âm và ảnh hưởng của nó vẫn tiếp tục với thời gian.
Đây là sự kiện được xem là hành động khủng bố quốc tế có
quy mơ lớn nhất từ trước đến nay, tình hình thế giới có nhiều
biến đổi sâu sắc, tương quan so sánh lực lượng quốc tế và
thế chiến lược của các cường quốc có sự thay đổi. Trật tự
thế giới hình thành sau chiến tranh lạnh được sắp xếp lại. Mỹ
đã điều chỉnh chiến lược toàn cầu phát động cuộc chiến
chống khủng bố quốc tế. Liên minh chống khủng bố ra đời do
Mỹ đứng đầu, tập hợp được hàng chục nước tham gia nhưng
có mục đích và ý đồ chiến lược khác nhau. Sau sự kiện
11/9/2001, Mỹ đã lợi dụng chống khủng bố để nhằm thiết lập


2

một trật tự thế giới mới - trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh
đạo.
Trật tự thế giới là một kết cấu hệ thống các quan hệ
quốc tế bền vững về tương quan lực lượng của các chủ thể
quốc tế trong một giai đoạn lịch sử nhất định, thể hiện mối
quan hệ ràng buộc, xác định rõ vai trò, vị thế và chế định
hành vi của mỗi chủ thể trên trường quốc tế. Quá trình hình
thành trật tự thế giới chịu sự tác động của hàng loạt nhân tố


khách quan và nhân tố chủ quan, bởi vậy nhiều khi diễn ra
quanh co chậm chạp. Lịch sử nhân loại đã từng trải qua
nhiều trật tự thế giới và thường bị các cường quốc chi phối,
quyết định. Mỗi trật tự thế giới đều phản ánh những mâu
thuẫn cơ bản của nền chính trị thế giới trong từng giai đoạn
lịch sử nhất định. Có nhiều cách tiếp cận về trật tự thế giới,
nhiều khi không đồng nhất với nhau do xuất phát từ tính phức
tạp, đầy biến động của thế giới, liên quan đến lợi ích giai cấp,
dân tộc khác nhau. Trong quan hệ quốc tế, một trật tự thế
giới đảm bảo hịa bình và phát triển, bình đẳng và dân chủ là
nguyện vọng chung của nhân loại tiến bộ. Một trật tự như vậy


3

chỉ có thể thực hiện dựa trên ngun tắc bình đẳng thực sự
giữa các dân tộc. Mọi vấn đề trong quan hệ quốc tế đều được
giải quyết trên nguyên tắc của luật pháp và các thông lệ quốc
tế cũng như Hiến chương liên hợp quốc (LHQ).
Trước sự kiện 11/9/2001, nhìn chung thế giới vẫn bị chi
phối bởi các nước lớn. Mỹ đã bộc lộ rõ bản chất “sen đầm
quốc tế”, hành động ngang ngược, can thiệp và tấn công thô
bạo các quốc gia có độc lập, chủ quyền, coi thường luật pháp
quốc tế, phớt lờ vai trị, vị trí của Liên hợp quốc. Điển hình là
cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991; chiến dịch “con cáo sa mạc”
năm 1998; phát động chiến tranh tàn phá Nam Tư 1999… đe
doạ trừng phạt, can thiệp thô bạo và tấn công nhiều nước
khác. Những nước chủ nghĩa xã hội còn lại đang là mục tiêu
tấn công của Mỹ và các thế lực thù địch thơng qua hoạt động
“diễn biến hịa bình” nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở

các nước này. Thế giới sau chiến tranh lạnh vẫn diễn ra đấu
tranh giai cấp, dân tộc gay go và quyết liệt. Xung đột dân tộc,
sắc tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố liên tiếp diễn ra nhiều
nơi trên thế giới. Tồn cầu hố là một xu thế phát triển khách


4

quan tác động đến mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới, nhưng
tồn cầu hố đang bị chủ nghĩa tư bản lợi dụng để thâm
nhập và thâu tóm các nền kinh tế và đời sống chính trị các
dân tộc trên thế giới. Tồn cầu hố đang kht sâu mâu
thuẫn, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bần cùng hoá một
bộ phận lớn nhân dân các nước nghèo trên thế giới, nó làm
bùng nổ sự xung đột giữa tính dân tộc và tính tồn cầu, đe
doạ độc lập chủ quyền, bản sắc văn hóa các dân tộc.
Sự kiện ngày 11/9 dù với mục đích gì thì đó là hành
động khủng bố bị cả thế giới lên án. Cuộc chiến chống khủng
bố bảo vệ hồ bình an ninh thế giới đang trở thành nhiệm vụ
quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Đối với Mỹ đây là cơ
hội thuận lợi để sắp lại trật tự thế giới, thực hiện tham vọng
bá chủ toàn cầu. Mỹ đã khai thác triệt để cục diện thế giới đã
hình thành hết sức có lợi cho Mỹ hơn một thập niên qua để đi
tới khẳng định sự thống trị tuyệt đối của Mỹ đối với toàn thế
giới.
Thực tế hơn một thập kỷ qua cho thấy, Mỹ lợi dụng vị
thế siêu cường duy nhất còn lại để thực hiện từng bước mưu


5


đồ thiết lập một trật tự thế giới đơn cực, đặt thế giới dưới sự
bá chủ của Mỹ. Đối với Mỹ đây là thời cơ “chớp lấy” để xác
lập một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo. Mỹ cho rằng,
với sức mạnh tổng hợp về quân sự, kinh tế, chính trị, văn
hố, khoa học - kỹ thuật, ngoại giao của mình. Mỹ có thể áp
đặt mơ hình Mỹ, phổ biến các giá trị và lối sống Mỹ ra toàn
hành tinh. Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, chiến lược bá
quyền, chủ nghĩa đơn phương của Mỹ trở nên ngông cuồng
hơn. Trên nhiều công việc quốc tế, Mỹ đóng vai trị “sen đầm
quốc tế”, thọc tay ngang ngược vào công việc nội bộ của
nhiều nước. Để duy trì và tăng cường địa vị siêu cường duy
nhất của mình, Mỹ đã thực hiện các biện pháp trên hai
phương diện: thứ nhất, điều chỉnh và tăng cường các mối
quan hệ đồng minh quân sự truyền thống của mình, cố gắng
duy trì địa vị chủ đạo trong các cơng việc an ninh quốc tế. ở
phía Đơng, Mỹ tăng cường hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật Bản,
đưa phạm vi hợp tác song phương mở rộng ra tồn bộ khu
vực Đơng á, đồng thời tăng cường hợp tác quân sự với
Australia. ở phía Tây, Mỹ cố gắng thúc dục NATO mở rộng về


6

phía Đơng. Mục tiêu chiến lược của Mỹ là ngăn ngừa mọi đối
thủ cạnh tranh có khả năng đối kháng với Mỹ xuất hiện ở
Châu á và Châu Âu. Thứ hai, thực hiện “chủ nghĩa can thiệp
đơn phương”. Đó hoặc là lợi dụng vấn đề nhân quyền can
thiệp vào công việc nội bộ của nước khác (như Trung Quốc,
Việt Nam …), hoặc thực hiện sự trừng phạt trên lĩnh vực kinh

tế (Cu Ba, CHDCNH Triều Tiên, Irắc…) hoặc phát động tiến
công quân sự đối với nước khác (Nam Tư)… trên phạm vi
toàn cầu, thực hiện chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường
quyền bằng những phiên bản khác nhau.
Chính quyền Mỹ đã đưa ra khái niệm về “chủ nghĩa
quốc tế Mỹ” như sau: Nước Mỹ sẽ không ngừng nỗ lực tìm
kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, song chúng tơi sẽ
khơng ngần ngại hành động một mình khi những lợi ích của
Mỹ bị đe doạ một cách trực tiếp, lúc đó Mỹ sẽ hành động mà
khơng cần sự bàn bạc với cộng đồng quốc tế hay các đồng
minh. Điều này được thể hiện qua một loạt các động thái của
Mỹ trong vài năm trở lại đây: từ việc Washington đã thúc đẩy
các đồng minh của mình, một cách khơng hồn tồn chính


7

đáng, cùng can thiệp vào Kôsôvô để cứu vãn NATO - vũ khí
gây ảnh hưởng của Mỹ đối với lục địa Châu Âu; việc Mỹ cố
tình tăng cường sức mạnh quân sự và tìm cách duy trì ưu thế
của mình trong khu vực, không chỉ đối với các đối thủ trước
mắt hay tiềm ẩn mà cả đối với các đồng minh của họ; đến
việc siêu cường này thường xuyên phê phán các tổ chức đa
quốc gia mà bản thân họ đã góp phần lập ra trong thế kỷ XX
(ví dụ như Liên hợp quốc). Sự chấp thuận muộn màng của
Mỹ trong việc trả nợ cho LHQ (11/1999) không làm thay đổi
được thái độ coi thường của Mỹ đối với tổ chức này. Mỹ cũng
từ chối tham gia nghị định thư từ chối Kyoto chống lại sự ấm
lên của khí hậu và bác bỏ việc phê chuẩn hiệp ước cấm hoàn
toàn các vụ thử hạt nhân (CTBT), ngược lại còn tuyên bố dơn

phương rút khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) ký
với Liên Xô năm 1972 và xúc tiến triển khai hệ thống phòng
thủ tên lửa quốc gia (NMD) và hệ thống phòng thủ tên lửa
chiến trường (TMD) vv… Sự kiện ngày 11/9/2001 là thời điểm
có ý nghĩa bước ngoặt đối với cục diện chính trị thế giới. Lần
đầu tiên nước Mỹ bị tấn cơng một cách kinh hồng và ngay


8

lập tức cuộc chiến tranh trả đũa đã xảy ra. Mỹ lợi dụng vị thế
người bị hại và ưu thế nội lực tổng hợp của nước lớn siêu
cường duy nhất để tiếp tục âm mưu thức đẩy tiến trình đơn
cực hoá thế giới. Mỹ đã thành lập liên minh chống khủng bố
quốc tế do Mỹ chủ đạo; tăng cường vị trí “trung tâm” của
mình trong các nước đồng minh, tranh thủ sự ủng hộ của đa
số các quốc gia liên quan: điều chỉnh quan hệ với Nga, Trung
Quốc, ấn Độ, Pakistan…tăng cường địa vị củ Mỹ trong công
việc quốc tế. Nếu như cho đến trước sự kiện 11/9, phương
tiện chủ yếu của Mỹ dể củng cố trật tự thế giới mới theo cách
của mình là tồn cầu hố và chiêu bài “bảo vệ nhân quyền”,
thì sau ngày 11/9, bên cạnh các biện pháp đó thì Mỹ đã sử
dụng cuộc đấu tranh chống khủng bố như một phương tiện
hàng đầu để bảo vệ các lợi ích của Mỹ trên tồn thế giới.
Sau khi đã giành được thắng lợi ở Afghanistan, Mỹ
dường như đắc ý hơn, đơn phương hành động. Lợi dụng cơ
hội do sự kiện 11/9 đem đến, Mỹ tiếp tục ý đồ chiếm lĩnh đỉnh
cao của nền chính trị thế giới thế kỷ mới, định ra luật chới
trong phạm vi tồn cầu. Mỹ đã đơn phương tiến cơng Irắc,



9

bất chấp những nguyên tắc cơ bản nhất của LHQ, bất chấp
sự phản đối của các nước lớn như Nga, Pháp, Đức…Việc so
sánh sức mạnh quốc tế mất cân bằng quan trọng, cộng đồng
quốc tế thiếu nhân tố giàng buộc đối vói Mỹ khiến cho chủ
nghĩa đơn phương của Mỹ ngày càng được đẩy mạnh. Trong
quan hệ với LHQ, sau sự kiện 11/9, chính phủ Mỹ nhận thức
rằng, dù là một siêu cường duy nhất, nhưng để đối phó với
hoạt động chủ nghĩa khủng bố “không biên giới”, Mỹ không
thể hành động đơn phương mà phải có biện pháp tổng hợp,
phải chuẩn bị cuộc đấu tranh lâu dài và dựa vào hợp tác
quốc tế. Do vạy Mỹ rất cần cải thiện quan hẹ với Liên hợp
quốc đẻ kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ chống khủng bố.
Lập trường của Mỹ đã thay đổi từ không hợp tác với LHQ sau
khi G. W. Bush lên cầm quyền chuyển sang coi LHQ là “vũ
đài ngoại giao chủ yếu” của Mỹ trong cuộc đấu tranh chống
khủng bố, mặt khác nhanh chóng đồng ý nộp tiếp 582 triệu
USD kinh phí cho LHQ Và sẽ tiếp tục đóng vào các năm tiếp
theo; vận động để Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc thông qua
một nghị quyết do Mỹ dự thảo, trong đó quy định các biện


10

pháp trừng phạt đối với những lực lượng khủng bố và quốc
gia nào đứng về phía quân khủng bố. Hầu như ở bất cứ diễn
đàn đa phương nào như APEC (Thượng Hải – 10 – 2001),
WTO (Qatar – 11-2001)…Mỹ cũng đều vận động tích cực và

đạt được kết quả mong muốn là đưa vấn đề ủng hộ cuộc
chiến chống khủng bố vào chương trình nghị sự. Chính sách
của mỹ đối với LHQ rất mâu thuẫn: một mặt chính quyền
Bush cải thiện quan hệ với LHQ, nhưng mặt khác lại rất coi
thường LHQ. Rõ ràng là ý đồ của Mỹ là cải thiện quan hệ với
LHQ khi cần, đồng thời coi thường LHQ gạt LHQ sang một
bên đẻ đơn phương hành động. Cuộc chiến của Mỹ ở
Afghanistan và Irắc là khá rõ nét. Trong phát biểu ngày
18/3/2003, Tổng thống Bush đã nói: “Hội đồng bảo an Liên
Hợp quốc chưa hành động theo những trách nhiệm của họ,
do đó chúng ta tự hành động”. Kể từ khi Hội đồng bảo an
khơng có được tiếng nói quyết định đối với vấn đề Irắc hồi
tháng 3 sau cuộc chiến Irắc, chính quyền Bush dã trở nên coi
thường LHQ và chỉ trao cho LHQ vai trị hết sức hạn chế
trong cơng cuộc tái thiết Irắc. tuy nhiên hiện nay Mỹ phải


11

miễn cưỡng chấp nhận LHQ, vì chỉ có LHQ mới có thể cho
phép Mỹ chiếm đóng hợp pháp tại Irắc, bãi bỏ cấm vận, mở
cửa cho các hoạt động trợ giúp tái thiết quốc tế và xác nhận
tính dại diện của chính phủ tương lai ở Irắc.
Quan hệ giữa các nước lớn sau sự kiện 11/9 đã có
những thay đổi. Các nước lớn trên thế giới đều điều chỉnh và
tăng cường quan hệ. Mỹ, Anh, Đức,Pháp, Italia, Nga, Trung
Quốc và Nhật Bản đều nhất trí lên án chủ nghĩa khủng bố
quốc tế, có lập trường rõ ràng và liên kết chặt chẽ trong công
việc chống khủng bố. Sự thống nhất cơ bản về lợi ích của
các nước lớn trong đấu tranh chống khủng bố quốc tế đã tạo

ra sự nhất trí và tính tồn cầu trong quan hệ quốc tế hiện đại.
Đồng thời khi sử lý các công việc quốc tế, các nước lớn đã
tránh trực tiếp đối đầu nhau, đặc biệt là với Mỹ, nhưng vì lợi
ích tổng thể của bản thân, các nước đồng minh đã nhất trí với
Mỹ trong các vấn đề nguyên tắc quan trọng. Tuy nhiên trong
những trường hợp nhất định, xung đột giữa các nước lớn với
Mỹ cũng khá gay gắt, do lợi ích chiến lược của họ có mâu
thuẫn với lợi ích chiến lược của Mỹ. những hành động mang


12

tính khuynh hướng này sớm muộn cũng tác động mạnh đến
quan hệ quốc tế trong khu vực cũng như trên tồn cầu. Điều
đó dẫn tới cơ chế thương lượng của các nước lớn chủ yếu
trên thế giới bị suy yếu, vai trị của LHQ khơng ngừng bị “đe
doạ” gạt ra ngồi lề. Sự kiện mỹ tiến cơng Irắc vừa qua là
minh chứng rõ nét cho nhận định này.
Chính sách đối ngoại của mỹ trở thành yếu tố quyết định
cho việc hình thành trật tự thế giới mới. Nếu như dưới thời
Tổng thống B. Clinton, phương tiện chủ yếu để Mỹ củng cố
và xây dựng trật tự thế giới mới là tồn cầu hố và khẩu hiệu
“bảo vệ quyền con người”, thì sau sự kiện 11/9/2001, G. W.
Bush lại sử dụng cuộc đấu tranh chống khủng bố như một
phương tiện để bảo vệ các lợi ích của Mỹ trên tồn thế giới.
Mỹ đã có những hành động như một người nắm bá quyền
lãnh đạo trên cơ sở sức mạnh vượt trội và sức mạnh đó cịn
được củng cố bởi tun bố của G. W. Bush “các quốc gia
hoặc đi với Mỹ hoặc đi với khủng bố”. Ngày 29/1/2002, Tổng
thống mỹ G. W. Bush đã phát biểu trước hai viện Quốc hội

Mỹ và đưa ra học thuyết của mình về cuộc đấu tranh chống


13

“trục ma quỷ” (gồm Irắc, Iran và CHDCND Triều Tiên) và ông
ta tuyên bố mục tiêu chiến lược chủ yếu của Mỹ là “giải giáp
vũ khí của những kẻ tàn ác”. Có thể nói, học thuyết về “trục
ma quỷ” do Bush đưa ra là “học thuyết Truman” hiện đại
nhằm xác định rõ bạn, thù, từ đó phân chia hai phe mới. Theo
Mỹ Nhật bản và các nước châu Âu là bạn đồng minh chiến
lược; nước Nga đang trong tiến trình dân chủ hoá là “cận
đồng minh”; trung Quốc dang trong thời kỳ chuyển đổi mơ
hình, kết quả chưa rõ ràng, song được coi là đối tượng có thể
tranh thủ. Như vậy “trục ma quỷ” và những nước đang tìm
cách nắm trong tay vũ khí sát thương hành loạt thuộc phe thù
địch. Đơng đảo các nước hồi giáo có khả năng ngả sang phe
thù địch, nhưng phải làm sao để họ giữ thái độ trung lập.
Trong tình hình ấy điều có lợi cho Mỹ là các nước lớn đứng
về phía Mỹ, hoặc có lập trừơng gần Mỹ. Điều bất lợi là quan
hệ giữa các đồng minh hoặc các nước lớn khác với “chính
quyền ma quỷ” khơng đến mức như nước với lửa, nên rất
khó cùng Mỹ nhất trí chống lại các nước trên. Bởi vậy cốt lõi


14

của trật tự thế giới mới là làm thế nào thể hiện “vị trí lãnh
đạo” của Mỹ khiến các nước khác nhất trí với Mỹ.
Quan điểm của chính quyền mỹ là, sự kiện 11/9 cùng

với hệ quả tiếp theo là hành động quân sự tại Afghanistan
cũng như Irắc đã “đánh dấu thời kỳ quá độ của trật tự thế giới
có thể chấm dứt”, tình hình hiện nay giống như những năm
1945 – 1947 khi chiến tranh thế giới thứ hai vừa chấm dứt,
Mỹ phát huy vai trò lãnh đạo thu hút thêm Đức, Nhật bản về
phía các nước dân chủ, thiết lập sự cân bằng thực lực có lợi
cho thế giới tự do. Ngày nay là nhà nước hùng mạnh nhát thế
giới, mỹ phải như hồi cuối thập niên 40 của thế kỷ XX, cùng
các nước đồng minh nắm chắc thời cơ, có hành động quyết
định, tìm cách thiết lập trật tự quốc tế mới. Mỹ có nghĩa vụ là
“khơng thể thoái thác là lợi dụng sức mạnh và ảnh hưởng của
mình, thiết lập trật tự mới phù hợp với thời dại mới, đảm bảo
phát huy “vai trò lãnh đạo” của Mỹ. Biện pháp cụ thể là tiết
lập một cơ cấu quốc tế chủ yếu gồm mỹ và các nước cùng
chí hướng, qua đó tạo ra hành động đơn phương của Mỹ
chiếc áo khoác đa phương hợp pháp.


15

Mỹ nhân cơ hội đánh Afghanistan và Irắc để tăng cường
hơn nữa quyền chủ đạo quân sự của mình, địa vị “nhất siêu”
của Mỹ được củng cố và tăng cường. Mỹ khơng vì chống
khủng bố mà vứt bỏ mục tiêu chiến lược độc bá thế giới. Sự
có mặt về quân sự và sự thâm nhập về chính trị của Mỹ vào
khu vực Trung á là tiêu chí rõ ràng về sự tăng cường “chiến
lược lớn Âu - á” của Mỹ. Thực hiện chiến lược lớn này là sự
lựa chọn quan trọng để Mỹ mạnh lên trong vai trò bá quyền
thế giới ở thế kỷ XXI. í đồ chiến lược của Mỹ ở Trung á khơng
ngồi hai vấn đề: Một là lợi dụng chống khủng bố tiến công

quân sự để Mỹ có mặt lâu dài về quân sự, biến trung á thành
căn cứ quân sự của Mỹ; hai là tăng cường sức mạnh khống
chế và ảnh hưởng của Mỹ ở toàn bộ khu vực Đông á. Nơi
đây là bản lề chiến lược của đại lục Âu - á. Một khi Mỹ đã
khống chế tồn bộ khu vực này thì hai tuyến chiến lược Đông
– Tây của họ sẽ nối liền thành một khối, tạo ra một bước tiến
có ý nghĩa quyết định để hồn tất bố trí chiến lược tồn cầu
trong thế kỷ XXI.


16

Mọi sự cho thấy dường như Mỹ quay lưng lại với chính
sách chung của thế giới mà họ đã cam kết từ gần một thế kỷ
nay mà tìm cách phớt lờ những tiêu chuẩn, giá trị chung của
công pháp quốc tế mà họ đã đóng góp một phần lớn vào việc
xây dựng nó, đặc biệt là từ chiến tranh thế giới thứ II. được
đặt vững chắc trên cái nền kinh tế và quân sự, lại thoát khỏi
những giàng buộc quốc tế khó chịu nhất, đồng thời khơng có
bất cứ đối thủ cạnh tranh đáng kể nào ở phía trước, Mỹ có
thể tự cho phép mình áp đặt luật chơi riêng của họ. Tuy nhiên
không phải tiềm lực kinh tế, tài chính và kỹ thuật làm cho sức
mạnh của Mỹ trở nên đáng sợ, mà chính là sự ưu tiên từ nay
được Mỹ giành cho sức mạnh quân sự. Về khách quan, với
ưu thế thực lực chính trị, quân sự, kinh tế, an ninh và văn hố
độc nhất vơ nhị của Mỹ trên thế giới, Mỹ vẫn phát huy vai trò
mang tính quyết định đối với sự phát triển của các công việc
thế giới. Về chủ quan, quan điểm “chủ đạo thế giới’ chính là
lợi ích quốc gia chủ yếu mà Mỹ phải duy trì đã quyết định
mâu thuẫn sâu sắc đang tồn tại giữa Mỹ với các quốc gia

khác. Nhờ có ưu thế qn sự vượt trội khơng ai sánh nổi


17

trong lịch sử hiện đại, chính quyền Mỹ đang tìm cách vẽ lại
bản đồ thế giới và định nghĩa lại những quy tắc xử sự quốc
tế theo cách có lợi cho họ. ảo tưởng về một quốc gia không
thể thay thế đã được tận dụng triệt để, dường như nó có thể
tạo ra những quyền hạn ghê gớm. Một nhà nghiên cứu quốc
tế Trung Quốc, ông Bàng Trung Anh, đã nhận định: “Một loại
vị thế chiến lược toàn cầu mới về cơ bản đã được thiết lập;
và Mỹ với tư cách là nước lớn siêu cường duy nhất đang gia
tăng ảnh hưởng một cách toàn diện đối với các vụ việc quốc
tế; Mỹ trở thành người lãnh đạo “trật tự mới của thế giới”,
“người giữ cân bằng quyền lực và người vạch ra các quy
tắc”. Trong một tương lai có thẻ nhìn thấy được sẽ khơng có
một quốc gia hoặc liên hiệp các quốc gia nào có thể đe doạ
an tồn của nước Mỹ. Tóm lại thể chế bá chủ của Mỹ đã
được thiết lập”1. còn theo nhà nghiên cứu người Nga, ông
A.Grômưcô, sau ngày 11/9 năm 2001 trật tự thế giới đang
thay đổi dần dần từ hai cực và đa cực sang “tình trạng sân
sau của Mỹ”, Mỹ đang mạnh lên với tính cách là bá quyền
1

Bàng Trung Anh, Sự chấm hết của chiến tranh lạnh và phản ứng của Trung Quốc. Tạp
chí kinh tế và chính trị thế giới (Trung Quốc), số 9/1999, tr. 5-10. Dẫn theo Thông tin
chuyên đề năm 2003, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.



18

lãnh đạo hệ thống các quan hệ quốc tế hiện đại (hiện chỉ có
Trung Quốc là ở ngồi sự phụ thuộc này). Mỹ lãnh đạo các
công việc của thế giới bằng ưu thế sức mạnh quân sự, sức
mạnh kinh tế và tài chính. Mỹ đang nỗ lực thi hành chủ nghĩa
đơn phương, hiện nay khơng có nước nào trên thế giới có
thể kiềm chế được Mỹ, các nước lớn cũng khơng có ý định
liên kết để đối phó với Mỹ. Trong mối quan hệ giữa các nước
lớn hiện nay đã hình thành xu thế mỹ ngày càng có khuynh
hướng đi theo chủ nghĩa đơn phương và các bên như EU,
Nga, Trung Quốc đang có chủ trương hợp tác đa phương.
Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, sau sự kiện
11/9 và nhất là sau cuộc chiến tranh Irắc, trật tự thế giới và
quan hệ quốc tế chịu những tác động nghiêm trọng, về thực
chất chưa có những thay đổi lớn nhưng rõ ràng là đã gia tăng
những biến số lớn biểu hiện ở cả 3 đặc trưng rõ rệt: một là
địa vị bá quyền của Mỹ ngày càng được tăng cường; hai là
tính chất phức tạp hố của hệ thống quốc tế ngày càng
nhiều, tuy quốc gia vẫn là lực lượng chủ đạo trong quan hệ
quốc tế, nhưng lực lượng hành động phi quốc gia ngày càng


19

mạnh, tính chất xuyên quốc gia của lực lượng này khá rõ; ba
là tiến trình tồn cầu hố phát triển nhanh, trong khi thể chế
hoá hệ thống quốc tế lại khá trì trệ, dẫn đến sự mất ổn định
của hệ thống thế giới. Các nhà nghiên cứu cùng có chung
nhận định rằng, thế giới đã rơi vào tình trạng biến động cục

bộ, chiến tranh cục bộ, căng thẳng cục bộ, tính cục bộ của
các loại hình xung đột tuy khơng đến mức phá hoại tình thế
hịa dịu tổng thể, nhưng làm cho tình hình thế giới từ ổn định
trạng thái tĩnh chuyển sang trạng thái động, xuất hiện đặc
trưng “ổn mà khơng định”. Tình hình hiện nay cho thấy “biến
số” mới chủ yếu thể hiện ở mối quan hệ nước lớn và xu thế
tình hình các khu vực Trung á, Trung Đông. Cần phải nhận
thấy rằng quan hệ quốc tế đang trong thời kỳ quá độ khi trật
tự thế giới vẫn chưa định hình, cũng là thời kỳ đan xen giữa
vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, do đó chứa
đầy những biến số. Các nước có những đặc thù riêng về
phương thức tư duy và tư tưởng chiến lược, các chính sách
cụ thể và các biện pháp ứng phó cũng khác nhau. Tất cả đều
làm cho mơi trường an ninh quốc tế thêm phức tạp.


20

Cho đến nay, cuộc chiến chống khủng bố của cộng đồng
quốc tế mới chỉ đạt được những thắng lợi bước đầu mang
tính giai đoạn, cịn cách khá xa thắng lợi hoàn toàn. Sau cuộc
chiến ở Afghanistan, liên minh chống khủng bố quốc tế bước
vào giai đoạn hai. Nhưng cộng đồng quốc tế vẫn tồn tại nhiều
bất đồng rõ rệt đối với mục tiêu và phạm vi của giai đoạn này.
Việc Mỹ tiến đánh Irắc là bước đầu tiên trong giai đoạn tiếp
theo của cuộc chiến chống khủng bố thời kỳ “hậu
Afghanistan”. Có thể thấy là, trong giai đoạn hai của cuộc
chiến chống khủng bố, cộng đồng quốc tế đứng trước hai
nhiệm vụ quan trọng là vừa phải duy trì hợp tác chống khủng
bố, vừa phải kiên quyết chống chủ nghĩa bá quyền và chính

trị cường quyền. Và do vậy quan hệ quốc tế lại có nhiều biến
động, phức tạp hơn. Vì vậy, “xu thế đa cực hố và đơn cực
hố của trật tự thế giới hiện nay vẫn đang tiếp tục phát triển,
tiếp tục đấu tranh”. Tuy nhiều nước trong đó có một số nước
lớn phải đổi ý đồ thế giới đơn cực của Mỹ, nhưng đồng thời
họ cũng không từ bỏ nỗ lực cải thiện quan hệ với Mỹ và Mỹ
đang lợi dụng tâm lý này để áp dụng phương pháp chia để trị,


21

tùng bước phân hoá trận tuyến “đa cực”. Điều khiến cho
nhiều nước lo ngại là, trong cuộc là trong cuộc đấu tranh
giành quyền bá chủ thế giới, Mỹ sẽ bất chấp mọi trở ngại và
do vậy, sau Afghanistan và Irắc, quốc gia nào sẽ trở thành
mục tiêu tiếp theo của Mỹ?
Cũng theo các nhà nghiên cứu, từ sau cuộc chiến ở
Afghanistan, Mỹ đã chuyển sang giai đoạn tiến công chiến
lược theo lơ gích sau: xác định mối đe doạ - xác định đánh
đòn phủ đầu – nhất quyết đã đánh là giành thắng lợi. Cuộc
chiến Irắc là một bước điều chỉnh chiến lược quốc tế của Mỹ
sau sự kiện 11/9, là cái mốc đánh dấu việc Mỹ xây dựng cục
diện chiến lược mới trên thế giới, thực hiện “chiến lược đế
quốc” xưng bá toàn cầu. Nếu cuộc chiến Afghanistan là sự
khởi động của “chiến lược đế quốc” dưới danh nghĩa chống
khủng bố, thì cuộc chiến Irắc đã ngang nhiên thực hiện “chiến
lược đế quốc” dưới danh nghĩa “đánh đòn phủ đầu” và “chủ
động phòng ngự”. Đây là sự thách thức nghiêm trong đối vói
các quy tắc của luật pháp quốc tế và các tiêu chuẩn của đạo
đức chính trị quốc tế. ý đồ chiến lược của Mỹ đã rõ ràng, đó



22

là xây dựng đế quốc trên phạm vi toàn cầu, trỏ thành bá
quyền duy nhất trên thế giới . Việc cuộc chiến ở Irắc kết thúc
nhanh chóng càng củng cố thêm lập trường của chủ nghĩa
đơn phương của Mỹ. Về đối ngoại, Mỹ sẽ công khai tuyên bố
những nước đối địch mà Mỹ gọi là “trục ma quỷ”; Về phương
thức hành động, Mỹ sẽ tăng cường thúc đẩy chiến lược quan
sự “đánh đòn phủ đầu” trên trường quốc tế, Mỹ sẽ áp dụng
chủ nghĩa thực dụng đối với LHQ, tức là những mặt có lợi thì
nghe, nếu khơng thì phớt lờ và đơn phương hành động. Tổng
thống Mỹ đã tuyên bố: “điều quan trọng là phải làm cho các
quốc gia khác hiểu được là không thể cạnh tranh được với
Mỹ trong địa vị số 1 thế giới. Mỹ có thể tấn công bất cứ quốc
gia nào, nếu quốc gia ấy đe doạ vị trí số 1 của Mỹ…Mỹ có thể
lật đổ bất kỳ chính phủ nào nếu chính phủ ấy không thân
thiện với Mỹ”1. ngày 30/4/2003, mỹ đã công bố bản báo cáo
“chủ nghĩa khủng bố toàn cầu năm 2002”, trong đó tiếp tục
liệt kê “danh sách đen” gồm 7 nước là Iran, Irắc, Cu Ba, Lbya,
CHDCNH Triều Tiên, Sirye và Sudan với những tội danh khác

1

Ban Tư tưởng Văn hố trung ương, Thơng tin cơng tác tư tưởng, số 4/2003, tr. 44


23


nhau mà ống ngắm của Mỹ luôn nhằm vào bất cứ lức nào.
Tổng thống Mỹ G. W. Bush đã khẳng định: “cuộc chiến chống
khủng bố chưa kết thúc nên Mỹ vẫn tiếp tục áp dụng đòn
đánh phủ đầu để tiêu diệt chúng trước khi chúng kịp hành
động”. Có thể dự đoán, sau cuộc chiến ở Irắc, Mỹ sẽ tiếp tục
theo đuổi chiến lược làm bá chủ thế giới, điều này đi đơi với
việc các chính sách đối ngoại và an ninh của Mỹ trở nên hiếu
chiến hơn. Chiến lược này chắc chắn sẽ trú trọng việc thành
lập các liên minh mới thay thế cho các liên minh tồn tại trước
đây để đương đầu với những kẻ thù cũ và mới của
Washington, đồng thời tiếp tục hậu thuẫn các chế độ mới do
Mỹ dựng lên, hay nói cách khác là tiến hành thay đổi chính trị
của một quốc gia thơng qua con đường ngoại giao và quân
sự. ít nhất trong nhiệm kỳ cầm quyền của Đảng cộng hồ, Mỹ
có thể sẽ tiếp tục cho mình quyền sử dụng sức mạnh quân
sự, một khi họ cho rằng đó là điều cần thiết và khơng cần
đếm xỉa đến tính hợp pháp và đạo lý của việc sử dụng vũ lực
trong các mối quan hệ quốc tế.


24

Đúng vào ngày 11/9/1990 (11 năm trước khi xảy ra sự
kiện khủng bố kinh hoàng nhằm vào nước Mỹ), Tổng thống
Mỹ G. H. Bush (Bush cha), trong phát biểu tại phiên họp
chung giữa hai viện quốc hội đã đề xướng phải thiết lập “trật
tự thế giới mới trên cơ sở tụ quyết, phòng thủ chung và hành
động thống nhất chống xâm lược”. Tuy ơng ta khơng nói rõ
trật tự mới là gì. nhưng điều đó chứng tỏ Washington tin
rằng, dưới sự “lãnh đạo” của Mỹ, một trật tự mới, trật tự đơn

cực sẽ xuất hiện trên thế giới sau chiến tranh lạnh. Những
diễn biến trên thế giới với sự dính líu của Mỹ như chiến tranh
vùng Vịnh (1991), cuộc chiến ở Kosovo (1999), chiến tranh
Afghanistan (2001) Và chiến tranh Irắc (2003)… đã phần nào
minh chứng cho việc tư tưởng của Bush (cha) đã được các
Tổng thống tiếp theo, đặc biệt là con trai ông ta (G. W. Bush)
thay thế hiện thực. Dường như trật tự thế giới mới mà Bush
(cha) yêu cầu đang hình thành và Mỹ đang định đoạt những
luật lệ của trật tự thế giới đó.
Thế nhưng, những động thái trên bàn cờ chính trị quốc
tế từ sau chiến tranh lạnh kết thúc, đặc biệt là sau sự kiện


25

11/9 đã cho thấy, thế giới vẫn đang vận hành trong một hình
thái “chưa ổn định”, tức là trật tự thế giới không hẳn là một
cực do Mỹ lãnh đạo, song cũng không hẳn là đa cực theo
nghĩa là một sự phân bố cân bằng về sức mạnh. ý đồ thiết
lập một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ (hoặc chí ít là Mỹ và
các đồng minh thân cận) lãnh đạo khó có thể trở thành hiện
thực do nguyên nhân ngay trong nội bộ nước Mỹ cũng như
sự phản đối của thế giới. Các cường quốc khác (Nga, Trung
Quốc, Đức, Pháp…) đều phản đối trật tự đơn cực, không
muốn nằm dưới sự lãnh đạo của Mỹ, mà họ muốn xây dựng
trật tự đa cực, muốn phát triển để trở thành một cực của thế
giới, có thể hợp tác bình đẳng và cạnh tranh với Mỹ. Bởi vậy
cuộc chiến tranh của Mỹ nhằm vào Irắc đã vấp phải sự phản
đối quyết liệt của các nước lớn này, cũng như của đơng đảo
nhân dân tiến bộ u chuộng hồ bình trên tồn thế giới. Tất

cả các cuộc phản kháng đó đều có chúng một mục đích là
khơng để cho Mỹ ngang nhiên trở thành sen đầm và bá chủ
của thế giới.


×