Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

(luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN VĂN TIẾN

NGHIÊN CỨU SỰ KHÁC BIỆT VỀ
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG GIỮA CÁC
DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGỒI
VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƢỚC Ở
CÁC TỈNH MIỀN TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng – Năm 2016

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN VĂN TIẾN

NGHIÊN CỨU SỰ KHÁC BIỆT VỀ
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG GIỮA CÁC
DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGỒI
VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƢỚC Ở
CÁC TỈNH MIỀN TRUNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển


Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.NGUYỄN TRUNG KIÊN

Đà Nẵng – Năm 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tiến

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn ............................................................... 3
6. Tổng quan nghiên cứu............................................................................. 3
7. Bố cục đề tài ............................................................................................ 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ KHÁC BIỆT NĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG ................................................................................................... 10
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ................. 10
1.1.1. Khái niệm năng suất lao động......................................................... 10
1.1.2. Phân loại năng suất lao động .......................................................... 14
1.2. CÁC CHỈ TIÊU TÍNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ............................... 16
1.2.1. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng hiện vật ............................... 17
1.2.2. Chỉ tiêu năng suất lao động bằng giá trị ......................................... 18
1.2.3. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng thời gian lao động .............. 19
1.3. SỰ KHÁC BIỆT NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ........................................ 21
1.3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự khác biệt năng suất lao động giữa
các loại hình doanh nghiệp.............................................................................. 21
1.3.2. Bằng chứng thực tiễn về sự khác biệt năng suất lao động giữa
các loại hình doanh nghiệp.............................................................................. 30
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 36
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN MIỀN TRUNG VIỆT NAM ........................... 36

download by :


2.2. ĐẶC TRƢNG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU – MIỀN TRUNG ................................................................... 38
2.2.1. Về lao động trong các loại hình doanh nghiệp ............................... 38
2.2.2. Về vốn cố định trong các loại hình doanh nghiệp .......................... 41
2.2.3. Về doanh thu trong các loại hình doanh nghiệp ............................. 43
2.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ............................................................... 45

2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 45
2.3.2. Số liệu.............................................................................................. 47
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VỀ NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƢỚC VÀ CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGỒI Ở CÁC TỈNH
MIỀN TRUNG............................................................................................... 50
3.1. PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT BẰNG PHƢƠNG PHÁP THỐNG KÊ
MÔ TẢ ............................................................................................................ 50
3.2. PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT BẰNG MƠ HÌNH KINH TẾ LƢỢNG . 53
3.2.1. Mơ hình phân tích sự khác biệt năng suất lao động giữa các loại
hình doanh nghiệp ........................................................................................... 53
3.2.2. Đặc trƣngcác biến số của mơ hình .................................................. 56
3.2.3. Kết quả ƣớc lƣợng hồi quy ............................................................. 64
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......... 76
4.1. BÀN LUẬN KẾT QUẢ ........................................................................... 76
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................................... 77
4.2.1. Nâng cao trình độ khoa học, cơng nghệ trong doanh nghiệp ......... 77
4.2.2. Nâng cao chất lƣợng lao động ........................................................ 79
4.2.3. Nâng cao chất lƣợng và đổi mới biện pháp quản lý, điều hành
doanh nghiệp ................................................................................................... 80
4.2.4. Các chính sách thúc đẩy sự dịch chuyển lao động ......................... 81

download by :


4.2.5. Tạo lập môi trƣờng, điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động
thuận lợi ........................................................................................................... 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

Số lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo
2.1.

ở các tỉnh miền Trung phân theo loại hình doanh

39

nghiệp giai đoạn 2011 – 2014
Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến,
2.2.

chế tạo ở các tỉnh miền Trung phân theo loại hình

40

doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2014
Vốn cố định trong ngành công nghiệp chế biến. chế tạo

2.3.

ở các tỉnh miền Trung phân theo loại hình doanh

41

nghiệp giai đoạn 2011 - 2014
Cơ cấu vốn trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
2.4.

ở các tỉnh miền Trung phân theo loại hình doanh

43

nghiệp giai đoạn 2011 – 2014
Doanh thu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở
2.5.

các tỉnh miền Trung phân theo loại hình doanh nghiệp

43

giai đoạn 2011 - 2014
Chênh lệch về doanh thu trong ngành công nghiệp chế
2.6.

biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung của các doanh

45


nghiệp giai đoạn 2011 – 2014
Năng suất lao động của các doanh nghiệp ngành công
3.1.

nghiệp chế biến chế tạo ở các tỉnh miền Trung giai

50

đoạn 2011 – 2014
3.2.

Chênh lệch năng suất lao động giữa các loại hình
doanh nghiệp

download by :

52


Số hiệu

Tên bảng

bảng
3.3.

3.4.

3.5.


3.6.

3.7.
3.8.
3.9.

So sánh năng suất lao động giữa các loại hình doanh
nghiệp ở các tỉnh miền Trung
Tóm tắt một số đặc trƣng cơ bản về các biến của các
doanh nghiệp nhà nƣớc
Tóm tắt một số đặc trƣng cơ bản về các biến của các
doanh nghiệp tƣ nhân
Tóm tắt một số đặc trƣng cơ bản về các biến của các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi
Tóm tắt một số đặc trƣng cơ bản về các biến trong mơ
hình
Hệ số tƣơng quan giữa các biến số
Tóm tắt kết quả về sự chênh lệch năng suất lao động
giữa các loại hình doanh nghiệp

Trang

53

56

57

58


58
63
64

3.10.

Bảng giá trị t của các biến trong mô hình

65

3.11.

Bảng giá trị VIF của các biến trong mơ hình

66

3.12.

Tóm tắt kết quả về sự chênh lệch năng suất lao động
giữa các loại hình doanh nghiệp

69

3.13.

Bảng giá trị t của các biến trong mơ hình

70

3.14.


Bảng giá trị t của các biến trong mơ hình

71

3.15.

Bảng giá trị t của các biến trong mơ hình

71

3.16.
3.17.

Tóm tắt kết quả về sự chênh lệch năng suất lao động
giữa các loại hình doanh nghiệp
Bảng giá trị VIF của các biến trong mơ hình

download by :

72
74


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình


Trang

3.1.

Phân bố xác suất của biến lao động

59

3.2.

Phân bố xác xuất của biến vốn cố định

60

3.3.

Phân bố xác suất của biến giá trị sản lƣợng/1 đơn vị
lao động

60

3.4.

Phân bố xác xuất của Ln(L)

61

3.5.


Phân bố xác suất của Ln(K)

62

3.6.

hân bố xác xuất của biến Ln(Y)

62

download by :


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình sản xuất không ngừng biến
đổi, năng suất lao động ngày càng đƣợc nâng cao. Đặc biệt trong điều kiện
hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xu hƣớng quốc
tế hóa, tồn cầu hóa cùng với tính chất khốc liệt của cạnh tranh thì vấn đề
tăng năng suất lao động trở thành vấn đề sống còn của một doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam luôn tự hào là mình hoạt động trong thị
trƣờng có nhiều tiềm năng nhƣ: thị trƣờng rộng lớn, đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ,
hỗ trợ, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào, rẻ. Nhƣng khi các doanh nghiệp
trong nƣớc còn chƣa tận dụng đƣợc ƣu thế này thì các doanh nghiệp phải đối
mặt sự cạnh tranh khắc nghiệt, rất lớn từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài.Tuy
nhiên tại nƣớc ta, vấn đề năng suất lao động không đƣợc quan tâm đúng
mức, nhất là đối với các doanh nghiệp trong nƣớc, dẫn tới hiệu quả sản xuất
thấp. Năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nƣớc ở Việt Nam nói

chung và các tỉnh miền Trung nói riêng, đang là vấn đề thu hút sự chú ý của
dƣ luận, đặc biệt từ sau khi ILO công bố kết quả nghiên cứu năng suất lao
động của Việt Nam ở mức thấp so với các nƣớc trên thế giới và trong khu
vực châu Á – Thái Bình Dƣơng.Do u cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế đất nƣớc vào nền kinh tế thế giới. Hiện
nay các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc khuyến khích tăng năng suất lao
động. Việc tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp ở các tỉnh miền
Trung có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội loài ngƣời, nó
là động cơ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho vùng góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, là cơ sở quan trọng trong các quyết

download by :


2

định ở tầm vi mô và vĩ mô. Xuất phát từ thực tiễn đó, em quyết định chọn đề
tài “Nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi và doanh nghiệp trong nƣớc ở các tỉnh
Miền Trung”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động
giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các doanh nghiệp trong
nƣớc ở các tỉnh Miền Trung.
Mục tiêu cụ thể nghiên cứu cần hƣớng tới, gồm:
-Hệ thống cơ sở lý thuyết về năng suất lao động và phân tích các nhân tố
ảnh hƣởng đến sự khác biệt về năng suất lao động giữa các loại hình doanh
nghiệp;
-Phân tích thống kê mơ tả về năng suất lao động của các doanh nghiệp
trong nƣớc và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi ở các tỉnh Miền

Trung;
-Phân tích và kiểm định sự khác biệt về năng suất lao động giữa các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các doanh nghiệp trong nƣớc ở các
tỉnh Miền Trung;
-Đề xuất các hàm ý chính sách.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Năng suất lao động của các doanh nghiệp trong
nƣớc, năng suất lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và
sự khác biệt giữa năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nƣớc và các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu năng suất lao động trong
ngành công nghiệp chế biến chế tạo của các tỉnh Miền Trung. Luận án đi sâu

download by :


3

phân tích năng suất lao động của doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp
có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi của các tỉnh Miền Trung, 14 tỉnh, thành từ Thanh
Hóa đến Bình Thuận, số liệu từ điều tra doanh nghiệp của tổng cục Thống kê
4 năm 2011, 2012, 2013, 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu đặt ra, luận án sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau đây:
-Phƣơng pháp tổng hợp và so sánh, phân tích thống kê: để đánh giá thực
trạng năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nƣớc và các doanh nghiệp
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở các tỉnh Miền Trung.
-Phƣơng pháp thống kê mơ tả: thơng qua việc tính tốn năng suất lao
động giữa các loại hình doanh nghiệp rồi so sánh với nhau.

-Phƣơng pháp mơ hình hóa: thơng qua việc xây dựng các mơ hình định
lƣợng để ƣớc lƣợng và kiểm định đƣợc sự khác biệt về năng suất lao động của
các doanh nghiệp trong nƣớc và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
5. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn cung cấp cho những ai quan tâm đến vấn đề
năng suất lao động trong các doanh nghiệp một cách có hệ thống lý luận
tƣơng đối đầy đủ
Về mặt thực tế, đây là một trong những số ít nghiên cứu ở Việt Nam
lƣợng hóa đƣợc sự khác biệt năng suất lao động các doanh nghiệp trong
nƣớc và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, cung cấp một căn cứ
tham khảo cho việc hoạch định các chiến lƣợc nâng cao năng suất lao động
cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.
6. Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới, các nhà kinh tế từ lâu đã tranh luận về sự khác biệt về

download by :


4

năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên phải đến giữa
thập niên 1990, với sự trỗi dậy của kinh tế học tăng trƣởng và các nguồn số
liệu phong phú về các đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội của các quốc gia,
nhiều nghiên cứu thực nghiệp về sự khác biệt năng suất lao động giữa các
loại hình doanh nghiệp mới đƣợc thực hiện một cách có hệ thống. Kết quả
điều tra về mức độ chênh lệch của năng suất lao động giữa các loại hình
doanh nghiệp chỉ ra sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn.
Kết quả điều tra chỉ ra sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn về năng
suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp. Ví dụ cụ thể, trong ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo tại Malaisia (Ahmad & Binti, 2010; Oguchi,

Amdzah, Bakar, Zainal Abidin, & Shafii, 2002) và Thailand (Ramstetter,
2004, 2006) cho thấy sự khác biệt về năng suất lao động giữa các công ty đa
quốc gia (MNCs) và các công ty không phải công ty đa quốc gia là tƣơng đối
nhỏ và thƣờng là không đáng kể về mặt thống kê. Trong đó, tại Indonesia kết
quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về năng suất lao động là khá lớn và khá
đáng kể về mặt thống kê.
Tuy nhiên, sự khác biệt thƣờng trở nên không đáng kể về mặt thống kê
khi các nhà máy đƣợc phân theo ngành (cho thấy những sự khác biệt về độ
dốc của hàm sản xuất, Takii, 2006). Bằng chứng cho thấy tại Trung Quốc có
sự khác biệt đáng kể của cả nguồn vốn lẫn năng suất lao động khi tất cả các
công ty sản xuất đƣợc kết hợp (Jefferson & Su, 2006). Trong khi đó, một
nghiên cứu khác lại cho thấy rằng việc tiếp quản các doanh nghiệp nhà nƣớc
bởi các công ty đa quốc gia đã tạo ra năng suất lao động lớn hơn so với sự
tiếp quản bởi các doanh nghiệp tƣ nhân ở các nƣớc Đông Âu (Brown et al.,
2004, 2005).
Bằng chứng cho thấy sự khác biệt giữa các doanh nghiệp nhà nƣớc và

download by :


5

doanh nghiệp tƣ nhân là khá hạn chế và tập trung vào các nền kinh tế chuyển
đổi. Đối với Trung Quốc, kết quả của Jefferson và Su (2006) chỉ ra rằng vốn
và năng suất lao động của doanh nghiệp nhà nƣớc thấp hơn đáng kể so với
doanh nghiệp tƣ nhân hoặc các công ty đa quốc gia. Kết quả của Jefferson và
Su cũng chỉ ra rằng việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc làm tăng năng
suất lao động. Kết quả từ Brown, Earle và Telegdy (2004, 2005) cho rằng tƣ
nhân hóa dẫn đến tăng năng suất tƣơng đối lớn trong ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo ở Hungary và Romania, mức tăng lại tƣơng đối nhỏ ở Ukraine,

và giảm đáng kể tại Nga. Bằng chứng từ một mẫu của các doanh nghiệp
trong 25 nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu, CIS và Trung Á cũng cho thấy
mức độ cạnh tranh có một tác động quan trọng vào doanh thu của các doanh
nghiệp tƣ nhân (Carlin et al 2001). Cuộc khảo sát của Djankov và Murrell
(2002) củng cố thêm sự phát hiện này của các doanh nghiệp tƣ nhân ở các
nƣớc Đông Âu, nhƣng trong trƣờng hợp này lại không đúng với các nƣớc
CIS.
Nghiên cứu của Baines (1997); Park & Miller (1998); Hoffman &
Mehra (1999); Chapman & Al-Khawadeh (2002); Khan (2003) cho thấy,
việc cam kết của quản lý cấp cao là một yếu tố không thể thiểu trong các
chƣơng trình nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp. Khi đã cam
kết họ sẵn sàng có những hỗ trợ cần thiết trong việc đào tạo nguồn nhân lực,
cung cấp các nguồn lực đầy đủ để tạo điều kiện cho việc tổ chức sản xuất đạt
năng suất cao. Một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, cam kết của quản
lý cấp cao về năng suất có tác động trực tiếp đến việc đào tạo nguồn nhân
lực và tổ chức sản xuất (Politis, 2005; Steenhuis & Bruijin 2006). Các
nghiên cứu quan tâm đến các yếu tố về nguồn nhân lực cũng tìm thấy mối
quan hệ mật thiết giữa việc giáo dục và đào tạo nhân viên với năng suất của

download by :


6

doanh nghiệp (Chapman & Al-Khawadeh, 2002; Chen, Liaw & Lee, 2003;
Bhera, Narag & Singla, 2003; Appelbaum, 2005).
Song song với sự tăng mạnh về tiền lƣơng nói chung, chênh lệch về
lƣơng theo ngành, trình độ giáo dục, giới tính hoặc độ tuổi đã tăng đáng kể
tại các nền kinh tế mới cơng nghiệp hóa (NIEs), đặc biệt là Hàn Quốc và Đài
Loan (Okunishi 1997). Điều này là nhờ sự thành công trong phát triển nguồn

nhân lực và các chƣơng trình đào tạo nghề, giáo dục của NIEs. Những
chƣơng trình này đã đạt đƣợc hai mục tiêu. Thứ nhất, những chƣơng trình
này đã làm tăng nguồn cung lao động có thay nghề, tránh đƣợc bất bình đẳng
ngày càng tăng về tiền lƣơng do tình trạng khan hiếm lao động có tay nghề.
Thứ hai, những chƣơng trình này đã giúp nâng cao trình độ tay nghề của
công nhân, làm tăng năng suất lao động của họ so với nhân viên văn phòng.
Okunishi (1997) giải thích rằng các nền kinh tế mới cơng nghiệp hóa (NIEs)
đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các sản phẩm có chất lƣợng chứ khơng
phải là các sản phẩm giá rẻ, những cải thiện về năng suất lao động của công
nhân đã giúp thu hẹp chênh lệch về tiền lƣơng của lao động trong các loại
hình doanh nghiệp.
Đối với Việt Nam, Nguyen, Vu, Tran, và Nguyen (2006) cho thấy các
cơng ty đa quốc gia có doanh thu khá cao tính theo đầu nhân viên trong ba
ngành sản xuất (cơ khí và điện tử; dệt may, hàng may mặc, giày dép; và chế
biến thực phẩm) trong giai đoạn 2001 – 2003. Athukorala và Tien (2010) chỉ
ra rằng các công ty đa quốc gia có năng suất tƣơng đối cao so với các loại
hình cơng ty khác trong giai đoạn đoạn 2000 – 2005, nhƣng một lần nữa
(Ramstetter & Phan, 2008) cho thấy rằng có sự khác biệt thƣờng là không
đáng kể về năng suất giữa các công ty đa quốc gia và công ty tƣ nhân.
Một nghiên cứu đƣợc biết đến về việc cổ phần hóa các cơng ty ở Việt

download by :


7

Nam (Trƣờng, Lanjouw, & Lensink, 2006) cho thấy có sự cải tiến về năng
suất lao động trong các công ty. Mặt khác, Nguyễn (2004) nghiên cứu về
ngành dệt may và các công ty dệt may cho thấy doanh nghiệp nhà nƣớc là
hiệu quả hơn so với công ty tƣ nhân, nhƣng ít hiệu quả hơn so với các cơng

ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp này.
Nghiên cứu của McCarty (1999) và Brassard (2004) trong trƣờng hợp
tại Việt Nam cho thấy rằng các chính sách kinh tế quan trọng củng cố cho xu
hƣớng các công ty đa quốc gia là trả lƣơng cao hơn so với các doanh nghiệp
tƣ nhân nói riêng. Những chính sách quan trọng nhất trong vấn đề này chỉ ra
rằng các công ty đa quốc gia và doanh nghiệp nhà nƣớc thƣờng trả mức
lƣơng tối thiểu, cung cấp những vấn đề an sinh xã hội và các hình thức bồi
thƣờng khơng lƣơng khác là cao hơn so với các doanh nghiệp tƣ nhân. Hơn
nữa, các công ty đa quốc gia thƣờng đƣợc yêu cầu phải trả tiền bồi thƣờng
trên mỗi nhân viên là cao hơn so với các doanh nghiệp nhà nƣớc, các công ty
đa quốc gia có 100% vốn nƣớc ngồi thì phải trả nhiều hơn so với các công
ty liên doanh đa quốc gia. Tiền lƣơng của ngƣời lao động trong doanh
nghiệp nhà nƣớc đƣợc kiểm sốt phần lớn bởi nhà nƣớc và có xu hƣớng
đƣợc thiết lập dựa trên trình độ tay nghề của lao động trong thị trƣờng lao
động.
Ngoài việc đƣợc cho là hoạt động hiệu quả hơn so với các công ty
khơng phải đa quốc gia, thì các cơng ty đa quốc gia còn khẳng định sự ảnh
hƣởng của họ đến năng suất của các công ty không phải đa quốc gia thơng
qua một số kênh. Ví dụ, các cơng ty đa quốc gia thƣờng mua đầu vào từ các
nhà cung cấp địa phƣơng hoặc hợp đồng phụ dây chuyền sản xuất cho các
công ty địa phƣơng. Đặc biệt là tại các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam,
các cơ sở cung cấp tại địa phƣơng thƣờng là tƣơng đối yếu và các công ty đa

download by :


8

quốc gia phải chỉ cho các đối tác địa phƣơng bằng cách nào để đảm bảo chất
lƣợng thích hợp, tạo ra một công nghệ lan tỏa đến các công ty địa phƣơng

liên quan. Dịch chuyển lao động là con đƣờng thứ hai của tác động lan tỏa từ
các công ty đa quốc gia tới các công ty. Việc dịch chuyển lao động thƣờng là
khá cao ở các nền kinh tế đang phát triển, chẳng hạn nhƣ ở Đông Nam Á.
Các doanh nghiệp trong nƣớc có thể thu hút những tài năng từ các công ty đa
quốc gia để nâng cao năng suất.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng các nhà quản lý của các doanh nghiệp nhà
nƣớc có động cơ yếu hơn để theo đuổi lợi nhuận và hiệu quả so với các nhà
quản lý của các doanh nghiệp tƣ nhân, bao gồm cả các tập đồn đa quốc gia.
Do đó, các doanh nghiệp nhà nƣớc thƣờng đƣợc mong đợi sự tƣơng đối hiệu
quả so với các doanh nghiệp khác. Hơn nữa, Chính phủ thƣờng thành lập các
doanh nghiệp nhà nƣớc trong ngành cơng nghiệp cạnh tranh khơng hồn hảo,
hoặc ngành cơng nghiệp có tính ổn định cao, nơi thiếu cạnh tranh, còn yếu
áp lực để đạt đƣợc sự hiệu quả.Tuy nhiên, bằng chứng từ cuộc khảo sát các
ngành công nghiệp ở Việt Nam năm 1998 cho thấy các doanh nghiệp nhà
nƣớc nói chung có năng suất lao động và mức lƣơng cao hơn các doanh
nghiệp tƣ nhân địa phƣơng, nhƣng so với các tập đồn đa quốc gia thì lại
thấp hơn (Phan và Ramstetter 2004, pp. 390-391). Tuy nhiên bằng chứng này
lại xuất hiện nhiều mâu thuẫn với kỳ vọng rằng doanh nghiệp nhà nƣớc là
hoạt động tƣơng đối không hiệu quả và có nhiều lý do để dẫn đến hủy bỏ kết
luận của bằng chứng này. Đầu tiên, sự so sánh về năng suất lao động và bồi
thƣờng lao động không bị ảnh hƣởng bất kỳ nào khác về sự chênh lệch năng
suất hoặc tiền lƣơng. Thứ hai, năng suất lao động không bị ảnh hƣởng bởi
đặc điểm của các cơng ty cùng cấp. Kết quả tính tốn có thể bị đảo ngƣợc
bởi sự ảnh hƣởng của các yếu tố này.

download by :


9


Nhƣ vậy, những cơng trình trong nƣớc kể trên cịn có những hạn chế
sau:
-Các cơng trình khoa học trong nƣớc chủ yếu nghiên cứu định tính. Cần
có nghiên cứu tổng hợp cả định tính và định lƣợng về sự chênh lệch năng suất
lao động giữa các loại hình doanh nghiệp.
-Các cơng trình nghiên cứu chƣa nghiên cứu cho từng vùng, miền cụ thể.
7. Bố cục đề tài
Ngoài đặt vấn đề, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài
đƣợc chia thành 4 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự khác biệt năng suất lao động
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh
nghiệp trong nƣớc và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi ở các tỉnh
miền Trung
Chương 4: Bàn luận kết quả và hàm ý chính sách

download by :


10

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ KHÁC BIỆT
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
1.1.1. Khái niệm năng suất lao động
Năng suất là thƣớc đo mức độ hiệu quả do con ngƣời và các đơn vị sản
xuất (doanh nghiệp) chuyển đổi nguồn lực sản xuất (ví dụ nhƣ lao động và
vốn) để tạo ra sản phẩm là hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Trong số các

phƣơng pháp đo lƣờng năng suất nhƣ năng suất đa yếu tố hoặc năng suất
vốn, năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng trong phân tích kinh tế và
thống kê của một quốc gia.
Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử dụng lao động, đặc
trƣng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao
động sẻ sản xuất ra nó. Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan
trọng tác động tới sức cạnh tranh, đặc biệt, năng suất lao động lại phản ánh
yếu tố chất lƣợng ngƣời lao động – yếu tố cốt lõi của sự phát triển trong sự
cạnh tranh toàn cầu, sự phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri
thức hiện nay.
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu suất của lao
động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm hay lƣợng giá trị
tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay lƣợng thời gian lao động hao phí để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động thể hiện tính chất và
trình độ tiến bộ của một tổ chức, đơn vị sản xuất, hay của một phƣơng thức
sản xuất, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức cạnh tranh của
doanh nghiệp và của nền kinh tế.

download by :


11

Theo Các Mác thì năng suất lao động là “sức sản xuất của lao động cụ
thể có ích”. Năng suất lao động thể hiện kết quả hoạt động sản xuất có ích
của con ngƣời trong một đơn vị thời gian nhất định. Năng suất lao động phản
ánh hiệu quả sử dụng lao động sống trong một đơn vị thời gian lao động
hoặc bằng lƣợng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. [1]
Theo khái niệm cổ điển thì năng suất có nghĩa là năng suất lao động
hoặc hiệu suất sử dụng các nguồn lực. Vì khái niệm năng suất xuất hiện

trong một bối cảnh kinh tế cụ thể, nên trong giai đoạn đầu sản xuất công
nghiệp, yếu tố lao động là yếu tố đƣợc coi trọng nhất. Ở giai đoạn này, ngƣời
ta thƣờng hiểu năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động. Qua một thời kỳ
phát triển, các nguồn lực khác nhƣ vốn, năng lƣợng và nguyên vật liệu cũng
đƣợc xét đến trong khái niệm năng suất để phản ánh tầm quan trọng và đóng
góp của nó trong doanh nghiệp. Quan điểm này đã thúc đẩy việc phát triển
các kỹ thuật nhằm giảm bớt lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Năng
suất ở giai đoạn này có nghĩa là sản xuất “nhiều hơn” với “chi phí thấp
hơn”. Đây là thời điểm Adam Smith và Federick Taylor tập trung vào việc
phân chia lao động, xác định và tiêu chuẩn hóa các phƣơng pháp làm việc tốt
nhất để đạt đƣợc hiệu suất làm việc cao hơn. Tuy nhiên, quan điểm năng suất
nhƣ vậy mới chỉ dừng lại ở năng suất nguồn lực và đó chỉ là một khía cạnh
của năng suất.
Quan niệm truyền thống về năng suất chủ yếu là hƣớng vào đầu vào,
tập trung hƣớng vào các yếu tố đầu vào nhƣ lao động, vốn trong đó lao động
sống là yếu tố trung tâm. Vì vậy, ở nhiều nƣớc, nhiều khi ngƣời ta đồng nhất
năng suất với năng suất lao động.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong nhiều năm đã đƣa ra quan điểm
tiến bộ hơn về năng suất, đó là việc sử dụng có hiệu quả những nguồn lực:

download by :


12

vốn, đất đai, nguyên vật liệu, năng lƣợng, thông tin, và thời gian chứ khơng
chỉ bó hẹp trong yếu tố lao động. Nhƣng nếu chỉ dừng ở quan điểm nhƣ vậy
thì năng suất chỉ xét đến các yếu tố đầu vào mà chƣa đề cập đến giá trị đầu
ra. Mà đầu ra là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế nhƣ hiện nay.

Năng suất lao động do Ủy ban năng suất của Hội đồng năng suất châu
Âu đƣa ra: Năng suất lao động là một trạng thái tƣ duy. Nó là một thái độ
nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng
ngày hơm nay con ngƣời có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai
tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa nó địi hỏi những cố gắng khơng ngừng để
thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi,
luôn ứng dụng những lý thuyết và phƣơng pháp mới. Đó là sự tin tƣởng chắc
chắn trong quá trình tiến triển của con ngƣời.
Theo quan điểm tiếp cận mới thì định nghĩa năng suất theo đúng bản
chất đƣợc hiểu một cách hết sức đơn giản. Nó là mối quan hệ (tỷ số) giữa
đầu ra và đầu vào đƣợc sử dụng để hình thành đầu ra đó. Theo cách định
nghĩa này thì ngun tắc cơ bản của tăng năng suất là thực hiện phƣơng thức
để tối đa hoá đầu ra và giảm thiểu đầu vào. Thuật ngữ đầu vào, đầu ra đƣợc
diễn giải khác nhau theo sự thay đổi của môi trƣờng kinh tế – xã hội. Đầu ra
thƣờng đƣợc gọi với những cụm từ nhƣ tập hợp các kết quả. Đối với các
doanh nghiệp, đầu ra đƣợc tính bằng tổng giá trị sản xuất – kinh doanh, giá
trị gia tăng hoặc khối lƣợng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp vĩ mơ
thƣờng sử dụng Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) là đầu ra để tính năng
suất. Đầu vào trong khái niệm này đƣợc tính theo các yếu tố tham gia để sản
xuất ra đầu ra nhƣ lao động, nguyên vật liệu, vốn, thiết bị máy móc, năng
lƣợng, kỹ năng quản lý.

download by :


13

Nhƣ vậy, nói về năng suất, nhất thiết phải đề cập tới 2 khía cạnh, khía
cạnh đầu vào và đầu ra. Khía cạnh đầu vào thể hiện hiệu quả sử dụng các
nguồn lực. Khía cạnh đầu ra thể hiện giá trị sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên,

những cách tiếp cận mới gần đây nhấn mạnh hơn vào khía cạnh đầu ra của
năng suất để đáp ứng đƣợc với những thách thức của môi trƣờng cạnh tranh
và những mong đợi của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, năng suất đƣợc gắn chặt với các hoạt động
kinh tế. Nó đƣợc hiểu là làm sao để tạo ra nhiều đầu ra hơn với lƣợng đầu
vào hạn chế. Cải tiến năng suất cho phép tăng trƣởng kinh tế, nâng cao mức
sống cho xã hội. Đối với các doanh nghiệp, nó làm cho khả năng cạnh tranh
đƣợc tăng lên thông qua việc sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và tạo ra nhiều
đầu ra hơn. Cải tiến năng suất cịn có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân trong xã
hội với cách hiểu tạo ra nhiều của cải hơn, thu nhập cao hơn và chất lƣợng
cuộc sống đƣợc cải thiện tốt hơn.
Năng suất cịn đƣợc hiểu là một tƣ duy hƣớng tới thói quen cải tiến và
vận dụng những cách thức biến mong muốn thành các hành động cụ thể.
Theo cách tiếp cận này, năng suất là không ngừng cải tiến để vƣơn tới sự tốt
đẹp hơn. Ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn
ngày hôm nay. Điều này có thể thực hiện đƣợc nhờ vào các nỗ lực cá nhân
và tập thể không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỷ luật, các hoạt động
phát huy tinh thần sáng tạo cũng nhƣ việc quản lý công việc tốt hơn, phƣơng
pháp làm việc tốt hơn, giảm thiểu chi phí, giao hàng đúng hạn, hệ thống và
cơng nghệ tốt hơn để đạt đƣợc sản phẩm và dịch vụ chất lƣợng cao, thị phần
lớn hơn và mức sống cao hơn.
Nhƣ vậy, với quan niệm truyền thống, năng suất lao động chỉ thuần túy
thể hiện mối tƣơng quan giữa “đầu ra” và “đầu vào”. Nếu đầu ra lớn hơn đạt

download by :


14

đƣợc từ một đầu vào thì có thể nói năng suất lao động cao hơn. Quan niệm

truyền thống đề cập về mặt tĩnh và chủ yếu nhấn mạnh về mặt số lƣợng. Cịn
theo quan niệm mới thì năng suất lao động đƣợc hiểu rộng hơn, đó là tăng số
lƣợng sản xuất đồng thời với tăng chất lƣợng đầu ra. Điều này có nghĩa là sử
dụng một lƣợng lao động để sản xuất một khối lƣợng lớn mà còn phụ thuộc
rất lớn vào chất lƣợng, đặc điểm của đầu ra và tính hiệu quả trong sản xuất.
Trong thời kỳ đầu của sự phát triển, khi nền kinh tế còn thấp kém, năng suất
và chất lƣợng đƣợc xem trong mối quan hệ trao đổi bù trừ, để có chất lƣợng
ngƣời ta phải hy sinh chất lƣợng. Nhƣng ngày nay, năng suất và chất lƣợng
đã trở thành đồng hƣớng thống nhất với nhau. Năng suất lao động cao phải
tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có các đặc tính kinh tế kỹ thuật và chức
năng sử dụng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và những đòi hỏi của xã hội,
bảo vệ mơi trƣờng, sử dụng tiết kiệm nguồn tài ngun, ít gây ơ nhiễm và
khơng lãng phí trong q trình sản xuất.
Từ những quan niệm trên, ta có thể chỉ ra rằng: Năng suất lao động là
hiệu quả sản xuất của lao động có ích trong một đơn vị thời gian. Tăng năng
suất lao động không chỉ đơn thuần là chỉ tiêu phản ánh lƣợng sản phẩm sản
xuất ra mà nó phải chỉ ra đƣợc mối quan hệ giữa năng suất – chất lƣợng –
cuộc sống – việc làm và sự phát triển bền vững.
1.1.2. Phân loại năng suất lao động
Năng suất lao động có thể đƣợc chia theo nhiều tiêu thức khác nhau,
thông thƣờng ngƣời ta chia ra làm hai loại là: năng suất lao động cá nhân và
năng suất lao động xã hội.
a. Năng suất lao động cá nhân
Năng suất lao động cá nhân là sức sản xuất của cá nhân ngƣời lao động,
đƣợc đo bằng tỷ số giữa khối lƣợng cơng việc hồn thành hoặc số lƣợng sản

download by :


15


phẩm với thời gian lao động hao phí để sản xuất ra số sản phẩm đó. Năng
suất lao động cá nhân có vai trị rất lơn trong q trình sản xuất. Nó thƣờng
đƣợc biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Việc tăng hay giảm năng
suất lao động cá nhân phần lớn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Tăng năng suất lao động cá nhân có nghĩa là giảm chi phí lao
động sống dẫn đến làm giảm giá trị cho một đơn vị sản phẩm, giá thành sản
phẩm giảm, tăng lợi nhuận của công ty
b. Năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động xã hội là mức năng suất chung của một nhóm ngƣời
hoặc của tất cả cá nhân trong xã hội. Vì vậy có thể khẳng định năng suất lao
động xã hội là chỉ tiêu hoàn hảo nhất giúp chúng ta đánh giá chính xác thực
trạng cơng việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ phạm vi
toàn xã hội. Trong điều kiện hiện nay, năng suất lao động xã hội ở phạm vi
vĩ mô đƣợc hiểu nhƣ năng suất lao động của quốc gia, phản ánh tổng giá trị
sản xuất trên một ngƣời lao động cụ thể. Nó là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá
sức mạnh kinh tế của một nƣớc và so sánh giữa các nƣớc.
Năng suất lao động xã hội tăng lên khi và chỉ khi cả chi phí lao động và
lao động quá khứ cùng giảm, tức là đã có sự tăng lên của năng suất lao động
cá nhân và tiết kiệm vật tƣ, nguyên liệu trong sản xuất.
c. Mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao
động xã hội
Năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Tăng năng suất cá nhân dẫn đến tăng năng suất xã hội
và tăng năng suất xã hội là biểu hiện của tăng năng suất cá nhân.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nói tăng năng suất lao động
cá nhân dẫn đến tăng năng suất lao động xã hội vì việc hạ thấp chi phí lao

download by :



16

động sống nêu rõ đặc điểm tăng năng suất lao động cá nhân. Hạ thấp chi phí
cả lao động sống và lao động quá khứ, nêu rõ đặc điểm tăng năng suất lao
động xã hội, trong điều kiện làm việc với các công cụ hiện đại, không thể
tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào sáng tạo ra cơng cụ
hiện đại đó. Mặt khác, trong quản lý kinh tế, nêu chỉ chú trọng đơn thuần tính
theo chỉ tiêu năng suất lao động cá nhân (tiết kiệm lao động sống) sẽ diễn ra
hiện tƣợng coi nhẹ tiết kiệm vật tƣ, coi nhẹ chất lƣợng sản phẩm. Thực tế cho
biết có nhiều trƣờng hợp, năng suất lao động của một số cá nhân nào đó tăng
nhƣng năng suất lao động của tồn phân xƣởng, tồn doanh nghiệp khơng
tăng, thậm chí giảm. Nhƣ vậy, đã có sự thay đổi giữa lao động sống và lao
động quá khứ: lao động sống càng có năng suất cao hơn thì địi hỏi sự kết hợp
với nhiều lao động vật hóa hơn.
Khi nói về mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất
lao động xã hội, Các Mác viết: “Giá trị hàng hóa đƣợc quy định bởi tổng số
thời gian lao động, lao động quá khứ và lao động sống đã nhập vào hàng hóa
đấy. Năng suất lao động tăng lên biểu hiện ở chỗ, phần lao động sống giảm
bớt, cịn phần lao động q khứ thì tăng lên, nhƣng tăng lên nhƣ thế nào để
cho tổng số lao động chứa đựng trong hàng hóa ấy lại giảm đi; nói cách khác
lao động sống giảm nhiều hơn là lao động quá khứ tăng lên”
Tóm lại, để năng suất lao động xã hội tăng lên thì năng suất lao động cá
nhân phải tăng lên và tiết kiệm lao động sống giảm nhanh hơn sự tăng lên
của lao động quá khứ.
1.2. CÁC CHỈ TIÊU TÍNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Việc lựa chon đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo các chỉ tiêu tính năng
suất lao động khác nhau, do đó, có nhiều loại chỉ tiêu để tính năng suất lao
động. Lựa chọn chỉ tiêu nào phụ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp.


download by :


×