Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại tòa án quân sự quân chủng hải quân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN ĐỨC HẢI

BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TẠI
TÒA ÁN QUÂN SỰ QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI - 2018

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN ĐỨC HẢI

BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TẠI
TÒA ÁN QUÂN SỰ QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 60 38 01 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN THỊ DIỆU OANH

HÀ NỘI - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Nếu khơng đúng
nhƣ trên tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về đề tài của mình.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Học viện Hành chính Quốc gia
xem xét để tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Đức Hải

download by :


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Ban giám đốc Học viện

Hành chính Quốc gia, Ban quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Nhà nƣớc pháp
luật và lý luận cơ sở, cùng các thầy, cơ giáo của Học viện Hành chính Quốc
gia đã tận tình giảng dạy cho tơi học tập chƣơng trình Thạc sĩ Luật Hiến pháp
và Luật Hành chính.
Tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh đã tận tình
hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành Luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Tòa án quân sự Quân chủng Hải
quân đã quan tâm, tạo điều kiện cho tơi tham gia chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ
Luật Hiến pháp và Luật Hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia./.
TÁC GIẢ

Nguyễn Đức Hải

download by :


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ………………………………….……………………………..….. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO
CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI
TOÀ ÁN QUÂN SỰ …………………………………………………...…… 6
1.1. Khái quát chung về Toà án Quân sự …..…………………………….… 6
1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ……………. .... 9
1.3. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại Tòa án Quân sự …........ 14
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo
trong xét xử vụ án hình sự tại Tòa án quân sự ……………………………... 30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ
CAN, BỊ CÁO TẠI TÒA ÁN QUÂN SỰ QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN…..35
2.1. Khái quát về Toà án quân sự Quân chủng Hải quân ………………….. 35

2.2. Tình hình bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại Tòa án quân sự
Quân chủng Hải quân …………………………….………………………… 37
2.3. Đánh giá chung về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại Toà án
quân sự Quân chủng Hải quân …………………………………….……….. 51
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BẢO ĐẢM
QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TẠI TÒA ÁN QUÂN SỰ
QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN………………………………………………..56
3.1. Quan điểm tăng cƣờng bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại
Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân ………………………………………56
3.2. Giải pháp tăng cƣờng bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại Tòa
án quân sự Quân chủng Hải quân ………………………………………… ...62
KẾT LUẬN . .................................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 80

download by :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

HĐXX

Hội đồng xét xử


VKS

Viện kiểm sát

KSV

Kiểm sát viên

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

TNHS

Trách nhiệm hình sự

TANDTC

Tịa án nhân dân tối cao

TAND

Tòa án nhân dân

download by :


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con ngƣời là giá trị cao quý, kết tinh từ nền văn hóa của tất cả

các dân tộc trên thế giới; là tiếng nói chung, sản phẩm chung, mục tiêu chung,
phƣơng tiện chung của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới để bảo vệ và thúc
đẩy nhân phẩm và hạnh phúc của mọi con ngƣời. Trong điều kiện xây dựng
nhà nƣớc pháp quyền XHCN vấn đề bảo đảm quyền con ngƣời, quyền cơng
dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội ln đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
ta cơng nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện theo các quy định của
Hiến pháp và pháp luật.
Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong xét xử sơ thẩm, phúc
thẩm vụ án hình sự cũng chính là bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân
khi họ phải đối diện với sự buộc tội của các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặt
khác, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo còn là một trong những bảo
đảm quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật của vụ án một
cách khách quan, tồn diện và đầy đủ. Trên cơ sở đó để Tịa án có thể ra bản
án, quyết định về việc giải quyết các vụ án hình sự đúng ngƣời, đúng pháp
luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vơ tội.
Hiến pháp và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đều ghi nhận khi tham
gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa, nhờ
luật sƣ hoặc ngƣời khác bào chữa. Đồng thời quy định trách nhiệm của các cơ
quan và ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải bảo đảm cho bị can, bị
cáo thực hiện quyền bào chữa của họ.
Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ
án hình sự ở các Tịa án vẫn cịn tình trạng khơng tạo điều kiện để bị can, bị
cáo thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, việc tiếp cận hồ sơ vụ án, gặp gỡ bị
can, bị cáo của luật sƣ cịn khó khăn. Tranh tụng tại phiên tòa còn phiến diện,
1

download by :


hình thức dẫn đến bản án, quyết định của Tịa án chƣa thực sự dựa trên kết

quả tranh tụng tại phiên tịa, dẫn đến xử oan ngƣời vơ tội hoặc bỏ lọt tội
phạm, hình phạt đƣợc tun khơng phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội
của bị cáo vẫn cịn xảy ra.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những điểm bất cập, hạn chế từ
đó đề ra những giải pháp, kiến nghị bổ sung, hoàn thiện, thống nhất các quy
định về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là cần thiết; trong việc
nâng cao chất lƣợng xét xử, đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp giai đoạn hiện
nay. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo
tại Tòa án Quân sự Quân chủng Hải quân" làm Luận văn thạc sĩ Luật hiến
pháp và Luật Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay ở nƣớc ta đã có nhiều cơng trình của các nhà khoa học nghiên
cứu về vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong xét xử vụ án
hình sự.
- Luận văn thạc sĩ luật học, Pháp luật bảo đảm quyền con ngƣời trong
hoạt động xét xử hình sự Việt Nam của Nguyễn Thị Bình, năm 2009 [6] .
- Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đỗ
Thị Hƣờng (năm 2011), Quyền con ngƣời và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa
của bị can, bị cáo ở Việt Nam [11].
- Luận án tiến sĩ của Đặng Công Cƣờng, trƣờng Đại học Luật Hà Nội
năm 2014, Vai trị của Tồ án trong việc bảo vệ quyền con ngƣời ở Việt Nam
hiện nay [7].
- Bài “Những vấn đề đặt ra khi thực thi các bảo đảm tố tụng với bị can,
bị cáo theo Hiến pháp năm 2013” của TS. Vũ Hồng Anh đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, năm 2015 [1].

2

download by :



- Bài “Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động tranh luận tại phiên
toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND tối cao” của Võ Quốc Tuấn
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, năm 2015 [24].
Tuy nhiên, Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân với những đối tƣợng
xét xử đặc thù; nhƣng hiện nay chƣa có cơng trình nghiên cứu chun biệt về
bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án
hình sự tại Tịa án quân sự Quân chủng Hải quân.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là đề xuất các giải pháp tiếp tục bảo
đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các
vụ án hình sự tại Tịa án qn sự Qn chủng Hải quân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền bào chữa của bị
can, bị cáo trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án hình sự tại Tịa án qn
sự bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của quyền bào chữa và
bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
các vụ án hình sự tại Tồ án qn sự.
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của Hiến pháp và
quy định của pháp luật có liên quan về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị
cáo trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án hình sự tại Tồ án qn sự
Qn chủng Hải quân; từ đó chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế, bất cập trong
hoạt động xét xử.
- Kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam và tăng cƣờng bảo đảm quyền bào chữa của bị
can, bị cáo trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án hình sự tại Toà án quân
sự Quân chủng Hải quân.
3


download by :


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý về bảo
đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong xét xử vụ án hình sự tại Tịa án
qn sự Qn chủng Hải qn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong xét xử các vụ án hình
sự tại Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân do nhiều chủ thể thực hiện; trong
phạm vi Luận văn tập trung làm rõ bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo
trong xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Tồ án qn sự
Qn chủng Hải quân từ năm 2014 đến nay. Nhƣng do yêu cầu bảo mật thông
tin, tác giả Luận văn xin phép không đƣa ra số liệu cụ thể các vụ án Tòa án
quân sự Quân chủng Hải quân đã xét xử.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài lấy quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật XHCN làm cơ sở phƣơng pháp
luận. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã sử dụng một số phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học nhƣ: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp; phƣơng
pháp so sánh; phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lơgic và phƣơng pháp bình
luận.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ thêm nhiều vấn đề lý luận về quyền bào chữa
của bị can, bị cáo trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự. Phân tích có
hệ thống các quy định của BLTTHS và đánh giá đầy đủ, toàn diện thực tiễn
bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự
Việt Nam, từ đó tìm ra những hạn chế, bất cập về bảo đảm quyền của họ và
nguyên nhân của những bất cập, hạn chế.

4

download by :


Đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện các quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong
hoạt động xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án hình sự.
7. Kết cấu
Ngồi Lời nói đầu, Luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về bảo đảm quyền bào chữa của bị
can, bị cáo trong xét xử các vụ án hình sự tại Tịa án qn sự.
Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại
Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cƣờng bảo đảm quyền bào
chữa của bị can, bị cáo tại Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân.

5

download by :


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA
CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ
TẠI TỒ ÁN QN SỰ
1.1. Khái qt chung về Tồ án Qn sự
1.1.1. Vị trí, chức năng, thẩm quyền xét xử của Toà án Quân sự
Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, các Tòa
án Quân sự là các cơ quan xét xử của nƣớc CHXHCN Việt Nam, thuộc Hệ

thống TAND, đƣợc tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Về thẩm
quyền xét xử chung của các Tòa án quân sự là: Xét xử những vụ án mà bị cáo
là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân
dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng
chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối
thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân
đƣợc điều động, trƣng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân
dân. Những vụ án hình sự mà bị cáo khơng thuộc các đối tƣợng trên, nhƣng
phạm tội liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, cơng chức, cơng nhân, viên
chức quốc phịng, qn nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc
kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự,
uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc
khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ. Xét xử tất cả tội
phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật, không phụ thuộc vào việc ngƣời
phạm tội ở trong hay ngoài Quân đội.
Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của
Tịa án qn sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của
TAND thì thẩm quyền xét xử đƣợc thực hiện nhƣ sau:
6

download by :


+ Trƣờng hợp có thể tách vụ án thì Tịa án quân sự xét xử những bị cáo
và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; TAND xét xử
những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND;
+ Trƣờng hợp không thể tách vụ án thì Tịa án qn sự xét xử tồn bộ
vụ án.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức Toà án quân sự

Cơ cấu tổ chức Tòa án quân sự bao gồm: Tòa án quân sự trung ƣơng,
Tòa án quân sự cấp quân khu và tƣơng đƣơng, Tòa án quân sự khu vực. Hiện
nay, các Tòa án tƣơng đƣơng Tòa án quân sự cấp Qn khu gồm có Tịa án
qn sự Qn chủng Hải qn và Tịa án qn sự Thủ đơ Hà Nội.
1.1.2.1 Tòa án quân sự trung ương
Cơ cấu tổ chức Tịa án qn sự trung ương có: Ủy ban Thẩm phán, 02
Tòa phúc thẩm, Bộ máy giúp việc.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự trung ương: Xét xử phúc
thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự quân khu và
tƣơng đƣơng chƣa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy
định của BLTTHS; Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Tịa án quân sự quân khu và tƣơng đƣơng, Tòa án quân sự
khu vực bị kháng nghị theo quy định của BLTTHS.
1.1.2.2. Tòa án quân sự quân khu và tương đương
Cơ cấu tổ chức gồm: Ủy ban Thẩm phán và bộ máy giúp việc. Trong
Tòa án quân sự quân khu và tƣơng đƣơng có các chức danh tƣ pháp: Chánh
án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thƣ ký Tòa án.
- Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tƣơng đƣơng do Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao bổ nhiệm (nhiệm kỳ 05 năm), miễn nhiệm, cách chức sau
khi thống nhất với Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng.
7

download by :


Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tƣơng đƣơng có các nhiệm vụ,
quyền hạn: Tổ chức cơng tác xét xử của Tịa án mình; tổ chức thực hiện
ngun tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tn theo pháp luật;
Báo cáo cơng tác của Tịa án mình và Tịa án qn sự khu vực với Chánh án
Tòa án quân sự trung ƣơng và Tƣ lệnh quân khu và tƣơng đƣơng; Thực hiện

nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của BLTTHS.
- Phó Chánh án Tịa án quân sự quân khu và tƣơng đƣơng do Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm (nhiệm kỳ 05 năm), miễn nhiệm, cách chức
sau khi thống nhất với Bộ trƣởng Bộ Quốc phịng.
Phó Chánh án Tịa án qn sự quân khu và tƣơng đƣơng là ngƣời giúp
Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án; Chịu trách
nhiệm trƣớc Chánh án về nhiệm vụ đƣợc giao; Thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn theo quy định của BLTTHS.
- Thẩm phán là ngƣời có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của
Luật Tổ chức Tòa án, đƣợc Chủ tịch nƣớc bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.
Nhiệm kỳ đầu của Thẩm phán là 05 năm; trƣờng hợp đƣợc bổ nhiệm lại hoặc
đƣợc bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự quân khu và tƣơng đƣơng:
- Xét xử sơ thẩm đối với các vụ án hình sự sau:
+ Vụ án mà bị cáo bị xét xử về các tội đặc biệt nghiêm trọng.
+ Vụ án mà bị cáo bị xét xử về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc
gia; Các tội phá hoại hồ bình, chống lồi ngƣời, tội phạm chiến tranh; Các
tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283,
284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 BLHS; Các tội phạm
đƣợc thực hiện ngoài lãnh thổ nƣớc CHXHCN Việt Nam.
+ Vụ án có bị cáo, bị hại, đƣơng sự ở nƣớc ngồi hoặc tài sản có liên
quan đến vụ án ở nƣớc ngoài.
8

download by :


+V

mà bị cáo tuy bị xét xử về tội phạm ít nghiêm trọng, tội


phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng nhƣng có nhiều tình tiết
phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều
cấp, nhiều ngành.
+ Vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, KSV

cao trong dân tộc ít ngƣời.
- Xét xử phúc thẩm: Đối với những vụ án hình sự mà bản án, quyết
định sơ thẩm của Tòa án quân sự khu vực chƣa có hiệu lực pháp luật bị kháng
cáo, kháng nghị theo quy định của BLTTHS.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
1.1.2.3. Tòa án quân sự khu vực
- Cơ cấu tổ chức: Tịa án qn sự khu vực có Chánh án, Phó Chánh án,
Thẩm phán, Thƣ ký Tịa án, cơng chức khác và ngƣời lao động.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự khu vực:
+ Xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự khơng thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa án quân sự cấp Quân khu.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền bào chữa của bị can, bị cáo
1.2.1. Khái niệm quyền bào chữa của bị can, bị cáo
Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử, Nhà nƣớc ln có
những quy định cụ thể về quyền con ngƣời, quyền cơng dân. Những quyền cơ
bản đó đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo thực hiện, đồng thời mọi ngƣời cũng có
nghĩa vụ tơn trọng và bảo đảm quyền lợi của ngƣời khác. Một trong các hình
thức thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc nhà nƣớc bảo đảm
9

download by :



thực hiện là quyền đƣợc bảo vệ mình trƣớc cơ quan bảo vệ pháp luật, đó là
quyền bào chữa. Trong các bản Hiến pháp của nƣớc CHXHCN Việt Nam đều
có những điều khoản quy định về quyền con ngƣời, quyền cơng dân; trong
các quyền con ngƣời, quyền cơng dân có quyền bào chữa và quy định những
bảo đảm cần thiết để quyền bào chữa của ngƣời bị buộc tội nói chung và bị
can, bị cáo nói riêng đƣợc thực hiện trong thực tế. Việc Hiến pháp ghi nhận
quyền bào chữa thể hiện rõ tầm quan trọng của chế định này. Để cụ thể hóa
Hiến pháp, BLTTHS nƣớc ta cũng quy định và ghi nhận bị can, bị cáo có
quyền bào chữa nhằm khơng để bất kì ngƣời nào có thể bị hạn chế hay tƣớc
bỏ quyền cơ bản mà pháp luật dành cho họ. Quyền bào chữa là một trong
những chế định quan trọng, vừa mang tính lí luận, vừa mang tính thực tiễn
cao; nhƣng Hiến pháp và pháp luật tố tụng hình sự nƣớc ta lại khơng đƣa ra
khái niệm cụ thể về quyền này.
Trong khoa học pháp lý, khái niệm quyền bào chữa đã đƣợc nhiều tác
giả quan tâm, nghiên cứu; với những quan điểm khác nhau về đối tƣợng có
quyền bào chữa, nội dung, giới hạn, phạm vi, mục đích và bản chất của quyền
bào chữa:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Quyền bào chữa là tất cả các quyền
mà pháp luật quy định để chống lại sự buộc tội [12 , tr49].
- Quan điểm thứ hai cho rằng: Quyền bào chữa là tổng hợp các hành vi
tố tụng của bị can, bị cáo trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật
nhằm đƣa ra chứng cứ để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình
trƣớc các cơ quan tiến hành tố tụng [9, tr49].
- Quan điểm thứ ba: Quyền bào chữa là tổng hợp các quyền tố tụng tạo
khả năng cho bị can, bị cáo bào chữa về hành vi do mình thực hiện đã bị buộc
tội và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác [29, tr71].

10

download by :



- Theo Từ điển Tiếng Việt: Bào chữa là dùng lý lẽ và chứng cứ để bênh
vực cho đƣơng sự nào đó thuộc vụ án hình sự hay dân sự trƣớc Tòa án hoặc
cho một việc làm đang bị lên án [23, tr38].
- Quan điểm của người nghiên cứu:
+ Về chủ thể, có quyền bào chữa theo quy định của BLTTHS năm 2015
bao gồm: Ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là phù hợp. Bởi vì,
những ngƣời này đều là ngƣời bị tình nghi là có tội và đang phải đối diện với
sự buộc tội của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Cịn ngƣời bào chữa,
chỉ với vai trò là ngƣời đƣợc ngƣời bị buộc tội nhờ hoặc cơ quan tiến hành tố
tụng có thẩm quyền chỉ định, để giúp ngƣời bị buộc tội thực hiện quyền bào
chữa của họ.
+ Về nội dung, quyền bào chữa của bị can, bị cáo là tất cả các hoạt
động của bị can, bị cáo và ngƣời bào chữa (nếu có); từ khi bị khởi tố bị can
đến khi bản án, quyết định xét xử họ có hiệu lực pháp luật không bị kháng
cáo, kháng nghị. Theo đó, bằng những hành vi cụ thể của mình bị can, bị cáo
và ngƣời bào chữa đƣợc sử dụng các quyền theo quy định của pháp luật để
làm sáng tỏ những tình tiết chứng minh cho sự vơ tội hoặc làm giảm nhẹ
TNHS, cũng nhƣ những tình tiết khác có lợi cho bị can, bị cáo. Đó có thể là
hành vi tố tụng nhằm bác bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội của cơ quan
tiến hành tố tụng hoặc đƣa ra chứng cứ để giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị
cáo hoặc các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
bị can, bị cáo nhƣ quyền về tài sản, quyền tự do, danh dự, nhân phẩm ...
Từ những phân tích trên, có thể đƣa ra khái niệm: Quyền bào chữa của
bị can, bị cáo là tổng hợp các quyền năng theo quy định của pháp luật tố tụng
hình sự mà bị can, bị cáo được sử dụng nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ
sự buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ TNHS
hoặc để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.


11

download by :


1.2.2. Đặc điểm về quyền bào chữa của bị can, bị cáo
- Về nội dung: Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là tất cả các hoạt
động của bị can, bị cáo và ngƣời bào chữa cho bị can, bị cáo (nếu có); kể từ
khi bị can, bị cáo bị buộc tội đến khi bản án, quyết định xét xử họ của Tịa án
có hiệu lực pháp luật. Theo đó, bằng những hành vi cụ thể của mình bị can, bị
cáo và ngƣời bào chữa sử dụng các quyền năng pháp luật tố tụng hình sự
giành cho họ để làm sáng tỏ các tình tiết chứng minh cho sự vơ tội hoặc làm
giảm nhẹ TNHS, cũng nhƣ những tình tiết khác có lợi cho bị can, bị cáo. Đó
có thể là hành vi tố tụng nhằm bác bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội của
cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng hoặc đƣa ra chứng cứ để
giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo hoặc các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.
- Về chủ thể có quyền bào chữa: Trong vụ án hình sự ngƣời có quyền
bào chữa chỉ có thể là ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Bị hại,
đƣơng sự có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhƣng đó
khơng phải là việc bào chữa. Ngƣời bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án
hình sự với vai trị là ngƣời đƣợc ngƣời bị buộc tội nói chung và bị can, bị cáo
nói riêng nhờ hoặc đƣợc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền chỉ định, để
giúp bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa trong những trƣờng hợp cần
thiết theo quy định của BLTTHS. Bị can, bị cáo có thể là cá nhân một con
ngƣời cụ thể hoặc có thể là pháp nhân thƣơng mại phạm tội. Đối với pháp
nhân thƣơng mại thực hiện quyền tố tụng hình sự nói chung và quyền bào
chữa nói riêng thông qua ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo
quy định của BLTTHS.
- Về vai trò của bào chữa: Là một trong những nội dung cơ bản của tố

tụng hình sự, nó đối trọng với chức năng buộc tội của cơ quan tiến hành tố
tụng. Sự đối trọng này, là đảm bảo quan trọng cho hoạt động tố tụng hình sự
đƣợc tiến hành một cách dân chủ, khách quan, đúng pháp luật. Bởi vì, buộc
12

download by :


tội mà khơng có bào chữa thì hoạt động tố tụng sẽ mang tính chất một chiều
và kết buộc, chứ khơng phải là tranh tụng.
- Về hình thức biểu hiện: Quyền bào chữa của bị can, bị cáo đƣợc ghi
nhận trong Hiến pháp, BLTTHS và các văn bản dƣới luật nhƣ: Nghị quyết
của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, các Thông tƣ, Thơng tƣ liên tịch... Đó là
các quy định về nhiệm vụ của BLTTHS, các nguyên tắc của tố tụng hình sự
nói chung và ngun tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự” nói riêng; các quy
định về quyền của bị can, bị cáo; các quy định về quyền và nghĩa vụ của
ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời bào chữa; trình tự, thủ tục tố tụng hình sự; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý trách nhiệm đối với hành vi vi phạm trong
hoạt động tố tụng hình sự. Ngồi ra, quyền bào chữa của bị can, bị cáo còn
đƣợc thể hiện ở các quy định về trách nhiệm của ngƣời tiến hành tố tụng,
ngƣời tham gia tố tụng quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật
Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Luật sƣ, Luật Trợ giúp pháp lý …
- Về thời điểm thực hiện quyền bào chữa: Ở từng giai đoạn của tố tụng
hình sự, ngƣời bị buộc tội có những tƣ cách tố tụng hình sự khác nhau. Trong
đó, ở giai đoạn xét xử vụ án hình sự ngƣời bị buộc tội tham gia tố tụng với tƣ
cách là bị can kể từ khi Tòa án thụ lý hồ sơ vụ án, đến trƣớc khi có quyết định
đƣa vụ án ra xét xử với họ; ngƣời bị buộc tội tham gia tố tụng với tƣ cách là
bị cáo kể từ khi Tòa án ra quyết định đƣa vụ án ra xét xử đối với họ, đến khi
bản án hoặc quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Bị can, bị cáo mới

chỉ là ngƣời bị tình nghi là đã thực hiện tội phạm, mà khơng đồng nghĩa với
khái niệm ngƣời phạm tội. Khi với tƣ cách là bị can hoặc bị cáo, ngƣời bị
buộc tội có những quyền và nghĩa vụ tố tụng hình sự có những điểm khác
nhau.

13

download by :


1.3. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại Toà án quân sự
1.3.1. Khái niệm bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại Toà
án quân sự
Theo quy định định tại khoản 1 Điều 60, 61 BLTTHS năm 2015: Bị can
là ngƣời hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Bị cáo là ngƣời hoặc pháp
nhân đã bị Tòa án quyết định đƣa ra xét xử.
Ở từng giai đoạn của tố tụng hình sự, ngƣời bị buộc tội có những tƣ cách
tố tụng hình sự khác nhau. Trong đó, ở giai đoạn xét xử vụ án hình sự ngƣời
bị buộc tội tham gia tố tụng với tƣ cách là bị can kể từ khi Tòa án thụ lý hồ sơ
vụ án, đến trƣớc khi có quyết định đƣa vụ án ra xét xử; ngƣời bị buộc tội
tham gia tố tụng với tƣ cách là bị cáo kể từ khi Tòa án ra quyết định đƣa vụ
án ra xét xử đối với họ, đến khi bản án hoặc quyết định của Tịa án có hiệu
lực pháp luật. Bị can, bị cáo mới chỉ là ngƣời bị tình nghi là đã thực hiện tội
phạm, mà khơng đồng nghĩa với khái niệm ngƣời phạm tội. Khi với tƣ cách là
bị can hoặc bị cáo, ngƣời bị buộc tội có những quyền và nghĩa vụ tố tụng hình
sự có những điểm khác nhau.
Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong xét xử sơ thẩm, phúc
thẩm vụ án hình sự ở các TAND nói chung và tại Tịa án qn sự nói riêng
đƣợc thực hiện bằng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau. Cụ thể nhƣ: Bảo
đảm bằng pháp luật là việc Nhà nƣớc ghi nhận trong Hiến pháp và các văn

bản quy phạm pháp luật khác quyền bào chữa của bị can, bị cáo và quy định
trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc bảo đảm quyền bào chữa
của bị can, bị cáo; bảo đảm bằng hành vi, kỹ năng thực hiện các quy định
pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo; bảo đảm bằng điều kiện vật
chất cho hoạt động xét xử của Tòa án; bảo đảm bằng việc tổ chức, hoạt động
của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan bổ trợ tƣ pháp.
Có thể khẳng định, Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong xét
14

download by :


xử vụ án hình sự tại Tịa án qn sự là thông qua pháp luật để ghi nhận
quyền bào chữa của bị can, bị cáo; việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của
các chủ thể để bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, bảo đảm bằng
hành vi, kỹ năng thực hiện các quy định pháp luật về quyền bào chữa của bị
can, bị cáo; bảo đảm bằng điều kiện vật chất cho hoạt động xét xử của Tòa
án; bảo đảm bằng việc tổ chức, hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng,
cơ quan bổ trợ tư pháp.
1.3.2. Vai tr.
Thứ sáu, cần có những quy định cụ thể để bảo vệ người bị hại, người
làm chứng trong vụ án hình sự.
Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự nhiều ngƣời bị hại, ngƣời làm chứng
(nhất là ngƣời làm chứng) có tâm lý sợ bị trả thù; nên viện ra nhiều lý do khác
nhau để không phải đến phiên tịa để làm chứng hoặc có những trƣờng hợp
đến phiên tịa nhƣng họ khơng khai đúng, khai hết những gì mình biết về vụ
án. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhƣng nguyên nhân quan
trọng là việc bảo vệ ngƣời bị hại, ngƣời làm chứng trong vụ án hình sự chƣa
đƣợc quy định cụ thể và quan tâm đúng mức, nên vẫn có những trƣờng hợp bị
hại, ngƣời làm chứng bị đe dọa, bị trù dập, bị trả thù.

Thứ bảy, cần quy định trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa sơ thẩm,
phúc thẩm bị cáo và người bào chữa có quyền yêu cầu HĐXX triệu tập thêm
người làm chứng hoặc đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét tại phiên tòa.
Việc bị cáo và ngƣời bào chữa đề nghị triệu tập thêm ngƣời làm chứng
hoặc đƣa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét tại phiên tòa; giúp HĐXX xác
định sự thật khách quan của vụ án, là một trong những quy định bảo đảm cho
bị cáo thực hiện quyền bào chữa; bảo đảm quyền bình đẳng giữa đại diện
VKS với những ngƣời tham gia tố tụng trong giải quyết các yêu cầu, cung cấp
chứng cứ tại phiên tòa. Nhƣng Điều 305 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định yêu
cầu triệu tập thêm ngƣời làm chứng hoặc đƣa thêm tài liệu, vật chứng chỉ
đƣợc xem xét, giải quyết ở thủ tục bắt đầu phiên tòa; khi đã kết thúc thủ tục
bắt đầu phiên tòa nếu bị cáo, ngƣời bào chữa hoặc KSV yêu cầu triệu tập
thêm ngƣời làm chứng hoặc đƣa thêm tài liệu, vật chứng thì HĐXX khơng có
căn cứ chấp nhận. Quy định này là chƣa phù hợp.

67

download by :


3.2.1.2. Tiếp tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa các
qui định của Hiến pháp 2013 và BLTTHS năm 2015 về quyền của người bào
chữa
Thứ nhất, liên quan đến quyền lựa chọn ngƣời bào chữa. Cần thiết phải
sửa đổi, bổ sung quy định về quyền lựa chọn ngƣời bào chữa theo hƣớng phân
định rõ quyền lựa chọn ngƣời bào chữa trong trƣờng hợp bị can, bị cáo tự
thuê với trƣờng hợp ngƣời bào chữa do cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến quyền từ chối ngƣời
bào chữa. Nên xây dựng một điều luật về quyền từ chối ngƣời bào chữa theo
hƣớng ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền từ chối quyền có ngƣời bào

chữa (trừ trƣờng hợp là ngƣời dƣới 18 tuổi, ngƣời có nhƣợc điểm về tâm thần
hoặc thể chất). Đồng thời, quy định các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ
giải thích những hậu quả của việc từ chối quyền có ngƣời bào chữa; việc từ
chối ngƣời bào chữa phải đảm bảo trong điều kiện ngƣời từ chối minh mẫn và
tự nguyện; việc từ chối phải lập thành văn bản có chữ ký của ngƣời từ chối và
xác nhận của cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ ba, nên quy định về việc cử ngƣời bào chữa dự bị cho ngƣời bị
tạm giữ, bị can, bị cáo trong trƣờng hợp họ gặp khó khăn về việc tự bào chữa
do trƣớc đó đã từ chối ngƣời bào chữa. Đây là quy định đƣợc nhiều nƣớc áp
dụng. Quy định mở rộng này sẽ giải quyết đƣợc thực trạng khi mà bị cáo đã
từ chối ngƣời bào chữa ở giai đoạn điều tra, nhƣng sau đó lại đề nghị đƣợc chỉ
định ngƣời bào chữa tại phiên tòa. Sự tham gia của ngƣời bào chữa sẽ đảm
bảo tính cơng bằng trong tiến hành tố tụng. Theo đó, các cơ quan tiến hành tố
tụng chỉ cần nắm danh sách luật sƣ của các đoàn luật sƣ, cũng nhƣ của các
trung tâm trợ giúp pháp lý để dự trù việc cung cấp kịp thời ngƣời bào chữa dự
bị cho ngƣời bị tạm giữ, bị can và bị cáo trong tất cả các giai đoạn tố tụng,
trong đó có giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự.

68

download by :


3.2.1.3. Hồn thiện pháp luật quy định về trình tự, thủ tục phiên tịa
hình sự sơ thẩm, phúc thẩm
Quan điểm chỉ đạo đổi mới thủ tục tố tụng hình sự theo hƣớng dân chủ,
bình đẳng, bảo đảm để ngƣời tham gia tố tụng có điều kiện bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình trong tố tụng hình sự, tăng cƣờng tranh tụng đã đƣợc
thể hiện trong các nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tƣ pháp đến năm
2020. Thực hiện chỉ đạo trên, BLTTHS 2015 với nhiều sửa đổi bổ sung để

bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
vụ án hình sự, nhƣng vẫn cịn nhiều quy định về phiên tịa hình sự sơ thẩm,
phúc thẩm cần đƣợc cụ thể hóa.
Thứ nhất, quy định cụ thể về trách nhiệm cam đoan làm tròn nhiệm vụ,
khai trung thực của ngƣời phiên dịch, ngƣời dịch thuật, ngƣời giám định,
ngƣời định giá tài sản, ngƣời làm chứng tại Điều 303 và Điều 304 BLTTHS
2015.
Thứ hai, sửa đổi các quy định về thủ tục xét hỏi theo hƣớng Tòa án chỉ
là nơi phân xử, quyết định của HĐXX dựa trên kết quả xét hỏi và tranh luận
tại phiên tòa.
Thứ ba, bổ sung các quy định về việc cho phép triệu tập thêm ngƣời
làm chứng hoặc yêu cầu đƣa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét; cho phép
đƣa ra yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, KSV, Thƣ ký phiên tòa, ngƣời
giám định, ngƣời định giá tài sản, ngƣời phiên dịch, ngƣời dịch thuật khi tiến
hành tố tụng trong bất kỳ giai đoạn nào tại phiên tịa hình sự sơ thẩm, phúc
thẩm.
Thứ tư, bãi bỏ quy định cho phép HĐXX quyết định khởi tố vụ án hình
sự hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tịa
mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

69

download by :


3.2.1.4. Hoàn thiện pháp luật về việc bồi thường thiệt hại cho người bị
oan trong tố tụng hình sự
Tình trạng làm oan ngƣời vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự đã gây
bức xúc trong dƣ luận, làm giảm lòng tin của nhân dân vào các cơ quan tiến
hành tố tụng. Bên cạnh đó, những ngƣời là “nạn nhân” của hoạt động tố tụng

hình sự tuy đã đƣợc minh oan nhƣng những thiệt hại về vật chất, tinh thần họ
phải chịu đựng vẫn còn tồn tại. Để khắc phục những thiệt hại cho “nạn nhân”
của hoạt động tố tụng ngày 17/3/2003, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban
hành Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 về bồi thƣờng thiệt hại cho
ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra
và sau này là Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc năm 2010, Luật
Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc năm 2017 đã tạo cơ sở vững chắc giúp
các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết bồi thƣờng thiệt hại, bảo vệ kịp thời
quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị oan. Có thể khẳng định quyền đƣợc
bồi thƣờng thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự của ngƣời bị bắt, bị giam
giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật là một trong những nguyên tắc hiến định
và là nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự có vai trị định hƣớng trong
hoạt động giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền con ngƣời. Tuy nhiên, để đáp ứng
việc bảo đảm quyền con ngƣời trong điều kiện hiện nay cần hoàn thiện qui
định của pháp luật theo hƣớng sau:
Thứ nhất, hạn chế đến mức thấp nhất việc đình chỉ điều tra do hành vi
không cấu thành tội phạm. Không để xảy ra bức cung, dùng nhục hình, ngƣời
đang bị giam giữ và chấp hành án tại các cơ sở giam giữ chết do tự sát, đánh
nhau. Tạo điều kiện thuận lợi cho luật sƣ tham gia các vụ án theo quy định
của pháp luật. Xử lý nghiêm minh đối với ngƣời thi hành công vụ sai phạm và
trách nhiệm liên đới của ngƣời đứng đầu cơ quan gây ra oan, sai, để xảy ra
bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, tạm giữ, tạm giam và thi
70

download by :


hành án hình sự.
Thứ hai, Tăng cƣờng cơng tác quản lý, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ để

nâng cao chất lƣợng công tác điều tra, giám định tƣ pháp ...; đồng thời sớm
hồn thiện, ban hành quy trình, quy chuẩn giám định, tạo cơ sở tin cậy cho cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, quyết định việc truy cứu
TNHS đối với ngƣời phạm tội.
Thứ ba, bên cạnh việc qui định trách nhiệm chứng minh tội phạm cần
bổ sung trách nhiệm minh oan của cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành
tố tụng trong toàn bộ quá trình phát hiện, kiểm tra, đánh giá chứng cứ ở các
giai đoạn của tố tụng hình sự. Bổ sung qui định này sẽ tăng cƣờng trách
nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc hạn chế oan, sai và minh
oan cho ngƣời bị oan.
Thứ tư, Luật trách nhiệm bồi thƣờng nhà nƣớc 2010, Luật Trách nhiệm
bồi thƣờng của Nhà nƣớc năm 2017, đã khắc phục phần lớn những hạn chế
của Nghị quyết 388, tuy nhiên cũng cần tiếp tục hoàn thiện những nội dung về
phạm vi bồi thƣờng thiệt hại khắc phục giới hạn quá hẹp so với các trƣờng
hợp đƣợc coi là “oan” trong tố tụng hình sự.
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
3.2.2.1. Tiếp tục bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét
xử của Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân
Hiến pháp năm 2013 quy định Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên
phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - LêNin và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, là lực lƣợng lãnh đạo Nhà nƣớc
và xã hội.

71

download by :



×