Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

THU HOẠCH BIỆN PHÁP CỦNG cố NÂNG CAO UY tín NGƯỜI LÃNH đạo QUẢN lý bộ đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.74 KB, 53 trang )

1

THU HOẠCH-BIỆN PHÁP CỦNG CỐ NÂNG CAO
UY TÍN NGƯỜI LÃNH ĐẠO -QUẢN LÝ BỘ ĐỘI

MỞ ĐẦU

Uy tín được xem như một hiện tượng tâm lý xã hội
đặc biệt, phản ánh thực chất các mối quan hệ giữa người
lãnh đạo - quản lý, người cầm quyền với người bị lãnh
đạo - quản lý, người dưới quyền. Trong thực tiễn lãnh
đạo - quản lý, uy tín trở thành một trong những tiêu chuẩn
về nhân cách không thể thiếu được của người lãnh đạo quản lý. Trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển,
người ta đặc biệt chú ý đến việc tuyển chọn cán bộ lãnh
đạo - quản lý có uy tín để bổ nhiệm cương vị cao hơn.
Hầu hết các giám đốc kinh doanh đều được tuyển chọn
qua thi tuyển, qua đánh giá về mặt uy tín.
Đối với nước ta, trải qua các giai đoạn cách mạng,
Đảng ta đều có chỉ thị, nghị quyết quy định tiêu chuẩn của


2

người cán bộ, trong đó uy tín ln được xác định là một
tiêu chuẩn chủ đạo. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã
chỉ ra: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch,
có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Phân
định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn
của mỗi cán bộ, cơng chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm
chất đạo đức, năng lực cơng tác, có chính sách đãi ngộ,
động viên, khuyến khích cán bộ, cơng chức hồn thành


nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người
khơng hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín
với nhân dân” 1.
Qn đội là cơng cụ bạo lực của Đảng, xây dựng uy
tín cho người lãnh đạo - quản lý bộ đội có vai trị to lớn
cho việc xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại; góp phần quan trọng vào việc bảo vệ
Đảng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Nhờ có uy tín,
người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy có thể tổ chức hoạt động
tập thể và giáo dục quân nhân có hiệu quả.

1

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tr.54, 55.


3

Thực tiễn hiện nay, tình trạng giảm sút và mất uy tín ở
một bộ phận khơng nhỏ cán bộ lãnh đạo - quản lý, trong đó có
cán bộ lãnh đạo - quản lý bộ đội, đã ảnh hưởng tiêu cực đến
uy tín của tổ chức Đảng, Nhà nước, quân đội. Việc củng cố và
nâng cao uy tín của cán bộ lãnh đạo - quản lý nói chung, cán
bộ lãnh đạo - quản lý trong quân đội nói riêng là một yêu cầu
quan trọng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề nghiên
cứu: “Củng cố và nâng cao uy tín người lãnh đạo - quản lý bộ
đội”.



4

Chương 1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. Uy tín


5

Có nhiều quan điểm khác nhau về uy tín, chẳng hạn:
Có quan điểm cho rằng: Uy tín là sự tín nhiệm do tài năng,
đạo đức gây nên.
Có quan điểm thì lại cho rằng: Uy tín là sự tín nhiệm
và mến phục của mọi người.
Ở đây, các tác giả do cách tiếp cận, góc độ nghiên cứu
và mục đích nghiên cứu khác nhau nên khi đưa ra các quan
điểm của mình vẫn chưa phản ánh được đầy đủ nội hàm của
hiện tượng này, mà mới chỉ dừng lại ở cách nhìn chung
chung, hay nhấn mạnh một phía hoặc là chủ thể hoặc là
khách thể.
Uy tín là một hiện tượng tâm lý xã hội chứ khơng phải
là một thuộc tính hay là một phẩm chất nhân cách. Uy tín
chỉ hình thành trong mối quan hệ qua lại giữa người với
người trong cộng đồng tập thể xã hội. Ở đâu có quan hệ
xã hội thì ở đó có hiện tượng uy tín. Một người có phẩm
chất nhân cách tốt nhưng khơng đặt trong mối quan hệ với
người khác thì những phẩm chất nhân cách đó khơng thể
gọi là uy tín được. Tuy nhiên khơng có những phẩm chất



6

nhân cách đó, thì cũng khơng thể có uy tín được. Chính
nhờ có các phẩm chất nhân cách đó và thơng qua các mối
quan hệ xã hội mà uy tín được hình thành và phát triển.
Chính vì thế, khi đưa ra khái niệm uy tín, phải thể hiện
được nội hàm của nó bao gồm cả chủ thể và khách thể
trong mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau để hình
thành uy tín.
Chủ thể của uy tín, có thể là cá nhân hay tổ chức xã
hội có các điều kiện khách quan và chủ quan đem lại. Điều
kiện khách quan, đó là vị thế xã hội của họ. Điều kiện chủ
quan, đó là những nhân tố thuộc về chủ thể như: phẩm
chất chính trị - đạo đức; năng lực cơng tác; và những giá trị
xã hội có thể cảm hố, thu hút, lôi kéo được những người
xung quanh.
Khách thể của uy tín, đó là những người xung quanh đặt
trong mối quan hệ trực tiếp, gắn bó với chủ thể, họ bị chủ thể
tác động, cảm hố, thu hút thơng qua sự ám thị dẫn đến thừa
nhận, tin tưởng và tuân theo.


7

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định: “Uy tín là
một hiện tượng tâm lý xã hội, hình thành trên cơ sở những
phẩm chất, năng lực và các giá trị xã hội của cá nhân (hay tổ
chức xã hội) có sức cảm hố lớn, thu hút, lơi kéo người khác,
được mọi người thừa nhận, tin tưởng tuân theo”1.

Uy tín mang bản chất xã hội, phản ánh tính lịch sử,
tính giai cấp sâu sắc. Uy tín được hình thành trước hết
phụ thuộc rất lớn vào những đặc trưng của một xã hội,
cũng như thang giá trị và các chuẩn mực của một chế độ
xã hội. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, mỗi chế độ xã
hội khác nhau, mỗi dân tộc, nghành nghề khác nhau đều
có tiêu chí đánh giá về uy tín khác nhau. Và do đó cũng
có những nhận thức, đánh giá, nhìn nhận uy tín một cách
khác nhau.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, bất kể ai, dù là lãnh đạo
hay quần chúng, dù là người giàu hay người nghèo, nếu
người đó ln tận tâm với cơng việc, có phẩm chất chính trị
vững vàng, đạo đức trong sáng, có năng lực hoạt động thực
tiễn trên cơ sở kiến thức sâu rộng, năng động, sáng tạo, thật
1

Tâm lý học lãnh đạo - quản lý bộ đội, Nxb Quân đội nhân dân, H.2002, tr.180


8

thà ngay thẳng, sống có nhân đức, nghĩa tình, thương yêu
mọi người, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của
những người xung quanh…và được mọi người thừa nhận, tin
tưởng và tuân theo một cách tự giác, thì người đó có thể trở
thành người có uy tín.
Trong cùng một chế độ xã hội, mỗi dân tộc, mỗi điều kiện
hồn cảnh xã hội khác nhau cũng có những tiêu chí đánh giá
khác nhau về uy tín. Thậm chí, ngay mỗi lĩnh vực hoạt động
khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau về uy tín.

Uy tín có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau.
Căn cứ vào tính chất đích thực của uy tín, người ta thường
phân chia uy tín ra làm hai loại: uy tín thực và uy tín giả.
Uy tín thực là loại uy tín được hình thành dựa trên
những phẩm chất, năng lực và các giá trị xã hội đích thực
của cá nhân (hay tổ chức xã hội) gây nên sức cảm hố thực,
thu hút, lơi cuốn người khác vào vịng ảnh hưởng của mình.
Người có uy tín thực, tự bản thân người đó tốt lên những
khía cạnh phẩm chất tốt đẹp được quần chúng thừa nhận.


9

Uy tín giả là loại uy tín được xây dựng không dựa trên
những phẩm chất, năng lực và các giá trị xã hội đích thực của cá
nhân (hay tổ chức xã hội) mà lại được chủ thể tạo nên bằng các
thủ thuật khác nhau để lừa dối, mê hoặc quần chúng, nhằm
chiếm được sự ủng hộ của quần chúng và người khác, tạo ra sự
có lợi cho bản thân mà thực ra mình khơng có như vậy. Có nhiều
loại uy tín giả khác nhau:
Uy tín giả do thổi phồng một cách khéo léo năng
lực,cơng lao, thành tích của mình trước người khác.
Uy tín giả do hăm doạ cấp dưới bằng các hình thức kỷ
luật, cúp lương, đuổi việc…Do sợ hãi mà cấp dưới buộc phải
nghe theo, nể sợ.
Uy tín giả do khoảng cách, bằng cách tự tạo nên một
khoảng cách, một hàng rào chắn nhất định giữa lãnh đạo với
quần chúng để tạo ra một quyền uy lớn hơn quyền lực thực
có.
Uy tín giả do “mị dân”, cố tạo ra những khía cạnh khơn

khéo nào đó để lơi kéo quần chúng, để quần chúng lầm


10

tưởng, đánh giá mình là người ln ln biết quan tâm tới
người khác.
Uy tín giả do thổi phồng khiếm khuyết của người khác
để đề cao mình hoặc tìm cách hạ thấp người khác một cách
khéo léo và có chủ ý nhằm gây uy tín riêng cho bản thân
mình…
Những hiện tượng uy tín giả trên nếu xuất hiện sẽ gây
khó khăn cho lãnh đạo - quản lý bởi vì nó làm cho quần
chúng khó phân biệt đúng, sai, phải, trái ảnh hưởng đến việc
hình thành bầu khơng khí tâm lý tích cực, lành mạnh trong
tập thể. Nhiệm vụ của người lãnh đạo - quản lý là khi có các
hiện tượng uy tín giả trong tập thể, phải giúp quần chúng
nhận ra, tìm cách đấu tranh loại bỏ hoặc kìm hãm các ảnh
hưởng tiêu cực của hiện tượng này.
1.2. Uy tín người lãnh đạo - quản lý bộ đội
Uy tín của người lãnh đạo - quản lý bộ đội là uy tín của
người chỉ huy, người chủ trì đơn vị hình thành trên cơ sở
những phẩm chất, năng lực và các giá trị xã hội của người
chỉ huy có sức cảm hố lớn, thu hút, lôi kéo cán bộ, chiến sĩ


11

thuộc quyền, được quần chúng đơn vị thừa nhận, tin tưởng
tuân theo.

Uy tín của người lãnh đạo - quản lý bộ đội được hình
thành trong mối quan hệ qua lại giữa người lãnh đạo, chỉ
huy với cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Những mối quan hệ
qua lại này dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, những
nguyên tắc cơ bản của Quân đội nhân dân Việt Nam và
những truyền thống của dân tộc. Đó là sự thống nhất về
quyền lợi và mục đích của mọi cán bộ, chiến sĩ. Đó là
những mối quan hệ của sự tơn trọng, tin cậy, đồn kết trên
tinh thần đồng chí đồng đội, “giúp đỡ lẫn nhau lúc thường
cũng như lúc ra trận”, thi hành một cách nhanh chóng và
chính xác mệnh lệnh của cấp trên. Trong mối quan hệ qua
lại đó, người lãnh đạo, chỉ huy có vai trị hàng đầu trong
việc xác lập mối quan hệ qua lại, uy tín của bản thân cũng
được hình thành và phát triển trong quá trình ấy.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, chống giặc
ngoại xâm của dân tộc ta đã hình thành những mẫu người


12

tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức và tài lãnh đạo,
chỉ huy kiệt xuất như: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê
Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh,…Chính sự
mẫu mực về phẩm chính trị, đạo đức và tài lãnh đạo, chỉ
huy ấy đã tạo nên uy tín đối với bộ đội. Chẳng hạn, Trần
Quốc Tuấn thể hiện rõ nhân cách mẫu mực của một người
tướng. Ơng ln ln tất cả vì nước, đặt lợi ích của dân tộc
lên trên lợi ích của gia tộc, ứng xử khéo léo, giải quyết có
hiệu quả những mâu thuẫn trong nội bộ, luôn gần gũi, thân

thiết với các tướng lĩnh. Là người có cơng lao rất lớn đối
với đất nước nhưng ông không tham quyền hành. Sự mẫu
mực về nhân cách của Trần Quốc Tuấn đã tạo nên uy tín
đối với các tướng lĩnh và chiến sĩ. Do đó đã góp phần
quyết định vào những chiến thắng của quân dân nhà Trần
trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên
Mông.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng
đã xuất hiện những tướng lĩnh có phẩm chất chính trị - đạo
đức và tài năng xuất sắc, tạo nên uy tín cao đối với cán bộ,


13

chiến sĩ và nhân dân, góp phần quan trọng vào chiến thắng
vẻ vang của quân và dân ta, chẳng hạn như: Võ Nguyên
Giáp, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn,…


14

Chương 2
CÁC NHÂN TỐ TẠO THÀNH UY TÍN
CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO - QUẢN LÝ BỘ ĐỘI

Có nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra các nhân tố
tạo thành uy tín người lãnh đạo - quản lý.
Trong Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo do
PGS, PTS. Nguyễn Bá Dương chủ biên đưa ra 3 thành tố: Có
quyền lực của chức vụ được giao (do bổ nhiệm hay qua bầu

cử); có sự tín nhiệm, phục tùng tự giác của cấp dưới; có
chứa đựng sức mạnh ám thị với mọi người.
Trong Giáo trình Tâm lý học lãnh đạo - quản lý do PGS,
TS. Trần Ngọc Khuê chủ biên đưa ra 5 yếu tố cơ bản: một là,


15

quyền lực và ưu thế của người lãnh đạo - quản lý; hai là,
phẩm chất, năng lực tương xứng với chức vụ được giao, có
nhân cách mẫu mực hồn thiện, thực thi được quyền lực; ba
là, có sự tín nhiệm phục tùng tự nguyện của quần chúng cấp
dưới và phạm vi ảnh hưởng tác động sâu rộng, tương xứng
với quyền lực và phẩm chất năng lực của người lãnh đạo quản lý; bốn là, có sự tin tưởng, đánh giá cao của cấp trên và
sự khâm phục ủng hộ của bạn bè đồng nghiệp; năm là, có
dáng vẻ bề ngồi và phong cách thích hợp với cương vị,
chức vụ lãnh đạo, quản lý, có những nét hấp dẫn cá nhân thu
hút sự chú ý của mọi người.
Trong Tâm lý học trong chỉ huy bộ đội do Đại tá, PGS,
TS. Lê Anh Chiến chủ biên xác định có 2 nhân tố: chủ quan
và khách quan. Nhân tố chủ quan bao gồm: phẩm chất chính
trị, đạo đức, trình độ năng lực hoạt động, chuyên môn nghiệp
vụ quân sự. Nhân tố khách quan bao gồm: vai trị, vị trí xã hội
của tập thể, của bản thân người lãnh đạo, chỉ huy đang nắm
giữ…


16

Nhìn chung, các quan điểm trên đã chỉ ra uy tín người

lãnh đạo - quản lý nói chung, uy tín người lãnh đạo, chỉ huy
bộ đội nói riêng được tạo nên do 2 nhóm nhân tố: chủ quan
và khách quan.
Trong Tâm lý học lãnh đạo - quản lý bộ đội do Đại tá,
GS, TS. Nguyễn Ngọc Phú chủ biên trên cơ sở các cơng trình
nhgiên cứu trên, đã chỉ ra 3 nhóm nhân tố tạo thành uy tín
của người lãnh đạo - quản lý bộ đội:
Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể, bao gồm: phẩm chất
chính trị - tư tưởng đạo đức; năng lực chuyên môn nghiệp vụ
quân sự; các phẩm chất nhân cách đặc trưng của người lãnh
đạo - quản lý.
Nhóm nhân tố thuộc về khách thể, bao gồm: trình độ
nhận thức chính trị - tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ và của tập
thể; truyền thống xây dựng chiến đấu của đơn vị; bầu khơng
khí tích cực lành mạnh trong tập thể; uy tín tập thể chỉ huy; uy
tín của nhà lãnh đạo - quản lý.
Nhóm nhân tố tích cực thuộc mơi trường xã hội, bao
gồm: trình độ nhận thức chính trị - tư tưởng của nhân dân


17

khu vực đóng quân; định hướng giá trị xã hội chung của toàn
xã hội và của riêng khu vực đơn vị đứng chân; sự quan tâm
giúp đỡ của người lãnh của lãnh đạo - quản lý (cơ quan giúp
việc lãnh đạo - quản lý); sự quan tâm giúp đỡ ủng hộ của
chính quyền, đồn thể, quần chúng nhân dân trong địa bàn
đóng quân.
Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các cơng trình trên, đặc
biệt là cuốn Tâm lý học lãnh đạo - quản lý bộ đội do Đại tá,

GS, TS. Nguyễn Ngọc Phú chủ biên, tôi tiếp tục đi sâu nghiên
cứu từng nhân tố cụ thể.
2.1. Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể
2.1.1. Phẩm chất chính trị - tư tưởng, đạo đức
Đây là nhân tố cơ bản, quan trọng hàng đầu góp phần
hình thành “sức cảm hố” của lãnh đạo, chỉ huy đối với cán
bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Phẩm chất chính trị - tư tưởng, đạo
đức của người lãnh đạo, chỉ huy bộ đội là kết quả của sự kết
hợp hài hoà, biện chứng giữa quan điểm lập trường giai cấp
công nhân, đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị.


18

- Quan điểm lập trường giai cấp công nhân của người
lãnh đạo, chỉ huy bộ đội được thể hiện ở sự giác ngộ sâu sắc
lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có thế
giới quan cách mạng, khoa học đúng đắn; có niềm tin và sự
kiên định vững vàng vào mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa;
hiểu biết sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong mọi lĩnh vực hoạt động,
công tác.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, kẻ thù của chủ
nghĩa xã hội và các học giả tư sản tìm mọi cách cơng kích,
xun tạc hòng hạ thấp vai trò và ý nghĩa cách mạng của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Đối với Việt Nam, trong những năm gần
đây, các thế lực thù địch đã lập ra trên 80 nhà xuất bản, 62
đài phát thanh; thông qua Internet, thư tín, bưu phẩm,...đưa
vào hàng trăm loại sách, báo, tạp chí, bản tin, phim ảnh,
website có nội dung phản động để chống phá cách mạng Việt

Nam trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Theo thống kê chưa đầy
đủ, từ đầu năm 2009 đến nay, thông qua hệ thống truyền
thông, các lực lượng phản động lưu vong ở nước ngoài đã


19

thực hiện 17 chiến dịch phá hoại tư tưởng, tán phát hàng
chục ngàn tài liệu phản động vào Việt Nam. Trong đó, chúng
tìm cách tách những luận điểm của Lênin ra khỏi chủ nghĩa
Mác, coi chủ nghĩa Lênin là sai lầm, làm biến dạng chủ nghĩa
Mác; lợi dụng sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các
nước Đơng Âu do khuyết tật của mơ hình chủ nghĩa xã hội ở
các nước này và những sai lầm, khuyết điểm của các Đảng
cộng sản để kết luận đó là do sai lầm của hệ tư tưởng MácLênin; tìm mọi cách phủ nhận lịch sử, tán dương chế độ tư
bản chủ nghĩa, đưa ra lý thuyết về ba con đường và tuyên
truyền, khêu gợi đi theo con đường thứ ba, lấy tư tưởng xã
hội dân chủ thay thế cho chủ nghĩa Mác – Lênin. Đặc biệt,
chúng cố tình nguỵ tạo những tài liệu, chứng cứ hết sức thô
thiển và trắng trợn để xuất bản các sách và phim để lật lại
toàn bộ sự kiện trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
xuyên tạc thân thế, sự nghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo
đức của người. Đối với Đảng cộng sản Việt Nam, chúng lợi
dụng các vấn đề “nhạy cảm” như việc phân định biên giới,
việc tranh chấp ở quần đảo Hồng Sa, Trường Sa; tình hình


20

an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; vấn đề dân tộc, tơn

giáo; tình trạng tham nhũng, suy thoái đạo đức lối sống của
một bộ phận cán bộ đảng viên; tình trạng khiếu kiện, biểu
tình,...để tung ra những thơng tin xun tạc, bóp méo các
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước ta; địi xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với quân
đội nhằm “phi chính trị hố” qn đội. Thơng qua đó, nhằm
xoá bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống phá đường lối
đổi mới, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tư tưởng
chống đối trong nhân dân, làm mất lòng tin của nhân dân
vào sự lãnh đạo của Đảng.
Là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy phải có thái độ đấu tranh
không khoan nhượng với những tư tưởng, quan điểm phi vô
sản, trái với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối quan điểm của Đảng, góp phần bảo vệ chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của
Đảng, xây dựng mơi trường chính trị vững vàng, lành mạnh.
- Đạo đức cách mạng ở người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy
là một nội dung quan trọng của phẩm chất chính trị - tư


21

tưởng, đạo đức. Người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy nhất thiết
phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực bởi đạo
đức là “cái gốc của người cách mạng” đồng thời là cơ sở nền
tảng tạo nên bộ mặt nhân cách của người cán bộ cách mạng.
Đạo đức cách mạng ấy phải được thể hiện rất cụ thể trong
mọi suy nghĩ và hành động và được biểu hiện tập trung nhất
ở lịng trung thành vơ hạn với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; có
tinh thần đồn kết gắn bó mật thiết với nhân dân, với chiến sĩ;

tận tâm, tận lực với cơng việc, có tính kỷ luật cao; thật thà,
ngay thẳng; cần, kiệm, liêm, chính, chí, cơng vơ tư; khiêm
tốn, giản dị, gương mẫu trong lối sống.
Lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân ở
người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy bộ đội thể hiện ở tinh thần
quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, xả thân quên mình vì sự
nghiệp cách mạng, vì hạnh phúc nhân dân. “Trung với nước,
hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” đã trở thành lẽ
sống và luôn là khẩu hiệu hành động của mỗi cán bộ, chiến
sĩ. Thái độ trung với nước, hiếu với dân được thể hiện trước


22

hết ở sự kiên định vững vàng mục tiêu xã hội chủ nghĩa, có
lịng tin tuyệt đối vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, vào con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội; ln có tinh thần “vì nước
qn thân, vì dân quên mình”; trung thành tuyệt đối với Đảng,
suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, sẵn sàng nhận
và hồn thành mọi nhiệm vụ được giao; có chí tiến thủ, ln
đặt lợi ích của Đảng, giai cấp và dân tộc lên trên lợi ích cá
nhân.
Đạo đức cách mạng ở người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy bộ
đội còn thể hiện ở tinh thần đồn kết, thương u đồng chí
đồng đội, gắn bó máu thịt như anh em một nhà; có ý thức tổ
chức kỷ luật nghiêm, ln gần gũi giúp đỡ nhân dân, làm tốt
công tác dân vận, được dân tin yêu, quý trọng. Sự nghiệp cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Vì vậy, nếu biết
tổ chức, vận động quần chúng nhân dân tích cực ủng hộ thì

việc gì cũng thành cơng. Mặt khác, sự nghiệp cách mạng là
của dân, do dân và vì dân. Do đó, đạo đức của người cán bộ
cách mạng nói chung, người lãnh đạo - quản lý bộ đội nói riêng
là phải luôn luôn sâu sát gần gũi nhân dân và tuyệt đối không


23

được xa rời, “lên mặt cách mạng với nhân dân”. Đồn kết, gắn
bó mật thiết với nhân dân cịn thể hiện ở tinh thần “vì nhân dân
phục vụ” thơng qua những hoạt động thiết thực như tuyên
truyền, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân thực hiện
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, nâng cao trình độ dân trí, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân.
Tính kỷ luật của người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy thể hiện
ở việc chấp hành nghiêm kỷ luật, đồng thời cịn thể hiện ở
tính ngun tắc thống nhất giữa lời nói với việc làm, ln
nghiêm khắc với bản thân, khơng bng thả; có lý tưởng
sống cao đẹp, ln thể hiện phong cách đồng hồng, đĩnh
đạc.
- Bản lĩnh chính trị của người lãnh đạo - quản lý bộ đội là
trình độ phát triển cao của phẩm chất chính trị - tư tưởng, đạo
đức. Nó là hệ quả của sự tác động qua lại, thống nhất biện
chứng giữa trình độ nhận thức, sự giác ngộ sâu sắc


24

lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đạo

đức cách mạng trong nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản lý bộ đội.
Bản lĩnh chính trị chính là tổng hợp những nhận thức,
quan điểm, tình cảm và hành vi chính trị đạo đức đã phát
triển đến trình độ tự giác tạo nên năng lực làm chủ về chính
trị. Bản lĩnh ấy thể hiện trước hết ở sự kiên định vững vàng
lập trường giai cấp trong mọi hồn cảnh. Đó là sự kiên định
vững vàng với đường lối chính sách của Đảng, với con
đường mục tiêu lý tưởng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta
đã lựa chọn.
Bản lĩnh chính trị của người lãnh đạo - quản lý bộ đội thể
hiện ở tính nhanh nhạy, tỉnh táo, sáng suốt trước những diễn
biến phức tạp của mọi tình huống. Đó là khả năng tư duy và xử
lý, giải quyết một cách nhanh nhạy những vấn đề thực tiễn đúng
với quy luật khách quan và phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế,
xã hội diễn ra trong nước, trên thế giới, luôn luôn tỉnh táo, sáng
suốt, không bị kẻ địch lôi kéo, lợi dụng.


25

Bản lĩnh chính trị của người lãnh đạo - quản lý bộ đội
còn thể hiện ở tinh thần tận tâm, tận lực với cơng việc, dám
xả thân vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập tự do
của Tổ quốc, vì lợi ích của dân tộc, sẵn sàng nhận và hồn
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; ln gương mẫu đi đầu, đặc
biệt là những lúc khó khăn, gian khổ.
Như vậy, bản lĩnh chính trị của người lãnh đạo - quản lý
bộ đội là biểu hiện tập trung của phẩm chất chính trị, là sự
giác ngộ sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh; là sự kiên định vững vàng vào đường lối chính sách
của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; kiên quyết
đấu tranh với những lập trường phi vơ sản, địi đa ngun, đa
đảng, địi phi chính trị hố qn đội, những tư tưởng dao
động, mất phương hướng, không tin tưởng vào đường lối
chính sách của Đảng.
2.1.2. Năng lực chun mơn nghiệp vụ quân sự
Năng lực chuyên môn nghiệp vụ quân sự là một nhân tố
không thể thiếu tham gia tạo thành uy tín của người lãnh đạo,
chỉ huy bộ đội. Đó là tồn bộ những tri thức, kinh nghiệm,


×