Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhu cầu giáo dục sức khỏe của người bệnh ung thư điều trị hóa chất tại khoa phụ ung thư bệnh viện phụ sản trung ương năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.18 KB, 50 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÙI THỊ CHI MAI

KHẢO SÁT NHU CẦU GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA
NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TẠI
KHOA PHỤ UNG THƯ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
TRUNG ƯƠNG NĂM 2018

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH, 2018

download by :


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÙI THỊ CHI MAI

KHẢO SÁT NHU CẦU GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA
NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TẠI
KHOA PHỤ UNG THƯ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
TRUNG ƯƠNG NĂM 2018

Chuyên ngành: Điều dưỡng Sản phụ khoa

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THỊ THU HƯƠNG



NAM ĐỊNH, NĂM 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài
báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng. Báo cáo này
do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì
sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Người làm báo cáo

Bùi Thị Chi Mai

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng đào tạo sau đại
học, các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, các thầy cô bộ
môn, đặc biệt là thầy chủ nhiệm Ths. Nguyễn Bá Tâm đã tạo mọi điều kiện, giúp
đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Thu
Hương đã tận tình hướng dẫn em trong q trình hồn thành chun đề tốt nghiệp
CKI này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc bệnh viện phụ sản Trung
ương và khoa Phụ Ung thư đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tế

tốt nghiệp và làm chuyên đề tốt nghiệp này.
Trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp với kinh nghiệm thực tế và lý luận
còn rất nhiều hạn chế nên khơng tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp, góp ý của thầy cơ trong hội đồng để em có thêm kiến thức,
thêm kinh nghiệm hồn thiện chun đề của mình, góp phần nhỏ bé của mình vào
cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cuối cùng em cũng xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo thật nhiều sức khỏe,
hạnh phúc, thành công trong sự nghiệp trồng người.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

download by :


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................
MỤC LỤC ...........................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG.........................................................................
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn .................................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3
2.1.1. Ung thư ................................................................................................ 3
2.1.2. Giáo dục sức khỏe ............................................................................... 9
2.1.3. Nhu cầu ............................................................................................. 14
2.2.Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 17
2.2.1. Trên thế giới ...................................................................................... 17
2.2.2.Tại Việt Nam ...................................................................................... 18

3. Thực trạng tại cơ sở..................................................................................... 21
3.1. Năng lực chuyên môn và điều kiện hạ tầng tại bệnh viện cơ sở.............. 21
3.2. Khoa Phụ Ung thư .................................................................................... 22
3.2.1.Thông tin chung ................................................................................. 22
3.2.2. Nhu cầu giáo dục sức khỏe ............................................................... 24
3.2.3. Tìm hiểu mối liên quan giữa một số đặc điểm của người bệnh với
phương tiện GDSK...................................................................................... 29
3.2.4. Thực trạng công tác GDSK tại khoa Phụ Ung thư: .......................... 32
4. Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu GDSK cho người bệnh ung thư
dùng hóa chất. ................................................................................................. 34
4.1. Về phương pháp GDSK ........................................................................... 34
4.2. Về nội dung giáo dục sức khỏe ................................................................ 34

download by :


4.3. Về quản lý điều dưỡng ............................................................................. 34
4.4. Công tác đào tạo: ...................................................................................... 35
5. Kêt luận ....................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
BỘ CÂU HỎI .................................................................................................. ix

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế


TT-GDSK

Truyền thông- Giáo dục sức khỏe

UT

Ung thư

BN

Bệnh nhân

NN

Người nhà

CSCB

Chăm sóc cơ bản

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (The World Health Organization)

DD

Dinh dưỡng

CS


Chăm sóc

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG

Biểu đồ 1: Phân bố tỉ lệ mong muốn người tư vấn cùng ....................................... 26
Biểu đồ 2: Phân bố tỉ lệ mong muốn địa điểm GDSK .......................................... 26
Biểu đồ 3: Phân bố tỉ lệ mong muốn thơng tin tìm hiểu thêm............................... 27
Biểu đồ 4: Phân bố tỉ lệ mong muốn thời điểm GDSK......................................... 27
Biểu đồ 5 Phân bố tỉ lệ mong muốn phương pháp GDSK .................................... 27
Biểu đồ 6: Phân bố tỉ lệ mong muốn người tư vấn về dinh dưỡng ........................ 28
Biểu đồ 7: Phân bố tỉ lệ mong muốn người tư vấn về bệnh .................................. 28
Biểu đồ 8: Phân bố tỉ lệ mong muốn người tư vấn chăm sóc ................................ 29
Bảng 1: Thơng tin chung ..................................................................................... 29
Bảng 2: Nhu cầu giáo dục sức khỏe…………………………….…………………30
Bảng 3: Mối liên quan giữa trình độ và phương pháp GDSK……………….....…33
Bảng 4: Mối liên quan giữa tuổi và phương pháp GDSK………………………...34
Bảng 5: Mối liên quan giữa nhóm bệnh và phương pháp GDSK………………...35

download by :


1
1. Đặt vấn đề
Hiện nay trên thế giới bệnh ung thư có xu hướng tăng, là bệnh gây tử vong
hàng đầu. Mỗi năm có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc, 8,2 triệu ca tử vong và
khoảng 32,6 triệu người đang sống với ung thư. Hàng năm, ở nước ta có khoảng

126.000 ca mới mắc và có khoảng 94.000 ca tử vong. Trong đó với nam giới, ung
thư phổi đứng hàng đầu, đứng thứ hai là ung thư dạ dày. Còn ở nữ giới, ung thư vú
đứng hàng đầu, tiếp đến là ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày…. Tỷ lệ mắc ung thư
vú và ung thư cổ tử cung ở phía Bắc là 27,3/100.000 dân , cịn ở phía Nam là
17,1/100.000 dân. Tại khoa Phụ Ung thư Bệnh viện Phụ sản Trung ương hàng năm
có khoảng 2025 lượt người bệnh đến điều trị trong đó khoảng 332 bệnh nhân được
chẩn đốn Ung thư và phải sử dụng hóa trị liệu, chiếm 16,4%.
Gánh nặng bệnh ung thư đã và đang trở thành một trong những thách thức
không hề nhỏ trong cơng tác chăm sóc sức khỏe của ngành y tế. Tại các cơ sở y tế,
công tác GDSK khá được chú trọng. Tại khoa phụ Ung thư Bệnh viện Phụ sản trung
ương đã và đang triển khai công tác GDSk nhưng chưa đạt kết quả như mong đợi,
do đó ảnh hưởng đến cơng tác điều trị nói chung và cơng tác chăm sóc người bệnh
nói riêng.Thực tế trên địi hỏi cơng tác phịng bệnh, chẩn đốn sớm, điều trị, chăm
sóc người bệnh cần được cải thiện để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân
ung thư có hiệu quả hơn nữa.
Để nâng cao chất lượng điều trị cần nhiều yếu tố, trong đó đóng vai trị quan
trọng là sự hợp tác giữa bệnh nhân với nhân viên y tế. Muốn có được sự hợp tác
này, cần có lịng tin của bệnh nhân vào công tác điều trị, vào nhân viên y tế. Đồng
thời họ cần có những hiểu biết nhất định về căn bệnh mà họ đang mắc phải thông
qua việc tiếp nhận thông tin từ các nguồn khác nhau đặc biệt tin cậy nhất là nhân
viên y tế. Có nhiều nghiên cứu về Giáo dục sức khỏe tại các bệnh viện như: Bệnh
viện Lão khoa, Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi trung ương.Tuy nhiên, những nghiên
cứu này cũng chỉ nghiên cứu ở những khía cạnh nhất định và ở những địa điểm cụ
thể mà chưa có nghiên cứu nào về những vấn đề cần tư vấn của bệnh nhân mắc
bệnh lý ung thư phụ khoa dùng hóa chất. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành
thực hiện chuyên đề: “Khảo sát nhu cầu giáo dục sức khỏe của người bệnh ung
thư điều trị hóa chất tại khoa Phụ Ung thư Bệnh viện Phụ sản Trung ương” với
02 mục tiêu

download by :



2
Mục tiêu viết chuyên đề:
1. Xác định nhu cầu giáo dục sức khỏe của người bệnh ung thư điều trị hóa
chất tại khoa Phụ Ung thư, Bệnh viện phụ sản trung ương năm 2018
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến nhu cầu giáo dục sức khỏe của người
bệnh ung thư điều trị hóa chất tại khoa Phụ Ung thư Bệnh viện phụ sản trung ương
năm 2018.

download by :


3
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Ung thư
* Khái niệm ung thư: Ung thư là bệnh lý “ác tính” của tế bào. Khi bị kích
thích bởi các tác nhân gây ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức,
khơng tn theo các cơ chế kiểm sốt về phát triển của cơ thể.
Các liệu pháp điều trị ung thư có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp
với nhau. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí ung thư, mức độ lan, tuổi và
tổng trạng sức khỏe của bệnh nhân, các lựa chọn điều trị sẵn có và mục tiêu cho
việc điều trị. các phương pháp điều trị phổ biến là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.[8]
* Các phương pháp điều trị ung thư:[8]
- Xạ trị: là phương pháp sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao
để tiêu diệt tế bào ung thư
- Phẫu thuật là một phương pháp loại bỏ khối u và tổ chức ung thư ra khỏi
cơ thể nhanh chóng, qua phẫu thuật có thể đánh giá chính xác mức độ xâm lấn, di
căn của khối u và xác định được giai đoạn trên lâm sàng để giúp cho thầy thuốc có

kế hoạch điều trị tiếp theo hợp lý. Phẫu thuật cịn giúp cho việc xác định chính xác
chẩn đốn mơ bệnh học. Từ đó có thể đề ra chiến thuật điều trị tiếp theo hiệu quả và
có thể tiên lượng bệnh chính xác hơn.
- Hóa trị là phương pháp dung thuốc để điều trị bệnh ung thư. Những thuốc
này thường được gọi là hóa chất. Thuốc khi vào cơ thể sẽ tiêu diệt các tế bào ung
thư hoặc làm ngừng sự phát triển của chúng.
Hóa trị ung thư được tiến hành theo lịch trình nhất định để cho người bệnh có
thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe khác với các phương pháp điều trị khác vì
hóa chất truyền vào cơ thể rất mạnh mới có thể tiêu diệt được tế bào ung thư. Theo
phác đồ hóa trị liệu có thể kéo dài từ 2-5 ngày, có khi tới 14 ngày. Cứ sau mỗi đợt
điều trị như vậy, người bệnh sẽ được nghỉ ngơi trong thời gian khoảng 2-3 tuần để
phục hồi và sau đó lại quay trở lại hóa trị liệu. Tuy nhiên, thời gian lịch trình sử
dụng hóa chất trị liệu có thể thay đổi dựa vào kết quả của một số xét nghiệm máu
sau mỗi đợt điều trị. Trong thời gian thực hiện hóa trị, người bệnh sau mỗi liệu trình
cần được điều trị đúng hẹn để không làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

download by :


4
* Các con đường áp dụng hóa chất trị liệu ung thư[8]
- Truyền tĩnh mạch
- Tiêm bắp
- Đường uống
– Tủy sống
- Các khoang: màng phổi, màng bụng, bàng quang…
Mặc dù hóa trị liệu là một cách hiệu quả để điều trị nhiều loại ung thư, nhưng
hóa chất cũng mang lại nhiều tác dụng phụ cho người bệnh.
* Tác dụng phụ của điều trị hóa chất [8]
- Khái niệm tác dụng phụ của thuốc: là những tác dụng không mong muốn

gây khó chịu, thậm chí độc hại sau khi dùng thuốc.
- Tác dụng phụ thường gặp của hóa chất: Các tác dụng phụ thường gặp trong
truyền hóa chất:
+ Tác dụng trên tiêu hóa: Nơn, buồn nơn, chán ăn, viêm niêm mạc họng
miệng, tiêu chảy,táo bón, viêm đại tràng, thủng ruột,thay đổi vị giác, cảm giác sợ
mùi rất thường gặp, đau bụng
+ Tác dụng lên nang tóc: Tóc rụng, thay đổi móng tay thường chuyển sang
màu tím đen nặng có thể bong móng
+ Tác dụng lên thần kinh: Đau đầu, mệt mỏi, hay quên, cảm giác mơ hồ,
giảm trí nhớ
+ Tác dụng lên tim mạch: có cơn nóng bừng mặt, đỏ dọc theo tĩnh mạch tiêm
truyền, cơn nhịp nhanh (khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, mạch không đều), đau
thắt ngực, nhồi máu cơ tim
+ Tác dụng trên hệ tạo huyết: giảm ba dòng bạch cầu (sốt, nguy cơ nhiễm các
bệnh nhiễm trùng cơ hội, hồng cầu (thiếu máu, thiếu oxy: chóng mặt, da xanh niêm
mạc nhợt), tiểu cầu (nguy cơ chảy máu )
+ Tác dụng trên thận: thay đổi màu sắc nước tiểu từ màu hồng, đỏ, da cam
+ Tác dụng trên gan: men gan tăng
+ Hội chứng tay chân: ban đỏ, sưng đau, tê bì, mỏng da, tăng nhạy cảm, bong
vảy khơ, ướt, lt lịng gan bàn tay, chân
- Hội chứng giữ nước: phù,tràn dịch
* Tâm lý người bị bệnh ung thư [9]

download by :


5
- Ung thư gợi lên nỗi sợ đau, lo lắng, phụ thuộc, biến dạng cơ thể và chết.
Nỗi sợ bệnh tật quá mức làm người bệnh thường ngập ngừng, chậm trễ khi khám
bệnh, hy vọng rằng các triệu chứng ban đầu sẽ biến đi. Khi được báo tin hoặc nghi

ngờ mắc ung thư, người bệnh lại quá lo lắng, ngất xỉu hoặc bồn chồn không yên.
Điều dưỡng là người theo sát gần gũi người bệnh, sẽ là cố vấn tinh thần rất quan
trọng trong quá trình khám chữa và theo dõi bệnh.
- Giai đoạn điều trị phẫu thuật: Hầu hết các người bệnh quan niệm phẫu thuật
là phương pháp chữa khỏi tốt nhất. Tuy nhiên do tính chất xâm nhập, phẫu thuật
làm cho người bệnh sợ hoặc ngại, người bệnh sẽ sợ đau, sợ tử vong do mê không
tỉnh…
- Giai đoạn hóa trị liệu: Việc dùng hóa chất liều cao làm người bệnh bị rụng
tóc, giảm bạch cầu tạo nên hình ảnh khủng khiếp về hóa trị liệu.
- Giai đoạn ung thư tái phát, di căn: Tâm lý người bệnh ở mức bi quan hơn.
Người bệnh có thể chịu đựng lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba nhưng càng ngày càng
khó khăn hơn.
- Giai đoạn cuối: Hầu hết người bệnh ý thức được tiến trình bất khả kháng
của bệnh tật ở giai đoạn cuối, dù có được giải thích hay khơng 50% người bệnh ung
thư giai đoạn cuối có đau đớn, cần phải cho thuốc giảm đau. Người bệnh thường có
nỗi sợ tâm lý như: Sợ bị bỏ rơi, lo lắng biến dạng cơ thể và mất phẩm giá, sợ đau
khơng có đủ thuốc, sợ bỏ dở cơng việc của bản thân, gia đình và sự nghiệp.
* Hướng dẫn người bệnh chăm sóc trong q trình điều trị [9]
- Xác định mục đích điều trị để thực hiện nghiêm túc chế độ điều trị
+ Điều trị đủ đợt
+ Dùng thuốc đủ và đúng liều
+ Đến điều trị đúng hẹn
+ Làm các xét nghiệm đầy đủ
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng để duy trì tốt sức khỏe điều trị
- Thực phẩm nên dùng
+ Các loại thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua….
+ Gạo, miến, bún, bánh phở, các loại khoai củ...
+Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng...)

download by :



6
+ Ăn nhiều rau xanh, quả chín, rau thơm, và rau quả nhiều chất xơ. Mỗi ngày
nên ăn 400 – 500g rau, 200 – 400g quả chín.
+ Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3: Cá hồi, dầu oliu…
+ Sử dụng các thực phẩm giàu vitaminE, C, A, Selen có khả năng chống oxy
hóa như: cà rốt, giá đỗ xanh, cà chua, rau ngót,…
- Thực phẩm hạn chế dùng
+ Các thực phẩm chứa nhiều axit béo như: các món thịt nướng, thịt hun
khói, các món xào, rán, quay, các loại bánh như bánh chả...
+ Các thực phẩm chế biến cơng nghiệp, đóng gói sẵn như: đồ hộp, thịt
nguội.
+ Hạn chế uống nước chè ban đêm (nên uống nước chè ban ngày).
- Thực phẩm không nên dùng
+ Dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần.
+ Các loại thức ăn bị nấm mốc như: lạc mốc, đỗ đậu mốc, hạt bí, hạt dưa
rang sẵn bị mốc…
+ Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá.
+ Chú ý: Chia thành nhiều bữa trong ngày: 4-6 bữa/ ngày.
- Chế độ nghỉ ngơi
+ Hạn chế lao động nặng
+ luyện tập thể dục, xoa bóp tay chân nhẹ nhàng.
+ Thư giãn bằng hình ảnh: nghe nhạc, đọc sách báo….
- Chế độ vệ sinh
+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: dung bàn chải mềm, nước xúc miệng: nước
muối, bicabonat, Peridex.. để vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi
ngủ.
+ Chăm sóc da tốt: tránh để xây sát, không để ánh nắng mặt trời chiếu trực
tiếp lên da, đội mũ nón khi đi ra ngồi, nên dung kem dưỡng da để giảm khơ da…

Khơng nên mặc quần áo chật, bó sát người. Mặc vải sợi bong thống, thoải
mái.
- Tâm lý
+ Khơng nên bi quan, tiêu cực, phải tin tưởng vào khoa học hiện đại vào các
Bác sĩ điều dưỡng và người thân chăm sóc cho mình

download by :


7
+ Khơng nên có thai trong qúa trình điều trị.
Khi gặp những tác dụng phụ của hóa chất gặp Bác sĩ và điều dưỡng điều trị
và tư vấn cách xử trí.
Một số lưu ý về chế độ ăn khi gặp một số triệu chứng trong khi điều trị
ung thư
- Táo bón
Nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều chất lỏng trong ngày và
cố gắng tăng hoạt động thể chất(nếu có thể).
Nên cố định giờ ăn trong ngày.
Nên cố định giờ đi vệ sinh trong ngày.
Uống từ 8 đến 10 ly chất lỏng mỗi ngày. Nên uống nước ấm, nước ép quả,
nước trái cây ấm, trà và nước chanh ấm. (Đồ uống ấm có thể giúp kích thích vận
động ruột.)
Chỉ sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt,
trái cây và rau xanh. Thêm những thức ăn này từ từ vào chế độ ăn uống để tránh bị
đầy hơi.
Nên ăn sáng bằng đồ uống ấm và thực phẩm giàu chất xơ.
Để giảm bớt lượng khơng khí bạn nuốt trong khi ăn, cố gắng đừng nói nhiều
ở bữa ăn và khơng dùng ống hút để uống. Tránh nhai kẹo cao su và đồ uống ga.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ: Gạo lứt, bánh mì nâu, đậu đỗ, khoai tây,
táo, chuối, cam, bưởi,…
- Tiêu chảy
Tiêu chảy khơng kiểm sốt có thể dẫn đến mất nước, điện giải.
Tránh:
+ Các loại thực phẩm có chất xơ cao như: hoa quả sấy khơ
+ Thực phẩm giàu chất béo như thực phẩm chiên, rán đi rán lại nhiều lần.
+ Tránh thức ăn có ga và đồ uống ga, nước ngọt, các loại quả có chỉ số
đường huyết cao.
Nên:
+ Giới hạn sữa hoặc các sản phẩm sữa đến 2 ly mỗi ngày.
+ Bù nước và điện giải bằng Oresol hay nước cháo muối

download by :


8
+ Ăn các loại thực phẩm giàu Kali như chuối, táo, cà chua,…
+ Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no.
- Buồn nôn
+ Ăn 6 đến 8 bữa phụ hay nhiều bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa chính.
+ Ăn các thức ăn khơ, như bánh quy giịn, bánh mì nướng, ngũ cốc.
+ Ăn thực phẩm ít mùi.
+ Ăn các loại thực phẩm mát, để nguội thay vì thức ăn nóng hoặc cay.
+ Tránh các loại thực phẩm quá ngọt, béo, chiên hoặc cay.
+ Nếu cần phải nghỉ ngơi, ngồi thẳng trong ít nhất một giờ sau khi ăn.
+ Thử các thức ăn nhạt, mềm, dễ tiêu hóa vào những ngày điều trị theo lịch
trình.
+ Ngậm kẹo cứng, như kẹo bạc hà hoặc chanh nếu trong miệng có mùi khó
chịu

+ Nếu nơn, mất nước cần phải uống. Sau khi nôn mửa, rửa miệng, chờ
khoảng 30 phút, sau đó thử uống một ngụm nước như nước táo, nước canh.
- Đau hoặc loét miệng hoặc cổ họng
Nên:
Ăn các loại thực phẩm mềm, nhạt và đồ ăn nguội, ấm hoặc mát lạnh có thể
làm dịu.
Ăn các loại kem mềm, kem, súp, khoai tây nghiền, sữa chua, trứng, kem tươi,
ngũ cốc nấu chín, và các chất bổ sung thực phẩm dạng lỏng đóng hộp.
Pha trộn và làm ẩm thực phẩm khô hoặc rắn. Trộn chúng với súp hoặc nước
sốt, và món hầm
Thức ăn tinh khiết hoặc dạng lỏng được xay, nghiền cho dễ nuốt.
Súc miệng thường xuyên bằng muối, nước soda baking và dung dịch nước (1
muỗng cà phê baking soda và 1 muỗng cà phê muối trộn với 1 lít nước). Điều này
giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Tránh:
Tránh các loại thức ăn chua, chua, mặn như dưa chua, cà muối và một số loại
rau đóng hộp.
Tránh các loại thực phẩm thơ hoặc cứng, như bánh mì nướng khơ, bánh quy
giòn, khoai tây chiên, hạt.

download by :


9
Tránh xa rượu, caffeine và thuốc lá.
Tránh các loại gia vị khó chịu như bột ớt, cà ri, nước sốt nóng và hạt tiêu,
húng quế.
Tránh sử dụng nước súc miệng chứa cồn (sẽ gây ra cháy).

2.1.2. Giáo dục sức khỏe

* Khái niệm giáo dục sức khỏe [1]
Giáo dục sức khỏe( GDSK) là q trình tác động có mục đích, kế hoạch đến
suy nghĩ, tình cảm của con người nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực
hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và
cộng đồng.
* Mục đích của giáo dục sức khỏe trước khi điều trị hóa chất
Giáo dục sức khỏe cho người bệnh là chúng ta đã đáp ứng môt trong 14 nhu
cầu cơ bản của con người “Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học”. Sống chung với
một căn bệnh trầm trọng không đơn giản, những người bị ung thư và gia đình của
họ phải đối mặt với nhiều vấn đề thử thách hóa trị chỉ là một trong những liệu pháp
bệnh nhân phải trải qua trong quá trình điều trị. Trước khi bước vào điều trị hầu hết
người bệnh và gia đình đều quan tâm lo lắng đến tác dụng phụ của thuốc và cách xử
trí .
GDSK về tác dụng phụ của hóa chất giúp bệnh nhân và người nhà hiểu được
những vấn đề mình sẽ gặp phải bệnh nhân và người nhà sẽ không thấy bất ngờ,
hoang mang khi gặp phải và có thể tự làm giảm nhẹ tác dụng đó.
* Các phương pháp giáo dục sức khỏe
- Tổ chức nói chuyện giáo dục sức khỏe.
Tổ chức các cuộc nói chuyện sức khỏe giúp cho đối tượng truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp được nghe những thông tin mới nhất về vấn đề sức khỏe
có liên quan tới bản thân, gia đình và cộng đồng của đối tượng. Các cuộc nói
chuyện sức khỏe có tác dụng chủ yếu là có thể làm thay đổi nhận thức và giúp đối
tượng suy nghĩ hướng tới việc thay đổi thái độ và hành vi. Tuy nhiên để đối tượng
thật sự thay đổi được hành vi, cần phải kết hợp với nhiều biện pháp giáo dục và sự
hổ trợ khác.

download by :


10
Khi tổ chức một buổi nói chuyện GDSK, cần tiến hành những việc làm sau

đây:


Xác định rõ chủ đề của cuộc nói chuyện và chỉ nên khu trú vào một chủ



Xác định đối tượng tham dự, thông báo trước ngày giờ, địa điểm để đối

đề.

tượng chuẩn bị tới dự, nếu cần có thể thơng báo một vài lần để tránh quên.


Xác định nội dung cốt lõi cần trình bày.



Xác định khoảng thời gian trình bày.



Xác định trình tự trình bày.



Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ thích hợp với chủ đề và thực tế địa

phương. Chọn thời gian và địa điểm thích hợp. Khi nói chuyện cần phải hết sức tôn
trọng đối tượng. Xây dựng tốt mối quan hệ với đối tượng trước cũng như trong khi

nói chuyện. Sử dụng lời nói ngơn ngữ địa phương, rõ ràng mạch lạc. Trong khi nói
chuyện nên sử dụng tranh ảnh mơ hình và ví dụ để minh hoạ. Nếu có điều kiện thì
sử dụng vi deo, phim.v.v... Cần phải bao quát, quan sát đối tượng để điều chỉnh.
Cho phép các đối tượng hỏi và thảo luận những vấn đề chưa rõ. Giải đáp thắc mắc
của đối tượng một cách đầy đủ. Không nên có định kiến với đối tượng giáo dục.


Kết thúc buổi nói chuyện cần tóm tắt những vấn đề mấu chốt nhất để đối

tương dễ nhớ và cảm ơn sự tham gia của đối tượng để tạo điều kiện khuyến khích
đối tượng tham dự những lần sau.
- Tư vấn sức khỏe
Tư vấn là một hình thức giáo dục sức khỏe cá nhân, trong đó người tư vấn
cung cấp thơng tin cho đối tượng (cá nhân và gia đình), động viên đối tượng suy
nghĩ về vấn đề của họ, giúp họ hiểu biết được vấn đề, nguyên nhân của vấn đề và
chọn cách hành động riêng để giải quyết vấn đề.
Tư vấn còn hỗ trợ tâm lý cho đối tượng khi họ hoang mang lo sợ về vấn
đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc vấn đề đối tượng cho là nghiêm trọng khi họ chưa
hiểu rõ.
Trong một số trường hợp, tư vấn cần đáp ứng nhu cầu bí mật cho các đối
tượng đặc biệt với các đối tượng bị các bệnh xã hội có định kiến như: HIV/AIDS,
bệnh lây theo đường tình dục.... Người tư vấn thường chủ động giúp cho đối tượng

download by :


11
quyết định các vấn đề sức khỏe có liên quan đến đời sống, tạo dựng lòng tin, gỡ bỏ
các định kiến, trong mối quan hệ bạn bè, gia đình, cộng đồng.
Tư vấn giúp cho đối tượng và gia đình cộng đồng có hiểu biết đúng đắn

về vấn đề của họ, có thái độ thích hợp và lựa chọn các biện pháp giải quyết phù hợp
nhất. Như vậy người tư vấn giáo dục sức khỏe cần đưa ra các thông tin quan trọng,
chính xác để đối tượng có thể tự đánh giá, thấy rõ được vấn đề của họ và họ có thể
tự suy nghĩ những vấn đề mà họ phải đương đầu, cuối cùng giúp họ đưa ra các
quyết định đúng đắn để có thể giải quyết vấn đề của họ một cách tốt nhất. Điều
quan trọng là người tư vấn phải tạo ra được niềm tin cho đối tượng để họ có cơ sở
cho sự thay đổi hành vi phù hợp. Tuỳ theo đối tượng, phong tục, tập quán, hoàn
cảnh cụ thể của từng địa phương, từng nơi, từng lúc mà chọn phương pháp cho phù
hợp.
Tư vấn là những buổi tiếp xúc, thảo luận chính thức thường đưa đến kết
quả tốt. Tư vấn giúp đối tượng, gia đình họ và cộng đồng thay đổi những hành vi
nhất định nào đó trong q trình mà vấn để của đối tượng đang tồn tại hoặc có
những hành vi thay đổi và duy trì trong suốt cả đời họ.
Tư vấn giúp giải quyết những vấn đề sức khỏe cá nhân qua đó có thể giúp
bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng. Hiệu quả của tư vấn là đối tượng được
tư vấn chấp nhận thực hiện những điều khuyên hoặc điều đã được thảo luận trong
khi tư vấn.
- Cách tư vấn sức khỏe:


Chọn thời cơ và địa điểm thích hợp cho tư vấn.



Người tư vấn ngay từ đầu phải xây dựng được mối quan hệ tốt với đối

tượng, phải tạo ra được khơng khí thân mật, tin cậy trong suất q trình tư vấn, qua
đó thể hiện sự quan tâm và chăm sóc giúp đỡ của người tư vấn đối với đối tượng
được tư vấn.



Xác định rõ các nhu cầu của đối tượng. Thơng qua tìm hiểu những hiểu

biết của đối tượng về vấn đề cần được tư vấn và vấn đề có liên quan.


Phát triển sự đồng cảm với đối tượng chứ không phải là sự thương cảm,

buồn bã, chán nản.


Để đối tượng trình bày các ý kiến, cảm nghĩ và những điều họ mong đợi.

download by :


12


Biết chú ý lắng nghe đối tượng thể hiện qua thái độ, cử chỉ, ánh mắt...

Thường thì đối tượng chỉ muốn nói về vấn đề của họ đối với những người mà họ tin
tưởng.


Đưa ra được các thông tin cần thiết chủ yếu nhất, giúp đối tượng tự hiểu rõ

vấn đề của họ.



Thảo luận với đối tượng về các biện pháp giải quyết vấn đề, trong đó có

các biện pháp thiết thực hỗ trợ đối tượng. Các biện pháp này có thể liên quan để gia
đình và cộng đồng nơi đối tượng sinh sống và làm việc.


Giữ bí mật: người tư vấn luôn luôn tôn trọng những điều riêng tư của đối

tượng được tư vấn, nếu đối tượng tâm sự những điều bí mật của mình.


Thống nhất và cùng cam kết với đối tượng về các bước tiếp theo để hỗ trợ

đối tượng.


Trong nhiều trường hợp người tư vấn phải biết phối hợp với gia đình,

cộng đồng và một số ban ngành, tổ chức để phối hợp các hoạt động giúp đỡ cho đối
tượng.


Cần liên hệ và nắm được các hoạt động của đối tượng sau khi tư vấn.

Tư vấn là một quá trình khá phức tạp giúp đối tượng xác định rõ vấn đề cung
cấp thông tin, giúp đối tượng chọn lựa giải pháp và đưa ra quyết định thích hợp, hỗ
trợ đối tượng thực hiện các quyết định đã lựa chọn
* Khái niệm về thông tin và truyền thơng
Q trình tương tác giữa bác sĩ với bệnh nhân, và người nhà bệnh nhân, đặc
biệt là trong việc điều trị bệnh UT khơng chỉ được nhìn nhận như một q trình y tế

đơn thuyền mà cịn là một q trình mang tính xã hội. Vì thế, kết quả sau cùng của
q trình điều trị bệnh khơng chỉ chịu tác động của các biện pháp y tế đơn thuần,


thông qua

cả

sự

tương

tác



hội

với

nhiều

bên

tham

gia.

Điểm then chốt trong tất cả những tương tác xã hội này chính là q trình truyền
thơng giữa nhân viên y tế với bệnh nhân và người nhà của họ.

Theo Đinh Văn Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang (2004), truyền thông
được hiểu là “một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thơng tin, tình cảm, kỹ
năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận
thức” Cốt lõi của quá trình truyền thơng là sự chia sẻ thơng tin mang tính hai chiều.
Mục đích của truyền thơng là sự thay đổi về nhận thức (knowledge), thái độ

download by :


13
(attitude) và hành vi (behavior) của một hoặc nhiều bên tham gia vào q trình
truyền thơng. [8].
+

Quyền

được

thơng

tin

của

bệnh

nhân

Quyền của bệnh nhân thay đổi ở mỗi nước, phụ thuộc vào điều kiện y tế, kinh
tế, văn hóa, xã hội của mỗi nơi. Ở Việt Nam, chưa có tài liệu chính thức nào liên

quan tới quyền của người bệnh. Vì thế, quyền của người bệnh ở Việt Nam nằm
trong khuôn khổ đạo đức thông thường, quy chuẩn đạo đức nghề y, luật pháp, cũng
như những ông ước chung về quyền con người mà Việt Nam tuân thủ với tư cách là
thành

viên

chính

thức

của

Liên

hiệp

quốc.

Theo Tổ chức Y tế thế giới(WHO) về quyền của người bệnh áp dụng cho khu vực
châu Âu năm 1994, có 5 nhóm quyền của người bệnh, sắp xếp theo thứ tự sau:
- Quyền cơ bản của con người trong chăm sóc sức khỏe
- Quyền thông tin
- Quyền đồng thuận
- Quyền bảo mật và riêng tư
- Quyền được chăm sóc và điều trị
Như vậy, quyền thơng tin được đặt thứ hai sau nhóm quyền con người cơ
bản
của bệnh nhân. Đó là nền tảng để người bệnh hiểu rõ tình trạng của bản thân, tăng
cường khả năng tự ra quyết định cũng như khả năng sử dụng các quyền khác, ví dụ

như :quyền đồng thuận, quyền bảo mật, và cả quyền được chăm sóc và điều trị.
Quyền thông tin của người bệnh áp dụng tại châu Âu ghi rõ: “Bệnh nhân có quyền
được thơng báo đầy đủ về bệnh tình của họ, bao gồn các thơng tin y tế về tình trạng
của họ, các quy trình y tế được đề nghị áp dụng kèm theo cả lợi ích và rủi ro của
mỗi quy trình”. Đồng thời, “bệnh nhân có quyền chọn ai là người thay thế họ tiếp
nhận thơng tin về tình trạng sức khỏe của họ”. Cũng trong văn bản này, WHO nhấn
mạnh tới việc thúc đẩy quá trình áp dụng quyền của người bệnh bằng cách “đào tạo
tốt hơn nữa kỹ năng truyền thông và quảng bá của nhân viên y tế cũng như bệnh
nhân và các nhóm lợi ích khác nhằm đạt được những bước tiến xa hơn trong việc
thấu hiểu vai trò của các bên liên quan”
+

Vai trò của người điều dưỡng trong việc cung cấp thông tin

download by :


14
Thái độ của người thầy thuốc nói chung mà đặc biệt là người điều dưỡng
trong
suốt q trình chẩn đốn và điều trị là phải luôn uyển chuyển, ân cần với người
bệnh. Thể hiện cho họ thấy rằng thầy thuốc luôn sẵn sàng hỗ trợ trong mọi vấn đề,
từ đó giúp họ tìm thấy vai trị tích cực của bản thân trong việc thực hiện liệu trình
điều trị. Bệnh UT ln làm cho người ta khiếp sợ và người bệnh UT hay cảm thấy
bất lực trong việc chống lại căn bệnh này. Vì vậy, người điều dưỡng cần phải giải
thích và đưa ra những lời tư vấn rõ ràng, cụ thể đối với mọi sinh hoạt của BN, giúp
họ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, giảm thiểu các biến chứng, di chứng do các
phương pháp điều trị gây ra như: cách luyện tập thể lực, giữ gìn vệ sinh, dinh dưỡng
hoặc những triệu chứng cụ thể sắp xảy ra để giúp họ chống đỡ một cách chủ động
trong quá trình điều trị bệnh.

2.1.3. Nhu cầu
* Khái niệm nhu cầu[5]
Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính
cá thể đó và do đó phân biệt nó với mơi trường sống. Nhu cầu tối thiểu, hay còn gọi
là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và
tiến hóa. Hay nói cách khác nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi
hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và
phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, mơi trường sống, những đặc điểm tâm sinh
lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau
* Các thuyết nhu cầu
Theo Virginia Henderson trong cuốn các nguyên tắc điều dưỡng cơ bản
(CSCB) thì thành phần của CSCB gồm 14 yếu tố:
1. Ðáp ứng các nhu cầu về hô hấp
2. Giúp đỡ bệnh nhân về ăn, uống và dinh dưỡng
3. Giúp đỡ bệnh nhân trong sự bài tiết
4. Giúp đỡ bệnh nhân về tư thế, vận động và tập luyện.
5. Ðáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi.
6. Giúp bệnh nhân mặc và thay quần áo.
7. Giúp bệnh nhân duy trì thân nhiệt.
8. Giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hàng ngày.

download by :


15
9. Giúp bệnh nhân tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện.
10. Giúp bệnh nhân trong sự giao tiếp.
11. Giúp bệnh nhân thoái mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng
12. Giúp bệnh nhân lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người
vơ dụng.

13. Giúp bệnh nhân trong các hoạt động vui chơi, giải trí.
14. Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học.
Bậc thang nhu cầu của Maslow[6]
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong
những người tiên

phong trong trường phái “Tâm lý học nhân văn”

(humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the
Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý
chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism).
Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng
của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu
cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu
cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức
độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa
mãn trước.
Tổng quan về lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy
of Needs)
Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của
con người theo 5 cấp bậc:
–Nhu cầu cơ bản (basic needs)
– Nhu cầu về an toàn (safety needs)
– Nhu cầu về xã hội (social needs)
– Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
– Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow hiệu
chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc:
– Nhu cầu cơ bản (basic needs)


download by :


16
– Nhu cầu về an toàn (safety needs)
– Nhu cầu về xã hội (social needs)
– Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
– Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs)
– Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)
– Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
– Sự siêu nghiệm (transcendence)
Theo nhận định của tổ chức(WHO): Ung thư không phải là căn bệnh vơ
phương cứu chữa, 40% ung thư có thể dự phịng được; 30% các loại ung thư có thể
chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời và bằng các phương pháp
điều trị chúng ta có thể kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
30% người bệnh ung thư cịn lại. Chăm sóc điều dưỡng là một phần quan trọng
trong quá trình khám chữa bệnh.Trong đó Giáo dục sức khỏe là nhiệm vụ khơng thể
thiếu, góp phần vào việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe đến từng người bệnh dó đó
vai trị của người điều dưỡng khi cung cấp thơng tin chính xác và thiết thực cho NB
hết sức quan trong để NB có thể đối mặt với những triệu chứng có thể xảy ra và có
tâm lý chuẩn bị và có những biện pháp đối phó . Với những người bệnh ung thư
điều trị hóa chất cần những thơng tin:
-

Hiểu biết về tình trạng bệnh: tình trạng hiện tại, tiên lượng
bệnh

-


Chế độ dinh dưỡng: cách lựa chọn đồ ăn và chế biến như thế
nào

-

Chế độ vệ sinh: cách chăm sóc vệ sinh da, răng miệng

-

Chế độ lao động, luyện tập: Thời gian có thể làm việc bao lâu,
nghỉ ngơi như thế nào, những mơn thể dục có thể tập luyện
được

-

Lịch trình điều trị hóa chất: điều trị trong bao lâu.

-

Thơng tin về thuốc : Tác dụng điều trị bệnh, tác dụng phụ và
cách xử trí khi gặp phải tác dụng phụ

-

Thơng tin về sức khỏe sinh sản: khả năng sinh con và khả năng
sinh hoạt

download by :



17
-

Chi phí điều trị: Các khoản thu có bảo hiểm hoặc khơng có bảo
hiểm, bản kê chi tiết hoặc tổng chi phí

2.2.Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Trên thế giới
Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng GDSK và nâng cao sức khỏe
đã tương đối phát triển ở các nước Tây Âu, Canada và Mỹ nhưng chưa phát triển ở
các nước Đông Âu và đặc biệt ở các nước châu Á.
Hàng loạt nghiên cứu trong lĩnh vực y tế đã được tiến hành nhằm làm rõ thái
độ cũng như hành vi thường gặp của bệnh nhân (BN) và người nhà (NN) bệnh nhân
trong việc tìm kiếm thơng tin. Khi bắt đầu điều trị UT, một vấn đề hết sức quan
trọng là cung cấp thơng tin một cách thích hợp cho người bệnh và thân nhân. Việc
cung cấp thông tin đóng vai trị quan trọng trong việc giảm lo lắng, làm cho việc
điều chỉnh bản thân và thích nghi với bệnh UT trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các
báo cáo nghiên cứu cũng cho thấy nhu cầu thông tin thật sự cao và vẫn chưa được
đáp ứng và các nhân viên y tế vẫn được coi là nguồn thông tin quan trọng nhất . Các
quan điểm và việc cung cấp thông tin trong thực tế thực hành lâm sàng hết sức đa
dạng và thậm chí là trái ngược nhau tùy theo vào các nền văn hóa khác nhau cũng
như là các vai trị khác nhau trong gia đình trong q trình cung cấp và tìm kiếm
thơng tin cho bệnh nhân UT. Nền văn hóa có ảnh hưởng lớn đến kỳ vọng của
bệnh nhân và tác động vào mối quan hệ bệnh nhân-thầy thuốc. Tuy nhiên, các
nghiên cứu về giao tiếp giữa bệnh nhân và gia đình về chẩn đốn và tiên lượng của
bệnh UT ở các nước đang phát triển vẫn còn khá hạn chế.
- Tổ chức hệ thống Truyền thông- Giáo dục sức khỏe(TT-GDSK) ở Ấn Độ
được xem là hợp lý khi bao gồm đa dạng các đơn vị kỹ thuật, khi các cơ quan TTGDSK được thành lập ở tất cả các tuyến, khi các cơ quan TT-GSDK nhà nước và các các
chương trình TT-GDSK của các tổ chức phi chính phủ cùng tồn tại và có các hoạt
động phối hợp với nhau. Ở n ước này, cơ quan TT-GDSK bao gồm 7 đơn vị k ỹ

thuật chính là: Đào tạo, truyền thơng, biên tập, giáo dục sứckhỏe, nghiên cứu và
đánh giá thực địa và mô phỏng, đơn vị giáo dục sức khỏe ở trường học. Nhân lực
thực hiện các hoạt động TT-GDSK ở các nước thường đa dạng, gồm các cán bộ
thuộc các chuyên ngành khác nhau như các bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ đa khoa, các
nhà tâm lý học, y tá, bác sĩ gia đình, các nhà dịch tễ h ọc, các nhà quản lý, v.v... Các

download by :


×