Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

(luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch du khách nội địa lựa chọn trải nghiệm tại điểm đến thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU MẠNG LƯỚI CÁC ĐIỂM DU LỊCH
DU KHÁCH NỘI ĐỊA LỰA CHỌN TRẢI NGHIỆM
TẠI ĐIỂM ĐẾN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2016

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU MẠNG LƯỚI CÁC ĐIỂM DU LỊCH
DU KHÁCH NỘI ĐỊA LỰA CHỌN TRẢI NGHIỆM
TẠI ĐIỂM ĐẾN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY


Đà Nẵng - Năm 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh Tùng

download by :


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3
5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
7. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 4
8. Tổng quan tài liệu ................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT MẠNG
LƯỚI ĐỂ NGHIÊN CỨU SỰ TRẢI NGHIỆM CỦA DU KHÁCH TẠI
ĐIỂM ĐẾN..................................................................................................... 10

1.1. KHÁCH DU LỊCH VÀ PHÂN LOẠI KHÁCH DU LỊCH..................... 10
1.1.1. Khách du lịch .................................................................................. 10
1.1.2. Phân loại khách du lịch ................................................................... 11
1.2. TRẢI NGHIỆM DU LỊCH ...................................................................... 16
1.2.1. Khái quát trải nghiệm du lịch ......................................................... 16
1.2.2. Ý nghĩa của trải nghiệm du lịch...................................................... 18
1.2.3. Trải nghiệm du lịch của khách đi du lịch chủ động........................ 19
1.3. LÝ THUYẾT MẠNG LƯỚI VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
SỰ TRẢI NGHIỆM CỦA DU KHÁCH......................................................... 21
1.3.1. Lý thuyết về mạng lưới ................................................................... 21
1.3.2. Lý thuyết mạng lưới ứng dụng trong nghiên cứu trải nghiệm của du
khách tại điểm đến .................................................................................... 30

download by :


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 32
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................... 33
2.1. MỤC TIÊU VÀ CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................... 33
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 33
2.1.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 33
2.2. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 34
2.2.1. Nghiên cứu định tính ...................................................................... 34
2.2.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................... 50
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ........................................... 50
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................... 51
2.3.2. Lấy mẫu .......................................................................................... 51
2.4. THU THẬP DỮ LIỆU ............................................................................. 51
2.5. KẾ HOẠCH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ...................................................... 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 52

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 53
3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ................................................................................ 53
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu của khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng ........ 53
3.1.2. Hành vi đi du lịch đến Đà Nẵng: .................................................... 55
3.1.3. Mức độ hài lịng của du khách cho tồn bộ hành trình du lịch tại Đà
Nẵng .......................................................................................................... 59
3.2. CẤU TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MẠNG LƯỚI CÁC ĐIỂM DU
LỊCH DU KHÁCH NỘI ĐỊA LỰA CHỌN TRẢI NGHIỆM TẠI ĐÀ NẴNG
......................................................................................................................... 61
3.2.1. Kết quả chung về cấu trúc mạng lưới ............................................. 61
3.2.2. Các đặc điểm của mạng lưới các điểm du lịch du khách nội địa trải
nghiệm tại Đà Nẵng .................................................................................. 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 69

download by :


CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CÁC CHÍNH SÁCH................... 70
4.1. NHỮNG KẾT LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............ 70
4.2. NHỮNG HÀM Ý CHO QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN ĐÀ NẴNG ................ 72
4.2.1. Cơ sở để đưa ra hàm ý quản lý ....................................................... 72
4.2.2. Hàm ý cho quản lý điểm đến .......................................................... 75
4.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ..................... 78
4.3.1. Những hạn chế trong nghiên cứu.................................................... 78
4.3.2. Định hướng nghiên cứu .................................................................. 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................. 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


download by :


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

3.1.

Thống kê đặc điểm về nơi sinh sống của du khách

53

3.2.

Thống kê về đặc điểm giới tính của khách du lịch

54

3.3.

Thống kê về độ tuổi của khách du lịch

55


3.4.

Thống kê số lần đến Đà Nẵng của một khách du lịch

55

3.5.

Thống kê việc lập kế hoạch của khách du lịch

56

3.6.

Thống kê việc sử dụng thiết bị công nghệ di động của du

57

khách
3.7.

Khách du lịch sử dụng thiết bị cơng nghệ để tìm kiếm

58

3.8.

Mối liên hệ giữa khu vực khách du lịch cư trú và những


59

thông tin khách tìm kiếm khi du lịch tại Đà Nẵng
3.9.

Thống kê mức độ hài lòng của khách du lịch tại Đà Nẵng

59

3.10.

Thống kê trung bình mức độ hài lịng của khách khi đến

60

Đà Nẵng
3.11.

Số điểm du lịch trung bình một khách trải nghiệm tại Đà

60

Nẵng
3.12.

Ma trận mã hóa lộ trình của một khách tại Đà Nẵng

62

3.13.


Mật độ của toàn bộ hệ thống mạng lưới 16 điểm du lịch

64

tại Đà Nẵng
3.14.

Thống kê các chỉ số đo lường của mạng lưới điểm du

65

lịch du khách nội địa trải nghiệm
3.15.

So sánh số liên kết đi vào và đi ra tại các điểm du lịch tại

67

Đà Nẵng
4.1.

Kết luận đặc điểm của các điểm du lịch tại Đà Nẵng

download by :

71


DANH MỤC HÌNH VẼ

Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

1.1.

Hình ảnh minh họa cho mạng lưới

22

1.2.

Các liên kết đi vào và đi ra của một đỉnh

26

1.3.

Khoảng cách trung tâm

27

1.4.

Between centrality của mạng


28

1.5.

Between centrality và structural hole của mạng lưới

29

2.1.

Ngũ hành Sơn

35

2.2.

Làng đá Non Nước

36

2.3.

Làng chiếu Cẩm Nê

37

2.4.

Cơng viên Châu Á


38

2.5.

Khu giải trí Helio

39

2.6.

Lotte mart Đà Nẵng

39

2.7.

Cầu Rồng

40

2.8.

Bãi biển Mỹ Khê

41

2.9.

Khu du lịch Sơn Trà


41

2.10.

Viện Cổ Chàm

42

2.11.

Bảo tàng Đà Nẵng

42

2.12.

Chợ Hàn

43

2.13.

Siêu thị Big C

44

2.14.

Chợ Cồn


45

2.15.

Làng Cổ Túy Loan

46

2.16.

Đình làng Đại Nam

47

2.17.

Suối Hoa

47

download by :


2.18.

Khu du lịch Ngầm đơi

48

2.19.


Khu du lịch suối khống Phước Nhơn

49

2.20.

Bà Nà – Núi chúa

49

2.21.

Mười sáu điểm du lịch trong các hành trình trải nghiệm
của du khách tại Đà Nẵng

50

Hình ảnh cấu trúc mạng lưới 16 điểm du lịch mà du
3.1.

khách nội địa đi theo hình thức chủ động trải nghiệm tại
Đà Nẵng

download by :

63


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển và dẫn đến nhiều sự thay đổi trong mỗi
người, mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế nói chung thì ngành dịch vụ ngày
càng chiếm tỷ trọng cao.Trong những năm lại đây, ngành dịch vụ đặc biệt là
du lịch đang trở thành ngành kinh tế được nhiều tỉnh thành trên cả nước chú
trọng. Đối với Đà Nẵng, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong
chiến lược phát triển của thành phố. Sự phát triển du lịch đã góp phần vào sự
gia tăng GDP của thành phố, giải quyết vấn đề về lao động đồng thời giúp
khôi phục một số nghệ thuật ẩm thực đã bị mai một và lãng quên, góp phần
nâng cao đời sống của cư dân địa phương.
Đà Nẵng được xem là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch
như: tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, có núi, sơng, biển, thiên nhiên
tươi đẹp và hấp dẫn; có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng; vị trí rất gần các di sản
thế giới ở miền Trung; hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang đồng bộ và hiện
đại với cảng biển; sân bay quốc tế lớn; là cửa ngõ thứ 3 của cả nước đồng thời
là điểm cuối ra biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây; con người
Đà Nẵng thật thà, vui vẻ; với nền văn hóa lâu đời và ẩm thực đa dạng phong
phú, …, nên Đà Nẵng đang dần khẳng định sự phát triển du lịch mạnh mẽ tại
khu vực miền Trung- Tây nguyên. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng luôn
là một trong số điểm đến danh tiếng mà du khách nội địa lựa chọn trải nghiệm
trong nước. Tuy nhiên, đối với phần lớn du khách nội địa đi du lịch trong
nước nói chung và đến Đà Nẵng nói riêng, việc chọn điểm du lịch và hành
trình trải nghiệm tại điểm đến đó thường là theo kế hoạch mà họ chủ động
thiết lập, không mua các tour tuyến thiết kế của các đơn vị lữ hành. Kiểu du
lịch chủ động (tourist – activated/drive tourism) gần đây càng được quan tâm
do số lượng đối tượng muốn trải nghiệm du lịch tự do và độc lập ngày càng

download by :



2

tăng (Hardy, 2003). Một trong những đặc điểm quan trọng của du lịch chủ
động là hành trình đa dạng điểm du lịch được lựa chọn tại một điểm đến,
khách du lịch tự phát triển và đi theo hành trình riêng của bản thân họ. Chính
vì thế, những điểm trên hành trình họ đi qua có thể phát triển thành các tuyến
du lịch theo chủ đề. Vì vậy, tất cả các điểm du lịch mà du khách tự do lựa
chọn trong một điểm đến cần được nghiên cứu để mô tả theo một mạng lưới
bao gồm tất cả các điểm du lịch đã tạo nên những tuyến đường du lịch mà du
khách trải nghiệm, khám phá (Shih, 2006). Để đáp ứng du lịch theo hướng
này, chính quyền địa phương, các tổ chức trong lĩnh vực du lịch có thể hoạch
định những điểm du lịch và ở đó họ nên cung cấp sản phẩm dịch vụ cho du
khách, xúc tiến, hình thành và phát triển các tuyến đường du lịch theo các loại
chủ đề. Muốn vậy, đặc điểm mạng lưới các điểm du lịch mà du khách đi theo
kiểu chủ động lựa chọn trải nghiệm tại một điểm đến cần được phân tích và
tìm hiểu rõ ràng trên cơ sở tiếp cận “phân tích mạng lưới (network analysis)”
(Shih, 2006). Vì thế, phân tích mạng lưới được ứng dụng nhiều khơng chỉ
trong nghiên cứu mối quan hệ giữa các bên liên quan đã được quan tâm nhiều
trong lĩnh vực du lịch (Lazzeretti và Petrillo, 2006; Morrison và ctg, 2004;
Pavlovich, 2003; Stokowski, 1992) mà gần đây nó cịn ứng dụng trong nghiên
cứu phân tích mạng lưới trải nghiệm của du khách (Shih, 2006; Modsching và
ctg, 2006; Zach và Gretzel, 2012).
Tuy nhiên, phân tích mạng lưới được ứng dụng trong nghiên cứu về điểm
đến du lịch cả phía cung và cầu ở Việt Nam chưa được quan tâm. Với mục đích
có được thơng tin hữu ích từ đó thiết kế các gói sản phẩm, dịch vụ hợp lý được
đồng tạo lập giá trị bởi các bên liên quan nhằm giúp du khách có được trải
nghiệm chất lượng, cũng như thiết lập hệ thống thông tin hữu ích hỗ trợ cho du
khách thực hiện tốt hành trình trải nghiệm đảm bảo tính tiết kiệm cả thời gian

và chi phí, đề tài này thực hiện “Nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch du
khách nội địa lựa chọn trải nghiệm tại điểm đến thành phố Đà Nẵng”.

download by :


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các điểm du lịch du khách nội địa chủ động lựa chọn cho
hành trình trải nghiệm tại điểm đến Đà Nẵng, việc lập kế hoạch và sự hài lịng
đối với chuyến hành trình đó của họ.
- Mơ tả cấu trúc mạng lưới được hình thành bởi các điểm du lịch du
khách lựa chọn trải nghiệm ở Đà Nẵng và xác định đặc điểm của nó.
- Đưa ra đề xuất cho các nhà quản lý của các bên liên quan ở điểm đến
Đà Nẵng về việc hoàn thiện, phát triển các tuyến đường du lịch cùng với hệ
thống gói sản phẩm/dịch vụ phù hợp và hệ thống IT hỗ trợ thông tin nhằm gia
tăng sự thỏa mãn cho du khách.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Mười sáu điểm du lịch tại Đà Nẵng đã được du khách nội địa chủ động
lựa chọn cho hành trình trải nghiệm như thế nào?
- Du khách có lập kế hoạch trước về các điểm du lịch sẽ trải nghiệm trên
chuyến hành trình du lịch ở điểm đến Đà Nẵng hay không?
- Mạng lưới các điểm du lịch du khách trải nghiệm có cấu trúc và đặc
điểm như thế nào (mật độ, tính trung tâm)?
- Các gói sản phẩm du lịch và hệ thống IT cần được hoàn thiện theo
hướng nào để phù hợp với thực trạng mạng lưới trải nghiệm của du khách nội
địa đi du lịch Đà Nẵng?
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này có đối tượng nghiên cứu là mạng lưới về các điểm du lịch mà

du khách nội địa đi theo hình thức chủ động trải nghiệm trên chuyến hành
trình khi du lịch ở một điểm đến.
5. Phạm vi nghiên cứu
Điểm đến được nghiên cứu là thành phố Đà Nẵng. Khách du lịch nội địa
đi du lịch chủ động theo cá nhân hoặc theo nhóm.

download by :


4

6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sử dụng kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng việc phân tích, tổng hợp các
lý thuyết và các nghiên cứu thực tiễn trên thế giới về mạng lưới điểm du lịch
du khách trải nghiệm tại các điểm đến, thực hiện phỏng vấn chuyên sâu đối
với chuyên gia trong lĩnh vực du lịch nhằm thiết kế bảng câu hỏi, thảo luận về
kết quả nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện để thu thập dữ liệu sơ cấp của du
khách đến Đà Nẵng du lịch nhằm có được thơng tin về cấu trúc và đặc điểm
mạng lưới các điểm du lịch du khách lựa chọn trải nghiệm trong hành trình du
lịch tại Đà Nẵng, việc sử dụng thiết bị công nghệ di động cho việc tìm kiếm
thơng tin trong suốt lộ trình tại đây.
7. Cấu trúc luận văn
Ngồi các phần như lời mở đầu, mục lục, danh mục các bảng biểu, danh
mục các loại tài liệu tham khảo, kết luận, nội dung chính của đề tài có 4
chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về ứng dụng lý thuyết mạng lưới để nghiên cứu
sự trải nghiệm của du khách tại điểm đến du lịch

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và hàm ý các chính sách
8. Tổng quan tài liệu
Du lịch đang phát triển và thu hút rất nhiều các nghiên cứu trong lĩnh
vực này. Để du lịch phát triển hơn nữa thì cần phải biết đáp ứng các nhu cầu
ngày càng thay đổi của du khách và áp dụng những tiến bộ khoa học vào
trong lĩnh vực kinh doanh này. Lý thuyết về mạng lưới đã được ứng dụng

download by :


5

nhiều trong nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau. Trong du lịch, điểm đến
du lịch là một sản phẩm phức hợp được tạo nên bởi các bên liên quan và cần
sự phối hợp giữa họ cả trong marketing và quản lý điểm đến. Vì thế, lý thuyết
mạng lưới đã được nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng để nghiên cứu về sự liên
kết đó (phía cung). Đối với du khách du lịch tại một điểm đến (phía cầu), sự
thỏa mãn của họ về hành trình du lịch tại một điểm đến liên quan chặt chẽ bởi
sự trải nghiệm của họ ở những điểm du lịch họ thăm viếng. Vì thế, tiếp cận lý
thuyết mạng lưới cũng đã được các nhà nghiên cứu ứng dụng trong phân tích
đặc điểm mạng lưới các điểm du lịch trong hành trình của du khách ở điểm
đến. Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài tập trung đến ứng dụng nghiên cứu
về mạng lưới từ phía cầu để hiểu biết về trải nghiệm của du khách đi theo
hình thức chủ động khi tự do lựa chọn các điểm du lịch để trải nghiệm tại một
điểm đến.
- Nghiên cứu của Dr. Anne Hardy (2006) về loại hình du lịch chủ động,
phương pháp nghiên cứu cũng như cách thức thu thập dữ liệu đối với loại
hình này. Qua đó cho thấy được một số đặc điểm riêng có cũng như tác động

của du lịch theo hình thức chủ động đến trải nghiệm của du khách. Tuy nhiên
những nghiên cứu này vẫn cịn mang tính chung chung chưa cụ thể và rõ
ràng.
- Nghiên cứu của Carvens & Pier (1994) đã cho thấy tầm quan trọng của
mạng lưới trong mọi tổ chức và trong một môi trường đầy biến động của thế
kỷ 21, nó sẽ chi phối các mối quan hệ hợp tác, liên minh…Tuy nhiên, nghiên
cứu này chỉ mới nghiên cứu chung cho các ngành, chưa đi sâu vào ngành du
lịch.
- Nghiên cứu của Hwang và ctg (2006) và Shih (2006) , trong đó Hwang
và ctg (2006) nghiên cứu ở Mỹ và Shih (2006) nghiên cứu ở Đài Loan đã chỉ
ra rằng mơ hình du lịch có thể được hiểu như cấu trúc mạng lưới. Từ nghiên

download by :


6

cứu này, hai ông đã chỉ ra rằng cấu trúc mạng lưới sẽ chứng minh cho mối
quan hệ mật thiết giữa hệ thống hỗ trợ du lịch với khách du lịch tại các điểm
đến. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở yếu tố xã hội của các điểm
đến, chưa đi sâu phân tích những yếu tố về vật lý liên quan tại những điểm
đến này.
- Nghiên cứu của Scott, Baggio, Cooper (2007) đã xem xét sự đóng góp
của việc phân tích mạng lưới đến sự hiểu biết về các tổ chức và các điểm đến
du lịch. Bằng phương pháp phân tích định lượng kết hợp tham khảo một số
phương pháp phân tích định tính trước đó như Dredge(2005), Borgatti
&Poster (2003) đã phân tích, nghiên cứu này mơ tả chi tiết sơ đồ mạng lưới
du lịch. Dianne Dredge đã khẳng định việc áp dụng khái niệm mạng lưới
trong ngành du lịch đã tăng lên trong những năm gần đây nhưng phần lớn tập
trung vào những lợi thế cạnh tranh của tổ chức mạng lưới cho các doanh

nghiệp du lịch vừa và nhỏ, lý thuyết mạng lưới đã cung cấp một số thông tin
về các cấu trúc, mối quan hệ giữa chính phủ, các nhà cung ứng du lịch và cư
dân địa phương và những chính sách quản lý điểm đến, vì thế nghiên cứu này
đã xem xét sự đóng góp của các mạng lưới trong các kế hoạch hợp tác và cách
thức để đưa các mạng lưới này vào thực tế. Tuy nhiên, nghiên cứu định tính
trong nghiên cứu này chỉ đi mô tả chi tiết mạng được sử dụng để minh họa và
hiển thị mối quan hệ giữa các nhóm định trước chứ chưa phải là tất cả các tổ
chức cá nhân có liên quan và nó chưa thể hiện minh họa được sơ đồ mạng
lưới như các nghiên cứu khác.
Nghiên cứu của nhóm Modsching, Kramer, Hagen and Gretzel (2006) là
một ví dụ về nghiên cứu mạng lưới điểm du lịch tại thành phố Görlitz ở biên
giới phía đơng của nước Đức. Dựa trên Hệ thống Định vị Tồn cầu (GPS) ghi
lại để hình dung và phân tích sự phân bố khơng gian của du khách trong khu
vực khác nhau. Việc đo lường tốc độ đi, phạm vi hoạt động, số lượng khách

download by :


7

du lịch… đã giúp xác định được mơ hình mạng lưới du lịch của du khách, từ
đó xác định những vị trí trung tâm du lịch của thành phố. Ngồi ra nghiên cứu
cịn chỉ ra những lộ trình mà khách thường xuyên viếng thăm hay những điểm
du lịch hạt nhân. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chi phí của các
thiết bị định vị cịn cao nên ảnh hưởng đến việc nghiên cứu cũng như áp dụng
của các cơ quan quản lý điểm đến hay các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Một nghiên cứu của Zach and Gretzel (2012) đã nghiên cứu về mạng
lưới kích hoạt du lịch (tourist – activated networks), như một khái niệm để
cung cấp thông tin cho các ứng dụng công nghệ và đưa ra khuyến nghị về lộ
trình du lịch. Dữ liệu thu thập từ du khách thăm viếng một điểm đến tại Mỹ

sau đó phân tích liên quan đến cấu trúc mạng lưới của nó. Kết quả cho thấy
rằng mạng lưới kích hoạt du lịch cho các điểm đến khá thưa thớt và có sự
khác biệt rõ ràng trong các điểm trung tâm và các điểm ngoại biên. Việc tìm
thấy các minh họa cấu trúc của mạng lưới kích hoạt du lịch và cung cấp các
gợi ý cho việc thiết kế công nghệ và marketing du lịch. Tuy nhiên, nghiên cứu
này chỉ dựa vào kinh nghiệm du lịch của các cá nhân nên chưa khái quát
được. Cần nghiên cứu kỹ hơn về quyết định đi du lịch nhóm hay các vấn đề
sở thích của khách có ảnh hưởng đến việc tạo ra các trung tâm du lịch hay
khơng. Bên cạnh đó, nghiên cứu chưa tìm hiểu được mức độ các cơng ty du
lịch thực sự sử dụng mạng lưới để tạo ra gói sản phẩm phù hợp phục vụ cho
khách hàng như thế nào.
Trong nghiên cứu của Gretzel và ctg (2006) và của nhiều nhà nghiên cứu
bên trên. Nghiên cứu của Gretzel, Fesenmaier, Formica, và O'Leary (2006) và
Zach, Xiang, và Gretzel (2010) kết luận rằng mạng lưới du lịch là cần thiết
cho cơ quan quản lý điểm đến sử dụng trong việc tăng cường hợp tác giữa các
tổ chức, doanh nghiệp và các tổ chức chính phủ để gia tăng giá trị của sản
phẩm du lịch tạo ra. Năm 2003, Ardissonoet al, Poslad và Maruyama đã

download by :


8

nghiên cứu về sự đổi mới công nghệ di động, ứng dụng của nó đã giúp ích đối
với du lịch, giới thiệu việc hướng dẫn du lịch chủ động. Tuy nhiên, có rất
nhiều hạn chế trong những nghiên cứu này, đó là họ khơng nhận ra rằng
những trải nghiệm của khách du lịch nên được coi là nền tảng cho sự thiết kế
công nghệ di động. Cũng trong năm 2003, Brown và Chalmer (2003) đã có
một nghiên cứu thực tiễn và rút ra kết luận rằng có rất nhiều cơ hội cho công
nghệ thiết kế tốt hơn cho khách du lịch. Dự án Châu Âu gọi là CRUMPET

((Poslad, 2003) đã kiến nghị một số dịch vụ để hỗ trợ vị trí, bản đồ, phương
tiện, thơng tin của các điểm du lịch hấp dẫn.
Iis P. Tussyadiah Daniel R. Fesenmaier (2007) đã nghiên cứu bằng cách
tìm hiểu kinh nghiệm du lịch của khách trực tyến, từ đó hình thành nên mơ
hình chuyển động không gian, thời gian của khách tại các điểm đến trong
mạng lưới du lịch đã được kích hoạt trước đó. Qua đây cung cấp thơng tin về
trải nghiệm cuả khách du lịch liên quan đến các vấn đề như nhu cầu thông tin,
kiến thức, giá trị nhận được, kinh nghiệm tổng thể. Nghiên cứu này góp phần
vào sự phát triển thực tế và lý thuyết của hệ thống du lịch và thông tin theo
hai cách. Thứ nhất, nghiên cứu này cho thấy rằng các cộng đồng trực tuyến
như các tạp chí du lịch có thể được sử dụng như là nguồn thông tin đáng tin
cậy về hành vi khách du lịch. Thứ hai, các kết quả của nghiên cứu này hỗ trợ
phát triển một khung lý thuyết để thiết kế công nghệ di động hỗ trợ các trải
nghiệm du lịch.
Nghiên cứu của Shih (2005) nghiên cứu về mạng lưới 16 điểm đến du
lịch đối với trường hợp khách du lịch tự do. Kết quả nghiên cứu đưa ra được
một mạng lưới về lộ trình du lịch của du khách ở Nantou, Đài Loan áp dụng
đối với khách du lịch tự do. Trong mạng lưới này, cho thấy được những điểm
du lịch trung tâm, mối quan hệ giữa các điểm du lịch. Từ đó, đưa ra những
kiến nghị cho việc hỗ trợ phát triển những tuyến điểm du lịch tại đây và gợi ý

download by :


9

cho những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách trên lộ trình du lịch. Tuy
nhiên, hạn chế của nghiên cứu này chỉ mới xét mối tương tác về mặt xã hội
chưa đi sâu vào những mối tương tác về vật lý của hệ thống mạng lưới các
điểm du lịch.


download by :


10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT MẠNG LƯỚI
ĐỂ NGHIÊN CỨU SỰ TRẢI NGHIỆM CỦA DU KHÁCH TẠI
ĐIỂM ĐẾN
1.1. KHÁCH DU LỊCH VÀ PHÂN LOẠI KHÁCH DU LỊCH
1.1.1. Khách du lịch
Bản thân việc xây dựng khái niệm khách du lịch là một vấn đề phức tạp.
Mỗi nước có một khái niệm khách du lịch khác nhau, theo những chuẩn mực
khác nhau. Điều đó gây khó khăn cho công tác thống kê, tổng hợp số liệu, so
sánh, phân tích. Hơn nữa, điều đó gây khó khăn trong việc áp dụng công ước
quốc tế cũng như hệ thống luật pháp trong nước để bảo vệ quyền lợi của
khách du lịch.
Chính vì vậy, các tổ chức quốc tế khơng ngừng nỗ lực xây dựng một
khái niệm thống nhất về du khách, ít ra là du khách quốc tế.
Nhìn chung, để xác định ai là khách du lịch? Phân biệt giữa khách du
lịch và những người lữ hành khác phải dựa vào 3 tiêu thức:
- Mục đích chuyến đi
- Thời gian chuyến đi
- Khơng gian chuyến đi
Có nhiều định nghĩa về khách du lịch như:
Theo Chương I, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là
người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc
hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Khách du lịch là người rời khỏi nơi cư
trú thường xuyên của mình trên 24h và nghỉ qua đêm tại đó với nhiều mục

download by :


11

đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền”.
Với phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả đi theo khái niệm khách du lịch
của Tổ chức Du lịch Thế giới.
1.1.2. Phân loại khách du lịch
Có nhiều tiêu thức để phân loại khách du lịch. Tùy thuộc vào mục đích
nghiên cứu mà phân loại sẽ được thực hiện theo tiêu thức nào. Sau đây là một
số tiêu thức phân loại khách du lịch.
a. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
- Khách du lịch quốc tế
Năm 1963, tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về du lịch được tổ chức ở
Roma, Ủy ban thống kê của Liên Hợp Quốc đưa ra một khái niệm về Khách
du lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch quốc tế là người thăm viếng một số
nước khác ngồi nước cư trú của mình với bất kỳ lý do nào ngồi mục đích
hành nghề để được nhận thu nhập từ nước được viếng thăm”.
Khái niệm trên khá rõ và chi tiết nhưng vẫn chưa xác định giới hạn về
thời gian lưu lại của khách du lịch tại các điểm đến. Năm 1989, tại Hội nghị
liên minh Quốc hội về du lịch được tổ chức ở Lahaye (Hà Lan) đã ra “Tuyên
bố Lahaye về du lịch”, trong đó đưa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế
như sau:
Khách du lịch quốc tế là những người:
+ Trên đường đi thăm một hoặc một số nước, khác với nước mà họ cư
trú thường xuyên;

+ Mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi
không quá thời gian 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải được phép gia hạn;
+ Khơng được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý
muốn của khách hay do yêu cầu của nước sở tại;

download by :


12

+ Sau khi kết thúc đợt tham quan (hay lưu trú) phải rời khỏi nước đến
tham quan để về nước nơi cư trú của mình hoặc đi đến một nước khác.
Hiện nay trên thế giới, nhiều nước sử dụng khái niệm này hoặc sử dụng
khái niệm theo tổ chức Du lịch Thế giới.
Theo WTO: “Khách du lịch quốc tế là những người lưu trú ít nhất là
một đêm nhưng khơng quá 1 năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường
trú với nhiều mục đích khác nhau ngồi hoạt động để được trả lương ở nơi
đến”.
- Khách du lịch nội địa
Khách du lịch nội địa được phân biệt với khách du lịch quốc tế ở chỗ nơi
đến của họ cũng chính là nước mà họ cư trú thường xuyên. Khái niệm về
khách du lịch nội địa được xác định không giống nhau ở các nước khác nhau.
Theo qui định của Mỹ: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một
nơi cách nơi ở thường xuyên của họ ít nhất 50 dặm, tức khoảng 80 km (tính
trên một chiều) với những mục đích khác nhau ngồi việc đi làm hằng ngày.
Theo qui định của Pháp: Khách du lịch nội địa là những người rời khỏi
nơi cư trú của mình tối thiểu là 24 giờ và nhiều nhất là 4 tháng với một hoặc
một số mục đích: giải trí, sức khỏe, cơng tác và hội họp dưới mọi hình thức.
Theo qui định của Canada: Khách du lịch nội địa là những người đi đến
một nơi xa 25 dặm (khoảng 40 km) và có nghỉ lại đêm, hoặc rời khỏi thành

phố và có nghỉ lại đêm tại nơi đến.
Theo chương V, Điều 34 Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch nội
địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du
lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
Theo WTO: “Khách du lịch nội địa là người đang sống trong một quốc
gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác, không phải nơi cư trú

download by :


13

thường xuyên trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24h và không
quá một năm với các mục đích khác nhau ngồi hoạt động để được trả lương
ở nơi đến”.
b. Theo hình thức tổ chức chuyến đi
Theo hình thức chuyến đi thì khách du lịch được chia thành khách du
lịch theo đoàn và khách du lịch cá nhân.
- Khách du lịch theo đoàn
Là những khách đi du lịch với số lượng đơng và thường chuẩn bị hành
trình từ trước.
Khách du lịch theo đồn có thể thơng qua các tổ chức du lịch hoặc là tự
mình tổ chức. Những khách trong đồn có thể đã từng quen biết nhau trước
đó hoặc chỉ biết nhau trong chuyến thăm viếng này (ghép đoàn). Phần lớn
những khách đi theo đoàn sẽ tốn chi phí thấp hơn so với đi cá nhân.
- Khách du lịch cá nhân
Là khách du lịch đi riêng lẻ một hoặc hai người với những cách thức và
mục đích khác nhau.
Khách du lịch cá nhân cũng có thể đi du lịch thông qua tổ chức du lịch
hoặc tự họ tổ chức chuyến du lịch của mình. Khách du lịch cá nhân thường sẽ

tốn chi phí nhiều hơn so với khách du lịch theo đoàn nếu họ cùng tiêu dùng
một sản phẩm du lịch lẫn nhau do không tận dụng được lợi thế số đông.
c. Theo sự chủ động của khách du lịch
Đây là một cách phân loại khách du lịch mới phát triển phù hợp với xu
thế thay đổi trong du lịch. Hiện nay, với sự thay đổi của môi trường công
nghệ, sự phát triển của ngành giao thông vận tải (đường hàng không, đường
bộ, đường thủy….), sự phổ biến của những địa phương đầu tư phát triển du
lịch…thì việc tìm kiếm các thơng tin cũng như di chuyển từ nơi này đến nơi

download by :


14

khác của khách du lịch trở nên dễ dàng nên việc di du lịch theo hình thức chủ
động ngày càng phổ biến trên thế giới và cả ở Việt Nam. Các điểm đến cần
phải hiểu biết về hành vi lựa chọn cũng như đặc điểm của hành trình mà
những du khách đi theo hình thức này nhằm đưa ra những giải pháp đáp ứng
tốt những nhu cầu của họ. Theo tiêu thức phân loại này, khách du lịch có thể
được phân thành:
- Khách du lịch thông qua các tổ chức du lịch
Được hiểu là những du khách được các đại lý trung gian (Công ty lữ
hành), các công ty vận tải, hoặc các tổ chức khác…tổ chức chuyến đi. Các tổ
chức này đã chuẩn bị và thỏa thuận với khách du lịch từ trước chuyến hành
trình. Khách du lịch tuân theo các điều kiện đã được thông báo và chuẩn bị từ
trước trong suốt chuyến đi (từ khi bắt đầu đến kết thúc). Đặc biệt khách du
lịch được mua bảo hiểm tính mạng trong các chuyến đi.
- Khách du lịch đi chủ động
Hay còn gọi là khách du lịch chủ động: Được hiểu là những người đi du
lịch không thông qua các đại lý trung gian (công ty lữ hành), các công ty vận

tải, hoặc các tổ chức khác...mà tự chọn chuyến hành trình, thời gian đi…của
riêng mình. Có nhiều khái niệm khác nhau về loại hình du lịch này nhưng
trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu theo khái niệm: "Khách
du lịch là những người sử dụng một số hình thức vận chuyển như một phương
thức vận tải để đến được điểm du lịch của họ với mục đích chính là viếng
thăm/ giải trí (nghĩa là đến nơi mà mục đích chính của họ là nghỉ ngơi hoặc để
thăm bạn bè và người thân). Điều này bao gồm các chuyến tự đi trong ngày
và các chuyến đi qua đêm với một hoặc nhiều điểm đến". (Queensland
Government’s Six Month Action Plan July–December 2012). Khách đi du
lịch chủ động sẽ có những đặc điểm sau:

download by :


15

+ Tự lập kế hoạch cho chuyến đi: Nếu khách du lịch thơng qua các đại lý
trung gian thì đã được các đại lý này lên kế hoạch cho chuyến đi cịn đối loại
hình chủ động này thì du khách phải tự mình lên kế hoạch cho chuyến đi.
+ Tự quyết định điểm du lịch và sản phẩm du lịch đi kèm: Khi đi du lịch
chủ động khách phải tự tìm hiểu và quyết định những điểm du lịch nào họ sẽ
đi, lộ trình được thực hiện như thế nào, những sản phẩm như lưu trú, ăn uống
trong suốt hành trình. Ví dụ: Khi đi du lịch chủ động đến một điểm đến thì
khách phải tự đưa ra danh sách những điểm du lịch họ sẽ trải nghiệm, trình tự
đi của các địa điểm đó như thế nào, họ sẽ ăn ở đâu, ngủ ở đâu … trong suốt
chuyến trải nghiệm.
+ Chủ động thời gian tại nơi đến: Khách du lịch đi theo hình thức này sẽ
khơng phải tn thủ theo một lịch trình quy định trước nên họ sẽ tự mình quyết
định thời gian để trải nghiệm tại mỗi điểm du lịch tùy thuộc vào sở thích của
mình. Ví dụ: Nếu đến một điểm du lịch họ thấy thích thì họ có thể lưu lại thời

gian dài để tăng thêm mức độ thỏa mãn và trải nghiệm nhiều hơn mặc dù trong
kế hoạch của họ thời gian cho điểm này ít. Ngược lại có những điểm trong kế
hoạch thời gian trải nghiệm dài nhưng khi đến nơi họ không thấy phù hợp với
sở thích thì có thể sẽ rút ngắn thời gian hoặc bỏ qua…Nếu khách du lịch đi
thông qua đại lý trung gian thì sẽ khơng thể chủ động như vậy.
+ Chủ động tài chính trong chuyến du lịch: Khi đi du lịch chủ động thì du
khách hồn tồn có thể tự điều chỉnh tài chính của chính mình cho phù hợp với
từng hồn cảnh. Ví dụ: Nếu khách cảm thấy khả năng tài chính của mình tốt
khách có thể lựa chọn những sản phẩm cao cấp (khách sạn, nhà hàng sang
trọng) nhưng khi thấy khả năng tài chính của mình khơng đảm bảo thì họ có thể
thay đổi sang sử dụng những sản phẩm bình dân hơn. Sự thay đổi này có thể
linh hoạt phù hợp với điều kiện của mỗi một khách hàng mà khách du lịch
thơng qua đại lý trung gian khơng thể có được.

download by :


16

Trên đây là những tiêu thức phân loại khách du lịch thường được sử dụng.
Đối với nghiên cứu này quan tâm đến phân loại theo tiêu thức phạm vi lãnh
thổ và xác định đối tượng khách du lịch nội địa để nghiên cứu. Tuy nhiên đối
với du khách nội địa đi du lịch đến Đà Nẵng phần lớn đi theo hướng chủ
động. Vì thế đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng du khách nội địa nhưng đi
theo hình thức này.
Khách du lịch nội địa đi theo hình thức chủ động được hiểu là: Người
đang sống trong một quốc gia, khơng kể quốc tịch nào, tự lựa chọn chuyến
hành trình đi du lịch mà không thông qua các đại lý trung gian (công ty lữ
hành), các công ty vận tải, hoặc các tổ chức khác…để đi đến một nơi khác,
không phải nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó trong khoảng thời gian

ít nhất 24h và khơng q một năm với các mục đích khác nhau ngồi hoạt
động để được trả lương ở nơi đến.
1.2. TRẢI NGHIỆM DU LỊCH
1.2.1. Khái quát trải nghiệm du lịch
a. Khái niệm
Trải nghiệm du lịch là một khái niệm phổ biến trong các tài liệu du lịch.
Tuy nhiên khái niệm về trải nghiệm du lịch rất nhiều và mỗi một khái niệm
được tiếp cận ở một khía cạnh khác nhau gây khơng ít khó khăn cho nghiên
cứu. Dưới đây là một số khái niệm về trải nghiệm du lịch:
Theo McCabe, 2002 thì trải nghiệm du lịch được xem là một sự kết hợp
giữa “trải nghiệm chính” đáng nhớ (khác hẳn với cuộc sống hằng ngày) và
những “trải nghiệm hỗ trợ” (như ăn, ngủ…). Điều này có thể hiểu là trải
nghiệm du lịch sẽ bao gồm những cảm giác, niềm vui, sự thích thú…đối với
những điều khác với cuộc sống hàng ngày kết hợp với những nhu cầu cơ bản
như ăn, uống, ngủ, nghỉ mà khách du lịch có được khi đi du lịch.

download by :


×