Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

(luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về quản lý rủi ro của các công ty thuộc ngành tài chính niêm yết ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VÕ HOÀNG TÙNG

NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ
QUẢN LÝ RỦI RO CỦA CÁC CƠNG TY THUỘC
NGÀNH TÀI CHÍNH NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2018

download by :


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VÕ HOÀNG TÙNG

NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ
QUẢN LÝ RỦI RO CỦA CÁC CƠNG TY THUỘC
NGÀNH TÀI CHÍNH NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Cƣờng

Đà Nẵng - Năm 2018



download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Võ Hoàng Tùng

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Bố cục đề tài ............................................................................................ 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO..................................... 10
1.1. CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO ................................. 10
1.1.1. Công bố thông tin ........................................................................... 10
1.1.2. Yêu cầu về công bố thông tin ......................................................... 11
1.1.3. Quản lý rủi ro .................................................................................. 13
1.1.4. Công bố thông tin về quản lý rủi ro ................................................ 14

1.2. YÊU CẦU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO ........ 14
1.3. ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI
RO ................................................................................................................... 15
1.3.1. Đo lƣờng bằng thang đo không trọng số ........................................ 15
1.3.2. Đo lƣờng bằng thang đo có trọng số............................................... 15
1.4. LÝ THUYẾT KHUNG VỀ CƠNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ
RỦI RO ........................................................................................................... 15
1.4.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) .............................................. 16
1.4.2. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory) ........................................... 17
1.4.3. Lý thuyết chính trị (Political Theory) ........................................... 17
1.4.4. Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary Cost Theory) ...................... 18
1.4.5. Lý thuyết kinh tế thông tin (Information Economics Theory) ....... 19
1.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO ................ 19

download by :


1.5.1. Quy mô DN ..................................................................................... 20
1.5.2. Tỷ suất nợ........................................................................................ 21
1.5.3. Khả năng sinh lời ............................................................................ 21
1.5.4. Khả năng thanh toán ....................................................................... 22
1.5.5. Chủ thể kiểm toán ........................................................................... 23
1.5.6. Đặc điểm hội đồng quản trị ............................................................ 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 25
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................... 26
2.1. THỰC TRẠNG NGÀNH TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM ....................... 26
2.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 28
2.3. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................ 28
2.3.1. Quy mô doanh nghiệp ..................................................................... 28

2.3.2. Tỷ lệ nợ ........................................................................................... 29
2.3.3. Khả năng sinh lời ............................................................................ 30
2.3.4. Khả năng thanh toán ....................................................................... 30
2.3.5. Chủ thể kiểm toán ........................................................................... 31
2.3.6. Mức độ độc lập của thành viên hội đồng quản trị .......................... 31
2.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 32
2.4.1. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................ 32
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 35
2.4.3. Đo lƣờng biến phụ thuộc ................................................................ 35
2.4.4. Đo lƣờng biến độc lập..................................................................... 41
2.5. MẪU NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU .................................. 42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 43
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 44
3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH NIÊM YẾT Ở VIỆT
NAM................................................................................................................ 44
3.1.1. Thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin về quản lý rủi ro ............ 44

download by :


3.1.2. Đánh giá mức độ công bố thông tin về quản lý rủi ro .................... 47
3.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG
TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO .......................................................................... 47
3.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập .................................................... 47
3.2.2. Phân tích mối tƣơng quan giữa các biến trong mơ hình ................. 49
3.2.3. Kiểm định phân phối chuẩn ............................................................ 50
3.2.4. Phân tích mơ hình hồi quy .............................................................. 51
3.2.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu .......................................................... 68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 72

CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ............................ 73
4.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO Ở VIỆT NAM ................................... 73
4.1.1. Về tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành... 74
4.1.2. Về khả năng thanh toán .................................................................. 75
4.1.3. Về quy mô doanh nghiệp ................................................................ 76
4.1.4. Các kiến nghị khác .......................................................................... 77
4.2. KẾT LUẬN .............................................................................................. 81
4.2.1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................. 81
4.2.2. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................. 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

download by :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

BGĐ

Ban giám đốc

CBTT

Cơng bố thơng tin


CTCK

Cơng ty chứng khốn

DN

Doanh nghiệp

FEM

Mơ hình tác động cố định

HĐQT

Hội đồng quản trị

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Pooled OLS

Hồi quy kết hợp tất cả các quan sát

REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

QLRR


Quản lý rủi ro

SGDCK

Sàn giao dịch chứng khốn

TTCK

Thị trƣờng chứng khốn

VAMC

Cơng ty quản lý tài sản

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.
2.2.
2.3.

Bảng đo lƣờng mức độ công bố thông tin bắt buộc về
quản lý rủi ro

Bảng đo lƣờng mức độ công bố thông tin tùy ý về quản lý
rủi ro
Bảng đo lƣờng các biến độc lập trong mơ hình

Trang
36
38
41

Bảng thống kê mơ tả biến chỉ số công bố thông tin về
3.1.

quản lý rủi ro của các doanh nghiệp ngành tài chính niêm

44

yết ở Việt Nam qua 3 năm
Bảng thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin về quản lý
3.2.

rủi ro của các doanh nghiệp ngành tài chính niêm yết trên

45

SGDCK Hà Nội và SGDCK thành phố Hồ Chí Minh
3.3.
3.4.

Bảng thống kê mơ tả các biến độc lập trên BCTC 3 năm
2014, 2015 và 2016

Bảng phân tích tƣơng quan giữa các biến độc lập trong mơ
hình

48
49

3.5.

Bảng kiểm định đa cộng tuyến

50

3.6.

Bảng kết quả hồi quy mơ hình Pooled OLS phƣơng trình 1

52

3.7.

Bảng kết quả hồi quy mơ hình Pooled OLS phƣơng trình 2

54

3.8.

Bảng kết quả hồi quy mơ hình FEM phƣơng trình 1

56


3.9.

Bảng kết quả hồi quy mơ hình FEM phƣơng trình 2

58

3.10.

Bảng kết quả hồi quy mơ hình REM phƣơng trình 1

60

3.11.

Bảng kết quả hồi quy mơ hình REM phƣơng trình 2

62

3.12.

Bảng kết quả hồi quy mơ hình REM tối ƣu phƣơng trình 1

66

3.13.

Bảng kết quả hồi quy mơ hình REM tối ƣu phƣơng trình 2

67


download by :


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, các DN Việt Nam phải thƣờng
xuyên đối mặt với rủi ro ngày càng đa dạng và phức tạp. Nếu rủi ro xảy ra
đồng nghĩa với DN phải chịu tổn thất về giá trị hoặc mục tiêu đặt ra của họ bị
ảnh hƣởng. Bên cạnh đó, khi mà mục tiêu của DN là lợi nhuận thì cơng tác
QLRR có vai trị đặc biệt quan trọng, vì nó giúp giữ đƣợc những đồng tiền mà
cơng ty kiếm đƣợc. Rủi ro là điều tất yếu của hoạt động kinh doanh, lợi nhuận
cao luôn song hành với rủi ro lớn. Vì thế, đƣơng đầu và QLRR là phần không
thể thiếu của bất kỳ DN nào nếu muốn tạo ra lợi nhuận. Do đó, việc QLRR
trong DN là một vấn đề quan trọng mà DN cần phải chú trọng quan tâm hàng
đầu.
Tồn cầu hóa cũng đã đặt ra một thách thức đối với lĩnh vực QLRR
trong ngành tài chính. Do các DN nói chung và ngành tài chính nói riêng ln
mong muốn gia tăng về quy mơ vì vậy rủi ro cũng gia tăng tỷ lệ thuận với quy
mô. Ngồi ra, các tổ chức tài chính đang phải đối mặt với nguy cơ gia tăng rủi
ro vì họ đang chấp nhận đầu tƣ vào các dự án có mức rủi ro cao hơn. Chẳng
hạn việc các ngân hàng đang mở rộng tín dụng cho ngƣời có thu nhập thấp,
ngƣời có thu nhập khơng đáng tin cậy cũng là minh chứng cho thực trạng này.
Việc đa dạng hóa sản phẩm nhƣ vậy có thể tác động tích cực đến lợi nhuận
nhƣng nó lại mang lại rủi ro lớn trong tƣơng lai. Ở nƣớc ta, theo đánh giá của
Moody's1 năm 2017 thì rủi ro của ngành ngân hàng Việt đƣợc coi là nghiêm
trọng nhất trong số các quốc gia đƣợc tổ chức này xếp hạng ở khu vực Châu
Á Thái Bình Dƣơng (Quỳnh Nhƣ, 2017). Trong bối cảnh này, các nhà đầu tƣ,


1

Moody's Investors Service: Tổ chức xếp hạng thống kê quốc gia (NRSNO)

download by :


2

cổ đơng và các bên có liên quan có quyền và mong muốn đƣợc biết tất cả các
thông tin về rủi ro và QLRR của DN từ đó đƣa ra các quyết định có liên quan.
Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại thì các nghiên cứu liên quan đến
QLRR và CBTT về QLRR chủ yếu là của các tác giả ngoài nƣớc, và tập trung
chủ yếu ở các nƣớc phát triển. Phần lớn các nghiên cứu này tập trung nghiên
cứu các đối tƣợng là các cơng ty thuộc nhóm ngành phi tài chính niêm yết.
Hiện nay, tại Việt Nam các nghiên cứu về CBTT về QLRR của các Công ty
thuộc ngành tài chính vẫn cịn hạn chế.
Với các lí do trên, đề tài nghiên cứu của luận văn đƣợc chọn là: “Nghiên
cứu công bố thông tin về quản lý rủi ro của các Cơng ty thuộc ngành tài
chính niêm yết ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
− Đánh giá thực trạng việc CBTT về QLRR của các DN thuộc nhóm
ngành tài chính niêm yết ở Việt Nam thơng qua đo lƣờng mức độ CBTT về
QLRR.
− Nhận diện và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc
CBTT về QLRR.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ tiến hành đo lƣờng mức độ CBTT về QLRR trên báo cáo
tài chính (đã kiểm tốn) hoặc báo cáo tài chính hợp nhất (đã kiểm tốn) cho
năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014, 31/12/2015 và 31/12/2016 của tất cả

các cơng ty thuộc ngành tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Số lƣợng mẫu: 38 công ty trong 3 năm tƣơng ứng với 114 quan sát
(BCTC).

download by :


3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã vận dụng phƣơng pháp phân tích nội dung để đo lƣờng mức
độ CBTT về QLRR và phƣơng pháp phân tích hồi quy để xác định ảnh hƣởng
của các nhân tố đến mức độ CBTT về QLRR:
- Trên cơ sở thang đo mức độ CBTT về QLRR đã đƣợc xây dựng trên
căn cứ vào các quy định về CBTT về QLRR có liên quan, luận văn đã đo
lƣờng mức độ CBTT về QLRR trên BCTC năm 2014, 2015 và 2016 của các
DN thuộc ngành tài chính niêm yết ở Việt Nam.
- Ảnh hƣởng của các nhân tố đến mức độ CBTT về QLRR đƣợc kiểm
chứng thơng qua phân tích hồi quy bằng các phƣơng pháp phân tích hồi quy:
Pooled Ordinary List Squares, Fix Effect Model và Random Effect Model.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
các từ viết tắt, danh mục các hình, các bảng và phụ lục, nội dung chính của
luận văn gồm 4 Chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về CBTT về QLRR
Chƣơng 2. Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4. Hàm ý chính sách và kết luận
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Oliveira, Rodrigues và Craig (2001) đã thực hiện một nghiên cứu thăm
dò về CBTT rủi ro trong báo cáo hàng năm của các tổ chức tín dụng tại Bồ
Đào Nha. Nghiên cứu này đánh giá các hoạt động báo cáo rủi ro của 190 tổ
chức tín dụng ở Bồ Đào Nha dựa trên phân tích nội dung của từng báo cáo
thƣờng niên. Ngồi ra, các tác giả cịn đánh giá mức độ thay đổi về công bố
rủi ro trƣớc và sau khi áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) số
7 và Basel II. Kết quả cho thấy rằng việc áp dụng IFRS đã làm tăng số lƣợng

download by :


4

thông tin liên quan đến rủi ro đƣợc công bố so với u cầu của chính sách Kế
tốn ban đầu của Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, vị trí của các thông tin công bố
không đồng nhất. Các ngân hàng thƣơng mại thƣờng báo cáo về rủi ro trong
các phần cụ thể của báo cáo hàng năm. Ngƣợc lại, các công ty tài chính đã
cho thấy mức độ báo cáo thấp hơn và thông tin đƣợc phân tán trong suốt Báo
cáo thƣờng niên, làm giảm khả năng hiểu đƣợc. Tuy nhiên, khoảng trống của
nghiên cứu này là khơng phân tích chun sâu về chất lƣợng công bố; Khả
năng cung cấp thông tin về rủi ro có thể đƣợc báo cáo qua các phƣơng tiện
truyền thơng khác ngồi báo cáo thƣờng niên (chẳng hạn nhƣ báo cáo giữa
niên độ, thông cáo báo chí, các trang web, các cuộc họp chuyên gia phân tích
hoặc bản cáo bạch) và các dữ liệu dùng để phân tích đƣợc cơng bố trƣớc ngày
vận dụng IFRS 7 và Basel II.
Lajili và Zeghal (2005) đã nghiên cứu CBTT về rủi ro và thông tin vè
QLRR trong báo cáo hàng năm của công ty Canada trong năm 1999 để cung
cấp những hiểu biết sâu sắc về môi trƣờng CBTT rủi ro hiện tại, đặc tính của
nó và tính hữu ích của các thông tin đƣợc công bố cho các bên liên quan của
công ty. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích nội dung CBTT về rủi

ro và về QLRR trên báo cáo thƣờng niên của 300 cơng ty tại Canada. Họ đã
tiến hành phân tích mức độ và tính chất của các thơng tin liên quan đến rủi ro,
cũng nhƣ khối lƣợng (số từ, số câu) và vị trí của các thơng tin đó (trên thuyết
minh báo cáo tài chính hay trên phần thảo luận và phân tích quản lý). Kết quả
thu đƣợc của nghiên cứu là: Các loại rủi ro đƣợc trích dẫn thƣờng xuyên nhất
là rủi ro tài chính, rủi ro hàng hóa và thị trƣờng (rủi ro kinh doanh); Các thông
tin rủi ro do công ty Canada công bố gần nhƣ đảm bảo về bản chất và chất
lƣợng và đƣợc trình bày trong các thuyết minh báo cáo tài chính và trong
phần Thảo luận và Phân tích Quản lý theo các quy định về công bố rủi ro của
Canada; Mức độ công bố rủi ro cao thể hiện ở cả việc CBTT về QLRR bắt

download by :


5

buộc và tự nguyện. Các tác giả kết luận rằng có thể cơng bố nhiều hơn nữa và
tồn diện rủi ro trong tƣơng lai nhằm giảm bớt những thông tin bất đối xứng
giữa nhà quản lý và các bên liên quan. Tuy nhiên, khoảng trống của nghiên
cứu này là nghiên cứu chỉ chủ yếu nhấn mạnh nghiên cứu về các loại rủi ro
phi tài chính nhƣ rủi ro về kinh doanh và hoạt động, rủi ro về chính sách và
rủi ro mơi trƣờng, vì họ cho rằng rủi ro tổng thể của một cơng ty có thể đƣợc
suy ra từ rủi ro hoạt động phi tài chính.
Tƣơng tự, Linsley và Shrives (2006) đã nghiên cứu về CBTT về rủi ro
trong báo cáo thƣờng niên của các công ty ở Anh. Nghiên cứu này khảo sát
CBTT rủi ro của 79 báo cáo thƣờng niên của cơng ty phi tài chính ở Anh vào
năm 2000 bằng cách sử dụng phƣơng pháp phân tích nội dung. Nghiên cứu
tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ CBTT về rủi ro (phi tài
chính và tài chính) với quy mơ cơng ty, và mối quan hệ ngƣợc chiều giữa số
lƣợng CBTT với mức độ rủi ro về môi trƣờng của công ty. Tuy nhiên, nghiên

cứu mới chỉ khảo sát trên báo cáo thƣờng niên của các cơng ty phi tài chính
và các nhân tố đƣợc đƣa vào vẫn còn hạn chế.
Amran, Bin và Hassan (2009) nghiên cứu CBTT về QLRR trong báo cáo
thƣờng niên của Malaysia. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá mức
độ của việc CBTT rủi ro trên Báo cáo thƣờng niên của các công ty Malaysia
bằng cách tập trung vào phần phi tài chính của các Báo cáo. Phƣơng pháp
đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích nội dung. Tổng cộng 100 báo
cáo thƣờng niên của các cơng ty niêm yết đã đƣợc phân tích để đánh giá mức
độ CBTT về rủi ro và kiểm tra mối quan hệ của nó với đặc thù của cơng ty và
chiến lƣợc đa dạng hóa. Ngồi ra, lý thuyết các bên liên quan đã đƣợc sử
dụng để giải thích mối liên hệ giữa các biến. Nghiên cứu đã phát hiện ra quy
mơ cơng ty có ảnh hƣởng và đã đƣợc chứng minh bằng các kết quả hồi quy.
Kết quả này phù hợp với dự đoán của các tác giả và nó đƣợc giải thích từ lý

download by :


6

thuyết các bên liên quan. Cụ thể, khi công ty phát triển về quy mơ, nó sẽ thu
hút nhiều bên liên quan quan tâm hơn đến các vấn đề của cơng ty, từ đó u
cầu CBTT về QLRR cũng tăng lên. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ khảo sát
ban đầu về CBTT về QLRR thực tế tại Malaysia, vì vậy chỉ một vài biến đƣợc
sử dụng trong nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu này sử dụng lại danh mục
đánh giá của Linsley và Shrives (2006).
Elzahar và Hussainey (2012) nghiên cứu các yếu tố quyết định của việc
CBTT về rủi ro trong các báo cáo giữa niên độ ở Anh. Nghiên cứu này cũng
sử dụng phân tích nội dung để đo lƣờng mức độ CBTT rủi ro trên các báo cáo
giữa niên độ (từ ngày 1 tháng 6 năm 2009 đến ngày 31 tháng 5 năm 2010) của
các công ty phi tài chính ở Anh. Ngồi ra, nghiên cứu cũng sử dụng phân tích

hồi quy bình phƣơng nhỏ nhất để kiểm tra tác động của các đặc tính cụ thể và
các cơ chế quản trị DN đối với CBTT rủi ro. Kết quả ghi nhận đƣợc rằng các
công ty lớn công bố nhiều thông tin rủi ro hơn trong các báo cáo giữa niên độ.
Bên cạnh đó, kết quả chứng tỏ đƣợc rằng các cơng ty thuộc ngành cơng
nghiệp có mức độ CBTT rủi ro trong báo cáo giữa niên độ cao hơn. Tuy
nhiên, các đặc điểm cụ thể khác của cơng ty (nhƣ tính thanh khoản, khả năng
chi trả, …) và các cơ chế quản trị DN lại khơng có tác động không đáng kể
đến CBTT rủi ro của công ty. Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu trên báo cáo
giữa niên độ ở Anh và các nhân tố ảnh hƣởng đƣa vào nghiên cứu vẫn còn
hạn chế.
Ismail và Rahman (2013) nghiên cứu CBTT về QLRR của các công ty
niêm yết tại Malaysia. Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra mức độ
CBTT về QLRR trong số 150 công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn
Malaysia có giá trị vốn hóa cao nhất tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các tác giả đã loại bỏ các cơng ty trong
ngành tài chính nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, tín dụng, quỹ và chứng khoán khỏi

download by :


7

mẫu do tính chất kinh doanh. Phƣơng pháp đánh giá đƣợc sử dụng là đánh giá
theo thang điểm gồm 2 phần: thông tin bắt buộc và thông tin tự nguyện. Kết
quả cho thấy công tác QLRR tƣơng đối thấp bất kể tầm quan trọng của thông
tin này. Các tác giả kết luận rằng các cơ quan quản lý phải thực hiện thêm các
biện pháp để đảm bảo CBTT ra công chúng nhiều hơn. Khoảng trống của
nghiên cứu này là chỉ nghiên cứu với các cơng ty phi tài chính niêm yết ở
Malaysia.
Kolmatsui, Legenzova và Seilius (2016) đã đánh giá rủi ro và thông tin

QLRR của các công ty niêm yết tại Nasdaq OMX Baltic và Euronext
Brussels. Mục đích chính của nghiên cứu này là đánh giá sự khác biệt giữa
CBTT rủi ro và QLRR giữa các công ty niêm yết tại Nasdaq OMX Baltic và
Euronext Brussels và xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến những khác biệt đó.
Các tác giả đã sử dụng kết hợp phƣơng pháp định tính và định lƣợng bằng
cách phân tích nội dung, cũng nhƣ các phân tích hồi quy. Kết quả cho thấy
các cơng ty niêm yết tại Euronext Brussels công bố nhiều thông tin về QLRR
và rủi ro hơn. Thông tin liên quan đến rủi ro và QLRR có tính định tính, chủ
yếu tập trung vào các sự kiện trong quá khứ hoặc hiện tại ở cả hai sàn. Các
công ty CBTT về các rủi ro nhiều hơn là về QLRR và chỉ có quy mơ cơng ty
và sự hiện diện của các cơng ty kiểm tốn là những yếu tố quan trọng ảnh
hƣởng đến CBTT về QLRR và rủi ro của các Công ty.
Samanta và Dugal (2016) đã nghiên cứu đánh giá bản chất và đặc điểm
của báo cáo QLRR theo quy định của các ngân hàng tƣ nhân và ngân hàng
công ở Ấn Độ. Báo cáo CBTT năm 2012-2013 của 38 của ngân hàng đƣợc
lựa chọn để về nội dung theo yêu cầu của Basel II. Kết quả cho thấy phần lớn
CBTT của các ngân hàng tập trung vào rủi ro tín dụng và tỷ lệ an tồn vốn và
số lƣợng CBTT khác nhau giữa các ngân hàng. Trong số ba loại rủi ro lớn (thị
trƣờng, tín dụng và hoạt động), cơng bố rủi ro trong hoạt động là ít nhất, các

download by :


8

ngân hàng hầu nhƣ chỉ công bố tối thiểu về một số khía cạnh chính của rủi ro
hoạt động. Ngồi ra, các tác giả quan sát thấy rằng quy mô tài sản và thu nhập
ròng tỷ lệ thuận với mức độ công bố theo quy định.
Zéghal và El Aoun (2016) đã điều tra tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính đối với vấn đề QLRR trong các ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Nghiên

cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích nội dung 59 báo cáo thƣờng niên của
ngân hàng lớn nhất của Mỹ trong những năm 2006, 2007, 2008 và 2009.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hƣởng
đến mức độ xảy ra rủi ro và hậu quả của nó sau cuộc khủng hoảng (rủi ro có
thể xảy ra với mức độ cao hơn với những hậu quả nghiêm trọng hơn). Số
ngân hàng công bố mức độ QLRR tăng sau cuộc khủng hoảng đặc biệt là đối
với rủi ro hệ thống.
Jia, Munro và Buckby (2016) nghiên cứu xem xét “chất lƣợng” của việc
CBTT về QLRR từ quan điểm “số lƣợng” và “phong phú” (chiều rộng và
chiều sâu). CBTT về QLRR trong Báo cáo thƣờng niên từ 100 công ty niêm
yết hàng đầu của Úc trong năm 2010 và 2012 đã đƣợc nghiên cứu bằng phân
tích nội dung và phân tích hồi qui bình phƣơng bé nhất. Kết quả cho thấy mức
độ CBTT về QLRR đang thiếu chất lƣợng, từ “số lƣợng”, “chiều rộng” và đặc
biệt là “chiều sâu” cho cả hai năm. Nhiều công ty không tuân thủ mục tiêu
của nguyên tắc và khuyến cáo về quản trị DN của Sở giao dịch chứng khoán
Úc. Một số bằng chứng cho thấy mức độ CBTT về QLRR “chất lƣợng” tỷ lệ
nghịch với đòn bẩy tài chính và mức độ tập trung của cổ đơng.
Singh (2017) đã đo lƣờng mức độ CBTT rủi ro tự nguyện, kiểm tra mối
quan hệ giữa chất lƣợng quản trị công ty dƣới dạng đặc điểm của hội đồng
quản trị và ảnh hƣởng của sự tập trung quyền sở hữu với việc CBTT rủi ro
trong các báo cáo thƣờng niên của các công ty niêm yết ở Ấn Độ. Phƣơng
pháp áp dụng trong nghiên cứu này là phân tích nội dung đƣợc áp dụng cho

download by :


9

một mẫu gồm 100 cơng ty phi tài chính ở Ấn Độ đƣợc niêm yết để tìm ra mức
độ của việc CBTT về rủi ro. Hơn nữa, phân tích hồi quy đa biến đã đƣợc áp

dụng để tìm ra mối quan hệ giữa chất lƣợng quản trị công ty dƣới hình thức
đặc điểm hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu và CBTT rủi ro.
Achmad, Faisal và Oktarina (2017) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hƣởng đến thực tế CBTT tự nguyện của các công ty tại Indonesia. Nghiên cứu
này xem xét ảnh hƣởng của quản trị DN và đặc điểm công ty đến việc CBTT
về rủi ro của các công ty đại chúng tại Indonesia. Tổng cộng 118 báo cáo
thƣờng niên đã đƣợc phân tích bằng cách sử dụng phƣơng pháp phân tích nội
dung. Nghiên cứu đã vận dụng danh mục kiểm tra của Linsley và Shrives
(2006) và mở rộng thêm để đo lƣờng mức độ CBTT về rủi ro. Kết quả cho
thấy chỉ số CBTT về rủi ro trung bình là 32%. Phân tích thống kê cho thấy
quy mơ cơng ty kiểm tốn, quy mơ cơng ty và hoạt động tài chính tác động
tích cực đến mức độ CBTT về rủi ro. Ý nghĩa của các phát hiện này cho thấy
thực tế về quản trị DN ở Indonesia khơng đủ khuyến khích các cơng ty CBTT
về rủi ro nhiều hơn. Nghiên cứu này cung cấp thông tin chi tiết về tình hình
CBTT về rủi ro hiện tại và vai trị của các cơng ty kiểm tốn trong việc tăng
cƣờng CBTT về rủi ro ở Indonesia - một nƣớc đang phát triển.

download by :


10
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
1.1. CÔNG BỐ THƠNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
1.1.1. Cơng bố thơng tin
Theo Sổ tay CBTT dành cho công ty niêm yết của Sở giao dịch chứng
khốn Hà Nội (2013): “Cơng bố thông tin đƣợc hiểu là phƣơng thức để thực
hiện quy trình minh bạch của DN nhằm đảm bảo các cổ đơng và cơng chúng

đầu tƣ có thể tiếp cận thơng tin một cách công bằng và đồng thời”.
“Tầm quan trọng của việc công bố thông tin của công ty bắt nguồn từ
việc đó là một phƣơng tiện giao tiếp giữa nhà quản lý với các nhà đầu tƣ bên
ngoài và những ngƣời tham gia thị trƣờng nói chung” (Hassan & Marston,
2010). Bên cạnh đó, “Cơng bố thơng tin có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo
tính minh bạch của thị trƣờng chứng khốn thơng qua việc giảm thiểu tác
động của sự bất đối xứng thơng tin, từ đó đảm bảo hài hịa lợi ích của các
bên” (Nguyễn Hữu Cƣờng, 2015). Thông tin công bố đầy đủ, chi tiết, trung
thực sẽ giảm mất cân đối thơng tin, góp phần bảo vệ các nhà đầu tƣ và những
cổ đơng. Vì vậy, tăng cƣờng CBTT của công ty giúp giảm thiểu các vấn đề
này.
CBTT bao gồm ba loại đó là CBTT bắt buộc, CBTT tự nguyện và CBTT
tùy ý.
CBTT bắt buộc: Là những thông tin công bố theo yêu cầu bởi luật pháp
và những quy định có liên quan. Các thơng tin bắt buộc phải công bố trên các
BCTC đƣợc quy định tùy thuộc vào từng quốc gia và vùng lãnh thổ. Các
thông tin bắt buộc này có thể đƣợc cơng bố định kỳ và thƣờng xuyên.
CBTT tự nguyện: Là những thông tin không bắt buộc phải công bố theo
quy định luật pháp mà do các DN tham gia trên TTCK chủ động và tự nguyện

download by :


11
cơng bố. Các DN CBTT tự nguyện nhằm mục đích nâng cao uy tín, gia tăng
niềm tin của các nhà đầu tƣ, giảm thiểu chi phí huy động vốn, và làm giảm rủi
ro phát sinh.
CBTT tùy ý: Là một trƣờng hợp đặc biệt của CBTT bắt buộc. CBTT tùy
ý đƣợc xem là những thông tin bắt buộc phải công bố theo quy định của pháp
luật nhƣng hiện nay các văn bản pháp luật vẫn chƣa quy định rõ ràng về mức

độ CBTT nhƣ thế nào (chiều sâu) nên DN có thể tùy ý điều chỉnh mức độ
CBTT nhiều hay ít nhằm đem lại lợi ích cho DN.
1.1.2. Yêu cầu về công bố thông tin
a. Công bố thông tin theo quy định của chuẩn mực kế toán
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, việc CBTT kế toán phải đáp
ứng đƣợc các yêu cầu cơ bản sau:
Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải đƣợc ghi chép và báo
cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện
trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải đƣợc ghi chép và báo
cáo đúng với thực tế, khơng bị xun tạc, khơng bị bóp méo.
Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế
toán phải đƣợc ghi chép và báo cáo đầy đủ, khơng bị bỏ sót.
Kịp thời: Các thơng tin và số liệu kế tốn phải đƣợc ghi chép và báo cáo
kịp thời, đúng hoặc trƣớc thời hạn quy định, không đƣợc chậm trễ.
Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế tốn trình bày trong BCTC phải rõ
ràng, dễ hiểu đối với ngƣời sử dụng. Ngƣời sử dụng ở đây đƣợc hiểu là ngƣời
có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế tốn ở mức trung bình.
Thơng tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải đƣợc giải trình trong
phần thuyết minh.

download by :


12

Có thể so sánh: Các thơng tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán
trong một DN và giữa các DN chỉ có thể so sánh đƣợc khi tính tốn và trình
bày nhất qn. Trƣờng hợp khơng nhất quán thì phải giải trình trong phần
thuyết minh để ngƣời sử dụng BCTC có thể so sánh thơng tin giữa các kỳ kế

tốn, giữa các DN hoặc giữa thơng tin thực hiện với thơng tin dự tốn, kế
hoạch.
b. Cơng bố thơng tin kế tốn trong báo cáo tài chính
BCTC là một trong các công cụ để DN truyền tải thông tin về tình hình
hoạt động của DN ra bên ngoải và đƣợc xem nhƣ là cơng cụ hữu ích nhất của
DN trong việc truyền tải thông tin đến các đối tƣợng quan tâm trên thị trƣờng.
Ngoài ra, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 - Chuẩn mực chung cũng quy
định rõ các yếu tố cơ bản của BCTC. Theo đó, BCTC phản ánh tình trạng tài
chính của DN bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng
tính chất kinh tế thành các yếu tố của BCTC. Các yếu tố liên quan trực tiếp
đến việc xác định tình hình tài chính trong bảng cân đối kế tốn đó là tài sản,
nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp tới việc đánh giá
tình hình và kết quả kinh doanh đó là doanh thu, thu nhập khác, chi phí và lợi
nhuận của DN.
c. Công bố thông tin đối với các doanh nghiệp niêm yết
DN niêm yết CBTT nhằm giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin giữa các
bên liên quan: nhà quản lý, chủ sở hữu, nhà đầu tƣ… Áp lực CBTT sẽ tăng
lên khi DN gia tăng về quy mô, đối tƣợng chủ sở hữu đƣợc mở rộng dẫn đến
khoảng cách giữa chủ sở hữu và nhà quản lý trở nên lớn hơn. Ngồi ra, nhu
cầu tìm kiếm thơng tin về DN khơng chỉ riêng chủ sở hữu mà cịn là các nhà
đầu tƣ đang quan tâm đến DN. Chính vì vậy, yêu cầu về CBTT đặt ra cho các
DN niêm yết luôn chặt chẽ và đầy đủ hơn các DN khác.

download by :


13
Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý đã đƣa ra các quy định nhằm ngăn
chặn việc che dấu thông tin hay CBTT thiếu chính xác làm ảnh hƣởng đến
quyền lợi của ngƣời sử dụng thông tin và cũng để duy trì một cơ chế giám sát

có hiệu quả từ các bên liên quan và công chúng đầu tƣ đối với hoạt động của
DN niêm yết. Việc CBTT chính xác có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
tạo lập và duy trì niềm tin của cơng chúng đầu tƣ đối với các DN niêm yết. Để
đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tƣ cũng nhƣ sự phát triển bền vững của thị
trƣờng và đáp ứng nhu cầu quản lý của Nhà nƣớc, Luật chứng khoán yêu cầu
một sự CBTT cao hơn. Cụ thể, Thông tƣ 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính
yêu cầu việc CBTT của các DN niêm yết thực hiện nghĩa vụ cơng bố thơng
tin phải đảm bảo tính “đầy đủ, chính xác và kịp thời” theo quy định của pháp
luật và hoạt động CBTT phải do ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc ngƣời
đƣợc ủy quyền thực hiện và phải chịu trách nhiệm về nội dung đƣợc công bố
(Bộ Tài chính, 2015).
1.1.3. Quản lý rủi ro
COSO2 định nghĩa quản lý rủi ro doanh nghiệp “là một quy trình đƣợc
thiết lập bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các cán bộ có liên quan khác áp
dụng trong quá trình xây dựng chiến lƣợc doanh nghiệp thực hiện xác định
những sự vụ có khả năng xảy ra gây ảnh hƣởng đến doanh nghiệp đồng thời
quản lý rủi ro trong phạm vi cho phép nhằm đƣa ra mức độ đảm bảo trong
việc đạt đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp”. Trong khi đó, rủi ro đƣợc định
nghĩa là tập hợp của các khả năng có thể xảy ra của một sự việc nào đó cũng
nhƣ hậu quả của nó
Quy trình quản lý rủi ro đƣợc thiết kế mang tính đồng bộ và có sự gắn
kết với việc xây dựng và thực thi chiến lƣợc của DN. Về cơ bản, quy trình
QLRR cần chứa đựng những giai đoạn hay bƣớc cơng việc cơ bản nhƣ xác
2

Hội đồng các tổ chức tài trợ Ủy ban Treadway

download by :



14
định rủi ro, mơ tả rủi ro, lƣợng hóa rủi ro, phân tích rủi ro, xếp hạng rủi ro,
đánh giá rủi ro, lập báo cáo về rủi ro, xử lý rủi ro, theo dõi và rà sốt quy trình
trình QLRR.
1.1.4. Công bố thông tin về quản lý rủi ro
CBTT về QLRR là việc thông báo đến công chúng đầu tƣ về các loại rủi
ro công ty đang và sẽ phải đối mặt và cách thức cơng ty đối phó với những rủi
ro đó nhƣ thế nào nhằm tạo niềm tin với cơng chúng đầu tƣ về khả năng đối
phó với rủi ro của DN, từ đó thu hút tài trợ từ các nhà đầu tƣ.
Nội dung CBTT liên quan đến QLRR bao gồm:
Nhận diện các loại rủi ro nhƣ: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, thị
trƣờng bao gồm: biến động lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro giá cả hàng hóa, rủi ro
liên quan đến chứng khốn phái sinh…
Cách thức đo lƣờng, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các rủi ro đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN hoặc mục tiêu của DN trong tƣơng lai.
Chính sách, kỹ thuật, cơng cụ, biện pháp sử dụng để hạn chế, đối phó,
giảm thiểu rủi ro của DN.
1.2. YÊU CẦU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
Ngày 06 tháng 11 năm 2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số
210/2009/TT-BTC hƣớng dẫn áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế về trình
bày báo cáo tài chính và thuyết minh thơng tin đối với cơng cụ tài chính và
đƣợc áp dụng cho mọi đơn vị thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế tại
Việt Nam có các giao dịch liên quan đến cơng cụ tài chính. Trong Thơng tƣ
này có quy định về trình bày các rủi ro và cách thức các công ty quản lý các
rủi ro đó trong phần thuyết minh.

download by :


15

1.3. ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ
RỦI RO
1.3.1. Đo lƣờng bằng thang đo không trọng số
Trên cơ sở hệ thống các chỉ mục thông tin cần công bố đã đƣợc xây
dựng, từng mục thông tin tƣơng ứng trong BCTC đƣợc nghiên cứu sẽ đƣợc
gán giá trị bằng một (1) nếu thơng tin đó đƣợc cơng bố, hoặc đƣợc gán giá trị
bằng không (0) nếu thông tin đó khơng cơng bố, hoặc gán giá trị khơng liên
quan (NA) nếu thơng tin đó chắc chắn khơng liên quan đến DN. Việc đo
lƣờng CBTT theo phƣơng pháp này chỉ dừng lại ở chừng mực ghi nhận có
hay khơng việc thông tin đƣợc công bố và nhà nghiên cứu ngầm định tất cả
các chỉ mục đều quan trọng nhƣ nhau.
1.3.2. Đo lƣờng bằng thang đo có trọng số
Ngƣợc lại, các chỉ mục thông tin cần công bố đã xây dựng trong phƣơng
pháp đo lƣờng bằng thang đo có trọng số đƣợc đánh giá có tính hữu ích và
mức độ quan trọng khác nhau đối với ngƣời sử dụng và do vậy đƣợc gán bởi
các trọng số khác nhau khi đánh giá mức độ CBTT. Chẳng hạn, nếu một mục
thông tin không đƣợc công bố sẽ đƣợc gán giá trị bằng khơng (0), bằng (1)
nếu là cơng bố định tính, và bằng (2) nếu là công bố bao gồm cả định tính và
định lƣợng.
Trong luận văn này phƣơng pháp đo lƣờng bằng thang đo khơng có
trọng số đƣợc áp dụng để đo lƣờng mức độ CBTT về QLRR bắt buộc và tùy
ý.
1.4. LÝ THUYẾT KHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ
RỦI RO
Trên thực tế, mức độ CBTT về QLRR của các DN là khác nhau do nhiều
yếu tố. Đó có thể là do mục đích của nhà quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin
của ngƣời sử dụng hoặc do sự chênh lệch về mặt chi phí bỏ ra và lợi ích mang

download by :



16
lại khi CBTT về QLRR... Sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến mức độ CBTT
về QLRR có thể đƣợc lý giải theo nhiều lý thuyết khác nhau. Các nghiên cứu
trƣớc đây sử dụng nhiều lý thuyết khác nhau để giải thích sự chênh lệch về
mức độ CBTT về QLRR cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến mức độ
CBTT về QLRR. Các lý thuyết đƣợc sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu
trƣớc đây gồm: lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chi phí chính
trị, lý thuyết chi phí sở hữu, và lý thuyết kinh tế thông tin.
1.4.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết đại diện đƣợc phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công
bố năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên
đƣợc ủy quyền (cổ đông/chủ sở hữu công ty và nhà quản lý/ban giám đốc công
ty). Nếu cả hai bên trong mối quan hệ này đều muốn tối đa hóa lợi ích của
mình, thì chắc chắn rằng ngƣời quản lý DN sẽ khơng hành động vì lợi ích tốt
nhất cho ngƣời chủ sở hữu, mà trái lại, họ ln có xu hƣớng tìm kiếm lợi ích cá
nhân.
Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thơng tin khơng
đầy đủ và bất cân xứng giữa cổ đông/chủ sở hữu và nhà quản lý/ban giám đốc
công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này đƣợc giảm thiểu bằng
cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa
cổ đông/chủ sở hữu và nhà quản lý/ban giám đốc công ty, thông qua thiết lập
những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản lý/ban giám đốc, và thiết
lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi khơng bình thƣờng, tƣ
lợi của nhà quản lý/ban giám đốc cơng ty.
Vấn đề đại diện có thể đƣợc giải quyết bằng việc ngƣời quản lý DN gia
tăng mức độ CBTT nhằm thuyết phục các cổ đông rằng họ đang điều hành
DN ở mức tối ƣu. Việc gia tăng mức độ CBTT cũng đƣợc xem là một trong

download by :



17
những giải pháp làm giảm chi phí đại diện và là một trong những công cụ
nhằm giảm bớt mâu thuẫn về lợi ích giữa ngƣời quản lý DN và cổ đơng.
Có nhiều nghiên cứu về CBTT về QLRR và rủi ro trƣớc đây đã vận dụng
lý thuyết đại diện. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, DN có mức độ rủi ro
cao dẫn đến sự bất đối xứng thông tin cao giữa nhà quản lý với các nhà đầu tƣ
(Deumes & Knechel, 2008) và báo cáo rủi ro có thể làm giảm chi phí đại diện
và sự khơng đối xứng thông tin giữa các nhà quản lý và các cổ đơng (Watts &
Zimmerman, 1983).
1.4.2. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory)
Lý thuyết tín hiệu đƣợc phát triển bởi Robert E. Wernikoff trong một
cơng bố năm 1958. Lý thuyết tín hiệu cho rằng do sự không đối xứng thông
tin giữa bên trong DN và nhà đầu tƣ sẽ gây ra sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu
tƣ. Các thông tin tốt đƣợc công bố bởi các nhà quản lý đến thị trƣờng làm
giảm bất đối xứng thông tin và đƣợc xem nhƣ là một tín hiệu tốt của thị
trƣờng. Lý thuyết này ngụ ý rằng các DN có kết quả hoạt động tốt thƣờng sử
dụng thơng tin tài chính nhƣ là một cơng cụ truyền tín hiệu đến thị trƣờng. Vì
vậy các DN cần phải CBTT ra thị trƣờng một cách tự nguyện và đƣa các tín
hiệu đến các nhà đầu tƣ. CBTT là một trong những công cụ mà DN có thể sử
dụng tạo sự khác biệt về chất lƣợng hoạt động của bản thân DN so với các
DN khác.
Lý thuyết tín hiệu giải thích hành vi của các nhà quản lý khi họ thể hiện
khả năng xác định, đo lƣờng và QLRR thông qua việc báo cáo nhiều thơng tin
về rủi ro hơn. Do đó, họ có thể tạo sự khác biệt giữa mình với những nhà
quản lý khác (Elshanididy, Fraser & Hussainey, 2013).
1.4.3. Lý thuyết chính trị (Political Theory)
Lý thuyết chi phí chính trị đƣợc cơng bố lần đầu bởi Watts và
Zimmerman vào năm 1978. Lý thuyết về ảnh hƣởng của chính trị cho rằng


download by :


×