Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Bài tập lớn môn quản trị marketing, học viện ngân hàng (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.19 KB, 29 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Học phần: Quản trị Marketing

Quản trị chiến lược Marketing đối
với sản phẩm nước ngọt Coca Cola của
The CoCa Cola Company ở thị trường
Việt Nam

ĐỀ TÀI:

Giảng viên hướng dẫn : NCS. Phan Thùy Dương
Nhóm thực hiện
: Nhóm 7
Lớp
: Quản trị Marketing 04

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2022


MỤC LỤC
Lời mở đầu ....................................................................................... 1
Chương I. Giới thiệu chung về cơng ty.......................................... 2
1. Lịch sử hình thành của The Coca Cola Company ..............................................2
2. Hành trình sự phát triển của Coca-cola ở Việt Nam ...........................................3
3. Thị trường Coca Cola đang khai thác .................................................................4
4. Thành tựu đã đạt được.........................................................................................6

Chương II. Thực trạng chiến lược Marketing đối với sản phẩm
nước ngọt Coca Cola ....................................................................... 8


1. Product - Sản phẩm .............................................................................................8
2. Price - Giá cả .....................................................................................................10
3. Place - Phân phối ...............................................................................................10
4. Promotion - Xúc tiến hỗn hợp ...........................................................................11

Chương III. Đánh giá chiến lược Marketing .............................. 16
1. Ưu điểm .............................................................................................................16
2. Nhược điểm .......................................................................................................18

Chương IV. Đề xuất chiến lược .................................................... 20
1. Đề xuất cho chiến lược về sản phẩm.................................................................20
2. Đề xuất cho chiến lược về giá cả ......................................................................20
3. Đề xuất cho chiến lược về phân phối ................................................................21
4. Đề xuất cho chiến lược về xúc tiến hỗn hợp .....................................................22

Lời kết ............................................................................................. 24
Tài liệu tham khảo ......................................................................... 25


Lời mở đầu
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, nhất là từ khi Việt Nam chính thức gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu
rộng với khu vực và thế giới. Với nền kinh tế thị trường ngày càng năng động và sự hội
nhập với thế giới trên thị trường giúp các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng có mặt nhiều
hơn ở Việt Nam. Sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và việc một doanh nghiệp nước ngồi
có thể chiếm và giữ được thị phần trong nước cần đòi hỏi các yếu tố cơ bản như đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng tốt trong đó yếu tố marketing là một
yếu tố vô cùng quan trọng, chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp phát huy hết nội lực
hướng vào những cơ hội hấp dẫn trên thị trường, từ đó phát triển hoạt động kinh doanh,
tăng cường khả năng cạnh tranh. The Coca Cola Company là một thương hiệu nổi tiếng và

chinh phục được nhiều quốc gia trên thế giới, bắt đầu từ sản phẩm nước ngọt coca cola
được mọi người sử dụng và yêu mến. Khi bước chân vào thị trường Việt Nam, một trong
những thị trường khá khó tính với những thương hiệu đồ ăn, thức uống nước ngoài bởi sở
hữu một nền ẩm thực phong phú với nhiều nét văn hóa riêng, Coca cola đã làm được
những gì để chinh phục người Việt, tạo dấu ấn riêng cho mình, và cịn tồn tại những vấn
đề, khó khăn nào mà cơng ty phải cần đối mặt. Đây cũng chính là lý do chúng em quyết
định chọn đề tài : “Quản trị chiến lược Marketing đối với sản phẩm nước ngọt Coca Cola
của The CoCa Cola Company ở thị trường Việt Nam”

1


Chương I. Giới thiệu chung về công ty
1. Lịch sử hình thành của The Coca Cola Company
Cách đây hơn 100 năm, sản phẩm nước ngọt có ga Coca Cola được đóng chai và bán
đầu tiên ở Vicksburg, Mississippi, Hoa Kỳ. Đến nay, Coca Cola luôn là một trong những
sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến, yêu thích và có mặt trên tất cả các châu lục.

Sản phẩm đã mang lại cho thế giới hương vị nổi tiếng nhất của nó được ra đời ở
Atlanta, Georgia, vào ngày 8 tháng 5 năm 1886. Tiến sĩ John Stith Pemberton, một dược sĩ
địa phương, đã sản xuất siro cho Coca Cola, và mang một bình mới sản phẩm được lấy
mẫu trên đường phố tới Jacobs Pharmacy, nơi nó được lấy mẫu, được bán với giá 5 xu một
ly như một loại đồ uống có ga. Nước có ga đã được kết hợp với siro mới để tạo ra một loại
đồ uống từng có thời là "Thơm ngon và sảng khối" - một chủ đề vẫn tiếp tục vang vọng
cho đến ngày nay ở bất cứ nơi đâu thưởng thức Coca Cola.
Nghĩ rằng "hai chữ C sẽ trông đẹp trong quảng cáo", Frank M. Robinson, đối tác của
Tiến sĩ Pemberton và là người kế toán, đã gợi ý tên và viết nhãn hiệu nổi tiếng hiện nay là
"Coca Cola" trong kịch bản độc đáo của ông. Quảng cáo đầu tiên trên tờ báo về Coca Cola
đã sớm xuất hiện trên Tạp chí Atlanta, mời những công dân khát nước dùng thử "thức uống
mới và phổ biến từ đài phun nước soda." Những tấm biển bằng vải dầu vẽ tay ghi dòng chữ

"Coca Cola" xuất hiện trên các mái hiên của cửa hàng, với gợi ý "Nước uống" được thêm
vào để thông báo cho những người qua đường rằng loại nước giải khát mới này là để giải
khát từ vòi nước ngọt. Trong năm đầu tiên, doanh số bán hàng trung bình khiêm tốn là chín
ly mỗi ngày.

2


Tiến sĩ Pemberton chưa bao giờ nhận ra tiềm năng của loại nước giải khát mà ơng tạo
ra. Ơng dần dần bán một phần cơng việc kinh doanh của mình cho nhiều đối tác khác nhau
và ngay trước khi qua đời vào năm 1888, ông đã quyết định bán phần lãi cịn lại của mình
trong Coca Cola cho Asa G. Candler. Là một người Atlanta với sự nhạy bén trong kinh
doanh, ông Candler đã tiến hành mua thêm quyền và có được tồn quyền kiểm sốt. Từ
đây Coca Cola đã có những bước phát triển trải qua một chặng đường đầy khó khăn trước
khi trở thành thương hiệu đồ uống được ưa thích nhất thế giới.

2. Hành trình sự phát triển của Coca-cola ở Việt Nam
Năm 1960, Coca Cola hiện diện tại Việt Nam.
Năm 2/1994, cơng ty Coca Cola chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam với số
vốn đầu tư 163 triệu USD, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam.
Tháng 8/1995, Coca Cola Đông Dương và công ty nông nghiệp và thực phẩm
Vinafimex thành lập liên doanh đặt trụ sở tại miền Bắc. Tuy nhiên phía Vinafimex đã bán
lại 30% cổ phần cho Coca Cola sau nhiều năm thua lỗ triền miên với giá khoảng 2 triệu
USD.
Tháng 1/1998, tập đoàn Coca Cola lập thêm một liên doanh với công ty nước giải khát
Đà Nẵng đặt tên Coca Cola Non Nước đặt tại miền Trung. Ngồi ra cịn một liên doanh
khác của Coca Cola đặt tại miền Nam là Coca Cola Chương Dương.
Tháng 10/1998, Chính phủ cho phép các cơng ty Liên doanh trở thành cơng ty 100%
vốn đầu tư nước ngồi, các liên doanh này này lần lượt thuộc sở hữu hoàn tồn của cơng ty
Coca Cola Đơng Dương khi cơng ty này lần lượt mua lại cổ phần của đối tác Việt Nam khi

hoạt động kinh doanh thua lỗ triền miên.
Từ tháng 3 đến tháng 8/1999, 3 liên doanh lần lượt chuyển hình thức sở hữu. Đến tháng
6/2001, 3 cơng ty này hợp nhất thành một và quản lý bởi Coca Cola Việt Nam. Việc hợp
nhất 3 nhà máy thuộc 3 cơng ty này có tổng cơng suất khổng lồ gần 400 triệu lít.
Năm 2012, Coca Cola xác nhận lỗ lũy kế lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt số vốn đầu tư ban
đầu là 2.950 tỷ đồng. Mặc dù liên tục thua lỗ nhưng năm 2012, Chủ tịch kiêm tổng giám
đốc điều hành Coca Cola tuyên bố sẽ rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm
tới, đưa tổng vốn đầu tư lên nửa tỷ USD trong 5 năm.

3


Năm 2014, Coca Cola đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Số liệu từ Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm 2013 và 2014 Coca Cola báo lãi
lần lượt 150 tỷ và 357 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2016 - 2018, Coca Cola đã đóng góp 3.500 tỷ đồng vào GDP hàng năm
của Việt Nam thông qua các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Công ty cũng đã hỗ trợ
80.076 việc làm từ các hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp cũng như chuỗi cung ứng.
Năm 2019, các chiến dịch tiếp thị đã mang về cho Coca Cola 5 chiến thắng quan trọng
tại MMA Smarties Awards được tổ chức bởi Hiệp hội Mobile Marketing Việt Nam.
Mục tiêu của Coca Cola vào năm 2025 là hồn thành cam kết 100% bao bì có thể tái
chế hồn tồn tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, Coca Cola đang dần trở nên quen thuộc, gắn bó và tự hào là một phần
trong cuộc sống hàng ngày của người dân, tạo ra những ảnh hưởng tích cực theo nhiều
cách khác nhau. Niềm yêu thích của người dân Việt Nam dành cho Coca-Cola đánh dấu sự
thành công của các hoạt động nhằm thúc đẩy tình yêu thương hiệu (brand love).

3. Thị trường Coca Cola đang khai thác
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, Công ty Coca Cola
hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Coca Cola luôn là thương

hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và hầu hết mọi người trên thế giới đều dành sự yêu
thích cho Coca Cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác của công ty. Ngày
nay, Coca Cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước
uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể
thao, nước suối, trà và một số loại khác.
Phân đoạn thị trường mà Coca Cola đang khai thác:
- Theo địa lý: Coca Cola cung cấp sản phẩm của mình tại hơn 200 quốc gia. Tuy nhiên,
họ lại theo đuổi một chiến lược khác nhau cho mỗi quốc gia, vì nhu cầu của của khách
hàng mục tiêu và thị trường khai thác ở mỗi quốc gia là khác nhau do khí hậu, thu nhập,
văn hóa, phong tục qn.

4


Ví dụ tiêu biểu là thị trường Mỹ và Trung Quốc: Ở Mỹ, các sản phẩm của Coca Cola
gần như đã đạt đến độ chín, phủ sóng ở nhiều nơi. Trong khi đó ở thị trường Trung Quốc,
Coca Cola có tiềm năng tăng trưởng cao, nhưng nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng
lại hoàn toàn khác. Lý do là vì ở Châu Á, đặc biệt là ở Nhật và Trung Quốc, người ta có
thói quen uống trà thay cho nước ngọt. Ngoài ra, các kênh tiếp thị, quảng cáo, hình thức
bao bì phải hồn tồn khác nhau để phù hợp với sở thích đa dạng của người dân ở mỗi
quốc gia.
Coca Cola tập trung phát triển thị trường mục tiêu ở các thành phố lớn, có mật độ dân
số cao. Coca Cola lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam vào năm 1960 và chính thức
xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1964. Coca Cola Việt Nam hiện có các nhà máy đặt tại
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, tạo ra khoảng 4.000 công việc trực tiếp
cũng như gián tiếp tạo số lượng việc làm gấp 6 đến 10 lần từ các hoạt động trong chuỗi
cung ứng của mình.
Với định hướng trở thành cơng ty nước giải khát tồn diện, hướng đến người tiêu dùng,
công ty không ngừng cải tiến và cung cấp nhiều loại nước giải khát đa dạng, chất lượng,
bao gồm các dịng sản phẩm ít đường và khơng đường, đồng thời đa dạng mẫu mã và mở

rộng mức độ phủ sóng kinh doanh.
- Theo đặc điểm dân số:
Coca Cola cung cấp các sản phẩm với nhiều kích cỡ và bao bì khác nhau với mức giá
khác nhau, đa dạng để phù hợp với túi tiền của sinh viên, nguồn thu nhập của tầng lấp

5


trung lưu,.. Tiêu chí này cũng liên quan đến quy mơ gia đình, do sự thay đổi kích thước
chai và bao bì
Độ tuổi là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để Coca Cola chia nhóm khách
hàng mục tiêu của mình thành hai phân khúc chính. Ở phân khúc thứ nhất thì sản phẩm của
Coca Cola chủ yếu hướng đến người tiêu dùng trẻ thuộc độ tuổi từ 10 đến 35. Tuy nhiên,
sản phẩm Coca Cola ăn kiêng lại được ưa thích bởi những người mắc bệnh tiểu đường,
thường là những người trên 40 tuổi, hay những người đang giảm cân.
Coca Cola nhắm đến cả nam và nữ, tuy nhiên có một sự khác biệt rõ ràng về sở thích và
khẩu vị giữa hai giới. Đơn cử, Coca Light khá phổ biến ở nữ giới, trong khi Coca Zero có
hương vị mạnh hơn lại được nam giới ưa thích. Điều này cũng được nhìn thấy trong cách
thiết kế sản phẩm và quảng cáo. Thiết kế sản phẩm của Coca Light chủ yếu tập trung vào
hai tơng màu chính là đen và đỏ, trơng nam tính hơn Coca Light.

4. Thành tựu đã đạt được
Coca Cola là nhãn hiệu số 1 trên thế giới. Vị trí này duy trì liên tục 12 năm qua. Đây
cũng là nước ngọt giải khát có gas số 1 thế giới, là nhãn hiệu toàn cầu được 98% dân số thế
giới biết đến.
Coca Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới. Trong 33
nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca Cola sở hữu tới 15 nhãn
hiệu. Mỗi ngày Coca Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi giây lại có hơn 10.000
người dùng sản phẩm của Coca-Cola. Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công
ty Coca Cola 4 ngày 1 lần. Coca Cola hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới và

được biết đến rộng rãi bởi phần lớn dân số thế giới.
Năm 2007, Coca Cola đã trả cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu là 11 tỷ USD với
73.000 công nhân, gần 3,9 tỷ USD tiền lương và các khoản khác được trả cho đội ngũ cơng
nhân. Sản xuất tiêu thụ hết 36 triệu lít nước, 6 tỷ J (Joule/Jun) năng lượng. Có khoảng 1,2
triệu các nhà phân phối sản phẩm của Coca Cola, 2,4 triệu máy bán lẻ tự động, nộp 1,4 tỷ
USD tiền thuế và đầu tư cho cộng đồng 31,5 triệu USD.
Coca Cola là một trong những công ty đa quốc gia có những đóng góp lớn nhất tại Việt
Nam. Mỗi năm, Coca Cola đóng góp trung bình 3.500 tỷ đồng GDP quốc gia, công ty đã
tạo ra 80.076 việc làm trung bình hàng năm. Từ năm 2017, nhằm đáp ứng thị hiếu và nhu

6


cầu của người tiêu dùng, Coca Cola Việt Nam đã đa dạng hóa danh mục sản phẩm chất
lượng cao với sản phẩm nước ép trái cây và các sản phẩm trà đóng chai. Coca Cola Việt
Nam xem phát triển bền vững là cốt lõi của hoạt động kinh doanh, bao gồm việc tổ chức
mơi trường làm việc an tồn và lành mạnh, ưu tiên đào tạo nhân viên.

7


Chương II. Thực trạng chiến lược Marketing
đối với sản phẩm nước ngọt Coca Cola
1. Product - Sản phẩm
1.1 Về nhãn hiệu sản phẩm
Coca Cola có tới 500 nhãn hiệu nước ngọt tại hơn 200 quốc gia khác nhau và chiếm tới
4 trên 5 sản phẩm đồ uống bán chạy nhất thế giới.
a. Tên nhãn hiệu (brand name)
Tên gọi nhằm xác định hàng hóa dịch vụ của người bán và phân biệt với hàng hóa của
những doanh nghiệp khác. Yêu cầu cần dễ đọc, dễ nhớ, tạo hàm ý về chất lượng, lợi ích

của sản phẩm.
Coca Cola có một danh mục sản phẩm lớn với 500 nhãn hiệu đa dạng. Nó cung cấp gần
3.900 lựa chọn đồ uống. Sản phẩm hàng đầu của nó Coca Cola là một trong những thương
hiệu được cơng nhận và có giá trị nhất thế giới. Có 21 thương hiệu trị giá hàng tỷ đơ la
trong danh mục đầu tư của nó, trong đó 19 thương hiệu có sẵn với các lựa chọn thấp hoặc
khơng có calo. Và Coca Cola đã chọn tên các nhãn hiệu dễ nhớ tạo ấn tượng mạnh như:
Coca-Cola Classic, Coca-Cola Zero, Fanta, Sprite,... Có thể thấy, Coca Cola đã chọn tên
nhãn hiệu dễ đọc, dễ nhận dạng và đặc biệt là tạo được ấn tượng cho khách hàng. Khi đọc
tên nhãn hiệu, khách hàng có thể liên tưởng được đặc điểm của sản phẩm. Ví dụ khi nghe
Fanta có thể liên tưởng đến ngay màu cam đặc trưng hoặc khi nói đến Sprite có thể liên
tưởng đến bọt gas trắng. Đặc điểm này cũng giúp Coca Cola khác biệt với các thương hiệu
khác.
b. Dấu hiệu của nhãn hiệu (brand mark)
Dấu hiệu của nhãn hiệu là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được
những khơng đọc lên được. Dấu hiệu bao gồm hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, kiểu chữ cách
điệu.
Coca Cola cũng làm rất tốt phần này, khoảng 94% dân số thế giới nhận nhãn hiệu của
Coca Cola bởi chữ Coca Cola cách điệu với hai màu đỏ và trắng.
c. Nhãn hiệu thương mại (trade mark)

8


Coca Cola đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương mại từ năm 1960 và mỗi năm Coca
Cola chi hơn 100 triệu USD nhằm bảo vệ nhãn hiệu của mình trước các dấu hiệu vi phạm.
1.2 Bao bì và kiểu dáng sản phẩm
a. Màu sắc đặc trưng trên bao bì giúp khách hàng nhận diện thương hiệu nhanh chóng
Coca Cola đã biến màu đỏ trở thành màu sắc đại diện của mình. Màu sắc nổi bật giúp
cho khách hàng và cơng chúng có thể nhận dạng sản phẩm trên kệ giữa rất nhiều sản phẩm
cùng loại, tìm kiếm cửa hàng nhanh chóng.


Màu sắc khơng chỉ tác động tới hành vi của khách hàng mà cịn hỗ trợ cho cơng việc
của các cửa hàng, giúp người bán hàng, đặc biệt là các nhà bán lẻ bận rộn có thể “đọc”
màu sắc của sản phẩm, thương hiệu một cách nhanh chóng hơn.
b. Cách thiết kế bao bì sản phẩm linh hoạt
Coca Cola ln tái thiết kế bao bì của thương hiệu và sử dụng đa dạng chất liệu như
thủy tinh, thiếc, nhựa… để đóng gói sản phẩm nhằm tối ưu các tiện ích khi sử dụng cho
khách hàng và đồng thời cũng hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường. Coca Cola đặt
mục tiêu 100% bao bì của cơng ty có thể tái chế hoàn toàn vào năm 2025.
Các sản phẩm của Coca Cola được bán với nhiều loại bao bì và kích cỡ khác nhau. Ví
dụ, sản phẩm cốt lõi của nó là Coke được bán ở dạng chai 200ml, 500ml, 1 lít, 1,5 lít và 2
lít trong lon, thủy tinh và chai nhựa.

c. Cách thiết kế bao bì sản phẩm luôn bắt kịp các xu hướng

9


Để tạo sự mới lạ, thu hút sự chú ý của khách hàng, người tiêu dùng, Coca Cola ln
chịu khó thay đổi thiết kế bao bì sản phẩm.
Trong dịp Tết, Coca Cola sử dụng họa tiết, hình ảnh “chim én” thể hiện ý nghĩa của
ngày tết, gợi lên khơng khí rộn ràng của năm mới. Điều này ít nhiều sẽ thu hút sự chú ý và
tạo thiện cảm tốt cho người tiêu dùng.

2. Price - Giá cả
2.1 Vào thời kỳ đầu, Coca Cola đã sử dụng chiến lược “giá bám chắc thị trường”
Vào thời điểm này, mức giá sản phẩm thấp nhằm theo đuổi được mục tiêu chinh phục
và có chỗ đứng trên thị trường. Không chỉ vậy, Coca Cola cịn giảm giá khi mua số lượng
lớn bằng cách đóng gói sản phẩm.
Với chiến lược này, cơng ty đã khai thác thành cơng tính “hiệu quả theo quy mơ” của

mình. Do đó, dù giá thấp nhưng thị phần và lợi nhuận vẫn luôn đạt được như mong muốn.
2.2 Vào giai đoạn cạnh tranh thì Coca Cola đã định giá dựa trên chính sách bám sát
giá đối thủ.
Trong đó, đối thủ cạnh tranh điển hình với thương hiệu này chính là Pepsi. Chính vì
vậy, Coca Cola và Pepsi thường cạnh tranh với nhau ở cùng một mức giá. Ví dụ như Pepsi
bán lẻ chai 1,5l với mức giá 15.000 đồng thì Coca cũng sử dụng mức giá tương tự 15.000
cho sản phẩm nước uống Coca-Cola 1,5l của mình.
2.3 Giai đoạn sau đó, Coca Cola đã sử dụng định giá thâm nhập
Coca Cola đã sử dụng định giá thâm nhập như một cách để giành được chỗ đứng trên
thị trường và giành được thị phần. Sản phẩm của nó đã thâm nhập vào thị trường. Một khi
lòng trung thành của khách hàng được thiết lập thì khi đó Coca Cola có thể từ từ tăng giá
sản phẩm của mình.

3. Place - Phân phối
Hiện nay, tại Việt Nam, các sản phẩm nước giải khát của Coca Cola được sản xuất tại
ba nhà máy đóng chai ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Hà Nội và Đà Nẵng. Tạo ra
khoảng 4.000 công việc và đáp ứng kịp thời cho nhu cầu tiêu dùng thực tế của thị trường.
Vào năm 2001, Chính Phủ Việt Nam đã đồng ý cho phép ba nhà máy sáp nhập theo cơ cấu

10


quản lý tập trung và nhà máy Coca Cola Việt Nam (CCBV) ở Thành Phố Hồ Chí Minh giữ
vai trị quản lý. Còn hai nhà máy ở Hà Nội, Đà Nẵng hoạt động như hai chi nhánh của
Coca Cola Việt Nam ở miền Bắc và miền Trung. Với ba nhà máy sản xuất trải dài ở ba
miền Bắc, Trung, Nam, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để công ty có thể mở rộng mạng
lưới phân phối ở tồn quốc và cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở ba khu vực này.

Cho đến năm 2010, Coca Cola có đến 50 nhà phân phối lớn, 1.500 nhân viên và hơn
300.000 đại lý tại Việt Nam. Sau đó, mạng lưới phân phối của Coca Cola tiếp tục được mở

rộng đến các đại lý, quán cà phê, nước giải khát, nhà hàng, qn ăn… Coca Cola vẫn ln
có chính sách chăm sóc tốt cho các đại lý, thường xuyên hỗ trợ các đại lý bằng các hoạt
động tài trợ sự kiện, trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính…

4. Promotion - Xúc tiến hỗn hợp
4.1 Chiến lược quảng cáo
Một trong những bí quyết quan trọng tạo nên sự thành cơng cho Coca Cola đó chính là
hoạt động quảng cáo. Chiến dịch tiếp thị của Coca Cola chủ yếu là truyền tải các thơng
điệp tích cực, lan tỏa u thương và niềm vui đến cho mọi người.
* Mục tiêu quảng cáo:
- Mục tiêu Marketing: Coca Cola cần duy trì mức độ biết đến sản phẩm ở mức cao, để
khách hàng ln nhớ đến sản phẩm. Ví dụ: Vào dịp Tết, khi nhu cầu sử dụng nước giải
khát tăng mạnh, Coca Cola ln có một chiến dịch đặc biệt, khác lạ như “Mang kỳ diệu về

11


nhà”, “Cho Tết vẹn yêu thương”... Nhờ đó, Coca Cola nhẹ nhàng chinh phục trái tim của
khách hàng với quảng cáo đầy ý nghĩa và sâu sắc, tạo được vị trí riêng trong lịng khách
hàng.
- Mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu: Coca Cola mong muốn khách hàng sẽ chia sẻ
những chai Coca với nhau và đăng những tấm ảnh về chai Coca đó lên mạng xã hội để
tăng độ nhận diện thương hiệu rộng khắp.
* Thông điệp quảng cáo:
- Đưa ra được khẩu hiệu của chiến dịch. Ví dụ như Coca Cola - Taste the Feeling
- Về thông tin sản phẩm: Coca Cola đem đến sự thỏa mãn cho khách hàng với sự sảng
khoái, mát lạnh khi sử dụng, nạp đầy năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả…
- Đối tượng sử dụng: Coca Cola là đồ uống cho giới trẻ, cho các gia đình…
* Loại hình quảng cáo:
Trong thời kì cạnh tranh ngành nước ngọt ngày càng trở nên gay gắt, Coca Cola đã sử

dụng rất nhiều các loại hình quảng cáo khác nhau như là quảng cáo truyền thống trên các
kênh truyền hình TV, báo in cho đến các kênh mang tính hiện đại như mạng xã hội,
Internet… để quảng bá cho mình. Cùng với đó, Coca Cola cịn trở thành nhà tài trợ cho các
chương trình lớn như: FIFA World Cup, American Idol, BET Network, NASCAR,…
Đỉnh cao nhất có lẽ phải nhắc đến chiến lược Personalization - “Share a coke” - “In tên
trên lon Coca” đã khiến thị trường náo động. Bởi hình thức quảng cáo này chưa từng xuất
hiện trước đó và điều này khiến cho khách hàng cảm thấy hứng thú với việc làm này của
Coca Cola. Chiến dịch này đã tạo nên một “cơn sốt” đúng nghĩa tại thị trường Việt Nam
khi Coca Cola đã đánh trúng tâm lý của khách hàng, hiểu họ cần gì từ đó cá nhân hóa sản
phẩm, nội dung truyền tải của mình. Với ý muốn có thể tạo ra sự tương tác của người tiêu
dùng với thương hiệu, đặc biệt là với giới trẻ, nên chiến lược này đã được ra đời và triển
khai. Coca Cola đã bắt đầu bằng 150 tên đã được in sẵn lên lon phổ biến nhất trên thị
trường. Khách hàng mua sản phẩm có thể vì tính tị mị, và mong muốn được sở hữu một
lon Coca có tên của riêng mình. Với thơng điệp đầy sâu sắc được gửi đi là “Kết nối, đoàn
viên và chia sẻ những giây phút thoải mái bên nhau cùng với Coca”. Ngoài ra, Coca Cola
còn tạo ra một chiến dịch Online Marketing khi để tất cả mọi người tự tạo cho mình một
chai coca có tên mình, giúp khơi gợi lên được tính sáng tạo và thích thú cho người tiêu
dùng.

12


Chiến dịch quảng cáo “Share a coke” ở Việt Nam thực sự đã tạo ra hiệu ứng vô cùng
tốt, tạo ra một thành công vang dội. Chiến dịch này đã đem đến luồng gió mới đó là đề cao
“tính cá nhân hóa” trong một quảng cáo. Chiến dịch này đã giúp lượng tiêu thụ nước giải
khát Coca Cola tăng 7% (công ty đã bán được 250 triệu chai/lon chỉ trong một mùa hè thực
hiện chiến dịch), lượng truy cập Fanpage cũng tăng 870% (tăng hơn 25 triệu lượt theo dõi
trên Facebook) so với trước đó. Chỉ số truyền thơng từ chiến dịch này của Coca-Cola thu
về tổng 18 triệu view trên các trang mạng xã hội, hơn 500.000 hình ảnh đi kèm cùng
hashtag #ShareaCoke được chia sẻ rộng rãi.

- Mức độ quảng cáo: cịn thấp, chưa cao. Cơng ty thường phát quảng cáo vào dịp tết và
mùa hè, khi nhu cầu sử dụng nước giải khát tăng mạnh.
- Ngân sách quảng cáo:
Trong ngành FMCG (Hàng tiêu dùng nhanh) nói chung, Coca Cola là một trong số ít
các cơng ty dành một số tiền tương đương chi phí sản xuất để đánh bóng tên thương hiệu,
chịu chi cho marketing, quảng bá thương hiệu ngay từ khi mới thành lập. Chính nhờ việc
chi mạnh tay cho những chiến dịch quảng cáo và marketing đình đám đã giúp Coca Cola
ổn định vững chắc ở ngơi vương thị trường đồ uống có ga.
Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca Cola bao giờ cũng được bày bán
ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Để có được sự ưu
tiên này, Coca Cola phải trả những khoản tiền không nhỏ chút nào. Họ luôn dành một

13


khoản ưu tiên riêng cho hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình đến với mọi người thơng
qua tivi, báo chí, các hoạt động và trị chơi.
4.2 Khuyến mãi
Hiểu được tâm lý của người tiêu dùng, Coca Cola không quên rằng hoạt động khuyến
mãi là một trong những công cụ tốt nhất để quảng bá hình ảnh của sản phẩm đến với người
tiêu dùng.
Coca-Cola Việt Nam vừa khởi động chương trình khuyến mãi trên tồn quốc dành cho
giới trẻ năng động: “Coke Studio Bừng giai điệu hứng khởi”.
Khách hàng khi mua các sản phẩm Coca-Cola có khuyến mãi sẽ có cơ hội trúng thưởng
các giải hấp dẫn như trúng 1 tỷ đồng, Tài khoản VIP Zing mp3, Loa di động Sony SRSXB23, áo thun…

Các giải thưởng không chỉ đơn thuần là các vật dụng mà còn là cách để các bạn trẻ thể
hiện cá tính cũng như phong cách thưởng thức cuộc sống của họ. Các bạn trẻ khi uống chai
hoặc lon các sản phẩm của Coca Cola Việt Nam sẽ có được những nắp chai hoặc khoen lon
có hình một nửa của giải thưởng.


4.3 Quan hệ công chúng
Coca Cola ở Việt Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động bổ ích, đầy ý nghĩa với
khách hàng. Đặc biệt là các chương trình dành cho giới trẻ. Các hoạt động này tạo cho
Coca Cola một hình ảnh đổi mới, sáng tạo và đầy năng động. Mang theo tinh thần lạc

14


quan, hạnh phúc và cuốn hút. Các hoạt động này tạo sự thân thuộc, gắn kết, gần gũi hơn
giữa Coca Cola và người tiêu dùng.
Ví dụ ấn tượng là Coca Cola Việt nam đã từng phối hợp với Nhà văn hóa Thanh niên
tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu tổ chức chương trình “Làm sạch bãi biển quốc tế” tại bãi biển Thùy
Vân.
Chương trình thu hút hơn 150 tình nguyện viên gồm các nhân viên của Coca Cola Việt
Nam và đoàn viên thanh niên địa phương cùng chung tay tham gia các hoạt động thu gom
rác và phế phẩm không phân hủy bằng vi sinh như bao ni lon dọc theo khu vực bờ biển,
góp phần bảo vệ mơi trường và cải thiện vấn đề rác thải cho bờ biển Việt Nam.

15


Chương III. Đánh giá chiến lược Marketing
1. Ưu điểm
1.1 Chiến lược về sản phẩm
Về nhãn hiệu sản phẩm: Tên dễ đọc, dễ nhận dạng. Đặc biệt là dễ nhớ, tạo được ấn
tượng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Giúp Khách hàng liên tưởng đến bọt gas trắng
cùng màu nước đặc trưng. Điểm này khác biệt với các sản phẩm như Pepsi hoặc các
thương hiệu nước ngọt khác.
Về bao bì và kiểu dáng sản phẩm: Bao bì của Coca cola đã làm tốt nhiệm vụ của mình

là:
- Bảo vệ được tốt nước coca trong thời gian dài. Sẽ rất khó để có thể tìm một lon coca
khi người dùng bật lon mà khơng có gas
- Giá trị tiện lợi khi sử dụng
- Hấp dẫn và kích thích tiêu thụ
- Phù hợp với từng vùng thị trường. Cụ thể là: Hình dáng lon Coca Cola Việt Nam
khơng khác biệt. Nhưng họa tiết ln độc đáo, mang đậm văn hóa người Việt
- Phù hợp với quy định tiêu chuẩn của Việt Nam
- Dễ dàng tái chế lại, bảo vệ môi trường.
1.2 Chiến lược về giá cả
Với một chiến lược định giá hồn hảo Coca Cola định giá sản phẩm của mình ở mức giá
thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong phân khúc đó. Một khi thương hiệu được
thành lập, nó sẽ tự tái định vị mình như một thương hiệu cao cấp thơng qua các chương
trình khuyến mãi khác nhau.
Có thể thấy hững năm gần đây ghi nhận doanh thu của Coca Cola tăng trưởng đều đặn
cả nghìn tỷ mỗi năm. Năm 2016, Coca Cola đạt doanh thu 6.872 tỷ đồng, con số này tăng
thêm 346 tỷ đồng lên 7.218 tỷ đồng. Số liệu gần đây nhất có được, doanh thu Coca Cola
Việt Nam trong năm 2019 là 9.297 tỷ đồng, tăng 9% so với năm liền trước đó.

16


(Nguồn: vietnambiz.vn)
1.3 Chiến lược về phân phối
Chiến lược phân phối đúng đắn – doanh thu Coca Cola khơng có xu hướng giảm dù đại
dịch Covid chưa kết thúc. Minh chứng thông qua kết quả doanh thu cuối quý I/2020 của
Coca Cola là 8,6 tỷ USD. Ưu điểm của chính sách này là việc Coca Cola đã khôn ngoan
khi chia khách hàng của mình thành nhiều nhóm để cung cấp sản phẩm. Dựa vào đặc điểm
của khách hàng Coca Cola đã chia thành 4 hình thức phân phối chính:
- Coca Cola phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng

- Coca Cola phân phối đến các doanh nghiệp bán lẻ
- Coca Cola phân phối đến các siêu thị, đại lý
- Coca Cola phân phối đến nhà hàng, khách sạn
1.4 Chiến lược về xúc tiến hỗn hợp
Quảng cáo của Coca Cola rất ấn tượng và thu hút được nhiều sự chú ý của mọi người
với những ý tưởng độc đáo sáng tạo, thể hiện cảm giác mới lạ độc đáo Mỗi thiết kế logo
của Coca Cola lại có sự chuyển biến linh hoạt, sáng tạo và thích hợp xuất hiện trên các
quảng cáo hay trên áo thun, khăn bãi biển,mũ...tạo nên một chiến tiếp thị hồn hảo cho
Coca Cola.
Coca Cola cịn có chiến dịch quảng cáo in tên trên lon Coca Cola. Chương trình này đã
giúp Coca Cola tăng lượng tiêu thụ trong giới trẻ ở Việt Nam lên 7%. Hình ảnh sản phẩm
xuất hiện 18,3 triệu lần trên truyền thông. Lưu lượng truy cập website của hãng khi đó
cũng tăng 870% và lượt like tăng gần 40%.

17


2. Nhược điểm
2.1 Thay đổi sản phẩm mà chưa có sự nghiên cứu kỹ càng
Khi thấy đối thủ là Pepsi tung ra chuyển hướng tập trung san các sản phẩm khơng có ga
và khơng đường, Coca Cola đã ngay lập tức tăng tỷ lệ các sản phẩm nước giải khát không
gas từ 10% lên 30%. Với các sản phẩm đồ uống truyền thống, công ty này cũng giảm
lượng đường và calories. Thay vào đó, cơng ty đầu tư thêm các loại nước uống trái cây, cà
phê và nước đóng chai.

Xu hướng đồ uống ít đường hiện nay đang rất phát triển, tuy nhiên việc Coca Cola đột
ngột thay đổi tỷ lệ nước ngọt có ga sẽ gây ra một số ý kiến trái chiều từ phía khách hàng,
đặc biệt là những người thích Coca Cola truyền thống. Tỷ lệ nước không ga tăng lên 20%
cũng là một con số lớn. Điều này sẽ dẫn để thị phần của các loại đồ uống truyền thống
khác bị giảm xuống. Nhưng chưa thể chắc chắn liệu rằng các sản phẩm mới có được khách

hàng đón nhận như sản phẩm truyền thống hay khơng. Coca Cola cũng đã từng vấp phải
làn sóng phản đối khi cho ra mắt sản phẩm New Coke để thay thế cho Coca Cola truyền
thống. Mặc dù vậy, The Coca Cola Company vẫn chưa rút ra được bài học từ sự nóng vội
đổi mới sản phẩm của mình.

18


2.2 Tập trung quá nhiều vào thị trường truyền thống
Coca Cola vẫn luôn chú trọng tăng số lượng sản phẩm được bán ra thị trường truyền
thống vốn có. Các lĩnh vực được đẩy mạnh quan tâm là giải trí và thể thao, cửa hàng ăn
nhanh và các chuỗi cửa hàng, những nơi có tác động tốt đến việc quảng bá thương hiệu.
Tuy nhiên, việc quá tập trung vào thị trường truyền thông sẽ gây ra sự bất lợi cho Coca
Cola khi hiện nay các cơng ty khác ln tích cực để mở rộng thị trường của mình. Thị
trường nước giải khát ở Việt Nam hiện nay đang vào giai đoạn bão hòa nhưng cuộc chiến
cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu nước giải khát lớn Coca Cola, Pepsi, Tân Hiệp
Phát,... vẫn đang diễn ra. Với mục tiêu dành thị phần số một về nước giải khát, Coca Cola
cần có nước đi mạnh mẽ hơn trong việc tăng cường độ phủ sóng sản phẩm đến các thị
trường mới và giữ vững thị trường cũ nếu khơng muốn bị sối ngơi thương hiệu số một.

19


Chương IV. Đề xuất chiến lược
1. Đề xuất cho chiến lược về sản phẩm

-

Coca Cola Việt Nam có thể điều chỉnh các thông số cho sản phẩm Coca (Original


Taste) như hương vị hoặc nồng độ ga. Ví dụ như điều chỉnh sản phẩm Coca (Original
Taste) có hương vị thơm hơn và ngọt thanh (không quá ngọt như hiện tại) và đặc biệt là có
thể tăng nồng độ ga mạnh làm cho người sử dụng tăng cảm giác sảng khoái và tạo ra sự
phấn khích khi sử dụng.
- Đưa ra nhiều dung tích lon, chai của sản phẩm Coca phù hợp với nhu cầu sử dụng của
các nhóm đối tượng khách hàng. Ví dụ như đưa ra sản phẩm với dung tích nhỏ (mini) để
phù hợp với các nhóm khách hàng nhỏ tuổi, tránh việc nhóm đối tượng khách hàng này sử
dụng quá nhiều hoặc có thể sử dụng thừa khi dùng các loại sản phẩm có dung tích lớn hơn
gây ra lãng phí.
- Thiết kế các dạng chai, lon đặc biệt để có thể thuận tiện trong việc cầm, vận chuyển và
bảo quản trước và sau khi sử dụng nếu thừa. Ví dụ như sản phẩm Coca Cola có thể được
đưa vào trong dạng chai được thiết kế có nắp vặn bằng nhơm có thể đóng mở dễ dàng, giúp
làm lạnh nhanh và có thể tái sử dụng nhiều lần. Hơn cả sản phẩm sẽ trong mình một kiểu
dáng chai khác lạ so với những sản phẩm khác
- Sử dụng lon, vỏ có thể tái chế được nhằm bảo vệ mơi trường
- Coca Cola có thể thay đổi, biến tấu các họa tiết trên vỏ lon. Bên cạnh việc sử dụng
hình tượng “chim én” trên bao bì sản phẩm vào mỗi dịp tết thì hãng có thể thay đổi vào các
dịp khác nhau tại Việt Nam như dịp trung thu,…. và đưa ra những thông điệp muốn truyền
tải lên bề ngồi vỏ lon, chai. Ví dụ như tạo ra các chai Coca có thơng điệp ý nghĩa phù hợp
với từng loại tâm trạng khác nhau của khách hàng hoặc để khách hàng tự mình thiết kế
khâu cuối cùng của bao bì hay như sử dụng những hình ảnh danh lam thắm cảnh tại Việt
Nam để in lên bề ngoài vỏ lon, chai của sản phẩm Coca Cola

2. Đề xuất cho chiến lược về giá cả
- Tại Việt Nam, thị trường nước giải khát hiện nay có mức độ cạnh tranh ngày càng gay
gắt và đặc biệt là không ngừng phát triển, mở rộng với rất nhiều cái tên mới được ra đời
theo thời gian. Để có thể đứng vững và giữ được vị thế của mình thì Coca Cola nên hướng

20



đến một chiến lược về giá chắc chắn, an toàn. Vì thế, chiến lược giá của họ nên được định
mức ở một mức giá mà bất kì người nào cũng có thể tiếp cận được từ đó hướng đến sự
trung thành của khách hàng, nhất là khi nhu cầu về đồ uống có ga đang có dấu hiệu giảm.
- Doanh nghiệp cũng có thể định giá sản phẩm Coca thấp hơn so với mọi khi vào những
lễ Tết Nguyên Đán… để có thể thu hút nhiều khách hàng hơn và khuyến khích họ mua
nhiều hơn.
- Coca cũng nên áp dụng chiến lược định giá theo vùng như giá tại Miền Bắc và Miền
Nam sẽ có sự khác nhau theo từng thời điểm. Ví dụ khi vào mùa đơng tại miền Bắc thì ít
nhiều nhu cầu sử dụng Coca sẽ giảm xuống thì doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược giá
chiết khấu mùa vụ để giảm giá cho khách hàng mua sản phẩm vào thời gian này để kích
cầu người mua. Ngược lại, với thị trường miền Nam - nơi mà nhu cầu của các khách hàng
tại đây khá ổn định thì doanh nghiệp nên giữ vững mức giá phù hợp để duy trì lượng khách
hàng này.
- Coca cũng có thể định giá khác nhau theo từng địa điểm mà các sản phẩm đó có mặt
như tại các rạp chiếu phim, các sân vận động, khu vui chơi - giải trí sẽ được bán với giá
cao hơn…
- Ngoài ra, với sản phẩm Coca cũng nên áp dụng trong chiến lược chiết khấu giá khi
khách hàng trả tiền và thanh toán ngay từ khâu đưa sản phẩm đến với các kênh phân phối
để từ đó nếu khách hàng cá nhân có thể mua với giá ưu đãi hơn.
- Với các sản phẩm có sự điều chỉnh về nồng độ ga, hình dạng chai, lon thì doanh
nghiệp cũng có thể định giá cao hơn so với các sản phẩm thông thường.
- Hãng cũng có thể đưa sản phẩm Coca Cola Original Taste) kết hợp với nhiều các sản
phẩm khác nhau của hãng thành combo rồi định giá cho combo ấy
- Đồng thời, Coca Cola nên có những thỏa thuận để cân bằng về giá bán với các đối thủ
lớn như Pepsi.

3. Đề xuất cho chiến lược về phân phối
- Doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt động của kênh phân phối không cấp để cung cấp
sản phẩm Coca đến người tiêu dùng bằng việc mở các cửa hàng bán hàng trực tiếp.


21


- Nâng cao hoạt động phân phối qua kênh online, tham gia các sàn thương mại điện tử,
các trang mạng xã hội khác nhau để cung cấp các sản phẩm trực tiếp với khách hàng.
- Chú trọng phát triển và đặt nhiều hơn các máy bán hàng tự động chuyên bán các sản
phẩm của hãng trong đó có sản phẩm Coca Cola ( Original Taste) tại các địa điểm tập
trung đông người tại các thành phố khác nhau của Việt Nam.
- Bên cạnh việc liên kết với các cửa hàng thức ăn nhanh như Mcdonalds, Burger King nơi mà luôn phục vụ Coca kèm theo trong bữa ăn thì Coca cũng nên có các chiến lược đẩy
mạnh việc cùng hợp tác với thương hiệu, các chuỗi nhà hàng, quán nước, khách sạn, từ
bình dân đến nổi tiếng khác và ngay cả bệnh viện, trường học cũng là một địa điểm lý
tưởng để mở rộng mạng lưới phủ sóng của sản phẩm .
- Thu hút thêm các nhà phân phối nhỏ bằng cách cung cấp các vật dụng bán hàng để
trang trí cửa hàng như tủ bảo quản,.... và hỗ trợ các địa điểm bán hàng phần mềm quản lý
cửa hàng, sản phẩm, hàng hóa và đội ngũ bán hàng.… nhằm thu hút khách hàng và xây
dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.

4. Đề xuất cho chiến lược về xúc tiến hỗn hợp
- Quảng cáo trên truyền hình: trong thời điểm hiện tại, tại Việt Nam, tivi vẫn là phương
tiện truyền thống hiệu quả đối với người dân bởi mức độ phổ biến và khả năng truyền đạt
thông tin một cách trực quan của nó. Trong khi thị trường nước giải khát đang có sự cạnh
tranh quyết liệt nhất từ trước tới nay, thì việc tăng tần suất quảng cáo là điều phải làm để
đảm bảo khách hàng luôn nhớ tới Coca và thông tin tới cho những khách hàng mới, nếu
khơng thì Coca sẽ bị đè bẹp dưới một núi thông tin quảng cáo từ các nhãn hàng nước giải
khát khác. Bên cạnh việc sử dụng quảng cáo qua TVC thì hãng có thể sử dụng các hình
thức quảng cáo trên truyền hình khác như:
Quảng cáo bằng Pop-up: Quảng cáo được chạy song song cùng với chương trình và ở
phía dưới chương trình. Đây là một hình thức quảng cáo mới và hiện đại, có thể được
quảng cáo trực tiếp trong chương trình, khơng phải gián đoạn, cắt cảnh, người xem có thể

theo dõi diễn biến của chương trình truyền hình cũng như nội dung quảng cáo cùng một
lúc.

22


Quảng cáo bằng Logo: với hình thức này, Coca có thể đặt logo, hình ảnh sản phẩm
trong trường quay của chương trình hoặc chèn logo, ảnh sản phẩm tại góc màn hình khi
chương trình đang phát sóng.
Chạy chữ, panel trong khi đang phát các chương trình: Khi chương trình đang được
phát sóng, nội dung thơng điệp quảng cáo của Coca sẽ được chạy bên dưới màn hình.
Tham gia các chương trình Tư vấn tiêu dùng: để có thể Tự giới thiệu doanh nghiệp, sản
phẩm với thời lượng dài, cung cấp đầy đủ chi tiết thơng tin sản phẩm Coca
Ngồi ra, hãng cũng có thể tài trợ phát sóng, tài trợ sản xuất các chương trình để được
nhắc tới khi chương trình phát sóng
- Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo trên internet, các nền tảng xã hội như Facebook,
Instagram, Tiktok,… (tạo ra các trend liên quan đến sản phẩm)
- Kết hợp với các ngôi sao, KOLs để quảng bá sản phẩm (Ví dụ như chụp hình sản
phẩm với 1 ca sĩ , sau đó ca sĩ đó sẽ đăng tấm hình và thơng điệp quảng cáo lên các trang
mạng xã hội của các nhân)
- Tăng cường sự xuất hiện các poster, billboard, banner…. có thể dán trên các phương
tiện như xe bus, taxi, …
- Hãng nên tổ chức hoặc tài trợ cho một số hoạt động được nhiều người quan tâm như
các giải bóng đá, các cuộc thi nổi tiếng….
- Bên cạnh đó thì Coca nên tạo ra nhiều sân chơi năng động cho giới trẻ nhằm thể hiện
cái tôi, cá tính của giới trẻ. Khi đó Coca sẽ có thêm nhiều khách hàng trung
- Phát động nhiều chiến dịch vì cộng đồng như: bảo vệ mơi trường, chiến dịch vì trẻ
em,....
- Có thể sử dụng các cơng cụ để kích thích người tiêu dùng như: Có những ưu đãi cho
khách hàng thường xun, có các chương trình tặng thưởng, tặng quà ….


23


×