Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

(luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.3 KB, 129 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TIẾN NAM

ẢNH HƢỞNG CỦA NHO GIÁO
ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THỜI NGUYỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Đà Nẵng, năm 2017

download by :


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TIẾN NAM

ẢNH HƢỞNG CỦA NHO GIÁO
ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THỜI NGUYỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÁI BÌNH

Đà Nẵng, năm 2017

download by :




LỜI CAM ðOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Nam

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................6
5. Bố cục đề tài .................................................................................................6
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu......................................................................7
CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA
NHO GIÁO THỜI NGUYỄN ................................................................................11
1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - VĂN HĨA XÃ HỘI THỜI NGUYỄN11
1.1.1. Điều kiện kinh tế thời Nguyễn .............................................................11
1.1.2. Điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội thời Nguyễn ...............................25
1.2. VAI TRÕ CỦA NHO GIÁO THỜI NGUYỄN .................................................34
1.2.1. Độc tôn về tƣ tƣởng, chính trị, văn hóa của Nho giáo .........................34
1.2.2. Nho giáo với giá trị đạo đức thời Nguyễn ...........................................37

CHƢƠNG 2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO ĐẾN GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC THỜI NGUYỄN ........................................................................41
2.1. TÁC ĐỘNG ĐẾN MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THỜI
NGUYỄN ..................................................................................................................41
2.1.1. Mục đích giáo dục đạo đức thời Nguyễn .............................................41
2.1.2. Đối tƣợng giáo dục đạo đức thời Nguyễn ............................................45
2.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
NHO GIÁO THỜI NGUYỄN ...................................................................................50
2.2.1. Nội dung của giáo dục đạo đức Nho giáo thời Nguyễn .......................50
2.2.2. Phƣơng pháp dạy và học trong nền giáo dục đạo đức Nho giáo thời
Nguyễn ......................................................................................................................73
2.2.3. Biểu hiện giáo dục đạo đức thời Nguyễn qua một số nhà Nho tiêu biểu.... 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................85

download by :


CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NHO
GIÁO THỜI NGUYỄN ..........................................................................................86
3.1. GIÁ TRỊ CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO THỜI NGUYỄN ...........86
3.1.1. Giáo dục đạo đức thời Nguyễn góp phần củng cố các giá trị truyền
thống dân tộc .............................................................................................................86
3.1.2. Giáo dục đạo đức thời Nguyễn góp phần tạo ra tầng lớp trí thức - Nho
sỹ yêu nƣớc, các anh hùng, danh nhân văn hóa ........................................................90
3.1.3. Giáo dục đạo đức thời Nguyễn góp phần nâng cao cốt cách, tâm hồn
Việt Nam ...................................................................................................................96
3.2. HẠN CHẾ CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THỜI NGUYỄN ..........................100
3.2.1. Giáo dục đạo đức thời Nguyễn có nhiều yếu tố bảo thủ, giáo điều............100
3.2.2. Giáo dục đạo đức thời Nguyễn mang tính chất độc tôn Nho học ......104
3.2.3. Giáo dục đạo đức thời Nguyễn thƣờng thiếu sáng tạo và xa rời thực

tiễn ...........................................................................................................................109
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................112
KẾT LUẬN ............................................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO

download by :


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo, cịn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng (Confucianism) là một hệ
thống lý luận về đạo đức, triết học xã hội, triết học chính trị và triết lý giáo
dục do Khổng Tử đề xƣớng và đƣợc các học trị của ơng phát triển với mục
đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Sau khi Khổng Tử mất, Nho giáo đƣợc
Mạnh Tử và Tuân Tử phát triển theo hai khuynh hƣớng khác nhau: Duy tâm
và duy vật. Nho giáo là nền tảng tƣ tƣởng cho các triều đại phong kiến Trung
Hoa. Nho giáo có ảnh hƣởng rất lớn tại ở các nƣớc châu Á khác nhƣ Nhật
Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Những ngƣời thực hành theo các tín điều của
Nho giáo đƣợc gọi là các nhà Nho, Nho sỹ hay Nho sinh.
Cơ sở của Nho giáo đƣợc hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự
đóng góp của Chu Cơng Đán, cịn gọi là Chu Cơng. Đến thời Xn Thu, xã
hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trƣớc Công ngun) phát triển tƣ tƣởng
của Chu Cơng, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tƣ tƣởng đó. Chính vì
thế mà ngƣời đời sau coi Khổng Tử là ngƣời sáng lập Nho giáo.
Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục
kinh gồm

có Kinh


Thi, Kinh

Thƣ, Kinh

Lễ, Kinh

Dịch, Kinh

Xuân

Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh
thƣờng đƣợc gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trị của ơng tập hợp
các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là
Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra Đại Học. Sau đó,
cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tƣ viết ra cuốn Trung
Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đƣa ra các tƣ tƣởng mà sau này học trị
của ơng chép thành sách Mạnh Tử. Bốn sách sau đƣợc gọi là Tứ Thƣ và
cùng Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo và còn là những
tác phẩm văn chƣơng cổ điển của Trung Quốc. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử

download by :


2

hình thành nên Nho giáo ngun thủy, cịn gọi là Nho giáo tiền Tần (trƣớc
đời Tần), Khổng giáo hay “Tƣ tƣởng Khổng - Mạnh”. Từ đây mới hình thành
hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung
của nó cịn đƣợc gọi là Nho học. Nho giáo bị biến thành tơn giáo thì Văn

Miếu trở thành nơi dạy học kiêm chốn thờ phụng, và Khổng Tử trở thành giáo
chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành.
Mục tiêu của Nho giáo là phát huy tính thiện của con ngƣời, khiến
ngƣời dân biết bỏ ác theo thiện, giúp mọi ngƣời đạt đến trình độ đạo đức cao
nhất. Để làm đƣợc điều này mỗi ngƣời phải không ngừng rèn luyện nhân cách
và đạo đức của bản thân. Sách Đại Học viết:
Đạo học lớn cốt để phát huy đức sáng, đức tốt đẹp của con
ngƣời, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện,
khiến mọi ngƣời đạt đến mức độ đạo đức hồn thiện nhất. Có
hiểu đƣợc phải đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất thì mới
kiên định chí hƣớng. Chí hƣớng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh.
Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi, suy nghĩ
sự việc mới có thể chu tồn. Suy nghĩ sự việc chu tồn rồi, mới
có thể xử lý, giải quyết cơng việc đƣợc thỏa đáng. Vạn vật đều
có đầu có đi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết
thúc. Biết làm cái gì trƣớc cái gì sau, tức là đã tiếp cận nguyên
tắc của đạo rồi [89, tr. 11].
Nho giáo chủ trƣơng giáo hóa mọi tầng lớp trong xã hội từ bậc quân
vƣơng đến kẻ thứ dân sao cho ai ai cũng thấm nhuần đạo học của thánh hiền,
phát huy tính thiện sẵn có của bản thân, tự mình sửa đổi, rèn luyện cho tốt đẹp
hơn. Nho giáo khuyến khích ngƣời có học dạy cho ngƣời ít học, ngƣời có đạo
đức cảm hóa kẻ vơ đạo, cải tạo xã hội, đem văn minh truyền bá khắp nơi.
Khổng Tử muốn đến đất Cửu Di để ở, có ngƣời nói “Ở đó quá lạc hậu, làm

download by :


3

sao mà ở đƣợc” [89, tr. 391]. Khổng Tử nói “Có ngƣời qn tử ở đó, làm gì

cịn lạc hậu nữa [89, tr. 291]. Đây là tƣ tƣởng nhập thế của Nho gia, mà có ý
kiến cho là đối lập với tƣ tƣởng “Xuất thế lánh đời” của Phật gia hay Đạo
gia (mặc dù Phật giáo thực ra cũng là một nền triết lý nhập thế: Bản thân Phật
Thích-ca đã dành 49 năm đi thuyết pháp, khuyến thiện cho các giai tầng xã
hội Ấn Độ và có giáo lý Thập vương pháp yêu cầu vua chúa phải tận tụy
thƣơng dân). Khổng Tử nói:
Đạo khơng thể xa lánh ngƣời. Nhƣng có ngƣời muốn thực hành
đạo mà lại xa lánh ngƣời, nhƣ vậy thì khơng thể thực hành đƣợc
đạo... Cho nên ngƣời quân tử dùng cái đạo lý vốn sẵn có ở ngƣời
để giáo dục ngƣời, lấy cải sửa làm chính, giáo dục mãi cho đến
khi thành ngƣời mới thôi. Cũng nhƣ ta trau chuốt cán rìu vậy,
trau chuốt đến mức thành cán rìu mới thơi. Ngƣời ta có lỗi mà
biết sửa là đƣợc rồi, không xa lánh họ nữa [89, tr. 61].
Thật ra, tính chất tơn giáo của Nho giáo rất mờ nhạt so với những tôn
giáo khác, những lời dạy của Nho giáo không phải là từ thánh kinh mà đƣợc
đúc kết từ chính những sự kiện trong lịch sử hoặc từ những tấm gƣơng có thật
trong cuộc sống. Khổng Tử nói: “Ta chỉ thuật lại mà khơng sáng tác. Ta tin
tƣởng và hâm mộ văn hóa cổ. Ta trộm ví mình nhƣ Lão Bành” [89, tr. 231].
Nho giáo khun thế hệ sau cần biết học hỏi những thành công và tránh lặp
lại những thất bại của thế hệ trƣớc, là một học thuyết hƣớng dẫn về quan hệ
xã hội và tu dƣỡng bản thân.
Nho giáo là một học thuyết chính trị đạo đức có giá trị to lớn của Trung
Hoa và những nƣớc chịu ảnh hƣởng của văn hóa đó, trong đó có Việt Nam.
Đề cập đến nội dung đạo đức chủ yếu của Nho giáo nhƣ tam cƣơng (gồm ba
mối quan hệ cơ bản là vua - tôi, cha - con, chồng - vợ); ngũ thƣờng (gồm năm
chuẩn mực đạo đức cá nhân bất di bất dịch là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín). Đó là

download by :



4

những tiền đề để thực hiện thuyết chính danh, với mục đích làm cho xã hội
thái bình, thịnh trị.
Trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam, Nho giáo ngày càng chiếm ƣu thế và
trở thành công cụ tƣ tƣởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam. Nho giáo
có ảnh hƣởng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, tƣ tƣởng đạo đức Nho giáo
đã trở thành cơ sở cho đạo đức thời phong kiến Việt Nam và ngày nay ảnh
hƣởng của nó vẫn cịn khá sâu sắc.
Đức Nhân, Nghĩa của Nho giáo đã làm cho con ngƣời có sự đối xử
nhân ái, khoan dung, độ lƣợng với nhau. Đức lễ, với hệ thống các qui định
chặt chẽ đã giúp con ngƣời có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ
bậc, theo khuôn phép.
Xét trên phƣơng diện pháp luật thì lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực
trong việc duy trì trật tự, kỷ cƣơng của xã hội, ngày nay chúng ta có thể kế
thừa. Nho giáo quan niệm trong nƣớc cần phải có pháp lễ (luật pháp) thì nƣớc
mới nghiêm; trong gia đình phải có gia pháp thì mới có trên có dƣới. Điều này
đã tạo cho con ngƣời nếp sống trên kính dƣới nhƣờng. Tƣ tƣởng chính danh
giúp cho con ngƣời xác định đƣợc nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để từ đó
suy nghĩ và xử thế đúng trong các quan hệ xã hội.
Nét đặc sắc của Nho giáo là chú trọng đến vấn đề tu dƣỡng đạo đức cá
nhân, đặc biệt là chú ý đến đạo đức ngƣời cầm quyền. Với việc đề cao tu thân,
coi đây là gốc trong rèn luyện nhân cách, Nho giáo đã tạo nên một lớp ngƣời
sống có đạo đức. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã có nhiều tấm gƣơng sáng
ngời về đạo đức của các vị vua, của các anh hùng hào kiệt.
Lịch sử cho thấy, những đóng góp to lớn của Nho giáo trên phƣơng
diện đạo đức tạo nên nét khác biệt cơ bản của đạo đức phƣơng Đông với đạo
đức phƣơng Tây. Theo các nhà kinh điển của Nho giáo, ngƣời làm quan phải
có đức, phải lấy nhân nghĩa, lấy chữ tín làm mục tiêu để cảm hóa lịng ngƣời,


download by :


5

để cai trị. Muốn vậy, phải đặt lợi ích của thiên hạ lên trên lợi ích của vua
quan. Thiết nghĩ, ngày nay tƣ tƣởng nêu trên vẫn còn nguyên giá trị.
Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, rất cần thiết quay lại
những giá trị đạo đức truyền thống, trong đó có đạo đức Nho giáo. Để xây
dựng đạo đức mới cho cơn ngƣời Việt Nam hiện nay, ngƣời ta cần kế thừa
mặt tích cực, đồng thời khắc phục và xóa bỏ dần những ảnh hƣởng tiêu cực
của tƣ tƣởng đạo đức Nho giáo. Công việc này phải đƣợc tiến hành thƣờng
xuyên, kiên trì và lâu dài. Nho giáo đóng vai trị quan trọng và ảnh hƣởng ở
những mức độ khác nhau trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của dân tộc
Việt Nam. Nó đƣợc các triều đại phong kiến sử dụng với tƣ cách hệ tƣ tƣởng,
công cụ trị quốc, tổ chức quản lý xã hội và đào tạo quan lại phục vụ cho chế
độ phong kiến. Tinh thần cơ bản của Nho học là đạo học, tâm học, tức là học
để trau dồi nhân cách con ngƣời theo những chuẩn mực của bậc thánh hiền,
học để biết đạo xử thế, đạo làm ngƣời, đạo làm quan, làm vua.
Nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức Việt Nam dƣới ảnh hƣởng
của Nho giáo nhƣ một lĩnh vực thuộc thƣợng tầng kiến trúc tác dụng tích cực
đối với sự phát triển của xã hội; giữ vai trò động lực thúc đẩy xã hội phong
kiến ổn định, phát triển.
Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giáo dục Việt Nam nói
chung và giáo dục Nho giáo thời Nguyễn nói riêng là hết sức cần thiết, nhằm
làm rõ hạn chế của nó cùng những giá trị đã trở thành truyền thống văn hóa
Việt Nam, góp phần vào công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Chính vì vậy, tơi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Nho giáo đến giáo dục
đạo đức thời Nguyễn” làm luận văn thạc sỹ Triết học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp giáo dục đạo
đức dƣới ảnh hƣởng của Nho giáo thời Nguyễn từ đầu thế kỷ XIX đến nửa

download by :


6

đầu thế kỷ XX, luận văn khẳng định những đóng góp tích cực và chỉ ra những
hạn chế cơ bản của giáo dục đạo đức trong giai đoạn này.
Nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra, luận văn tập trung vào những nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, trình bày những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội hình thành
quan điểm giáo dục đạo đức của Nho giáo thời Nguyễn.
Thứ hai, phân tích sự tác động của Nho giáo đến đối tƣợng, nội dung,
mục đích và phƣơng pháp của giáo dục đạo đức thời Nguyễn.
Thứ ba, khẳng định những giá trị và ý nghĩa cũng nhƣ những hạn chế
cơ bản của giáo dục đạo đức dƣới ảnh hƣởng của Nho giáo thời Nguyễn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung sự chú ý vào vị trí, vai trị cũng nhƣ sự ảnh hƣởng
sâu sắc của Nho giáo đến giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức tƣ tƣởng cho
ngƣời học.
Luận văn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, nhân cách con ngƣời
trong điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, tƣ tƣởng của đất nƣớc trong
giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến mà đại biểu là triều Nguyễn từ thế kỷ
XIX đến đầu thế kỷ XX.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở thế giới quan và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một số phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học khác nhƣ phƣơng pháp: Logíc - lịch sử, phân tích tổng hợp, đối chiếu - so sánh, hệ thống hoá, diễn dịch, quy nạp.

5. Bố cục đề tài
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh lục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng, 6 tiết.
Chƣơng 1. Bối cảnh xã hội, vị trí và vai trị của Nho giáo thời Nguyễn

download by :


7

Chƣơng 2. Những tác động cơ bản của Nho giáo đến giáo dục đạo đức
thời Nguyễn
Chƣơng 3. Giá trị và hạn chế của giáo dục đạo đức Nho giáo thời
Nguyễn
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Từ trƣớc đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ảnh hƣởng
của Nho giáo đến giáo dục đạo đức. Trong đó, tác giả đặc biệt quan tâm đến
các tác phẩm, cơng trình nghiên cứu khoa học, tƣ liệu lịch sử, thống kê tổng
hợp, báo cáo khoa học theo hai lĩnh vực:
Thứ nhất, nghiên cứu về Nho giáo và Nho giáo Việt Nam: Vấn đề lịch
sử tƣ tƣởng và triết lý giáo dục.
Thứ hai, nghiên cứu nền Nho học Việt Nam, những vấn đề giáo dục
đạo đức, đào tạo và khoa cử.
Luận văn tiếp thu có chọn lọc, kế thừa thành tựu nghiên cứu của tất cả
những cơng trình khoa học trên, điển hình là những cơng trình sau:
Giáo trình “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, tập 2, tác giả Lê Sỹ Thắng đã
chỉ ra những ảnh hƣởng của Nho giáo trong lịch sử tƣ tƣởng, văn hoá, xã hội
Việt Nam thế kỷ XIX, tác giả đã có những đóng góp cụ thể thiết thực và có ý
nghĩa hết sức to lớn trong việc cung cấp tƣ liệu cũng nhƣ cách tiếp cận nghiên
cứu lịch sử tƣ tƣởng giáo dục, trong đó có giáo dục đạo đức Việt Nam thế kỷ

XIX. Tuy vậy, đây chƣa phải là cơng trình nghiên cứu một cách chuyên sâu
về những ảnh hƣởng của Nho giáo đến lĩnh vực giáo dục đạo đức thời
Nguyễn.
Tác phẩm: “Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước
năm 1858, sơ khảo” của Trần Văn Giàu (NXB Văn hóa, Hà nội, 1958) trình
bày nhãn quan lịch sử về những nguyên nhân sâu xa của sự bất lực của nhà

download by :


8

Nguyễn, trong đó ảnh hƣởng của Nho giáo đến giáo dục, nhất là giáo dục đạo
đức là một trong những nguyên nhân cơ bản.
Với chuyên khảo: “Việt Nam: Văn hóa và giáo dục” (NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 2010), tác giả Trần Mạnh Thƣờng đã khái quát văn hóa
của các dân tộc Việt Nam và nền giáo dục Việt Nam qua các triều đại Ngô,
Đinh, Lê… đến thời Nguyễn. Trong chuyên khảo này, Trần Mạnh Thƣờng
cũng nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục đạo đức
Ngồi ra, cịn rất nhiều học giả lớn nhƣ: Cao Xuân Huy, Vũ Khiêu,
Nguyễn Tài Thƣ, Quang Đạm, Trần Trọng Kim, Trịnh Dỗn Chính…với rất
nhiều cơng trình nghiên cứu về Nho giáo và ảnh hƣởng của Nho giáo đến giáo
dục Việt Nam từng thời kỳ khác nhau trong xã hội Việt Nam. Các tác phẩm,
các cơng trình nghiên cứu của các học giả về Nho giáo Việt Nam đã làm sáng
tỏ hơn nữa những vấn đề về giáo dục các giá trị đạo đức Nho giáo trong xã
hội phong kiến Việt Nam và nêu ra nhiều ý kiến mang tính gợi mở đối với
vấn đề giáo dục dƣới tác động của Nho giáo.
Các tác phẩm, cơng trình khoa học về Nho học Việt Nam, những vấn
đề giáo dục, đào tạo và khoa cử, tác giả luận văn kế thừa chọ lọc tác phẩm
“Nho học ở Việt Nam - Giáo dục và thi cử”. Trong đó, tác giả Nguyễn Thế
Long đã trình bày một cách có hệ thống những giai đoạn phát triển của Nho

giáo ở Việt Nam, nội dung giáo dục Nho học ở Việt Nam. Chuyên khảo đã
dành một phần nghiên cứu về giáo dục - khoa cử thời Nguyễn, và một số nhận
định quan trọng về nền giáo dục khoa cử Nho học thời kỳ này nhƣ nội dung
học, quan điểm học, các lối văn cử nghiệp, và vấn đề thi cử của Nho học. Tác
giả đã đi sâu nghiên cứu và làm sáng tỏ về giáo dục khoa cử Nho học ở Việt
Nam nói chung và thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX nói riêng.
Chuyên khảo “Nho học và Nho học ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Tài Thƣ đã vạch ra và phân tích những nội dung chủ yếu của Nho học, vai trò

download by :


9

của Nho học trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. Chuyên khảo đề cập đến “Nho
học thời Nguyễn - nội dung, tính chất, vai trị lịch sử” chủ yếu là vai trò của
giáo dục đạo đức trong Nho học đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam thế
kỷ XIX. Tác giả đã khái quát và đƣa ra một số nhận định về vai trò của Nho
học thời Nguyễn làm rõ những ảnh hƣởng của Nho giáo đối với các lĩnh vực
của đời sống xã hội cụ thể là lĩnh vực giáo dục đạo đức thời kỳ này.
Trong tác phẩm “Nho giáo tại Việt Nam” do Lê Sỹ Thắng chủ biên, các
tác giả đã giới thiệu các nội dung nghiên cứu trong cuộc hội thảo: “Nho giáo
trong lịch sử và tàn dư của nó trong xã hội Việt Nam”. Đây là tác phẩm tổng
hợp những tham luận nghiên cứu về lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam nói chung và
Nho giáo Việt Nam nói riêng, trong đó có những bài viết đề cập đến ảnh
hƣởng của Nho giáo đến từng lĩnh vực nhƣ văn hoá, tƣ tƣởng ở Việt Nam. Có
thể nói đây là một cơng trình khá đồ sộ, nghiên cứu một cách có hệ thống về
một giai đoạn phát triển của Nho giáo và ảnh hƣởng của Nho giáo đến xã hội
phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.
Trong tác phẩm “Sơ lược lịch sử giáo dục” của Đoàn Huy Oánh (NXB

Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2004), tác giả đã trình bày tóm tắt lịch sử
giáo dục từ trƣớc đến nay, trong đó có nhiều nền giáo dục nổi tiểng trên thế
giới từ cổ đến kim, từ châu Âu đến châu Á, nền giáo dục của nhiều quốc gia
thuộc nhiều khu vực. Tác giả dành một chƣơng có quy mơ lớn nhất trình bày
nền giáo dục Việt Nam từ trƣớc đến nay. Trong đó tác giả trình bày một cách
sơ lƣợc về giáo dục thời Nguyễn, cụ thể là về tổ chức giáo dục, tổ chức khoa
cử và nêu số nhà giáo dục tiêu biểu thời Nguyễn. Tuy nhiên, tác giả chƣa đi
sâu vào nghiên cứu nền giáo dục Nho giáo thời Nguyễn cũng nhƣ chƣa chỉ ra
những hạn chế và giá trị của nền giáo dục ấy.
Còn trong chuyên khảo “Việc đào tạo và sử dụng quan lại của triều
Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884” của Lê Thị Thanh Hòa (NXB Khoa học

download by :


10

xã hội, Hà Nội, 1998), tác giả đã khái quát việc đào tạo và sử dụng quan lại ở
Việt Nam trƣớc thời Nguyễn và nền giáo dục thời Nguyễn. Qua đó, tác giả rút
ra những bài học lịch sử nhằm phục vụ cho vấn đề đào tạo và sử dụng cán bộ
trong cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay.
Ngồi ra cịn có các bài viết và các cơng trình khác có đề cập đến các
vấn đề nhƣ “Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam” của GS. Vũ Ngọc Khánh
(NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2003). “Lược sử giản lược hơn 1000
năm nền giáo dục Việt Nam” của Lê Văn Giạng (NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2003), tác giả đã trình bày một cách khái quát về nền giáo dục Việt Nam
qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, đặc biệt là nền giáo dục phong kiến
với những điểm mạnh và hạn chế của nó; hay cơng trình sử biên niên đồ sộ
“Đại nam thực lục tiền biên” (bản dịch của Viện sử học), tập I (NXB Sử học,
Hà Nội, 1962); tác phẩm “Khoa cử và giáo dục Việt Nam” của Nguyễn

Quang Thắng (NXB Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh, 2005); “Sự phát triển giáo
dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến” của Nguyễn Tiến Cƣờng
(NXB Giáo dục, 1998); “Tiến sỹ Nho học Thăng Long - Hà nội (1075-1919)”
của Bùi Xuân Đính (NXB Hà Nội, 2003).
Nhƣ vậy, tổng quan tài liệu nghiên cứu cho thấy bức tranh tổng quát về
mức độ và chiều sâu nghiên cứu của giới học thuật Việt Nam về các vấn đề
giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức của Nho giáo ở Việt Nam suốt chiều
dài lịch sử đất nƣớc cũng nhƣ ảnh hƣởng của Nho giáo đến triết lý giáo dục
đạo đức của nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng chịu ảnh hƣởng rõ
nét nhất tƣ tƣởng Nho giáo.

download by :


11

CHƢƠNG 1

BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI, VỊ TRÍ
VÀ VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO THỜI NGUYỄN
1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - VĂN HĨA XÃ HỘI THỜI
NGUYỄN
1.1.1. Điều kiện kinh tế thời Nguyễn
Đến đầu thế kỷ XIX, Việt Nam đứng trƣớc cơ hội lịch sử nếu có đƣờng
lối cải cách và phát triển đúng đắn về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Đây
cũng là thời điểm bản lề của tiến trình đổi mới, phát triển các dân tộc Châu Á.
So sánh với các vƣơng triều phong kiến đƣơng thời ở Nhật Bản, ngƣời ta thấy
rõ điều đó. Năm 1600, tƣơng tự nhà Nguyễn, Tokugawa Ieyasu đánh tan quân
liên minh Daimyo trong trận đại chiến Sekigahara, chấm dứt nội chiến, thống
nhất Nhật Bản và đƣa đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ Edo, giai đọan hịa bình suốt

hơn 250 năm (1603-1867). Trong thời kỳ Edo, chính quyền phong kiến Nhật
Bản đã phục hồi, chấn hƣng và xác định Khổng giáo là cơ sở tƣ tƣởng chính
thống và là nền tảng tƣ tƣởng cho hệ thống xã hội trật tự, ổn định. Khổng giáo
còn đƣợc coi là nền học vấn chính trong sách lƣợc trị nƣớc của chính quyền
Edo. Trong chính sách văn trị để thu phục nhân tâm của Tokugawa, Nho học
đƣợc xem là nền tảng và đƣợc chọn là Quan học, mơn giáo dục chính yếu của
nhà nƣớc. Tuy nhiên đến thời kỳ Minh Trị (Meiji (1868-1912)), chế độ phong
kiến Nhật Bản đã tiến hành cuộc cách mạng thể chế với nội dung duy tân
mạnh mẽ nhƣng vẫn chứa đựng trong hình thức truyền thống biểu hiện rõ nét
bằng khẩu hiệu “Vƣơng chính phục cổ”. Nghĩa là khơng phế bỏ địa vị của
Thiên Hồng mà cịn khơi phục địa vị, quyền uy tối cao của Thiên Hoàng.
Các cải cách kinh tế, giáo dục của Nhật Bản đã giúp họ tránh đƣợc sự xâm
lƣợc của thực dân phƣơng Tây, đó chính là chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

download by :


12

Trong khi đó, các vua nhà Nguyễn đã khơng thể cải cách, hay chí ít
thay đổi gì căn bản về vấn đề này, mà còn càng ngày càng trở nên bảo thủ,
cực đoan hơn nhƣ: “Thiên địa bất biến, đạo diệc bất biến” để rồi “Bế quan tỏa
cảng”, “Trọng nông, ức cơng thƣơng”. Phân tích bối cảnh lịch sử các triều
vua Nguyễn sẽ cho thấy các chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thời
kỳ này có đặc điểm bảo thủ, khép kín, chỉ giải quyết những vấn đề trƣớc mắt
mà khơng có tầm nhìn lâu dài.
Những vấn đề kinh tế hậu thuẫn cho quá trình ảnh hƣởng của Nho giáo
lên giáo dục thời Nguyễn thể hiện tập trung ở chế độ sở hữu ruộng đất, các
chính sách kinh tế nhƣ khuyến khích khẩn hoang, phát triển nơng nghiệp,
chính sách trọng nơng, ức thƣơng. Đến nửa đầu thế kỷ XIX, nền kinh tế Việt

Nam vẫn đƣợc vận hành trên nền tảng nông nghiệp lúa nƣớc tiểu nông; ruộng
đất là tƣ liệu sản xuất chính và là cơ sở kinh tế chủ yếu của xã hội phong kiến
Việt Nam.
Nhƣng ngay cả khi chính sách trọng nơng đã đƣợc đẩy mạnh, thì tình
hình ruộng đất thời kỳ này phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đó là, ruộng
đất bỏ hoang, nông dân phiêu tán, nội chiến làm cho nền nông nghiệp càng trở
nên lạc hậu. Vấn đề đặt ra cho triều Nguyễn lúc này là xác định lại chế độ sở
hữu ruộng đất, khôi phục sản xuất, đƣa nông dân trở về với đồng ruộng, ổn
định làng xã, ổn định an ninh lƣơng thực. Đến thời Nguyễn, chế độ sở hữu tƣ
nhân về ruộng đất đã phát triển hơn trƣớc rất nhiều nhƣng vẫn chƣa chiếm ƣu
thế so với sở hữu nhà nƣớc và trên danh nghĩa, nhà vua là chủ sở hữu tồn bộ
đất đai trong nƣớc. Chính quyền nhà Nguyễn cho phép phát triển ruộng tƣ
nhƣng vẫn duy trì chế độ ruộng cơng nên q trình tƣ hữu hoá ruộng đất bị
kiềm chế. Trong các vƣơng triều Nguyễn, sở hữu tƣ nhân tiếp tục đƣợc duy trì
trong sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của nhà nƣớc. Đây là mâu thuẫn rất căn
bản trong chế độ sở hữu ruộng đất. Ruộng đất công thuộc sở hữu nhà nƣớc

download by :


13

luôn là nền tảng kinh tế, là sức mạnh của triều Nguyễn, nhƣng nếu ruộng tƣ
khơng đƣợc khuyến khích phát triển thì sẽ khơng có sự cạnh tranh, nền sản
xuất hàng hóa khơng có cơ sở để phát triển và vì vậy, ở thời kỳ này, các nhân
tố tƣ bản chủ nghĩa chƣa thể nảy sinh, kinh tế hàng hoá chƣa có điều kiện
phát triển. Một xã hội với nền kinh tế thuần nơng, tự cấp tự túc, khép kín nhƣ
thế cộng với chế độ chính trị phong kiến trung ƣơng tập quyền chun chế thì
tự nó khơng thể nảy sinh nhu cầu cải cách. Sự ra đời, tồn tại và phát triển sở
hữu tƣ nhân về ruộng đất là mặt năng động, phát triển của chế độ phong kiến,

là xu hƣớng phát triển xã hội, nhƣng triều Nguyễn lại chủ trƣơng, duy trì, mở
rộng ruộng đất cơng phát triển các khu vực quản lý trực tiếp của nhà nƣớc,
làng xã, khẳng định đó là bản chất của chế độ phong kiến và sở hữu nhà
nƣớc là cơ sở kinh tế - xã hội vững chắc bảo đảm cho ổn định và tồn tại của
chế độ phong kiến đó.
Nhƣ vậy, xét các nhân tố kinh tế khách quan nội tại của xã hội Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XIX, ngƣời ta nhận thấy nhu cầu cải cách chƣa xuất hiện.
Do đó các tƣ tƣởng cải cách về văn hóa, giáo dục chƣa có cơ sở để xuất hiện.
Ngay cả Minh Mạng, một vị vua đƣợc đánh giá là sáng suốt và cứng rắn nhất
triều Nguyễn đã nhận thức đƣợc tính bất cập của nền giáo dục và đào tạo nhân
lực cho quản lý, điều hành đất nƣớc nhƣng ông cũng chƣa đƣa đƣợc ra đƣợc
một ý tƣởng, biện pháp nào nhằm khắc phục mặt yếu kém đó của nền học
thuật nƣớc nhà. Giáo sƣ Trần Văn Giàu cho rằng chỉ khi Pháp tiến hành xâm
lƣợc Việt Nam, khi nguy cơ mất nƣớc đã cận kề thì nhu cầu đổi mới, nhu cầu
tự cƣờng dân tộc mới trở nên cấp bách.
Từ năm 1802, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục một số công việc từ thời các
chúa Nguyễn trƣớc để lại nhƣ khẩn hoang, mở rộng đất đai canh tác, phát
triển nông nghiệp. Chính sách khai hoang trong giai đoạn sau này là nhằm
làm giàu cho giai cấp địa chủ và củng cố cơ sở xã hội của chính quyền phong

download by :


14

kiến. Tầng lớp đại địa chủ đó trở thành hiểm họa của chế độ phong kiến. Vua
Minh Mạng nối ngôi, tiếp tục công việc của Gia Long nhƣng mạnh tay hơn
nữa, biến toàn bộ các đồn điền loại 2 thành đồn điền loại 1, cho phép hƣơng
hào hoặc sai quan lại mộ dân lƣu vong đi khai hoang, lập làng và đồn điền
nhà nƣớc. Trên thực tế, trong những năm đầu của triều Minh Mạng, tình hình

ruộng đất bỏ hoang vẫn cịn nghiêm trọng. Chính vì vậy, các vua nhà Nguyễn
đã thực hiện một số biện pháp khuyến khích phát triển nông nghiệp, đƣa nông
dân về với ruộng đất, ngăn chặn nạn cƣớp đoạt ruộng đất của địa chủ, cƣờng
hào. Việc khai hoang vẫn đƣợc tiếp tục qua các đời vua Thiệu Trị, Tự Đức.
Có nhiều hình thức khai hoang nhƣng quan trọng nhất là hai hình thức doanh
điền và đồn điền.
Doanh điền: Đƣợc thực hiện bằng cách di dân lập ấp. Các loại ruộng
khai khẩn theo hình thức “Doanh điền” đƣợc xếp vào hạng “Tƣ điền quân
cấp”, nghĩa là ngƣời khai khẩn đƣợc quyền sử dụng nhƣng không đƣợc
chuyển nhƣợng và sau khi chết ruộng đó đƣợc cấp cho ngƣời khác. Năm
1864, vua Tự Đức quy định ruộng nào do nhà nƣớc cấp vốn để khai khẩn thì
đƣợc giữ lại một phần ba làm tƣ điền, còn hai phần ba thì làm cơng điền. Năm
1882, do tài chính thiếu hụt, nhà nƣớc khơng cịn điều kiện cấp vốn, nên lại
quy định cho một nửa số ruộng đƣợc làm ruộng tƣ, một nửa cịn lại làm cơng
điền. Minh Mạng tiếp tục chính sách khai hoang của Gia Long, tiến hành
hàng loạt các chính sách trọng nơng, Nguyễn Cơng Trứ đã chiêu mộ dân
phiêu tán đi khẩn hoang, lập làng mang lại kết quả ở Ninh Bình, Thái Bình.
Các tổng, huyện mới đƣợc thành lập; diện tích canh tác đƣợc mở rộng. Đồng
thời với việc khai khẩn ruộng hoang nhằm mục đích kinh tế, chính sách khai
hoang của triều Nguyễn cịn có tác dụng trong việc bảo vệ biên cƣơng. Nhƣ
trong một lời dụ, Minh Mạng đã viết:

download by :


15

Khai khẩn ruộng hoang càng là chính sách thiết yếu làm cho biên
cƣơng đƣợc đầy đủ, nên gia tâm chiêu dân nhận để khai khẩn,
hoặc sức cho điền đinh nắm giữ, lúc có việc thì nghiêm cẩn

phịng bị hơn nữa, lúc khơng việc thì ra sức cày cấy, sao cho
ruộng nƣơng ngày một mở mang, thóc chứa năm một thêm lên,
cũng là giúp cho địa phƣơng biên cƣơng đƣợc vững bền đó [64,
tr. 193].
Đồn điền: Trên thực tế, hình thức “Đồn điền” đã đƣợc Nguyễn Ánh áp
dụng từ năm 1790. Năm 1802, vua Gia Long cho phép một số binh lính giải
ngũ, cấp ruộng đất và lập đồn điền nhƣng vẫn đăng tịch là lính. Sang thời
Minh Mạng, việc sử dụng binh lính đi lập đồn điền càng đƣợc đẩy mạnh. Việc
lập đồn điền vừa giải quyết đƣợc vấn đề kinh tế vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu
quốc phòng an ninh. Điều đáng chú ý là các đồn điền (nhất là ở Nam Kỳ)
đƣợc hình thành trên cơ sở chiếm hữu tƣ nhân về ruộng đất và nhanh chóng
biến thành sở hữu lớn của những viên quản đồn điền. Với chủ trƣơng
“Khuyến khích khai hoang”, các quan lại địa phƣơng đƣợc dịp chiếm đoạt
làm tƣ hữu những diện tích ruộng đất rất lớn. Ngun nhân chính của tình
trạng này là chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của địa chủ diễn ra ngày một
nghiêm trọng. Do đó, đến cuối đời Minh Mạng năm 1840, nhà vua đã ban
hành một quy định từ Khánh Hịa trở vào phía Nam những nơi có đồn điền
đều phải để những ruộng đã thành điền, cho tù thƣờng phạm tự quản cày cấy.
Đến khi thu hoạch, một nửa nộp quan, một nửa đƣợc giữ lại. Nhà nƣớc cũng
ngừng cấp lƣơng thực. Những ruộng tù thƣờng phạm làm khơng hết thì giao
cho nơng dân canh tác và nộp thuế; sau đó bổ sung vào hình thức ruộng công.
Với quyết định này một bộ phận ruộng đất đồn điền đã tách ra và tồn tại trong
hình thức khác nhƣng vẫn là ruộng đất của Nhà nƣớc. Song quan hệ sản xuất

download by :


16

đã có sự thay đổi. Ngƣời trực tiếp sản xuất khơng cịn là binh lính, mà là tù

thƣờng phạm có quyền tự do canh tác.
Dƣới thời vua Thiệu Trị, chế độ đồn điền khơng đƣợc chú ý, thậm chí
cịn bị giải tán hầu hết. Mặt khác, thời vua Thiệu Trị là giai đoạn mờ nhạt,
khơng có gì đặc biệt so với các vua Nguyễn khác. Từ năm 1848 trở đi, đối với
nhà Nguyễn, vấn đề cơ bản đặt ra là củng cố và ổn định trật tự ở ngay vùng
đất Nam Kỳ. Vì vậy, vấn đề đồn điền đƣợc đặt ra ngay từ khi Tự Đức cử
Nguyễn Tri Phƣơng vào kinh lƣợc sứ vùng đất này.
Chế độ đồn điền Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX đã góp phần củng
cố nền thống trị của Nhà nƣớc phong kiến. Hình thức đồn điền bị bãi bỏ hoàn
toàn từ khi thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam. Sự kết thúc đó khơng có nghĩa
là một dấu chấm hết tất yếu cho một cái gì đã mất vai trị của nó. Ngƣợc lại,
đồn điền từng đóng vai trị rất quan trọng của nó qua mấy thế kỷ, đặc biệt là
thế kỷ XIX. Thực dân Pháp sợ chế độ đồn điền vì chính đồn điền đã sản sinh
những binh sỹ cho cuộc khởi nghĩa Trƣơng Định lừng danh trong lịch sử
chống Pháp. Chế độ đồn điền với hai hình thức nói trên quả là một thiết chế
đã tác dụng về nhiều mặt kinh tế, xã hội, chính trị, qn sự. Hình thức sở hữu
nhà nƣớc về ruộng đất này đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ biên giới.
Có thể nói rằng, chính sách phát triển đồn điền hoàn toàn phù hợp với
chế độ ruộng đất của triều Nguyễn, đƣờng lối phát triển các loại hình thức sở
hữu về ruộng đất, làm cơ sở cho chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế. Đồn
điền cịn đƣợc đem ban cấp cho cơng thần làm tự điền hay cho các làng xã
làm công điền làng xã. Nhƣ vậy đồn điền đóng vai trị trọng yếu về nhiều lĩnh
vực đời sống xã hội thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.
Cũng nhƣ các triều đại phong kiến trƣớc kia, ruộng đất trong cả nƣớc
thuộc quyền sở hữu của nhà nƣớc quân chủ trung ƣơng tập quyền, thần dân có
nghĩa vụ nộp thuế cho nhà vua. Nhƣng trên thực tế, bên cạnh ruộng công của

download by :



17

làng xã đƣợc cấp định kỳ cho các hạng dân, vẫn tồn tại và ngày càng phát
triển ruộng tƣ các loại.
Ruộng tư đƣợc mua bán, cầm cố và truyền cho con cháu; khi cần trƣng
dụng ruộng tƣ, nhà nƣớc có bồi thƣờng. Về nguyên tắc, ruộng tƣ bỏ hoang bị
nhà nƣớc sung cơng khó có thể phát triển, trái lại ngày càng thu hẹp. Đó cũng
chính là lý do khiến vua Minh Mạng phải đặt chế độ công điền ở Nam Kỳ
năm 1837 nhằm duy trì số ngƣời nộp thuế và đi lính cho triều đình.
Ruộng cơng đƣợc giao cho làng xã phân cấp, không đƣợc mua bán.
Khi cần thiết, nhà nƣớc có thể sử dụng ruộng đất cơng làng xã (có bồi thƣờng
hoặc miễn thuế). Ngồi ra, cịn một số loại ruộng khác cũng thuộc diện công
điền (trợ sƣu điền, học điền, bản thôn điền…) nhƣng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp.
Năm 1804, Gia Long ban hành phép quân điền. “Phép quân điền là để
bớt chỗ nhiều thêm cho chỗ ít, lợi cơng cộng cho nhân dân, là phép rất hay”
[94, tr. 836]. Ngay khi mới lên ngôi, vua Gia Long đã phải ra lệnh cấm bán
ruộng đất công và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại công điền công thổ này
để bảo đảm đất cày cho mọi ngƣời nông dân. Đạo dụ năm Gia Long thứ 2
(1803) có ghi rõ:
Theo lệ cũ thì cơng điền cơng thổ cho dân quân cấp, đem bán
riêng là có tội, do đó nhân dân đều đƣợc lợi cả. Từ đời Tây Sơn
bỏ hết luật cũ, dân gian nhiều ngƣời đổi ruộng cơng làm ruộng
tƣ, cũng có kẻ tại sự việc cơng mà cầm bán ruộng đất cơng...
phàm xã dân có cơng điền công thổ đều không đƣợc mua bán
riêng, làm trái là có tội. Ai mua nhầm thì mất tiền [91, tr. 232].
Song trên thực tế chính sách qn điền khơng có tác dụng đáng kể, dân
nghèo vẫn khơng có ruộng đất. Tình trạng chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ,
cƣờng hào cùng nạn ruộng đất bị bỏ hoang, nông dân lƣu tán vẫn diễn ra nặng
nề. Bên cạnh chính sách quân điền, vua Gia Long cho mở nhiều đồn điền


download by :


18

khẩn hoang. Sau khẩn hoang, nông dân cày cấy vài năm rồi bỏ đi vì tơ thuế
q nặng.
Nay các hạt Bắc thành dần yên, nhân dân hơi biết hƣớng theo
giáo hố có thể nhân cơ hội này, đƣa dân về ruộng đất, khiến n
nghiệp làm ăn, dân có của thì có lịng thƣờng, bọn trộm cƣớp tất
phải tan đi mà ngầm hố. Vả lại triều đình khai hố khơng cái gì
trƣớc việc dạy dân trăm nghề gốc. Nay việc dinh điền đã giao
cho khanh phàm việc có thể làm lợi cho dân, cho tuỳ tiện mà
làm, nên hết lòng xếp đặt sớm báo thành cơng, để n ủi lịng
trẫm mong đợi [91, tr. 702].
Trong khi đó, việc các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách quân điền,
về thực chất, là nhằm đảm bảo quyền lợi kinh tế của quan lại, binh lính, phần
khơng đáng kể mới dành cho nơng dân. Trong khi phần lớn ruộng đất đƣợc
cấp cho quan lại, binh lính, thì ruộng cơng làng xã bị thu hẹp, số ruộng cịn lại
đƣợc cấp cho nơng dân càng ít và chỉ là một trong những biện pháp để trói
buộc ngƣời nông dân vào tổ chức làng xã và thực hiện nghĩa vụ tô thuế, lao
dịch, binh dịch đối với nhà nƣớc.
Vua Tự Đức, trƣớc tình hình đất nƣớc “Vào qng đời giữa, lịng ngƣời
dễ phần bng lỏng, chính trị và giáo dục không đƣợc sửa sang, diềng mối
không chấn hƣng đƣợc” [69, tr. 105], nên ra sức khuyến khích nhân dân khơi
phục và phát triển nơng nghiệp.
Thóc là của báu trong nƣớc, nguồn sống của dân, vì thế cho nên
đời xƣa mới trọng việc làm ruộng. Nay nên dụ cho khắp các địa
phƣơng đều sức cho phủ, huyện, châu trong hạt hết lịng khuyến
khích dạy về việc nơng. Về xã thơn nào lƣu tán, ruộng đất bỏ

hoang, thì phải gọi dân về cày cấy. Riêng đất chỗ nào có thể cày
cấy đƣợc mà bỏ hoang, thì sức cho nhân dân đến khai khẩn, cứ

download by :


19

đến cuối năm kê khai làm sổ tƣ đi, do bộ chia từng hạng làm bản
tâu lên, đợi chỉ định thƣởng phạt, để tỏ sự khuyên răn [70, tr.
129].
Triều Nguyễn triệt để thi hành chính sách “Trọng nơng ức thương” nên
đã phục hồi đƣợc nền nơng nghiệp vốn bị đình đốn và suy thoái nghiêm trọng
do các cuộc nội chiến kéo dài ác liệt. Nhƣng, về lâu dài, chính sách này đã
kìm hãm sự phát triển của các thành phần kinh tế khác nhƣ thƣơng nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp. Cả nội thƣơng và ngoại thƣơng đều kém phát triển. Các
ngành này chỉ đƣợc duy trì ở mức độ thấp, nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu
của nhân dân và phục vụ cho triều đình. Những quy định khắt khe mang tính
đẳng cấp về tiêu dùng mà chính quyền nhà Nguyễn đặt ra càng hạn chế sức
sản xuất. Chế độ quản lý ruộng đất nhƣ đã nói cùng với chính sách trọng nông
ức thƣơng là hai yếu tố cơ bản khiến cho nền kinh tế thời Nguyễn vẫn mang
đặc trƣng chủ yếu là nền kinh tế tiểu nông lạc hậu.
Triều Nguyễn và các nhà tƣ tƣởng của triều đại này chịu ảnh hƣởng của
Nho giáo luôn coi dân là gốc nƣớc, quan tâm đến đến vấn đề giáo dân và
dƣỡng dân. Thơng qua Thập huấn điều, Minh Mạng chính yếu… các chiếu dụ,
các chính sách khai hoang, lập ấp, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nghề
nông… đã thể hiện đƣợc các chính sách ni dân và dạy dân của triều
Nguyễn. Triều Nguyễn thi hành các chính sách trọng nơng, khuyến khích
nhân dân chăm cày cấy với mục đích làm cho dân đƣợc no đủ, giàu có, nƣớc
thịnh, dân quý bởi lẽ dân nghèo thì nƣớc loạn. Vua Minh Mạng dụ: “Từ khi

lên ngôi đến nay, chỉ nghĩ đến việc thƣơng yêu nuôi dƣỡng nhân dân” [92, tr.
731]. Minh Mạng chỉ dụ bộ Lễ: “Việc đầu tiên của chính sự vƣơng giả, khơng
gì lớn bằng việc làm cho dân đƣợc no đủ” [92, tr. 532]. Bởi vì, theo ơng:
“Gốc của dân sinh ở việc làm ruộng. Chăm cày cấy thì hƣởng đƣợc mùa;

download by :


20

khơng cày, khơng làm cỏ thì phải chịu túng đói. Đó là lẽ thƣờng trong việc
làm ăn của nhà dân” [92, tr. 382].
Nhƣ vậy, kinh tế nông nghiệp thời Nguyễn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
phát triển của đất nƣớc. Mặc dù thi hành chính sách “Trọng nơng”, nhƣng do
sự bất lực của nhà nƣớc phong kiến, chính sách này không những không bảo
vệ và phát triển nông nghiệp mà cịn làm cho nơng dân lâm vào cảnh ai ốn,
điêu tàn:
Chính sách nơng nghiệp của nhà Nguyễn, suy cho cùng cũng chủ
yếu nhằm mƣu lợi cho giai cấp thống trị, đảm bảo cho dân đóng
đủ sƣu thuế tạp dịch mà thơi. Do các chính sách có mục đích
khơng vì sự tiến bộ nhƣ vậy, chính quyền nhà Nguyễn đã phá
hoại kinh tế tiểu nơng của nơng dân, khuyến khích nạn chiếm
hữu ruộng đất mà mọi tệ nạn tham nhũng, hà thu lạm bổ vẫn có
cơ sở hồnh hành nghiêm trọng, nơng dân càng đói khổ cùng
cực, ngồi ra cịn là nguyên nhân chính của thảm trạng nhân dân
ly tán thƣờng xuyên và phổ biến khắp ba kỳ làm nổ ra liên tiếp
những cuộc khởi nghĩa lớn, làm lay động tận gốc rễ chế độ
phong kiến triều Nguyễn [54, tr. 446].
Khi thực hiện một số chính sách tiến bộ đối với nơng nghiệp thì triều
Nguyễn lại sai lầm khi áp dụng các biện pháp ức thƣơng nhằm hạn chế sự

phát triển các nhân tố thƣơng mại trong nền kinh tế. Chính sách “Trọng nơng
ức thƣơng” là có ngun nhân sâu xa về mặt tƣ tƣởng, liên quan đến việc tôn
sùng đạo Nho dƣới triều Nguyễn. Xuất phát từ quan niệm vƣơng đạo trong
nền chính trị - đạo đức Nho giáo, các vua Nguyễn coi buôn bán là nghề mạt
nên đã xếp thƣơng nghiệp đứng sau tất cả các nghề khác.
Thủ công nghiệp nhà nƣớc thời Nguyễn chế tạo tất cả những đồ dùng
cho hồng gia, tham gia đóng thuyền cho qn đội, đúc vũ khí, đúc tiền.

download by :


×