Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận thực trạng xử lý vi phạm pháp luật đất đai ở việt nam và liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.14 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MƠN HỌC: Pháp luật đất đai
ĐỀ TÀI: Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật đất đai ở Việt
Nam? Liên hệ thực tế?

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hồ Chí Minh, Tháng 4/2022


2
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất chính khơng thể thay thế được của một số ngành sản xuất như
nông nghiệp, lâm nghiệp, là một bộ phận không thể tách rời của lãnh
thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia, là nơi trên đó, con người
xây dựng nhà cửa, các cơng trình kiến trúc; là nơi diễn ra các hoạt động
văn hóa; là nơi phân bổ các vùng kinh tế, các khu dân cư; là thành quả
cách mạng của cả dân tộc; là cơ sở để phát triển hệ sinh thái, tạo nên
mơi trường, duy trì sự sống của con người và sinh vật.
Tuy nhiên, trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường,
mặc dù Nhà nước có nhiều văn bản quản lý và xử lý vi phạm về đất đai,
nhưng do đất đai trở thành hàng hoá mà giá trị của nó ngày càng tăng
với tốc độ rất cao, lợi nhuận thu được từ việc chuyển nhượng đất đai
khơng có mặt hàng và nghề kinh doanh nào sánh nổi. Vì vậy những
hành vi vi phạm pháp luật đất đai, trục lợi từ đất diễn ra ngày càng phổ
biến và nghiêm trọng. Những hành vi vi phạm diễn ra ở khắp mọi nơi,


hàng ngày, hàng giờ, không những gây khó khăn cho quản lý Nhà nước
về đất đai, mà còn là nguyên nhân của những tranh chấp, mâu thuẫn
gay gắt trong nội bộ nhân dân và xã hội; nhiều khi chuyển hố thành vụ
việc hình sự, thành điểm nóng, thậm chí trở thành vấn đề chính trị. Về
mặt thực tiễn, do chủ quan, coi thường những vi phạm nhỏ nên xử lý
không kiên quyết, thiếu nghiêm minh dẫn đến tình trạng coi thường
pháp luật, vi phạm ngày càng tràn lan, khó kiểm sốt.
1, Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai:
-

Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai
Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.


3
Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện

-

quyền của người sử dụng đất.
Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức
đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà
khơng đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài
chính đối với Nhà nước.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý
đất đai.
Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai khơng

chính xác theo quy định của pháp luật.
Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người
sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 12 Luật Đất Đai năm
2013
2, Trách nhiệm pháp lý trong việc xử lý hành vi vi phạm đất đai:
a)

Trách nhiệm pháp lý đối với người có hành vi vi phạm pháp

luật đất đai quy định tại Điều 206 Luật đất đai 2013 như sau:
“Điều 206. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất
đai
1.

Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo

tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2.
Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt
hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định


4
của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho
Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.”
Như vậy, người sử dụng đất có thể chịu trách nhiệm hành chính hoặc
trách nhiệm hình sự tùy tính chất, mức độ vi phạm.
b)


Đối với người thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất

đai có hành vi vi phạm pháp luật đất đai:
Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành
công vụ trong quản lý đất đai tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể
được quy định tại điều 207 Luật đất đai với các hành vi sau:
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật
trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai,
quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai;
Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về
đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm
quy định trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong
quản lý đất đai.
c)

Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc

phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử
dụng đất đai ( được quy định tại điều 208 Luật Đất đai 2013).
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện,


5
ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử

dụng đất đai tại địa phương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện,
ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép,
chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp
ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các cơng trình trên đất lấn,
chiếm, đất sử dụng khơng đúng mục đích ở địa phương và buộc người có
hành vi vi phạm khơi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
d)

Tiếp nhận và xử lý trách nhiệm của thủ trưởng, công chức,

viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cơng chức địa
chính cấp xã trong việc vi phạm trình tự thực hiện các thủ tục hành
chính (quy định tại Điều 209 Luật Đất đai 2013).
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công chức, viên chức thuộc cơ
quan quản lý đất đai các cấp, cơng chức địa chính xã, phường, thị
trấn vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn đối với việc
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu
hồi đất, làm thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất, cấp Giấy
chứng nhận thì có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền
theo quy định sau đây:
- Đối với vi phạm của cơng chức địa chính xã, phường, thị trấn
thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Đối với những vi phạm của công chức, viên chức thuộc cơ
quan quản lý đất đai cấp nào thì gửi kiến nghị đến thủ trưởng cơ quan
quản lý đất đai cấp đó;


6
- Đối với vi phạm của thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai thì gửi

kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
2. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được
đơn kiến nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc thủ trưởng cơ quan quản
lý đất đai quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét, giải
quyết và thơng báo cho người có kiến nghị biết.
3, Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật đất đai và liên hệ thực tế:
a)

Tích cực:
Thực hiện Luật Đất đai 2013, Chính phủ đã ban hành 11
Nghị định; các bộ, ngành đã ban hành hơn 40 Thông tư, Thông
tư liên tịch quy định chi tiết thi hành Luật, kịp thời hướng dẫn
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong q trình chuyển
tiếp thi hành Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013, góp phần
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đánh giá tổng quan của
cơ quan có trách nhiệm cho thấy sau khi Luật Đất đai 2013 có
hiệu lực, nhiều địa phương đã triển khai tốt công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về đất đai. Đồng thời, Bộ Tài nguyên
Môi trường và các địa phương đã quyết liệt đẩy nhanh tiến độ
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất. Hệ thống thông tin đất đai, cơ
sở dữ liệu đất đai đã được tập trung xây dựng...


-

ĐIỂN HÌNH Ở ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH:
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tăng cường công tác lãnh đạo,

chỉ đạo đối với công tác lập, triển khai thực hiện quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Tinh thần chung là tiếp tục tăng
cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về


7
đất đai; ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các dự án có
sử dụng đất chậm tiến độ, vi phạm quy định pháp luật về đất đai,
sử dụng đất sai mục đích, khơng hiệu quả, ….
Tỉnh uỷ đã ban hành Thông báo số 1725-TB/TU ngày
13/4/2020 để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý nhà
nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản; lập danh mục dự án thu
hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất để trình HĐND tỉnh thơng
qua làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn. Tập trung
chỉ đạo rà sốt các dự án có sử dụng đất vốn ngoài ngân sách;
triển khai các cuộc giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công
tác quản lý trật tự đô thị, quản lý, sử dụng quỹ đất 20% tại các dự
án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh và ban hành Thông báo số
1789-TB/TU ngày 12/6/2020 để quyết liệt chỉ đạo khắc phục, chấn
chỉnh quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng, trật tự đô thị
toàn tỉnh.
Các sở, ngành hữu quan và địa phương trong tỉnh cũng đã chủ
động đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra các dự án trên địa bàn
nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các sai phạm liên quan đến
quản lý, sử dụng đất, trọng tâm là các hành vi tự ý chuyển mục
đích sử dụng đất khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép
sử dụng đất vượt ranh giới, sử dụng sai mục đích, huỷ hoại đất (đặc
biệt là các địa phương Vân Đồn, Cô Tô, Hạ Long, Cẩm Phả,…)

Giảm các vụ khiếu kiện về đất đai, tài nguyên, tạo quỹ đất
cho các ngành, lĩnh vực phát triển, đảm bảo thực hiện những mục

tiêu, nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

ĐIỂN HÌNH Ở ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM:
Để kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, UBND tỉnh đã có Cơng
văn chỉ đạo Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh thành lập Đoàn


8
thanh tra liên ngành để tổ chức thanh tra toàn diện việc xây dựng
nhà ở để bán, phân lô, bán nền trái pháp luật trên địa bàn thành
phố Kon Tum.
Các kết luận thanh tra đã chỉ ra một số vi phạm, Chủ tịch
UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương chấn chỉnh công tác
quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và đất đai; tổ chức kiểm
điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm
quyền. Đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đất
đai, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuyển Kết luận thanh tra và hồ sơ
liên quan cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh tiếp tục điều
tra xác minh, làm rõ các dấu hiệu vi phạm và xử lý theo quy định
của pháp luật.
Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý, ngăn chặn
kịp thời những trường hợp xây dựng, lấn chiếm hành lang an tồn
giao thơng đường bộ; những hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai,
xây dựng, nhất là tại các khu vực người dân hiến đất mở đường
trong khu vực đô thị, phân lô bán nền tự phát để hình thành các
khu dân cư. Thực hiện việc rà soát, phân loại và xử lý nghiêm đối
với những trường hợp vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt
của cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là những trường hợp xây
dựng nhà ở trong khu vực đô thị sai phép, không phép chỉ nộp tiền
phạt nhưng chưa chuyển mục đích sử dụng đất hoặc có chuyển

nhưng thấp hơn diện tích xây dựng.

ĐIỂN HÌNH Ở ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG:
Lập biên bản vi phạm từng trường hợp cụ thể đối với đất
chuyển mục đích sử dụng trái pháp luật, xác định rõ nội dung, diện
tích vi phạm và người được giao đất vi phạm (bao gồm tất cả các


9
trường hợp đã vi phạm nhưng chưa tiến hành lập biên bản vi phạm)
để áp dụng hình thức xử lý theo Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày
19/11/2019 của Chính phủ.
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo UBND kiểm tra
cơng tác lãnh đạo, quản lý của chính quyền cấp dưới và cần có
biện pháp xử lý kiên quyết đối với những địa phương và cán bộ
thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý dẫn đến các sai phạm.

ĐIỂN HÌNH LÀ ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ QUỐC:
Từ tháng 9/2018, huyện Phú Quốc thành lập Tổ phản ứng
nhanh (gọi tắt là Tổ 3399) để xử lý kịp thời vi phạm đất đai, xây dựng
ngay khi mới phát hiện.


Thành

quả

đạt

được:


+ Trong nửa đầu năm 2020, cơ quan chức năng huyện Phú Quốc đã
kiểm tra và phát hiện 308 trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai
(lấn, chiếm) với tổng diện tích 174.397,07m2. Tổ 3399 đã triển
khai thi hành quyết định xử lý và thực hiện thơng báo di dời khơi
phục tình trạng ban đầu của đất đã thu hồi, đất thực địa với diện
tích 548.814,82m2.
+ Đã ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính 91 trường hợp. Cơ
quan chức năng đã tổ chức thi hành đối với 16 trường hợp vi phạm
với tổng diện tích 116.750m2. Cịn lại 75 quyết định đang hồn
chỉnh thủ tục để cưỡng chế.
+ Ban hành Thông báo yêu cầu tháo dỡ, khôi phục hiện trạng đối
với 140 trường hợp với diện tích 484.086,14m2. Đã tổ chức thực
hiện thơng báo, thực địa đối với 98 trường hợp, diện tích
146.416m2. Hiện tại cịn 48 trường hợp đã ban hành Thơng báo


10
tiếp tục kiểm tra và tổ chức thực hiện.
+ Đồng thời qua vận động thuyết phục đã có 33 trường hợp tự
nguyện khắc phục hậu quả.
Hàng trăm nghìn m2 đất đã được khơi phục hiện trạng.


ĐIỂN HÌNH Ở ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH:
Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện về tăng cường

quản lý, xử lý vi phạm về đất đai, Đảng ủy thị trấn Gôi đã đã tổ chức
hội nghị quán triệt các nội dung Nghị quyết số 05/2016 của BCH Đảng
bộ huyện và kết luận số 43 ngày 22/8/2018 của BCH Đảng bộ tỉnh về

tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 17-7-2012 của BCH
Đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) về tăng cường lãnh đạo cơng tác quản lý
Nhà nước đất đai. Đảng ủy, chính quyền Thị trấn Gơi cịn phối hợp với
cơ quan chun mơn của huyện xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định
phương án, biện pháp xử lý kiên quyết, dứt điểm các vụ việc vi phạm
về đất đai đã xảy ra đi đôi với yêu cầu không để phát sinh vụ việc vi
phạm mới, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội.


Thành lập các tổ cơng tác có nhiệm vụ kiểm tra công tác quản

lý đất đai trên địa bàn hàng tuần, hàng tháng và đề cao vai trị,
trách nhiệm của các đồng chí Bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố
trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm về đất
đai, không để các vụ việc mới phát sinh (từ năm 2015 đến nay,
UBND thị trấn Gôi đã ra quyết định xử phạt hành chính 32 trường
hợp vi phạm về Luật đất đai, xử lý lấn chiếm đất đai).

ĐIỂN HÌNH Ở ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN:


11
Ngày 26/5/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành
Công văn số 1864/UBND-KTTH về việc tăng cường thanh tra, kiểm
tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai.
Tổ chức rà soát, triển khai thi hành, cưỡng chế thi hành theo
quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm do đơn vị
mình xử phạt vi phạm hành chính nhưng đối tượng vi phạm không
chấp hành.
Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn nghiêm túc thi hành

các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
đã ban hành; tổ chức kiểm điểm việc không thực hiện các biện
pháp cưỡng chế thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đã ban hành theo quy định.
Chỉ đạo Phịng Tư pháp tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm
tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên
địa bàn mình quản lý để có biện pháp xử lý theo quy định tại Nghị
định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm
tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính.

ĐIỂN HÌNH Ở ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC:
Cơng tác kiểm tra hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính đúng tiến độ, có hiệu quả cao: Thực hiện Kết luật 44/KLTTHĐND ngày 21/11/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc,
hàng năm UBND tỉnh thành lập Đồn kiểm tra liên ngành kiểm tra
hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tập trung vào
lĩnh vực đất đai. Qua kiểm tra kịp thời phát hiện các hạn chế trong
hồ sơ xử phạt; đồng thời, rút kinh nghiệm đối với người có thẩm
quyền xử phạt và cán bộ trực tiếp tham mưu tại các cơ quan, đơn
vị.


12
b)

Tiêu cực:
Bên cạnh một số kết quả tích cực đã đạt được, quá trình thực

hiện cho thấy, Luật Đất đai 2013 vẫn còn bộc lộ một số bất cập. Nhiều
hành vi vi phạm, tham nhũng, trục lợi, ….. vẫn còn diễn ra nhiều khi

chuyển hóa thành vụ việc hình sự. Ngồi ra, cũng có những nội dung
phát sinh mới mà pháp luật chưa có quy định điều chỉnh nên khó khăn
cho khâu tổ chức thi hành,….. Đứng trước tình trạng đó, Nhà nước ta
cũng ban hành rất nhiều văn bản xử lý vi phạm và đã có những chuyển
biến tích cực nhưng vẫn cịn tồn tại tình trạng xử lý chưa triệt để, chưa
phù hợp,…..


Cịn bỏ ngỏ nhiều hành vi vi phạm (đặc biệt là hành vi tham

nhũng về đất đai đang diễn ra nhức nhối hiện nay).
Trong năm 2017, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Định về kiểm tra làm rõ việc sử dụng diện tích đất
rừng đã thu hồi của Tổng Cơng ty Sản xuất đầu tư dịch vụ xuất
khẩu Bình Định tại huyện Vân Canh, Thanh tra tỉnh Bình Định đã
phát hiện và làm rõ nhiều sai phạm. Theo đó, tại xã Canh Vinh, dù
khơng được UBND huyện chấp thuận nhưng chính quyền xã đã tổ
chức đấu giá, giao đất sản xuất cho 5 hộ trúng đấu giá. Sau khi
trúng đấu giá, các hộ này chuyển tồn bộ 10,4ha đất nơng nghiệp
sang trồng cây keo. Việc tự ý chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp
sang trồng rừng không chỉ diễn ra ở Vân Canh mà cịn là tình trạng
chung ở rất nhiều địa phương trên cả nước. Ngoài ra, một số doanh
nghiệp đã thực hiện “gom” đất rừng ở các địa phương miền núi của
tỉnh Nghệ An trong thời gian qua làm dẫn chứng. Hàng nghìn ha
đất rừng ở các huyện Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong,… đã được


13
Nhà nước giao cho người dân sản xuất theo Nghị định 163 từ năm
2003 đã bị mua bán, chuyển nhượng trái phép.


Để xử lý những hành vi vi phạm, ta áp dụng Nghị định
102/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai theo Nghị định 102 cịn nhiều khó khăn, vướng mắc, mà
ngun nhân là do còn bỏ ngỏ nhiều hành vi vi phạm. Như Nghệ
An, đại diện Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho rằng,
Nghị định 102 chưa quy định đầy đủ các trường hợp lấn chiếm đất
theo mục đích sử dụng đã được quy định tại Điều 10 Luật Đất đai
năm 2013. Đáng chú ý, Nghị định 102 có quy định một số hành vi
lấn, chiếm đất thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp
xã. Tuy nhiên, về biện pháp khắc phục hậu quả thì Chủ tịch UBND
các xã chỉ có thẩm quyền “buộc khơi phục lại tình trạng của đất
trước khi vi phạm” mà khơng có thẩm quyền “buộc trả lại đất đã
lấn chiếm”. Do đó, hành vi vi phạm này khơng được xử lý triệt để,
hoặc đã có tình trạng các UBND cấp xã đùn đẩy trách nhiệm,
không xử lý mà đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý.

Tiến độ xử lý các tồn tại về vi phạm đất đai còn chậm:
Năm 2019, Vĩnh Phúc triển khai Đề án Phòng ngừa, ngăn
chặn, chống lấn chiếm và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai với
mục tiêu cụ thể là từ năm 2019 đến 2021, chấm dứt các vụ việc vi
phạm mới phát sinh; hết năm 2024 cơ bản giải quyết xong tình
trạng vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai trái phép. Tuy vậy, theo
báo cáo của UBND tỉnh, tiến độ giải quyết các tồn tại, vi phạm đất
đai tại các huyện, thành phố rất chậm. Sáu tháng đầu năm 2020,
toàn tỉnh chỉ giải quyết được 523 trường hợp, trong đó, xử lý, giải


14

quyết xong 111/9.328 trường hợp lấn, chiếm, tự ý chuyển mục đích
sử dụng đất, các dạng vi phạm khác trước ngày 1/7/2014;
218/1.364 trường hợp lấn, chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng
đất sau ngày 1/7/2014; 128/4.912 trường hợp vi phạm giao đất trái
thẩm quyền; 66/464 trường hợp đã thu tiền sử dụng đất nhưng
chưa được giao đất. Tính đến 1/6/2020, tỉnh Vĩnh Phúc có 16.068
trường hợp vi phạm đất đai với diện tích trên 614,8 ha.

Mức xử phạt cịn thấp:
Ngày 19/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/01/2020 (thay thế Nghị định số
102/2014/NĐ-CP), với các quy định khá nghiêm khắc góp phần lập
lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực đất đai, thống nhất với Nghị định
số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở, kinh doanh bất động
sản… Bên cạnh đó, Nghị định quy định 17 biện pháp khắc phục hậu
quả. Trong đó, khơng nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp “sổ đỏ” cho
người mua nhà, cơng trình xây dựng, nền nhà tại dự án kinh doanh
bất động sản nếu chậm từ 12 tháng trở lên, thì bị phạt tiền đến 01
tỷ đồng đối với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, cơng trình xây
dựng, thửa đất trở lên… HOREA cho rằng, mức phạt tiền tối đa chỉ
đến 01 tỷ đồng, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi chuyển
nhượng đất nền trái phép hoặc chậm làm thủ tục để cấp “sổ đỏ”
cho khách hàng.

Các vi phạm đã từ rất lâu, hồ sơ bị thất lạc hoặc bàn giao
không đầy đủ, …



15
Mặc dù những năm qua, huyện Tam Dương đã tích cực chỉ
đạo, triển khai các biện pháp tăng cường công tác quản lý, xử lý vi
phạm về đất đai, tuy nhiên, tại một số địa phương trên địa bàn,
việc giải quyết những tồn tại, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất
đai cịn nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo chính quyền địa phương,
hiện UBND thị trấn mới tập trung chủ yếu xử lý các trường hợp vi
phạm mới, còn tồn tại 180 trường hợp vi phạm với diện tích hàng
trăm nghìn mét vng, chủ yếu vi phạm từ trước năm 2014. Khó
khăn của địa phương hiện nay là số trường hợp vi phạm trên địa
bàn rất lớn trong khi việc vi phạm sử dụng đất diễn ra đã lâu,
nguồn gốc đất phức tạp, hồ sơ về đất đai và hồ sơ về công tác xử lý
vi phạm trước đây bị thất lạc hoặc được lưu giữ, bàn giao không
đầy đủ qua các thời kỳ. Hơn nữa, phần lớn các trường hợp vi phạm
đã sử dụng ổn định về đất đai và cơng trình vi phạm từ nhiều năm
nay, gây khó khăn trong việc xử lý. Hiện tại, thị trấn mới thống kê
được sơ bộ về số lượng các trường hợp vi phạm, chưa thống kê chi
tiết chính xác từng trường hợp, thời điểm vi phạm. Một số quy định
về xử lý vi phạm liên quan đến đất đai chưa được cụ thể, nhất là
đối với các trường hợp vi phạm sử dụng đất đai phải áp dụng biện
pháp cưỡng chế, tháo dỡ cơng trình trên đất vi phạm khó khăn
trong việc tổ chức thực hiện. Một nguyên nhân nữa phải kể đến
một số hộ gia đình, cá nhân vi phạm sử dụng đất nhưng do điều
kiện kinh tế khó khăn khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài
chính khi được xem xét công nhận, hợp thức đất theo quy định nên
không phối hợp thực hiện.


16
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và huyện, chính quyền xã

đã tiến hành rà soát, đo đạc, thống kê các trường hợp vi phạm; lập
biên bản xử lý vi phạm hành chính và đình chỉ đối với 8 trường hợp
hạ cốt, khai thác đất làm biến dạng mặt bằng. Đối với những
trường hợp lấn đất hành lang an toàn giao thông đường Quốc lộ 2C,
tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xã đã báo cáo UBND huyện
xin ý kiến chỉ đạo tháo dỡ, cưỡng chế. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa
có giải pháp xử lý dứt điểm. Nguyên nhân là do các hộ vi phạm
phần lớn đã xây dựng các cơng trình kiên cố, hình thành tài sản rõ
ràng trên đất, thời gian vi phạm từ trước năm 2014, trong khi đó,
văn bản pháp luật cịn chồng chéo.

Tình trạng bng lỏng quản lý và xử lý thiếu kiên quyết, dứt
điểm của các cấp chính quyền cơ sở và đơn vị chức năng đối với
các hành vi sai phạm.

Có nơi sợ mất cán bộ nên khơng xử lý vi phạm về đất đai.
4, Kiến nghị cá nhân:
Hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng đất đai và xử lý
vi phạm hành chính về đất đai. Đồng thời khắc phục sự chưa phù
hợp ở các quy định.
Trong việc ban hành văn bản pháp luật ở nước ta, thực tế có
hạn chế là: do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số văn bản
chính đã ban hành, nhưng văn bản hướng dẫn chưa được chuẩn bị
hoặc một thời gian dài sau đó mới được ban hành, đã ảnh hưởng
đến tính khả thi của văn bản gốc. Những hạn chế đó phải sớm được
khắc phục và đổi mới, nhất là trong quy trình lập pháp, lập quy, khi
nước ta đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền XNCN


17

Việt Nam như Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá VII đã chỉ rõ: “Văn bản chính chỉ ban hành khi đã cơ bản
chuẩn bị được văn bản hướng dẫn”.
Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai
và xử lý vi phạm hành chính về đất đai. Đồng thời xử lý nghiêm
minh những cán bộ vi phạm.
Trình độ chun mơn nghiệp vụ cũng như phẩm chất, năng lực
của cán bộ là yếu tố quyết định lớn đến hoạt động phát hiện, xử lý vi
phạm hành chính về đất đai. Nếu họ có trình độ chun mơn cao,
năng lực quản lý giỏi, phẩm chất đạo đức tốt thì chất lượng của các
văn bản quy phạm pháp luật đất đai do họ ban hành hoặc tham mưu
cho cấp có thẩm quyền ban hành sẽ sát thực tế, tính khả thi cao; việc
tổ chức thực hiện các văn bản của cấp trên sẽ nhanh chóng, nghiêm
túc; việc phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật sẽ nghiêm minh, kịp
thời. Ngược lại, sự hạn chế về trình độ chun mơn, năng lực quản lý,
sự yếu kém về phẩm chất có thể dẫn đến sai lầm trong việc ban hành
văn bản pháp luật, đến việc áp dụng pháp luật, việc xử lý vi phạm sẽ
thiếu nghiêm minh ngay cả khi hệ thống pháp luật đã được quy định
khá hoàn thiện.
-

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý,

sử dụng đất đai; xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành
chính về đất đai.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý,
sử dụng đất đai còn nhằm phát hiện ưu điểm, khuyết điểm, uốn nắn,
bổ sung, hoàn chỉnh các quy định về đất đai, bảo vệ và giáo dục đội
ngũ cán bộ làm công tác quản lý, sử dụng đất đai và xử lý các vi



18
phạm về đất đai. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử
dụng đất đai là phân định rõ đúng, sai, tốt, xấu, từ đó kiến nghị biện
pháp để sửa chữa hoặc xử lý vi phạm.
-

Đặc biệt trong hoạt động xử lý vi phạm hình sự về đất đai cần

làm đúng trình tự, thu thập đầy đủ chứng cứ, minh bạch.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất
đai với mọi tầng lớp nhân dân.
Tuân thủ và thực hiện pháp luật, suy cho cùng đều do người
dân thực hiện; vì vậy, để tăng cường đấu tranh phịng, chống vi
phạm hành chính về đất đai, xây dựng một Nhà nước pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, một Nhà nước của dân, do dân và vì
dân thì yêu cầu đặt ra là phải làm thể nào để mọi người dân đều
hiểu rõ những quy định của pháp luật nói chung, các quy định của
pháp luật về đất đai nói riêng.


19
Đề bài: Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật đất đai ở Việt Nam? liên
hệ thực tế.
Bài làm:
Đất đai là gì?. Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện
tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi
nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đốn được, có ảnh hưởng tới việc
sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên,
kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa

chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của
con người (Theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 4 Thông
tư 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thối hóa đất
do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành). Theo khái
niệm trên ta có thể thấy đất đai vơ cùng quan trọng đối với người
dân Việt Nam nói riêng và người trên thế giới nói chung, khi nó là
nơi cư chú, kinh doanh, hay còn là tài sản giá trị bậc nhất của mỗi
hộ gia đình. Vì sao lại nói như vậy? từ xa xưa ơng cha ta đã có câu:
“ An cư lạc ghiệp” ý muốn nói lên việc ta có một nơi cư chú hay
một ngơi nhà an lành cho chính người mình. Khi đã an cư được thì
mỗi người sẽ tạo nên sự nghiệp riêng cho mình vì thế nơi ở luôn là
vấn đề đặt ra trên hàng đầu, muốn thế chúng ta phải có tối thiểu
một mảnh đất để xây dựng lên tổ ấm đó. Ngay từ ngày xưa cho
đến nay đất đai luôn được người Việt xem trọng và nằm trong top
những thứ “ Hàng hóa” được trao đổi nhiều nhất trên thị trường, có
hẵn một thị trường trao đổi một loại hàng hóa này chính là thị
trường Bất Động Sản, ta có thể kể những cái tên đi lên từ lĩnh vực
này như Vingroup, sun group,… đó là những đại gia bất động sản


20
đã kiếm được hàng tỷ đô từ lĩnh vực này. Có thể nhận thấy rằng
những nguồn lợi đất đai mạng lại cho con người là vô cung lớn về
mặt vật chất vì thế nhà nước ta đã quản lý và thắt chặt những vấn
đề liên quan đến đất đai trong luật đất đai 2013. Nhưng cũng
không thể tránh được những hành vi cố ý xâm phạm đến pháp luật
đất đai vì nguồn lợi kinh tế trước mắt của đất đai đem lại là khá
lớn, nó ln là một sự cám dỗ khó cưỡng đối với những chủ thể vi
phạm.
Ngăn ngừa vi phạm pháp luật là một trong những hoạt động

chính nhằm duy trì sự ổn định chật tự xã hội và tăng cường pháp
chế xã hội chũ nghĩa. Vì thế nhà nước luôn đề ra những quy định
pháp luật để điều chỉnh những hành vi xử sự của con người, hướng
những hành vi đó theo hướng tích cực. Nhưng quy định đặt ra là để
“phá vỡ” trong nhiều trường hợp chủ thể khơng những khơng chấp
hành những quy định đó mà cịn làm trái và ngược lại những khn
mẫu có sẵn vì thế sự xuất hiện của hiện tượng vi phạm pháp luật
được hình thành. Việc vi phạm pháp luật xảy ra phổ biến ở các lĩnh
vực khác nhau thuộc các mặt của đời sống xã hội, đất đai cũng
không là trường hợp ngoại lệ. Trong pháp luật đất đai các cá nhân,
tổ chức vi phạm pháp luật đất đai bằng nhiều hình thức kể đến phổ
biến như: hành vi giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục
ddichs sử dụng đất không đúng thẩm quyền, lấn chiếm đất đai
chuyển quyền sử dụng đất trái phép,... những hành vi kể trên đều
là những hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, vi phạm pháp luật
đất đai là hành vi trái pháp luật, được thực hiện một cách vô ý
hoặc cố ý, xâm phạm tới quyền lợi của Nhà nước là đại diện chủ sở


21
hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Từ khái
niệm trên ta có thể thấy rằng có hai dấu hiệu của hành vi vi phạm
pháp luật đất đai:
-Thứ nhất, có hành vi trái pháp luật,
+ Trước hết, ta cần hiểu rằng hành vi trái pháp luật đất đai là hành
vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của
pháp luật đất đai, xâm phạm tới những khách thể được pháp luật
bảo về. Để xác định có hành vi trái pháp luật đất đai thì ta phải căn
cứ vào những quy định của pháp luật về đất đai, tùy vào trường
hợp mà đòi hỏi căn cứ vào cả những phong tục tập quán của từng

địa phương để xem xét những hành vi nhất định. Vậy việc có hành
vi trái pháp luật trong pháp luật đất đai được nhận định là hành
động hoặc không hành động, đi ngược lại những yêu cầu trong các
quy định của pháp luật, có tác hại cho các quan hệ xã hội trong
lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
-Thứ hai, có lỗi.
+ Lỗi là trạng thái tâm lý, là ý chí chủ quan của con người đối với
hành vi và hậu quả do hành vi của họ gây ra được thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý. Nó thể hiện nhận thức của bản thân người vi
phạm đối với hành vi và hậu quả của hành vi do họ gây ra. Vì vậy
người thực hiện hành vi mà khơng nhận thức được hành vi của
mình thì sẽ được coi là khơng có lỗi. Việc xét yếu tố lỗi một cách
chính xác là vơ cùng quan trọng vì nó giúp xác định được hình thức
xử lý phù hợp nhất đối với một hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Khác với căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với một
hành vi vi phạm trong các loại quan hệ xã hội khác thì đối với hành
vi vi phạm pháp luật đất đai thì đại đa số các trường hợp vi phạm
chỉ cần hai dấu hiệu kể trên là đã đủ căn cứ để truy cứu trách


22
nhiệm pháp lý mà không cần đến các những yếu tố khác như thiệt
hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Bởi vì
trong pháp luật đất đai nhà nước được coi là chủ thể duy nhất có
quyền đại diện cho chủ sở hửu thực hiện quyền quản lý thống nhất
đối với toàn bộ đất đai. Tất cả các hành vi có dấu hiệu làm xâm hại
đếm quyền và lợi ích của nhà nước đều được coi là hành vi vi phạm
pháp luật. Đất đai là một “tài sản” đặc

biệt mang tính chất tự


nhiên, nên mọi hành vi xâm phạm đến nó tuy khơng có biểu hiện
rõ ràng nhưng để lại hậu quả rất nghiêm trọng, việc khắc phục hậu
quả là rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian lẫn tiền của.Trên
thực tế có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật đất đai, nhưng
chúng ta có thể phân theo hai loại hành vi vi phạm chủ yếu sau
đây:
-Vi phạm xâm hại đến quyền đại diện cho chủ sở hửu đất đai của
nhà nước như: không thực hiện đúng trinhg tự, quy định của pháp
luật về trình tự, thủ tục giao đất cho thuê đất, thu hồi đất; giao đất
không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không tuân theo
quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có
hiệu lực của pháp luật,….
- Vi phạm, xâm phạm đến quyền sở dụng đất như: lấm chiếm đất
đai, không tuân theo những nghĩa vụ do pháp luật quy định về
danh giới, diện tích, lợi ích; lấy quá mức đất mà nhà nước giao cho
mình; gây cản chở cho việc sử dụng đất của người khác,….
Tương ứng với các hành vi vi phạm pháp luật đất đai là các hình
thức trách nhiễm pháp lý trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật đất đai. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai là việc áp dụng các
hình thức trách nhiệm pháp lý đối với nhười vi phạm nhăm mực


23
đích buộc họ gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vi và hậu
quả của hành vi vi phạm gây ra, tùy vào các mức độ vi phạm pháp
luật đất đai mà có thể áp dụng các hình phạt như áp dụng trách
nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự hay
trách nhiệm vật chất.
Trách nhiệm hành chính, đối tượng có thể bị xử lý bằng hình thức

này là những người sử dụng đất và những người khác nếu có hành
vi làm trái với quy định của pháp luật, về chế độ sử dụng đất, phá
vỡ chật tự quản lý đất đai. Thẩm quyền sử lý vi phạm hành chính là
người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chế tài đối với những
hành vi vi phạm là ủy ban nhân dan các cấp và các cơ quan thanh
tra chuyên ngành về đất đai. Đối với hình thức xử phạt cho hành vi
vi phạm hành chính này thì ngồi việc áp dụng các hình phạt như
cachr cáo,phạt tiền người vi phạm có thể bị áp dụng các hình thức
phạt bổ sung như: thu hồi đất, buộc khơi phục lại tình trạng đất
như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Các hình
phạt bổ sung này có thể được xem xét tùy thuộc vào tính chất và
mức độ hành vi mà người vi phạm gây ra.
Đối với trách nhiệm kỷ luật, đối tượng của trách nhiệm này là
những người thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai có
hành vi vi phạm như: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái với quy
định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,…Vì
chủ thể bị xử lý vi phạm có tính chất đặc biệt đó là những người
thực hiện quyền lực nhà nước trong việc quản lý đất đai nên việc
xử lý những đối tượng này là người đứng đầu cơ quan quản lý cơng
chức có hành vi vi phạm ra quyết định kỷ luật, trong trường hợp
người đứng đầu cơ quan, đơn vị vi phạm kỷ luật thì người đứng


24
đầu cơ quan đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp ra quyết định kỷ luật.
đơia với các hình thức kỷ luật cho công chức, cán bộ vi phạm ta có
thể kể đền như: kiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách
chức, buộc thôi việc. tùy vào mức độ cảu các hành vi mà người ra
quyết định kỷ luật cần cân nhắc để đưa ra các hình thức kỷ luật
một cách hớp lý nhất.

Trách nhiệm hình sự, những người đã được xử phạt vi phạm
hành chính mà cịn vi phạm hoặc vi phạm gây ra hậu quả nghiêm
trọng sẻ bị sử lý theo điều 228 bộ luật hính sự, đối với các cán bộ,
cơng chức có hành vi vi phạm thì được xử lý hành vi theo điều 229
và 230 bộ luật hình sự. ngồi ra cịn các quy định khác để chuy cứu
trách nhiệm hình sự được quy định trong luật đất đai 2013.
Trách nhiệm dân sự, đối tượng chịu trách nhiệm dân sự là người
sử dụng đất, người có trách nhiệm quản lý đất đai hoặc những
người khác có hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà gây thiệt hại
cho nhà nước và cho người khác. Trong trách nhiệm dân sự hình
phạt phổ biến đó là bồi thường thệt hại, việc bồi thường là do các
bên tự thỏa thuận và được áp dụng theo nguyên tắc ngang giá.
Ngoài ra người vi phạm ngoài việc bị áp dụng các biện pháp trách
nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự thì có
thể phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho nhà nước hoặc
người thiệt hại tùy vào mức độ và hậu quả của mỗi hành vi vi
phạm.
Các quy định luật đất đai được đề ra nhằm ngăn ngừa và trừng
phạt những hành vi vi phạm đồng thời giáo dục ý thức chấp hành
pháp luật, tôn trọng và bảo vệ những quan hệ, giá trị được pháp
luật ghi nhận, việc thực hiện các quy định có ý nghĩa quyết định để


25
duy trì trật tự kỷ cương và nâng cao hiệu quả trong các hoạt động
quản lý đất đai. Thế nhưng trong thực tế lại ghi nhận những bất
cập trong công tác áp dụng pháp luật đất đai cũng như những
vướng mắc khó long nào mà bỏ qua. Có thể kể đến nghị định số
91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về phạt hành chính trong lĩnh vực
đất đai có hiệu lực,quyết định này có hiệu lực từ ngày 5/1/2020

thay thế Nghị định số 102/2014 đã tăng mức xử phạt lên 1 tỷ đồng
đối với hành vi không làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho căn hộ
hoặc hành vi phân lô, bán nền chưa đủ điều kiện; lấn, chiếm đất,
chuyển mục đích sử dụng đất trái phép… chúng ta có thể nhận
thấy rằng nghị định này được ra đời thay thế cho nghị định số
102/2014 đưa ra điều khoản nghiêm ngặt hơn so với quy định cũ và
đã nâng mức hình phạt lên rất nhiều lần đánh vào tài chính của
mỗi chủ thể nhằm tạo ra sự dăn đe mạnh mẽ hơn, nếu như kết hợp
và thực hiện tốt cùng với các biện pháp khắc phục hậu quả như:
buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm,
buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp; buộc thực hiện các thủ tục hành
chính về đất đai; buộc hồn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến
đất đai; buộc hồn thành việc đầu tư xây dựng; thu hồi đất thì nghị
định này đã góp phần lớn vào lập lại trật tự, kĩ cương và dăn đe đối
với chủ thể xâm phạm trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên khi nghị
định này được áp dụng vào thực tế thì các vi phạm vẫn xảy ra ở
nhiều nơi và chưa được xử lý. Ví dụ như vụ việc ở tp. Biên Hịa tỉnh
Đồng Nai về công ty TNHH Tân Hạnh Đồng Nai, chủ đầu tư dự án
khu dân cư Tân Hạnh chưa tiến hành các thủ tục cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Theo đó ơng Ng.Kh.H.V đã


×