Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi công chức chuyên ngành xây dựng Đảng full đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.55 KB, 6 trang )

ÔN THI CÔNG CHỨC – VIÊN CHỨC
ĐỀ THI TUYỂN CÔNG CHỨC
MÔN THI VIẾT NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH
CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG
Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
Hình thức thi: thi viết

Đề số 6
Câu 1: Anh/Chị hãy trình bày quy định ứng cử, bầu cử được áp dụng trong các
trường hợp nào theo quy định của Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo
Quyết định số 244-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng?
Câu 2: Anh/Chị hãy trình bày mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đề tiếp tục đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả theo quy định của Nghị quyết số 18-NQ/TW?
Câu 3: Căn cứ Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc kiểm sốt quyền
lực cơng tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, Anh/Chị hãy trình bày quy
định kiểm sốt quyền lực trong công tác cán bộ đối với các trường hợp sau đây:
- Đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện công tác
cán bộ ở các cấp.
- Đối với cán bộ tham mưu, đề xuất.

LÊ ĐỨC - 0334902785


ÔN THI CÔNG CHỨC – VIÊN CHỨC

Đáp án
Câu 1:
Căn cứ điều 9 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số
244-QĐ/TW, ngày 09/06/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định
về ứng cử như sau:


Ứng cử được áp dụng trong các trường hợp sau:
1- Đảng viên chính thức ứng cử tại đại hội đảng viên mà mình là thành viên của tổ
chức đảng đó. Đại biểu chính thức của đại hội ứng cử tại đại hội đại biểu.
2- Đảng viên chính thức khơng phải là đại biểu đại hội làm đơn ứng cử ở đại hội tổ
chức cơ sở đảng hoặc làm hồ sơ ứng cử để được bầu vào cấp ủy của đại hội đại
biểu từ cấp huyện và tương đương trở lên.
3- Ủy viên ban chấp hành ứng cử để được bầu vào ban thường vụ; ủy viên ban
thường vụ ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư; trường hợp cấp ủy chỉ bầu bí
thư, phó bí thư, khơng bầu ban thường vụ thì cấp ủy viên có quyền ứng cử để được
bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế
này). Trường hợp đại hội chi bộ không bầu chi ủy, đảng viên chính thức có quyền
ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư.
4- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ứng cử để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban
Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị ứng cử để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường
hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
5- Cấp ủy viên ứng cử để được bầu vào ủy ban kiểm tra của cấp ủy cấp mình.
6- Ủy viên ủy ban kiểm tra ứng cử để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm
tra.
Căn cứ điều 11 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số
244-QĐ/TW, ngày 09/06/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định
về đề cử như sau:
Đề cử được áp dụng trong các trường hợp sau:
1- Đoàn Chủ tịch (chủ tịch) đại hội (hội nghị) đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy
triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị.

LÊ ĐỨC - 0334902785


ÔN THI CÔNG CHỨC – VIÊN CHỨC
2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng

viên dự bị đều có quyền đề cử đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ để được
bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp uỷ cấp
mình.
3- Ở đại hội đại biểu, đại biểu chính thức đề cử những đảng viên là đại biểu và
những đảng viên chính thức khơng phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình
để được bầu vào cấp uỷ; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được
bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
4- Ủy viên ban chấp hành đề cử ủy viên ban chấp hành khác để được bầu vào ban
thường vụ tại hội nghị ban chấp hành; đề cử ủy viên ban thường vụ để được bầu
làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
5- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đề
cử Ủy viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy
định tại Điều 13 của Quy chế này).
6- Ủy viên ban chấp hành đề cử ủy viên ban chấp hành khác để được bầu làm ủy
viên ủy ban kiểm tra; đề cử ủy viên ủy ban kiểm tra để được bầu làm chủ nhiệm ủy
ban kiểm tra (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
7- Ủy viên ủy ban kiểm tra đề cử ủy viên ủy ban kiểm tra khác để được bầu làm
phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Câu 2:
Căn cứ điều 2 mục II Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị
lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề tiếp
tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn , hoạt động
hiệu lực, hiệu quả quy định mục tiêu như sau:
Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đồn
thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tinh giản biên chế


LÊ ĐỨC - 0334902785


ÔN THI CÔNG CHỨC – VIÊN CHỨC
gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền
lương.
Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2021: (1) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và
các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp
trung gian, giảm cấp phó. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định liên quan
đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để kịp thời khắc
phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý; (2)
Thực hiện thí điểm một số mơ hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức
danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm rõ
về lý luận và thực tiễn; (3) Sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã
chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và
giảm số lượng thơn, tổ dân phố; (4) Giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.
- Từ năm 2021 đến năm 2030: (1) Hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực
hiện mơ hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều
kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới; giảm biên chế; (2) Phân định rõ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng
chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức
trong hệ thống chính trị; (3) Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị
quyết, kết luận của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bằng các quy định
của Đảng, pháp luật của Nhà nước; (4) Phân định rõ và tổ chức thực hiện mơ hình
chính quyền nơng thơn, đơ thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; (5)
Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và
thơn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập từ nay đến năm 2030: Thực hiện có hiệu
quả theo lộ trình, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 6
khoá XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập".
Câu 3:
Căn cứ điều 6 Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc
kiểm sốt quyền lực cơng tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền quy định

LÊ ĐỨC - 0334902785


ÔN THI CÔNG CHỨC – VIÊN CHỨC
đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện công tác cán bộ
ở các cấp như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng và Nhà nước về
công tác cán bộ và Quy định này.
- Chịu trách nhiệm trước cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo đối với những đề
xuất, nhận xét, đánh giá, thẩm định nhân sự, hồ sơ nhân sự.
- Chỉ đạo tổng hợp, báo cáo kịp thời, đầy đủ, trung thực cho cấp uỷ, tổ chức đảng,
tập thể lãnh đạo những ý kiến khác nhau về nhân sự của các cơ quan được giao
thực hiện công tác cán bộ.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với cán bộ được giao làm công tác cán bộ
thuộc cơ quan, đơn vị mình. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với các
hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và Quy định
này.
Căn cứ điều 7 Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc
kiểm sốt quyền lực công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền quy định
đối với cán bộ tham mưu, đề xuất như sau:
1. Nắm vững, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nguyên tắc, quy định của Đảng,
Nhà nước về công tác cán bộ; tình hình và yêu cầu về cán bộ ở địa bàn, lĩnh vực

được phân công theo dõi. Bảo đảm khách quan, cơng tâm, trung thực, chính xác,
thận trọng, chặt chẽ trong tham mưu về công tác cán bộ.
2. Chịu trách nhiệm về đề xuất của mình và tính chính xác, kịp thời của hồ sơ nhân
sự. Báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền về nhân sự và phương án nhân sự
thuộc địa bàn được phân công theo dõi.
3. Kịp thời phát hiện, báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền những dấu hiệu
tiêu cực, sai phạm trong công tác cán bộ ở địa bàn, lĩnh vực được phân công theo
dõi và kiến nghị việc xử lý.
4. Chấp hành Khoản 5, Điều 3 và Khoản 2, 4, 6 Điều 4 Quy định này.
5. Nghiêm cấm các hành vi:
a) Nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian, đặt điều kiện đối với
nhân sự và cơ quan trình nhân sự.

LÊ ĐỨC - 0334902785


ÔN THI CÔNG CHỨC – VIÊN CHỨC
b) Các hành vi quy định tại Điều 10 và Điều 11 Quy định này.

LÊ ĐỨC - 0334902785



×