Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

(luận văn thạc sĩ) hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị tại công ty cổ phần khu du lịch bắc mỹ an furama resort đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

HỒN THIỆN BÁO CÁO KẾ TỐN QUẢN TRỊ
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN KHU DU LỊCH
BẮC MỸ AN - FURAMA RESORT ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

HỒN THIỆN BÁO CÁO KẾ TỐN QUẢN TRỊ
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN KHU DU LỊCH
BẮC MỸ AN - FURAMA RESORT ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số : 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ HÀ TẤN



Đà Nẵng - Năm 2015

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 2
5. Bố cục đề tài........................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN .............. 8
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ BÁO
CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ............................................................................ 8

1.1.1. Khái niệm và bản chất của kế tốn quản trị.................................... 8
1.1.2. Vai trị của kế tốn quản trị trong quản trị doanh nghiệp ................ 9
1.1.3. Yêu cầu của kế toán quản trị.......................................................... 10
1.1.4. Báo cáo kế toán quản trị ................................................................ 12
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN
LÝ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN ẢNH
HƯỞNG ĐẾN BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ....................................... 13
1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn ................................... 13
1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý trong kinh doanh khách sạn ................. 16
1.2.3. Ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh khách sạn đến thông tin và
báo cáo kế toán quản trị .................................................................................. 19
1.3. TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH
NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN ....................................................... 21
1.3.1. Báo cáo dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh ........................... 21

download by :


1.3.2. Báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh .......................... 27
1.3.3. Báo cáo phục vụ ra quyết định kinh doanh ................................... 31
1.3.4. Báo cáo phục vụ kiểm soát, đánh giá hoạt động kinh doanh ........ 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KHU DU LỊCH BẮC MỸ AN (FURAMA
RESORT ĐÀ NẴNG) ................................................................................... 38
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHU DU
LỊCH BẮC MỸ AN (FURAMA RESORT ĐÀ NẴNG) ............................... 38
2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Furama Resort Đà Nẵng ..... 38
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý ở Furama Resort Đà Nẵng ....................... 42
2.1.3. Tổ chức kế toán ở Furama Resort Đà Nẵng .................................. 46

2.2. THỰC TRẠNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI FURAMA
RESORT ĐÀ NẴNG ...................................................................................... 53
2.2.1. Báo cáo dự toán tại Furama Resort Đà Nẵng ................................ 53
2.2.2. Báo cáo thực hiện tại Furama Resort Đà Nẵng ............................. 59
2.2.3. Báo cáo phục vụ kiểm soát hoạt động kinh doanh tại Furama
Resort Đà Nẵng ............................................................................................... 62
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
FURAMA RESORT ĐÀ NẴNG .................................................................... 66
2.3.1. Ưu điểm ......................................................................................... 66
2.3.2. Nhược điểm.................................................................................... 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 68
CHƯƠNG 3: HỒN THIỆN BÁO CÁO KẾ TỐN QUẢN TRỊ TẠI
FURAMA RESORT ĐÀ NẴNG .................................................................. 69
3.1. HOÀN THIỆN BÁO CÁO DỰ TOÁN TẠI FURAMA RESORT ĐÀ
NẴNG ............................................................................................................. 69

download by :


3.2. HỒN THIỆN BÁO CÁO PHÂN TÍCH PHỤC VỤ KIỂM SỐT
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA FURAMA RESORT
ĐÀ NẴNG....................................................................................................... 77
3.2.1. Báo cáo phân tích chi phí ở các bộ phận trực tiếp kinh doanh ...... 77
3.2.2. Báo cáo phân tích doanh thu và tình hình thanh tốn của khách
hàng ................................................................................................................. 81
3.2.3. Báo cáo phân tích chi phí xăng dầu của bộ phận vận chuyển ....... 84
3.2.4. Báo cáo phân tích chi phí vật tư, cơng cụ, dụng cụ, thiết bị kinh
doanh ............................................................................................................... 88
3.2.5. Báo cáo phân tích giá và lợi nhuận các loại thức uống ................. 90
3.3. HOÀN THIỆN BÁO CÁO PHỤC VỤ RA QUYẾT ĐỊNH KINH

DOANH TẠI FURAMA RESORT ĐÀ NẴNG ............................................. 93
3.3.1. Báo cáo phục vụ ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp hàng thực
phẩm ................................................................................................................ 93
3.3.2. Báo cáo phục vụ ra quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh
một bộ phận ..................................................................................................... 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 98
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

CPNVLTT

Chi phí ngun vật liệu trực tiếp

CPNCTT

Chi phí nhân cơng trực tiếp

CPSXC

Chi phí sản xuất chung


CPBH

Chi phí bán hàng

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

HĐQT

Hội đồng quản trị

KTQT

Kế toán quản trị

KTTC

Kế toán tài chính

KQHĐKD

Kết quả hoạt động kinh doanh

TGĐ

Tổng Giám Đốc

download by :



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

1.1

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh-Tháng 08/2013

32

1.2

Dự kiến thu nhập và chi phí của 2 phương án

33

1.3

Báo cáo kiểm soát doanh thu của khách sạn Vian-Tháng
8/2013

1.4


34

Báo cáo kiểm sốt chi phí dịch vụ phòng của khách sạn
Vian-Tháng 8/2013

35

1.5

Báo cáo lợi nhuận theo số dư đảm phí

36

2.1

Báo cáo doanh thu ngày 02/07/2013

60

3.1

Dự tốn chi phí trực tiếp của bộ phận kinh doanh phịng
Năm 2013

3.2

72

Dự tốn chi phí của bộ phận kỹ thuật và bộ phận công
nghệ thông tin phân bổ cho bộ phận kinh doanh phịng

năm 2013

3.3

Dự tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
của bộ phận kinh doanh phịng - Năm 2013

3.4

75

Báo cáo phân tích chi phí sản xuất của bộ phận kinh
doanh phòng - Tháng 07/2013

3.6

75

Báo cáo dự tốn KQHĐKD theo số dư đảm phí của bộ
phận phịng - Năm 2013

3.5

74

78

Báo cáo phân tích doanh thu và tình hình thanh tốn của
các đồn khách lớn - Tháng 07/2013


download by :

82


3.7

Báo cáo tiêu thụ xăng dầu của bộ phận vận chuyển Tháng 07/2013

86

3.8

Báo cáo tình hình sử dụng vật tư - Tháng 07/2013

89

3.9

Báo cáo phân tích giá và lợi nhuận một đơn vị thức uống
- Tháng 07/2013

3.10

Báo cáo đơn giá thị trường thực phẩm tuần từ 0507/12/2013

3.11

94


Báo cáo KQHĐKD theo phương pháp trực tiếp tại
Furama Resort Đà Nẵng - Năm 2013

3.12

91

96

Báo cáo phân tích thơng tin thích hợp cho việc ra quyết
định

download by :

97


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty


42

2.2

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty

46

download by :


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế tốn quản trị ra đời đã trở thành công cụ đắc lực cho nhà quản trị.
Thơng tin kịp thời, chính xác, thích hợp về hoạt động kinh doanh do KTQT
cung cấp là yếu tố có ảnh hưởng đến sự thành cơng của doanh nghiệp. KTQT
cung cấp thông tin qua các loại báo cáo tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng
của nhà quản trị ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Có thể nói, báo cáo
KTQT là một trong những yếu tố cần thiết cho việc thực hiện chức năng quản
trị doanh nghiệp nhằm xác định mục tiêu, xây dựng dự tốn và kiểm sốt q
trình thực hiện dự tốn, đồng thời là căn cứ cho các quyết định kinh doanh
của doanh nghiệp. Thông qua hệ thống báo cáo KTQT sẽ giúp các nhà quản
trị có cơ sở để hoạch định, kiểm soát, tổ chức thực hiện để đạt được các mục
tiêu đã đề ra.
Cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch Đà Nẵng những năm
qua cũng đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao. Các khách sạn được mở ra ở
nhiều nơi trên địa bàn, tạo ra sự cạnh tranh giữa các khách sạn rất gay gắt.
Furama Resort Đà Nẵng là khách sạn năm sao ra đời đầu tiên tại Đà Nẵng.

Để giữ vững vị thế trong cạnh tranh, Furama Resort Đà Nẵng không chỉ nâng
cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện đại, huấn luyện đội ngũ nhân viên theo cách quản lý chuyên
nghiệp, mà cịn địi hỏi các nhà quản trị phải có cái nhìn tổng qt, dự đốn
được những gì sẽ xảy ra trong tương lai để từ đó đưa ra các phương án kinh
doanh thích hợp. Điều này cho thấy cơng tác vận dụng KTQT và báo cáo
KTQT là vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của khách sạn Furama. Tuy vậy, báo cáo KTQT của
Furama còn chưa thật sự hồn thiện, dự tốn chi phí cịn ở dạng tổng hợp,
chưa phân loại chi phí theo cách ứng xử. Các báo cáo phục vụ cho việc đánh

download by :


2

giá kiểm sốt tình hình thực hiện dự tốn chưa đáp ứng nhu cầu phân tích
thơng tin thực hiện. Qua các báo cáo, tuy có phản ảnh các chênh lệch, nhưng
chưa đi sâu vào phân tích các nguyên nhân của sự chênh lệch. Ngoài ra, mức
độ sử dụng kỹ thuật phân tích trên các báo cáo KTQT để làm căn cứ ra quyết
định cịn thấp, các loại thơng tin thể hiện trên các báo cáo KTQT chưa thực sự
toàn diện, đa số cịn dựa trên nền tảng thơng tin q khứ, chưa đảm bảo thông
tin hướng về tương lai cần thiết cho các quyết định kinh doanh ở công ty.
Với tất cả các lý do nêu trên đã đặt ra tính cấp thiết cần phải tiến hành
nghiên cứu đề tài:"Hồn thiện báo cáo kế tốn quản trị tại Cơng Ty Cổ
Phần Khu Du Lịch Bắc Mỹ An- Furama Resort Đà Nẵng"
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng báo cáo KTQT trong việc đáp ứng nhu cầu thông
tin cho các nhà quản trị ở Furama Resort Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, chỉ ra những
mặt tồn tại trong cơng tác lập báo cáo KTQT tại Furama Resort Đà Nẵng.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện báo cáo KTQT nhằm bảo đảm thông
tin đầy đủ, kịp thời cho các cấp quản trị ở Furama Resort Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về báo cáo KTQT và thực tiễn
công tác lập báo cáo KTQT tại Furama Resort Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu là cơng tác lập và trình bày báo cáo KTQT tại
Furama Resort Đà Nẵng bao gồm các bộ phận có lập báo cáo KTQT và
Phịng Kế toán của Furama Resort Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở các phương pháp:
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Nghiên cứu bản chất, phương pháp
lập và trình bày báo cáo KTQT, từ đó khảo sát thực tế báo cáo KTQT ở
Furama Resort Đà Nẵng và so sánh, đối chiếu với lý thuyết.

download by :


3

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng phương pháp phân tích để
đánh giá báo cáo KTQT, từ đó tổng hợp các kết quả có được để làm căn cứ cho
việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện báo cáo KTQT tại Furama Resort Đà Nẵng.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về báo cáo kế toán quản trị trong doanh
nghiệp kinh doanh khách sạn
Chương 2: Thực trạng báo cáo kế toán quản trị tại Furama Resort Đà Nẵng
Chương 3: Hồn thiện báo cáo kế tốn quản trị tại Furama Resort Đà Nẵng
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Kế toán quản trị đã trở thành một phần không thể tách rời của quản trị
doanh nghiệp. Với những yêu cầu của quản trị doanh nghiệp đã đặt ra sự cần
thiết phải có hệ thống báo cáo KTQT nhằm cung cấp thơng tin cho q trình
xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và ra quyết định
trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, các đề tài liên quan đến báo cáo
KTQT ngày càng được nhiều tác giả nghiên cứu nhằm đưa ra các nội dung
phù hợp nhất cho mỗi loại hình doanh nghiệp.
Thơng tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài
Chính hướng dẫn về KTQT trong các doanh nghiệp. Thông tư nêu rõ việc tổ
chức hệ thống thông tin KTQT không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các
nguyên tắc kế tốn và có thể được thực hiện theo những quy định nội bộ của
doanh nghiệp nhằm tạo lập hệ thống thơng tin KTQT thích hợp theo u cầu
quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp.
Giáo trình Kế tốn quản trị (2008) của GS.TS Trương Bá Thanh, NXB
Giáo Dục, nêu lên những nội dung lý thuyết cơ bản của KTQT như khái niệm,
đặc điểm, vai trò của KTQT cũng như phương pháp lập các loại báo cáo

download by :


4

KTQT của doanh nghiệp. Tác giả nêu rõ sự khác nhau giữa KTTC và KTQT
ở đối tượng sử dụng thông tin kế tốn, mục đích, tính tn thủ ngun tắc kế
tốn, đặc điểm thơng tin kế tốn, tần số báo cáo, phạm vi báo cáo, tính pháp
lý trong tổ chức kế toán nhằm nhấn mạnh rõ đặc điểm của KTQT. Bên cạnh
đó, tác giả cịn cho thấy những điểm tương đồng giữa KTTC và KTQT giúp
người đọc nhận thức được mối liên quan mật thiết giữa 2 lĩnh vực này. Từ đó,
đi sâu vào nội dung KTQT, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của KTQT phục vụ
các chức năng hoạch định, tổ chức, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định kinh

doanh trong doanh nghiệp thông qua việc lập các báo cáo KTQT, như: Báo
cáo dự toán, báo cáo thực hiện, báo cáo phục vụ ra quyết định và báo cáo
kiểm soát, đánh giá giúp nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng
của mình.
Sách Hospitality Industry Managerial Accounting (2002) của tác giả
Raymond S.chmidgall. Tác giả đã nghiên cứu KTQT của riêng ngành kinh
doanh khách sạn, đi sâu vào đặc điểm các báo cáo KTQT, nội dung, mục
đích, thời gian cũng như phương pháp lập các báo cáo, nêu ra các ví dụ cụ
thể. Từ đó giúp người đọc nắm rõ hơn về đặc thù báo cáo KTQT trong ngành
kinh doanh khách sạn.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên Nghiên cứu khoa học lần thứ 7 Đại học Đà
Nẵng (2010) của tác giả Đặng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Tố Vy đã nghiên
cứu về “Tổ chức báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất”, giới
thiệu tổng quan về những báo cáo theo mơ hình KTQT với hệ thống quản lý
theo quá trình hoạt động. Bài viết tập hợp các báo cáo KTQT trong mơ hình
doanh nghiệp sản xuất, gồm 3 cấp quản trị: cấp thấp, cấp trung gian và cấp
cao, tương ứng với các bộ phận, phòng ban. Qua đó, đã nêu lên được mối
quan hệ giữa các bộ phận, phòng ban, các báo cáo KTQT cho từng bộ phận
trong doanh nghiệp sản xuất.

download by :


5

Luận văn thạc sỹ "Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho hệ
thống siêu thị Medicare" của tác giả Hoàng Kim Sơn (2007), tác giả dựa trên
nền tảng kiến thức về KTQT để đi sâu vào tìm hiểu thực trạng báo cáo KTQT
của hệ thống siêu thị Medicare, nhằm đánh giá được thực trạng hệ thống
KTQT nói chung và hệ thống báo cáo KTQT nói riêng. Trên cơ sở đó, đưa ra

một số giải giáp để xây dựng báo cáo KTQT của hệ thống Siêu thị Medicare
nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình.
Luận văn thạc sỹ "Hồn thiện hệ thống báo cáo kế tốn quản trị tại
Cơng ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên" của tác giả Dương Thị
Kim Đính (2005), tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về
KTQT và báo cáo KTQT, làm cơ sở để đánh giá thực trạng công tác lập báo
cáo KTQT cũng như đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống báo cáo KTQT tại cơng ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên.
Trong đó, tác giả nêu ra yêu cầu cấp thiết trước tiên là phải tổ chức lại bộ máy
kế toán và phân tích tài chính, để bộ máy kế tốn đơn giản, gọn nhẹ, nhưng
hoạt động có hiệu quả, thực hiện phân công phân nhiệm rõ ràng với từng phần
hành kế tốn, xác lập mối quan hệ thơng tin giữa bộ phận kế tốn và các
phịng ban khác trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin KTQT.
Ngồi ra, tác giả còn đề xuất bổ sung vào danh mục chứng từ các mẫu biểu
phù hợp với tình hình kinh doanh của cơng ty, chi tiết hóa các tài khoản cho
phù hợp với yêu cầu quản lý nội bộ, bổ sung danh mục báo cáo dự toán các
dự toán lợi nhuận, bảng cân đối kế toán dự toán, hiệu chỉnh và bổ sung báo
cáo phân tích doanh thu, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng của
các chi nhánh, phân tích biến động chi phí, cắt giảm các chi phí ko cần thiết,
nâng cao lợi nhuận cơng ty.
Luận văn thạc sỹ "Hoàn thiện nội dung, phương pháp lập báo cáo tài
chính và báo cáo kế tốn quản trị tại các công ty sổ xố kiến thiết ở các tỉnh

download by :


6

Nam Trung Bộ" của tác giả Bùi Quang Đáng (2007), qua tìm hiểu thực trạng
cơng tác lập báo cáo KTQT tại công ty, tác giả thấy được việc lập KTQT cịn

mang tính hình thức, hình thức báo cáo KTQT khá đơn giản, chưa đạt đến sự
thống nhất, chưa có sự phân tích sâu sắc tình hình và chiến lược kinh doanh
lâu dài của công ty. Trên đây, tác giả cũng đề xuất các biện pháp để hoàn
thiện báo cáo KTQT của cơng ty như xây dựng dự tốn ngắn hạn và dài hạn.
Đối với báo cáo quản trị phục vụ chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện
kế hoạch thì cần lập và quản lý theo từng văn phịng đại diện của cơng ty.
Luận văn thạc sỹ "Hồn thiện hệ thống báo cáo kế tốn quản trị tại
Cơng Ty Cổ Phần May 10" của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung (2009), tác giả
đã nghiên cứu cơ sở lý luận về báo cáo KTQT, phân tích thực trạng vận dụng
hệ thống báo cáo KTQT tại Công Ty Cổ Phần May 10, chỉ ra được các nhược
điểm hiện tại đối với công tác lập báo cáo KTQT ở công ty. Từ đó, tác giả đề
xuất các giải pháp để hồn thiện công tác lập báo cáo KTQT với các báo cáo
KTQT thường hay sử dụng. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất hoàn thiện hệ
thống đánh giá trách nhiệm các cấp quản lý, từ đó làm rõ nhu cầu về lập báo
cáo KTQT tại Cơng ty.
Sau khi tìm đọc các tài liệu trên, tác giả đã nhận thấy tất cả các tài liệu
đều dựa trên một nền tảng chung của công tác KTQT, từ đó đi sâu vào phân
tích thực trạng báo cáo KTQT tại mỗi doanh nghiệp. Chưa có đề tài nào
nghiên cứu báo cáo KTQT ở Furama Resort Đà Nẵng. Trên cơ sở các đề tài
có được, tác giả đã kế thừa cơ sở lý luận về báo cáo KTQT tại nhiều loại hình
doanh nghiệp khác nhau, từ đó tác giả am hiểu và phát triển tốt hơn về phần
cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của mình. Qua quá trình nghiên cứu thực
tế hệ thống KTQT của Furama Resort Đà Nẵng, tác giả đã tìm ra những thiếu
sót cần phải hồn thiện nhằm đảm bảo hệ thống KTQT của Furama trở nên
chuyên nghiệp, toàn diện, hiệu quả hơn như: phân loại chi phí theo cách ứng

download by :


7


xử của chi phí, thiết kế biểu mẫu và nội dung các báo cáo phân tích, đánh giá,
ra quyết định trên cơ sở các tình huống cụ thể được đặt ra từ thực tế của
Furama Resort Đà Nẵng.

download by :


8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ BÁO
CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1.1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị
Kế toán quản trị là bộ phận kế tốn cung cấp thơng tin cho những nhà
quản trị doanh nghiệp thơng qua các báo cáo kế tốn nội bộ. Khái niệm về
KTQT được Hiệp hội kế toán Mỹ định nghĩa: “là quá trình định dạng, đo
lường, tổng hợp, phân tích, lập báo biểu, giải trình và thơng đạt các số liệu tài
chính và phi tài chính cho ban quản trị để lập kế hoạch, theo dõi việc thực hiện
kế hoạch trong phạm vi nội bộ một doanh nghiệp, đảm bảo việc sử dụng có
hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản này”. Những người bên
trong doanh nghiệp rất đa dạng, gọi chung là các nhà quản trị, nhưng nhu cầu
thông tin của họ phản ánh một mục đích chung là phục vụ q trình ra quyết
định nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong doanh nghiệp. Do nhu cầu thông tin nội
bộ rất đa dạng trong các loại hình doanh nghiệp nên các báo cáo nội bộ do
KTQT cung cấp khơng mang tính tiêu chuẩn như báo cáo tài chính. KTQT đặt
trọng tâm giải quyết các vấn đề quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, KTQT phải thiết

kế các thơng tin kế tốn sao cho nhà quản trị có thể dùng vào việc thực hiện các
chức năng quản trị.
Thoạt nhìn hình như KTQT có mục đích bổ sung cho KTTC, nhưng
thực chất đây là 2 hệ thống con của một hệ thống kế toán, cả hai nhằm mục
đích mơ hình hóa thơng tin kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính nhu
cầu bí mật các thơng tin nội bộ đối với người cạnh tranh và công khai các
thơng tin bên ngồi cho nhà tài trợ là động cơ chủ yếu hình thành 2 hệ thống

download by :


9

con này. Nói một cách khác, cạnh tranh làm xuất hiện KTQT trong doanh
nghiệp. [10, tr.16-17]
1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị trong quản trị doanh nghiệp
Dựa trên những định nghĩa của KTQT, chúng ta nhận thấy vai trò của
KTQT thể hiện tương ứng với từng chức năng của nhà quản trị như sau:
Hoạch định là xây dựng các mục tiêu phải đạt được và vạch ra các
bước, phương pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Để hoạch định và xây
dựng các kế hoạch, nhà quản trị phải dự toán nhằm tiên liệu trước mục tiêu,
phương pháp, thủ tục trên cơ sở khoa học. Trong công việc này nhà quản trị
phải liên kết các mục tiêu cụ thể lại với nhau và chỉ rõ cách huy động, sử
dụng nguồn lực sẵn có, chức năng này chỉ có thể thực hiện tốt, có hiệu quả và
có tính khả thi cao nếu nó được xây dựng trên cơ sở thông tin phù hợp, hợp lý
do KTQT cung cấp. Như vậy KTQT phải cung cấp thông tin cần thiết để các
nhà quản trị có cơ sở hoạch định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cần phải
đạt được của tổ chức.
Tổ chức là việc thiết lập cơ cấu tổ chức và truyền đạt thông tin các kế
hoạch đến những cá nhân có trách nhiệm trong tuyến quản lý để thực hiện kế

hoạch đó. Thực hiện chức năng này, nhà quản trị phải liên kết giữa các bộ
phận, giữa các cá nhân nhằm huy động và kết hợp các nguồn lực có sẵn của
doanh nghiệp lại với nhau để có thể thực hiện được các mục tiêu đề ra trong
quá trình hoạch định một cách hiệu quả. Vì thế, nhà quản trị phải cần các
thông tin khác nhau do nhiều bộ phận cung cấp, trong đó KTQT sẽ cung cấp
thơng tin chủ yếu liên quan đến kinh tế, tài chính. KTQT sẽ dự đốn nhiều
tình huống khác nhau của các phương án khác nhau để nhà quản trị xem xét
ra quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện cũng như điều hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh theo các mục tiêu chung.
Kiểm sốt là cơng việc kiểm tra sau khi triển khai thực hiện kế hoạch

download by :


10

nhằm điều chỉnh và đánh giá. Với chức năng kiểm soát và đánh giá của quản
trị, KTQT cung cấp các báo cáo hoạt động, xem xét giữa kết quả thực tế với
dự toán đặt ra và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết hoặc các cơ
hội cần khai thác. Thường trong quá trình này người ta sử dụng phương pháp
chi tiết, so sánh giữa kết quả thực hiện với các số liệu kế hoạch, dự đoán qua
đó xem xét sai lệch giữa kết quả đạt được do kế toán cung cấp theo các báo
cáo KTTC với dự toán đã lập để đánh giá thực hiện. Như vậy, có thể xem các
báo cáo KTQT là sự phản hồi trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp để
các nhà quản trị ra quyết định, xem lại các hoạch định kế hoạch... Do vậy để
KTQT giúp cho chức năng kiểm tra, đánh giá thì các thơng tin KTQT phải
được tổ chức dưới dạng so sánh được.
Ra quyết định là quá trình cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng với sự hỗ trợ
chủ yếu của thơng tin KTQT để phân tích các khả năng khi giải quyết một vấn
đề. Vì mỗi khả năng, mỗi phương án quyết định đều có những chi phí và lợi

ích riêng có thể đo lường được để các nhà quản trị sẽ lựa chọn khả năng nào
là tốt nhất. Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định địi hỏi nhà quản trị phải
có phương pháp lựa chọn hợp lý trong nhiều phương án đặt ra. Ra quyết định
tự thân nó khơng là một chức năng riêng biệt mà trong quá trình thực hiện các
chức năng quản lý khác đều đòi hỏi phải ra quyết định, do đó thơng tin KTQT
thường phục vụ chủ yếu cho quá trình này. Do vậy, mối quan hệ giữa KTQT
với các chức năng quản lý doanh nghiệp là cung cấp thơng tin KTQT để các
nhà quản trị có thể nhìn nhận được vấn đề gì đang xảy ra, những khả năng
tiềm tàng, những cơ hội sẵn có để có quyết định kinh doanh đúng đắn.
1.1.3. Yêu cầu của kế toán quản trị
a. Tính kịp thời, linh hoạt
Thơng tin của KTQT chủ yếu hướng đến tương lai. Nhiệm vụ của nhà
quản trị là lựa chọn các phương án kinh doanh và đưa ra các quyết định một

download by :


11

cách kịp thời để nắm bắt nhanh cơ hội kinh doanh, do đó thơng tin do KTQT
cung cấp thường mang tính linh hoạt, kịp thời và thích hợp với từng loại
quyết định, không tuân thủ theo những nguyên tắc kế tốn và khơng địi hỏi
độ chính xác tuyệt đối.
b. Phạm vi cung cấp thông tin và các loại báo cáo
Kế toán quản trị gắn liền với các bộ phận của doanh nghiệp, do đó
KTQT cung cấp các loại báo cáo tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của
nhà quản trị cho từng bộ phận trong doanh nghiệp mà không lệ thuộc vào các
quy định và chế độ báo cáo kế toán của Nhà nước.
c. Kỳ hạn lập báo cáo
Báo cáo của KTQT được lập một cách thường xuyên, liên tục vào bất

kỳ thời điểm nào tùy yêu cầu của nhà quản lý như: đột xuất, hàng ngày, hàng
tuần, hàng tháng, hàng năm…
d. Quan hệ với các ngành học khác
Kế toán quản trị mở rộng hơn so với hệ thống kế tốn truyền thống và
có mối quan hệ với nhiều ngành học khác như quản trị học, tài chính, thống
kê, khoa học quản lý, tổ chức quản lý doanh nghiệp,... Những nguồn gốc bên
ngoài này đã tạo cho KTQT có sự đa dạng của nhiều ngành học thuật, cũng
như có phương hướng áp dụng rõ rệt, là tiền đề để KTQT phát triển hơn về
nội dung cũng như hình thức, giúp nhà quản trị doanh nghiệp đáp ứng được
các nhu cầu thông tin cần thiết cho hoạt động quản trị doanh nghiệp.
e. Tính bắt buộc
Tính chất của họat động kinh doanh, phương thức tổ chức và trình độ
quản lý kinh doanh của từng bộ phận trong doanh nghiệp rất đa dạng và
phong phú, do đó báo cáo của KTQT phải được lập theo yêu cầu quản lý của
nhà quản trị trong từng doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho
việc ra quyết định. Vì vậy, KTQT khơng có tính bắt buộc.[8, tr.11-12]

download by :


12

1.1.4. Báo cáo kế toán quản trị
a. Khái niệm và bản chất của báo cáo kế toán quản trị
Báo cáo KTQT là nguồn thông tin cần thiết cho các nhà quản trị ở các
cấp độ khác nhau. Có thể nói, báo cáo KTQT là đầu ra của quá trình KTQT
trong doanh nghiệp. Báo cáo KTQT là những báo cáo phục vụ cho yêu cầu
quản trị và điều hành hoạt động SXKD của nhà quản lý doanh nghiệp.
Thông qua hệ thống báo cáo sẽ giúp các nhà quản trị có cơ sở để hoạch
định, kiểm soát, tổ chức thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra.

Do đặc điểm của KTQT là thông tin cung cấp hướng về tương lai, đi
vào từng chức năng và bộ phận hoạt động có tính linh hoạt và thích ứng nên
các báo cáo được thiết lập phải phù hợp với đặc điểm và quy mơ hoạt động,
trình độ và khả năng sử dụng thơng tin kế toán. Khi xây dựng hệ thống báo
cáo KTQT cần đảm bảo các mục tiêu:
· Xây dựng hệ thống báo cáo KTQT phải đảm bảo cung cấp thông tin
hữu ích nhất cho nhà quản lý. Muốn vậy báo cáo phải được thiết kế đơn giản,
dễ hiểu và phải phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp.
· Báo cáo KTQT được xây dựng phải thích hợp với mục tiêu hoạt
động cụ thể của từng doanh nghiệp. Mỗi loại hoạt động khác nhau thì mục
tiêu và cách thức đạt đến mục tiêu cũng không giống nhau. Điều này cho thấy
báo cáo KTQT được thiết kế phải phù hợp với từng loại hình hoạt động của
doanh nghiệp, và do đó khơng thể có một hệ thống báo cáo KTQT bắt buộc,
thống nhất cho các doanh nghiệp.
· Báo cáo KTQT được xây dựng phải phù hợp với phạm vi cung cấp
thông tin của KTQT, đồng thời đảm bảo phục vụ cho các chức năng quản lý
của nhà quản trị. Các chỉ tiêu trong báo cáo KTQT cần phải được thiết kế phù
hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự tốn và báo cáo tài chính nhưng có thể
thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.

download by :


13

Bản chất của báo cáo KTQT là hệ thống thông tin được soạn thảo và
trình bày theo yêu cầu quản trị, điều hành SXKD và ra quyết định của bản
thân từng doanh nghiệp, nên nó có tính linh hoạt, đa dạng và khơng phụ thuộc
vào những ngun tắc kế tốn. Điều cơ bản của báo cáo này là giúp cho nhà
quản lý thấy được những gì đã, đang và sẽ diễn ra trong hoạt động của doanh

nghiệp gắn liền với từng bộ phận, từng chức năng nhất định. [7, tr.228-229]
b. Mục đích của báo cáo KTQT
Các nhà quản trị doanh nghiệp đều vạch ra cho doanh nghiệp mình mục
tiêu và con đường để đi đến mục tiêu đó. Trong suốt quá trình điều hành hoạt
động đi đến mục tiêu, các nhà quản trị sẽ cần những thông tin phù hợp với
từng chức năng hoạt động và từng cấp quản lý. KTQT cung cấp thơng tin
phục vụ nội bộ, vì vậy mục đích của báo cáo KTQT doanh nghiệp phải gắn
liền với mục tiêu hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp và các chức năng
quản lý nội bộ của nhà quản lý. Có thể nói, mục đích của báo cáo KTQT là
nhằm cung cấp thơng tin hữu ích phục vụ cho việc hoạch định, kiểm soát và
ra quyết định của nhà quản lý ở nhiều cấp độ khác nhau trong sự phù hợp với
đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường hiện nay, mục
tiêu hầu hết của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu. Để
có thể tạo ra nguồn lợi nhuận cho chủ sở hữu của các doanh nghiệp, trước tiên
doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, từ đó mới có
thể bảo tồn nguồn vốn kinh doanh và thực hiện mục tiêu tối đa hóa thu nhập
cho vốn chủ sở hữu, đây là phạm vi hoạt động của KTQT. [6, tr. 11-12]
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN
LÝ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN ẢNH
HƯỞNG ĐẾN BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn thực chất là ngành cung cấp dịch vụ lưu trú cho

download by :


14

khách nghỉ trong một thời gian nhất định nhằm thỏa mãn nhiều nhu cầu khác
nhau như: lưu trú trong quá trình đi lại giao dịch làm ăn, lưu trú để tổ chức

hội nghị, hội thảo hay lưu trú để đi du lịch, tham quan, giải trí và nghỉ
dưỡng, v.v…
Với mục đích và đối tượng kinh doanh đặc thù, kinh doanh khách sạn
có những đặc điểm cơ bản như sau:
· Phụ thuộc theo thời gian và mùa vụ: Mặc dù các hoạt động kinh
doanh nói chung, doanh thu ít nhiều đều bị biến động tăng giảm theo mùa vụ
nhưng đối với hoạt động kinh doanh khách sạn thì mức độ ảnh hưởng theo
mùa vụ càng rõ nét hơn, ngay cả trong thời gian 1 ngày thì mức độ tập trung
của hoạt động kinh doanh cũng thay đổi khác nhau, vì phần lớn khách làm thủ
tục vào khách sạn tập trung từ khoảng 10h30 sáng đến khoảng 3h chiều và
khách làm thủ tục ra khách sạn tập trung từ 7h sáng đến 9h30 sáng. Đối với
hoạt động nhà hàng thì mức độ hoạt động tập trung vào các giờ ăn sáng từ
6h30 đến 8h30, ăn trưa từ 11h30 đến 1h30, và ăn tối từ 7h đến 8h tối. Còn lại
những giờ khác thì hoạt động tương đối nhàn rỗi. Ngồi ra, kinh doanh khách
sạn còn thay đổi mức độ hoạt động theo các ngày trong tuần và các tháng
trong năm. Bận rộn nhất tập trung vào những ngày cuối tuần và cao điểm nhất
là những tháng của mùa du lịch từ tháng 5 đến tháng 9. Mặt khác, mức độ tập
trung ngành kinh doanh khách sạn còn biến động theo các loại hình của kinh
doanh, chẳng hạn các khách sạn ở trung tâm thành phố phục vụ cho các
thương nhân thì khách tập trung vào những ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6,
ngược lại những khu nghỉ mát thì khách lại tập trung vào những ngày nghỉ
cuối tuần.
· Thời gian và quãng đường tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm kinh doanh
khách sạn có thời gian và quãng đường tiêu thụ rất ngắn. Trong hoạt động nhà
hàng từ giai đoạn mua thực phẩm, chế biến, cung cấp thức ăn, cuối cùng thu

download by :


15


tiền của khách là một quá trình diễn ra rất ngắn trong vòng 1 buổi hay 1 ngày
và trên cùng một địa điểm. Ngược lại, đối với ngành công nghiệp như công
nghệ sản xuất ô tô từ giai đoạn chế tạo lắp ráp đến khi tiêu thụ phải diễn ra vài
tháng và quãng đường tiêu thụ phải hàng ngàn cây số. Tóm lại, trong ngành
kinh doanh khách sạn q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra cùng
một địa điểm và trong khoảng thời gian rất ngắn tính bằng giờ thậm chí có thể
tính bằng phút. Vì vậy, hoạt động kinh doanh khách sạn có lượng hàng hóa
tồn kho rất thấp chiếm khoảng 5% trong tổng số tài sản, ngược lại trong các
ngành công nghiệp khác tỉ lệ này thông thường là 30%.
· Sử dụng số lượng và cường độ lao động tập trung cao: Một đặc điểm
quan trọng, khác nhau cơ bản giữa ngành kinh doanh khách sạn và các ngành
sản xuất khác là vấn đề sử dụng tập trung sức lao động. Trong ngành sản xuất
công nghiệp do sử dụng chuyên sâu các máy móc thiết bị hiện đại nên làm
giảm nhu cầu sử dụng lao động, ngược lại trong ngành kinh doanh khách sạn
thì mức độ sử dụng lao động tập trung cao cả về số lượng lẫn cường độ, chi
phí tiền lương chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng chi phí của khách sạn. Trong
những giờ, ngày hay tháng cao điểm mức độ tập trung lao động cả về số
lượng lẫn cường độ càng địi hỏi phải phân bố thích hợp để bảo đảm đáp ứng
được yêu cầu phục vụ chất lượng cao. Thông thường, tổng chi phí tiền lương
chiếm khoảng 20% trong tổng doanh thu của khách sạn. Như vậy kiểm sốt
chi phí tiền lương một cách hợp lý trong điều kiện vẫn đáp ứng được nhu cầu
và mong muốn chất lượng cao của khách hàng là nhân tố quyết định sự thành
công trong ngành kinh doanh khách sạn.
· Tỉ trọng giá trị tài sản cố định trên tổng tài sản rất cao: Một đặc
điểm nổi bật của ngành kinh doanh khách sạn là sự đầu tư lớn vào tài sản cố
định. Sản phẩm khách sạn gồm có phịng ngủ, nhà hàng và các tiện ích giải trí
khác cùng các trang thiết bị,… là những tài sản cố định có giá trị đầu tư lớn

download by :



×