Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp quế võ II, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 94 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ QUẾ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ II,
HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Khoa họ c mô i trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày..… tháng..… năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thị Quế

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện
giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học cao học trong suốt 2 năm qua.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm đã
dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tơi hồn thành đề tài
nghiên cứu đề tài này.
Tơi cũng xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh,
Chi cục Bảo vệ môi trường Bắc Ninh, lãnh đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc
Ninh, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, Phịng Tài ngun và mơi
trường huyện Quế Võ và một số công ty trong KCN Quế Võ II đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin, tài liệu cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và
giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày..… tháng..… năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thị Quế

ii


download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục hình ................................................................................................................. vi
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2

1.3.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................... 4
2.1.

Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam ......................................................... 4


2.2.

Hiện trạng môi trường các KCN ở Việt Nam ..................................................... 6

2.2.1.

Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN ................................................................ 9

2.2.2.

Ơ nhiễm khơng khí do khí thải KCN ................................................................ 14

2.2.3.

Chất thải rắn tại các KCN ................................................................................. 16

2.3.

Công tác quản lý môi trường KCN ở Việt Nam ............................................... 20

2.3.1.

Chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường
khu, cụm công nghiệp ....................................................................................... 20

2.3.2.

Hệ thống quản lý môi trường khu, cụm cơng nghiệp ....................................... 22


2.4.

Các vấn đề cịn tồn tại trong công tác quản lý môi trường KCN ..................... 24

Phần 3. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu........................ 27
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 27

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27

3.3.1.

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .............................................................. 27

3.3.2.

Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp ................................................................ 27

3.3.3.

Phương pháp kế thừa ........................................................................................ 28

iii


download by :


3.3.4.

Phương pháp lấy mẫu ....................................................................................... 29

3.3.5.

Phương pháp xử lý số liệu và thống kê số liệu ................................................. 31

3.3.6.

Phương pháp so sánh đánh giá ......................................................................... 31

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 32
4.1.

Tình hình KCN Quế Võ II ................................................................................ 32

4.1.1.

Khái quát về khu công nghiệp Quế Võ II ......................................................... 32

4.1.2.

Tình hình KCN ................................................................................................. 34

4.2.


Phân tích, đánh giá hiện trạng mơi trường khơng khí, nước, chất thải rắn
KCN Quế Võ II................................................................................................. 39

4.2.1

Hiện trạng môi trường nước tại KCN Quế Võ II.............................................. 39

4.2.2

Hiện trạng mơi trường khí tại KCN Quế Võ II................................................. 47

4.2.3

Hiện trạng xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại tại KCN Quế Võ II ......... 49

4.2.4.

Ý kiến của cán bộ, công nhân viên về môi trường của Khu công nghiệp
Quế Võ II .......................................................................................................... 53

4.3.

Đánh giá công tác quản lý môi trường tại KCN Quế Võ II .............................. 55

4.3.1.

Tổ chức quản lý môi trường tại KCN Quế Võ ................................................. 55

4.3.2.


Hiện trạng công tác quản lý .............................................................................. 58

4.3.3.

Quản lý nguồn thải ........................................................................................... 60

4.3.4.

Những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý môi trường KCN ................... 63

4.4.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường KCN Quế Võ II ....... 65

4.4.1.

Giải pháp về công tác quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường ................... 66

4.4.2.

Giải pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường ..................................... 67

4.4.3.

Giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải và kiểm sốt ơ nhiễm tại khu cơng
nghiệp Quế Võ II .............................................................................................. 68

4.4.4.


Giải pháp nâng cao chất lượng giám sát, quan trắc môi trường và cảnh báo ô
nhiễm ................................................................................................................. 72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 74
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 74

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 75

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 76

iv

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng các khu cơng nghiệp tại Việt Nam .................................. 5
Bảng 2.2. Tình hình phát triển các KCN tại các tỉnh, thành phố tính đến tháng 10
năm 2009 ........................................................................................................ 7
Bảng 2.3. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước
xử lý) ............................................................................................................ 11
Bảng 2.4. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ơ nhiễm .................. 15
Bảng 2.5. Ước tính tải lượng một số thơng số ơ nhiễm khơng khí từ hoạt động
cơng nghiệp trên cả nước năm 2009 ............................................................ 16
Bảng 2.6. Thành phần trung bình các chất trong chất thải rắn của một số KCN
phía Nam ...................................................................................................... 16

Bảng 2.7. Lượng CTR công nghiệp phát sinh năm 2011 ............................................. 18
Bảng 3.1. Vị trí các điểm lấy mẫu khơng khí xung quanh ........................................... 28
Bảng 3.2. Vị trí các điểm lấy mẫu nước thải ................................................................ 29
Bảng 3.3. Vị trí lấy mẫu nước mặt tại KCN Quế Võ II................................................ 30
Bảng 4.1. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại khu vực nghiên cứu ................. 41
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại KCN Quế Võ II ....................... 44
Bảng 4.3

Kết quả phân tích mơi trường khơng khí xung quanh tại KCN Quế Võ II .. 48

Bảng 4.4. Đặc điểm CTR công nghiệp tại KCN Quế Võ II ......................................... 50
Bảng 4.5. Khối lượng chất thải rắn của một số doanh nghiệp KCN Quế Võ .............. 51
Bảng 4.6. Khối lượng chất thải nguy hại của các công ty tại KCN Quế Võ II ............ 53
Bảng 4.7. Ý kiến của cán bộ, công nhân viên về môi trường của Khu công nghiệp
Quế Võ II ..................................................................................................... 54
Bảng 4.8. Phương án khống chế ô nhiễm môi trường không khí trong sản xuất
công nghiệp .................................................................................................. 62
Bảng 4.9. Những bất cập trong công tác quản lý môi trường KCN Quế Võ II ........... 63
Bảng 4.10. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giám sát, quan trắc môi trường
theo ngành nghề sản xuất ............................................................................. 73

v

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số tại sông Đồng Nai
đoạn qua Tp. Biên Hồ ................................................................................ 12
Hình 2.2. Hàm lượng COD lưu vực sơng Cầu ............................................................. 14

Hình 2.3. Hàm lượng Coliform lưu vực sơng Cầu ...................................................... 14
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường KCN tại Việt Nam .............................. 23
Hình 3.1. Sơ đồ khu vực lấy mẫu tại KCN Quế Võ II ................................................. 30
Hình 4.1. Mặt bằng vị trí các nhà đầu tư KCN Quế Võ II ........................................... 32
Hình 4.2. Tỷ lệ các ngành công nghiệp trong KCN Quế Võ II ................................... 36
Hình 4.3. Quy trình sản xuất phơi thép của Công ty CP đầu tư xây dựng Hợp Lực ... 38
Hình 4.4. Quy trình sản xuất linh kiện điện tử (phím bấm điện thoại) của Cơng ty
TNHH ST Vina ............................................................................................ 39
Hình 4.5. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể xử lý nước thải 3 ngăn .......................... 40
Hình 4.6. Diễn biến nồng độ BOD5 trong nước thải.................................................... 42
Hình 4.7.

Diễn biến nồng độ TSS và NH4+ trong nước thải tại KCN Quế Võ II............. 43

Hình 4.8. Diễn biến nồng độ coliform trong nước thải tại KCN Quế Võ II ...................... 43
Hình 4.9. Diễn biến nồng độ TSS trong nước mặt tại KCN Quế Võ II ....................... 46
Hình 4.10. Diễn biến nồng độ BOD5 và COD trong nước mặt tại KCN Quế Võ II ...... 46
Hình 4.11. Diễn biến nồng độ NH4+ trong nước mặt tại KCN Quế Võ II ..................... 47
Hình 4.12. Sơ đồ tổ chức của BQL các KCN của tỉnh Bắc Ninh .................................. 57
Hình 4.13. Mơ hình áp dụng sản xuất sạch hơn tại các khu công nghiệp ...................... 69

vi

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BVMT

Bảo vệ mơi trường

CP

Chính phủ

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CV

Cơng văn

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KCX


Khu chế xuất

KHBVMT

Kế hoạch bảo vệ môi trường

KKT

Khu kinh tế

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

MTV

Một thành viên

NNPTNN

Nông nghiệp phát triển nông thôn

NT

Nước thải

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


QLMT

Quản lý môi trường

TCMT

Tổng cục môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

vii

download by :



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Quế
Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại Khu công nghiệp
Quế Võ II , huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KCN
Quế Võ II từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường.
Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Quế Võ II, các phương pháp
nghiên cứu được áp dụng như: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp kế
thừa, phương pháp lấy mẫu vào mùa mưa và mùa khô năm 2017-2018, phương pháp xử
lý và thống kê sô liệu, phương pháp so sánh đánh giá theo các quy chuẩn Việt Nam.
Qua những nội dung đã tìm hiểu, nghiên cứu có cơ sở để đưa ra những giải pháp có thể
áp dụng vào thực tiễn.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong q trình hoạt động sản xuất mơi trường
KCN Quế Võ II đã bị ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong
KCN. Trước tiên, môi trường khơng khí xung quanh: các khu vực phân tích chưa có dấu
hiệu bị ơ nhiễm. Thứ hai, mơi trường nước mặt và nước thải đã có dấu hiện bị ơ nhiễm.
Cụ thể là chỉ tiêu BOD5 và coliform trong nước thải của một số điểm phân tích đã vượt
quá quy chuẩn cho phép, một số chỉ tiêu BOD5, COD, TSS, NH4+, Fe, PO43- tại 2 điểm
phân tích nước mặt của KCN Quế Võ II đã vượt quá QCVN 08:2015/BTNMT cột B1 từ
1,09 lần đến 4,07 lần. Nguyên nhân do một số công ty không đấu nối nước thải vào
Công ty hạ tầng mà xả thải trực tiếp ra môi trường hoặc đã xử lý nhưng chưa triệt để,
bên cạnh đó hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN chưa đi vào hoạt động ổn định

mà đang trong quá trình vận hành thử nghiệm. Thứ ba, Chất thải rắn phát sinh được
quản lý chặt chẽ, công tác thu gom vận chuyển rác được vận chuyển thường xuyên.
Tổng CTR sản xuất, CTR sinh hoạt và CTNH của KCN Quế Võ II lần lượt là 159 660
kg/tháng, 27 696 kg/tháng và 63 593 kg/tháng. CTR từ KCN Quế Võ II chủ yếu là CTR
sinh hoạt. Căn cứ vào thực tế, nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chất
lượng môi trường tại các khu vực nghiên cứu.

viii

download by :


THESIS ABSTRACT
Author's name: Ms. Tran Thi Que
Name of thesis: Assessment of the current status of environmental management in Que
Vo II Industrial Park, Que Vo district, Bac Ninh province
Major: Environmental Science

Code: 8440301

Education oganization: Vietnam National University of Agriculture
Reseach Objectives
The purpose of the study is to assess the current situation of environmental
management in Que Vo II Industrial Park in order to suggest some more effective
environmental management solutions.
Research Methods
To assess the current state of the environment in Que Vo II industrial park,
research methods were applied such as secondary data collection method, inheritance
method, sampling method in rainy season and dry season in 2017. -2018, method of
data processing and statistics, comparison method according to Vietnamese standards.

Based on the contents studied, the research has the basis to come up with solutions that
can be applied in practice.
Main results and conclusions
Research results show that during the process of environmental production, Que Vo
Industrial Zone II was affected by production activities of enterprises in the industrial zone.
First, the air environment around the analyzed areas has not been shown to be
contaminated. Second, surface water and wastewater have been contaminated. Specifically,
BOD5 and coliform concentration in effluents of some analytical sites exceeded permitted
standards, some BOD5, COD, TSS, NH4+, Fe, PO43- at 2 sites of surface water analysis of
IPs Que Vo II exceeded Vietnamese Standards 08: 2015/ Ministry of Environment column
B1 from 1.09 times to 4.07 times. The reason is that some companies do not connect the
wastewater to the infrastructure company that directly discharges into the environment or
has not yet been thoroughly treated and the wastewater treatment system of the industrial
park has not been put into operation well which is in the process of operating the test.
Thirdly, solid waste is strictly managed and the collection and transportation of waste is
carried out regularly. Total production solid waste, living and hazardous waste of Que Vo II
Industrial Park is 159,660 kg / month, 27,696 kg / month and 63,593 kg / month. Solid
waste from Que Vo II Industrial Park is mainly residential. Based on the fact, research has
suggested solutions to improve the quality of the environment in the study areas.

ix

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp tập trung đang là xu hướng
chung của các nước đang phát triển trên thế giới nhằm tạo bước chuyển biến vượt
bậc trong nền kinh tế của một quốc gia. Tại Việt Nam đầu tư cho phát triển công

nghiệp để đẩy nhanh tốc độ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đang là
mục tiêu chiến lược của quốc gia cho đến năm 2020. Các KCN đã có nhiều đóng
góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng
cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân. Năm 2008, các KCN đã tạo giá
trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD (chiếm 38% GDP cả nước); giá trị
xuất khẩu đạt trên 16 tỷ USD (chiếm gần 26% tổng giá trị xuất khẩu cả nước);
nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho gần 1,2 triệu lao
động (Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009).Sự phát triển của các KCN
ở Việt Nam bước đầu giải quyết hiệu quả yêu cầu quy hoạch sử dụng đất và phát
triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế
và xã hội như đã nêu trên, trong quá trình hoạt động của các KCN đã phát sinh
nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nước, khơng khí, chất thải rắn, suy thối mơi
trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên ... do các chất thải tập trung
với quy mô và thải lượng lớn, đặc biệt đối với các KCN đa ngành (chiếm tỷ lệ
hơn 90% trên tổng số KCN của Việt Nam hiện nay). Cho đến nay, mặc dù đã có
nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản
xuất gây ra, nhưng vẫn cịn nhiều vấn đề mơi trường cần phải giảiquyết.
Tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua có tốc độ phát triển mạnh về nhiều
mặt: Phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội. Các khu công nghiệp tập trung, cụm công
nghiệpphát triển mạnh về quy mô, về công xuất và sản phẩm ngày càng đa dạng
và phong phú.Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế là
những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do KCN gây ra. Các loại ô
nhiễm mà các KCN gây ra cho mơi trường chính là ơ nhiễm nước thải, khí thải
và chất thải rắn.Quy hoạch phát triển và vận hành các KCN mà khơng có sự quan
tâm đặc biệt đến mơi trường đã và đang gây nên những hậu quả nghiêm trọng
đến nhiều khu vực. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác môi trường đối với
đời sống -xã hội, những năm qua Bắc Ninh đã triển khai nhiều hoạt động liên

1


download by :


quan đến công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là tại các khu công nghiệp nhằm
hạn chế tối đa những tác hại từ sản xuất công nghiệp ảnh hưởng đến đời sống
người lao động và khu vực dân cư lân cận.
Khu cơng nghiệp Quế Võ II nằm phía Bắc đường quốc lộ 18, thuộc địa giới
hành chính 3 xã Ngọc Xá, Đào Viên, Châu Phong (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh), với tổng diện tích quy hoạch là 572,54 ha, trong đó giai đoạn 1 có diện
tích 272 ha. Chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công
nghiệp Việt Nam (IDICO). Với sự tập trung chỉ đạo của tỉnh, sự nỗ lực của chủ
dự án đầu tư, đến nay khu công nghiệp này với tổng vốn đầu tư hạ tầng là 500
triệu USD sau khi hồn thành Khu cơng nghiệp này sẽ tạo việc làm ổn định cho
khoảng trên 30 nghìn lao động, thu hút hơn 20 doanh nghiệp trong và ngoài nước
vào đầu tư xây dựng nhà máy. Trên các lĩnh vực đầu tư sản xuất linh kiện điện
tử, cơ khí và xây dựng. Trong đó,đã có 23 doanh nghiệp hồn thành việc lắp đặt
dây chuyền sản xuất và đi vào hoạt động. Với vị trí địa lý thuận lợi về giao thông
đường bộ, đường thủy, nằm gần các trung tâm đô thị sẽ là điều kiện thuận lợi để
Bắc Ninh thu hút ngày càng nhiều hơn các nhà đầu tư trong và ngồi nước (Theo
bacninhtv.vn). Sự phát triển của Khu cơng nghiệp Quế Võ II đã và đang góp
phần đáng kể và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh, tăng nguồn thu
cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế, công tác
quản lý môi trường tại KCN đã được tiến hành, tuy nhiên một số doanh nghiệp
vẫn chưa có được một định hướng cụ thể hay cách giải quyết cho từng vấn đề
mơi trường riêng của doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp này vẫn dùng những
quy định chưa rõ ràng và không thích hợp với điều kiện của Khu cơng nghiệp.
Để giảm những tác động môi trường do họat động sản xuất của Khu công nghiệp
Quế Võ II trong tương lai, việc nghiên cứu hiện trạng quản lý, đề ra các giải pháp
quản lý môi trường nhằm giảm thiểu các tác động mơi trường là việc cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
hiện trạng công tác quản lý môi trường tại Khu công nghiệp Quế Võ II, huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KCN Quế Võ II từ
đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường.

2

download by :


1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Nắm được quy mô, số lượng và các loại hình cơng nghiệp đã và sẽ đầu
tư vào KCN Quế Võ II.
- Các mẫu phân tích phải lấy trong khu vực chịu tác động của các hoạt
động sản xuất của KCN Quế Võ II.
- Đánh giá đầy đủ, đúng đắn hiện trạng sản xuất và tác động của Khu
Công nghiệp đến môi trường xung quanh.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao về quản lý môi trường.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KCN Ở VIỆT NAM
Được hình thành từ đầu những năm 1990 và đặc biệt phát triển mạnh trong
những năm gần đây, khu cơng nghiệp (KCN) có vai trị quan trọng trong q

trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Giai đoạn 1991 – 1994 chỉ có 12 khu
chế xuất và khu cơng nghiệp được thành lập với tổng diện tích tự nhiên 2.360 ha.
Sau giai đoạn này, việc thành lập các KCN, KCX được đẩy nhanh, cụ thể trong 5
năm 1996 – 2000 thành lập 53 KCN, KCX với tổng diện tích so với kế hoạch 5
năm 1991 – 1995; (Nguyễn Bình Giang, 2012).
Trong những năm mới phát triển, khu công nghiệp được xem là một mơ
hình quy hoạch cơng nghiệp. Khu cơng nghiệp được sử dụng như một công cụ
phát triển kinh tế và mục đích kinh tế này này ngày càng được chú trọng, đặc
biệt là các nước đang phát triển. Vì vậy, ngay từ rất sớm, một số nước đang
phát triển ở Đơng Nam Á cũng đã có số lượng KCN tăng lên đáng kể nhằm
tạo bước đột phá trong nền kinh tế của họ. Hoạt động của các KCN một mặt
mang lại lợi ích kinh tế, mặt khác lại phát sinh tác hại môi trường do hoạt
động công nghiệp đã không được quan tâm đúng mức trong một thời gian dài.
Các KCN đã và đang là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp,
tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công
nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân
và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải gây ra. Cùng với sự phát triển các
KCN, các đô thị mới, các cơ sở phụ trợ và dịch vụ đã không ngừng phát triển,
góp phần tạo ra sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế - xã hội của các
địa phương và cả nước, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam
cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Theo báo cáo Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính
đến hết tháng 6/2017, cả nước có 325 KCN được thành lập với tổng diện tích đất
tự nhiên 94,9 nghìn ha, riêng diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th đạt 64
nghìn ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong số đó có 220
KCN đã đi vào hoạt động và 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng
mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên lần lượt đạt 60,9
nghìn ha và 34 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51,5%, riêng các KCN đã đi
vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.


4

download by :


Bảng 2.1. Thống kê số lượng các khu công nghiệp tại Việt Nam
Số

Sơ lượng KCN

Số lượng KCN

Diện tích

lượng

đã đi vào hoạt

trong gian đoạn

tự nhiên

KCN

động

xây dựng

(ha)


2009

223

171

52

57.264

46

2013

289

191

98

54.060

46

2015

299

212


87

60.000

48

6/2017

325

220

105

94.900

51,5

Năm

Tỷ lệ lấp
đầy (%)

Nguồn: Vụ Quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017)

Tính đến ngày 20/5/2017, các KCN, KKT thu hút được 375 dự án đầu tư
nước ngoài đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt
gần 6,2 tỷ USD; 318 dự án đầu tư trong nước và điều chỉnh tăng vốn cho hơn 115
dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 108.000 tỷ đồng.
Một số dự án lớn đăng ký đầu tư trong 5 tháng năm 2017: Dự án sản xuất

sợi lốp KVT-1 (tổng vốn đầu tư 220 triệu USD) do Kolon Industries Inc đầu tư
tại KCN Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương; Dự án nhà máy sản xuất thép của Tập đồn
Hịa Phát (tổng vốn đầu tư 60.000 tỷ đồng) tại KKT Dung Quất, Quảng Ngãi; Dự
án mở rộng nhà máy của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam (tổng mức
đầu tư 2,5 tỷ USD) tại KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê,
6 tháng đầu năm, cả nước có 15.379 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng
3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở
một số vùng so với cùng kỳ năm ngoái: khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung tăng 15,4%; Đồng bằng Sông Hồng tăng 13,5%; Trung du và miền
núi phía Bắc tăng 8,8%. Ngược lại, một số vùng lại giảm: Đồng bằng Sông Cửu
Long giảm 23,8%; Tây Nguyên giảm 5,5% và Đông Nam Bộ giảm 0,3%. Trong
6 tháng qua, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều có số lượng doanh nghiệp quay trở
lại hoạt động tăng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, một số ngành vẫn có số doanh
nghiệp quay lại hoạt động giảm: Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 23,9%;
Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ
trợ khác giảm 7,9%; Khai khoáng giảm 6,5%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga
giảm 4,3%. Đối lập lại với số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tháng 6 cả

5

download by :


nước có 6.402 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, trong đó, 1.729
doanh nghiệp tạm ngừng có thời hạn và 4.673 doanh nghiệp tạm ngừng không
đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng lần lượt 9,6% và 24,4% so với tháng 5/2017.
Tính chung 6 tháng, cả nước có 37.907 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh
doanh với 14.377 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 23.530
doanh tạm ngừng không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 17,8% và 24,4% so với

cùng kỳ năm ngối. Cơng ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp
chiếm đa số với 5.887 cơng ty tạm ngừng có thời hạn, chiếm 40,96% và 10.297
công ty tạm ngừng không đăng ký hoặc chờ giải thể, chiếm 43,76% trong số các
loại hình doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm, hầu hết các vùng đều có số
doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động khơng đăng ký hoặc chờ giải thể tăng so với
cùng kỳ năm ngối, tăng cao nhất là Đồng bằng Sơng Hồng tăng tới 56,9%; duy
nhất khu vực Tây Nguyên có 616 doanh nghiệp, giảm 5,1%. Trong khi các ngành
đều có số doanh nghiệp không đăng ký hoặc chờ giải thể tăng so với cùng kỳ thì
chỉ có 2 ngành có số doanh nghiệp này giảm: Khai khống giảm 76,9% và Nơng
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 4,5%. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải
thể trong tháng 6 của cả nước là 758 doanh nghiệp, tăng 20,7% so với tháng
5/2017. Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể cả
nước là 5.443 doanh nghiệp, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn các
doanh nghiệp này có quy mơ vốn đăng ký nhỏ, dưới 10 tỷ đồng. Các vùng lãnh
thổ cịn lại đều có lượng doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm ngối,
chỉ có 2 vùng có số doanh nghiệp giải thể giảm là Đơng Nam Bộ có 1.750 doanh
nghiệp, giảm 30,8% và Trung du và miền núi phía Bắc có 239 doanh nghiệp,
giảm 17,9%. Một số ngành, lĩnh vực có số doanh nghiệp giải thể giảm mạnh:
khai khoáng giảm 71,3%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 53,6%; Tài chính,
ngân hàng và bảo hiểm giảm 34,9%....
2.2. HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG CÁC KCN Ở VIỆT NAM
Sự phát triển của các KCN đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường.
Với đặc thù là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề và lĩnh
vực khác nhau, nếu công tác bảo vệ môi trường không được đầu tư đúng mức thì
chính các KCN trở thành nguồn thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc sống của cộng đồng
xung quanh và tác động xấu lên các hệ sinh thái khác.

6


download by :


Bảng 2.2. Tình hình phát triển các KCN tại các tỉnh, thành phố tính đến tháng 10 năm 2009
TT

Tên tỉnh/Tp

Số
KCN

DT quy
hoạch

DT đã
cho
thuê

DT sử
dụng

TT

Tên tỉnh/Tp

Số KCN

DT quy
hoạch


DT đã
cho thuê

DT sử
dụng

1

Bắc Giang

5

1.239

195*

777

29

Kon Tum

2

210

44*

44*


2
3

Bắc Cạn
Bắc Ninh

1
9

74
3.295

779*

51
2.263

30
31

Lâm Đồng
Nghệ An

2
1

359
60

112

30*

209
42

4
5

Cao Bằng
Hà Giang

1
1

62
255

-

40
173

32
33

Phú Yên
Quảng Bình

3
2


770
161

520
79

770
112

6
7

Hà Nam
Hà Nội

3
11

571
2.000

245
732*

571
1.523

34
35


Quảng Nam
Quảng Ngãi

3
2

750
262

260
79

529
194

8
9

Hải Dương
Hải Phịng

9
6

1.904
1.094

476*
348*


1.267
506

36
37

Quảng Trị
Thừa Thiên-Huế

2
2

304
369

72
84*

161
243

10
11

Hồ Bình
Hưng n

1
6


300
1.465

247

921

38
39

An Giang
BR-VT

2
10

58
7.900

1871

17
5.297

12
13

Nam Định
Ninh Bình


2
2

478
496

261
318

369
347

40
41

Bến Tre
Bình Dương

2
23

171
7.010

78
918*

116
1819*


14
15

Phú Thọ
Quảng Ninh

2
3

506
771

138
161

392
490

42
43

Bình Phước
Cà Mau

2
1

309
360


2*
48

73*
217

16
17

Thái Bình
Thái Nguyên

2
1

188
320

114
-

118
-

44
45

Cần Thơ
Đồng Nai


3
28

562
8.816

226
3.554*

432
5832

18
19

Thanh Hoá
Tuyên Quang

1
1

88
170

53
27

60
69


46
47

Đồng Tháp
Hậu Giang

3
1

253
126

139
-

170
80

20

Vĩnh Phúc

5

1.395

426

916


48

TP HCM

15

2.9

1154*

1.939

7

download by :


TT

Tên tỉnh/Tp

Số

DT quy

KCN

hoạch


DT đã
cho
thuê

DT sử
dụng

TT

Tên tỉnh/Tp

Số KCN

DT quy

DT đã

DT sử

hoạch

cho th

dụng

21

n Bái

1


138

-

82

49

Long An

13

4.09

589*

1851*

22
23

Bình Định
Bình Thuận

2
4

558
743


277
68*

418
68*

50
51

Sóc Trăng
TâyNinh

1
2

251
394

130
234

174
259

24
25

Đà nẵng
Đắc Lắc


4
1

901
182

476
21

631
114

52
53

Tiền Giang
Trà Vinh

4
1

875
100

84*
42

245*
62


26
27

Đắc Nơng
Gia Lai

1
1

181
109

141
77

181
80

54
55

Vĩnh Long
Ninh Thuận

2
2

268
777


93*
16

185
536

28

Khánh Hồ

1

136

87

136

56

Kiên Giang

2

315

-

-


Nguồn: Báo cáo mơi trường khu công nghiệp Việt Nam (2009)
Ghi chú: * số liệu thống kê chưa đầy đủ

Đánh giá về quá trình phát triển KCN, giai đoạn 2004-2008 có một vấn đề tồn tại khơng nhỏ đó là sự gia tăng về số lượng
KCN không tỷ lệ thuận với tỷ lệ lấp đầy KCN. Trong giai đoạn 2004-2007, tỷ lệ lấp đầy KCN giảm trung bình giảm 4%/năm,
năm 2008 chỉ đạt 46%, các KCN chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) với 74,9% tổng số KCN và 81,8%
tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước. Trước thực trạng trên, ngày 21/08/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
1107/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Do vậy,
trong giai đoạn từ 2009 đến nay, tỷ lệ lấp đầy các KCN đã có xu hướng ổn định và tăng nhẹ (từ 46-48%).

8

download by :


2.2.1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN
2.2.1.1. Đặc trưng của nước thải KCN
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất
nước. Hàng loạt các KCN tập trung đã và đang được xây dựng và đi vào hoạt
động. Sự hình thành và phát triển của các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ
cao tại Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực cho nền
kinh tế quốc dân. Nước thải của khu cơng nghiệp gồm hai loại chính: nước
thải sinh hoạt từ các khu văn phòng, khu ở của cán bộ công nhân viên và nước
thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp. Đặc tính nước
thải sinh hoạt thường ổn định hơn so với nước thải sản xuất. Nước thải sinh
hoạt ô nhiễm chủ yếu bởi các thông số BOD5, COD, SS, Tổng N, Tổng P, dầu
mỡ – chất béo. Trong khi đó các thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp chỉ
xác định được ở từng loại hình và cơng nghệ sản xuất cụ thể. Trong sản xuất
công nghiệp, nước thải được tạo ra trong quá trình khai thác và chế biến các

ngun liệu hữu cơ, vơ cơ. Trong các q trình công nghệ, các nguồn nước
thải như:


Nước tạo thành từ các phản ứng hóa học



Nước ở dạng ẩm tự do và liên kết trong nguyên liệu và chất ban đầu,

được tách ra trong quá trình chế biến.


Nước rửa nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị



Nước chiết, nước hấp thụ



Nước làm nguội

Loại này có thể phát sinh liên tục hoặc khơng liên tục, nhưng nói chung
nếu sản xuất ổn định thì có thể dễ dàng xác định được các đặc trưng của
chúng. Nước thải được sản sinh ngay trong bản thân quá trình sản xuất. Vì là
một thành phần của vật chất tham gia q trình sản xuất, do đó chúng thường
là nước thải có chứa ngun liệu, hố chất hay phụ gia của q trình và chính
vì vậy những thành phần ngun liệu hố chất này thường có nồng độ cao và
trong nhiều trường hợp có thể được thu hồi lại. Do đặc trưng về nguồn gốc

phát sinh nên loại nước thải này nhìn chung có nồng độ chất gây ơ nhiễm lớn,
có thể mang tính nguy hại ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào bản thân quá

9

download by :


trình cơng nghệ và phương thức thải bỏ. Nước thải loại này cũng có thể có
nguồn gốc từ các sự cố rò rỉ sản phẩm hoặc nguyên liệu trong quá trình sản
xuất, lưu chứa hay bảo quản sản phẩm, nguyên liệu. Thơng thường các dịng
nước thải sinh ra từ các cơng đoạn khác nhau của tồn bộ q trình sản xuất
sau khi được xử lý ở mức độ nào đó hoặc khơng được xử lý, được gộp lại
thành dịng thải cuối cùng để thải vào môi trường (hệ thống cống, lưu vực tự
nhiên như sơng, ao hồ...). Có một điều cần nhấn mạnh: thực tiễn phổ biến ở
các đơn vị sản xuất, do nhiều nguyên nhân, việc phân lập các dịng thải (chất
thải lỏng, dịng thải có nồng độ chất ơ nhiễm cao với các dịng thải có tải
lượng gây ô nhiễm thấp nhưng lại phát sinh với lượng lớn như nước làm mát,
nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn...) cũng như việc tuần hồn sử dụng
lại các dịng nước thải ở từng khâu của dây chuyền sản xuất, thường ít được
thực hiện (Trần Hiếu Nhuệ, 2004).
Nhìn chung sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây
là rất lớn. Tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng
nước thải từ các lĩnh vực khác trong toàn quốc. Theo thống kê, lượng nước
thải từ các KCN phát sinh lớn nhất ở Khu vực Đông Nam Bộ, chiếm 49% tổng
lượng nước thải các KCN và thấp nhất ở Khu vực Tây Nguyên (chiếm 2%)
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).
Thành phần nước thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ
sở sản xuất trong KCN. Thành phần này chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng
(SS), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh dưỡng

(thể hiện bằng hàm lượng tổng Nitơ và tổng Phốt pho), kim loại nặng.
Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc
nước thải có được xử lý hay không. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt
động có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều KCN
đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục này.
Nhiều KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của
các doanh nghiệp trong KCN còn thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ
thống xử lý nước thải cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành không
hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến phần lớn nước thải của các KCN khi xả
ra mơi trường đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều so với QCVN.

10

download by :


Bảng 2.3. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành
công nghiệp (trước xử lý)
Ngành công nghiệp
Chế biến đồ hộp, thủy
sản, rau quả, đơng lạnh
Chế biến nước uống có
cồn, bia, rượu
Chế biến thịt
Sản xuất bột ngọt
Cơ khí
Thuộc da
Dệt nhuộn
Phân hóa học
Sản xuất phân hóa học

Sản xuất hóa chất hữu
cơ, vơ cơ
Sản xuất giấy

Các chất ơ nhiễm chính
BOD, COD, pH, SS

Chất ô nhiễm phụ
Mầu, tổng P, tổng N

BOD, pH, SS, N, P

TDS, mầu, độ đục

BOD, pH, SS, độ đục
BOD, SS, pH, NH4+
COD, dầu mỡ, SS, CN-, Cr, Ni
BOD5, COD, SS, Cr, NH4+, dầu mỡ,
phenol, sunfua
SS, BOD, kim loại nặng, dầu mỡ
pH, độ axit, F, kim loại nặng
NH4+, NO3-, urê
pH, tổng chất rắn, SS, Cl-, SO4-,

NH4+, P, mầu
Độ đục, NO3-, PO43,
SS, Zn, Pb, Cd
N, P, tổng coliforms

SS, BOD, COD, phenol, lignin, tanin


Mầu, độ đục
Màu, SS, dầu mỡ, N, P
pH, hợp chất hữu cơ
COD, phenol, F,
Silicat, kim loại nặng
pH, độ đục, màu

Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường quốc gia (2009)

2.2.1.2. Ơ nhiễm nước mặt do nước thải KCN
Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải các KCN đã làm cho tình trạng ô
nhiễm tại các sông, hồ, kênh, rạch trở lên trầm trọng hơn. Hoạt động sản xuất,
kinh doanh và sử dụng hóa chất đang phát triển mạnh trong thời gian gần đây.
Hầu hết doanh nghiệp sản xuất trong các ngành công nghiệp khai thác, công
nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, chế biến thuốc lá, sản xuất sản phẩm dệt,
may mặc, da và giả da... đều sử dụng hóa chất. Qua công tác kiểm tra thực tế tại
các doanh nghiệp đang hoạt động có liên quan đến hóa chất hiện nay cho thấy,
vẫn cịn tình trạng một số doanh nghiệp, cơ sở chưa quan tâm công tác đảm bảo
an tồn trong hoạt động hóa chất. Nhiều doanh nghiệp chưa cập nhật thơng tin về
phiếu an tồn hóa chất chưa đầy đủ, khơng có nhãn mác, khơng sử dụng bảo hộ
lao động trong sản xuất, bố trí kho chưa ngăn nắp…Đặc biệt, việc dị rỉ các hóa
chất độc hại ra mơi trường cịn làm ơ nhiễm nguồn nước.
Theo các chun gia, vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt ở Việt Nam đang
ngày một tăng. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như: BOD, COD,
N, P... cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đáng chú ý, phần lớn nước thải
sinh hoạt (khoảng 600 nghìn m3/ngày) và nước thải công nghiệp (khoảng 240

11


download by :


nghìn m3/ngày) khơng được xử lý, xả thẳng vào ao, hồ, sau đó chảy ra các con
sơng lớn. Ngồi ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất, bệnh viện cũng không được
trang bị hệ thống xử lý nước thải...
Theo thông tin từ Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và mơi trường),
tính đến năm 2016, cả nước mới chỉ có 212 khu cơng nghiệp (KCN) đang hoạt
động đã hồn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tỷ lệ
75% với 102 hệ thống đã được lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động theo
quy định; 19 KCN đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; 615 cụm
công nghiệp đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng hơn 5% đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung. Trong thực tế việc quy hoạch các KCN hiện nay
phân bố khơng đều. Ví dụ riêng tại khu vực Đơng Nam Bộ đã có 95 KCN đang
hoạt động, chiếm 33% tổng số KCN đang hoạt động trên cả nước; gây ra áp lực
môi trường lớn cho khu vực này, đặc biệt là lưu vực sông Đồng Nai, Thị Vải.
Những nơi tiếp nhận nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều
nơi nguồn nước không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích sử dụng nào. Kết quả
điều tra, khảo sát cho thấy, các lưu vực sông bị ô nhiễm nặng nề nhất như hệ thống
sông Đồng Nai, sông Nhuệ, sông Đáy, Sông Cầu đều là các lưu vực gắn với các
vùng phát triển các KCN. Nguyên nhân của tình trạng này chính là việc các KCN
vẫn phớt lờ trách nhiệm xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra mơi trường.
Hệ thống sơng Đồng Nai:
Ơ nhiễm nước mặt tập trung chủ yếu dọc các đoạn sông chảy qua các tỉnh
thuộc vùng KTTĐ phía Nam nơi các KCN phát triển mạnh.

Hình 2.1. Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số tại sông Đồng
Nai đoạn qua Tp. Biên Hoà
Nguồn: Sở TN&MT Đồng Nai (2008)


12

download by :


Tuy nhiên, theo Sở TN & môi trường Thành phố Biên Hịa, tính đến hết
năm 2010, trên lưu vực có 56 KCN đang hoạt động, lưu lượng nước thải đổ ra
sơng ước tính 480.000 m3/ngày.đêm. Do thường xun tiếp nhận một lưu
lượng lớn nước thải nên chất lượng nước sông Đồng Nai hiện nay đã ở mức
rất thấp, hầu hết các đoạn sơng đều đã khơng cịn khả năng tiếp nhận nước
thải. Chất lượng nước sông tại một số khu vực ô nhiễm nặng:
+ Nước sông Đồng Nai, đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại
(Đồng Nai) đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ (COD vượt 1,8-2,8 lần) và chất
rắn lơ lửng (TSS vượt 3-9 lần), giá trị DO luôn thấp hơn QC cho chép.
+ Sông Vàm Cỏ đã bị ô nhiễm chất hữu cơ, đặc biệt khu vực cầu Kênh
Xáng (Tây Ninh, thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông) là khu vực ô nhiễm nặng
nhất. Chất lượng nước sông không đảm bảo quy chuẩn sử dụng cho mục đích
cấp nước.
+ Sơng Thị Vải đoạn sau khu vực hợp lưu Suối Cả - sông Thị Vải
khoảng 2km đến KCN Mỹ Xuân đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Giá trị DO
thường xuyên xuống dưới 0,5 mg/l. Hàm lượng thủy ngân tại khu vực cảng
Vedan, cảng Mỹ Xuân vượt 1,5-4 lần , kẽm vượt 3-5 lần QCVN 08 (cột B1).
+ Suối Săn Máu (TP. Biên Hịa, Đồng Nai) bị ơ nhiễm do nước thải từ
các KCN trong TP.Biên Hòa. Nước suối bị ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm vi sinh
nghiêm trọng (giá trị DO chỉ đạt 1,6 mg/l, coliform vượt 240 lần QCVN 08
cột B1).
+ Suối Ba Bò (Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) bị ơ nhiễm hưu cơ do tiếp
nhận nước thải từ KCN Đồng Nai, KCN Sóng Thần (Bình Dương) và từ khu
dân cư dọc 2 bên suối. Giá trị BOD5 vượt QCVN 3,5 lần, DO thấp dưới 5 lần.
 Lưu vực sông Cầu

Chất lượng nước sông Cầu đoạn chịu ảnh hưởng do nguồn thải từ KCN
Quang Châu đã có dấu hiệu bị ơ nhiễm bởi chất hữu cơ và vi sinh vật.Điểm
quan trắc tại xã Quang Châu gần cầu Đáp Cầuđại diện cho khu vực nhận nước
thải từ KCN Quang Châu với lưu lượng xả thải 1.800 m3/ngày.đêm trước đây
(năm 2014) và vẫn chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải khiến cho chất
lượng nước tại khu vực này có hàm lượng chất hữu cơ rất cao. Hàm lượng

13

download by :


chất hữu cơ trong nước thể hiện qua thông số COD qua các năm đều ở mức
cao (COD 70-120 mg/l) và đang có xu hướng tăng dần (Hình 2.2). Tượng tự,
hàm lượng coliform cũng đang có xu hướng tăng lên so với những năm trước
đó, kết quả phân tích năm 2014 cao gấp 2,1 đến 2,6 lần so với năm 2012 và
2013. Tóm lại, qua phân tích diễn biến chất lượng nước giai đoạn 2011-2015
cho thấy, môi trường nước sông Cầu đoạn tiếp nhận nước thải từ KCN Quang
Châu vẫn trong tình trạng ơ nhiễm kéo dài nhiều năm bởi chất hữu cơ và vi
sinh vật.

Hình 2.2. Hàm lượng COD lưu vực

Hình 2.3. Hàm lượng Coliform lưu

sơng Cầu

vực sơng Cầu
Ghi chú:


VY-NM02: Nước sông Cầu tại xã Quang Châu, sau điểm xả thải của KCN Quang Châu; YDNM06: Nước sông Cầu, xã Đồng Phúc cách 500m trước điểm hợp lưu với sơng Thương.

2.2.2. Ơ nhiễm khơng khí do khí thải KCN
2.2.2.1. Đặc trưng của khí thải KCN
Cũng như nước thải KCN, khí thải từ KCN cũng được phân theo các
ngàng sản xuất

14

download by :


Bảng 2.4. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ơ nhiễm
Loại hình sản xuất cơng nghiệp
Thành phần khí thải
Tất cả các ngành có lị hơi, lị sấy hay máy phát Bụi, CO, SO2, NO2, SO2, VOCs,
điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấp hơi, điện, nhiệt mội khói, …
cho q trình sản xuất
Nhóm ngành may mặc: Phát sinh từ công đoạn Bụi, Clo, SO2
cắt may, giặt tẩy, sấy
Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống

Bụi, H2S

Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại

Bụi kim loại đặc thù, bụi Pb trong
cơng đoạn hàn chì, hơi hóa chất
đặc thù, hơi dung mơi hữu cơ đặc
thù, SO2, NO2

Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm nhựa, cao SO2, hơi hữu cơ, hơi dung môi cồn.
su
Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, dinh dưỡng Bụi, H2S, CH4, NH3
động vật
Chế biến thủy sản đơng lạnh
Nhóm ngành sản xuất hóa chất như:

Bụi, H2S, NH3
Bụi, H2S, NH3, hơi hữu cơ, hơi hóa
chất đặc thù, .. như:

- Ngành sản xuất sơn hoặc có sử dụng sơn

- Dung mơi hữu cơ bay hơi, bụi sơn

- Ngành cơ khí (cơng đoạn làm sạch bề mặt kim
loại)

- Hơi axit

- Ngành sản xuất hóa nơng dược, hóa chất bảo - H2S, NH3, lân hữu cơ, clo hữu cơ
vệ thực vật, sản xuất phân bón
Các phương tiện vận tải ra vào các công ty SO2, CO, NO2, VOCs, bụi, …
trong các KCN
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia (2009)

2.2.2.2. Ơ nhiễm khơng khí tại các KCN
Chất lượng mơi trường khơng khí tại các KCN, đặc biệt các KCN cũ,
tập trung các nhà máy có cơng nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư
hệ thống xử lý khí thải, đã và đang bị suy giảm. Ơ nhiễm khơng khí tại KCN chủ

yếu bởi bụi, một số KCN có hiện tượng ơ nhiễm CO, SO2, và tiếng ồn. Các KCN
mới với các cơ sở có đầu tư công nghệ hiện đại và hệ thống quản lý tốt thường có
hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra mơi trường nên thường gặp ít các vấn đề
về ơ nhiễm khơng khí hơn.

15

download by :


×