Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHẠM THỊ THU HÀ

HỒN THIỆN CƠNG TÁC
KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TỐN

Bình Định – Năm 2017

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHẠM THỊ THU HÀ

HỒN THIỆN CƠNG TÁC
KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
Chun ngành: Kế tốn
Mã số

: 60.34.03.01


Người hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHƠI NGUN

Bình Định – Năm 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hà

download by :


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan ................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................. 3

4.2. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................... 3
5.1. Phương pháp thu thập số liệu: ...................................................................... 3
5.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................. 4
7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY ............................................................................................................... 5
1.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ. ....................................................... 5
1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ. ...................................................................... 5
1.1.2. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ. .................................................................. 6
1.1.3. Các yếu tố của kiểm soát nội bộ. ............................................................... 7
1.1.4. Những hạn chế của kiểm soát nội bộ. ..................................................... 15
1.2. Kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay của ngân hàng ............................. 16
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng. ................... 16
1.2.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay và ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt
động của ngân hàng............................................................................................ 18
1.2.3. Sự cần thiết của KSNB đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. ........ 20

download by :


1.2.4. Nguyên tắc KSNB trong ngân hàng thương mại .................................... 21
1.3. Nội dung KSNB đối với hoạt động tín dụng.................................................. 22
1.3.1. Mơi trường kiểm sốt ............................................................................... 22
1.3.2. Thủ tục kiểm sốt. .................................................................................... 23
1.3.3. Cơng tác kiểm tra nội bộ. ......................................................................... 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 33
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI VDB BÌNH ĐỊNH ......................... 34

2.1. Khái quát về VDB Bình Định ......................................................................... 34
2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng, nhiệm vụ của VDB Bình
Định. ....................................................................................................................... 34
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của VDB Bình Định........................................................ 36
2.1.3. Tình hình hoạt động cho vay đầu tư của VDB Bình Định
giai đoạn 2014 - 2016. ....................................................................................... 39
2.2. Đặc điểm hoạt động cho vay đầu tư tại VDB Bình Định. .............................. 42
2.2.1. Các hình thức tín dụng tại VDB Bình Định............................................. 42
2.2.2. Đặc điểm, đối tượng vay vốn đầu tư tại VDB Bình Định. ...................... 43
2.2.3. Quy trình cho vay đầu tư tại VDB Bình Định. ........................................ 46
2.3. Điểm khác biệt giữa TDĐT của Nhà nước với tín dụng thương mại ................49
2.4. Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đầu tư tại VDB Bình Định................50
2.4.1. Về mơi trường kiểm soát. ........................................................................ 51
2.4.2. Các thủ tục kiểm soát quy trình cho vay đầu tư....................................... 57
2.4.3. Cơng tác kiểm tra nội bộ. ......................................................................... 71
2.5. Đánh giá về thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đầu tư
tại VDB Bình Định. ............................................................................................... 79
2.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 79
2.5.2. Những hạn chế. ........................................................................................ 81
2.5.3. Nguyên nhân. ........................................................................................... 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 87
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC
KSNB TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI VDB BÌNH ĐỊNH ..... 88
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................... 88

download by :


3.1.1. Chiến lược phát triển của VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 .... 88
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại VDB

Bình Định trong thời gian tới ............................................................................. 89
3.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác KSNB hoạt động cho vay
đầu tư tại VDB Bình Định. ................................................................................... 90
3.2.1. Các giải pháp hồn thiện mơi trường kiểm sốt. ..................................... 90
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm sốt ..................... 95
3.2.3. Giải pháp hồn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác giám sát ........ 100
3.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 101
3.3.1. Đối với Bộ Tài chính ............................................................................. 101
3.3.2. Đối với VDB .......................................................................................... 102
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 107
KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIÁO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
VDB
VDB Bình Định

Diễn giải
Ngân hàng phát triển Việt Nam
Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Bình Định

BCTC


Báo cáo tài chính

CBVC

Cán bộ viên chức

CBTD

Cán bộ tín dụng

CBTĐ

Cán bộ thẩm định

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

KSNB

Kiểm sốt nội bộ

Phịng TCKT

Phịng Tài chính - Kế tốn

Phịng HC - QLNS

Phịng Hành chính - Quản lý nhân sự


NHTM

Ngân hàng thương mại

TDĐT

Tín dụng đầu tư

TDXK

Tín dụng xuất khẩu

TCTD

Tổ chức tín dụng

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 2.1

Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8


Tiêu đề
Cơ cấu dư nợ phân theo loại hình giai đoạn 20142016
Bảng tổng hợp tình hình nợ xấu giai đoạn 20142016
Bảng kết quả cho vay đầu tư giai đoạn 2014-2016
Bảng tổng hợp khảo sát một số yếu tố thuộc “mơi
trường kiểm sốt”
Bảng tổng hợp khảo sát hoạt động kiểm sốt cho
vay đầu tư
Bảng tổng hợp khảo sát cơng tác kiểm tra nội bộ
hoạt động cho vay đầu tư tại VDB Bình Định
Bảng tổng hợp số lượng và trình độ cán bộ làm
công tác kiểm tra nội bộ giai đoạn 2014-2016
Số lượng hồ sơ tín dụng được kiểm tra tại VDB Bình
Định giai đoạn 2014-2016

download by :

Trang
40

40
41
49

57

68

69


72


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Tiêu đề

Hình

Trang

Hình 1.1

Quy trình cho vay

17

Hình 2.1

Mơ hình tổ chức hoạt động của VDB Bình Định

37

Hình 2.2

Quy trình cho vay đầu tư tại VDB Bình Định

48

Hình 2.3


Hình 2.4

Lưu đồ kiểm sốt nội bộ khâu thẩm định và ra quyết
định vay vốn đầu tư tại VDB Bình Định.
Lưu đồ kiểm soát khâu giải ngân vốn vay đầu tư
tại VDB Bình Định.

download by :

64

67


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 19/5/2006 Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 108/2006/QĐ-TTg
thành lập NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại và kế thừa toàn bộ trách nhiệm,
quyền lợi và nghĩa vụ từ Quỹ Hỗ trợ phát triển. Cùng thời điểm đó là sự ra đời của hệ
thống các chi nhánh tỉnh, thành và khu vực, trong đó có Ngân hàng Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Bình Định với cùng một sứ mệnh là thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội, y tế, văn hóa giáo dục thơng qua nguồn vốn ưu đãi của nhà nước.
Từ đó đến nay, VDB nói chung và VDB Bình Định nói riêng đã góp phần
đáng kể vào quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của tỉnh
Bình Định nói riêng. Cụ thể, VDB Bình Định đã cho vay có hiệu quả đối với nhiều
chương trình, dự án trọng điểm của quốc gia và của tỉnh bằng nguồn vốn tín dụng

đầu tư của Nhà nước, như: Chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thơng nơng
thơn; Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nhiệp; Các dự án thủy điện;
các dự án giáo dục,… và các khoản vay vốn lưu động phục vụ cho hoạt động xuất
khẩu như đồ gỗ trong nhà và ngoài trời, sắn lát xuất khẩu, lúa gạo xuất khẩu,…
Tuy nhiên hoạt động tín dụng ngân hàng bao giờ cũng gắn liền với rủi ro,
nên bên cạnh những mặt VDB Bình Định đã làm được trong thời gian qua vẫn
còn tồn tại những hạn chế nhất định, đó là xuất hiện nợ quá hạn, nợ xấu khó thu
và có khả năng dẫn đến tình trạng mất vốn của Nhà nước; nợ xấu giảm chủ yếu
là kết quả của xử lý nợ. Do vậy việc tìm hiểu quá trình hoạt động cho vay, tìm
hiểu nguyên nhân rủi ro, tìm kiếm giải pháp hạn chế rủi ro thông qua hoạt động
KSNB là nhiệm vụ thiết yếu đặt ra với mọi tổ chức tín dụng nói chung và đặc
biệt đối với VDB Bình Định khi mà áp lực sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và
bảo tồn vốn của Nhà nước ngày càng lớn. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Hồn
thiện cơng tác KSNB hoạt động cho vay đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Bình Định” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

download by :


2
2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan
Trong quá trình làm luận văn tác giả đã nghiên cứu một số đề tài tương tự
về kiểm soát nội bộ như:
- Luận văn thạc sĩ Kế toán của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc (2011) tại
Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng “Hồn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Đà Nẵng”.
Đề tài đã khảo sát về thực trạng công tác KSNB đối với hoạt động tín dụng tại
đơn vị, đánh giá thực trạng, nêu được ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của
thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hồn thiện. Tuy nhiên, tác giả
chưa đưa những định hướng giải pháp vào phiếu khảo sát gửi cán bộ nghiệp vụ

tại đơn vị để tăng tính khả thi của giải pháp hơn.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hương Ly (2013), tại Trường
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tên đề tài: “Hồn thiện cơng tác
kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV)”. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về
kiểm soát nội bộ, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác KSNB tại BIDV. Tuy nhiên khi đề xuất giải pháp, tác giả chưa đưa ra
cơ sở để đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo giải pháp phù hợp với định hướng hoạt
động của đơn vị.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thùy Linh (2013) tại Trường Đại học
Ngoại thương, tên đề tài: “Hồn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank)”. Đề tài đã đánh giá khái quát thực
trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác KSNB tại VPBank. Tuy
nhiên, tác giả đánh giá thực trạng chỉ dựa trên phương pháp thu thập tài liệu, báo
cáo và quan sát cơng tác KSNB tại VPBank, từ đó đánh giá về công tác KSNB
dựa trên quan điểm cá nhân và ý chủ quan của tác giả. Do vậy, việc đánh giá thực
trạng chưa toàn diện và chưa đảm bảo tính khách quan.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Tâm (2013) tại trường
Đại học Đà Nẵng, tên đề tài: “Hồn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng

download by :


3
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”. Luận văn đã
khảo sát mơ hình hệ thống KSNB tại đơn vị, đánh giá thực trạng và đưa ra những
giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại đơn vị. Tuy
nhiên, khi đánh giá thực trạng tác giả mới chỉ đưa ra những ưu điểm và nhược
điểm mà chưa phân tích nguyên nhân của những ưu điểm, nhược điểm đó làm cơ
sở để đề xuất giải pháp. Do vậy các giải pháp mà tác giả đưa ra chung chung,

chưa giải quyết được những tồn tại trong cơng tác KSNB hoạt động tín dụng của
đơn vị.
Như vậy, cơng tác kiểm sốt nội bộ là vấn đề được khá nhiều tác giả quan
tâm và chọn làm đề tài nghiên cứu. Cơ bản các đề tài đã đảm bảo các nội dung:
hệ thống cơ sở lý luận về KSNB, đánh giá thực trạng công tác KSNB, đề xuất
giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác KSNB tại đơn vị nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi
đề tài đều còn tồn tại một số hạn chế nhất định như đã trình bày ở trên. Qua
nghiên cứu các đề tài nêu trên, tác giả trình bày luận văn của mình trên cơ sở tiếp
thu có chọn lọc các đề tài của tác giả đi trước, khắc phục những điểm chưa hoàn
thiện của các đề tài đó để đề tài của mình hồn thiện hơn, khả thi hơn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về vấn đề KSNB trong ngân hàng thương
mại liên quan đến hoạt động cho vay đầu tư.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác KSNB hoạt động cho vay đầu tư
tại VDB Bình Định.
- Qua nghiên cứu thực tiễn kết hợp với cơ sở lý luận về KSNB để hồn
thiện cơng tác KSNB hoạt động cho vay đầu tư tại VDB Bình Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác KSNB hoạt động cho vay đầu tư tại VDB Bình Định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về khơng gian: Nghiên cứu tại VDB Bình Định.
+ Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2016

download by :


4
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp thu thập số liệu:

Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng 2 nguồn dữ liệu đó là dữ liệu sơ cấp
và dữ liệu thứ cấp, trong đó:
- Dữ liệu sơ cấp: Để phục vụ cho công tác đánh giá thực trạng công tác
KSNB tại VDB Bình Định và để tăng tính khả thi của các giải pháp đề xuất: tác
giả thiết kế bảng câu hỏi khảo sát về các yếu tố KSNB xoay quanh công tác
KSNB hiện hành, phiếu khảo sát được lập thành 26 bản gửi tới ban lãnh đạo và
tất cả các cán bộ nghiệp vụ đang làm việc tại VDB Bình Định.
- Dữ liệu thứ cấp:
+ Hệ thống các văn bản pháp quy và nội bộ về hoạt động của VDB và
VDB Bình Định.
+ Thu thập các số liệu quá khứ liên quan đến hoạt động cho vay đầu tư
của VDB Bình Định trong 03 năm từ năm 2014 đến năm 2016 thông qua các báo
cáo cho vay, báo cáo phân loại nợ, báo cáo tổng kết.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra chọn
mẫu để đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đầu tư.
Phương pháp chuyên gia là cơ sở để xây dựng bảng hỏi, đồng thời xây dựng,
phát họa qui trình KSNB tại Ngân hàng. Phương pháp điều tra chọn mẫu nhằm
đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động KSNB tại đơn vị.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đánh giá được thực trạng công tác KSNB hoạt động cho vay đầu tư tại
VDB Bình Định trong giai đoạn 2014-2016, từ đó nêu ra được những điểm
mạnh, điểm yếu và nguyên nhân tồn tại của KSNB hoạt động cho vay đầu tư tại
VDB Bình Định.
- Từ các nhận xét, đánh giá luận văn đã đề xuất các giải pháp hồn thiện
cơng tác KSNB hoạt động cho vay đầu tư nhằm nâng cao chất lượng nguồn vốn
ưu đãi của Nhà nước tại VDB Bình Định.

download by :



5
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được trình bày gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về KSNB hoạt động cho vay trong ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác KSNB hoạt động cho vay đầu tư tại VDB
Bình Định.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác KSNB hoạt động cho vay đầu tư
tại VDB Bình Định.

download by :


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY
1.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm sốt nội bộ
1.1.1. Khái niệm kiểm sốt nội bộ
Dưới góc độ quản lý, quá trình nhận thức và nghiên cứu KSNB đã dẫn đến
nhiều khái niệm khác nhau về KSNB.
Tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định nghĩa về kiểm soát nội bộ
một cách đầy đủ và có hệ thống đó là Báo cáo COSO 1992 của Ủy ban thuộc Hội
đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận BCTC, theo đó thuật ngữ KSNB
được định nghĩa như sau: KSNB là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội
đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự
đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: Sự hữu hiệu và hiệu quả của
hoạt động; sự tin cậy của báo cáo tài chính; sự tuân thủ pháp luật và các quy định.

Trong định nghĩa trên có bốn khái niệm quan trọng, đó là: KSNB là một
quá trình; con người; đảm bảo hợp lý và các mục tiêu.
+ KSNB là một quá trình: Khẳng định KSNB là một chuỗi các hoạt động
kiểm soát tồn tại ở mọi bộ phận trong Doanh nghiệp và được kết hợp với nhau
thành một thể thống nhất. KSNB là một bộ phận giúp Doanh nghiệp đạt được
mục tiêu của mình.
+ KSNB khơng chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu,…
mà còn bao gồm những con người trong Doanh nghiệp như Hội đồng quản trị,
Ban giám đốc, nhân viên. Chính con người định ra mục tiêu, thiết lập cơ chế
kiểm soát và vận hành chúng, hướng tới các mục tiêu đã định. Ngược lại, KSNB
cũng tác động đến hành vi con người. Mỗi cá nhân có một khả năng, suy nghĩ và
ưu tiên khác nhau khi làm việc và họ không phải luôn luôn hiểu rõ nhiệm vụ của
mình cũng như trao đổi và hành động một cách nhất quán. KSNB sẽ tạo ra ý

download by :


7
thức kiểm soát ở mỗi cá nhân và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu
chung của tổ chức.
+ KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không đảm bảo tuyệt đối
các mục tiêu được thực hiện. Trong q trình vận hành, hệ thống kiểm sốt có
thể tồn tại yếu kém, những sai lầm của con người dẫn đến mục tiêu khơng được
thực hiện. KSNB chỉ có thể ngăn ngừa và phát hiện những sai sót chứ không thể
đảm bảo là chúng không xảy ra. Hơn nữa một trong những nguyên tắc cơ bản để
quyết định trong quản lý là chi phí cho q trình kiểm sốt khơng được vượt q
lợi ích mong đợi từ q trình kiểm sốt đó. Do vậy người quản lý có thể nhận
thức được mọi rủi ro nhưng nếu chi phí cho q trình kiểm sốt q lớn thì
khơng thể áp dụng các thủ tục kiểm soát.
1.1.2. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ

KSNB được thiết lập nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động: Đây là mục tiêu đầu tiên
mà mọi nhà quản lý luôn hướng tới. Để đạt mục tiêu này thì các q trình kiểm
sốt trong đơn vị phải được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết
các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và phải đảm bảo tổ chức sử
dụng tối ưu các nguồn lực. KSNB cũng nhằm vào việc bảo vệ tài sản và các
nguồn lực của Doanh nghiệp trước những hành vi chiếm đoạt không hợp lệ, sử
dụng trái phép hoặc chống mất mát để đảm bảo cho Doanh nghiệp hoạt động an
tồn, có hiệu quả.
- Mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính: KSNB vững mạnh phải đảm
bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác, đúng thể thức về các nghiệp vụ và
hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy của BCTC mà tổ
chức cung cấp.
- Mục tiêu về sự tuân thủ pháp luật và các quy định: KSNB phải đảm bảo
cho toàn bộ hoạt động của Doanh nghiệp theo đúng pháp luật, hướng mọi thành
viên vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị.

download by :


8
Tuy nhiên, KSNB dù hữu hiệu đến đâu cũng chỉ có thể cung cấp sự đảm
bảo hợp lý cho các nhà quản lý đạt được các mục tiêu trên của tổ chức chứ khơng
thể đảm bảo tuyệt đối bởi vì KSNB không thể ngăn ngừa các quyết định sai lầm
hay các sự kiện bên ngồi có thể làm đơn vị không đạt được các mục tiêu đề ra.
Việc xây dựng KSNB nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động cho
đơn vị, vì thế chi phí để duy trì KSNB phải nhỏ hơn lợi ích do nó mang lại.
1.1.3. Các yếu tố của kiểm soát nội bộ
Kế thừa những nghiên cứu của COSO 92, hệ thống COSO 2013 đã mở
rộng và cho ra 17 nguyên tắc diễn giải cho những khái niệm cơ bản liên quan

đến mỗi yếu tố cấu thành đó. Tất cả 17 nguyên tắc áp dụng cho mỗi phạm trù
mục tiêu chung và cho cả những mục tiêu riêng rẽ bên trong mỗi phạm trù. Bởi
vì 17 nguyên tắc này được lấy trực tiếp ra từ những yếu tố cấu thành.
Hệ thống kiểm soát nội bộ được cấu thành từ 5 thành phần cơ bản sau và
chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau:
1.1.3.1 Mơi trường kiểm sốt
Là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức tác động đến ý thức kiểm sốt
của tồn bộ thành viên trong tổ chức. Mơi trường kiểm sốt là nền tảng cho bốn
bộ phận còn lại của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm xây dựng những nguyên tắc
và cơ cấu hoạt động phù hợp.
Mơi trường kiểm sốt được thể hiện thơng qua tính kỷ luật, cơ cấu tổ
chức, giá trị đạo đức, tính trung thực, triết lý quản lý, phong cách điều hành. Mơi
trường kiểm sốt ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh của một tổ chức, đến các
mục tiêu được thiết lập, đến các bộ phận cịn lại của hệ thống KSNB. Điều này
khơng chỉ đúng trong giai đoạn thiết kế mà cả trong hoạt động hàng ngày của
doanh nghiệp.
Các nhân tố trong môi trường kiểm soát nêu trên đều quan trọng, nhưng
mức độ quan trọng của mỗi nhân tố tùy thuộc vào từng doanh nghiệp.
Theo COSO 2013, Mơi trường kiểm sốt gồm các ngun tắc sau:

download by :


9
- Nguyên tắc 1: Đơn vị chứng minh các cam kết về tính trung thực và giá
trị đạo đức. Điều này thể hiện rằng người quản lý phải chứng tỏ đơn vị quan tâm
đến tính trung thực và giá trị đạo đức.
- Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải chứng tỏ sự độc lập với người
quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống
kiểm soát nội bộ.

- Nguyên tắc 3: Nhà quản lý dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị cần
thiết lập cơ cấu tổ chức, các loại báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn
nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị.
- Nguyên tắc 4: Đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về việc sử dụng nhân
viên có năng lực thơng qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù
hợp với mục tiêu của đơn vị.
- Nguyên tắc 5: Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo
về trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
* Tính trung thực và giá trị đạo đức
Là nhân tố quan trọng trong mơi trường kiểm sốt, nó tác động đến việc
thiết kế, thực hiện và giám sát các nhân tố khác của kiểm soát nội bộ. Thái độ và
sự quan tâm của nhà quản lý cao cấp đối với kiểm soát nội bộ hữu hiệu phải
được lan tỏa đến tồn doanh nghiệp.
Ứng xử có đạo đức và tính trung thực của tồn thể nhân viên chính là văn
hóa của tổ chức. Văn hóa của tổ chức bao gồm các chuẩn mực về cách thức ứng
xử và các giá trị đạo đức, cách thức truyền đạt và thực hiện trong thực tiễn. Sự
hữu hiệu của hệ thống KSNB trước tiên phụ thuộc vào tính trung thực và việc
tôn trọng các giá trị đạo đức của những người có liên quan đến q trình kiểm
sốt. Tuy nhiên sự hữu hiệu của kiểm sốt nội bộ khơng chỉ tạo bởi tính trung
thực và các giá trị đạo đức của người sáng lập, người quản lý mà là của toàn thể
nhân viên trong đơn vị.

download by :


10
Xây dựng giá trị đạo đức thường rất khó khăn bởi vì cần dung hịa lợi ích
của các bên như: lợi ích của nhà quản lý cấp cao với lợi ích của doanh nghiệp,
của nhân viên, của nhà cung cấp, khách hàng. Khi xây dựng giá trị đạo đức cần
chú ý vấn đề sau:

- Áp lực và cơ hội: Cần giảm thiểu cơ hội và áp lực dẫn tới phát sinh các
gian lận điều này giúp hạn chế những áp lực và cơ hội kèm theo các biện pháp
kiểm soát thích hợp có thể giúp giảm các hành vi gian lận.
- Xây dựng và truyền đạt các hướng dẫn về đạo đức: Ngồi áp lực và cơ
hội thì ngun nhân dẫn tới sai phạm là do thiếu hiểu biết. Trong rất nhiều
doanh nghiệp có phát sinh sai phạm trong lập báo cáo tài chính, nhưng người
thực hiện khơng ý thức được sai phạm của họ. Vì thế phải thiết lập quy tắc ứng
xử đúng đắn và các vấn đề khác nhau đồng thời truyền đạt quy tắc này tới toàn
thể nhân viên trong đơn vị họ biết được cái gì đúng, cái gì sai.
* Cam kết về năng lực
Nhà quản lý cần xác định rõ yêu cầu về năng lực cho một cơng việc nhất
định và cụ thể hóa nó thành các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng. Nhà quản lý
chỉ nên tuyển dụng các nhân viên có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với
nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó người quản lý cũng cần cân nhắc giữa việc
giám sát và yêu cầu năng lực của các nhân viên đồng thời cân nhắc giữa năng
lực và chi phí để đảm bảo tốt nhất lợi ích cho doanh nghiệp.
* Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm tốn
Đây là một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến mơi trường kiểm sốt. Tính
hữu hiệu của mơi trường kiểm soát phụ thuộc vào sự độc lập của Hội đồng quản
trị và Ủy ban kiểm toán với Ban điều hành. Hệ thống KSNB sẽ trở nên hữu hiệu khi:
- Hội đồng quản trị năng động và tận tâm, hướng dẫn và giám sát việc
thực hiện của người quản lý.
- Hội đồng quản trị cần có thêm những người nằm ngồi Ban điều hành vì
Hội đồng quản trị phải chất vấn, giám sát các hoạt động quản lý, đưa ra quan

download by :


11
điểm phản biện và có dũng khí đấu tranh với những hành vi sai trái nghiêm trọng

của người quản lý.
* Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý
Triết lý quản lý và phong cách điều hành tác động đến cách thức doanh
nghiệp được điều hành. Triết lý quản lý thể hiện qua quan điểm và nhận thức của
người quản lý, phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ
của họ khi điều hành đơn vị.
Triết lý quản lý và phong cách điều hành được phản ánh trong cách thức
quản lý, sử dụng các kênh thông tin và quan hệ với cấp dưới. Ngoài ra, triết lý
quản lý và phong cách điều hành cịn thể hiện thơng qua thái độ, quan điểm của
người quản lý về việc lập và trình bày báo cáo tài chính, việc lựa chọn chính sách
kế tốn, các ước tính kế tốn và về việc phân nhiệm kế toán viên trong đơn vị.
* Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức cung cấp khuôn khổ mà trong đó các hoạt động của doanh
nghiệp được lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và giám sát. Một cơ cấu tổ chức
tốt đảm bảo cho các thủ tục kiểm soát hiệu quả. Ngược lại, khi thiết kế không
đúng, cơ cấu tổ chức có thể làm cho các thủ tục kiểm soát mất tác dụng.
Cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào quy mơ và bản chất hoạt động của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, khơng có khn mẫu chung duy nhất. Tuy nhiên, dù tổ
chức như thế nào, nó cũng phải giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược đã hoạch
định để đạt được mục tiêu đề ra.
* Phân định quyền hạn và trách nhiệm
Phân định quyền hạn và trách nhiệm là việc xác định mức độ tự chủ,
quyền hạn của từng cá nhân hay từng nhóm trong việc đề xuất và giải quyết vấn
đề, trách nhiệm báo cáo đối với các cấp có liên quan.
Ý thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đơn vị quyết định tính chất
của trường kiểm sốt. Do đó, cần phải xác lập quyền hạn và trách nhiệm cho
từng thành viên, xác lập các mối quan hệ báo cáo và xây dựng các phương pháp
ủy quyền thơng qua các văn bản và triển khai cho tồn đơn vị nhằm giúp từng

download by :



12
thành viên hiểu rõ mục tiêu của tổ chức và từng hành động, mức độ đóng góp
của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người khác cũng như mục tiêu chung của
đơn vị.
* Chính sách nhân sự và việc áp dụng vào thực tế
Chính sách nhân sự biểu hiện trong thực tế thông qua việc tuyển dụng,
hướng nghiệp, đào tạo, đánh giá, tư vấn, động viên, khen thưởng và kỷ luật. Khi
đơn vị mong muốn đội ngũ nhân viên đủ năng lực và trung thực thì tiêu chuẩn
tuyển dụng sẽ nhấn mạnh về đạo đức, kinh nghiệm công việc, kết quả công việc
đã đạt được.
1.1.3.2 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh
hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Mỗi đơn vị
ln phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài. Điều kiện tiên
quyết để đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu. Mục tiêu phải được thiết lập ở các
mức độ khác nhau và phải nhất quán. Do điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt
động kinh doanh, những quy định luôn thay đổi, nên cơ chế nhận dạng và đối
phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này.
Tất cả các đơn vị, bất kể quy mô, cấu trúc...đều phát sinh rủi ro ở tất cả
các mức độ. Rủi ro ảnh hưởng đến sự tồn tại của mỗi đơn vị, đến sự thành cơng,
tình hình tài chính, hình ảnh của đơn vị. Khơng có cách nào để triệt tiêu rủi ro vì
vậy nhà quản lý phải quyết định một cách thận trọng mức rủi ro như thế nào là
có thể chấp nhận được và cố gắng duy trì rủi ro ở mức cho phép.
Theo COSO 2013, đánh giá rủi ro gồm các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 6: Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để nhận
diện và đánh giá rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị. Các
mục tiêu đơn vị thường thiết lập bao gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo
tài chính và phi tài chính cho người bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, mục

tiêu tuân thủ.

download by :


13
- Nguyên tắc 7: Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu
của đơn vị, tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản trị.
- Nguyên tắc 8: Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh
giá rủi ro không đạt được mục tiêu của đơn vị.
- Nguyên tắc 9: Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi của môi
trường ảnh hưởng đến hệ thống KSNB. Các thay đổi bao gồm thay đổi từ mơi
trường bên ngồi (kinh tế, chính trị....), thay đổi từ cách thức kinh doanh (loại
hình kinh doanh mới, kỹ thuật mới....), thay đổi từ cách thức quản lý, từ thái độ
và triết lý của người quản lý về hệ thống KSNB.
1.1.3.3 Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục đảm bảo cho các
chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết thực hiện để
đối phó với rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Hoạt động
kiểm soát tồn tại ở mọi bộ phận và mọi cấp độ tổ chức trong một đơn vị.
Mọi hoạt động kiểm soát đều bao gồm hai yếu tố là:
- Chính sách kiểm sốt: Là những ngun tắc cần làm, là cơ sở cho việc
thực hiện các thủ tục kiểm sốt. Chính sách kiểm sốt có thể được tài liệu hóa
đầy đủ và có hệ thống hoặc được lưu hành theo kiểu truyền miệng.
- Thủ tục kiểm soát: Là những quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm
sốt. Một thủ tục sẽ khơng có tác dụng nếu áp dụng một cách máy móc mà
khơng tập trung vào những yêu cầu nhà quản lý đã đề ra thơng qua các chính
sách. Việc thiết lập các thủ tục kiểm soát cần phải cân đối mối quan hệ giữa lợi
ích và chi phí, cân đối giữa hoạt động kiểm soát và rủi ro phát sinh.
Theo COSO 2013, Hoạt động kiểm soát gồm những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn, thiết lập các hoạt động kiểm sốt
để góp phần hạn chế các rủi ro giúp đơn vị đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận
được.

download by :


14
- Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm sốt chung
với cơng nghệ hiện đại để hỗ trợ sự thành công cho việc đạt được các mục tiêu
của đơn vị.
- Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai hoạt động kiểm sốt thơng qua nội
dung các chính sách đã được thiết lập và triển khai thành các thủ tục.
1.1.3.4 Thông tin truyền thông
Thông tin và truyền thơng chính là điều kiện khơng thể thiếu cho việc
thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm sốt trong đơn vị thơng qua việc
hình thành các báo cáo để cung cấp thơng tin về hoạt động, tài chính và sự tuân
thủ, bao gồm cả bên trong lẫn bên ngồi doanh nghiệp.
Hệ thống thơng tin của doanh nghiệp tạo ra các báo cáo, trong đó chứa
đựng những thơng tin về tài chính, hoạt động hay tuân thủ, giúp cho nhà quản lý
điều hành và kiểm sốt doanh nghiệp. Thơng tin phải được truyền đạt, phổ biến
trong toàn tổ chức, thông điệp từ quản lý phải được cung cấp một cách kịp thời
tới mọi nhân viên.
Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để
nhấn mạnh vai trị của việc truyền đạt thơng tin. Liên quan đến vấn đề này cần
lưu ý những khía cạnh sau:
- Trách nhiệm của mỗi cá nhân rõ ràng, tiếp nhận đầy đủ và chính xác chỉ
thị của cấp trên. Truyền thông giúp cho mỗi cá nhân trong doanh nghiệp hiểu rõ
cơng việc của mình cũng như ảnh hưởng của nó đến cá nhân khác.
- Các thơng tin từ bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp,...) cũng phải

được ghi nhận một cách trung thực và đầy đủ nhờ đó đơn vị mới có thể phản ứng
kịp thời. Các thơng tin bên ngồi (nhà nước, cổ đơng) cũng cần được truyền đạt
kịp thời, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật.
Trong hệ thống thông tin, hệ thống thông tin kế toán là một phân hệ rất
quan trọng, đầu vào của hệ thống là các sự kiện kinh tế được biểu hiện dưới dạng
nghiệp vụ kế toán, đầu ra của hệ thống là các báo cáo kế toán, những báo cáo

download by :


15
này có tính chất quan trọng trong việc tn thủ quy định của pháp luật cũng như
việc ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng, các mục tiêu của hệ
thống thông tin cần đạt được như sau:
- Xác định và ghi chép tất cả các nghiệp vụ có thật.
- Diễn giải nghiệp vụ một cách chi tiết, đầy đủ để cho phép phân loại đúng
đắn nghiệp vụ.
- Đo lường giá trị của các nghiệp vụ để ghi chép đúng giá trị.
- Xác định đúng thời gian của nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra để ghi chép
đúng kỳ.
- Trình bày đúng đắn và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết trên báo cáo
tài chính.
Theo COSO 2013, Thơng tin và truyền thông gồm các nguyên tắc sau
- Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng thơng tin thích
hợp, có chất lượng để hỗ trợ những bộ phận khác thuộc hệ thống KSNB.
- Nguyên tắc 14: Đơn vị cần truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần
thiết nhằm hỗ trợ chức năng kiểm soát.
- Nguyên tắc 15: Đơn vị cần truyền đạt cho các bên liên quan, các đối
tượng bên ngoài những vấn đề liên quan đến hoạt động KSNB như cổ đông, chủ

sở hữu, khách hàng, nhà cung cấp.
1.1.3.5 Giám sát
Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm sốt nội bộ
theo thời gian. Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ.
Thông thường, cần kết hợp cả giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ mới
đảm bảo tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Việc giám sát thường xuyên được thực hiện đồng thời trong các hoạt động
hàng ngày của đơn vị, bao gồm các hoạt động giám sát, quản lý thường nhật và
các hoạt động khác. Phạm vi và mức độ thường xuyên của việc giám sát định kỳ

download by :


16
phụ thuộc chủ yếu vào việc đánh giá rủi ro và sự hữu hiệu của các hoạt động
giám sát thường xuyên.
Nếu hoạt động giám sát thường xuyên càng hữu hiệu thì giám sát định kỳ
sẽ giảm đi. Việc tổ chức giám sát định kỳ hồn tồn là do xét đốn của người
quản lý dựa trên các nhân tố: bản chất và mức độ của các thay đổi và những rủi
ro, năng lực và kinh nghiệm của người thực hiện kiểm soát, kết quả của các hoạt
động giám sát thường xuyên. Giám sát thường xuyên được thực hiện ngay trong
các hoạt động thường ngày và được lặp đi lặp lại, do vậy sẽ hiệu quả hơn so với
giám sát định kỳ.
Giám sát thường xuyên, định kỳ hoặc kết hợp cả hai được sử dụng để xác
định xem mỗi thành phần trong năm thành phần của kiểm sốt nội bộ có được
thực hiện đầy đủ không.
Giám sát định kỳ được tiến hành định kỳ, sẽ thay đổi trong phạm vi và tần số
phụ thuộc vào đánh giá rủi ro, hiệu quả của việc đánh giá liên tục và sự cân nhắc
trong quản lý. Kết quả phát hiện được đánh giá theo tiêu chuẩn của nhà quản lý, và
những thiếu sót sẽ được truyền đạt đến ban quản lý và ban giám đốc.

Theo COSO 2013, Giám sát gồm những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 16: Đơn vị phải lựa chọn, triển khai và thực hiện việc đánh
giá liên tục hoặc định kỳ để biết chắc rằng liệu những bộ phận của hệ thống
KSNB có hiện hữu và đang vận hành đúng.
- Nguyên tắc 17: Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu kém của
hệ thống KSNB kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản lý
và Hội đồng quản trị để có những biện pháp khắc phục.
Tóm lại, trên đây là 5 thành phần cơ bản và 17 nguyên tắc và thuộc tính
của các thành phần cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ.
1.1.4. Những hạn chế của kiểm sốt nội bộ
Trong thực tiễn, khơng thể có một hệ thống kiểm sốt hồn hảo, nghĩa là
một hệ thống có thể đảm bảo ngăn ngừa mọi hậu quả xấu có thể xảy ra. Ngay cả
khi xây dựng được một hệ thống KSNB có cấu trúc hồn hảo, thì tính hữu hiệu

download by :


×