Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồnh Khung nhận xét: “ Tình cảm của Thạch Lam chân
thành, thương cảm đối với số phận nghèo qua những câu chuyện mang một dư vị
ngậm ngùi, tội nghiệp” Và quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tạo của Thạch Lam,
hầu như không một trang viết nào lại khơng thắm đượm tình cảm đó. Trở về với
thế giới nghệ thuật của Thạch Lam, ta nhận ra tấm lòng của một nhà văn với tâm
hồn tinh tế nhạy cảm với cuộc đời. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một trong những
tác phẩm hay nhất đời văn Thạch Lam, cũng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật của ông. …
Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ, ông sống chủ yếu ở phố huyện
nghèo Cẩm Giàng, Hải Dương. Ở đây, Thạch Lam cũng phải trải qua những tháng
ngày nghèo khổ, túng thiếu. Trải nghiệm từ những ngày thơ ấu đã trở thành một
miền kí ức đặc biệt tạo nên khơng gian phố huyện nghèo trong những sáng tác của
Thạch Lam sau này, cũng tạo nên một Thạch Lam đôn hậu, tinh tế nhạy cảm và
yêu sự dung dị của cuộc sống đời thường. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong
những truyện ngắn xuất sắc nhất, tiêu biểu cho kiểu truyện ngắn trữ tình của Thạch
Lam, in trong tập Nắng trong vườn. Hai đứa trẻ là bức tranh về cảnh vật và con
người qu ánh nhìn của nhân vật Liên. Tác phẩm được viết từ chính những kí ức
tuổi thơ của Thạch Lam, về những ngày còn sống ở Hải Dương. Phố huyện trong
tác phẩm có nguyên mẫu từ phố huyện Cẩm Giàng, và hai chị em Liên, An trong
truyện có nguyên mẫu từ hai chị em Thạch Lam ngày thơ ấu. Cảnh chuyến tàu đêm
nằm ở phần cuối của tác phẩm, là cảnh tượng ấn tượng nhất của tác phẩm được
Thạch Lam tập trung bút lực, qua đây ta thấy được ….
Trước cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện, Thạch Lam tập trung khắc họa bức
tranh phố huyện khi chiều đến, đêm về. Phố huyện hiện lên là một miền đất bị
quên lãng với những dòng đời bị lãng quên, tiêu điều, nghèo khổ cùng những kiếp
đời tàn lầm lũi mưu sinh. Tất cả chỉ như làm nền cho cuộc đợi tàu của hai chị em
Liên, An. Để rồi, cảnh tàu đến trở thành khung cảnh lãng mạng mà nhẹ nhàng khép
lại thiên truyện và mở ra những tầng nghĩa tư tưởng ở tầng sâu sắc nhất của tác
phẩm.
Cảnh chờ tàu trước hết khắc họa tâm trạng của hai chị em Liên và An trước
khi tàu đến. Con tàu đi qua phố huyện được đặt trong ánh nhìn cùng tâm trạng háo
hức của hai đức trẻ. An và Liên dẫu đã “buồn ngủ ríu cả mắt” nhưng vẫn “gượng
thức”. An “mi mắt sắp sửa rơi xuống” cũng vẫn cố “dặn với” Liên hãy đánh thức
mình khi tàu đến. Sự chờ đợi ấy của hau đứa trẻ khơng phải vì trơng mong tàu đến
sẽ có khách mua hàng, mà vì với hai chị em, chuyến tàu chính là hoạt động cuối
cùng của đêm khuya. Chúng chờ đợi chuyến tàu trong háo hức, bởi chúng sợ, chỉ
chậm một chút thôi, chúng sẽ lỡ mất khoảnh khắc chuyến tàu lướt qua phố huyện.
Niềm háo hức đã trở thành niềm say mê lớn lao, thành niềm mong ngóng, đợi chờ
tới mỏi mòn để hai đứa trẻ cố thức chờ tàu dù đêm đã quá khuya. Sự chờ đợi ấy
chính là sự chờ đợi bằng tất cả hi vọng, bằng tất cả khát khao ngây ngô mà trong
sáng nhất của trẻ con. Có thể thấy, Thạch Lam như đi đã đi sâu vào thế giới trẻ thơ,
nắm bắt tâm lí chúng một cách thật nhạy bén
Cảnh chờ tàu khắc họa hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện và tâm
trạng của Liên khi tàu đến. những chi tiết miêu tả chuyến tàu từ xa tới gần, tuy
không nhiều nhưng đủ để người đọc hình dung rõ hình ảnh đoàn tàu đi qua phố
huyện với âm thanh của “tiếng cịi rít lên”, “tàu rầm rộ” và “tiếng xe rít mạng vào
ghi”, với ánh sáng của “một ngọn lửa xanh biếc”, “một làn khói trắng”,”các toa
đèn sáng trưng chiếu sáng xuống đường, “đồng và kền lấp lánh ở cửa kính sáng”
cùng với “tiếng hành khách ồn ào”. Có thể thấy, đoàn tàu xuất hiện với những thứ
ánh sáng rực rỡ cùng âm thanh ồn ào náo nhiệt, thứ mà trước nay chưa từng tồn tại
nơi phố huyện nghèo. Vậy nên, dù tàu chỉ vượt qua trong khoảnh khắc những hai
đứa trẻ vẫn rất chú tâm, chú tâm từ những toa hạng sang trọng, những chỗ đẹp
nhất, sáng nhất, náo nhiệt nhất của đồn tàu. Hơn nữa, hai chị em cịn tỉ mỉ đến
nhận ra rằng tàu hôm nay không đông đúc như thường, An bảo rằng “tàu hôm nay
không đông như mọi khi”, cịn Liên thì tinh tế khi thấy rằng chuyến tàu đêm nay
“thưa vắng người và hình như kém sáng hơn”. Dường như, mọi sự chú tâm của hai
đứa trẻ đều được đặt trên đoàn tàu. Ánh mắt chúng, tâm trí chúng, tâm hồn chúng
đều đang đau đáu quan sát mọi hoạt động của đoàn tàu, chúng say sưa với con tàu
để sống hết những giây phút ngắn ngủi khi con tàu lướt qua.
Chuyến tàu đêm đi qua phố huyện chính là chính là một hình ảnh vơ cùng ý nghĩa.
Đêm nào hai chị em cũng thức chờ tàu không phải để chờ người quen từ xa về
thăm, chờ một vị khách mua hàng mà vì một lí do khác. Đoàn tàu là hoạt động cuối
cùng của phố huyện trong 1 ngày: không gian thời gian của tác phẩm mở ra từ
chiều tà cho tới tận đêm khuya, với con người, đêm khuya là thời điểm kết thúc
một ngày dài. Nhưng với những người dân nơi đây, chỉ khi chuyến tàu đến thì một
ngày mới thật sự kết thúc. Đồn tàu trong truyện cịn là niềm vui duy nhất trong
ngày của hai chị em Liên,An. Sớm bị cuộc sống cướp mất tuổi thơ, ném vào cuộc
mưu sinh của người lớn nhưng Liên và An vẫn là những đứa trẻ, vẫn có nhu cầu
được chơi. Mà ở phố huyện nghèo, biết tìm đâu ra trị chơi, đồ chơi. Vì vậy, đoàn
tàu trở thành niềm vui duy nhất của chúng, chừng nào chưa thấy đồn tàu thì hai
chị em chưa thể ngủ yên, chưa thể sống hết một ngày. Không chỉ vậy, đồn tàu
chính là tia hồi quang, cho Liên, cho An được sống lại những ngày tuổi thơ đã mất
nơi Hà Nội náo nhiệt, ngày mà nhà hai chị em còn nhiều tiền, còn được sống trong
sung túc đủ đầy. Đồn tàu đã đánh thức trong Liên bao kí ức đẹp về Hà Nội: HN xa
xăm, HN sáng rực, HN vui vẻ mà huyên náo. Khi cuộc sống ở phố huyện là những
tháng ngày mịn mỏi khơng thấy tương lai thì đồn tàu và những kí ức tuổi thơ,
như chiếc phao cứu sinh cứu lấy những đứa trẻ đang chấp chới trên dịng sơng của
cuộc đời mưu sinh vất vả. Đồn tàu ấy cịn là sứ giả của một cuộc sống khác, một
cuộc sống tươi sáng và nhiều hi vọng hơn. Thạch Lam đã miêu tả chuyến tàu trong
tương quan đối lập tương phản với phố huyện: nếu phố huyện là một “ao tù phẳng
lặng” tối tăm thì đồn tàu chính là thế giới của ánh sáng, nếu phố huyện chỉ là
những âm thanh tẻ nhạt thì đồn tàu mang theo biết bao huyên náo. Vụt qua đêm
dài của phố huyện, đồn tàu như một vệt sao băng ni sống tâm hồn những đứa
trẻ nghèo.
Cảnh chờ tàu còn khắc họa thật sâu sắc hình ảnh phố huyện khi tàu đi và tâm
trạng nhân vật Liên. Hình ảnh đồn tàu trong mắt hai đứa trẻ dường như chỉ xuất
hiện chốc lát rồi lại “đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường
sắt”, chỉ còn lại “cái chấm nhỏ của của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa
mãi rồi khuất sau rặng tre”, nhưng dường như vẫn vang vọng lại dư âm trong hai
chị em. Tàu đi trong sự nuối tiếc đong đầy của hai đứa trẻ. Lúc này, tâm trạng của
Liên cũng có sự thay đổi, Liên “lặng theo mơ tưởng”, mơ về một Hà Nội xa xăm,
mơ về một thế giới khác, hình ảnh đồn tàu như ám ảnh cả vào giấc mơ của Liên.
Lúc này, tâm trạng Liên dường như có sự tương phản: niềm vui khi được đắm
mình trong một thế giới khác, thế giới đẹp đẽ của ước mơ và sự luyến tiếc khi phải
trở lại với hiện thực, trở lại với phố huyện nghèo. Sự đan xen vui buồn ấy không
chỉ thể hiện sự chờ đợi, tin tưởng vào một cuộc sống đẹp đẽ hơn, một khát khao
đổi đời dẫu nhỏ bé mà còn vẽ ra hiện thực cuộc sống nơi phố huyện nghèo. Tàu đi
rồi, tất cả lại chìm trong im lặng: “chỉ cịn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và
tiếng chó sủa”, “bóng đèn lồng với bóng người đi về”, “tịch mịch và đầy bóng tối”,
tất cả dường như lại quay về với tự tiêu điều, tẻ nhạt mà tù mù, tăm tối. Chuyến tàu
đến và đi nhanh như một giấc mơ để ta càng thấy tội nghiệp hơn cuộc sống của
những cư dân, những đứa trẻ. Để từ đó, thiên truyện vang lên khát vọng đổi đời và
tiếng kêu cứu lấy trẻ thơ
Đoạn trích còn thể hiện rõ giá trị nhân đạo mà TL gửi gắm. Nhân đạo là yêu
thương con người, ta có thể thấy rõ tình cảm cho những đứa trẻ, cho những người
dân nghèo mà TL gửi gắm trong cảnh chờ tàu. Đó là niềm xót xa thương cảm cho
những đứa trẻ phải lớn trước tuổi, bị cuốn vào cuộc mưu sinh của người lớn, cuộc
sống khốn khó khơng đủ đầy, những kiếp người tàn lầm lũi mưu sinh cả đêm dài.
Đó cịn là sự trân trọng, nâng niu ước mơ về một cuộc sống khác của những người
nơi đây, cũng là sự ngợi ca cho vẻ đẹp tâm hồn những đứa trẻ, hồn nhiên như một
mầm xanh bất diệt của hi vọng, không bao giờ bị cuộc sống tối tăm tù đọng che
khuất. chuyến tàu đêm còn chở theo cả một khát vọng TL dành cho con người, đó
là tiếng kêu cứu thay cho những kiếp sống đang tàn đi trong vơ vọng, những tuổi
thơ đang dần bị bào mịn bởi cuộc sống khắc nghiệt.
Như vậy, cảnh chờ tàu cho ta thấy rõ khung cảnh phố huyện cùng bức tranh tâm
trạng con người trước và sau khi tàu đi, qua đó, ta thấy được những giá trị nhân
đạo sâu sắc mà Thạch Lam gửi gắm. Những nội dung ấy được thể hiện thành công
qua nghệ thuật tả cảnh, bút pháp đối lập tương phản, lãng mạng đan xen hiện thực,
nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, nghệ thuật đặc tả, ngơn ngữ súc tích, giàu tính
tạo hình. Từ đó, cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện như một thước phim quay
chậm, mang theo tình u thương, tấm lịng yêu thương con người, sự gắn bó tha
thiết với những người lao động nghèo của Thạch Lam, gieo vào lòng người đọc
những rung cảm thẩm mĩ thật đẹp.
Năm 1942, văn đàn vắng bóng Thạch Lam, Tự lực văn đồn mất đi một cây bút
lớn, thế nhưng những tác phẩm của ông, đặc biệt là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” vẫn
sẽ ln có một sức sống trường tồn, bền bỉ.