Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Hướng dẫn cách pha sữa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.43 KB, 2 trang )

Sữa là thực phẩm rất hoàn hảo, nhưng đừng để chính bình sữa mang lại bệnh tật cho trẻ.
Để bé phát triển hoàn thiện nhất khi uống sữa công thức, cha mẹ cần lưu ý một số điểm
dưới đây:Những loại sữa công thức cơ bản
1. Sữa công thức thông thường
Được chế biến chính từ sữa bò, dầu thực vật (calo béo), vitamin, các khoáng chất và chất
sắt, loại sữa công thức thông thường đáp ứng năng lượng cơ bản cần cho sự phát triển của
bé.
2. Sữa công thức có nguồn gốc từ đậu nành
Được chế biến từ đậu nành, dầu thực vật, đường hóa học (carbohydrates) và chất sắt, loại
sữa này tốt cho trẻ sơ sinh không dung nạp lactose có trong sữa công thức bình thường.
Lưu ý: Sữa công thức có nguồn gốc từ đậu nành chống chị định dùng cho bé sinh non
hoặc nhẹ cân hơn sơ với chuẩn phát triển.
3. Sữa công thức đặc biệt
Với trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân, bị tiêu chảy hay táo bón thì cha mẹ nên chọn mua loại
sữa công thức đặc biệt có chứa nhiều DHA và ARA kích thích sự phát triển thể chất và trí
tuệ của trẻ.
Pha sữa sai cách, bé sẽ không hấp thu được hết các dưỡng chất có trong sữa
Sai lầm khi pha sữa cho bé:
1. Pha sữa với nước quá nóng hoặc quá nguội
Một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B, … dễ bị hư hỏng, mất
tác dụng ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu bạn pha sữa nóng hơn nhiệt độ đã hướng dẫn thì sẽ
mất chất. Pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết, sau khi trẻ bú sẽ thấy các cục
sữa nhỏ đóng đầy trên thành bình mà không vào hết cho trẻ.
Thường nước ấm độ 40 - 60 độ C là đủ, bạn có thể pha 2/3 nước nguội với 1/3 nước sôi
để có nhiệt độ trên, cho sữa vào và lắc bình nhiều lần cho sữa tan hết (không thấy sữa
đóng cục trên thành bình), để sữa nguội bớt và trẻ có thể bú ngay.
Không nên dùng lò vi sóng để hâm nóng bình sữa cho bé, vì sự phân phối sức nóng trong
lò vi sóng không đều, nên nhiều khi bên ngoài bình sữa thấy lạnh mà sữa trong bình lại
nóng quá, có thể khiến bé phỏng miệng khi bú. Sữa có thể được hâm nóng trong một cái
nồi nước trên bếp hoặc thả vào một bát nước ấm.2. Dùng lò vi sóng hâm nóng sữa
3. Cho bé uống sữa đã pha để quá 2h


Đừng dùng sữa công thức đã pha để quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Ngoài ra,
hãy bỏ lượng sữa thừa bé không bú hết. Nếu để lại lượng sữa thừa đó lâu, có thể sữa đó
sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước
bọt của bé vào sữa.
4. Pha sữa khi chưa tiệt trùng bình
Trước khi pha sữa, điều quan trọng là phải tiệt trùng bình sữa để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
Cách tiệt trùng phổ biến nhất là đun bình sữa trong nước sôi khoảng 5 phút (đối với bình
sữa mới, dùng lần đầu). Những lần sau, bạn chỉ cần cọ rửa bình với nước ấm và dung
dịch cọ rửa bình sữa là được.
5. Pha sữa bằng nước rau
Đừng bao giờ dùng nước rau củ như củ dền, cà rốt để pha sữa: Làm thế sẽ dễ khiến cho
bé bị ngộ độc do chất nitrat có ở nước rau củ. Bé có thể bị xanh tím nếu không được cấp
cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
6. Pha sẵn một bình đầy sữa để cho trẻ uống dần trong đêm
Cách này thì rất thuận tiện cho mẹ và cho… vi trùng, vì vậy sẽ không tốt cho con. Khi trẻ
ngậm núm vú, nước miếng sẽ lưu lại trên núm và có thể vào trong bình sữa, vì vậy sữa sẽ
bị ôi thiu nhanh hơn là khi núm vú đã tiệt trùng chưa được ngậm.
Nếu muốn đổi nhãn sữaMột số trường hợp, bạn quyết định đổi loại sữa khác cho con.
Lý do để đổi sữa bao gồm dị ứng sữa, bé bị tiêu chảy (táo bón), bị nôn trớ thường xuyên
và cần nhiều sắt hơn. Những lý do khác như kinh tế, sở thích của cha mẹ, tư vấn của bác
sĩ, người thân… Tuy nhiên, dù ở hoàn cảnh nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến khi
muốn đổi sữa cho con vì sự thay đổi sữa có thể khiến bé xuất hiện một số triệu chứng về
sức khỏe.
Nên đưa bé đi khám nếu bé xuất hiện dấu hiệu dưới đây khi uống loại sữa khác:- Da khô,
đỏ.
- Tiêu chảy.
- Nôn trớ liên tục.
- Cực kỳ yếu ớt.
Các chuyên gia khuyến cáo, 4-12 tháng tuổi là giai đoạn không thích hợp để đổi sữa cho
con. Nhưng nếu bạn muốn, có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làm việc đó.

×