Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

(luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



PHẠM THỊ ÁNH NGUYỆT

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA
ĐẾN TINH THẦN KINH DOANH
(ENTREPRENEURSHIP)
CỦA CÁC NỮ DOANH NHÂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2016

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


PHẠM THỊ ÁNH NGUYỆT

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ĐẾN
TINH THẦN KINH DOANH (ENTREPRENEURSHIP)
CỦA CÁC NỮ DOANH NHÂN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Khuê Thư

Đà Nẵng – Năm 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Phạm Thị Ánh Nguyệt

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 2
5. Bố cục đề tài ........................................................................................ 2
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................ 5
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA ...................................................... 5
1.1.1. Các định nghĩa về văn hóa ............................................................ 5
1.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa ....................................................... 5
1.1.3. Vai trị, các đặc điểm văn hóa đối với sự phát triển của quốc gia..6
1.2. TỔNG QUAN VỀ TINH THẦN KINH DOANH/TINH THẦN KHỞI
NGHIỆP .......................................................................................................... 17
1.2.1. Định nghĩa về doanh nhân .......................................................... 17
1.2.2. Định nghĩa về tinh thần kinh doanh............................................ 17
1.2.3. Đặc trưng tinh thần kinh doanh .................................................. 19
1.2.4. Những yếu tố khuyến khích và rào cản cho sự phát triển tinh thần
kinh doanh ............................................................................................. 23
1.2.5. Tinh thần kinh doanh của nữ doanh nhân ................................... 28
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HĨA, GIỚI TÍNH ĐẾN TINH THẦN KINH
DOANH .......................................................................................................... 29
1.3.1. Những chiều hướng văn hóa ảnh hưởng đến tinh thần kinh doanh
của các quốc gia .................................................................................... 29
1.3.2. Vấn đề về giới tính và rào cản trong kinh doanh........................ 34

download by :


1.4. THỰC TIỄN TINH THẦN KINH DOANH CỦA NỮ DOANH NHÂN
VIỆT NAM ..................................................................................................... 37
1.4.1. Tình hình chung về lực lượng lao động nữ và nữ doanh nhân của
Việt Nam ............................................................................................... 37
1.4.2. Đặc điểm cá nhân của nữ doanh nhân Việt Nam ....................... 39
1.4.3. Hoạt động kinh doanh của nữ doanh nhân Việt Nam................. 41
1.4.4. Những rào cản đối với tinh thần kinh doanh của nữ doanh nhân
Việt ..................................................................................................... 42

1.5. CÁC MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..................................... 45
1.5.1. Mơ hình miêu tả mối quan hệ giữa văn hóa và định hướng kinh
doanh trong mối liên hệ với tinh thần kinh doanh và cạnh tranh tồn
cầu

..................................................................................................... 45

1.5.2. Mơ hình tác động của văn hóa đến tinh thần kinh doanh của
Kamba ................................................................................................... 46
1.5.3. Mơ hình văn hóa hiện nay ở Iran và những thay đổi trong tương
lai phải được thực hiện để phát triển tinh thần kinh doanh .................. 49
1.6. THANG ĐO CÁC CHIỀU HƯỚNG VĂN HÓA .................................. 50
1.7. THANG ĐO TINH THẦN KINH DOANH........................................... 52
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................. 55
2.1. XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................... 55
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 56
2.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH (NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ) ............... 57
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ..................................................... 57
2.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính...................................................... 58
2.4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC)....... 65
2.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu ............................................................ 65
2.4.2. Thiết kế bản câu hỏi và quá trình thu thập dữ liệu ..................... 65

download by :


2.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................... 66
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................ 70
3.1. MƠ TẢ THÔNG TIN ĐÁP VIÊN.......................................................... 70
3.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM NỮ DOANH NHÂN VIỆT NAM ............................ 72

3.2.1. Quy mô công ty và vị trí của nữ doanh nhân trong doanh nghiệp
..................................................................................................... 72
3.2.2. Động lực kinh doanh................................................................... 73
3.2.3. Đào tạo và kỹ năng kinh doanh .................................................. 74
3.2.4. Quan điểm về các yếu tố tạo sự thành công ............................... 74
3.3. CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN TINH THẦN KINH
DOANH CỦA NỮ DOANH NHÂN VIỆT NAM ......................................... 75
3.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha........... 75
3.3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..... 85
3.3.3. Trị số nhân tố và giá trị trung bình từng nhân tố ........................ 88
3.3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính ....................................................... 89
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU
TRONG TƯƠNG LAI .................................................................................. 98
4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 98
4.1.1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu ...................................................... 98
4.1.2. Những kết quả được nghiên cứu ................................................. 99
4.2. HÀM Ý CHO CÁC NỮ DOANH NHÂN ............................................ 100
4.2.1. Đối với yếu tố Chủ nghĩa cá nhân ............................................ 100
4.2.2. Đối với yếu tố Né tránh sự không chắc chắn............................ 100
4.2.3. Đối với yếu tố Định hướng dài hạn .......................................... 100
4.3. HẠN CHẾ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI
............................................................................................................... 101
4.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................ 101

download by :


4.3.2. Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 101
KẾT LUẬN


.............................................................................................. 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)
PHỤ LỤC

download by :


DANH MỤC NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BCH

Bản câu hỏi

CHVH

Chiều hướng văn hóa

CNCN

Chủ nghĩa cá nhân

DV

Dịch vụ


DN

Doanh nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐHDH

Định hướng dài hạn

ĐHNH

Định hướng ngắn hạn

ĐHKD

Định hướng kinh doanh




Giám đốc

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

KCQL

Khoảng cách quyền lực

KSKD

Khởi sự kinh doanh

LLLĐ

Lực lượng lao động

NTSKCC

Né tránh sự không chắc chắn

SP

Sản phẩm

SX&TM

Sản xuất và thương mại


TTKD

Tinh thần kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1

1.2

1.3
1.4
1.5
1.6
1.7


1.8

1.9

Mười sự khác nhau giữa khoảng cách quyền lực nhỏ và
lớn
Mười sự khác nhau giữa né tránh không chắc chắn yếu và
mạnh
Mười sự khác nhau giữa chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa
cá nhân
Mười sự khác nhau giữa xã hội nữ tính và nam tính
Mười sự khác nhau giữa xã hội định hướng ngắn hạn và
dài hạn
Mười sự khác nhau giữa xã hội dễ dãi và kiềm chế
Mối quan hệ giữa chiều hướng văn hóa với tinh thần kinh
doanh
Mối quan hệ giữa những chiều hướng văn hóa của
Hofstede với TTKD
Những chiều hướng văn hóa của các quốc gia dựa trên
nghiên cứu của Hofstede

Trang

6-7

8

9
10

11
12
28-29

30-31

32

1.10

Nữ doanh nhân ở đô thị và nông thôn 2012

38-39

1.11

Doanh nhân nữ ở từng khu vực 2012

39-40

1.12

Phân bố dân số có việc làm từ 15 tuổi trở lên tại Việt
Nam giữa chủ thuê và chủ doanh nghiệp

1.13

Động lực cho sự khởi nghiệp tại Việt Nam 2007

1.14


Động lực cho giai đoạn sớm hoạt động kinh doanh (các
doanh nghiệp hoạt động ít hơn 3 năm rưỡi) tại Việt Nam
2013

download by :

41
42-43
43


1.15

Thang đo các chiều hướng văn hóa

49-50

1.16

Thang đo tinh thần kinh doanh

51-52

3.1

Thống kê mô tả đặc điểm của mẫu

68-69


3.2

Quy mô công ty

3.3

Chức vụ của doanh nhân

3.4

Động lực kinh doanh

71

3.5

Đào tạo/phát triển chuyên môn tại doanh nghiệp

72

3.6

Yếu tố thành công

3.7

Đánh giá độ tin cậy của các thang đo chiều hướng văn
hóa

70

70-71

72-73
73-75

3.8

Đánh giá độ tin cậy của các thang đo tinh thần kinh doanh

75

3.9

KMO của tổ hợp các biến độc lập

83

3.10

Kết quả phân tích nhân tố biến độc lập

3.11

KMO của tổ hợp các biến phụ thuộc

84

3.12

Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc


85

3.13

Giá trị trung bình các yếu tố văn hóa và tinh thần kinh
doanh

83-84

86

3.14

Ma trận hệ số tương quan giữa các biến (1)

88

3.15

Ma trận hệ số tương quan giữa các biến (2)

88-89

3.16

Hệ số hồi quy và nhân tử phóng đại phương sai (1)

89-90


3.17

Hệ số hồi quy và nhân tử phóng đại phương sai (2)

90

3.18

Bảng mơ tả tóm tắt kết quả phân tích hồi quy (1)

91

3.19

Bảng mơ tả tóm tắt kết quả phân tích hồi quy (2)

91

3.20

Kết quả phân tích ANOVA (1)

92

3.21

Kết quả phân tích ANOVA (2)

92


download by :


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ
1.1

Phân bổ thời gian làm việc giữa doanh nhân nam và nữ

Trang
36

Mô hình miêu tả mối quan hệ giữa văn hóa và định
1.2

hướng kinh doanh trong mối liên hệ với tinh thần kinh

44

doanh và cạnh tranh tồn cầu
Mơ hình mơ tả về sự tác động trực tiếp của văn hóa đến
1.3

TTKD như mơ hình về thực tại văn hóa ở Kamba và 45-46
mong muốn thay đổi trong tương thúc đẩy TTKD
Minh hoạ mơ hình về văn hóa hiện nay ở Iran và những


1.4

thay đổi trong tương lai phải được thực hiện để phát triển

48

tinh thần kinh doanh
2.1
2.2

Mơ hình các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến tinh thần kinh
doanh
Quy trình nghiên cứu

download by :

54
55


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tinh thần kinh doanh được xem như là động lực quan trọng của tăng
trưởng về kinh tế, năng suất, đổi mới và việc làm, và góp phần quan trọng của
sự năng động kinh tế. Đưa các ý tưởng vào cơ hội kinh tế là vấn đề quyết định
của các doanh nhân. Lịch sử cho thấy sự tiến bộ kinh tế đã được nâng cao
đáng kể bởi những người kinh doanh sáng tạo, có khả năng khai thác cơ hội

và sẵn sàng chấp nhận rủi ro (Hisrich, 2005) [21, tr.1].
Nhiều nghiên cứu cho thấy tinh thần kinh doanh thực sự góp phần vào
sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những phần lớn các doanh nghiệp thuộc sở
hữu của nam giới (ILO, 2006) [21, tr.1]. Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng
cục Thống kê năm 2005, khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ
đứng đầu; khoảng 25% lãnh đạo và giám đốc điều hành của các doanh nghiệp
thuộc tất cả các thành phần kinh tế ở Việt Nam là phụ nữ và ước tính 60% hộ
kinh doanh gia đình do phụ nữ làm chủ.
Mặc dù phụ nữ có vai trị ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội, nhưng trong hoạt động kinh doanh và tự khởi nghiệp của phụ nữ vẫn
còn gặp phải những rào cản thách thức từ định kiến văn hóa. Chính vì vậy,
nghiên cứu về các khía cạnh văn hóa tác động đến tinh thần kinh doanh và
khởi nghiệp của nữ doanh nhân Việt Nam hiện nay là hết sức cấp thiết. Đây là
lý do tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần
kinh doanh (entrepreneurship) của các nữ doanh nhân Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tập trung vào việc nghiên cứu các
ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh của các nữ doanh nhân Việt
Nam, cụ thể như sau:

download by :


2

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến văn hóa, tinh thần
kinh doanh và ảnh hưởng của văn hóa, giới tính đến tinh thần kinh doanh.
- Các đặc điểm văn hóa Việt trong hoạt động kinh doanh.
- Các đặc điểm chính của doanh nhân nữ ở Việt Nam.

- Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến TTKD của nữ doanh nhân Việt
Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các doanh nhân Việt Nam.
- Về không gian: Nghiên cứu ở Việt Nam (các thành phố lớn).
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu nằm trong thời gian làm luận văn
(từ 08/2015 đến 08/2016).
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thơng qua hai giai đoạn chính là: nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu khám
phá thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu với một số doanh nhân nam và
nữ nhằm khám phá các yếu tố văn hóa và mức độ ảnh hưởng đến tinh thần
kinh doanh của doanh nhân nữ Việt Nam.
Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu bằng
kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, qua internet và điện thoại khoảng 150 nữ doanh
nhân Việt Nam thông qua bản câu hỏi chi tiết.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
luận văn được bố trí thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu

download by :


3

Chương 4: Kết luận, hạn chế và đề xuất nghiên cứu trong tương lai

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa đến
tinh thần kinh doanh
A. Nghiên cứu về văn hóa ảnh hưởng tinh thần kinh doanh/tinh
thần khởi nghiệp
Có nhiều cách tiếp cận và đã có các cơng trình nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của văn hóa đến TTKD như:
Mơ hình miêu tả mối quan hệ giữa văn hóa và ĐHKD trong mối liên hệ
với TTKD và cạnh tranh tồn cầu trong bài báo “Văn hóa, định hướng kinh
doanh, và cạnh tranh toàn cầu” được in trong tạp chí World Business số
35(4)/2000 của nhóm tác giả Sang M. Lee và Suzanne J. Peterson đã thừa
nhận những tính cách, hành vi cá nhân theo 5 giá trị chiều hướng văn hóa
quốc gia (KCQL, né tránh rủi ro, CNCN, nam tính, thành tích và chủ nghĩa
phổ độ) cùng với sự tác động của điều kiện môi trường ảnh hưởng đến
khuynh hướng kinh doanh. Từ đó ảnh hưởng đến TTKD của doanh nhân và
TTKD sẽ quyết định đến sự cạnh tranh tồn cầu.
Mơ hình mơ tả về sự tác động trực tiếp của văn hóa đến TTKD như mơ
hình về thực tại văn hóa ở Kamba và mong muốn thay đổi trong tương lai
nhằm thúc đẩy TTKD của Henry M. Bwisa, Johnson Muthoka Ndolo trong
bài báo “Culture as a Factor in Entrepreneurship Development: A Case Study
of the Kamba Culture of Kenya” và mơ hình về văn hóa hiện nay ở Iran và
những thay đổi trong tương lai phải được thực hiện để phát triển TTKD của
Mehdi Abzari and Ali Safari trong bài báo “The Role of Culture on
Entrepreneurship Development (Case study: Iran)”.
B. Ảnh hưởng văn hóa và giới tính đến tinh thần kinh doanh/tinh
thần khởi nghiệp

download by :


4


Ngày nay, LLLĐ nữ trong xã hội tăng lên và tỷ lệ nữ giới giữ vị trí lãnh
đạo cũng tăng lên góp phần làm tăng thêm HĐKD của nữ giới. Nghiên cứu về
nữ doanh nhân đang tăng lên nhanh chóng. Một số cơng trình nghiên cứu đề
cập đến ảnh hưởng văn hóa và giới tính đến tinh thần kinh doanh/tinh thần
khởi nghiệp như:
Bài báo “Culture as a barrier to rural women's entrepreneurship:
Experience from Zimbabwe” in trong tạp chí Gender and Development của
tác giả Colletah Chitsike cung cấp phân tích giới cho thấy rằng phụ nữ chỉ có
thể tự tin và tự chủ trong hoạt động kinh tế của họ nếu khơng có cản trở từ
văn hóa. Nữ doanh nhân ở Zimbabwe thiếu kinh nghiệm lãnh đạo và chỉ huy.
Bài báo tập trung phân tích và phát triển các kỹ năng cần thiết doanh nhân nữ
đặc biệt là kỹ năng trao quyền cho cá nhân: sự quyết đoán; kỹ năng đàm phán
và cân bằng công việc giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình; kỹ năng quản
lý thời gian; và tự nhận thức. Ngoài ra, tập trung vào giáo dục cho nam giới
để họ phát triển nhận thức về tác động hành vi của họ đối với phụ nữ.
Tác giả Mulugeta Chane Wube (2010) trong “factors affecting the
performance of women entrepreneurs in micro and small enterprises (The
case of Dessie Town)” kết luận các đặc tính của nữ doanh nhân trong các
DNVVN ở thị trấn Dessie cho thấy rằng họ không có nền tảng gia đình kinh
doanh, họ có tinh thần kinh doanh như là một phương sách cuối cùng. Các
phụ nữ ở thị trấn này ít có tinh thần kinh doanh là do cản trở bởi rào cản văn
hóa xã hội, tiếp cận đào tạo, tài chính, thị trường và tiếp cận mạng lưới.

download by :


5

CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HĨA
1.1.1. Các định nghĩa về văn hóa
Văn hóa là một lĩnh vực thu hút nhiều nhà nghiên cứu và có rất nhiều
định nghĩa. Theo Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội” [6, tr.10]. Và định nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới là
của Hofstede (1997): “văn hóa là tập hợp những quan niệm, giá trị, niềm tin
làm cho thành viên của một nhóm người này khác với nhóm người khác”.
Như vậy với các định nghĩa trên, tác giả hiểu: Văn hóa là tập hợp
những đặc trưng về giá trị, tri thức, niềm tin, lối sống của con người trong
một xã hội cụ thể và nó mang tính kế thừa từ thế hệ trước.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa
Như đã đề cập ở trên về khái niệm văn hóa. Văn hóa là một khái niệm
rất rộng nên xét đến các yếu tố cấu thành văn hóa cũng tùy thuộc vào các khía
cạnh khác nhau về văn hóa. Với nhận định khái niệm văn hóa được nêu trên,
tác giả hệ thống hóa những thành tố cấu thành nên văn hóa như sau:
Cấu trúc xã hội: Cấu trúc xã hội là khuôn khổ tổng thể mà xác định
vai trò của các cá nhân trong xã hội, sự phê chuẩn của xã hội, và tính di động
của các cá nhân trong xã hội [32, tr.83].
Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là một hế thống tín hiệu. Trong sự phát triển của
văn hóa, ngơn ngữ bao giờ cũng là một cơng cụ, một phương tiện có tác động
nhạy cảm nhất [8, tr.76].

download by :


6


Tơn giáo: Tơn giáo định hình thái độ mơn đồ của nó đối với cơng việc,
tiêu
dùng, trách nhiệm cá nhân, và lập kế hoạch cho tương lai [32, tr.94].
Tín ngưỡng: Nói đến tín ngưỡng là nói đến q trình thiêng hóa một
nhân vật được gửi gắm vào niềm tin tưởng của con người [8, tr.95].
Lễ hội: Là những sinh hoạt của người dân vừa cảm ơn thần linh đã phù
hộ cho họ một mùa màng đã qua, vừa cầu xin thần linh phù hộ cho một mùa
màng sắp tới [8, tr.102].
Giá trị và thái độ: Giá trị là những nguyên tắc và tiêu chuẩn được
chấp nhận bởi các thành viên; thái độ bao gồm các hành động, cảm xúc và
những suy nghĩ là kết quả từ những giá trị [32, tr.97].
1.1.3. Vai trị, các đặc điểm văn hóa đối với sự phát triển của quốc
gia
a. Các giá trị văn hóa
Nghiên cứu về văn hóa rất đa dạng, văn hóa thể hiện ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Tuy nhiên, với phạm vi đề tài này, tác giả đề cập đến khía cạnh
những giá trị văn hóa dùng để nghiên cứu trong kinh doanh. Các học giả đã
nhận diện một số khía cạnh văn hóa khác nhau nhằm phân biệt văn hóa giữa
các quốc gia. Theo nghiên cứu của Hofstede có các chiều hướng văn hóa phổ
biến như:
Khoảng cách quyền lực: Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ
bình đẳng/bất bình đẳng giữa người với người trong một xã hội bất kỳ nào đó
[36]. Một quốc gia có khoảng cách quyền lực lớn sẽ chấp nhận và kéo dài sự
bất bình đẳng, có sự phân chia đẳng cấp rõ ràng, người dân phải phục tùng
lãnh đạo, nhân viên luôn làm theo sự hướng dẫn cấp trên, học sinh nghe theo
lời thầy cơ chứ khơng có ý kiến cá nhân và con cái không được cãi lời cha mẹ.
Ngược lại, với quốc gia có khoảng cách quyền lực thấp sẽ tơn trọng sự bình

download by :



7

đẳng, mọi người có quyền đưa ra ý kiến cá nhân, thẳng thắn nêu lên suy nghĩ
của mình (xem bảng 1.1).
Bảng 1.1. Mười sự khác nhau giữa khoảng cách quyền lực nhỏ và lớn
Khoảng cách quyền lực nhỏ
Khoảng cách quyền lực lớn
Sử dụng quyền lực cần phải hợp pháp và Quyền lực là một thực tế cơ bản của xã
phải tuân theo chuẩn mực của thiện và ác. hội tốt hay xấu trước đó: tính hợp pháp
của nó là khơng thích hợp.
Cha mẹ đối xử ngang bằng với con cái.
Cha mẹ dạy con vâng lời.
Những người già không được tôn trọng và Những người già đều được tôn trọng và
cũng khơng có quyền lực.
quyền lực.
Giáo dục học sinh làm trung tâm.
Đào tạo giáo viên làm trung tâm.
Hệ thống phân cấp có nghĩa là bất bình Hệ thống phân cấp có nghĩa là bất bình
đẳng xuất hiện do các quy tắc được thiết đẳng hiện sinh.
lập cho sự tiện lợi.
Cấp dưới mong đợi để được tư vấn.
Cấp dưới mong đợi để được bảo phải làm
gì.
Chính phủ đa ngun dựa trên đa số phiếu Các chính phủ độc đốn dựa trên kết nạp
và thay đổi một cách hịa bình.
và thay đổi bởi cuộc cách mạng.
Tham nhũng hiếm; vụ bê bối chính trị kết Tham nhũng thường xuyên; vụ bê bối
thúc sự nghiệp.

đang bao phủ lên.
Phân phối thu nhập trong xã hội một cách Phân phối thu nhập trong xã hội rất
sịng phẳng.
khơng đồng đều.
Tơn giáo nhấn mạnh sự bình đẳng của các Tơn giáo với một hệ thống phân cấp của
tín hữu.
các linh mục.

(Nguồn: [12, tr.9])
Né tránh sự không chắc chắn: Chiều văn hóa này nói lên mức độ sẵn
sàng chấp nhận những thay đổi, những điều mới mẻ của một cộng đồng [36].
Một quốc gia có điểm số cao về né tránh sự không chắc chắn sẽ không sẵn
sàng chấp nhận những điều mới lạ, những thay đổi mà họ chưa từng trải
nghiệm. Kết quả là những xã hội như thế thường sống theo truyền thống, các
luật định và suy nghĩ, luôn trong tư thế bỏ qua những điều mơ hồ, không rõ
ràng và sống trong sự lo âu. Như vậy, các tư tưởng mới thường khó xâm nhập
vào quốc gia có điểm số né tránh sự khơng chắc chắn cao. Đối với quốc gia

download by :


8

có điểm số thấp về né tránh sự khơng chắc chắn xem rủi ro, bất thường là vấn
đề hiển nhiên cần phải đối mặt. Họ sẵn sàng chấp nhận thay đổi và thử
nghiệm. Trong xã hội như thế, các giá trị được coi là truyền thống sẽ thay đổi
thường xuyên, và ít gị bó bởi các luật định trước (xem bảng 1.2).
Bảng 1.2. Mười sự khác nhau giữa né tránh khơng chắc chắn yếu và
mạnh
Ít né tránh điều khơng chắc chắn

Sự khơng chắc chắn vốn có trong cuộc
sống được chấp nhận (mỗi ngày là cần
thiết vì nó ln đi kèm).
Bình thản, stress thấp hơn, tự chủ, lo âu
thấp.
Điểm số cao hơn về sức khỏe và hạnh
phúc chủ quan.
Khoan dung với người khác và có tư
tưởng: những gì khác nhau là tò mò.
Thoải mái với sự mơ hồ và hỗn loạn.
Giáo viên có thể nói “tơi khơng biết”.
Thay đổi cơng việc khơng có vấn đề.
Khơng thích các quy tắc bằng văn bản
hoặc bất thành văn.
Trong chính trị, người dân cảm nhận và
được xem là có thẩm quyền đối với cơ
quan chức năng.
Trong tôn giáo, triết học và khoa học:
thuyết tương đối và chủ nghĩa kinh
nghiệm.

Né tránh sự không chắc chắn nhiều
Sự khơng chắc chắn vốn có trong cuộc
sống được cảm nhận như là một mối đe
dọa liên tục cần phải đấu tranh.
Stress cao hơn, hay xúc động, lo âu, loạn
thần kinh.
Điểm số thấp hơn về sức khỏe và hạnh
phúc chủ quan.
Không khoan dung cho người khác và có

tư tưởng: những gì khác nhau là nguy
hiểm.
Nhu cầu sự rõ ràng và cụ thể.
Giáo viên phải có tất cả các câu trả lời.
Duy trì trong cơng việc ngay cả khi
khơng thích.
Nhu cầu tình cảm cho các quy tắc - thậm
chí nếu khơng vâng lời.
Trong chính trị, người dân cảm nhận và
được xem là khơng đủ năng lực về phía
chính quyền.
Trong tơn giáo, triết học và khoa học:
niềm tin vào chân lý tối hậu và các lý
thuyết lớn.

(Nguồn: [12, tr.10])
Chủ nghĩa cá nhân: Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ mà một
xã hội chấp nhận chủ nghĩa cá nhân hay yêu cầu mọi người phải sống vì tập
thể [36]. Một quốc gia có chỉ số cao về chủ nghĩa cá nhân có nghĩa là mỗi cá
nhân, các quyền cá nhân được tôn trọng và ý tưởng cá nhân được khuyến
khích. Trong xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, mỗi người chỉ chăm lo cho

download by :


9

cuộc sống của mình và của gia đình gần gũi nhất với mình. Ngược lại, tại các
quốc gia có điểm thấp về chủ nghĩa cá nhân, con người từ khi sinh ra đã buộc
phải hòa nhập vào một cộng đồng rộng lớn hơn, thường là trong gia đình với

nhiều thế hệ. Trong cộng đồng như thế, mỗi thành viên thường phải có trách
nhiệm với cộng đồng/tập thể và ln đề cao mối quan hệ tập thể, không nên
tự ý nêu lên ý kiến nếu khơng có sự thơng qua trước của nhóm (xem bảng 1.3).
Bảng 1.3. Mười sự khác nhau giữa chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá
nhân
Chủ nghĩa cá nhân
Mọi người đều có nghĩa vụ phải chăm
sóc chính mình và gia đình trực tiếp
của mình.
Ý thức “cái tơi”
Quyền riêng tư
Nói ra tâm trí của một người là lành
mạnh.
Những người khác nhau được phân
loại như cá nhân.
Ý kiến cá nhân dự kiến: mỗi người
một phiếu.
Khi vi phạm các chuẩn mực có cảm
giác tội lỗi.
Trong ngơn ngữ, chữ “Tơi” là khơng
thể thiếu.
Mục đích của giáo dục là học cách
học.
Nhiệm vụ chiếm ưu thế trên mối quan
hệ.

Chủ nghĩa tập thể
Mọi người đều trung thành đối với gia đình
mở rộng hoặc thị tộc đã bảo vệ họ.
Ý thức “Chúng tôi”

Căng thẳng về sự phụ thuộc
Hồ hợp ln cần được duy trì với người
khác.
Những người khác nhau được phân loại như
trong nhóm hoặc ngồi nhóm.
Các ý kiến và phiếu được xác định trước bởi
cùng trong nhóm.
Khi vi phạm của chuẩn mực có cảm giác
xấu hổ.
Trong ngơn ngữ thường né tránh chữ “Tơi”.
Mục đích của giáo dục là học cách làm.
Mối quan hệ chiếm ưu thế hơn nhiệm vụ.

(Nguồn: [12, tr.11])
Nam tính - nữ tính: Chiều văn hóa này nói lên mức độ xã hội chấp
nhận hay không chấp nhận quyền lực truyền thống của người đàn ông trong
xã hội [36]. Những quốc gia có điểm Nam tính cao chỉ ra quốc gia đó có sự
phân biệt giới tính. Trong các xã hội như thế, có xu hướng coi trọng cạnh

download by :


10

tranh, sự quyết đốn, tham vọng và đàn ơng thống trị phần lớn quyền lực gia
đình và xã hội. Trong xã hội có điểm Nam tính thấp, phụ nữ được đối xử bình
đẳng với nam giới trong mọi khía cạnh. Cả nam và nữ đều chú trọng vào việc
duy trì vai trò, sự phụ thuộc lẫn nhau (xem bảng 1.4).
Bảng 1.4. Mười sự khác nhau giữa xã hội nữ tính và nam tính
Nữ tính

Tình cảm và xã hội phân biệt vai trị tối
thiểu giữa các giới tính.
Đàn ơng và phụ nữ nên khiêm tốn và cẩn
thận.
Cân bằng giữa gia đình và công việc.
Sự cảm thông cho người yếu.
Cả bố và mẹ giải quyết mọi việc theo cảm
tính.
Cả chàng trai và cơ gái có thể khóc nhưng
khơng nên đấu tranh.

Nam tính
Tình cảm và xã hội phân biệt vai trò tối
đa giữa các giới tính.
Đàn ơng nên là quyết đốn và đầy tham
vọng và phụ nữ thì khơng.
Cơng việc chiếm ưu thế hơn gia đình.
Ngưỡng mộ đối với kẻ mạnh.
Bố giải quyết việc theo lý trí cịn mẹ
theo cảm tính.
Cơ gái khóc, con trai thì khơng; con trai
cần chiến đấu trở lại, các cô gái không
nên đấu tranh.
Các bà mẹ quyết định về số lượng con cái. Cha quyết định về quy mơ gia đình.
Nhiều phụ nữ được bầu ở các vị trí chính Rất ít phụ nữ được bầu ở các vị trí chính
trị.
trị.
Tơn giáo tập trung vào đồng loại con Tôn giáo tập trung vào Thiên Chúa hay
người.
thần linh.

Thái độ thực tế về bản năng giới tính; quan Thái độ đạo đức về bản năng giới tính;
hệ tình dục là một cách để liên kết.
quan hệ tình dục là một cách thực hiện.

(Nguồn: [12, tr.12])
Định hướng dài hạn/ngắn hạn: Chiều hướng này mơ tả cách nhìn của
một xã hội là hướng tương lai, hay sống chỉ hướng vào quá khứ và hiện tại
[36]. Trong xã hội hướng tương lai (long-term orientation), người ta sẽ quý
trọng sự bền bỉ (hay kiên nhẫn, bền chí), thích tiết kiệm, sắp xếp các mối quan
hệ theo thân phận hay đẳng cấp xã hội, có khái niệm về “xấu hổ”. Nói cách
khác, các cá nhân trong xã hội hướng tương lai luôn lo lắng tương lai của
mình sẽ về đâu, họ tiết kiệm chi tiêu để dành dụm cho tương lai. Ngược lại, ở

download by :


11

xã hội hướng hiện tại và quá khứ, con người thường thích hưởng thụ hơn là
dành dụm. Người trong xã hội hướng hiện tại nhấn mạnh vào kết quả tức thời,
thay vì trơng đợi vào sự kiên nhẫn. Quan hệ xã hội mang tính xịng phẳng,
ngang hàng, khơng phụ thuộc vào thân phận hay đẳng cấp (xem bảng 1.5).
Bảng 1.5. Mười sự khác nhau giữa xã hội định hướng ngắn hạn và dài
hạn
Định hướng ngắn hạn
Các sự kiện quan trọng nhất trong cuộc
sống xảy ra trong quá khứ hoặc ngay từ bây
giờ.
Kiên định cá nhân và sự ổn định: một
người tốt ln ln là như nhau.

Có những ngun tắc phổ quát về những
điều tốt và xấu.
Truyền thống là bất khả xâm phạm.
Cuộc sống gia đình được hướng dẫn bởi
các mệnh lệnh.
Nghĩa vụ phải tự hào về đất nước của mình.

Định hướng dài hạn
Hầu hết các sự kiện quan trọng trong
cuộc sống sẽ xảy ra trong tương lai.
Một người tốt thích nghi với hồn cảnh.
Điều gì tốt và xấu phụ thuộc vào từng
trường hợp.
Truyền thống là khả năng thích nghi
với hồn cảnh thay đổi.
Cuộc sống gia đình theo hướng dẫn của
sự chia sẻ.
Đang cố gắng để học hỏi từ các nước
khác.
Thực hành tiết kiệm và kiên trì là mục
tiêu quan trọng.
Tiết kiệm lớn, các quỹ dành cho đầu tư.
Học sinh thành công với nỗ lực.

Phục vụ cho người khác là một mục tiêu
quan trọng.
Chi tiêu và tiêu dùng xã hội.
Học sinh thành công hay thất bại phụ thuộc
vào may mắn.
Các nước nghèo chậm hoặc khơng có tăng Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của

trưởng kinh tế.
quốc gia lên đến một mức độ thịnh
vượng.

(Nguồn: [12, tr.15])
Tính dễ dãi/tính kiềm chế: Tính dễ dãi là biểu hiện của một xã hội mà
cho phép sự thỏa mãn tương đối tự do của những ham muốn cơ bản và tự
nhiên của con người liên quan đến tận hưởng cuộc sống và vui vẻ. Kiềm chế
là đặc trưng của một xã hội mà kiểm soát sự thỏa mãn các nhu cầu và điều

download by :


12

chỉnh nó bằng phương tiện của chuẩn mực xã hội nghiêm ngặt. Tính dễ dãi có
xu hướng chiếm ưu thế ở Nam và Bắc Mỹ, Tây Âu và ở các bộ phận của SubSahara châu Phi. Tính kiềm chế chiếm ưu thế ở Đông Âu, châu Á và thế giới
Hồi giáo (xem bảng 1.6) [12, tr.15-16].
Bảng 1.6. Mười sự khác nhau giữa xã hội dễ dãi và kiềm chế
Tính dễ dãi
Sự kiềm chế
Có tỷ lệ phần trăm cao những người tun Ít người rất hạnh phúc.
bố họ rất hạnh phúc.
Có nhận thức kiểm sốt cuộc sống cá nhân. Có nhận thức bất lực: những gì xảy ra
với tơi khơng phải chỉ riêng tôi.
Tự do ngôn luận được xem là quan trọng.
Tự do ngôn luận không phải là một mối
quan tâm chính.
Tầm quan trọng về giải trí cao hơn.
Tầm quan trọng về giải trí thấp hơn.

Nhiều khả năng nhớ những cảm xúc tích Ít có khả năng nhớ những cảm xúc tích
cực.
cực.
Ở các quốc gia mà dân số có học thức và tỷ Ở các quốc gia dân số có học thức và
lệ sinh cao hơn.
mức sinh thấp hơn.
Nhiều người tích cực tham gia các mơn thể Ít người tích cực tham gia các mơn thể
thao.
thao.
Ở các nước có đủ thức ăn, tỷ lệ phần trăm Ở các nước có đủ thức ăn, những người
người béo phì cao hơn.
béo phì ít hơn.
Ở các quốc gia giàu có, chuẩn mực tình dục Ở các quốc gia giàu có, chuẩn mực tình
được khoan dung.
dục nghiêm khắc.
Duy trì trật tự trong nước khơng được ưu Số nhân viên cảnh sát cao hơn trên
tiên cao.
100.000 dân.

(Nguồn: [12, tr.16])
b. Đặc trưng, chức năng của văn hóa Việt Nam
- Chức năng của văn hóa
Theo PGS, TSKH. Trần Ngọc Thêm văn hóa có những chức năng sau
đây của văn hóa:

download by :


13


+ Chức năng tổ chức xã hội: Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ
ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó
với mơi trường tự nhiên và xã hội của mình [6, tr.11].
+ Chức năng điều chỉnh xã hội: văn hóa giúp cho xã hội duy trì được
trạng thái cân bằng động, khơng ngừng tự hồn thiện và thích ứng với những
biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho
sự phát triển của xã hội [6, tr.12].
+ Chức năng giáo dục: Chức năng bao trùm nhất của văn hóa là chức
năng giáo dục. Nói cách khác, chức năng tập trung của văn hóa là bồi dưỡng
con người, hướng lý tưởng, đạo đức và hành vi của con người vào “điều hay
lẽ phải, điều khôn, lẽ thiệt”, theo những khuôn mẫu, chuẩn mực mà xã hội
quy định [8, tr.107].
+ Chức năng phái sinh: Là chức năng đảm bảo tính kế tục của lịch sử.
Văn hóa bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua
nhiều thế hệ, mang tính lịch sử và tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu.
Nó được duy trì bằng truyền thống văn hóa, tức là cơ chế tích lũy và truyền
đạt kinh nghiệm trong cộng đồng qua không gian và thời gian [6, tr.12-13].
-

Đặc trưng của văn hóa Việt

Đặc trưng văn hóa Việt theo 5 giá trị chiều hướng văn hóa của
Hofstede cụ thể như sau:
+ Khoảng cách quyền lực:
Đặc tính khoảng cách quyền lực lớn của người Việt thể hiện trong đời
sống thường ngày cũng như trong cơng việc. Trong gia đình, con cái phải tuân
lời cha mẹ. Trong tổ chức, có thể thấy rõ mối quan hệ kiểu sếp - nhân viên có
sự phân biệt đẳng cấp. Giữa những nhà lãnh đạo và quần chúng cũng có một
khoảng cách biệt rất xa [31]. Đối với người Việt Nam, gia tộc trở thành một
cộng đồng gắn bó có vai trị quan trọng thậm chí cịn hơn cả gia đình: họ rất


download by :


14

coi trọng các khái niệm liên quan đến gia tộc như trưởng họ, tộc trưởng, nhà
thờ họ, từ đường, gia phả, ruộng kị, giỗ họ, giỗ tổ, mừng thọ…. Trong làng,
người Việt cho đến bây giờ vẫn thích sống theo lối đại gia đình: các cụ già rất
lấy làm hãnh diện nếu họ đứng đầu một gia đình quần tụ được 3,4 thế hệ [6,
tr.89]. Nhiều tổ chức ở Việt Nam đang được phát triển dựa trên sự gia trưởng;
ý tưởng của cấp trên là ưu tiên nhất. Người Việt nói chung, cấp trên khơng
quan tâm đến việc lấy ý kiến từ cấp dưới. Cấp dưới không thể chứng minh
rằng họ có nhiều hiểu biết hơn cấp trên của họ mà là phải không được làm
mất mặt cấp trên [22].
+ Chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể:
Chủ nghĩa tập thể cũng đã tồn tại từ lâu đời ở Việt Nam. Nó được đặc
trưng bởi hệ thống lề lối xã hội chặt chẽ. Những người trong nhóm trơng cậy
vào việc cả nhóm bảo vệ và che chở cho mình, và đảm bảo cuộc sống không
rủi ro cho họ, và trả lại là họ sẽ trung thành tuyệt đối. Từ xưa, người Việt luôn
dạy dỗ con cháu phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Đối với xã hội cũng
giống như gia đình, phải biết cưu mang những người yếu đuối, gặp khó khăn
“lá lành đùm lá rách”, biết phát huy sức mạnh tập thể “Một cây làm chẳng
nên non; Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Người Việt đặt nặng vấn đề sống hòa hợp và tránh làm mất mặt người
khác. Trong xung đột, họ muốn giải pháp hai bên cùng đạt kết quả. Một đặc
tính quan trọng của xã hội Việt là khơng dám nói thẳng, bởi họ coi đó là việc
làm mất mặt người khác. Bù lại, người Việt có khiếu hài hước, và thường sử
dụng những chuyện tếu táo để nói ra lịng mình. Bên cạnh đó, con người nơng
nghiệp ưa sống theo ngun tắc trọng tình [6, tr.22]. Do vậy, tính cộng đồng,

tập thể của dân tộc Việt rất cao, ln đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
Chủ nghĩa tập thể của văn hóa Việt Nam cũng được phản ánh trong các hệ
thống quan hệ họ hàng. Các mối quan hệ cha-con được người Việt xem như là

download by :


×