Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Tài liệu HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.15 KB, 40 trang )


- 1 -


THE SYSTEM OF INDICATORS TO MEASURE AND EVALUATE
THE BANK PERFORMANCE










HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG


- 2 -
CHƯƠNG 11

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG

1. NHỮNG NGUYÊN LÝ CHUNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG CHO NGÂN HÀNG
Đôi khi chúng ta được chứng kiến một số nhà quản trị và phân tích ngân
hàng cho rằng, ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, nên những nguyên
lý áp dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp không phù hợp với ngân


hàng. Ý kiến này là không chắc chắn và không có cơ sở.
Mặc dù ở chừng mực nào đó thì ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc
thù, nhưng trên thực tế thì những nguyên lý chung trong phân tích tài chính
doanh nghiệp đều có thể áp dụng vào phân tích hoạt động kinh doanh ngân
hàng. Do đó, trước khi đi vào phân tích hoạt động ngân hàng chúng ta điểm lại
những nguyên lý chung trong phân tích tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở đó,
vận dụng chúng vào phân tích hoạt động ngân hàng.
1.1. MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP
Nội dung hoạt động của một doanh nghiệp có thể được biểu diễn bằng
thuật ngữ hoạt động hay thuật ngữ tài chính. Bằng thuật ngữ hoạt động, doanh
nghiệp mua nguyên liệu và phối hợp các nguyên liệu này cùng với vốn (capital)
và lao động để sản xuất ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Những hàng hoá và
dịch này được bán cho các doanh nghiệp khác tại mức giá sao cho có thu nhập
trên mức chi phí bù đắp cho nguyên liệu vốn và lao động. Bằng các thuật ngữ
tài chính, doanh nghiệp tạo vốn kinh doanh từ các chủ sở hữu và các chủ nợ,
chi tiêu các nguồn vốn này cho nguyên liệu, lao động và vốn; và hy vọng
nguồn tiền thu về sẽ lớn hơn những gì đã chi tiêu.
Theo lý thuyết tài chính, mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là tối đa giá
trị đầu tư của chủ sở hữu vào doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có cổ
phiếu được giao dịch tích cực trên thị trường chứng khoán thì mục tiêu này
chính là mục tiêu tối đa thị giá cổ phiếu. Như vậy mục tiêu tối đa thị giá cổ
phiếu trở nên khó quan sát đối với những công ty (thường nhỏ) không có cổ
phiếu giao dịch tích cực trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nhà quản trị
doanh nghiệp có thể tối đa giá trị đầu tư của chủ sở hữu thông qua hệ thống
chỉ tiêu sinh lời tốt nhất trong mối tương quan với mức độ rủi ro mà các
chủ sở hữu cho là thích hợp.

- 3 -
Cho dù tối đa giá trị đầu tư của chủ sở hữu luôn là mục tiêu cơ bản của
ngân hàng, nhưng nhà quản trị ngân hàng còn phải đáp ứng được những đòi hỏi

của các bên liên quan khác như những người gửi tiền, những người đi vay và
nhà quản lý (NHTW). Trong khi mối quan hệ giữa một doanh nghiệp và các
bên có liên quan hầu như có thể thoả thuận, nhưng đối với ngân hàng thì không
thể như vậy, đặc biệt là từ phía nhà quản lý, điều này nói lên vị trí đặc biệt của
ngân hàng trong nền kinh tế và xã hội. Do đó, mục tiêu cơ bản của ngân hàng
có thể được phát biểu như sau: Tối đa giá trị đầu tư của cổ đông, nhưng phải
phù hợp với lợi ích của các bên liên quan (chủ yếu là NHTW).
1.2. NHỮNG CHỈ TIÊU SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP
Các bên có liên quan thường quan tâm đến các chỉ tiêu sinh lời và chỉ
tiêu rủi ro để đánh giá mức độ thành công của những nhà quản trị điều hành
công ty. Hầu hết các chỉ tiêu này đều có thể tính được trực tiếp từ các báo cáo
tài chính của công ty. Để hình dung được một cách trực quan, chúng ta xây
dựng tình hình tài chính của công ty (ABC) như sau :

Bảng 11.1: Tình hình tài chính của Công ty ABC (đơn vị: $)

Bảng cân đối tài sản 30/12/19XX
Tài sản có Tài sản nợ
Tiền mặt 500 000 Vốn lưu động 3 000 000
Tài khoản phải thu 3 000 000 Nợ dài hạn 2 000 000
Tồn kho 2 000 000 Cổ phiếu thường 1 000 000
Tài sản cố định 4 500 000 Lãi giữ lại 4 000 000
Cộng 10 000 000 Cộng 10 000 000


Báo cáo kết quả kinh doanh, 30/12/19XX
Doanh thu 20 000 000
Giá thành sản phẩm 15 000 000
Thu nhập gộp 5 000 000
Chi phí bán hàng và hành chính 3 000 000

Thu nhập ròng 2 000 000
Chi trả lãi 400 000
Lợi nhuận trước thuế (lãi gộp) 1 600 000

- 4 -
Thuế 50% 800 000
Lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) 800 000


Phân tích khả năng sinh lời:

1. Chỉ tiêu “thu nhập gộp/ doanh thu”:

Thu nhập gộp 5 000 000
Doanh thu
=

20 000 000
= 25%


2. Chỉ tiêu “thu nhập ròng/ doanh thu”:

Thu nhập ròng 2 000 000
Doanh thu
=

20 000 000
= 10%


3. Chỉ tiêu “lãi ròng/ doanh thu”:
Lãi ròng 800 000
Doanh thu
=

20 000 000
= 4%
4. Chỉ tiêu “doanh thu/tài sản”:

Doanh thu 20 000 000
Tài sản
=

10 000 000
= 2x
5. Chỉ tiêu “Lãi ròng/Tài sản” – ROA:
Lãi ròng 8 000 000
ROA =
Tài sản
=

10 000 000
= 8%
6. Thừa số đòn bẩy:
Tài sản 10 000 000
Vốn chủ sở hữu
=

5 000 000
= 2x

7. Chỉ tiêu “Lãi ròng/ vốn chủ sở hữu” – ROE:

ROE = Lãi ròng =

8 000 000 = 16%

- 5 -
Vốn chủ sở hữu 5 000 000

Bảng 11.1 bao gồm bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh và
các chỉ tiêu sinh lời chủ yếu của công ty ABC. Trên bảng cân đối bao gồm
những tài sản đặc trưng nhất, như tiền mặt, tài khoản phải thu, tồn kho và tài
sản cố định. Những tài sản này được tài trợ bởi vế nợ là vốn lưu động (vốn
ngắn hạn), vay dài hạn, cổ phiếu thường và lãi giữ lại. Doanh thu, chi phí hoạt
động và kết quả kinh doanh được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh. Hệ
thống chỉ tiêu sinh lời phản ánh mô hình “sinh lời của vốn chủ sở hữu –
ROE” được mô tả bằng sơ đồ 11.1 dưới đây :

Mô hình sinh lời của vốn được phát triển lần đầu tại Mỹ bởi công ty
DuPont, chính vì thế mà nó có tên gọi là phương pháp phân tích DuPont.
Phương pháp DuPont đã phân tích chỉ tiêu ROE thành các thành phần cơ bản,
trên cơ sở đó chúng ta có thể phân tích để định hướng cải thiện từng thành phần
cấu thành ROE.

- 6 -
Sơ đồ 11.1: Mô hình chỉ tiêu sinh lời của vốn (ROE) –
Phương pháp Dupont































ROE

Lãi ròng

Vốn chủ sở hữu

ROA

Lãi ròng
Tài sản có

Th

a s



òn b

y

Tài sản có
Vốn chủ sở hữu

ROR

Lãi ròng
Doanh thu

Vòng quay v

n

Doanh thu

Tài sản


Lãi ròng
Lãi trước thuế


Lãi trước thuế
Doanh thu

Vòng quay tài khoản phải thu
Vòng quay hàng t

n kho

Vòng quay tài s

n c


đ

nh

X

X

X



- 7 -
1.3 TÍNH TƯƠNG ĐỒNG GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NGÂN HÀNG
Giống như các doanh nghiệp (phi tài chính), ngân hàng huy động vốn
từ các cổ đông và người cho vay; chi tiêu các nguồn vốn này để mua nguyên
liệu, lao động và vốn chủ sở hữu; và hy vọng doanh thu sẽ vượt trội chi phí
để có lãi. Đối với ngân hàng, mua nguyên liệu ở đây chính là huy động vốn.
Cũng giống như các doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động chính của ngân hàng
là tối đa giá trị đầu tư của cổ đông.
Sau đây là ví dụ mô phỏng giản đơn hình thành mục tiêu chính của ngân
hàng XYZ để so sánh với doanh nghiệp
Bảng 11.2: Ngân hàng XYZ (đơn vị: $)
Bảng cân đối tài sản 30/12/19XX
Tài sản có Tài sản nợ
Tiền mặt 8 000 000 Vốn ngắn hạn 70 000 000
Tín dụng và CK ngắn hạn 60 000 000 Vốn dài hạn 23 000 000
Tín dụng và CK dài hạn 30 000 000 Cổ phiếu thường 1 000 000
Tài sản cố định 2 000 000 Lãi giữ lại 6 000 000
Cộng 100 000 000 Cộng 100 000 000

Báo cáo kết quả kinh doanh, 30/12/19XX
Thu nhập lãi 15 000 000
Chi phí lãi 10 000 000
Thu nhập lãi ròng 5 000 000
Chi lương và tài sản 3 000 000
Lợi nhuận trước thuế (lãi ròng trước thuế) 2 000 000
Thuế 50% 1 000 000
Lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) 1 000 000






Phân tích khả năng sinh lời:
1. Chỉ tiêu “thu nhập lãi ròng/ tài sản sinh lời”:


- 8 -
Thu nhập lãi ròng 5 000 000
Tài sản sinh lời
=

90 000 000
= 5,6%

2. Chỉ tiêu “Lãi ròng/ thu nhập lãi”:

Lãi ròng 1 000 000
Thu nhập lãi
=

15 000 000
= 6,7%

3. Chỉ tiêu “Thu nhập lãi / Tài sản có”:

Thu nhập lãi 15 00 000
Tài sản có
=


100 000 000
= 15%

4. Chỉ tiêu “Lãi ròng /tài sản có”:

Lãi ròng 1 000 000
ROA =
Tài sản có
=

100 000 000
= 1%

5. Thừa số đòn bẩy:

Tài sản có 100 000 000
LM
Vốn chủ sở hữu
=

7 000 000
= 14,3x

6. Chỉ tiêu “lãi ròng/ vốn chủ sở hữu” – ROE:

Lãi ròng 1 000 000
ROE =
Vốn chủ sở hữu
=


7 000 000
=
14.3%%

Bảng 11.2 mô tả những điểm tương đồng giữa ngân hàng và doanh
nghiệp. Giống như công ty ABC, ngân hàng XYZ cũng có: (i) tài sản có ngắn
hạn và dài hạn; (ii) tài sản nợ bao gồm vốn ngắn hạn, dài hạn, cổ phiếu thường
và lợi nhuận giữ lại. Tuy nhiên, kết cấu tài sản có, tài sản nợ và vốn chủ sở hữu
(tỷ trọng của các tài sản có và các tài sản nợ) là khác nhau giữa ngân hàng và
doanh nghiệp.

- 9 -
Cụ thể là, đối với ngân hàng thì tỷ trọng tài sản cố định và vốn chủ
sở hữu là thấp; ngược lại, tài sản có và tài sản nợ ngắn hạn có xu hướng
tăng mạnh.
Về báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng XYZ bao gồm những
khoản thu và chi là tương tự với công ty ABC. Về cơ bản, phương pháp phân
tích khả năng sinh lời của Công ty cũng có thể áp dụng được cho ngân hàng.

2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

2.1. KHUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG - CAMELS
Đọc hiểu các bản báo cáo tài chính ngân hàng là yếu tố không thể thiếu
được trong quá trình phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Không giống các loại hình kinh doanh khác, các báo cáo tài chính của ngân
hàng thừơng được tiêu chuẩn hoá, tuy nhiên giữa các nước vẫn còn sự khác biệt
nhất định trong khâu kế toán và mức độ công khai.
Ở Mỹ, các báo cáo tài chính ngân hàng được công bố trong một tài liệu
chuẩn, gọi là báo cáo hoạt động ngân hàng chuẩn - Uniform Bank
Performance Report. Cho dù các ngân hàng hoạt động ở các nước khác nhau,

nhưng chúng ta có thể sắp xếp các hạng mục trên các bản báo cáo tài chính
theo một chuẩn mực nhất định nhằm thuận lợi trong việc phân tích và so sánh
hoạt động giữa các ngân hàng. Phân tích hoạt động ngân hàng có thể được tiến
hành theo một khung mục tiêu, được Tổ chức đánh giá chỉ tiêu tín nhiệm quốc
tế Moody tổng kết bằng các chữ cái đầu là CAMEL như sau:

Capital - Assets - Management - Earnings - Liquidity
(Vốn chủ sở hữu - Tài sản có - Quản trị – Lợi nhuận - Thanh khoản)
Phương pháp tiếp cận CAMEL nhấn mạnh những khía cạnh cơ bản khi
đánh giá tính ổn định của ngân hàng. Mặc dù có xu hướng cho rằng các chỉ tiêu
của CAMEL là độc lập với nhau (ví dụ, chỉ tiêu an toàn vốn chủ sở hữu của
ngân hàng C là bảo đảm, nhưng chỉ tiêu chất lượng tài sản có A có thể là thấp);
nhìn chung, chúng ta phải đặt các chỉ tiêu này trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của một ngân hàng.
Trong các chương trước, chúng ta đã nghiên cứu một cách tương đối
toàn diện các chỉ tiêu này, ví dụ: vốn chủ sở hữu được nghiên cứu ở chương 9,
chất lượng tài sản có (tín dụng) ở chương 5, v.v. Tuy nhiên, để có được cách

- 10 -
nhìn tổng hợp hơn, sau đây chúng ta sẽ điểm qua những nội dung cơ bản của
các chỉ tiêu này.

2.1.1. VỐN CHỦ SỞ HỮU (VỐN TỰ CÓ HAY VỐN CỔ PHẦN) -
CAPLTAL (C) :
Trong chương trước, chúng ta đã nghiên cứu vai trò của vốn chủ sở hữu
trong việc phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Sau đây chúng ta sẽ
điểm qua những nội dung quan trọng đối với chỉ tiêu C.
Vốn chủ sở hữu là thước đo khả năng hấp thụ những tổn thất cuối
cùng tại thời điểm thanh lý ngân hàng. Vốn chủ sở hữu lớn sẽ giúp cho ngân
hàng dễ vượt qua những tổn thất nghiêm trọng và cho phép ngân hàng áp dụng

chiến lược kinh doanh mạo hiểm, tức chấp nhận rủi ro cao hơn nhưng khả năng
sinh lời cũng cao hơn; trong khi đó, nếu vốn chủ sở hữu thấp sẽ làm giảm tính
năng động của ngân hàng.
Tỷ lệ an toàn vốn còn quan trọng ở chỗ, nó là thước đo cơ bản để nhà
quản lý (NHTW) đánh giá sự lành mạnh về tài chính của ngân hàng. Nếu một
ngân hàng bị NHTW cho là không bảo đảm vốn chủ sở hữu, thì ngân hàng
này xem như không còn khả năng hoạt động bình thường và buộc phải đóng
cửa.
2.1.2. TÀI SẢN CÓ - ASSETS (A)
Chất lượng tài sản có trong kinh doanh ngân hàng là yếu tố quan trọng
hàng đầu và cũng là yếu tố phức tạp nhất khi phân tích hoạt động ngân hàng;
ngoài ra, khi đánh giá chất lượng tài sản có thường chứa đựng yếu tố chủ quan.
Nhiều ngân hàng sụp đổ là do nhóm “tài sản có chịu rủi ro” có chất
lượng thấp. Các ngân hàng thường không sẵn sàng thừa nhận, đôi khi còn che
giấu những vấn đề (cho dù là nghiêm trọng) về chất lượng tài sản có. Nhìn
chung, nếu chỉ căn cứ vào bảng cân đối tài sản thì khó mà phát hiện được
những vấn đề về chất lượng tài sản có, chính vì vậy, những vấn đề về chất l-
ượng tài sản có được tích tụ dần dần, hậu quả cuối cùng là làm cho ngân hàng
đi đến sụp đổ.
Vấn đề phức tạp nhất trong khâu đánh giá chất lượng tài sản có của ngân
hàng là yếu tố chủ quan, đặc biệt là khâu đánh giá chất lượng tín dụng, bởi vì
chất lượng tín dụng có thể là tốt tại thời điểm phân tích, nhưng sau đó có thể trở
nên xấu đi.

- 11 -
Ngoài ra, việc phân bổ những khoản dự phòng rủi ro tín dụng thường
dựa theo “kinh nghiệm” gắn liền với nhận thức chủ quan của nhà quản trị,
chính vì vậy, khoản dự phòng rủi ro tín dụng thường không cân xứng với rủi
ro tín dụng tiềm ẩn. Do đó, việc đánh giá chất lượng tài sản có của ngân hàng
dựa trên các báo cáo tài chính phần nào cũng chứa đựng yếu tố chủ quan. Như

vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đánh giá chính xác chất lượng tài sản
của ngân hàng?
Những biểu hiện về chất lượng của nhóm “tài sản chịu rủi ro” có thể
thu thập thông qua: (i) Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng; (ii)
Đánh giá tổng hợp chất lượng tín dụng.
Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống giám
sát rủi ro tín dụng của các công ty, các ngành sản xuất kinh doanh và của các
quốc gia. Khi phân tích cần chú ý xem xét:
- Ngân hàng có áp dụng hệ thống xếp hạng độ tín nhiệm đối với các
công ty hay không ?
- Hệ thống xếp hạng độ tín nhiệm này có được coi là điều kiện cấu
thành trong quá trình cho vay hay không ?
- Hệ thống xếp hạng đã hoạt động hiệu quả như thế nào trong quá
trình quản trị rủi ro tín dụng trong quá khứ ?
Những thông tin này không bao gồm trong bảng cân đối tài sản, do đó
khi phân tích ta cần thu thập các thông tin này từ khâu quản trị điều hành ngân
hàng.
Đánh giá tổng hợp chất lượng tín dụng thường chứa đựng yếu tố chủ
quan. Tuy nhiên, những kết quả phân tích trước đây, đặc biệt là những thông số
đã được lượng hoá là rất quan trọng. Hiện tượng tập trung thái quá tín dụng
vào một lĩnh vực nào đó thường là nhân tố đứng sau những vấn đề gay cấn
của ngân hàng trong những năm ngần đây. Những ngân hàng thận trọng quá
mức chỉ tập trung cho vay một số ngành sản xuất kinh doanh hay một số địa
phương nhất định thường dễ bị tổn thương khi điều kiện kinh tế chung thay đổi.
Biểu hiện tiếp theo là tập trung tăng trưởng tín dụng thái quá. Một ngân
hàng có mức tăng trưởng tín dụng thái quá thường phải đối mặt với rủi ro tín
dụng lớn hơn. Ví dụ, vào những năm đầu 1980, trong một nổ lực trở thành một
trong 10 ngân hàng đứng dầu của Mỹ, ngân hàng Continental Illinois đã áp
dụng chương trình mở rộng tín dụng thái quá từ nguồn vốn huy động trên thị
trường tiền tệ bán buôn, những khoản tín dụng này được tập trung đầu tư vào

các ngành công nghiệp hoá dầu và khí đốt ở Oklahoma.

- 12 -
Khi ngành công nghiệp dầu khí bị đình đốn, giá dầu giảm mạnh trong
một thời gian dài, kết quả là ngân hàng gặp khủng hoảng trong khâu thanh
khoản và đi đến sụp đổ.
Tăng trưởng tín dụng cần được xem xét không những trong mối liên
hệ với tốc độ tăng trưởng trong quá khứ, mà còn phải trong môi trường cạnh
tranh chung, nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng của một ngân hàng là nhanh
hơn các đối thủ cạnh tranh. thì nhà quản trị hay nhà phân tích cần trả lời
câu hỏi tại sao lại như vậy ?
Biểu hiện tiếp theo về chất lượng tín dụng là khoản dự phòng rủi ro tín
dụng là như thế nào. Thống kê những tổn thất tín dụng trong quá khứ là cực
kỳ có ý nghĩa. Một tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng thất thường chứa đựng
tiềm tàng bất ổn trong tương lai.
Cuối cùng, các hoạt động ngoại bảng cũng phải được phân tích một cách
thích hợp. Trong khi các hoạt động ngoại bảng mang lại nguồn thu phí và
hoa hồng hấp dẫn, nhưng chúng lại không được thể hiện trên bảng cân đối
tài sản. Chúng ta cần nhận thức đầy đủ rằng. một khi ngân hàng phải thực hiện
các cam kết ngoại bảng thay cho khách hàng sẽ làm cho chất lượng tài sản có
của ngân hàng bị giảm sút.

2.1.3. QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG - MANAGEMENT (M)
Vấn đề sống còn tiếp theo là đánh giá khâu quản trị điều hành. Có một
số tiêu chuẩn nhất định để đánh giá hiệu suất trong khâu quản trị điều hành
thông qua phương thức mặt đối mặt trực tiếp. Các tiêu chuẩn này có thể là: (i)
quan điểm trong việc cấp tín dụng, (ii) mức độ thông tin có sẵn để ra các
quyết định, (iii) chính sách phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng, và (iv)
những bằng chứng về sự thành công của khâu quản trị điều hành trong
quá khứ.

Việc ra quyết định và quá trình kiểm tra là rất quan trọng, bởi vì hầu hết
các cuộc đổ vỡ ngân hàng đều là hậu quả của những quyết định thiếu sót
được tích tụ dần sau một thời gian dài. Chúng ta cần phải biết được người ra
quyết định cấp tín dụng là ai và họ quyết định như thế nào:

- Các cá nhân có thể quyết định những khoản tín dụng lớn?
- Hệ thống kiểm soát nội bộ là như thế nào?
- Tín dụng được cấp trên cơ sở cảm tính trước khi các chứng từ

- 13 -
pháp lý được hoàn thành?
- Hệ thống hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng ?
- Quy trình tín dụng ?
- Hội đồng tín dụng ?


2.1.4. LỢI NHUẬN - EARNINGS (E)
Lợi nhuận hay khả năng sinh lời là thước đo cuối cùng trong quá trình
đánh giá hoạt động của một ngân hàng. Lợi nhuận là thước đo khả năng tạo
giá trị cho các cổ đông, tạo vốn kinh doanh bổ sung và duy trì hay cải tiến
thanh danh cho ngân hàng.
Lợi nhuận cũng là thước đo lượng hoá năng lực của khâu quản trị điều
hành trong mối tương quan với số lượng và chất lượng của tài sản có, tài sản nợ
của ngân hàng.
Trong quá trình phân tích khả năng sinh lời, sẽ là không đầy đủ nếu
chúng ta chỉ so sánh chỉ tiêu này với các chỉ số thực hiện trong quá khứ, mà
còn phải đề cập đến chất lượng của các khoản thu . Trong quá trình phân tích
chúng ta cần làm sáng tỏ xem nguồn thu có được đa dạng hoá hay không, hay
là nguồn thu chỉ dựa trên một số hoạt động có tính đặc trưng.


2.1.5. THANH KHOẢN- LIQUIDITY (L)
Thanh khoản, hay còn gọi là “quản trị bảng cân đối - balance sheet
management”, hay quản trị tài sản nợ và tài sản có "asset – liability
management” là một bộ phận quan trọng trong quá trình đánh giá tính ổn định
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Biểu hiện không thanh khoản thường là nhân tố châm ngòi nổ cho
sự đổ vỡ ngân hàng, trong khi đó tính thanh khoản cao có thể giúp cho ngân
hàng vượt qua được những thời kỳ khó khăn. Thanh khoản là quan trọng, đặc
biệt là đối với những ngân hàng nhỏ, hay những ngân hàng có nguồn vốn
không dựa trên nền tảng đội ngũ khách hàng gửi tiền mà chủ yếu là huy
động trên thị trường liên ngân hàng. Trong quá trình phân tích thanh khoản,
chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh khoản của ngân hàng trong
các tình huống căng thẳng.

- 14 -
Nguyên tắc chung để bảo đảm tính thanh khoản cho ngân hàng là,
tài sản chính (core assets) phải được tài trợ bằng tài sản nợ chính (core
liabilities). Điều này có nghĩa là, chúng ta cần tính tới mối tương quan giữa cấu
trúc tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng.
2.2. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
Trước khi đi vào phân tích chi tiết, chúng ta cần sắp xếp các hạng mục
trong các báo cáo tài chính theo một tiêu chuẩn nhất định. Các bản báo cáo sau
khi được sắp xếp lại gọi là các báo cáo tài chính dưới dạng phân tích
(spreadsheets) như sau:
Bảng 11.3: Bảng cân đối tài sản tổng hợp của ngân hàng XZY tại 31/12 ($)
TÀI SẢN CÓ – ASSETS
NĂM
THỨ 1
NĂM
THỨ 2

NĂM
THỨ 3
NĂM
THỨ 4
1. Tiền mặt và số dư không kỳ hạn ở ngân
hàng (Cash & due from banks)
7 824

7 402

8 656

7 596

2. Số dư không kỳ hạn ở ngân hàng nước
ngoài (Due from foreign banks)




3. Chứng khoán chính phủ ngắn hạn
(Short – Term Government securities)
596

815

998

811


4. Khác – Others




5. Tài sản chịu rủi ro thấp nhất –
(Minimum risk assets – Total)
8 420

8 217

9 654

8 407

6. Chứng khoán dễ chuyển nhượng –
(Marketable securities)




7. Nợ của chính phủ – (Government
obligations)
1 578

1 411

1 508

1 358


8. Tiền gửi tại các ngân hàng và mua kỳ
phiếu ngân hàng – (Deposits with banks
and bank CD’s purchased)




9. Khác – Others




10. Tài sản có chịu rủi ro thấp - (Low risk
assets – Total)
1 578

1 411

1 508

1 358

11. Tín dụng/ ứng trước đến 1 năm
(Loans/advances to 1 YR)
814

1 002

1 838


1 800

12. Tín dụng/ứng trước trên 1 năm
( Loans/advances over 1 YR)
8 998

12 010

13 375

16 819

13. Tín dụng cho các ngân hàng – (Loans to
banks)

8 643

10 015

11 697

13 557

14. Tài trợ (chiết khấu) thương phiếu cho
khách hàng – (Customers’ liabilities on
acceptances)
734

1 721


1 898

2 470

15. Chứng khoán khác – Other securities


233

531

545

669

16. Trừ đi tổn thất tín dụng





- 15 -
Less: Allowance for Loans Losses
17. Tổng tài sản chịu rủi ro thông thường
Normal risk assets
19 422

25 279


29 353

35 315

18. Tài sản cố định và máy móc thiết bị
(Premises & equipment)
195

227

276

299

19. Đầu tư/ ứng trước cho các công ty trực
thuộc – (Investment/ Advances to
subsidiary firms)




20. Tài sản vô hình – Intangibles




21. Tài sản khác – Others 1 376

1 591


1 808

2 306

22. Tổng tài sản có – Total Assets
30 991

36 725

42 599

47 685

TÀI SẢN NỢ - LIABILITIES
NĂM
THỨ 1
NĂM
THỨ 2
NĂM
THỨ 3
NĂM
THƯ 4
23. Tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ –
(Money market deposit accounts)
6 642

7 468

9 150


9 200

24. Tài khoản NOW – (Negotiable Order of
Withdrawal)




25.




26. Tiền gửi không kỳ hạn không có lãi
(Noninterest – bearing demand deposits)
2 135

4 002

4 380

4 139

27. Tiền gửi kỳ hạn – (Time deposits) 7 009

7 713

8 183

9 756


28. Tiền gửi tiết kiệm – Savings deposits




29.




30. Tổng tiền gửi – Total Deposits 15 786

19 183

21 713

23 095

31. Tiền đi vay – (Borrowed money) 10 761

12 231

15 165

17 513

32. Chấp nhận thương phiếu cho khách hàng
(Bill acceptances)
1 732


1 978

1 898

2 477

33. Vay dài hạn
(Long-term borrowings)
501

532

676

862

34.




35. Tổng tiền vay – (Total Borrowings)
12 994

14 741

17 739

20 852


36. Tài sản nợ khác
Other liabilities
985

1 030

1 111

1 314

37. Dự trữ rủi ro tín dụng – Loan loss reserve 300

409

509

712

38. Các khoản dự phòng khác
(Miscellaneous provisions)




39.





40. Tổng vốn huy động
Total Non-Capital Liabilities
29 765

35 363

41 072

45 973

41.




42. Tiền vay lâu dài và chỉ hoàn trả sau tất
cả những khoản tiền gửi khác –
(Subordinated debt)




43.




44. Vốn cổ phần – (Share capital) 196

196


199

199

45. Dự trữ – (Reserves) 509

510

518

523


- 16 -
46.




47. Lợi nhuận giữ lại – (Retained earnings) 521

656

810

990

48. Tài sản ròng (vốn chủ sở hữu) – Net
Worth

1 226

1 362

1 527

1 712

49. Vốn chủ sở hữu và vốn huy động
Net Worth and Total Liabilities
30 991

36 725

42 599

47 685


Bảng 11.4: Báo cáo thu nhập của ngân hàng XZY tại 31/12

BÁO CÁO THU NHẬP – INCOME
STATEMENT
NĂM
THỨ 1
NĂM
THỨ 2
NĂM
THỨ 3
NĂM

THỨ 4

50.
Thu nhập lãi – Interest income 1 980 3 168 4 473 5 964

51.
Chi phí lãi – Interest expense (1 527) (2 594) (3 742) (5 158)

52.
Thu nhập lãi ròng – Net Interest Income
453 574 731 806

53.
Phí và hoa hồng – Fees and commissions

54.
Thu nhập thương mại – Trading income

55.
Thu nhập đầu tư – Invesment income

56.
Khác – others 219 208 243 323

57.
Tổng thu nhập hoạt động –
Total Operational Revenue

672 782 974 1 129


58.
Chi lương, hành chính – Overheads (384) (464) (557) (630)

59.
Thu nhập hoạt động ròng –

Net Operational Income
288 318 417 499

60.
Thu nhập đột biến –

Extraordinary income


61.
Tổn thất đột biến – Extraordinary loss

62.
Tổng số – Total 288 318 417 499

63.
Dự phòng trước thuế – Pre-tax provisions




64.
Dự phòng tổn thất tín dụng –
Bad Debt/Loan

- loss provisions
(62) (70) (69) (124)

65.
Lợi nhuận trước thuế – Profit Before Tax 226 248 321 379
66.
Thuế – Tax (58) (53) (96) (124)
67.
Lợi nhuận sau thuế – Profit After Tax 168 195 225 255
68.
Dự phòng sau thuế- Post – tax provisions

69.


70.
Cổ tức – Dividends (52) (60) (67) (75)
71.
Lợi nhuận giữ lại – Retained Profit 116 135 158 180

Báo cáo cân đối tài sản và báo cáo thu nhập ở dạng phân tích nêu trên
cung cấp một khuôn mẫu trực quan hữu ích có thể áp dụng được cho các ngân
hàng truyền thống cũng như các ngân hàng chuyên doanh. Các thông số trên
bảng cung cấp những thông tin cần thiết để tính các chỉ tiêu tài chính đối với
ngân hàng.

- 17 -
Để có sự nhất quán, trước khi đi vào phân tích chúng ta cần giải thích
nội dung các hạng mục trên bảng.


2.2.1 BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN – BALANCE SHEET
Bảng cân đối tài sản của một ngân hàng phản ánh điều kiện tài chính của
ngân hàng này tại một thời điểm nhất định. Như vậy, về mặt nguyên tắc, bảng
báo cáo tài sản có thể được lập tại bất cứ điểm nào, tuy nhiên, thời điểm báo
cáo quan trọng nhất thường là 31/12 hàng năm. Các số liệu trên bảng cân đối
tài sản phản ánh số dư, nên chúng thay đổi từ thời điểm này qua thời điểm
khác. Vì bảng cân đối tài sản là bản chụp ví như bức tranh trưng bày về
tình hình tài chính tại thời điểm cuối năm, trên cơ sở đó ta tính được các
chỉ tiêu tài chính, do đó nó trở thành công cụ tốt để so sánh các chỉ tiêu tài
chính giữa các thời kỳ khác nhau, đồng thời tạo cách nhìn tổng quát về cơ
cấu và sự biến đổi trong bảng cân đối .
Bảng cân đối tài sán phản ánh một cách tóm tắt về tài sản có, tài sản nợ
(bao gồm cả vốn chủ sở hữu). Trong đó, tài sản có thể hiện những gì ngân
hàng đang sở hữu, mà chủ yếu là những khoản tín dụng và đầu tư; tài sản
nợ là những tài sản ngân hàng phải thanh toán, mà chủ yếu là tiền gửi của
khách hàng và vốn chủ sở hữu.

Rõ ràng là, bảng cân đối tài sản phải thoả mãn điều kiện:
Tài sản có = Tài sản nợ = Vốn huy động + Vốn chủ sở hữu

2.2.2. TÀI SẢN CÓ

Theo truyền thống, khi phân tích tài chính ngân hàng người ta tập trung
vào hai hạng mục bao quát của tài sản có là:
- Tài sản có có mức rủi ro tối thiểu và thanh khoản.
- Tài sản có chịu rủi ro và ít thanh khoản.
Rõ ràng là, cách phân loại tài sản có theo hai tiêu chí "thanh khoản" và
"rủi ro" có những hạn chế nhất định, bởi vì hai tiêu chí này độc lập tương đối
với nhau. Tiêu chí “rủi ro" liên quan đến khả năng của khách hàng trong việc
hoàn trả các khoản vay xét về số lượng và thời hạn; còn tiêu chí "thanh


- 18 -
khoản" lại liên quan đến khả năng ăn khớp về số lượng và kỳ hạn giữa các
hạng mục bên tài sản có và bên tài sản nợ.

Ví dụ, các khoản nợ của chính phủ tuy có mức rủi ro tối thiểu nhưng
lại được xếp vào nhóm có rủi ro ở mức độ thấp bởi vì chúng không thanh
khoản; trong khi đó các chứng khoán có khả năng chuyển nhượng cao vẫn
không được xếp vào nhóm có tính thanh khoản cao nhất bởi vì chúng có bộc
lộ rủi ro.

Sau đây là phần giải thích tóm tắt nội dung các hạng mục.
NHÓM TÀI SẢN CHỊU RỦI RO TỐI THIỂU - MINIMUM RISK ASSETS:
1. Tiền mặt và số dư trên tài khoản các ngân hàng đại ly : Hạng mục
này bao gồm tiền trong két, số dư trên tài khoản của các ngân hàng đại lý nội
địa và ở nước ngoài, những khoản tiền gửi có thể rút trong một thời gian ngắn
sau khi có thông báo và tiền gửi tại NHTW.
Nếu hạng mục này chiếm tỷ trọng lớn (không bình thường) trên
tổng tài sản, thì cần phải cân nhắc xem xét những hạng mục không thanh
khoản có bị xếp nhầm vào hạng mục này hay không, ví dụ, hạng mục tiền gửi
kỳ hạn tại các ngân hàng thường bị xếp nhầm vào đây. Nếu điều này xảy ra, thì
chúng ta cần chuyển hạng mục không thanh khoản xuống phía dưới cùng với
nhóm “tài sản chịu rủi ro thấp”.

2. Số dư trên tài khoản các ngân hàng đại lý nước ngoài :
Trong một số trường hợp, nếu số dư trên tài khoản các ngân hàng đại lý
nước ngoài tương đối lớn, thì chúng ta cần để riêng hạng mục này thành một
dòng riêng độc lập để phản ánh mức độ rủi ro cao hơn một chút so với số dư tại
các ngân hàng đại lý nội địa.


3. Các chứng khoán chính phủ ngắn hạn:
Bao gồm các khoản nợ ngắn hạn của chính phủ, các trái phiếu và tín
phiếu kho bạc. Những hạng mục này không phải lúc nào cũng được coi là có
tính thanh khoản cao. Ở một số quốc gia, các ngân hàng phải duy trì thường
xuyên một số dư nhất định các chứng khoán chính phủ, do đó, các chứng
khoán này đã trở thành đặc điểm lâu dài gắn liền với bảng cân đối tài sản,

- 19 -
cho nên không thể coi chúng là thanh khoản được. Nếu trường hợp này xảy
ra, thì chúng ta xếp “số dư chứng khoán chính phủ thường xuyên" vào hạng
mục “tài sản chịu rủi ro thấp".

4. Tài sản khác chịu rủi ro tối thiểu:
Những hối phiếu đã chiết khấu và những giấy tờ có giá thích hợp có
thể tái chiết khấu tại NHTW.
5. Tài sản chịu rủi ro tối thiểu: Tổng các dòng từ 1 đến 4.
Một cách chính xác, những tài sản chịu rủi ro tối thiểu là những tài sản
tương đối thanh khoản và dễ chuyển nhượng trên thị trường, rõ ràng là, các
ngân hàng kinh doanh chủ yếu là đi vay để cho vay lại, do đó chúng ta dễ nhận
ra rằng nhóm tài sản chịu rủi ro tối thiểu hiếm khi có số dư lớn trên bảng cân
đối tài sản. Nếu có số dư lớn thì đây chỉ là dấu hiệu tạm thời chờ cơ hội cho
vay và dầu tư.

Hạng mục YR1 YR2 YR3 YR4
1. Tiền mặt và số dư trên tài khoản
các ngân hàng đại lý
7 824 7 402 8 656 7 596
2. Số dư trên tài khoản các ngân
hàng đại lý nước ngoài


3. Chứng khoán chính phủ ngắn
hạn
596 815 998 811
4. Tài sản khác – Others
5. Tài sản chịu rủi ro thấp nhất
8 420 8 217 9 654 8 407

NHÓM TÀI SẢN CÓ CHỊU RỦI RO THẤP - LOW RISK ASSETS

6.Chứng khoán dễ chuyển nhượng: Những chứng khoán được đăng ký
trên sở giao dịch và những chứng khoán không được đăng ký trên sở giao dịch
nhưng phải có tính chuyển nhượng cao. Những khoản dầu tư được giao dịch
qua quầy (OTC), những khoản đầu tư cho các công ty thành viên và các chi
nhánh không bao gồm trong hạng mục này.

7. Những khoản nợ của chính phu: Bao gồm những khoản tín dụng
cho chính phủ và tín dụng cho các công ty có bảo lãnh của chính phủ, cộng với

- 20 -
trái phiếu chính phủ không thể chuyển nhượng ngay lập tức. Đặc trưng của
hạng mục này là mức độ rủi ro thấp nhưng không thanh khoản.

8. Tiền gửi tại các ngân hàng và mua kỳ phiếu ngân hàng: Nhìn chung
hạng mục này có kỳ hạn ngắn và có mức rủi ro thấp, nên được xếp vào nhóm
tài sản chịu rủi ro thấp. Trong một số trường hợp, các hoạt động tiền gửi và
mua các kỳ phiếu ngân hàng mang tính “hỗ trợ” cho ngân hàng khác, nếu như
vậy thì chúng ta xếp các hoạt động này vào hạng mục “tài sản khác” và cần có
giải thích.
9. Tài sản khác - Others: (xem hạng mục 8).
10. Tổng tài sản chịu rủi ro thấp : Tổng các hạng mục từ 6 đến 9.


Các tài sản chịu rủi ro thấp phản ánh những tài sản ngân hàng đang nắm
giữ nhưng không phục vụ cho mục đích hoạt động chính (hoạt động cho vay).
Vì là tài sản nên chúng cần được phân bố sao cho có mức sinh lãi thích hợp.
Tuy nhiên, các tài sản này thường được đầu tư vào các công cụ có mức rủi ro
thấp hơn so với nhóm tài sản hoạt động chính của ngân hàng (xem nhóm tài sản
chịu rủi ro thông thường dưới đây).

Hạng mục YR1 YR2 YR3 YR4
6. Chứng khoán dễ chuyển nhượng
7. Nợ của chính phủ 1 578 1 411 1 508 1 358
8. Tiền gửi tại các ngân hàng và
mua kỳ phiếu ngân hàng

9. Tài sản khác – Others
10. Tài sản có chịu rủi ro thấp 1 578 1 411 1 508 1 358

NHÓM TÀI SẢN CHỊU RỦI RO THÔNG THƯỜNG –
NORMAL RISK ASSETS
11. Tín dụng và ứng trước đến 1 năm
12. Tín dụng và ứng trước trên 1 năm
13. Tín dụng cho các ngân hàng
14. Tài trợ (chiết khấu) thương phiếu cho khách hàng : Những ngân
hàng lớn thường cung cấp tín dụng cho khách hàng dưới hình thức "tài trợ cho

- 21 -
các thương phiếu đã được chấp nhận - acceptance financing". Số dư tài trợ
được ghi vào hạng mục “chấp nhận tài trợ nợ cho khách hàng”
“Customers' liability on acceplance outstanding”. Nhìn chung, hạng mục
này bao gồm các thương phiếu được ngân hàng chấp nhận tài trợ dưới hình

thức tín dụng hay chiết khấu.
15. Các chứng khoán khác : Bao gồm tất cả các cổ phiếu, trái phiếu và
các giấy tờ có giá khác không thuộc các hạng mục nêu trên. Đặc trưng của các
chứng khoán này là chứa đựng tiềm ẩn biến động lớn hoặc không thanh khoản.
16. Trừ đi tổn thất tín dụng – Allowance for Loan Losses
17. Tài sản chịu rủi ro thông thường : Tổng các dòng từ 11 đến 16.

Hạng mục "tài sản chịu rủi ro thông thường" hay gọi tắt là "tài sản chịu
rủi ro" là bộ phận tài sản ít thanh khoản nhất, đồng thời cũng là nguồn rủi ro
chính và là bộ phận tài sản chủ yếu của hầu hết các ngân hàng.
Những tài sản chịu rủi ro cũng là nguồn sinh lời chủ yếu của các
ngân hàng. Về bản chất cho thuê tài chính là thay thế hình thức tín dụng trong
một số loại hình hoạt động, do đó, cho thuê tài chính được bao gồm trong nhóm
tài sản chịu rủi ro thông thường
Hạng mục YR1 YR2 YR3 YR4
11. Tín dụng/ ứng trước đến 1 năm 814

1 002

1 838

1 800

12. Tín dụng/ ứng trước trên 1 năm 8 998

12 010

13 375

16 819


13. Tín dụng cho các ngân hàng 8 643

10 015

11 697

13 557

14. Chấp nhận giấy nợ của khách hàng 734

1 721

1 898

2 470

15. Chứng khoán khác 233

531

545

669

16. Trừ đi tổn thất tín dụng
17. Tổng tài sản chịu rủi ro thông thường
19 422

25 279


29 353

35 315


NHÓM TÀI SẢN KHÁC
Đặc trưng của nhóm “tài sản khác” là không trực tiếp tham gia vào quá
trình kinh doanh và cho vay khách hàng. Tuy nhiên, các tài sản này lại có tầm

- 22 -
quan trọng trong trường hợp ngân hàng bị thanh lý. Những tài sản khác bao
gồm:
18. Tài sản cố định, máy móc và trang thiết bị.
19. Đầu tư/ứng trước cho các công ty trực thuộc.
20. Tài sản vô hình
21. Tài sản khác.

Hạng mục YR1 YR2 YR3 YR4
18. Tài sản cố định và máy móc thiết bị
Premises & Equipment
195 227 276 299
19. Đầu tư/ ứng trước cho các công ty trực
thuộc
Investment/Advance to subsidiary firms

20. Tài sản vô hình – Intangibles
21. Tài sản khác – Others 1 376

1 591


1 808

2 306

22. Tổng tài sản có – Total Assets
30 991

36 725

42 599

47 685


2.2.3 TÀI SẢN NỢ
Cấu trúc tài sản nợ của Ngân hàng cũng quan trọng như chất lượng tài
sản có xét từ góc độ phân tích sự lành mạnh của Ngân hàng. Cấu trúc tài sản
nợ phản ánh việc ngân hàng tài trợ cho các tài sản có là như thế nào. Quản
trị tài sản nợ quan trọng xét từ hai lý do sau:
+ Nhằm đối phó với tình huống rút tiền gửi ồ ạt của khách hàng khi thị
trường trở nên bất ổn định.
+ Quản trị tài sản nợ có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lời
của ngân hàng (chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi trả lãi ).
Sự thành công trong quản trị tài sản nợ sẽ góp phần đáng kể vào tăng
khả năng sinh lời của ngân hàng và làm giảm được những đột biến trong nguồn
vốn.
Sau đây là phần giải thích những nhóm liên quan đến tài sản nợ.
NHÓM TIỀN GỬI – DEPOSITS :
Tiền gửi tạo nên phần tài sản nợ chủ yếu của bất cứ ngân hàng nào, nó

phản ánh nghĩa vụ tài chính (financial claims) của ngân hàng đối với các công
ty, các hộ gia đình và chính phủ. Trong trường hợp thanh lý ngân hàng, khoản

- 23 -
thu nhập từ bán tài sản được sử dụng đầu tiên để hoàn trả các khoản tiền gửi.
Những chủ nợ khác và chủ sở hữu ngân hàng chỉ được nhận phần tài sản còn
lại. Có 5 loại tiền gửi chính như sau:

23. Tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ: Mức lãi suất phụ thuộc vào sự
cạnh tranh trên thị trường. Đặc trưng của tài khoản này là hạn chế phát hành
séc. Những khoản tiền gửi trên thị trường tiền tệ không bị hạn chế theo luật
định về mặt kỳ hạn và số dư. Hơn nữa, những tổ chức gửi tiền có thể rút tiền
sau khi có thông báo trước một tuần.

24. Tài khoản NOW: Tài khoản này có thể chỉ mở cho các cá nhân và
các tổ chức phi lợi nhuận. Đặc trưng của tài khoản NOW là có lãi và có thể
phát hành séc.

26.Tiền gửi không kỳ hạn không có lãi: Loại tiền gửi này thường được
gọi là “ tài khoản tiền gửi phát hành séc”. Theo luật Liên bang Mỹ năm 1933,
các khoản tiền gửi này không được hưởng chính thức bất cứ khoản lãi nào; tuy
nhiên, dưới áp lực cạnh tranh về nguồn vốn, hầu hết các ngân hàng sẵn sàng trả
cước phí bưu điện và cung cấp một số các loại dịch vụ ngân hàng miễn phí. Do
đó, xét về thực chất thì các khoản tiền gửi phát hành séc cũng chứa đựng yếu tố
thu nhập lãi nhất định.
27.Tiền gửi kỳ hạn:Tiền gửi kỳ hạn chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi
(CDs). Đặc trưng của CDs là có thời hạn (cố định), số dư và mức lãi suất theo
thoả thuận giữa ngân hàng và người gửi tiền. Tiền gửi kỳ hạn bao gồm những
chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng với số dư lớn ($ 100 000) được ngân
hàng phát hành để tăng vốn.

28.Tiền gửi tiết kiệm:Thông thường tiền gửi tiết kiệm có mức lãi suất
thấp, nhưng số dư tiền gửi tiết kiệm thường là tuỳ ý và người gửi có thể rút
trước hạn.
30. Tổng số tiền gửi: Tổng các dòng từ 23 đến 29
Một cách tổng quát, tiền gửi quan trọng ở chỗ nó là bộ phận của tài
sản nợ thường ổn định nhất và có chi phí ít nhất.

Hạng mục YR1

YR2

YR3

YR4


- 24 -
23. Tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ 6 642

7 468

9 150

9 200

24. Tài khoản NOW





25.




26.Tiền gửi không kỳ hạn không có lãi 2 135

4 002

4 380

4 139

27. Tiền gửi kỳ hạn 7 009

7 713

8 183

9 756

28. Tiền gửi tiết kiệm




29.





30. Tổng tiền gửi 15 786

19 183

21 713

23 095


NHÓM TIỀN VAY- BORROWINGS FROM NONDEPOSIT SOURCES :
Nhìn chung, bên cạnh tiền gửi thường chiếm phần lớn trong tổng số vốn
huy động của ngân hàng thì những nguồn vốn huy động khác mà chủ yếu là
tiền vay cũng đóng vai trò quan trọng.
31. Tiền vay:
Ngày nay những ngân hàng càng lớn càng có xu hướng sử dụng nhiều
hơn phương thức đi vay, tức huy động vốn phi tiền gửi (nondeposit sources of
funds).
Một trong những lý do khiến cho các ngân hàng tích cực đi vay nhiều
hơn trong những năm gần đây là do: hầu hết các khoản đi vay không bị tham
gia dự trữ bắt buộc, do đó làm giảm một phần chi phí tiền vay. Mặt khác, các
ngân hàng có thể tiếp cận thị trường tiền tệ để dàn xếp một khoản vay chỉ trong
vòng một vài phút và tiền được chuyển ngay lập tức đến tài khoản của ngân
hàng đi vay. Một trong những trở ngại cơ bản trong khi đi vay là lãi suất trên
thị trường tiền tệ thường xuyên biến động. Ngoài ra, nếu một ngân hàng bị đồn
đại là có vấn đề thì ngay lập tức việc tiếp cận thị trường tiền tệ của ngân hàng
này trở nên vô cùng bất lợi, hoặc là chịu mức lãi suất cao hoặc là bị từ chối
thẳng thừng.

32. Chấp nhận thương phiếu cho khách hàng: Hạng mục này phản

ánh nghĩa vụ của ngân hàng phải thanh toán những Thương phiếu của khách
hàng mà ngân hàng đã cam kết chấp nhận. Như vậy, việc ngân hàng chấp nhận
và chiết khấu các thương phiếu đã tạo ra đồng thời hai tài khoản bên nợ và bên
có (bên nợ là: 32. Chấp nhận thương phiếu cho khách hàng; bên có là: 14.
chiết khấu thương phiếu cho khách hàng ).

- 25 -

33. Vay dài hạn: Bao gồm các khoản vay và phát hành trái phiếu có kỳ
hạn trên một năm. Các khoản vay và phát hành trái phiếu này có thể hoặc
không thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường.

35. Tổng tiền vay: Tổng các dòng từ 31 đến 34


Hạng mục YR1

YR2

YR3

YR4

31. Tiền đi vay 10 761

12 231

15 165

17 513


32. Chấp nhận thương phiếu cho khách
hàng
1732

1 978

1 898

2 477

33. Vay dài hạn 501

532

676

862

34. Khác




30. Tổng tiền vay
12 994

14 741

17 739


20 852





TÀI SẢN NỢ KHÁC
36. Tài sản nợ khác: Bao gồm tất cả các tài sản nợ chưa được kể ở trên
(ví dụ: cổ tức phải thanh toán,tài khoản phải trả, chi phí thuế thu nhập tương
lai…)
37.Dự trữ tổn thất tín dụng.
38. Các khoản dự phòng khác: bao gồm các khoản dự phòng có mục
đích đặc biệt và cụ thể (ví dụ như tài khoản trợ cấp thất nghiệp).
39. Tổng tài sản nợ khác: Tổng các dòng từ 36 đến 38

Hạng mục YR1

YR2

YR3

YR4

36. Tài sản nợ khác 685

1 030

1 111


1 314

37. Dự trữ rủi ro tín dụng 300

409

509

712

38. Các khoản dự phòng khác




39. Tổng tài sản nợ khác 985

1 439

1 620

2 026


×