Bo mạch chủ - Socket AM2 “nổi” hơn 939
Đây là tháng có nhiều thông tin thú vị, đáng chú ý là Intel giới thiệu bộ xử lý (BXL) Core 2 có khả năng xử lý tuyệt
vời, tiếp đến AMD giảm giá hàng loạt BXL (có sản phẩm giảm hơn 50%) và AMD mua lại hãng sản xuất card đồ
họa nổi tiếng ATI với giá 5,4 tỷ USD. Hiện tại Intel đang chiếm thế thượng phong về tốc độ của BXL, có lẽ vì vậy
AMD chuyển sang cạnh tranh về giá và cũng là dịp để "ăn mừng" việc mua ATI. Hy vọng sau cuộc sát nhập này sẽ
có nhiều chipset ATI hỗ trợ BXL AMD với khả năng xử lý cao và đồ họa mạnh. Nếu đi đúng hướng thì liên minh
này sẽ trở thành đối thủ đáng gờm của Intel ở lĩnh vực BXL, chipset và cả chip đồ họa tích hợp.
Việc cạnh tranh giữa các hãng sẽ có lợi cho người dùng, BXL AMD giảm giá giúp người dùng "mạnh tay" khi lựa
chọn bo mạch chủ (BMC) cho hệ thống này. Hy vọng, BMC dùng BXL AMD cũng sẽ tăng tính năng nhưng giá lại
mềm hơn để người dùng "thoải mái" lựa chọn.
Trong 6 sản phẩm thử nghiệm có 2 socket 939 và 4 socket AM2 (940) từ các nhà sản xuất Asus, ECS, MSI. Hai
dòng sản phẩm này khác nhau ở bộ nhớ, socket 939 chạy với DDR trong khi AM2 sử dụng DDR2. BMC dùng bộ
nhớ DDR2 có băng thông rộng và hỗ trợ dung lượng lớn hơn so với BMC dùng DDR. Các sản phẩm đều hỗ trợ
băng thông hệ thống 1000MHz nhưng nhờ công nghệ Hyper Transport của AMD băng thông được nâng lên
2000MT/s.
Đồ họa - âm thanh
Giao tiếp đồ họa của các BMC đều là PCI Express (PCIe) x16, riêng ECS C51GM-M có thêm chip đồ họa tích hợp,
còn MSI K8N Diamond Plus và Asus A8R-MVP có 2 khe PCIe x16 cho đồ họa kép nhưng dùng công nghệ khác
nhau. MSI K8N Diamond Plus chọn công nghệ SLI của NVIDIA trong khi Asus A8R-MVP dùng CrossFire của ATI.
Âm thanh tích hợp 6 kênh (5.1) hoặc 8 kênh (7.1) của các sản phẩm cho chất lượng khá tốt. Trong đó, MSI K8N
Diamond Plus dùng chip âm thanh Creative Blaster Audigy SE, Asus A8R-MVP có chế độ mã hóa âm thanh chất
lượng cao và tự động kiểm tra các ngõ vào, cả hai sản phẩm này và MSI K9N Ultra đều có âm thanh số (SPDIF)
ngõ đồng trục/quang cho các thiết bị âm thanh cao cấp.
Giao tiếp và cải tiến
Giao tiếp mạng tích hợp trên các bo mạch cũng khác nhau, trong khi MSI K9NU Neo và ECS C51GM-M còn dùng
Asus A8R-MVP
MSI K9NU Neo
ngõ tốc độ 10/100, thì MSI K9N Neo và Asus A8R-MVP đã chuyển sang
10/100/1000. MSI K8N Diamond Plus và MSI K9N Ultra có đến 2 ngõ mạng tốc độ
gigabit nhằm tăng khả năng kết nối, làm cầu nối giữa hai mạng khác nhau.
Giao tiếp ATA hoặc SATA II (băng thông 3Gb/s) với tính năng RAID đều được hỗ
trợ trong các sản phẩm, trừ MSI K9NU Neo không có RAID. Một số BMC được
tích hợp thêm các giao tiếp cao cấp. Asus A8R-MVP và MSI K8N Diamond Plus có
ngõ IEEE 1394 chuyên truyền tín hiệu video. MSI K8N Diamond Plus có cáp Ex-SATA Bracket đưa ra phía sau 2
ngõ SATA cho phép gắn nóng các thiết bị như ổ cứng, ổ quang.
Tất cả sản phẩm đều có khe PCIe x1 và PCI thường, riêng MSI K8N Diamond Plus có thêm PCIe x4. Khe PCI màu
cam trên các BMC của MSI (MSI K9NU Neo không có) chuyên dành cho card giao tiếp không dây (Wireless LAN)
và Bluetooth.
Thiết kế của các sản phẩm không mang tính đột phá nhưng cũng tạo được sự
khác biệt. Asus A8R-MVP và MSI K9N Neo có tản nhiệt dành cho tụ ổn dòng vừa
giúp hệ thống ổn định lại không gây ồn. MSI K8N Diamond Plus dùng ống dẫn từ
chip cầu nam lên cầu bắc và thổi nhiệt ra ngoài nhờ quạt gắn bên hông các tấm
kim loại, cáp dùng cho ổ cứng/ổ mềm dạng tròn nhằm tránh cản trở luồng đối lưu
tản nhiệt.
Ngoài các tính năng được giới thiệu, một số sản phẩm còn chú trọng vào việc ép
xung, cho phép người dùng thay đổi thông số mặc định hoặc dùng tính năng tự ép
xung để nâng cao hiệu năng hệ thống. Các BMC của MSI có công nghệ ép xung
động DOT (Dynamic Overclocking Technology). Riêng MSI K9N Ultra và MSI K8N
Diamond Plus được tích hợp chip CoreCell cũng có tính năng ép xung động và
giúp bo mạch chạy êm, tiết kiệm điện. Trên 2 bo mạch này có sẵn nút nhấn giúp
lấy lại trạng thái ban đầu cho BIOS nếu việc ép xung gặp trục trặc. Đặc biệt Asus
A8R-MVP và MSI K8N Diamond Plus "chăm sóc kỹ” dân "overclock". A8R-MVP có
công nghệ AI Overclocking, vDIMM giúp điều chỉnh điện thế cấp cho bộ nhớ và
vCore điều chỉnh điện thế BXL, đồng thời cho phép điều chỉnh từng MHz xung
nhịp trong khoảng từ 200MHz đến 400MHz. Bên cạnh cách điều chỉnh "mềm" thân
thiện, MSI K8N Diamond Plus còn cung cấp phương án ép xung điện thế bộ nhớ trực tiếp bằng cách thay đổi thiết
lập jumper trên bo mạch.
Mua hay chờ?
Điểm thử nghiệm các sản phẩm được trình bày trên biểu đồ và không nên so sánh
điểm số giữa BMC socket 939 và AM2 vì hai hệ thống này khác nhau về cấu hình
thử nghiệm ở BXL và bộ nhớ. Với kết quả đạt được thì MSI K8N Diamond Plus
cho thấy sự vượt trội rõ so với các sản phẩm còn lại ở tất cả điểm thử nghiệm, có
lẽ nhờ hiệu năng tốt mà giá của nó cũng rất cao.
Nhìn chung hiệu năng của hệ thống AM2 so với hệ thống 939 chưa có nhiều sự
khác biệt. Do đó, nếu bạn đang dùng và hài lòng với hệ thống 939 thì có lẽ chưa
cần nâng cấp lên AM2 trong thời điểm này; nhưng nếu đang muốn mua bộ máy
mới thì nên chọn AM2 từ đầu vì sẽ dễ nâng cấp BXL và bộ nhớ sau này
MSI K9N Neo
MSI K8N Diamond Plus
MSI K9N Ultra
ECS C51GM-M