1
Câu hỏi ôn tập nấm mốc học
2
Câu 1. Hãy trình bày các bệnh phổ biến nhất của nấm mèo ? và đưa ra giải pháp khắc phục
?
a) Nhiện ( còn gọi là rận, mite)
Chủ yếu gây hại trên nấm mỡ, ngân nhĩ, mộc nhĩ, nấm rơm, nấm hương. Chúng sinh sản rất
nhanh, ăn sợi nấm là chủ yếu, nếu nặng có thể ăn hết sợi nấm ảnh hưởng đến sản lượng
nấm, nhất là nấm mộc nhĩ, ngân nhĩ. Nguồn gốc rận ăn nấm là do thức ăn từ cá,, vỏ hạt
bông, thức ăn của gà… do ruồi mang đến buồng nấm.
Biện pháp phòng trừ :
Buồng nuôi nấm nên cách ly kho thức ăn và chuồng gà thường xuyên kiểm tra giống nấm
nếu phát hiện rận dùng thuốc xong hơi nước DDVP tẩm bông. Sau khi gieo giống nấm một
tuần, trên mặt nguyên liệu nuôi nấm phải phủ tấm nilông, sau 1-2 phút phát hiện có rận cần
phải diệt ngay trước lúc phủ luống. Thông thường dùng DDVP 0.5%, phun 5kg/m2. Buồng
nấm cần được xong hơi bằng DDVP cứ 100 m2 dùng một Kg xông hơi trong 18 giờ trồng
nấm rơm cũng thườngc ó rận phấn, cần chú ý phơi rơm khô, phát hiện thấy rận , phun thuốc
xông hơi DDVP 0.50%
b) Ruồi, muỗi hại nấm
Chúng thường ăn thể quả, có thể làm gãy nấm
Biện pháp phòng trừ :
Làm tốt vệ sinh môi trường, cửa buồng nấm phảic he vải màn, treo thuốc DDVP, tránh
đểtuồi muỗi bay vào phòng.
Luống có ruồi cần phải phun thuốc dipterex 0.1%
Trước khi trồng nấm phải xông khói bằng phốt phát kẽm 6-15 g/m3, giữ nhiệt độ 21-25oC,
xông khối trong 24 giờ.
c) Tuyến trùng ( Nematoda)
Chủ yếu gây hại nấm mỡ, nấm rơm, nấm hương, mộc nhĩ, ngân nhĩ.
Tuyến trùng là loài giun trìon dài dưới 1mm, dạng sợi hai đầu nhọn,. sinh sản nhan chỉ sau
2- 3 ngày là thành thục đẻ trứng và nở ra tuyến trùng non sau khi tuyến trùng
xâm nhiễm nguyên liệu nuôi nấm biến thành màu nâu đen, ẩm ướt, sợi nấm co thắt lại, nụ
nấm biến vàng mềm nhũn
Điều kiện bị bệnh
Trong điều kiện oi bức, không thông thoáng, thường phát sinh hàng loạt. Trong điều kiện
nhiệt độ không cao, độ ẩm cao, nhầy, thối hay có tuyến trùng, nguyên liệu nuôi nấm , đất
phủ và nước là 3 điều kiện cho tuyến trùng xâm nhiễm.
Biện pháp phòng trừ :
Tăng nhiệt độ đống nguyên liệu ủ, đề phòng nguyên liệu nuôi nấm quá ẩm.
khi lên men lần hai tăng nhiệt độ lên 60oC có thể tiêu diệt tuyến trùng.
Sau khi nấm rơm có tuyến trùng phun KI 0.1%
Trong phòng nuôi nấm có thể xông hơi nóng 60oC
Giá nuôi nấm có thể phun dung dịch cồn ethylic 0.5-1%, hoặc dùng 10 ml dung dịch
formalin + DDVP để xông hơi.
d) Bọ nhảy ( horn)
3
Bọ nhảy thường ở trong đống rơm và phân, ăn hại sợi nấm và quả thể, khi nhiều thường tập
trung ăn hại nụ nấm và tán nấm làm cho nấm chết khô
Biện pháp phòng trừ: Phun DDVP 0.2 % để tiêu diệt, dùng bột nước vôi quét quanh tường.
e) Sên hại nấm ( slugs)
Sên gây hại nhiều loài nấm ăn, thường xuất hiện ban đêm.
Biện pháp phòng trừ:
Phun nước muối 1 % để phòng trừ
Buổi tối 9-10 giờ bắt sên.
Xung quanh luống phun nước vôi, muối ăn để cách ly.
Dùng dung dịch bã chè phun.
Ngoài ra còn xó ốc sên ( Snail ), mối ( Termite ) và chuột hại ( rat). T cần chú ý giữ vệ sinh
môi trường.
Câu 2. hãy phân tích, đánh giá các yêu tố ảnh hưởng đến năng xuất của nấm bao gồm các
yếu tố sau :
Yếu tố ngoại cảnh.
Yếu tố dinh dưỡng.
Yếu tố giống.
a. yếu tố dinh dưỡng.
Nguồn cacbon: Nguồn cacbon được cung cấp từ môi trường ngoài để tổng hợp nên các chất
như: hydratcacbon, amino acid, acid nucleic, lipid… cần thiết cho sự phát triển của nấm.
Trong sinh khối nấm, cacbon chiếm nửa trọng lượng khô, đồng thời nguồn cacbon cung cấp
năng lượng cho quá trình trao đổi chất. Đối với các loài nấm khác nhau thì nhu cầu cacbon
cũng khác nhau, nhưng hầu hết chúng dùng nguồn đường đơn giản là glucose, với nồng độ
đường là 2%. Trong tự nhiên, cacbon được cung cấp chủ yếu từ các nguồn polysaccharide
như: cellulose, hemicellulose, lignin, pectin,… Các chất này có kích thước lớn hơn kích
thước của thành và màng nguyên sinh chất. Muốn tiêu hóa được cơ chất này, nấm tiết ra
emzyme ngoại bào phân hủy cơ chất thành các chất có kích thước nhỏ hơn, đủ để có thể
xâm nhập được vào trong thành và màng tế bào.
Nguồn đạm (N): Đạm là nguồn cần thiết cho tất cả các môi trường nuôi cấy, cần cho sự
phát triển hệ sợi nấm. Hệ sợi nấm sử dụng nguồn đạm để tổng hợp các chất hữu cơ như:
purin, pyrimidin, protein, tổng hợp chitin cho vách tế bào. Nguồn đạm sử dụng trong các
môi trường ở dạng muối: muối nitrat, muối amon. Trong tế bào, ion NH4+ thường gắn với
cetoglutamic và những amin khác được hình thành từ những phản ứng chuyển hóa amin. Sự
hiện diện của NH4+ trong môi trường ảnh
hưởng đến tỷ số C/N , chúng đánh giá mức độ hoạt động của vi sinh vật.
Khoáng: Cần cho sự phát triển và tăng trưởng của nấm
Nguồn sufur: Được cung cấp vào môi trường từ nguồn sulfat và cần thiết để tổng hợp
một số loại acid amin.
Nguồn phosphat: Tham gia tổng hợp ATP, acid nucleic, phospholipid màng. Nguồn
cung cấp phospho thường là từ muối phosphat.
Nguồn kali: Đóng vai trò làm đồng yếu tố (cofactor), cung cấp cho các loại enzym
hoạt động. Đồng thời đóng vai trò cân bằng khuynh độ (gradient) bên trong và ngoài
tế bào.
4
Magiê: Cần thiết cho sự hoạt động một số loại enzym, nguồn magiê được cung cấp
từ sulfat magiê.
Bảng nồng độ một số dạng muối khoáng cần cho trồng nấm.
Tên muối Nồng độ cần thiết (‰)
- Phophat kali monobasic 1 – 2
- Phosphat kali dibasic 1 – 2
- Sulfat Magnê 0,2 – 0,5
- Sulfat Mangan 0,02 – 0,1
- Sulfat Calxi 0,001 – 0,05
- Clorua kali 2 – 3
- Peroxi phosphat 2 – 3
Vitamin: Những phân tử hữu cơ này được dùng với lượng rất ít, chúng không phải là nguồn
cung cấp năng lượng cho tế bào. Vitamin cần thiết và giữ chức năng đặc biệt trong hoạt
động của enzym. Hầu hết nấm hấp thụ nguồn vitamin từ bên ngoài và chỉ cần một lượng rất
ít nhưng không thể thiếu. Hai nguồn vitamin cần thiết cho nấm là biotin (vitamin H) và
thiamin (vitamin B1).
b. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh lên sự sinh trưởng của nấm
Các yếu tố vật lý tác động lên sợi nấm khác với tác động lên sự hình thành quả thể nấm.
Tác nhân vật lý ảnh hưởng trực tiếp lên sợi nấm với mức độ khác nhau: mức độ tác động
thấp nhất, mức độ tác động tối ưu, mức độ tác động lớn nhất. Những yếu tố tác động trực
tiếp lên sự sinh trưởng sợi nấm là nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và độ thông khí.
Nhiệt độ: Ảnh hưởng trực tiếp đến các phản ứng sinh hóa bên trong tế bào, kích thích hoạt
động các chất sinh trưởng, các enzym và chi phối toàn bộ các hoạt động sống của nấm. Mỗi
loài nấm có nhu cầu nhiệt độ cho sinh trưởng và phát triển khác nhau. Nhiệt độ nuôi ủ hệ
sợi bao giờ cũng cao hơn so với khi nấm ra quả thể vài độ. Nhiệt độ cao hoặc thấp hơn nhiệt
độ thích hợp sẽ làm cho hệ sợi nấm sinh trưởng chậm lại hoặc chết hẳn.
Ánh sáng: Không cần cho quá trình sinh trưởng của nấm. Cường độ ánh sáng mạnh kiềm
chế sự sinh trưởng của sợi nấm, có trường hợp giết chết sợi nấm. Ánh sáng có thể phá vỡ
một số vitamin và enzym cần thiết, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường của sợi nấm.
Phòng ủ nấm không nên quá tối, sẽ gây trở ngại cho việc phát hiện bệnh và nhất là tạo điều
kiện thuận lợi cho nấm mốc, côn trùng phát triển. Trong giai đoạn nuôi hệ sợi tạo quả thể,
ánh sáng có tác dụng kích thích hệ sợi nấm kết hạch (nụ nấm).
Độ ẩm: Hầu hết các loài nấm cần độ ẩm cao. Một số loài thuộc nấm đảm cần độ ẩm thích
hợp cho sự sinh trưởng tối ưu của sợi nấm (80 – 90%). Nhưng hầu hết các loài nấm cần độ
ẩm để sinh trưởng hệ sợi là 50 – 60% (Flegg, 1962).
c. YẾU TỐ GIỐNG NẤM
A. Phương pháp tạo giống và tầm quan trọng của giống gốc
Khởi đầu quá trình nhân giống hay làm meo giống là phải có giống gốc. giống gốc hay
giống ban đầu có thể thực hiện bằng nhiều cách:
1. Thu thập và gây nẩy mầm bào tử nấm.
2. Tách sợi nấm từ các cơ chất có nấm mọc.
5
3. Phân lập từ quả thể nấm.
Môi trường dinh dưỡng để nuôi sợi tơ nấm thường sử dụng là môi trường thạch tổng hợp.
Sau khi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng, từ tơ nấm sẽ ăn lan trên mặt thạch thành lớp sợi
trắng. Những sợi nấm này lan dần ra từ bào tử hoặc từ mô thịt nấm cho đến khi phủ kín các
bề mặt thạch. Giống được dùng làm giống gốc phải đạt các yêu cầu sau:
· Là giống thuần, không lẫn tạp.
· Tơ mọc khỏe chia nhánh đều.
· Tơ nấm bò sát mặt thạch hoặc ăn vòng thành ống nghiệm, ít tơ khí sinh, tơ rối bông.
Giống gốc là khâu quyết định trong sản xuất và nuôi trồng nấm vì nó được nhân ra với
số lượng lớn và chỉ biết kết quả sau một vài tháng, nghĩa là sau khi thu hoặc nấm. Do đó sơ
suất khi chọn giống gốc sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn.
C. Phương pháp phân lập
Có nhiều cách phân lập để tạo giống gốc nhưng hiệu quả nhất là phân lập từ quả thể. Vì đây
là phương pháp nhân giống vô tính. Trong khi tách tơ nấm thì không rõ là có đúng là nấm
rơm hay nấm mốc hoặc nấm dại khác. Còn dùng bào tử nấm cũng không đơn giản vì đây là
giai đoạn sinh sản hữu tính, nên nấm tạo thành có thể bị thay đổi đặc tính. Ngoài ra, phương
pháp phân lập từ quả thể hạn chế được hiện tượng bị lẫn hay nhiễm tạp các loại vi sinh vật
khác vì sử dụng trực tiếp các mô
thịt nấm. Nguyên tắc của phương pháp này là chọn tai nấm điển hình và ở giai đoạn trưởng
thành, để dễ đánh giá chất lượng giống. Mô thịt nấm tách ở những vị trí kín đáo, ít tiếp xúc
với các nguồn bệnh nhất.
D. Các biện pháp để giống không bị tạp
Kỹ thuật vô trùng:
· Vô trùng môi trường dinh dưỡng: phương pháp phổ biến hiện nay là dùng hơi nước nóng
có áp suất (121oC, áp suất 1at, 30 phút).
· Vô trùng mẫu cấy: cắt gọt sạch chân nấm, dùng cồn 70o lau nhẹ bề ngoài để sát trùng.
· Vô trùng dụng cụ: vô trùng bằng ngọn lửa đèn cồn, sấy ở nhiệt độ 160oC trong thời
gian 120 phút đối với các dụng cụ nuôi cấy. Có thể sử dụng tia tử ngoại vô trùng
buồng cấy hoặc dùng hóa chất như dung dịch formaldehyde.
· Vô trùng nơi làm việc: phòng cấy phải kín gió, không có những nguồn bệnh, vệ sinh.
· Vô trùng trong thao tác: làm gọn, khéo, tránh thở mạnh, nói chuyện trong khi làm
việc.
E. Chất lượng, sự lão hóa và thoái hóa giống
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng giống
· Giống thuần khiết, có hay không sự lẫn tạp các loại vi sinh vật khác.
· Trạng thái hệ sợi nấm: độ đồng đều về màu sắc và hình thái.
· Hệ men thủy giải (tiêu hóa).
· Kết quả nuôi cấy: năng suất, chất lượng nấm rơm thành phẩm, hình thái và màu sắc quả
thể.
Sự lão hóa và thoái hóa giống
Bình thường tơ nấm tăng trưởng đến một mức độ nào đó, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát
triển thành quả thể. Tuy nhiên, trong ồng nghiệm hoặc bịch phôi, không đủ điều kiện cho
nấm tạo quả thể thì tơ nấm ngừng tăng trưởng sau đó trở nên già dần hay lão hóa. Tơ lão
6
hóa có các biểu hiện như kết màng, tiết nước có màu trắng hay màu đục, đổi màu từ màu
trắng sang màu xám hay nâu hoặc tạo bào tử màu đỏ thẫm. Ở điều kiện bình thường giống
nấm rơm lão hóa sau 15 – 20 ngày.
Không nên sử dụng giống lão hóa vì năng suất và chất lượng kém.
Giống được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng tổng hợp nhiều lần, làm giảm khả năng
biến dưỡng, tơ nấm không mọc bình thường, sợi nấm mỏng manh. Nguyên nhân là do tơ
nấm giảm sự tổng hợp các enzyme thủy giải như amylase, hemicellulose, cellulose,
protease … Dẫn đến hiện tượng tơ nấm không sử dụng tốt các nguyên liệu thô như tinh bột,
chất xơ, chất đạm. Giống này khi nuôi trồng không tạo được quả thể hoặc năng suất và chất
lượng rất thấp.
Câu 3. trong quy trình trồng nấm, hãy cho biết công đoạn nào quyết định năng xuất, chất
lượng của nấm ?
Giống gốc là khâu quyết định trong sản xuất và nuôi trồng nấm vì nó được nhân ra với số
lượng lớn và chỉ biết kết quả sau một vài tháng, nghĩa là sau khi thu hoặc nấm. Do đó sơ
suất khi chọn giống gốc sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn.
Năng suất nấm lệ thuộc bởi nhiều yếu tố, bao gồm:
- Giống nấm.
- Thành phần dinh dưỡng.
- Điều kiện nuôi ủ và chăm sóc.
- Phòng bệnh.
1. Meo giống nấm
Muốn nâng năng suất nấm mèo, trước tiên phải có nguồn giống cung cấp tin cậy, còn lại
là tùy thuộc kỹ thuật người trồng.
2. Dinh dưỡng cho nấm
Liên quan đến loại mạt cưa (loại gỗ) và thành phần thêm vào. Thành phần này có thể cung
cấp ngay từ lúc trộn nguyên liệu, nhưng cũng có thể bổ sung thêm vào giai đoạn phát triển
của quả thể. Dinh dưỡng trộn thêm vào nguyên liệu có thể là phân bón hoá học hoặc 1%
đường ăn hoặc khoáng như Kali, Phosphat, Magnê . Ngoài ra, nhiều loại phân bón lá,
như N-P-K, Komix, Bimix, HVP đều có thể dùng để tưới bổ sung cho nấm. Urê dùng
tưới nấm rất tốt, nhưng khi phát sinh bệnh, nhất là mốc, phải ngưng ngay. Tuy nhiên, quan
trọng vẫn là khâu chế biến và ủ nguyên liệu. Nguyên liệu chuẩn bị tốt năng suất chắc chắn
sẽ cao.
3. Điều kiện nuôi
Góp phần đáng kể trong việc nâng năng suất nấm. Nếu trong thời gian ủ tơ, nhiệt độ lên
cao hoặc xuống thấp quá, cũng làm ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng, đặc biệt trong tình
trạng thiếu oxy, tơ bị ngộp, tiết nước, năng suất giảm nhanh. Do đó, bịch nuôi ủ nên để
thoáng, mật độ vừa phải, có cửa sổ để gió lùa vào phòng làm giảm nhiệt độ, nhưng
tránh nắng rọi trực tiếp . Khi tơ đã lan đầy bịch, bắt đầu chuyển sang giai đoạn tưới đón
nấm. Giai đoạn này có nhiều vấn đề phải giải quyết:
- Nên treo bịch hay xếp kệ?
- Rạch bịch như thế nào?
- Lúc nào bắt đầu tưới và tưới ra sao
- Nấm như thế nào thì thu hái được?
7
Phổ biến hiện nay người nuôi trồng vẫn thích treo hơn để dàn kệ, vì đở tốn kém
và dễ vệ sinh. Trong trường hợp ở nhà vườn, có thể kết hợp nuôi trồng nấm mèo dưới các
tán cây, để giảm một phần chi phí xây dựng. Bịch treo thành từng xâu 5- 6 bịch, chiều cao
không nên quá 1,6m, để dễ quan sát và chăm sóc.
Để cho nấm “ có chỗ chui ra “, trên thành bịch phải rạch thành nhiều đường. Đường rạch
không cần lớn, chỉ cần dài khoảng 2 cm, nhưng gồm nhiều đường (12- 15 đường), theo
nhiều hướng xung quanh thành bịch. Đường rạch cần đủ rách bao nylon, không phạm sâu
vào khối mạt cưa có tơ nấm.
Sau khi, rạch khoảng sáu giờ là có thể tưới nước. Lúc này vết thương của tơ nấm ở các vết
rạch đã có thể lành lặn. Đồng thời, nước tưới sẽ làm tăng ẩm độ và giảm nhiệt độ, kích thích
nấm kết quả thể tốt hơn.
Khi thịt nấm đã hình thành ở các lỗ rạch (dạng con sâu), cần giữ ẩm tốt để quả thể phát
triển bình thường. Nấm sẽ chuyển qua các giai đoạn của quá trình phát triển và trưởng
thành, bìa mép mỏng dần và bắt đầu có hiện tượng dợn sóng là đến thời điểm thu hái.
Thường người ta bón thêm dinh dưỡng vào lúc nấm dạng tách, để kích thích nấm tăng
trưởng nhanh, hoặc tưới urê vào lúc nấm dạng dĩa, để tăng trọng lượng quả thể và làm màu
sắc nấm đẹp hơn.
4. Phòng bệnh
Là vấn đề lớn hiện nay, nhất là khi phong trào trãi rộng, nhà nhà trồng nấm. Với số lượng
bịch nuôi trồng lớn và trồng quanh năm, nếu không có biện pháp phòng bệnh tốt, thì khó
đạt được kết quả. Việc phòng bệnh bao gồm: - Chọn giống khoẻ
- Xử lý và khử trùng tốt nguyên liệu.
- Giữ môi trường nơi nuôi trồng thật vệ sinh. Nên rửa bịch trước khi rạch 2 giờ.
- Hạn chế sử dụng thuốc sát trùng trực tiếp lên nấm. Chỉ nên phun thuốc trừ sâu bệnh
trước và sau khi nuôi trồng.
- Nên phân lô (bịch tốt, bịch xấu) để tiện chăm sóc
Có thể tóm tắt những việc nên làm vào không nên làm, khi nuôi trồng nấm mèo.
Câu 4. hãy phân tích sự khác biệt giữa C/N giữa các nguồn nguyên liệu trồng nấm như :
mùn cao su, sơ dừa, bã mĩa, cây cọng mì, lục bình, vỏ cà phê, rơm rạ. Từ đó đưa ra công
thưc thích hợp cân đối C/N để trồng các loại nấm : nấm mèo, nấm bào ngư, nấm linh chi,
nấm rơm bằng cách điều chỉnh bằng đạm vô cơ DAP.
Sự khác biệt tỷ lệ C/N giữa các nguồn nguyên liệu trồng nấm như : mùn cao su, rơm rạ,
bã mía, lục bình, cọng mì, vỏ cà phê, là do cấu trúc di truyền của mỗi nguyên liệu này
là khác nhau. Do đó nó sẽ quyết định nên tỷ lệ C/N giữa các nguyên liệu này là khác nhau.
Nguyên liệu
Tổng lượng C
Tổng lượng N
Tỷ lệ C/N
Thích hợp C/N
Rơm rạ 51,26 0,61 84,03 50 nấm rơm
Cao su 43,512 0,772 56,326 25 - 30 bào ngư
Bã mía 49,19 0,69 71,29 35 nấm mèo
Xơ dừa 46,09 0,56 82,30 30 - 40 nấm linh chi
Cọng mì
8
Lục bình
Vỏ cà phê
Ví dụ bảng dưới đây (g/100g khô).
Trên thực tế qua những nghiên cứu về hàm lượng C/N của những nguyên liệu trên là cao
hơn so với nhu cầu thực tế để trồng các loại nấm như : linh chi ( C/N= 30-40 ), nấm rơm
(C/N =50), nấm bào ngư (C/N = 25-30), nấm mèo (C/N = 35).
Do đó dựa vào số liệu từ bảng trên để ta tính toán tỷ lệ C/N thích hợp bằng cách điều
chỉnh hàm lượng nito từ phân đạm vô cơ DAP.
Trên thị trường hiện nay thì phân đạm DAP có hàm lượng nito như sau :
Cứ 100kg phân DAP có 18kg nito.
Vậy 1kg phân DAP có 0,18kg nito.
→ 1kg phân DAP có 180g nito.
1. Đầu tiên ta xây dựng tỷ lệ C/N thích hợp để trồng nấm rơm trên nguyên liệu rơm khô như
sau.
Ta biết rằng cứ 100g rơm khô có 0,61g nito.
1g rơm khô có 6,1.10
-3
g nito.
=>1kg rơm khô có 6,1g nito.
Tương tự ta cũng tính được hàm lượng cacbon từ rơm khô như sau.
100g rơm khô có 51,26g cacbon.
1g rơm khô có 0,5126g cacbon.
=>1kg rơm khô có 512,6g cacbon.
Mặt khác ta thấy rằng tỷ lệ C/N thích hợp để trồng nấm rơm là C/N =50, mà thực tế C/N
=84,03, do đó cao hơn tỷ lệ thích hợp. Vậy ta phải điều chỉnh hàm lượng nito bằng cách bổ
xung từ phân DAP.
Ta có C/N =50 =>N
2
phù hợp = 512,6 : 50 = 10,252 (g/kg rơm khô)
=> N
2
cần thêm vào rơm khô là : 10,252 - 6,1 = 4,152 (g/kg rơm khô)
Vậy mỗi 1kg rơm khô ta cần bổ xung số kg phân DAP là : 4,152 : 180 = 0,023 (kg/kg rơm
khô).
Tương tự ta tính được hàm lượng phân DAP thêm vào các nguyên liệu khác như sau :
- Trồng nấm rơm trên mùn cao su thì bổ sung là 0,0156 kg/ kg cao su.
- Trồng nấm rơm trên bã mía thì bổ sung là 0,016 kg/kg bã mía.
- Trồng trên sơ dừa thì bổ sung là 0,02 kg/ kg sơ dừa.
2. Tính toán trồng nấm linh chi trên mùn cao su.
Ta thấy rằng cứ 100g mùn cao su có 0,772g nito.
1g mùn cao có 7,72.10
-3
g nito.
=>1kg mùn cao có 7,72g nito.
Tương tự ta tính được hàm lượng cacbon từ mùn cao su.
Thì cứ 100g mùn cao su có 43,512g cacbon.
1g mùn cao su có 0,43512g cacbon.
=>1kg mùn cao su có 435,12g cacbon.
Mà tỷ lệ C/N phù hợp để trồng nấm linh chi là C/N= 30-40, thực tế C/N = 56,36 là cao hơn
tỷ lệ thích hợp. Vậy ta sẽ điều chỉnh hàm lượng nito bằng cách bổ sung phân DAP.
- Nếu C/N =30 =>N
2
phù hợp là : 435,12 : 30 = 14,504 g/kg mun cao su.
9
=> N
2
cần thêm vào là : 14,504 - 7,72 = 6,784g/kg mùn cao su.
Vậy mỗi 1kg mùn cao su cần bổ sung số kg phân DAP là : 6,784 : 180 = 0,0377 kg/kg mùn
cao su.
- Nếu C/N = 40 => N
2
phù hợp là : 435,12 : 40 = 10,878 g/kg mùn cao su.
=> N
2
cần thêm vào : 10,878 - 7,72 = 3,158 g/kg mùn cao su
Vậy mỗi 1kg mùn cao su cần bổ sung phân số kg DAP là 3,158 : 180 = 0,0175 kg/kg mun
cs.
Kết luận chung thì mỗi 1kg mùn cao su sẽ bổ sung là 0,0377kg/kg mùn cao su giảm xuống
0,0175kg/kg mùn cao su, để phù hợp với tỷ lệ C/N = 30-40.
3. Tính toán trồng nấm bào ngư trên môi trường bã mía.
Ta thấy rằng cứ 100g bã mía có 0,69g nito.
1g bã mía có 6,9.10
-3
g nito
=>1kg bã mía có 6,9g nito.
Tương tư ta tính được hàm lượng cacbon như sau
Cứ 100g bã mía có 49,19g cacbon.
1g bã mía có 0,4919g cacbon.
=>1kg bã mía có 491,9g cacbon.
Ta thấy tỷ lệ C/N phù hợp để trồng nấm bào ngư là C/N = 25-30, mà thực tế tỷ lệ C/N của
bã mía là C/N = 71,29, cao hơn để trồng .Vậy ta sẽ điều chỉnh bằng phân DAP.
- Nếu C/N = 25 => N
2
phù hợp là 491,9 : 25 = 19,676 g/kg bã mía.
=> N
2
cần thêm vào 19,676 - 6,9 = 1,776 g/kg bã mía
Vậy mỗi 1kg bã mía cần bổ sung phân DAP là 1,776 : 180 = 0,071 kg/kg bã mía
- Nếu C/N = 30 => N
2
phù hợp là 491,9 : 30 = 16,4 g/kg bã mía
=> N
2
cần thêm vào là 16,4 - 6,9 = 9,5 g/kg bã mía
Vậy mỗi 1kg bã mía bổ sung phân DAP là 9,5 : 180 = 0,053 kg/kg
Kết luận chung mỗi 1kg bã mía sẽ bổ sung số kg phân DAP từ 0,071kg/kg bã mía giảm
xuống 0,053kg/kg bã mía cho phù hợp với tỷ lệ C/N = 25 -30 .
Tương tự ta cũng tính được hàm lượng phân DAP sử dụng cho các nguyên liệu như :
- Trồng trên nguyên liệu mùn cưa từ 0,054 kg/kg giảm xuống 0,038 kg/kg cho phù hợp với
tỷ lệ C/N = 25 -30
- Trồng trên nguyên liệu rơm khô từ 0,08 kg/kg giảm xuống 0,06 kg/kg cho phù hợp với tỷ
lệ C/N = 25 - 30.
- Trồng trên nguyên liệu xơ dừa từ 0,071 kg/kg giảm xuống 0,054 kg/kg cho phù hợp với tủ
lệ C/N = 25 -30
4. Tính toán trồng nấm mèo trên nguyên liệu mùn cưa.
Ta thấy rằng cứ 100g mùn cao su có 0,772g nito.
1g mùn cao có 7,72.10
-3
g nito.
=>1kg mùn cao có 7,72g nito.
Tương tự ta tính được hàm lượng cacbon từ mùn cao su.
Thì cứ 100g mùn cao su có 43,512g cacbon.
1g mùn cao su có 0,43512g cacbon.
=> 1kg mùn cao su có 435,12g cacbon.
10
Mà tỷ lệ C/N phù hợp để trồng nấm mèo là C/N = 35, thực tế C/N = 56,36 là cao hơn tỷ lệ
thích hợp. Vậy ta sẽ điều chỉnh hàm lượng nito bằng cách bổ sung phân DAP.
Ta có C/N = 35 =>N
2
phù hợp là : 435,12 : 35 = 12,432g/kg mun cao su.
=> N
2
cần thêm vào là : 12,432 - 7,72 = 4,712g/kg mùn cao su.
Vậy mỗi 1kg mùn cao su cần bổ sung số kg phân DAP là : 4,712 : 180 = 0,026 kg/kg mùn
cao su.
Tương tự ta cũng tính được lượng phân DAP cho các nguyên liệu sau
- Trồng trên rơm khô là 0,047 kg/kg rơm khô.
- Trồng trên bã mía là 0,04 kg/ kg bã mía.
- Trồng trên xơ dừa là 0,042 kg/kg xơ dừa.
Câu 5. xây dựng đề án đầu tư khả thi cho một doanh nghiệp chuyên kinh doanh và sản xuất
nấm ?
Lập dự án đầu tư được lập như thế nào?
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động
đầu tư trên địa bàn cụ thể,trong khoảng thời gian xác định . Dự án đầu tư là cơ sở để cơ
quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý,cấp phép đầu tư. Nó là căn
cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt
quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn
cho dự án.
Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một
dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc. Cụ thể:
- Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư.
- Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư.
- Lựa chọn hình thức đầu tư.
- Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.
Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư.
Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai văn kiện :
- Báo cáo tiền khả thi.
- Báo cáo khả thi.
Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ
đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư
thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi .
Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm :
- Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn
- Qui mô dự án và hình thức đầu tư
- Khu vực và địa điểm đầu tư ( dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi
trường, xã hội, tái định cư ,nhân công ) được phân tích, đánh giá cụ thể .
- Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ ,kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư
,nguyên vật liệu ,dịch vụ ,hạ tầng cơ sở
- Lựa chọn các phương án xây dựng
11
- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư , phương án huy động vồn ,khả năng thu hồi vốn ,khả
năng trả nợ và thu lãi.
- Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.
- Thành phần ,cơ cấu của dự án :tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.
Trong trừơng hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo qui định của pháp luật
thì sau khi đựơc phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dưng bản báo cáo chi tiết ,đầy
đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi , đó là Báo cáo khả thi.
Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về
nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn . Và như đã nói ở trên nó
cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.
Nội dung của Báo cáo khả thi :
Tên Đề án: Đề án Tổ chức sản xuất và tiêu thụ nấm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 -
2015.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2010 - 2015
- Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư:
- Mục tiêu đầu tư
Mục tiêu chung: Tổ chức sản xuất, tiêu thụ nấm ăn và nấm dược liệu theo hướng hiệu quả,
bền vững để tạo ra sản lượng sản phẩm hàng hóa lớn, cung cấp cho thị trường và thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, tạo thêm việc làm cho lao động
nông thôn, tiến tới phát triển nấm thành một nghề sản xuất có thu nhập cao cho người dân
Thái Nguyên.
Mục tiêu cụ thể:
* Năm 2010
- Tập trung chỉ đạo, hỗ trợ và tổ chức sản xuất 5 loại nấm chính (nấm sò, nấm mỡ, nấm
rơm, mộc nhĩ, linh chi, nấm hương) với sản lượng 1.200 tấn từ 5000 tấn nguyên liệu tại các
HTX, trang trại, Doanh nghiệp và một số hộ nông dân có điều kiện.
- Khuyến khích các HTX, Trang trại, Doanh nghiệp sản xuất các loại nấm cao cấp như
Kim Châm, Ngọc Trâm nếu đủ điều kiện.
- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nấm trong và ngoài tỉnh, phấn đấu tiêu thụ được
từ 50 - 80% sản lượng nấm thông qua mạng lưới tiêu thụ của Hội.
* Từ năm 2011 đến năm 2015
- Bình quân sản xuất được 2.000 - 3.000 tấn nấm các loại/năm, phấn đấu đến năm 2015
đạt tổng sản lượng đạt trên 15.000 tấn nấm các loại, tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, tiến tới
xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Hình thành mạng lưới tiêu thụ nấm trong và ngoài tỉnh.
- Tạo ra một nghề sản xuất nấm bền vững để tạo việc làm cho 18.000 lao động và tăng
thu nhập cho nông dân từ 1.500.000 - 3.000.000 đồng/tháng góp phần sử dụng hiệu quả
nguồn nhân lực nông thôn và nguyên liệu trong sản xuất nông nghiệp.
địa điểm đầu tư:
Phạm vi của Dự án được triển khai trên toàn tỉnh. Trước mắt, tỉnh sẽ xây dựng 4 mô hình
sản xuất nấm tập trung ở huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên và T.P Thái Nguyên
- Qui mô dự án
12
Phạm vi của Dự án được triển khai trên toàn tỉnh.t ập trung Các hộ gia đình, HTX, các
thành phần kinh tế khác; Chú trọng khuyến khích các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, hộ
nghèo, cận nghèo tham gia sản xuất nấm.
- Vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Đề án trong giai đoạn 2010-2015 là: 13.850 triệu
đồng, trong đó:
- Vốn mua bịch nấm giống: 7.740 triệu đồng.
- Vốn xây dựng lán trại: 3.950 triệu đồng.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất bịch nấm giống, chế biến bảo quản nấm:
1.050 triệu đồng.
- Vốn lưu động: 740 triệu đồng.
- Kinh phí tập huấn, chỉ đạo, tiếp thị, mô hình…: 370 triệu đồng.
Nguồn vốn đầu tư
* Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ: 3.350 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách tỉnh: 400 triệu đồng, gồm:
+ Hỗ trợ máy móc thiết bị: 250 triệu đồng.
+ Hỗ trợ tập huấn, đào tạo, xây dựng mô hình: 150 triệu đồng.
- Ngân sách thành phố hỗ trợ: 2.950 triệu đồng, gồm:
+ Hỗ trợ mua bịch nấm giống: 1.480 triệu đồng
+ Hỗ trợ xây dựng lán trại: 1.040 triệu đồng
+ Hỗ trợ chuyển giao KHKT: 50 triệu đồng
+ Hỗ trợ cơ sở sản xuất bịch nấm, chế biến: 210 triệu đồng
+ Hỗ trợ mô hình trình diễn: 30 triệu đồng
+ Hỗ trợ khâu tiếp thị: 70 triệu đồng
+ Hỗ trợ xây dựng, quản lý, chỉ đạo thực hiện đề án: 70 triệu đồng
* Vốn tự có của chủ đầu tư: 6.350 triệu đồng
* Vốn vay tín dụng và nguồn vốn khác: 4.150 triệu đồng
- Thời gian , tiến độ thực hiện dự án
- Các giải pháp về kiến trúc , xây dựng , công nghệ ,môi trường
. Tổ chức sản xuất các loại nấm từ đơn giản đến cao cấp để hình thành các cơ sở sản xuất,
hạt nhân là các Doanh nghiệp, Trang trại, HTX. Hộ nông dân là vệ tinh sản xuất cho các cơ
sở lớn thông qua các chi Hội Nông dân. Đối tượng trọng tâm là các vùng nông dân bị mất
đất, các doanh nghiệp tự nguyện tham gia, các trang trại, HTX đủ điều kiện, sản xuất theo 3
hình thức:
- Sản xuất nấm tập trung, quy mô lớn từ 5000m
2
theo mô hình Hợp tác xã.
- Sản xuất quy mô gia trại và trang trại từ 2000 - 3000 m
2
trở lên.
- Hình thức sản xuất quy mô nông hộ từ 200 - 500 m
2
.
Về kỹ thuật, công nghệ sản xuất: Áp dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ trồng, chế biến
nấm ăn, nấm dược liệu của Trung tâm CNSH thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp Việt
Nam. Gồm: Công nghệ nuôi trồng nấm sò; nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm hương,
nấm linh chi Phối hợp với Trung tâm ứng dụng KHCN tỉnh để chuyển giao công nghệ cho
các cơ sở, cá nhân sản xuất nấm.
13
Đào tạo cán bộ tại Trung tâm CNSH thực vật - Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam hoặc
đào tạo tạo Trung tâm ứng dụng KHCN tỉnh.
Phương án sử dụng lao động ,quản lý , khai thác dự án
Thành phố hỗ trợ cho việc đào tạo nghề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nấm cho
lao động đang làm tại các cơ sở trồng, chế biến nấm: Sau khi đào tạo xong, có đủ thủ
tục được thành phố xem xét, hỗ trợ 01 lần: Mức hỗ trợ 450.000 đồng/người/tháng, tối đa
không quá 1,5 triệu đồng/người/khoá học.
Điều 2. UBND thành phố thành lập Ban chỉ đạo thực hiện “Đề án phát triển sản xuất nấm
thực phẩm và nấm dược liệu thành phố thái nguyên giai đoạn 2010-2015”. Ban chỉ đạo có
nhiệm vụ triển khai thực hiện các nội dung trong đề án nhằm đảm bảo thực hiện các mục
tiêu của đề án. Trong quá trình thực hiện có những vấn đề phát sinh, Ban chỉ đạo tổng hợp
báo cáo UBND thành phố để trình Ban Thường vụ và HĐND thành phố xem xét chỉnh sửa
bổ sung cho phù hợp.
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND-UBND thành phố thái nguyên , Trưởng các phòng: Tài
chính - Kế hoạch, Kinh tế, Quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường, các phòng ban liên
quan, Chủ tịch UBND các xã, phường, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này
Giải pháp về tổ chức quản lý, thực hiện.
* Đối với sản phẩm nấm: Chọn những cơ sở đáng sản xuất nấm có hiệu quả trên địa bàn
để tiếp tục đầu tư theo hướng bền vững bắt đầu từ những loại nấm đang có, tiến tới sản
xuất các loại nấm cao cấp.
* Đối với tổ chức sản xuất.
- Năm 2010 liên kết với doanh nghiệp, HTX để đầu tư sản xuất 4 - 5 mô hình nấm tập
trung ở huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên với quy mô trang
trại, diện tích từ 5000 m
2
trở lên.
- Những năm sau thực hiện quy hoạch phát triển các gia trại, trang trại, công ty sản xuất
nấm đồng thời khuyến khích nông dân tận dụng nguyên liệu sản xuất tại chỗ để sản xuất
nấm.
- Thực hiện liên kết với Trung tâm CNSH thực vật - Viện Di truyền nông nghiệp Việt
Nam và Trung tâm ứng dụng KHCN tỉnh để cung ứng giống nấm, một số vật tư cần thiết,
tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hái nấm.
* Về tổ chức tiêu thụ nấm Hội Nông dân tỉnh tuyên truyền, phổ biến về nấm tại các cơ
quan thông tin đại chúng, các ấn phẩm, trang WEBSITE của Hội, đồng thời liên kết với các
tổ chức, doanh nghiệp, trường Đại học để mở các điểm giới thiệu sản phẩm nấm cả trong và
ngoài tỉnh.
* Về quản lý Đề án.
- Cơ quan quản lý: UBND tỉnh.
- Cơ quan thực hiện: Hội Nông dân tỉnh.
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án gồm:
+ Trưởng ban chỉ đạo: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
+ Phó Ban chỉ đạo: Hội Nông dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT.
+ Các thành viên: Là các sở, ngành có liên quan: Sở Khoa học công nghệ; Sở Kế hoạch
và đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công thương, Đài Phát thanh và truyền hình, Báo Thái Nguyên.
14
Sản xuất nấm chiếm ít diện tích, chu kỳ sản xuất ngắn, hiệu quả kinh tế cao. Làm tăng
nguồn thu nhập cho hội viên, nông dân từ 54.000 - 123.000 đồng/ công lao động tương
đương 1.500.000 đồng - 3.000.000 đồng/tháng
- Các hình thức quản lí dự án. :
- sản xuất tập trung như: hợp tác xã
- quy mô trang trại và nông trại
- quy mô nông hộ:
- Hiệu quả đầu tư
8.1. Hiệu quả kinh tế.
Sản xuất nấm chiếm ít diện tích, chu kỳ sản xuất ngắn, hiệu quả kinh tế cao. Làm tăng
nguồn thu nhập cho hội viên, nông dân từ 54.000 - 123.000 đồng/ công lao động tương
đương 1.500.000 đồng - 3.000.000 đồng/tháng.
8.2. Hiệu quả xã hội.
- Nghề nấm phát triển sẽ sử dụng hiệu quả tài nguyên thực vật và cung cấp cho thị trường
một lượng lớn nông sản thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn chất lượng, bảo vệ sức khỏe
người tiêu dùng.
- Phát triển nghề nấm sẽ xúc tiến các nghề khác phát triển. Hội Nông dân sẽ hình thành
các chi hội sản xuất, tiêu thụ nấm, tiến tới xây dựng các làng nghề chuyên sản xuất, tiêu thụ
nấm của tỉnh.
- Đề án được thực hiện sẽ tạo thêm việc làm cho từ 2000 - 3000 lao động/năm, đến 2015
dự kiến sẽ đào tạo được 18.000 lao động nông thôn có nghề làm nấm.
8.3. Hiệu quả môi trường.
- Công nghệ sản xúat nấm tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, không sử dụng hóa
chất độc hại, phế thải từ sản xuất nấm sử dụng làm phân bón cho cây trồng do vậy không
gây ô nhiễm môi trường.
- Đối với miền núi, giảm được việc đốt rơm rạ sau thu hoạch, giảm được hiệu ứng nhà
kính trong tương lai.
- Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án
6.1. Kế hoạch hoạt động.
- Năm 2010: Tổ chức sản xuất tại 4 - 5 trang trại tập trung thông qua liên kết với các
doanh nghiệp ở thành phố Thái Nguyên, các huyện: Đồng Hỷ, Phổ Yên và Đại Từ, xây
dựng mô hình điểm ở một số nông hộ.
- Những năm tiếp theo: Trên cơ sở kết quả năm 2010 để mở rộng phạm vi và quy mô sản
xuất.
6.2. Kế hoạch sản xuất nấm (từ năm 2010 đến năm 2015)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
1. Lượng nguyên liệu cho sản xuất Tấn 159.000
2. Phát triển trang trại sản xuất nấm Cái 81
3. Chi Hội Nông dân sản xuất, thu mua, chế biến Chi hội 115
4. Số lao động tham gia Lao động 18.700
5. Sản lượng nấm các loại Tấn 15.750
6. Tổng giá trị sản lượng Triệu đồng 338.750
15
Tính chất tham gia ,mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan
Xây dựng mối liên kết giữa các nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hình thành đầu mối thu
gom và tiêu thụ các sản phẩm nấm trên địa bàn tỉnh. Thành lập Hiệp hội nấm tỉnh Thái
Nguyên
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, tiêu thụ nấm. Hỗ trợ
đầu tư giống, trang thiết bị để phục vụ sản xuất, vận chuyển bảo quản và bán sản phẩm.
Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như : Tính
hợp pháp, tính hợp lí , tính khả thi, tính hiệu quả ,tính tối ưu
Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao, do vậy một sự chú ý dành cho các
chủ đầu tư trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các
tổ chức và các chuyên gia từng tham gia thẩm định các dự án . Đặc biệt , nếu dự án sử dụng
nguồn vốn vay nên mời cả người cho vay ( tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư ) tham gia
ngay từ khâu lập dự án .
Theo các chuyên gia thì muốn có một báo cáo khả thi có chất lượng thì chủ đầu tư phải
dành thời gian và chi phí thỏa đáng cho việc khảo sát và lập báo cáo ( Theo một nghiên cứu
của UNDP thì chi phí lập báo cáo thường chiếm 5% kinh phí dự án , có khi lên tới 15 -
20% đối với các dự án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp ).
Sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi nhà đầu tư phải trình các báo
cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư ( với các dự án phải thẩm tra đầu
tư). Đồng thời ,gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư ( với dự án sử dụng nguồn vốn vay ).
Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án
đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn
làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế .
Trên đây là những vấn đề cơ bản ,là cái sườn để lập một dự án đầu tư, nó sẽ có sự thay đổi
điểm khác khi áp dụng vào một lĩnh vực đầu tư cụ thể trong thực tế. điểm này hoặc