Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 95 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LĨNH

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA THUẦN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
ĐẠM BÓN ĐẾN GIỐNG LÚA HƯƠNG THƠM SỐ 1, BẮC
THƠM 7 VỤ XUÂN 2016 TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã ngành:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Phú

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tơi trực tiếp
thực hiện trong vụ Xuân năm 2016 tại huyện Gia Lâm – Hà Nội, dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Văn Phú. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực, chưa từng được sử dụng trong luận văn nào ở trong và ngoài nước. Mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận
văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lĩnh

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Phú, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài cũng như trong q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Sinh lý thực vật, Khoa
Nông học, Ban quản lý đào tạo sau đai học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo
điều kiện hướng dẫn giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện
đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên trong Công
ty cổ phần giống cây trồng và vật tư nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình công tác và học tập cũng như cơ sở nghiên cứu để tôi thực hiện
tốt đề tài này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè và người thân, những người luôn ủng hộ, động
viên tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập, cơng tác và hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lĩnh

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii
Thesis abstract................................................................................................................ viii
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề ............................................................................................................1

1.2

Mục tiêu ...............................................................................................................2


1.3.

Yêu cầu ................................................................................................................2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ............................................................2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học. ................................................................................................2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..........................................................................4
2.1.

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam .............................................4

2.1.1.

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ............................................................4

2.1.2.

Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ..............................................................7


2.2.

Tình hình chọn tạo giống lúa trên thế giới và ở Việt Nam ............................10

2.2.1.

Tình hình chọn tạo giống lúa trên thế giới ........................................................10

2.2.2.

Tình hình chọn tạo giống lúa ở Việt Nam .........................................................11

2.3.

Các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của đạm đến cây lúa trên thế giới và ở
Việt Nam.............................................................................................................13

2.3.1.

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của đạm cho lúa trên thế giới ...................................13

2.3.2.

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của đạm đến cây lúa ở Việt Nam ......................16

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...........................................................24
3.1

Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................24


3.2

Thời gian nghiên cứu .........................................................................................24

3.3

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.......................................................................24

3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................24

3.3.2

Vật liệu nghiên cứu. ...........................................................................................24

3.4

Nội dung nghiên cứu..........................................................................................24

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................25
iii

download by :


3.5.1.


Thí nghiệm 1: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của 35 dịng lúa được chọn
từ hai giống thuần. .............................................................................................25

3.5.2

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm bón đến sinh trưởng, năng
suất của hai giống lúa Hương thơm 1, Bắc thơm 7............................................25

3.5.3.

Các biện pháp kỹ thuật.......................................................................................26

3.5.4.

Các chỉ tiêu và phương pháp xác định ...............................................................27

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................31
4.1.

Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của 35 dòng lúa được chọn từ hai giống
lúa thuần. ............................................................................................................31

4.1.1.

Thời gian qua các giai đoạn của một số dòng lúa thuần. ...................................31

4.1.2

Khả năng tăng trưởng chiều cao của các dòng lúa thuần...................................32


4.1.3.

Động thái đẻ nhánh của các dòng lúa ................................................................34

4.1.4

Khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng lúa thuần.....................................37

4.1.5.

Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa thuần ....................................39

4.2.

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của một số giống lúa thuần ................................................................................43

4.2.1

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm ...........43

4.2.2

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số nhánh của các giống lúa thí nghiệm ............ 45

4.3

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá các giống lúa ...............47

4.4


Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diệp lục lá (spad) của hai
giống lúa ............................................................................................................50

4.5

Khả năng tích lũy chất khơ của các giống lúa ..................................................51

4.6

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa.......... 52

4.7

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất ............................................................................................................53

4.7.1

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của
các giống lúa ......................................................................................................53

4.7.2

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất thực thu và hệ số kinh tế
của các giống lúa................................................................................................56

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .......................................................................................60
5.1.


Kết luận ..............................................................................................................60

5.2.

Đề nghị ...............................................................................................................60

Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................61

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCCC

Chiều cao cuối cùng

SNHH

Số nhánh hữu hiệu

TSC
NSTT


Tuần sau cấy
Năng suất thực thu

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSSVH

Năng suất sinh vật học

HSKT

Hệ số kinh tế

TGST

Thời gian sinh trưởng

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế

PTNT

Phát triển nông thôn

KHCN

Khoa học công nghệ


BT7KBL

Bắc thơm 7 kháng bạc lá

KLCK

Khối lượng chất khô

SNC

Siêu nguyên chủng

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp phát triển Nơng thơn

Đ/C

Đối chứng

LAI

Chỉ số diện tích lá

SPAD

Chỉ số diệp lục lá

P1000


Khối lượng 1000 hạt

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2000-2014 ..............................................5
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước sản xuất chính trên thế giới
năm 2014..........................................................................................................6
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 2005 - 2015 ............................7
Bảng 2.4. Sản lượng lúa 7 vùng của nước ta ....................................................................9
Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng của các dòng lúa Hương thơm số 1 (ngày) ...................31
Bảng 4.2 Thời gian sinh trưởng của các dòng lúa Bắc thơm 7 (ngày) ............................32
Bảng 4.3 Chiều cao cây của các dòng lúa Hương thơm số 1 (cm) ..................................33
Bảng 4.4 chiều cao cây của các dòng lúa Bắc thơm 7 (cm) ............................................34
Bảng 4.5 Động thái đẻ nhánh của các dòng lúa Hương thơm số 1 ..................................35
Bảng 4.6 Động thái đẻ nhánh của các dòng lúa Bắc thơm 7 ...........................................36
Bảng 4.7 Tình hình sâu bệnh hại các dịng lúa Hương thơm số 1 ...................................37
Bảng 4.8 Tình hình sâu bệnh hại các dòng lúa Bắc thơm 7.............................................38
Bảng 4.9 các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa Hương thơm số 1 ................39
Bảng 4.10 các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa Bắc thơm 7 ........................40
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tăng trưởng chiều cao của các
giống lúa thí nghiệm ......................................................................................44
Bảng 4.12 Ảnh h hưởng của lượng đạm bón đến số nhánh của các giống lúa thí nghiệm ..............46
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá của các giống
lúa (m2lá/m2 đất) ............................................................................................48
Bảng 4.14 Chỉ số SPAD của các giống lúa ở các giai đoạn sinh trưởng .........................50

Bảng 4.15: Khối lượng chất khơ tích lũy của các giống lúa ở các giai đoạn sinh
trưởng (gam/khóm) ........................................................................................51
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh hại của các
giống lúa ........................................................................................................53
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
của các giống lúa............................................................................................54
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất thực thu và hệ số kinh
tế của các giống lúa. .......................................................................................56
Bảng 4.19 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hiệu suất sử dụng đạm của các
giống lúa. .......................................................................................................59

vi

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Lĩnh
Tên Luận văn: Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dịng lúa thuần
và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa Hương Thơm số 1, Bắc Thơm 7 vụ xuân 2016
tại Gia Lâm - Hà Nội.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Tuyển chọn những dịng lúa có năng suất, chất lượng tốt giới thiệu cho cơng tác
chọn giống và xác định được mức đạm bón cho năng suất, hiệu quả cao trong sản xuất.
Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện ở vụ xuân 2016 trong điều kiện ngoài đồng ruộng tại khu
sản xuất của Trại giống cây trồng Yên Khê (Yên Thường – Gia Lâm – Hà Nội). Thí
nghiệm về tuyển chọn những dịng lúa có năng suất cao chất lượng tốt được bố trí kiểu
tuần tự khơng nhắc lại, mỗi dịng là một công thức và lấy hai giống Hương thơm số 1,
Bắc thơm 7 làm cơng thức đối chứng. Thí nghiệm xác định mức đạm bón bố trí kiểu
Spit- splot với 4 mức đạm: N1 (0kg N/ha), mức đạm bón thấp N2 (60kgN/ha), mức đạm
bón trung bình N3 (90kg N/ha) và mức đạm bón cao N4 (120kg N/ha), hai giống được
sủ dụng là Hương thơm số 1, Bắc thơm 7.
Kết quả chính và kết luận
1. Kết quả nghiên cứu cho thấy các dịng lúa H1, H5, H8, H13, H18 có thời gian
sinh trưởng đồng đều và tương tự TGST của công thức Đ/C là (153 ngày), các dòng trên
cho số nhánh hữu hiệu, năng suất thực thu cao hơn so với Đ/C (Hương thơm số 1) và
khả năng chống chịu sâu bệnh tương đối tốt. Giống lúa Bắc thơm 7 có các dịng: B3,
B5, B10, B14 cũng có thời gian sinh trưởng tương đương giống đối chứng (143 ngày),
có năng suất thực thu cao hơn so với giống đối chứng.
2. Mức đạm bón khác nhau đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của cả hai giống lúa Hương thơm số 1 và Bắc thơm 7. Lượng đạm bón 60kgN/ha là hợp
lý, cho năng suất thực thu tương đối cao ở cả hai giống (Hương thơm số 1 là 59,7 tạ/ha,
Bắc thơm 7 đạt 59,7 tạ/ha) và có hiệu suất sử dụng đạm cao nhất (Hương thơm số 1 là
21,47 kg thóc/ kg N; Bắc thơm 7 là 21,49 kg thóc/kg N).

vii

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Linh
Thesis title: The growth, development characteristics, yield of some Rice lines and
Effect of Nitrogen levels on Huong thom 1, Bac thom 7 rice cultivarin 2016 spring crop

in Gia Lam – Ha Noi.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Selectivity of good lines and determination of efficiency applied Nitrogen level
for rice to introduce for production.
Materials and Methods:
The field experiments have been camed out in breeding station Yen Khe, Gia
Lam, Ha Noi. The first experiment had been laid out with 35 plots, no replication, area
of plot was 10m2. The second experiment had been done with under the menthod Split –
Plot with tow variation in 4 applied Nitrogen levels (0 kg/ha, 60 kg/ha, 90 kg/ha and
120 kg/ha, three replications).
Main findings and conclusions:
The H1, H3, H5, H8, H13 lines have similar time for growth and development at
(153 days) and higher in yield compared to control varieties (Huong thom 1). Lines of
B3, B5, B10, B14 are same time in grouwth, development at (143 days) and higher in
yield compared to control variets (Bac thom 7).
The applied Nitroges levels affect growth, development and yield of two pure
rice varieties, applied Nitrogen of 60 kg/ha has showed pretty high yied in both varieties
(Huong thom 1 is 59,7 ta/ha, for Bac thom 7 is 59,7) and has highest protein utilization
(Huong thom 1 is 21,47; for Bac thom 7 is 21,49).

viii

download by :



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa là một trong những cây lương thực quan trọng nhất cho sự sống của
loài người. Cùng với các cây lương thực khác, cây lúa được thực tế sản xuất hết
sức quan tâm, vì vậy nó được trồng phổ biến trên thế giới với 40% dân số sử
dụng lúa gạo làm lương thực chính và ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65%
dân số thế giới.
Là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, có nền khí hậu nhiệt đới
gió mùa, Việt Nam có truyền thống sản xuất lúa gạo với hơn 70% dân sô sống
nhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là sản xuất lúa nước. Tuy nhiên,
trong điều kiện canh tác hiện nay, trồng lúa vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho người nông dân. Nơng dân vẫn sử dụng phân bón để tăng năng suất
nhưng hiệu quả của nó lại khơng cao, cịn làm tăng mức độ sâu bệnh, gây ô
nhiễm môi trường,….

Mặt khác, cần nhìn nhận một cách khách quan rằng, nền nơng nghiệp nước
ta cịn lạc hậu, cơ sở sản xuất nơng nghiệp cịn thiếu thốn, năng suất bình
qn đạt 5,75 tấn/ha, còn thấp so với nhiều nước khác (Urugoay:8,01tấn/ha,
Pêru: 7,36 tấn/ha, Trung Quốc: 6,61tấn/ha (Nguồn FAO, 2015). Giá xuất khẩu
gạo của nước ta còn thấp hơn khoảng 120 USD/tấn so với Thái Lan. Nguyên
nhân chủ yếu là do đa phần người dân vẫn thực hiện các biện pháp thâm
canh truyền thống lạc hậu: Cấy mạ già, cấy dày, bón phân khơng cân đối, đặc
biệt bón đạm nhiều... trong khi dân số tăng nhanh mà diện tích đất trồng lúa
khơng tăng và có xu hướng giảm dần. Hơn nữa cơ cấu giống, bộ giống có năng
suất chất lượng cao cịn chưa nhiều. Việc người dân áp dụng giống mới vào sản
xuất còn chậm. Một thực tế diễn ra là: có nhiều giống mới khi áp dụng vào sản
xuất không đáp ứng được nhu cầu của thị trường (năng suất, chất lượng gạo,
khả năng chống chịu sâu bệnh, thị hiếu người tiêu dùng...) mà bị loại thải
nhanh chóng sau 2 - 3 năm sản xuất. Vì vậy để đảm bảo nhu cầu lương thực
và xuất khẩu, vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải nghiên cứu bộ giống mới, kỹ

thuật mới (nhất là lượng đạm bón) phù hợp với giống mới nhằm tăng năng
suất, chất lượng lúa gạo (Nguyễn Văn Hoan, 2006).

1

download by :


Cùng với lân và kali, đạm là yếu tố quan trọng và cần thiết cho sự phát
triển của cây lúa. Đạm giữa vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất lúa. Đạm là
một nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất của cây lúa, đồng thời cũng là yếu tố
cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ, thân, lá... Đạm có
tác dụng mạnh trong thời gian đầu sinh trưởng và tác dụng rõ rệt nhất của đạm
đối với cây lúa là làm tăng hệ số diện tích lá và tăng nhanh số nhánh đẻ.
Tuy nhiên hiệu suất quang hợp và hiệu suất đẻ nhánh hữu hiệu có ngưỡng nhất
định nên khi sử dụng đạm cần phải chú ý điều chỉnh lượng bón và thời điểm bón
đạm cho cây lúa. Nếu thiếu đạm, cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm
lượng diệp lục giảm, lá lúa ngả màu vàng và lúa sẽ trỗ sớm hơn, số bơng và số
lượng hạt ít hơn, năng suất lúa bị giảm. Nếu bón nhiều đạm và trong điều kiện ruộng
thừa chất dinh dưỡng thì cây lúa thường dễ hút đạm, dinh dưỡng thừa đạm sẽ làm
cho lá lúa to, dài, phiến lá mỏng, nhánh lúa đẻ vơ hiệu nhiều, lúa sẽ trỗ muộn, cây
cao vóng dẫn đến hiện tượng lúa lốp, đổ non dẫn đến năng suất, hiệu suất lúa khơng
cao và gây lãng phí phân bón, ơ nhiễm mơi trường cũng như nơng sản.
Xuất phát từ thực tế đó, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm sinh
trưởng phát triển, năng suất của một số dịng lúa thuần và ảnh hưởng của
đạm bón đến giống lúa Hương Thơm số 1, Bắc Thơm 7 vụ xuân 2016 tại Gia
Lâm - Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU
-


Tuyển chọn được những dịng lúa có độ đồng đều cao, đúng giống , năng
suất cao để làm vật liệu cho công tác sản xuất giống lúa siêu nguyên
chủng.

-

Xác định được mức đạm bón cho năng suất cao đối với hai giống lúa
Hương Thơm số 1 và Bắc Thơm 7.

1.3 . YÊU CẦU
-

Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống lúa.

- Đánh giá ảnh hưởng của lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng,
sinh lý, năng suất đối với hai giống lúa Hương Thơm số 1 và Bắc Thơm 7.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Làm tài liệu cho nghiên cứu đánh giá dòng trong chọn tạo giống lúa siêu
nguyên chủng và đánh giá vai trò của đạm đối với cây lúa.

2

download by :


1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giới thiệu dòng lúa tốt, đúng giống và có độ đồng đều cao cho cơng tác sản
xuất giống lúa siêu nguyên chủng và lượng đạm bón cho năng suất cao đối với
hai giống lúa Hương thơm số 1 và Bắc thơm 7 cho sản xuất tại địa phương.


3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, và có khả năng thích nghi rộng
với các vùng khí hậu. Trên thế giới vùng trồng lúa có thể kéo dài từ 53o vĩ Bắc
đến 10o vĩ Nam, song phân bố chủ yếu ở châu Á từ 30o vĩ Bắc đến 10o vĩ Nam.
Hiện nay thế giới có 114 quốc gia trồng lúa nhưng tập trung chủ yếu ở châu Á
(chiếm 90%) với nhiều nước sản xuất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan...(Nguyễn Hữu Tề, 1997).
Qua Bảng 2.1 ta thấy: Về diện tích: từ năm 2000 - 2002 diện tích trồng lúa
giảm nhẹ từ 154,063- 147,649 triệu ha. Để đảm bảo an ninh lương thực trong
điều kiện dân số thế giới tăng nhanh, các nước đã cố gắng mở rộng diện tích đất
trồng lúa nên diện tích đất trồng lúa năm 2013 đạt 164,093 triệu ha, tăng 16,444
triệu ha so với năm 2002. Tuy nhiên do tốc độ đơ thị hóa gia tăng đến năm 2014
diện tích lúa trên thế giới giảm nhẹ xuống 163,246 triệu ha.
Về năng suất: nhờ sự phát triển của những tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng
suất bình quân của thế giới ngày càng tăng nhanh chóng. Năng suất trung bình
năm 2000 chỉ đạt 3,88 tấn/ha nhưng đến năm 2014 năng suất đã tăng lên 4,53
tấn/ha, tăng 0,65 tấn/ha.
Về sản lượng lúa: do diện tích và năng suất ngày càng tăng nên sản lượng
lúa trên tồn thế giới cũng tăng nhanh chóng. Năm 2000 sản lượng lúa chỉ đạt
598,89 triệu tấn, đến năm 2013 sản lượng đã tăng lên 738,45 triệu tấn, tăng
139,56 triệu tấn. Năm 2014 sản lượng lúa đạt 740,95 triệu tấn, do diện tích lúa
khơng tăng nên sản lượng lúa so với năm 2013 chỉ tăng nhẹ 2,5 triệu tấn.

Sản xuất lúa trên thế giới ngày càng phát triển, tuy nhiên cùng với sự tăng
nhanh về năng suất, sản lượng thì việc sử dụng các loại thuốc hóa học, phân vô
cơ vào trong sản xuất lúa một cách quá mức đã gây tổn hại đến môi trường đất,
nước và hệ sinh thái. Đất ngày càng trở nên cạn kiệt, độ phì nhiêu giảm, đất bị
chai cứng và mất khả năng canh tác ở một số diện tích và làm cho hệ sinh thái đa
dạng sinh học trở nên nghèo nàn, một số lồi thiên địch giảm, trong khi đó một số
lồi gây hại như: sâu, bệnh, chuột… thì khơng ngừng gia tăng, hơn thế nữa việc sử

4

download by :


dụng phân vơ cơ và thuốc hóa học đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người.
Nhận thức được điều này trong khi nhu cầu về lương thực trên thế giới đã tạm thời
ổn định, nhiều nước đã kêu gọi hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng phân hóa học
vơ cơ vào sản xuất.
Bảng 2.1. Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2000-2014
Năm

Diện tích (Triệu
ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

2000


154,063

3,88

598,89

2001

151,971

3,94

599,44

2002

147,649

3,86

571,06

2003

148,537

3,94

586,69


2004

150,583

4,03

607,57

2005

154,987

4,09

634,44

2006

155,850

4,12

641,21

2007

155,039

4,24


656,98

2008

159,999

4,30

688,41

2009

158,294

4,33

684,81

2010

161,666

4,34

701,05

2011

163,147


4,43

722,56

2012

163,463

4,39

718,45

2013

164,093

4,49

738,09

2014

163,246

4,53

740,95

Chỉ tiêu


Nguồn: FAOSTAT (2016)

Các nước sản xuất lúa gạo chính trên thế giới hiện nay phải kể đến là Ấn
Độ, Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan, Banglades, Myanmar, Việt Nam…

5

download by :


Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước sản xuất chính
trên thế giới năm 2014
Tên nước
Tồn cầu
Ấn Độ
Trung Quốc
Inđơnêxia
Thái Lan
Banglades
Myanmar
Việt Nam
Philippin
Cambodia
Pakistan

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)


163,246
43,400
30,871
13,797
10,834
11,820
6,790
7,902
4,739
3,100
2,891

4,538
3,622
6,745
5,134
3,011
4,418
3,891
5,753
4,001
3,007
2,423

Sản lượng
(triệu tấn)
704,956
157,200
208,239

70,846
32,620
52,231
26,423
44,040
18,967
9,324
7,005
Nguồn: FAOSTAT - 2016

Qua bảng số liệu cho thấy, chỉ riêng sản lượng lúa của Ấn Độ và Trung
Quốc đã chiếm hơn 50 % sản lượng lúa toàn cầu. Tuy Ấn Độ là nước có diện tích
trồng lúa lớn nhất trên thế giới (43,400 triệu ha) Trung Quốc lại là quốc gia có
sản lượng lớn nhất thế giới (208,239 triệu tấn) và cũng là nước có năng suất
trung bình lớn nhất trong 10 quốc gia sản xuất chính (6,745 tấn/ha). Bên cạnh đó
Inđơnêxia, Việt Nam cũng là một trong những nước có năng suất trung bình và
sản lượng lúa đạt cao trên thế giới (trên 5 tấn/ha).
Là một trong những quốc gia chính về sản xuất lúa gạo, Thái Lan, Việt
Nam, Ấn Độ cũng là những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Đặc biệt,
năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ đạt 9,5 triệu tấn, vượt Thái Lan
trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Phúc Duy, 2013).
Tuy nhiên theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD),
Thái Lan sẽ sớm giành lại và duy trì được danh hiệu nước xuất khẩu gạo lớn nhất
thế giới trong vịng ít nhất 10 năm tới.
Trong báo cáo mới nhất của mình, OECD nhận định lượng gạo xuất khẩu
của Thái Lan sẽ bật tăng trở lại lên mức 8,8 triệu tấn trong năm 2013 và sau đó
duy trì khoảng 12 triệu tấn cho đến năm 2022.

6


download by :


2.1.2.Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở vùng Đơng Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và
đặc biệt là lượng bức xạ mặt trời cao nên rất thích hợp với sự phát triển của cây
lúa. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành
những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, màu mỡ (đồng bằng châu thổ
Sông Hồng và đồng bằng châu thổ sơng Cửu Long…). Vì thế, Việt Nam được
coi là cái nơi hình thành lúa nước.
Sản lượng lúa của Việt Nam tăng liên tục từ 9,5 triệu tấn năm 1961 lên xấp
xỉ 36 triệu tấn năm 2007. Nước Việt Nam từ một nước thiếu ăn, phải nhập khẩu
gần 2 triệu tấn gạo/năm trước đây. Việt Nam đã vươn lên giải quyết an ninh
lương thực cho hơn 90 triệu dân, ngồi ra cịn xuất khẩu một lượng gạo lớn ra thị
trường thế giới. Đây là thành công lớn trong công tác chỉ đạo và phát triển sản xuất
lúa của Việt Nam.
Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc trong nông nghiệp, người
dân đã được tiếp cận với những phương thức sản xuất tiên tiến, biết áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai,
các giống lúa cao sản, các giống lúa thích nghi với điều kiện đặc biệt của từng
vùng, các giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu… kết hợp đầu tư thâm
canh cao, hợp lý. Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta đã có những bước nhảy vọt
về năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 2005 - 2015
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008

2009
2010
2011
2012
2013
2014
Sơ bộ 2015

Diện tích
(triệu ha)
7,33
7,33
7,21
7,40
7,44
7,49
7,66
7,75
7,90
7,82
7,83

Năng suất
(tấn/ha)
4,89
4,89
4,99
5,23
5,24
5,34

5,54
5,63
5,57
5,75
5,77

Sản lượng
(triệu tấn)
35,83
35,50
35,94
38,73
38,95
40,01
42,40
43,66
44,04
44,97
45,22

Nguồn: Tổng cục thống kê (2016)

7

download by :


Qua Bảng 2.3 cho thấy:
Về diện tích: do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp cũng như sự gia tăng
dân số đã tác động mạnh mẽ đến diện tích đất nơng nghiệp nói chung và đất

trồng lúa nói riêng. Trong giai đoạn từ năm 2005- 2007 diện tích lúa gieo trồng của
nước ta giảm từ 7,33 triệu ha xuống cịn 7,21 triệu ha, song đến năm 2015 diện tích
lúa được gieo trồng lại tăng lên 7,83 triệu ha.
Về năng suất: sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã góp phần
đáng kể cho việc nâng cao năng suất cây trồng. Từ 2005 đến năm 2015 năng suất
lúa bình quân nước ta tăng lên đáng kể (từ 4,89 tấn/ha lên 5,77 tấn/ha).
Về sản lượng: tuy diện tích gieo trồng giảm nhưng do năng suất tăng mạnh
nên sản lượng lúa của cả nước vẫn không ngừng tăng. Năm 2005 cả nước chỉ đạt
35,83 triệu tấn, đến năm 2015 sản lượng lúa cả nước tăng lên 45,22 triệu tấn.
Như vậy việc tăng sản lượng lúa chủ yếu là do thâm canh tăng năng suất.
Có nhiều chính sách tác động đến ngành nông nghiệp tạo đà cho sự phát triển
khoa học kỹ thuật, trình độ canh tác của người nơng dân khơng ngừng được nâng
lên, vì vậy năng suất tăng khá nhanh và ổn định.
Với những kết quả đạt được của ngành sản xuất lương thực nói chung và
ngành sản xuất lúa gạo nói riêng làm cho nước ta khơng những đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia mà còn trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo đứng
đầu thế giới. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo ở Việt Nam cịn nhiều thách thức trong
chiến lược an tồn lương thực, trong sự đa dạng sinh học của một nền nông
nghiệp bền vững, đặc biệt là khả năng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế (Nguyễn Hữu Nghĩa, 2006).
Xu hướng trong nghiên cứu của các nhà khoa học nông nghiệp hiện nay là
tập trung nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên các vùng đất bằng cách đưa
thêm một số loại cây trồng mới vào hệ canh tác nhằm tăng sản lượng nơng sản/1
đơn vị diện tích canh tác/1 năm, với mục đích xây dựng nền nơng nghiệp sinh
thái phát triển bền vững (Phạm Văn Tiêm, 2005).
Việc sản xuất nông nghiệp nước ta trải dài trên bảy vùng sinh thái từ Nam vào
Bắc. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước, diện tích và
sản lượng lớn gấp gần 3 lần diện tích và sản lượng lúa Đồng bằng sông Hồng.
Lượng gạo nước ta xuất khẩu chủ yếu được tập trung sản xuất ở vùng này. Vùng
Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước. Hàng năm hai vựa lúa

Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 70% tổng sản

8

download by :


lượng lúa tồn quốc. Nhìn chung năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao hơn
Đồng bằng sông Cửu Long nhưng ở đây diện tích đang ngày càng bị thu hẹp do đơ
thị hố và cơng nghiệp hố, điều kiện thời tiết cũng không thuận lợi cho hướng thâm
canh tăng vụ. Vì vậy khả năng cho phép tăng sản lượng không nhiều so với Đồng
bằng sông Cửu Long (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1996).
Đối với những vùng còn lại do điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi do đó sản
lượng chỉ chiếm một phần nhỏ so với hai vùng trên. Điều đó được thể hiện ở
Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Sản lượng lúa 7 vùng của nước ta
Đơn vị: Triệu tấn

Cả nước

Trung
du miền
núi phía
Bắc

Đồng
bằng
sơng
Hồng


Bắc trung bộ
Tây
Đông
và Duyên
hải miền
Nguyên Nam Bộ
Trung

2000

32,53

2,29

6,76

4,97

0,59

1,21

16,72

2001

32,11

2,50


6,61

5,14

0,65

1,21

16,00

2002

34,45

2,63

6,95

5,33

0,61

1,21

17,20

2003

34,57


2,75

6,70

5,57

0,75

1,27

17,53

2004

36,15

2,82

6,93

5,77

0,78

1,28

18,57

2005


35,83

2,86

6,40

5,34

0,72

1,21

19,30

2006

35,84

2,90

6,73

5,95

0,88

1,16

18,23


2007

35,94

2,89

6,50

5,76

0,87

1,24

18,68

2008

38,73

2,90

6,79

6,11

0,94

1,32


20,67

2009

38,95

3,05

6,80

6,24

1,00

1,33

20,52

2010

39,99

3,08

6,80

6,15

1,04


1,33

21,57

2011

42,39

3,19

6,96

6,53

1,07

1,36

23,26

2012

43,74

3,27

6,88

6,73


1,14

1,39

24,32

2013

44,04

3,26

6,65

6,59

1,15

1,35

25,02

2014

44,97

3,33

6,75


7,06

1,24

1,34

25,24

Sơ bộ 2015

45,22

3,33

6,73

6,86

1,21

1,37

25,70

Đồng
bằng sông
Cửu Long

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam (2016)


9

download by :


Như vậy vấn đề đặt ra đối với ngành sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay
là cần phải khắc phục những hạn chế của các vùng sinh thái để từ đó thu hẹp sự
chênh lệch về năng suất lúa giữa các vùng. Để làm được điều đó ta cần phải đẩy
mạnh công tác nghiên cứu khoa học cũng như một loạt các vấn đề liên quan đến
sản xuất.
Khi nước ta gia nhập vào AFTA đã có nhiều cơ hội, nhưng cũng có rất
nhiều thách thức mới đối với nền kinh tế nước ta nói chung và ngành nơng
nghiệp nói riêng. Do đó cần phải biết phát huy những thế mạnh vốn có cũng như
tìm mọi cách khắc phục những khó khăn yếu kém của mình để tận dụng những
cơ hội mới góp phần phát triển kinh tế.
Trong sản xuất trước đây chúng ta mới chỉ chú trọng về số lượng nhằm
nhanh chóng giải quyết sự thiếu hụt về lương thực. Tuy nhiên, khi chúng ta cơ
bản đã giải quyết vấn đề an ninh lương thực và có dư thừa xuất khẩu với số lượng
lớn trong 23 năm liên tục (tính đến năm 2012). Trong năm 2008, Việt Nam ký
hợp đồng xuất khẩu 5,1 triệu tấn gạo, giao được 4,68 triệu tấn, đạt kim ngạch
xuất khẩu 2,9 tỷ đô la Mỹ, gấp hơn hai lần so với năm 2007 (1,4 tỷ USD). Giá
gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008 cũng đạt mức cao, bình quân là 550
USD/tấn, gần gấp đơi so với năm 2007 (Webside: />2.2.TÌNH HÌNH CHỌN TẠO GIỐNG LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
2.2.1.Tình hình chọn tạo giống lúa trên thế giới
Trong chương trình dài hạn về nghiên cứu giống lúa của Viện nghiên cứu lúa
Quốc tế (IRRI) nhằm đưa vào những dòng lúa thuộc kiểu cây cải tiến những đặc
điểm chính như: thời gian sinh trưởng, tính mẫn cảm chu kỳ sống thích hợp với
những vùng trồng lúa khác nhau, tính chống bệnh và sâu hại, những đặc trưng cải
tiến của hạt, hàm lượng protein, chịu nước sâu, khả năng chịu hạn và tính chịu lạnh.

Trong năm 1970, Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã đưa ra những dịng lúa mới
chín sớm như IR8, IR747 B 2 - 6, các dòng chống bệnh bạc lá như IR497 - 84 - 3
và IR498 - 1 - 88, dòng chống sâu đục thân IR747 B 2-6.
Các nhà chọn tạo giống lúa trên thế giới cũng đã quan tâm đến chất lượng nấu
nướng đối với những giống lúa cải tiến. Tuy nhiên kết quả chọn tạo giống, giống
lúa tẻ thơm chất lượng thường đạt thấp vì hầu hết các giống mang gen chống chịu
đều có hàm lượng amylase cao và nhiệt hóa hồ thấp. Giống lúa IR64 là giống lúa tẻ

10

download by :


cải tiến có hạt dài, trong, hàm lượng amylase cao và nhiệt hóa hồ trung bình, được
gieo trồng rộng rãi ở châu Á. Hiện nay có hàng loạt các giống lúa được chọn tạo, có
tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo tốt đang được mở rộng trong sản xuất như:
IR29723, IR42, IR50, …
Chọn tạo giống lúa phù hợp cho các nước nhiệt đới ở châu Á cần quan tâm
đến các đặc tính chống chịu và thời gian sinh trưởng.
Trên thế giới các giống lúa chất lượng đã được quan tâm và xếp vào các
nhóm lúa đặc biệt. Ấn Độ, Bangladest, Pakistan là các nước có nguồn gen lúa
chất lượng phong phú, đáng chú ý nhất là giống lúa Basmati 370.
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề đối với cây
lúa là:
- Chọn tạo giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày và trung ngày cho

vùng có nước tưới.
- Chọn tạo các giống lúa thích hợp với các vùng có điều kiện sản xuất khó

khăn như: Vùng đất nhiễm mặn, vùng thiếu nước tưới, vùng đất chua phèn; Vùng

đất thấp và giống lúa cho vùng đất cao.
- Chọn tạo các giống lúa có chất lượng cao, có mùi thơm.
- Chọn tạo các giống lúa có khả năng đề kháng tốt với các loại bệnh hại như:

Bệnh bạc lá vi khuẩn, bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn,... và
chống chịu tốt với một số sâu hại.
- Nghiên cứu chọn tạo các giống lúa giàu protein, giàu sắt, và các sắc tố

khác nhằm tăng cường sức khỏe cho con người, hạn chế bệnh suy dinh dưỡng ở
trẻ em.
2.2.2.Tình hình chọn tạo giống lúa ở Việt Nam
Ở Việt Nam sản xuất lúa chiếm tỉ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp,
thu hút hơn 70% dân số và 70% lao động xã hội cả nước. Lúa gạo còn là mặt
hàng xuất khẩu vừa có kim ngạch lớn vừa có tính truyền thống lâu đời. Do đó
việc nghiên cứu các giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất tốt luôn được nhà
nước ta quan tâm.
Đại hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ: "Cần tập trung sức để tăng năng suất sản
phẩm gắn với tăng năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện
tích canh tác. Vừa tiếp tục đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vừa đa dạng

11

download by :


hóa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni để làm tăng giá trị thu được trên
một hecta đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đáp ứng tốt các nhu cầu trong nước và
xuất khẩu... Chú trọng điện khí hóa, cơ giới hóa ở nơng thơn, áp dụng nhanh
các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, đặc biệt là về khâu

giống và áp dụng công nghệ sinh học, nâng cao năng suất chất lượng nơng sản
tiến tới một nền nơng nghiệp an tồn theo tiêu chuẩn Quốc tế..." (Bộ Nông
nghiệp và PTNT, 2005).
Trong những năm qua, chương trình chọn tạo giống lúa đã đạt được
những thành tựu đáng khích lệ nhờ vận dụng tốt các kết quả nghiên cứu của
mạng lưới quốc tế về đánh giá nguồn tài nguyên di truyền cây lúa (Nguyễn
Hữu Nghĩa, 1993).
Từ năm 1996 đến năm 2000, đề tài KHCN 08 - 01 chọn tạo một số giống
lúa thuần và lúa có tiềm năng năng suất cao cho các vừng sinh thái khác nhau
trong cả nước: đã tạo ra 35 giống lúa quốc gia, 44 giống lúa khu vực khác, một số
giống lúa triển vọng được sản xuất chấp nhận rộng rãi. Đặc biệt chú ý là các
giống lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu (Nguyễn Hữu
Nghĩa, 2003).
Giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bệnh bạc lá (BT7KBL) được chọn tạo
bằng phương pháp lai trở lại (backcross) (Bắc thơm số 7/IRBB21) và chọn lọc cá
thể. BT7KBL kháng vừa với chủng số 14 và kháng cao với chủng số 5 và chủng
số 3. BT7KBL có các đặc điểm nơng sinh học như giống Bắc thơm số 7 (BT7),
thời gian sinh trưởng ngắn (vụ xuân 130-135 ngày, vụ mùa 103-105 ngày), năng
suất khá, ổn định (trung bình đạt 5,0-5,5 tấn/ha), chất lượng gạo ngon. BT7KBL
thích hợp gieo cấy trong vụ xuân muộn và mùa sớm. Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã công nhận giống này và cho mở rộng sản xuất ở các tỉnh phía
Bắc. (Nguyễn Thị Lệ, Vũ Hồng Quảng và cs., 2014).
Giống lúa thuần PB10 được lai tạo từ tổ hợp lai N46 và BT13, qua chọn
lọc phả hệ từ năm 2008 đến 2010. Đây là giống lúa có các đặc điểm tốt: thời gian
sinh trưởng ngắn, thấp cây, năng suất cao, chất lượng tốt. PB10 có khả năng
chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như: đục thân, rầy
nâu, đạo ôn, bạc lá. Đặc biệt từ kết quả thí nghiệm trong các năm 2011-2015 cho
thấy, giống lúa PB10 cho năng suất cao và ổn định trong điều kiện sinh thái vùng

12


download by :


Trung du miền núi phía Bắc. Qua kết quả khảo nghiệm VCU năm 2013-2014,
PB10 đã được đánh giá là giống lúa có triển vọng, có đặc điểm nơng sinh học tốt,
thời gian sinh trưởng ngắn (100 ngày vụ Xuân và 122 ngày vụ Mùa), năng suất
thực thu cao, trung bình đạt 69 tạ/ha trong vụ Xuân và 65 tạ/ha trong vụ Mùa.(
Lưu Ngọc Quyến và cs., 2015)
Hương cốm 4 (HC4) là giống lúa thuần được chọn lọc cá thể phân ly từ
quần thể giống lúa nhập nội MHV. HC4 là giống cảm ơn, có TGST ngắn (105110 ngày vụ mùa, 125-140 ngày vụ xuân), kiểu hình đẹp, kiểu cây bán lùn,thân
cứng, lá xanh sáng, bản lá hẹp, lá đòng lòng mo, bông dài,...HC4 kháng bệnh bạc
lá, nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn, khô vằn, rầy nâu, có thể gieo cấy trong vụ xuân
muộn, mùa sớm, hè-thu ở các tỉnh phía Bắc. HC4 là một trong những giống lúa
ngắn ngày năng suất cao ổn định và chất lượng tốt. Kết quả khảo nghiệm giống
HC4 cho năng suất từ 4,5-7,0 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng Bắc thơm 7. HC4
có chất lượng gạo tốt: hạt gạo thon dài, tỷ lệ gạo nguyên cao, hàm lượng amylose
trung bình thấp (17,9-18,5%), protein 7,9-8,2%, chất lượng cơm ngon, thơm nhẹ,
có vị ngọt đậm. (Phạm Thị Ngọc Yến và cs., 2013)
Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những tiến bộ
vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu ăn triền miên đã
không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu từ
3-4 triệu tấn gạo /năm, đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất khẩu gạo.
Nghiên cứu ứng dụng về cây lúa trong thời gian qua đóng góp vào sự phát
triển nơng nghiệp Việt Nam là kết quả với sự hợp tác giữa nhà quản lý, các tổ
chức nghiên cứu ứng dụng trong nước và hợp tác Quốc tế.
2.3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM ĐẾN CÂY
LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.3.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của đạm cho lúa trên thế giới
Trong số các nguyên tố đa lượng thiết yếu thì đạm được xem là nguyên tố

quan trọng nhất cho quá trình sinh trưởng và hình thành năng suất lúa, đạm luôn
là yếu tố hạn chế năng suất hàng đầu trên tất cả các loại đất (De Data, 1981). Lúa
cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng sinh dưỡng để tích lũy chất khơ và đẻ
nhánh, điều này xác định số lượng bơng. Đạm góp phần tạo nên số hạt trong giai
đoạn phân hóa địng, tăng kích thước hạt bằng giảm số lượng hoa thối hóa và
tăng kích thước vỏ trấu trong suốt giai đoạn làm địng. Đạm góp phần tích lũy

13

download by :


hydratcacbon trong thân lá ở giai đoạn trước trỗ và trong hạt ở giai đoạn vào chắc
vì chúng phụ thuộc vào tiềm năng quang hợp (Mae, 1997).
Quang hợp của lúa trong giai đoạn vào chắc chiếm khoảng 60 - 100% hàm
lượng hydratcacbon trong hạt, phần còn lại là do từ bộ phận khác chuyển đến
(Yoshida, 1983). Để đạt được năng suất hạt cao nhất thì hoạt động trao đổi chất
trong hạt phải trùng với giai đoạn lúa có hoạt động quang hợp mạnh nhất. Thực
tế năng suất lúa cao ở những giống mà lá có thể duy trì hoạt động quang hợp đến
tận giai đoạn vào chắc (Muchie et al., 1999). Bón đạm làm tăng diện tích lá, bề
rộng của tán lá, duy trì hoạt động quang hợp của cây vì vậy ảnh hưởng quyết
định đến năng suất lúa (Mae, 1997).
Nhiều thí nghiệm về hiệu lực, liều lượng sử dụng đạm trong mối quan hệ với
các yếu tố khác đã được tiến hành, Ladha et al. (2003) so sánh năng suất lúa và
yêu cầu dinh dưỡng đạm qua các năm cho biết: Thời kỳ trước Cách mạng xanh,
năng suất lúa rất thấp chỉ đạt 3 tấn/ha và lượng đạm cần bón là 60 kg N/ha. Trong
những năm đầu cuộc Cách mạng xanh, năng suất hạt đạt gần 8 tấn/ha thì lượng
đạm cần bón là 160 kg N/ha. Giai đoạn thứ 2 của Cách mạng xanh năng suất mong
đợi là 12 tấn/ha và lượng đạm cần bón khá cao là 240 kg N/ha.
Nghiên cứu của Norman et al. (1992) chứng minh rằng: Hiệu quả sử dụng

đạm không chỉ phụ thuộc vào điều kiện đất đai, mùa vụ mà còn phụ thuộc vào
giống... Giống Indica sử dụng đạm có hiệu quả hơn giống Japonica. Thí nghiệm
nghiên cứu 5 giống lúa, trong đó 2 giống thuộc loài Indica, 3 giống thuộc loài
Japonica cho kết quả: Sự tích lũy chất khơ của các giống dao động từ 8,5 39,3%, hệ số sử dụng đạm dao động từ 44,7 - 66,7%. Hệ số sử dụng đạm và chất
khơ của giống thấp cây, chín muộn cao hơn giống cao cây, chín sớm hoặc chín
trung bình. Thường thì giai đoạn hoa nở nếu giống nào tích lũy được nhiều đạm
và chất khơ thì chúng sẽ di chuyển vào hạt nhiều hơn vì vậy năng suất cũng cao
hơn (Ntanos et al., 2002).
Ở vùng ôn đới như Yanco-Australia và Yunnan - Trung Quốc, năng suất lúa
có thể đạt 13 - 15 tấn/ha và yêu cầu lượng đạm hút là 250 kg N/ha. Ở các nước
nhiệt đới, theo Yoshida (1985), lượng các chất dinh dưỡng (N,P,K) cần để tạo ra
1 tấn thóc trung bình là: 20,5 kg N; 5,1 kg P2O5; 44 kg K2O. Trên nền phối hợp
90 P2O5 - 60 K2O hiệu suất phân đạm và năng suất lúa tăng nhanh ở các mức
phân bón từ 40 - 120 kg N/ha.

14

download by :


Norman et al. (1992) khẳng định nếu đạm được hấp thu với lượng thích hợp
trong suốt q trình sinh trưởng thì lúa cho năng suất cao. Trong điều kiện khí
hậu châu Á, khi tăng lượng đạm bón và bón vào thời điểm thích hợp thì năng
suất có thể đạt trên 10 tấn/ha nếu cây không bị đổ hoặc bị sâu bệnh phá hoại.
Thời gian hiệu quả để cung cấp đạm cho sự tạo hạt thay đổi tùy theo mức
cung cấp đạm. Theo tác giả, hiệu suất sản xuất riêng phần của cả hạt và rơm cao
hơn khi sự cung cấp đạm thấp hơn; có 2 đỉnh trong hiệu suất sản xuất riêng phần
đối với hạt. Đỉnh thứ nhất không liên hệ với giai đoạn sinh trưởng đặc biệt nhưng
liên hệ với lượng đạm hấp thu bởi cây, khi toàn bộ đạm hấp thu đến 170 mg
N/cây. Như vậy đỉnh thứ nhất biểu hiện ở giai đoạn II (sau cấy 23 ngày) khi nồng

độ đạm trong dung dịch cao và biểu hiện ở giai đoạn sinh trưởng trễ khi nồng độ
đạm thấp. Đỉnh thứ 2 biểu hiện ở giai đoạn VI (từ 19 đến 9 ngày trước trỗ gié),
khi nồng độ đạm vừa phải. Khi nồng độ đạm cao khơng có đỉnh thứ 2. Như vậy
nếu lượng đạm rất hạn chế, nên bón đạm vào 20 ngày trước trỗ gié. Khi nguồn
đạm vừa phải, có thể được phân ra hai lần vào giai đoạn sinh trưởng sớm và
khoảng 20 ngày trước trổ gié. Khi nguồn đạm dồi dào, bón vào giai đoạn sinh
trưởng sớm hữu hiệu nhất cho sự tạo hạt (trích dẫn bởi Yoshida, 1981).
Yoshida (1981) cũng cho rằng, bón đạm vào khoảng 20 ngày trước trỗ gié
cho hiệu suất sản xuất cao khi mức đạm vừa hay thấp. Đạm hấp thu được lúc này
được dùng hữu hiệu để tăng số gié hoa và kích thước bơng. Đạm hấp thu được
lúc tượng bông sẽ giúp cho lá giữ màu xanh lục sau trỗ và nhờ đó sẽ góp phần
vào sự quang hợp tích cực cho sản lượng hạt.
Ở Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế thường bón 115 kg N/ha và chia làm 3 lần,
để đạt được năng suất cao hơn thì lượng đạm cần bón là 145 kg N/ha và chia làm
4 lần (Kroff et al., 1994). Ở Bangladesh lượng đạm khuyến cáo là 80 kg N/ha,
chia làm 3 lần bón vào thời gian 15, 30 và 50 ngày sau cấy (Murshedul Alam et
al., 2005). Khi nghiên cứu 3 dòng giống lúa chuyển gen, Jan et al (2014) cho
thấy: năng suất của cả 3 dịng giống tăng từ mức bón 0 đến 90 và 135 kg N/ha,
năng suất tăng có thể duy trì đến mức bón 180 kg N/ha.
Một số cơng trình nghiên cứu gần đây tại Trung Quốc về mối liên hệ giữa
cây lúa giàu đạm với dịch hại, đặc biệt là rầy nâu Nilaparvata lugens cho thấy
rằng: Khi hàm lượng đạm trong cây lúa gia tăng sẽ làm cho rầy cám sống sót
nhiều hơn và rút ngắn vịng đời của chúng, rầy cái trưởng thành to hơn, đẻ nhiều

15

download by :


trứng hơn và sống lâu. Ruộng lúa được bón thừa đạm sẽ có tàn lá che phủ dày,

làm gia tăng hàm lượng amino acid trong dịch của cây lúa, cây lúa bị xốp, mọng
nước sẽ kích thích rầy cái tìm đến để hút nhựa và đẻ trứng; sâu non tuổi 1 của sâu
đục thân vừa nở cũng dễ dàng đục vào thân lúa và di chuyển bên trong hệ thống
mạch dẫn nhựa cây lúa. Ngồi ra, cịn làm cho rầy nâu thay đổi vị trí cư trú và đẻ
trứng. Ở cây lúa thừa đạm, rầy nâu sẽ di chuyển dần từ bên dưới gốc lên trên bẹ
lá và lá cờ để đẻ trứng (Cassman et al., 1993).
Như vậy để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong trồng lúa, chúng ta
cần bón đầy đủ đạm và cân đối với các chất dinh dưỡng khác, bên cạnh việc bón
lót, bón đạm vào giai đoạn đẻ nhánh và phân hóa đòng sẽ nâng cao năng suất và
hiệu suất sử dụng đạm.
2.3.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của đạm đến cây lúa ở Việt Nam
Đối với thực vật nói chung và cây lúa nói riêng thì đạm có vai trị sinh lý
đặc biệt quan trọng vì nó là thành phần của các protein - chất cơ bản biểu hiện
của sự sống. Đạm cũng là thành phần của nhiều chất hữu cơ quan trọng tham gia
mọi quá trình trao đổi chất của cây trồng như các enzim, coenzim (NAD, NADP,
FAD, CoA), là thành phần của các hợp chất cao năng như ATP, GTP, UTP…
cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây. Đạm tham xây dựng vòng
Mg- porphirin – nhân của diệp lục tố, là chất đóng vai trị quan trọng cho q
trình quang hợp. Ngồi ra đạm cịn là thành phần chủ yếu của một số
phytohoocmon tác nhân điều tiết quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Do vậy
đạm là yếu tố cơ bản của quá trình đồng hố cacbon, kích thích sự phát triển của
bộ rễ và việc hút các yếu tố dinh dưỡng khác (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Thiếu đạm làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, địng nhỏ, khả năng trỗ
kém, số hạt/bơng ít, lép nhiều, năng suất thấp. Thừa đạm làm cho lá to, dài,
phiến lá mỏng, nhánh vô hiệu nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao, lốp, đổ non ảnh
hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất lúa. Trong quá trình sinh trưởng, cây lúa
có nhu cầu đạm tăng đều từ thời kỳ đẻ nhánh tới trỗ và giảm sau trỗ. Lượng đạm
cần thiết để tạo ra một tấn thóc từ 17 - 25 kg N, trung bình cần 22,2 kg N
(Nguyễn Thị Lẫm, 2003).
Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây lúa trong các giai

đoạn sinh trưởng và phát triển. Sau khi tăng lượng đạm thì cường độ quang hợp,
cường độ hô hấp và hàm lượng diệp lục của cây lúa tăng lên, nhịp độ quang hợp,

16

download by :


×