Đề bài 06: Quản trị nợ phải thu của Công ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp (mã
chứng khốn: INN)
MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU ......................................................................................................................... 1
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU ............................................ 2
1.1.
Khái niệm nợ phải thu ................................................................................................ 2
1.2.
Tầm quan trọng của các khoản phải thu ..................................................................... 2
1.3.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nợ phải thu ................................................... 2
1.4.
Những điểm lợi và bất lợi khi phát sinh các khoản nợ phải thu ................................ 3
1.5.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô quản trị nợ phải thu .......................................... 3
1.6.
Các biện pháp cần chú trọng để quản trị nợ phải thu ................................................. 3
PHẦN 2: QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ IN NƠNG
NGHIỆP ................................................................................................................................... 4
2.1. Giới thiệu khái qt về Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp .......................... 4
2.2. Thực trạng quản trị nợ phải thu của Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp. ..... 5
2.2.1. Thực trạng về các khoản phải thu ........................................................................... 5
2.2.2. Đánh giá hiệu quả của các khoản phải thu .............................................................. 7
2.3. Đánh giá chung về tình hình quản trị nợ phải thu bình qn của cơng ty Cổ phần Bao
Bì và In Nơng Nghiệp........................................................................................................... 9
2.3.1. Những thành tựu đạt được....................................................................................... 9
2.3.2. Những hạn chế còn gặp phải ................................................................................. 10
PHẦN 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NỢ
PHẢI THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ IN NƠNG NGHIỆP ....................... 10
3.1. Đối với việc quản trị khoản phải thu của khách hàng ................................................. 10
3.2. Đối với quản trị khoản phải thu trả trước cho người bán ............................................ 12
3.3. Các biện pháp khác ...................................................................................................... 12
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 14
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 14
LỜI NÓI ĐẦU
I.
Sự cần thiết của đề tài
Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phát sinh các khoản
nợ phải thu. Đây là một loại tài sản của doanh nghiệp đang bị các cá nhân, doanh nghiệp khác
chiếm dụng. Mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có giá trị các khoản phải thu khác nhau, và dù
các khoản ấy có lớn hay nhỏ thì nó đều ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Đặc biệt hiện nay, các khoản nợ phải thu là yếu tố quan trọng để tạo nên
uy tín của mình đối với các đối tác kinh doanh và trở thành sức mạnh cạnh tranh cho các
doanh nghiệp. Chính vì thế, việc quản trị nợ phải thu là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp
thiết đối với các doanh nghiệp, đòi hỏi các nhà quản trị cần phải đưa ra những biện pháp chính
xác, kịp thời. Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị nợ phải thu đối với sự phát triển
của doanh nghiệp trong thời điểm kinh tế hiện nay, kết hợp với quá trình tìm hiểu tình hình
thực tế tại Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp, em lựa chọn đi sâu nghiên cứu đề tài
“Quản trị nợ phải thu của Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp”.
II.
Mục đích của đề tài
Bài tiểu luận này sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng quản
lý nợ phải thu của Công ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp, từ đó chỉ ra được những thành
tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong việc quản trị nợ phải thu của công
ty. Từ những căn cứ ở trên, phần cuối bài sẽ nêu ra một số khuyến nghị, biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản trị nợ phải thu của công ty.
III.
Đối tượng nghiên cứu: Quản trị nợ phải thu của Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In
Nông Nghiệp
IV. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Công ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp
Thời gian: Năm 2019 và năm 2020
V.
Kết cấu của đề tài
Phần 1: Lý luận chung về quản trị nợ phải thu
Phần 2: Thực trạng quản trị nợ phải thu của Công ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp
Phần 3: Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nợ phải thu của Cơng ty Cổ
phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, bài tiểu luận của em khơng tránh khỏi có
những sai sót, rất mong các thầy cơ giúp đỡ để để em hồn thiện bài làm và cung cấp thêm
những kiến thức về đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn.
1
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU
1.1.
Khái niệm nợ phải thu và quản trị nợ phải thu
Nợ phải thu là là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch
vụ, hay nói cách khác, nợ phải thu là tài sản của doanh nghiệp bị doanh nghiệp và cá nhân
khác chiếm dụng. Nợ phải thu bao gồm phải thu của khách hàng, phải thu tạm ứng, trả trước
cho người bán và phải thu khác.
Quản trị nợ phải thu là việc doanh nghiệp quản trị tài sản của doanh nghiệp bị doanh
nghiệp và cá nhân khác chiếm dụng để đưa ra được những biện pháp thích hợp nhằm thu hồi
các khoản phải thu này đúng hạn, ít phát sinh chi phí liên quan nhất có thể, mà vẫn đảm bảo
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
1.2.
Tầm quan trọng của quản trị nợ phải thu
Trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều có các khoản nợ phải thu nhưng với
quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm
dụng cao, hoặc khơng kiểm sốt nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì thế, quản trị nợ phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính
của doanh nghiệp.
Quản trị các khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro
trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khơng bán chịu hàng hố dịch vụ, doanh nghiệp sẽ mất
đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu hay
bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ
phải thu khó địi hoặc rủi ro khơng thu hồi được nợ. Do đó doanh nghiệp cần đặc biệt coi
trọng các biện pháp quản trị nợ phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khả năng sinh lời
lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng (nới lỏng) bán chịu, cịn nếu khả năng sinh lời
nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải thu hẹp (thắt chặt) việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ.
1.3.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nợ phải thu
Để đo lường hiệu quả quản trị nợ phải thu, ta có các chỉ tiêu đánh giá sau:
Số vòng quay nợ phải thu =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Trong đó, nợ phải thu bình qn được tính như sau:
Nợ phải thu bình qn =
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 đầ𝑢 𝑘ỳ+ 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ
2
2
Số vòng quay nợ phải thu là chỉ tiêu phản ánh trong 1 kỳ, nợ phải thu luân chuyển
được bao nhiêu vịng. Nó phản ánh tốc độ thu hồi cơng nợ của doanh nghiệp như thế nào.
Kỳ thu tiền trung bình =
360 𝑛𝑔à𝑦
𝑆ố 𝑣ị𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh
nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình
của doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh tốn của
doanh nghiệp. Khi tính chỉ tiêu này, ta sử dụng doanh thu thuần có thuế gián thu.
1.4.
Những điểm lợi và bất lợi khi phát sinh các khoản nợ phải thu
Các khoản nợ phải thu phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu để
thu hút khách hàng, giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, nợ phải thu phát sinh cũng dẫn tới nhiều bất lợi như: phát sinh các chi phí
quản lý, thu hồi nợ, chi phí nhân viên quản lý; doanh nghiệp có thể gánh chịu rủi ro mất vốn
do khơng thu hồi được nợ; làm kìm hãm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, ứ đọng vốn
khâu lưu thông, làm thiếu vốn khâu sản xuất; doanh nghiệp có thể mất chi phí cơ hội của vốn.
Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách bán chịu sản phẩm một cách
hợp lý nhằm tạo ra những điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, hạn
chế thấp nhất các thiệt hại và mức độ rủi ro.
1.5.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô quản trị nợ phải thu
Nhân tố lớn nhất phải kể đến đó là khối lượng, quy mơ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
bán chịu cho khách hàng. Doanh nghiệp thường áp dụng các chính sách bán chịu để thu hút
số lượng lớn khách hàng để góp phần tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.
Nhân tố thứ hai đó là sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: Đối với các doanh nghiệp
sản xuất có tính chất thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu
thụ lớn, cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.
Nhân tố thứ ba là giới hạn của lượng vốn phải thu hồi: Nếu lượng vốn phải thu hồi q
lớn thì khơng thể bán chịu được nữa vì sẽ làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp.
Một nhân tố khác nữa đó là thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh
nghiệp: Đối với các doanh nghiệp có quy mơ lớn, tiềm lực tài chính mạnh thì sẽ có kỳ thu
tiền trung bình dài hơn các doanh nghiệp nhỏ, ít vốn, sản phẩm dễ hư hao, mất phẩm chất,
khó bảo quản.
1.6.
Các biện pháp cần chú trọng để quản trị nợ phải thu
3
Thứ nhất, xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng. Trước hết, cần
xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh
nghiệp có thể chấp nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh
nghiệp áp dụng các chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp. Ngoài ra doanh
nghiệp cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ bao gồm việc
xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn
thời hạn bán chịu. Về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ có thể nới lỏng thời hạn bán chịu khi lợi
nhuận tăng thêm nhờ doanh thu tiêu thụ lớn hơn chi phí tăng thêm cho quản trị các khoản
phải thu của doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Việc đánh giá uy tín tài
chính của khách hàng mua chịu thường phải thực hiện qua các bước: Thu thập thông tin về
khách hàng (như báo cáo tài chính của doanh nghiệp khách hàng; các kết quả xếp hạng tín
nhiệm, xếp hạng tín dụng; các thơng tin liên quan khác...); đánh giá uy tín khách hàng theo
các thông tin thu nhận được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ
chối bán chịu. Việc phân tích đánh giá này giúp doanh nghiệp tránh gặp phải các khoản nợ
khơng có khả năng thu hồi.
Thứ ba, áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ. Chẳng hạn
như sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp để theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ
phải thu đối với từng khách hàng; thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ đến hạn,
nợ quá hạn như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ,...;thực hiện các biện pháp phịng ngừa rủi ro
bán chịu như trích trước dự phịng nợ phải thu khó địi, trích lập quỹ dự phịng tài chính.
PHẦN 2: QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ IN
NƠNG NGHIỆP
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp
Tên cơng ty: Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp
Trụ sở: 72 – Trường Chinh – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội.
Ngày thành lập: 1970
Vốn điều lệ: 180,000,000,000 đồng
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 18,000,000 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 17,958,000 cổ phiếu
Nhóm ngành: Bao Bì/ Giấy
Ngành nghề kinh doanh chính: Tập trung phát triển bao bì giấy và bao bì màng phức hợp trên
cơng nghệ in Offset, in Ống đồng, in Flexco; Phát triển lĩnh vực tem kỹ thuật số phục vụ
4
chống giả, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng như các tiện ích cho cơng tác quản lý sản
phẩm; Kinh doanh thương mại xoay quanh ngành nghề chính của cơng ty.
Quá trình hình thành và phát triển:
Năm 1970, thành lập Xưởng in vẽ bản đồ với nhiệm vụ là in, vẽ bản đồ cho nhà nước;
ngồi ra cịn in các giấy tờ quản lý kinh tế và các loại tem nhãn hàng hóa.
Năm 1983, xưởng được đổi tên thành Xí nghiệp in Nông nghiệp 1 trực thuộc Bộ Nông
nghiệp theo quyết định 150NN-TC/QĐ ngày 12/05/1983 với nhiệm vụ là in các tài liệu, sách
cho ngành và các nhà xuất bản khác.
Năm 1993, Xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp in Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm trưc thuộc Bộ Nơng nghiệp theo quyết định theo quyết định 120NN-TCCP/QĐ.
Xí nghiệp đã xác định lại hướng phát triển, tập trung vào in bao bì và tem nhãn hàng hóa.
Năm 2002, Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty in Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo quyết định 19/2002/BNNTCCB/QĐ.
Ngày 01/07/2004, Công ty chuyển đổi thành Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nông
Nghiệp theo quyết định QĐ686 ngày 22/03/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn với vốn điều lệ là 27 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ 25%.
Trong năm 2008, Công ty đã thực hiện thành công đợt tăng vốn điều lệ từ 27 tỷ đồng
lên 54 tỷ đồng thông qua việc phát hành cho cổ đông hiện hữu, cán bộ công nhân viên, cổ
đông chiến lược và đấu giá ra công chúng.
Công ty đã niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hà Nội theo
giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 03/2010/GCNCP-VSD ngày 07/01/2010 do trung
tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cấp và cổ phiếu được giao dịch chính thức kể từ ngày
22/01/2010 đến nay.
Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp
đã phát triển xuất sắc, hiện là một trong những công ty hàng đầu trong ngành sản xuất cơng
nghiệp in và sản xuất bao bì Việt Nam, đứng vững trong top 10 Công ty Bao bì uy tín năm
2020 - nhóm ngành giấy. Có được những thành tựu xuất sắc này, công ty đã trải qua nhiều
thời kỳ khó khăn, nhờ uy tín và chất lượng sản phẩm cao đã giúp doanh nghiệp từng bước ổn
định và phát triển rực rỡ, tạo được ấn tượng tốt trong lịng cơng chúng và các khách hàng, từ
đó dần dần mở rộng quy mô sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành
trên thị trường.
2.2. Thực trạng quản trị nợ phải thu của Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp.
2.2.1. Thực trạng về các khoản phải thu
Bảng phân tích các khoản phải thu của Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp
Chỉ tiêu
31/12/2019
31/12/2020
5
Chênh lệch
Số tiền
(VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(VNĐ)
Tỷ lệ
(%)
Phải thu
của khách
hàng
236.258.166.616
88,17
251.411.084.251
97,36
15.152.917.635
6,41
Trả trước
cho người
bán
30.868.418.134
11,52
6.362.569.527
2,46
-24.505.848.607
Phải thu
khác
843.224.997
0,31
448.967.381
0,18
-394.257.616
-47,26
Tổng
267.969.809.747
100
258.222.621.159
100
-9.747.188.588
-3,63
-79,39
(Nguồn: trích từ Bảng cân đối kế tốn của Cơng ty cổ Phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp năm
2019 và năm 2020)
Từ bảng phân tích trên, ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau: So với năm 2019,
các khoản nợ phải thu tại thời điểm 31/12/2020 đã giảm 9.747.188.588 đồng tương ứng với
tỷ lệ giảm 3,63%, cụ thể như sau:
Phải thu của khách hàng: Khoản phải thu của khách hàng năm 2020 có xu hướng tăng
so với năm 2019, cụ thể tăng 15.152.917.635 đồng tương đương với 6,41%. Một số khách
hàng truyền thống đang có các khoản nợ mà Công ty cần phải thu hồi như:
- Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long
- Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đơng
- Chi nhánh cơng ty TNHH Thực phẩm Orion Vina
- Công ty TNHH MTV Kinh Đô Miền Bắc
- Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà
- Cơng ty TNHH Droco Vina
- Ngồi ra cịn có Cơng ty TNHH Công nghệ Chống giả DAC là công ty thành viên.
Các công ty này chiếm một lượng lớn trong các khoản phải thu của Cơng ty Cổ phần
Bao Bì và In Nông Nghiệp. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 kéo dài làm cho các doanh
nghiệp gặp nhiều khó khăn, để thúc đẩy sản xuất kinh doanh đồng thời giảm bớt khó khăn
cho các đối tác, Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp tiếp tục bán chịu hàng hóa, dịch
vụ, chính vì thế làm cho các khoản nợ phải thu của khách hàng tăng lên. Quyết định này đã
được xem xét dựa trên các tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá các công ty đối tác, tuy nhiên, các
khoản phải của thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng các khoản nợ phải thu nên
công ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp cũng cần có các chiến lược thu hồi nợ hợp lý,
khơng để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và dẫn đến những rủi ro
đáng tiếc.
6
Trả trước cho người bán: khác với các khoản phải thu khách hàng, các khoản trả trước
cho người bán giảm rất mạnh ở năm 2020 so với năm 2019. Cụ thể, khoản trả trước cho người
bán giảm 24.505.848.607 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 79,39%. Con số này cho thấy công
ty đang giảm lượng tiền ứng trước đảm bảo đầu vào của cơng ty ngay khi người bán có thể
cung cấp hàng. Gắn vào bối cảnh kinh tế năm 2020 với sự tác động của dịch bệnh COVID19, Công ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp cũng phải thay đổi, giảm các khoản trả trước
cho người bán cũng giảm, một phần là vì vốn kinh doanh của công ty trong năm, một phần
khác là để tránh rủi ro khơng đáng có.
Phải thu khác: Các khoản phải thu khác cũng có xu hướng giảm trong năm 2020 so
với năm 2019, giảm 394.257.616 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 47,26%, trong đó các khoản
tạm ứng cũng giảm 61.370.000 đồng (từ 306.950.000 đồng năm 2019 xuống còn 245.580.000
đồng năm 2020). Các khoản phải thu khác tuy nhỏ nhưng nó cũng là một phần vốn của cơng
ty, vì vậy cơng ty cũng cần phải có các biện pháp quản lý phù hợp, tránh làm thất thốt, gây
lãng phí.
Bảng đánh giá tổng nợ phải thu so với tổng tài sản
Chỉ tiêu
Tổng nợ phải
Năm 2019
Năm 2020
Chênh lệch
Số tiền (Đồng)
Tỷ lệ (%)
267.969.980.747 258.222.621.159
-9.747.359.588
-3,63
793.881.671.634 803.469.203.321
9.587.531.687
1,21
thu (Đồng)
Tổng tài sản
(Đồng)
Tỷ trọng (%)
33,75
32,14
(Nguồn: BCĐKT của Công ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp năm 2019 và 2020)
Từ việc tính tốn các số liệu ở trên, ta thấy năm 2019, tổng nợ phải thu chiếm tỷ trọng
33,75% trong tổng tài sản; năm 2020, tổng nợ phải thu chiếm tỷ trọng 32,14% trong tổng tài
sản. Ngoài ra, tổng nợ phải thu năm 2020 giảm 9.747.359.588 đồng tương đương với tỷ lệ
giảm 3,63 so với năm 2019, đồng thời tổng tài sản năm 2020 tăng 9.587.531.687 đồng tương
đương với tỷ lệ tăng 1,21% so với năm 2020. Có thể thấy, công ty đã thu hồi được phần nào
khoản nợ phải thu và đưa số tiền đã thu hồi của khách hàng đem đi đầu tư quay vòng vốn tiếp
tục sản xuất và chuyển hóa vào trong tài sản của công ty.
2.2.2. Đánh giá hiệu quả của các khoản phải thu
Nợ phải thu bình quân năm 2019 =
Nợ phải thu bình qn năm 2020 =
208.124.990.769+267.969.809.747
2
267.969.608.747+258.222.621.159
2
Bảng phân tích hiệu quả của quản trị nợ phải thu
7
= 238.047.400.258
= 263.096.215.453
Chỉ tiêu
Đvt
Năm 2020
Năm 2019
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tỷ lệ
(%)
Doanh thu
thuần có thuế
(1)
Đồng
1.325.065.178.492
1.434.871.108.462
-109.805.929.970
-7,65
Nợ phải thu
bình qn (2)
Đồng
263.096.215.453
238.047.400.258
25.048.815.195
10,52
Số vịng quay
nợ phải thu
Vịng
5,04
6,03
-0,99
-16,44
Ngày
71,4
59,7
11,7
16,38
(3)=(1)/(2)
Kỳ thu tiền
trung bình
(4)=360/(3)
(Nguồn: theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty Cổ phần Bao Bì và In
Nơng nghiệp năm 2019 và năm 2020)
Qua bảng phân tích trên, ta thấy trong năm 2019, số vòng quay nợ phải thu là 6,03
vịng tương ứng với kỳ thu tiền trung bình 59,7 ngày. Năm 2020, số vòng quay nợ phải thu là
5,04 vòng tương ứng với 71,4 ngày. So với năm 2019, năm 2020 số vòng quay nợ phải thu
giảm 0,99 vòng (tương ứng tỷ lệ giảm 16,44%) đồng thời kỳ thu tiền trung bình tăng 11,7
ngày (tương ứng tỷ lệ tăng 16,38 %). Doanh thu bán hàng của năm 2020 đã giảm
109.805.929.970 đồng so với năm 2019 (tương ứng tỷ lệ giảm 7,65%) đồng thời nợ phải thu
bình quân tăng 25.048.815.195 đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 10,52%) có nghĩa là tốc độ tăng
các khoản phải thu lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần đã làm cho số vịng quay nợ phải
thu giảm, từ đó khiến cho kỳ thu tiền trung bình tăng lên.
Số vịng quay nợ phải thu đã giảm, và đang ở mức thấp. Điều này phản ánh thực trạng
công ty không thu được các khoản phải thu từ các doanh nghiệp khác dẫn tới nhiều tác động
tiêu cực cho cơng ty. So với trung bình ngành hiện tại là 6,42 vịng thì vịng quay nợ phải thu
của Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp vẫn cịn khá thấp ở cả năm 2019 (6,03 vịng)
và năm 2020 (5,04 vịng). Nếu cơng ty vẫn tiếp tục làm gia tăng các khoản nợ phải thu đồng
thời khiến doanh thu giảm, đồng thời khơng có có biện pháp thu hồi các khoản nợ phải thu
thích hợp thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn cho cơng ty.
Kỳ thu tiền trung bình thấp thường có lợi hơn kỳ thu tiền trung bình cao. Kỳ thu tiền
trung bình thấp cho thấy cơng ty thu hồi tiền thanh tốn nhanh hơn. Tuy nhiên có nhược điểm
của việc này là nó có thể cho thấy các điều khoản tín dụng q nghiêm ngặt, nếu tình trạng
này cứ tiếp tục, khách hàng có thể tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ khác với các điều khoản
thanh toán dễ dàng hơn. Tại Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp, có thể thấy kỳ thu
tiền trung bình của cả hai năm 2020 ở mức cao (71,4 ngày), thậm chí kỳ thu tiền trong năm
8
2020 tăng đáng kể so với năm 2019 (tăng 11,4 ngày) trong khi kỳ thu tiền trung bình của năm
2019 vẫn ở mức ổn định (59,7 ngày). Có thể lý giải điều này khi đặt nó trong bối cảnh dịch
bệnh COVID-19, khi mà việc sản xuất kinh doanh của nhiều cơng ty gặp khó khăn, việc đưa
ra các chính sách nhằm giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp, giữ chân các công ty đối
tác truyền thống đồng thời đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanh thì việc kéo dài thời gian giữa
các kỳ thu tiền bình quân là hợp lý. Tuy nhiên điều đó dẫn đến việc doanh thu của doanh
nghiệp bị giảm sút, do vậy khi xem xét kỳ thu tiền bình quân, cần xem xét trong mối liên hệ
với tăng trưởng doanh thu của công ty. Khi kỳ thu tiền quá dài so với trung bình ngành thì có
thể dẫn tới tình trạng nợ khó địi.
Là một trong những cơng ty dẫn đầu về nhóm ngành bao bì, việc quản trị nợ phải thu
của Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp cũng có những hiệu quả tích cực hơn so với
các đối thủ cùng ngành. Chẳng hạn so với Công ty Cổ phần Vicem Bao Bì Bút Sơn, các chỉ
tiêu về đánh giá hiệu quả quản trị nợ phải thu của công ty so với Cơng ty Cổ phần Vicem Bao
Bì Bút Sơn khả quan hơn rất nhiều. Cụ thể, số vòng quay nợ phải thu của cơng ty Cổ phần
Vicem Bao Bì Bút Sơn năm 2019 và năm 2020 lần lượt là 2,25 vịng và 2,49 vịng; kỳ thu
tiền trung bình năm 2019 và năm 2020 lần lượt là 160 ngày và 144,58 ngày. Điều đó chứng
tỏ cơng ty Cổ phần Vicem Bao Bì Bút Sơn đang có cơng tác quản trị nợ phải thu chưa tốt,
khiến doanh thu đạt được chưa cao, từ đó chưa mở rộng được quy mơ sản xuất cũng chưa
thấy được hiệu quả sản xuất tăng. Một công ty nổi tiếng và có uy tín lớn trong lĩnh vực bao
bì là Cơng ty Cổ phần Bao Bì Biên Hịa cũng đang có cơng tác quản trị chưa thực sự tốt. Theo
phản ánh các chỉ tiêu về quản trị nợ phải thu tại Cơng ty Cổ phần Bao Bì Biên Hòa, số vòng
quay nợ phải thu năm 2019 và năm 2020 lần lượt là 5,44 vòng và 5,04 vòng, kỳ thu tiền trung
bình năm 2019 và năm 2020 lần lượt là 66 ngày và 71 ngày. Các công ty đều có những cách
khác nhau trong việc quản trị các khoản nợ phải thu của cơng ty mình, điều quan trọng là cần
phải có các biện pháp thích hợp nhất để thực hiện nhằm tạo được hiệu quả cao nhất về tất cả
các mặt bên trong và bên ngồi cơng ty.
2.3. Đánh giá chung về tình hình quản trị nợ phải thu bình qn của cơng ty Cổ phần
Bao Bì và In Nông Nghiệp.
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Dưới công tác quản trị nợ phải thu của các nhà quản trị trong cơng ty, nhìn chung trong
hai năm 2019 và 2020, Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp đã và đang có thu được
những tín hiệu khả quan, đảm bảo công ty hoạt động ổn định và tích cực trong hồn cảnh đặc
biệt có rất nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh thua lỗ phá sản. Các khoản nợ phải thu đã giảm
phần nào chứng tỏ công tác quản trị nợ phải thu đã áp dụng đúng cách, đạt hiệu quả, từng
bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
9
Theo Bảng cân đối kế tốn của Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp năm 2019
và năm 2020 đều khơng có trích lập khoản Dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi, bởi Cơng ty
đã và đang kiểm sốt tốt các khoản phải thu này, khơng có nợ xấu tính đến thời điểm báo cáo.
Có thể thấy công tác quản trị nợ phải thu tại Công ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp đã
có nghiên cứu, đánh giá kỹ về các công ty đang nợ cơng ty mình và quản lý sát sao các khoản
phải thu này.
2.3.2. Những hạn chế còn gặp phải
Những thành tựu đã đạt được chỉ là một phần nhỏ, tuy nhiên Cơng ty Cổ phần Bao Bì
và In Nơng Nghiệp vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong việc quản trị nợ phải thu. Điển hình là
các số liệu đã xác định ở trên về chỉ tiêu đánh giá các khoản nợ phải thu như vòng quay nợ
phải thu và kỳ thu tiền trung bình đang ở mức khơng hợp lý so với trung bình ngành. Vịng
quay nợ phải thu thấp đồng thời kỳ thu tiền trung bình tăng cao khiến cho việc thu hồi nợ của
công ty chậm hơn, công ty sẽ khơng có nhiều và đủ vốn để quay vịng sản xuất kinh doanh
tiếp theo, làm bỏ lỡ các cơ hội trước mắt. Việc thu thập các khoản phải thu trong một thời
gian tương đối ngắn và hợp lý cho phép cơng ty có thời gian để thanh tốn nghĩa vụ tài chính
của mình, giảm bớt gánh nặng nợ, tránh làm thất thốt, dẫn đến các khoản phải thu khó địi.
Khi tình hình tài chính gặp khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, đơn vị
sẽ mất đi tính chủ động trong kinh doanh, khơng có khả năng trả các khoản nợ khi đến hạn,
trong trường hợp xấu có thể đi tới phá sản.
Nguyên nhân của các hạn chế này là do công ty đã nới lỏng các chính sách bán chịu,
tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn để họ có khả năng mua hàng của chúng ta từ
đó thúc đẩy doanh thu tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên việc bán chịu này chứa rất nhiều rủi ro,
đặc biệt là khi tỷ lệ bán chịu cho khách hàng chiếm đa số trong tổng nợ phải thu và chiếm gần
1/3 trong tổng tài sản. Ngoài ra công tác quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp đã có tín hiệu
tích cực nhưng chưa được cao, khiến cho việc thu hồi nợ vẫn còn gặp nhiều hạn chế, các
khoản phải thu vì thế vẫn chưa giảm nhiều.
PHẦN 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NỢ
PHẢI THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ IN NƠNG NGHIỆP
Với mục đích nâng cao hiệu quả quản trị nợ phải thu trong Công ty Cổ phần Bao Bì
và In Nơng Nghiệp, em khuyến nghị đưa ra một số các biện pháp, chính sách như sau:
3.1. Đối với việc quản trị khoản phải thu của khách hàng
Thứ nhất, cần xác định chính sách bán chịu đối với từng khách hàng rõ ràng, cụ thể
hơn nữa bởi hiện tại các khoản phải thu của khách hàng đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong
tổng nợ phải thu của cơng ty. Khi xây dựng chính sách bán chịu, cần đánh giá kỹ ảnh hưởng
của chính sách bán chịu đối với lợi nhuận của công ty. Do vậy, mỗi chính sách bán chịu cần
10
được đánh giá trên các tiêu chí sau: Dự kiến quy mơ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ; Giá bán
hàng hóa dịch vụ nếu bán chịu hoặc khơng bán chịu; Các chi phí phát sinh do việc tăng thêm
các khoản nợ; Đánh giá chiết khấu (thanh tốn) có thể chấp nhận được. Từ các tiêu chí đánh
giá trên cùng với việc đánh giá uy tín của khách hàng để xem xét nên cho cơng ty đó nợ tiền
mua hàng của cơng ty mình hay khơng và cho giới hạn nợ được cho phép. Một phần khác là
xem xét khả năng thanh tốn và sự sẵn sàng trả nợ của cơng ty mà mình bán chịu hàng hóa
cho họ dựa trên việc phân tích báo cáo tài chính niên độ gần nhất để đánh giá xem cơng ty đó
có khả năng trả nợ được cho mình hay khơng. Một khách hàng khơng thể thanh tốn tốt nếu
khách hàng đó khơng có khả năng tài chính vững mạnh hoặc có khả năng tài chính nhưng
ln trì trệ và khơng sẵn sàng trả nợ, do đó phải lựa chọn đối tác thật cẩn thận. Công ty sẽ
loại bỏ được phần nào khả năng rủi ro đến từ việc khách hàng trả chậm, khó đòi, tránh phải
gánh chịu số dư nợ lớn đến từ khách hàng.
Thứ hai, cần phải xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản phải thu, phân
công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, xử lý, thu hồi, thanh
toán các khoản cơng nợ. Cần sử dụng kế tốn thu hồi nợ chun nghiệp: Có bộ phận kế tốn
theo dõi khách hàng nợ; kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu đối với từng khách hàng; xác định hệ
số nợ phải thu trên doanh thu bán hàng tối đa cho phép phù hợp với từng khách hàng mua
chịu. Kế toán cũng cần mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh
nghiệp đối với từng đối tượng, thường xuyên phân loại nợ, đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn; đo
lường các chỉ tiêu liên quan đến nợ phải thu để phát hiện kịp thời các khoản nợ có vấn đề
nhằm giải quyết nhanh chóng, kịp thời, tránh để nợ quá hạn gây tồn đọng nợ.
Thứ ba, có các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Chẳng hạn cần phải yêu cầu trả trước một
phần tiền hàng, ứng trước tiền hàng trước khi cho công ty khác nợ tiền hàng của mình; Định
kỳ phân tích tuổi các khoản nợ, nếu quá hạn thì cần áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp
như bán các khoản nợ để thu hồi vốn, dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra để trích lập các
khoản dự phịng cho từng khoản nợ phải thu khó địi, kèm theo các chứng minh cho các khoản
khó địi trên. Mặc dù hiện tại Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp vẫn đang kiểm soát
tốt các khoản nợ phải thu, nhưng do diễn biến tình hình dịch bệnh ngày càng căng thẳng và
phức tạp, cơng ty vẫn nên trích lập các khoản dự phịng để khơng rơi vào thế bị động khi phát
hiện ra các khoản phải thu khó địi.
Thứ tư, cơng ty cần duy trì mối quan hệ tích cực đối với các đối tác, khách hàng của
mình để tạo ra mối quan hệ thân thiện, tin cậy, đồng thời thường xun liên lạc ngồi việc
đốc thúc các khoản nợ thì có thể thơng báo về các chính sách chiết khấu hay bổ sung chi tiết
về các sản phẩm, giúp công ty đảm bảo an toàn cho nguồn nợ cần phải thu.
Thứ năm, trong các hợp đồng ký kết, công ty nên có các điều khoản ràng buộc chặt
chẽ, quy định rõ phương thức thanh toán, thời gian trả tiền... một cách cụ thể. Nếu bên nào vi
11
phạm hợp đồng thì bên đó phải hồn tồn chịu trách nhiệm bồi thường và thực hiện đầy đủ
các cam kết trong hợp đồng. Các điều khoản trong hợp đồng phải phù hợp với quy định hiện
hành.
3.2. Đối với quản trị khoản phải thu trả trước cho người bán
Với việc quản lý khoản phải thu này, công ty cần xem xét khả năng tài chính của mình,
cân nhắc các chỉ tiêu lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, phù hợp, loại bỏ các nhà cung cấp
không cần thiết, không đáng tin cậy, đảm bảo nhận được hàng hóa dịch vụ sớm nhất có thể từ
phía nhà cung cấp để nhanh chóng thực hiện các khâu sản xuất, gia tăng khối lượng hàng hóa
dịch vụ góp phần tăng doanh thu của công ty, tạo ra được nhiều lợi nhuận.
3.3. Các biện pháp khác
Công ty cần tăng cường bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ chun mơn cho các
phịng ban, cá nhân nhân viên trong công ty về quản trị các nợ phải thu như cử đi học, nghiên
cứu chuyên sâu,... tuyển chọn các nhân viên có trình độ chun môn, kinh nghiệm làm việc
nhất định phù hợp với công việc quản trị này.
Việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nợ phải thu cũng như rút
ngắn kỳ thu tiền trung bình cho các khoản nợ phải thu của Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In
Nơng Nghiệp là hồn tồn cần thiết. Tuy nhiên cũng xem xét tình hình tài chính cũng như các
tác động từ thị trường, xã hội để có những quyết định đúng đắn rút ngắn thời gian thu tiền cho
phù hợp so với trung bình ngành. Bởi lẽ nếu việc thu hồi nợ phải thu của khách hàng quá
nhanh đồng nghĩa với việc các chính sách tín dụng của cơng ty rất mạnh mẽ, chỉ quan tâm
đến dòng tiền. Điều này hạn chế được các rủi ro nêu trên nhưng cũng khiến cho các khách
hàng cảm thấy không phù hợp, thậm chí là khơng hài lịng, khó chịu, dẫn đến việc bỏ lỡ các
khách hàng trong tương lai. Để thu hút khách hàng, doanh nghiệp nên đưa ra các chính sách
mềm dẻo, linh hoạt, quan tâm nhiều hơn đến hành vi và trải nghiệm của khách hàng vừa
không gây tồn đọng nợ xấu vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu được nhiều lợi
nhuận cũng như nâng cao uy tín cho cơng ty.
12
KẾT LUẬN
Như vậy, từ việc phân tích các kiến thức về quản trị nợ phải thu sau đó áp dụng vào
phân tích, đánh giá quản trị nợ phải thu tại Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp trong
giai đoạn năm 2019 và năm 2020 được trình bày trong các mục cụ thể ở trên, ta thấy công ty
đã phần nào áp dụng các biện pháp trong công tác quản trị đối với từng khoản nợ phải thu của
cơng ty mình nhưng chưa đạt được hiệu quả tốt, tuy là còn gặp phải những hạn chế lớn nhưng
với những giải pháp mà em khuyến nghị đưa ra trên đây có thể từng bước khắc phục các
khoản nợ phải thu sao cho hiệu quả và kịp thời, tránh để xảy ra những tổn thất và rủi ro đáng
tiếc và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản trị nợ phải thu
là một trong những vấn đề quan trọng trong quản trị tài chính mà mỗi doanh nghiệp hiện nay
cần phải nắm vững và quản trị. Chính vì thế Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp nói
riêng và tất cả các cơng ty nói chung cần phải chú trọng quản trị nợ phải thu nhiều hơn nữa,
cần nắm bắt các cơ hội và điều kiện thích hợp nhất để làm giảm nợ xấu trong và ngồi cơng
ty, đảm bảo thu hồi các khoản nợ đúng hạn để quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, là tiền đề để gia tăng lợi nhuận công ty, đồng thời cũng khẳng định uy tín và
thương hiệu riêng của cơng ty mình trong nhóm ngành bao bì nói riêng và trên thị trường nói
chung.
13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp, 2015, đồng chủ biên PGS.TS. Bùi Văn Vần,
PGS.TS Vũ Văn Ninh, NXB Tài Chính.
2. Báo cáo Tài Chính của Cơng ty Cổ Phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp năm 2019 và
năm 2020.
3. Trang web AppPrintCo – Công ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp,
4. Quản trị nợ phải thu, Trang web
/>
Phân
tích
tài
chính,
5. Các trang web: Vietstock />Cafef />Stockbiz />
PHỤ LỤC
1, Bảng cân đối kế tốn Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp của năm 2019.
2, Bảng cân đối kế tốn Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp của năm 2020.
3, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp
của năm 2019.
4, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Bao Bì và In Nơng Nghiệp
của năm 2020.
14
15
16
17
18
19
20