Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn tại huyện bình lục, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.14 KB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MAI THỊ QUỲNH ANH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TẠO VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NỮ NƠNG THƠN
TẠI HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:



60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :



download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Mai Thị Quỳnh Anh

i

download by :



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới giảng viên GS.TS Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế Nông nghiệp và phát triển
nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học
tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phòng LĐ-TBXH
và Hội LHPN huyện Bình Lục đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Mai Thị Quỳnh Anh

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii

Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... vii
Thesis abstract ..................................................................................................................ix
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết .................................................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
1.3.1. Đối tượng ........................................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn ........ 4
2.1.
Cơ sở lý luận về tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn................................. 4
2.1.1. Bản chất của việc tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn............................... 4
2.1.2. Vai trị của tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn ......................................... 5
2.1.3. Đặc điểm của việc làm của lao động nữ nông thôn .......................................... 7
2.1.4. Nội dung nghiên cứu về tình hình tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn .......... 8
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn ............... 10
2.2.

Cơ sở thực tiễn về tình hình tạo việc làm cho lao động nữ nơng thôn ............. 11
2.2.1. Một số kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn ở 1 số nước ...... 11
2.2.2. Một số kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn ở 1 số địa
phương có thể áp dụng cho huyện Bình Lục .................................................. 18
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 21
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 21
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................. 22
3.2.
Phương pháp tiếp cận .................................................................................... 28
3.3.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 29
3.4.
Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 29
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................ 29
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. ............................................................. 30
3.5.
Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 31

iii

download by :



3.6.
3.6.1.
3.6.2.
3.6.3.
3.7.
Phần 4.
4.1.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 31
Phương pháp thống kê mô tả ......................................................................... 31
Phương pháp thống kê so sánh: ..................................................................... 31

Phương pháp thu thập thông tin: .................................................................... 31
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. .................................................................. 31
Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 33
Đánh giá tình hình tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn huyện
Bình Lục ....................................................................................................... 33
4.1.1. Nhu cầu tạo việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Bình Lục ................. 33
4.1.2. Triển khai các giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn huyện
Bình Lục ....................................................................................................... 39
4.1.3. Kết quả tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn huyện Bình Lục .................. 52
4.2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn huyện
Bình Lục ....................................................................................................... 58

4.2.1. Khả năng lao động......................................................................................... 58
4.2.2. Các chính sách của Chính phủ, địa phương .................................................... 60
4.2.3. Các cơ quan thực thi chính sách tạo việc làm huyện Bình Lục ....................... 62
4.3.
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tạo việc làm cho
lao động nữ nơng thơn huyện bình lục ........................................................... 71
4.3.1. Tăng cường thực hiện các chính sách kinh tế gắn với tạo việc làm cho lao
động nữ nông thôn ......................................................................................... 71
4.3.2. Đẩy mạnh triển khai các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm ............................ 72
4.3.3. Đẩy mạnh hỗ trợ lao động nữ nông thôn chuyển giao khoa học kỹ thuật,
ứng dụng công nghệ trong lao động, sản xuất ................................................ 75
4.3.4. Phát triển thị trường lao động, thu hút các lao động nữ vào các doanh

nghiệp và các loại hình sản xuất vừa và nhỏ .................................................. 76
4.3.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn giới thiệu lao động nữ nông thôn
đi xuất khẩu lao động .................................................................................... 78
Phần 5. Kết luận, kiến nghị ...................................................................................... 80
5.1.
Kết luận......................................................................................................... 80
5.2.
Kiến nghị....................................................................................................... 82
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 84

iv


download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

CĐ, ĐH

Cao đẳng, Đại học


CĐN

Cao đẳng nghề

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CNKT

Cơng nhân kỹ thuật


CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

CTQGVL

Chương trình quốc gia giải quyết việc làm

GQVL

Giải quyết việc làm


KT-XH

Kinh tế - xã hội

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

HTX

Hợp tác xã


MTQGVL&DN

Mục tiêu Quốc gia việc làm & dạy nghề

NN

Nông nghiệp

NTM

Nông thôn mới




Lao động

LĐ - TB & XH

Lao động - Thương binh và Xã hội

LHPN

Liên hiệp phụ nữ


LLLĐ

Lực lượng lao động

QGGQVL

Quỹ quốc gia giải quyết việc làm

TCN

Trung cấp nghề


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTDN

Trung tâm dạy nghề


UBND

Ủy ban nhân dân

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thay đổi trong tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ có việc làm
theo giới tại Hàn Quốc (từ 15 đến 64 tuổi) ................................................. 16
Bảng 3.1. Dân số và lao động nơng thơn huyện Bình Lục 2014 -2015 ....................... 23
Bảng 3.2. Những ngành nghề chủ yếu ở các xã/ thị trấn trên địa bàn huyện
Bình Lục ................................................................................................... 29
Bảng 3.3.


Kế hoạch điều tra cụ thể tại từng đơn vị .................................................... 30

Bảng 4.1. Kết quả điều tra nhu cầu lĩnh vực việc làm của lao động nữ nơng
thơn huyện Bình Lục ................................................................................. 34
Bảng 4.2. Tổng nhu cầu việc làm của lao động nữ nơng thơn huyện Bình Lục
năm 2014 -2015 ........................................................................................ 35
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát nhu cầu về trình độ đào tạo của lao động nữ nơng
thơn huyện Bình Lục ................................................................................. 36
Bảng 4.4. Số liệu điều tra hình thức học nghề của lao động nữ nơng thơn
huyện Bình Lục năm 2015 (N=30) ............................................................ 37
Bảng 4.5. Kết quả điều tra nhu cầu về phương pháp học nghề, tạo việc làm

của lao động nữ nông thôn huyên Bình Lục ............................................... 39
Bảng 4.6. Tình hình lao động làm việc tại các trang trại huyện Bình Lục
2014-2015 ...................................................................................... 47
Bảng 4.7. Điều tra lao động làm việc tại một số lĩnh vực huyện Bình Lục
năm 2014 ....................................................................................... 48
Bảng 4.8. Tình hình lao động làm việc tại các doanh nghiệp (2013-2015) ................. 49
Bảng 4.9. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nơng thơn bình lục trong 5 năm
(2010-2015) .............................................................................................. 53
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho lao động nơng thơn huyện Bình
Lục 2011-2014 .......................................................................................... 54
Bảng 4.11. Báo cáo cơng tác lao động – việc làm huyện Bình Lục ............................. 57
Bảng 4.12. Kết quả điều tra lao động nữ nơng thơn theo trình độ học vấn.................... 59

Bảng 4.13. Kết quả điều tra lao động nữ nông thôn theo chuyên môn kỹ thuật .................. 60
Bảng 4.14. Kết quả điều tra cách thức tiếp nhận chính sách của người lao động nữ .............. 62
Bảng 4.15. Phân tích ma trận SWOT về việc làm của lao động nữ nơng thơn
huyện Bình Lục ......................................................................................... 70

vi

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Mai Thị Quỳnh Anh

Tên Luận văn: “Đánh giá tình hình tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn tại
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam”.
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài với mong muốn đạt được các mục tiêu cụ thể là: Góp
phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho lao động nữ nông
thôn.; Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn
tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới tạo việc làm
cho lao động nữ nơng thơn tại huyện Bình Lục, Hà Nam; Từ đó đề xuất các nhóm giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn tại

huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, các thông tin thứ cấp được tôi thu thập qua các
báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của UBND huyện Bình Lục; Báo
cáo Lao động và việc làm hàng năm huyện Bình Lục – Phịng Lao động Thương binh và
xã hội huyện Bình Lục. Đồng thời, thông tin sơ cấp tôi tiến hành phỏng vấn sâu đối với
các cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện, xã; Hội LHPN huyện và các chủ , quản lý của
các doanh nghiệp, trang trại vừa và nhỏ trên địa bàn huyện; và sử dụng phiếu điều tra
trực tiếp đối với lao động nữ nông thôn tại các điểm lựa chọn. Các thông tin thu thập
được tổng hợp và xử lý qua phần mềm excel và được trình bày theo các phương pháp
thống kê mơ tả, phân tích so sánh và sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh kết quả.
Kết quả chính và kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao
động nữ nơng thơn tại huyện Bình Lục bao gồm: Khả năng lao động của lao động nữ
(sức lao động, trình độ học vấn, trình độ chun mơn, khả năng tài chính); Các chính
sách của Nhà nước về tạo việc làm; Các cơ quan thực thi chính sách (Phịng LĐ TB&XH, Hội LHPN huyện, Trung tâm Dạy nghề...).
Qua nghiên cứu, các chính sách tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn đã được
ban hành tương đối đầy đủ trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Chính sách chung về lao
động nơng thơn; Chính sách về hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm; Chính sách hỗ trợ
để tạo và tự tạo việc làm (thơng qua chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, dự án
cho vay giải quyết việc làm...); Chính sách hỗ trợ đưa lao động nữ đi làm việc tại nước

vii


download by :


ngồi (cho vay tín dụng, bồi dưỡng kiến thức, nghề nghiệp trước khi đi lao động ở nước
ngoài...) Tuy nhiên các chính sách việc làm hiện nay tại địa phương mới chủ yếu chú
trọng đến tạo việc làm theo chiều rộng, tức là mới quan tâm đến số lượng chứ chưa
quan tâm nhiều đến chất lượng việc làm, vì vậy chưa khuyến khích được người lao
động nâng cao trình độ và tay nghề. Đây cũng chính là thách thức đối với người lao
động nữ nông thôn trong việc tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Từ đó có thể thấy sức ép về tạo việc làm cho lao động nữ nông thơn Bình Lục
cịn rất lớn. Vì thế để giảm mạnh sức ép này, huyện cần phải tập trung phát huy các thế
mạnh đồng thời phải hạn chế, khắc phục các tồn tại,

Trên cơ sở các phân tích, đánh giá, nghiên cứu về tình hình tạo việc làm cho lao
động nữ nông thôn tại địa phương, tôi xin đề xuất 1 số giải pháp chính sau: Tăng cường
thực hiện các chính sách kinh tế gắn với giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn;
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm tiền đề chuyển dịch cơ cấu lao động, việc
làm hợp lý trên các lĩnh vực phát triển kinh tế; Tăng cường thực hiện bình đẳng giới
trong lao động việc làm; Thực hiện đồng bộ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô
thị và khu dân cư nông thôn với quy hoạch đào tạo nghề, giải quyết việclàm cho lao
động nữ nông thôn; Mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nữ nông
thôn; Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ; Khuyến
nghị hỗ trợ cải thiện điều kiện sống cho lao động nữ nông thôn của huyện; Đẩy mạnh
hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ từ huyện đến cơ sở.
Những giải pháp trọng yếu trên vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt, vừa có ý

nghĩa chiến lược lâu dài nhằm giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động nữ ở nơng
thơn. Đó cũng là những bước đi vững chắc về lao động và việc làm trong những năm
tới, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tồn huyện Bình Lục nói riêng cũng
như tỉnh Hà Nam nói chung, xây dựng Bình Lục thành huyện có nền kinh tế phát triển
nhanh và bền vững.

viii

download by :


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Mai Thi Quynh Anh
Thesis title: "Evaluate the situation of employment for rural female workers in
Binh Luc District, Ha Nam province".
Major: Economy management
Code: 60 34 04 10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The research on this issue desires to achieve the specific objectives: - To
systemize theoretical and practical basis on job creation for rural women workers; to
study and evaluate the current status of employment for rural women workers in Binh
Luc, Ha Nam province; to find out the factors affecting employment for rural female
workers in Binh Luc, Ha Nam. Since then the research aims at proposing solutions to

enhance the effectiveness of job creation for rural women workers in Binh Luc, Ha Nam
province.
Materials and Methods
In researching progress, main information and data are collected from the report
of finishing social – economic mission of People Community Deputy of Binh Luc
District , the report of job vacation and labor of Labor, War Invalid and Social affair
department of Binh Luc District. At the same time, my primary information-depth
interviews conducted with officials of Labour, Invalids and Social Affairs Department
of district and communes; Women's Association Department and the owners, the
management of enterprises, small and medium sized farms in the district; and use direct
surveys of rural female workers at the point of selection. The information collected is
aggregated and processed through software excel and be presented in the descriptive

statistical method, comparative analysis and use some indicators reflecting the results.
Main findings and conclusions
The study results showed that factors affecting employment for rural women
workers in Binh Luc district include: The ability of female workers labor (labor,
education, qualifications technical, financial viability); State policies on job creation;
The policy enforcement agencies (Department of Labour, Invalids and Social Affairs,
District Women's Association, Vocational Training Centres ...).
Through the research, policies to create jobs for rural women workers were
issued relatively sufficient in many different areas: general policy of rural workers;
Policy support women vocational training and employment; Supporting policies to
create and self-employment (through the national target program on employment, loan


ix

download by :


projects to create jobs ...); Policies to support female employees to work abroad (for
credit, knowledge, professional labor before going overseas ...) However the current
employment policy at new methods are mainly focused on extensive job creation, mean
about the number of new interested but not concerned about the quality of employment,
thus fails to encourage employees and improve their skills. It is also a challenge for
rural female workers to increase their income, improve their lives.
So we can see the pressure on job creation for rural women workers Binh Luc is

still large. So to drastically reduce this pressure, the district must focus to promote the
strengths and limitations to remedy the shortcomings,
Based on the analysis, evaluation, research on the situation of employment for
rural women workers locally, I would suggest some following solutions: Enhancing the
implementation of economic policies associated with creating jobs for rural women
workers; Stepping up economic restructuring, as the premise of labor restructuring, the
rational work in the fields of economic development; Strengthening implementation of
gender equality in the labor and employment; Implementing asynchronous master plan
development of the system of urban and rural population with vocational training
planning, resolving labor jobs for rural women; Expanding and improving the quality of
vocational training for rural women workers; To encourage small and medium
enterprises use many female workers; Recommendation to support improved living

conditions for rural women workers of the district; Promote activities of the union
women from districts to base.
The above key solutions significant on both immediate practice, and long-term
strategy aimed at solving employment problems for rural women workers. That is also a
firm steps on labor and employment in the coming years, contributing to the economic
development - economic development of Binh Luc district in particular and Ha Nam
Province in general, buil Binh Luc districts up with rapidly developing economies and
sustainability.

x

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Việt Nam là 1 nước đang phát triển và đang trong thời kỳ hội nhập vì thế
các yếu tố nguồn lực đóng vai trị hết sức to lớn trong việc đưa đất nước phát
triển – đặc biệt là nguồn lao động. Nguồn lao động là lực lượng sản xuất lớn
trong sự đi lên của cả nước, do đó Nhà nước cần có sự quan tâm, trú trọng đặc
biệt đến yếu tố này, nguồn nhân lực có mạnh, có tốt thì đất nước mới giàu mạnh.
Và phát triển, nâng cao vai trò của lao động nữ cũng là 1 trong những mục tiêu
nhằm phát triển đất nước trong thời kỳ mở cửa.
Lao động, việc làm là một trong những vấn đề được quan tâm trong chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các
nước đang phát triển với dân số đông và lực lượng lao động lớn như Việt Nam.
Với đặc điểm đó một mặt là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của chúng
ta, nhưng mặt khác nó lại tạo ra sức ép về việc làm cho toàn xã hội.
Theo kết quả Điều tra Lao động việc làm năm 2013 của Tổng cục Thống
kê, dân số nữ chiếm tới 50,45%, trong đó lực lượng lao động nữ chiếm tới 48,6%
tổng số lao động cả nước, trong đó có 73,2% phụ nữ từ 15 tuổi trở lên tham gia
lực lượng lao động. Tỉ lệ nữ tham gia lao động ở Việt Nam khá ổn định trong
nhiều năm và ở mức cao hơn phần lớn các nước trên thế giới. Điều này cho thấy
vai trò quan trọng của phụ nữ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng, phụ nữ đang có mặt trong hầu hết các
ngành, các thành phần kinh tế, làm thay đổi hẳn quan niệm về những “công việc

chỉ dành cho nam giới”. Trong nhiều ngành kinh tế quan trọng như giáo dục đào
tạo, dịch vụ, y tế, trợ giúp xã hội… lao động nữ đóng vai trị chủ yếu.
Vì thế Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và có những chính sách nhằm
tăng cường, tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát huy khả năng của mình. Bên cạnh
những thành tựu đã đạt được trong tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn, vẫn
cịn gặp nhiều những vấn đề vướng mắc, khó khăn cần giải quyết, trong đó là
tình trạng bất bình đẳng giới, sự bất bình đẳng trong lao động – việc làm như cơ
hội tìm kiếm và tự tạo việc làm của lao động nữ cịn nhiều hạn chế; trình độ học
vấn, chun mơn, nghề nghiệp cịn thấp, thu nhập thực tế của nữ thấp hơn nam
giới; vẫn còn sự phân biệt đối xử nam – nữ trong tuyển dụng lao động ( nhất là

1


download by :


khu vực ngoài nhà nước); trong nhiều doanh nghiệp, trong các khu công nghiệp
tập trung, việc làm của lao động nữ thiếu ổn định, điều kiện lao động, điều kiện
sống khơng được bảo đảm; chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao
động chưa được thực hiện đầy đủ. Hơn nữa, lao động nữ thuộc nhóm lao động
yếu thế. Điều này không chỉ xuất phát từ đặc điểm tự nhiên về sức khoẻ, giới
tính, mà nó cịn xuất phát từ thiên chức, trách nhiệm và gánh nặng gia đình, con
cái... Việc làm của phần lớn lao động nữ thiếu ổn định, thu nhập thấp; phụ nữ dễ
bị tổn thương trong cơng việc và ít nhận được các thỏa thuận việc làm chính

thức; số lao động nữ hoạt động trong khu vực phi chính thức tăng; lượng lao
động nữ di cư tự phát ra thành phố do thiếu việc làm gia tăng nhanh... Điều đó
chứng minh rõ nét vấn đề việc làm của lao động nữ luôn là một vấn đề bức xúc
và thiếu các yếu tố liên quan đến việc làm bền vững.
Bình Lục là một huyện thuần nông, lực lượng lao động nữ chiếm hơn 51%
dân số tồn huyện. Trong khi q trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện phát
triển, xây dựng các nhà nhà máy và nhiều dự án khác đã làm cho diện tích đất
nơng nghiệp bị thu hồi nhanh chóng; lao động nữ của huyện phần lớn là lao động
nông nghiệp; tỷ lệ lớn lao động chưa qua đào tạo nên khó thích ứng và tự tìm
kiếm việc làm trong các nhà máy. Số lượng lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ
nông thôn tự tạo việc làm rất hạn chế, chủ yếu là các công việc tạm thời với thu
nhập thấp và điều kiện lao động không bảo đảm, tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất

nghiệp của lao động nữ nơng thơn cịn cao và có xu hướng gia tăng.
Từ đó tạo việc làm cho lao động nữ dôi dư ngay tại địa phương trở nên
hết sức bức thiết. Do vậy, huyện xác định công tác giải quyết việc làm cho lao
động nữ là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Xuất phát từ nhu cầu bức xúc của công tác giải quyết việc làm cho lực lượng lao
động nữ ở Hà Nam nói chung, huyện Bình Lục nói riêng, đồng thời mong muốn
xây dựng một số giải pháp góp phần tích cực trong việc tạo việc làm cho lao
động nữ ở Bình Lục. Và vấn đề cấp bách hiện nay đặt ra với nguồn lao động
nơng thơn chính là việc làm.
Từ thực tiễn thực trạng trong việc tạo việc làm hiện nay cho lao động
nơng thơn nói chung và lao động nữ nơng thơn nói riêng, cần cấp thiết đánh giá
được những mặt làm được và chưa làm được trong vấn đề này để đưa ra được các

giải pháp kịp thời.Do đó để nhìn nhận rõ hơn vấn đề này, tôi tiến hành nghiên
cưú đề tài “ Đánh giá tình hình tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn tại
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam”.
2

download by :


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tình hình tạo việc làm của lao động
nữ nơng thơn từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tạo việc làm cho họ tại

huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho lao
động nữ nông thơn.
- Đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm và những yếu tố ảnh hưởng
đến tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo việc làm cho
lao động nữ nông thơn tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng
Đối tượng đề tài nghiên cứu là tình hình tạo việc làm cho lao động nữ
nơng thơn ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 5/2015 đến tháng
3/2016. Số liệu được thu thập nghiên cứu là những số liệu đã được công bố của 3
năm gần đây và các số liệu mới sẽ được thu thập vào cuối năm 2015.
- Phạm vi khơng gian: Trên địa bàn huyện Bình Lục tập trung vào lao
động nữ nông thôn tại 3 xã Trung Lương, Hưng Công và An Lão.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tạo việc làm lao
động nữ nơng thơn tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

3

download by :



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN
2.1.1. Bản chất của việc tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn
Phát triển nguồn lao động, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động nữ
nông thôn là yêu cầu cấp thiết, một mặt do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn, mặt khác do sự biến động nguồn lao động nơng thơn địi hỏi. Nguồn
lao động nữ trong nông nghiệp, nông thôn làm viêc có tính chất thời vụ. Do tính
chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong sản xuất trồng trọt, nên việc
tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn địi hỏi việc tổ chức đào tạo, tập huấn

các kiến thức liên quan về cây trồng, vật nuôi cũng phải sắp xếp phù hợp và kịp
thời vụ.Do đó, tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn thực chất là việc đào tạo,
dạy nghề cho đối tượng này, làm sao để họ có thể nắm bắt được các kiến thức
chun mơn để có thể áp dụng vào mơ hình thực tế.
Hơn nữa, để sản xuất – kinh doanh có hiệu quả các mơ hình cần có sự đầu
tư kỹ lưỡng cả về kiến thức và vốn. Do đó, tạo việc làm cho lao động nữ nông
thôn thật ra là việc hỗ trợ các yếu tố đầu vào như cây, con giống hay cho vay vốn
giải quyết việc làm.
Thực chất, tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn cịn là việc thu hút các
lao động nữ nơng thơn vào làm việc tại các công ty, nhà máy, các trang trại lớn
tại địa phương.Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập tồn cầu,
sự phát triển đơ thị ngày càng lớn thì nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao

cũng tăng theo. Do đó, việc tạo việc làm cho lao động nơng thơn nói chung, lao
động nữ nơng thơn nói riêng là để vừa đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH –
HĐH đất nước, vừa bổ sung cho sự giảm chất lượng nguồn lao động nữ nông
thôn do sự biến động nguồn lao động theo xu hướng đó.
Nơng thơn là vùng lãnh thổ rộng lớn, trong đó hoạt động nơng nghiệp
đóng vai trị chủ yếu và quan trọng, nông dân là bộ phận dân cư chủ yếu của
nguồn lao động nông thôn. Sự khác nhau giữa khái niệm tạo việc làm cho lao
động nông thơn nói chung và tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn nói riêng là
ở đối tượng của tạo việc làm và những điều kiện gắn với quá trình đào tạo đó.
Lao động nữ ở nơng thơn chủ yếu vẫn làm nông nghiệp, do vậy tạo việc làm cho

4


download by :


đối tượng này phải đề cập đến đó là vấn đề áp dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất, phát triển vùng nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao.
Ngồi ra, bản chất của việc tạo việc làm ở đây chính là tạo việc làm cho
các lao động ở nông thôn đi làm tại nước ngồi, hay nói cách khác là xuất khẩu
lao động. Điều này, là yếu tố tất yếu do nước ta đang trong thời kỳ CNH-HĐH
đất nước, việc đưa lao động ra nước ngoài giao lưu, học hỏi kinh nghiệm là việc
cần thiết.
2.1.2. Vai trò của tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn

Ở Việt Nam, khái niệm về việc làm được cụ thể hóa tại Điều 13, chương
II, Bộ Luật Lao động như sau: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị
pháp luật cấm, đều được thừa nhận là việc làm”. Như vậy, một việc làm hội đủ 3
yếu tố: là hoạt động của con người; hoạt động tạo ra thu nhập (bao gồm công
việc được trả công hay không được trả công) và không bị pháp luật ngăn cấm.
Như vậy việc làm được nhận thức là những hoạt động lao động có ích
cho bản thân, gia đình hoặc cộng đồng. Việc đổi mới nhận thức về việc làm đã
dẫn đến sự đổi mới nhận thức, quan niệm về chính sách, biện pháp giải quyết
việc làm theo hướng khơi dậy mọi nguồn lực và khả năng to lớn nhằm giải
phóng sức lao động; giải quyết việc làm cho người lao động ở mọi thành phần
kinh tế, ở mọi khu vực; trong đó đặc biệt chú ý đến khả năng tự tạo việc làm
của chính bản thân người lao động. Hơn nữa, quan niệm mới hiện nay khơng

chỉ chú ý đảm bảo có đủ việc làm cho người lao động, mà còn coi trọng nâng
cao chất lượng việc làm, tiến tới việc làm có năng suất, có thu nhập cao và được
tự do lựa chọn việc làm, tức là đảm bảo tính nhân văn của việc làm.
Việc làm của lao động nữ nông thôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập
đến trong tư tưởng giải phóng phụ nữ, Người nhấn mạnh; Giải phóng phụ nữ là
phải giải phóng tồn diện về chính trị, tư tưởng, xã hội, giải phóng sức lao động
nữ, giúp cho chị em làm việc có hiệu quả nhưng đơi vai không phải gánh nặng
và giảm thiểu cường độ lao động chân tay. Người chủ trương đào tạo phụ nữ trẻ
trở thành những công dân mới xã hội chủ nghĩa, vừa biết lao động chân tay vừa
biết lao động trí óc, tạo mọi điều kiện cho phụ nữ nâng cao ý thức, tự vươn lên
làm chủ bản thân, làm chủ đất nước.
Vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, Đảng ta đã và đang nhất quán

thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa,

5

download by :


đảm bảo việc làm và đời sống của người lao động, trong đó có lực lượng lao
động nữ nơng thơn.
Lao động nữ nông thôn ở nước ta chiếm tỷ trọng lớn, có nhiều đóng góp
cho cơng cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Họ tham gia vào tất cả các lĩnh
vực ngành nghề kinh tế ở nông thôn như: sản xuất công nghiệp; tiểu thủ công

nghiệp; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; buôn bán dịch vụ, y tế chăm sóc sức khoẻ,
giáo dục, quản lý chính quyền, các hoạt động cộng đồng… Tuy nhiên họ lại là
nhóm đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi nhất. Trong thời kỳ thực hiện nền kinh
tế tập trung bao cấp và giai đoạn đầu chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ
chế thị trường của nước ta, việc làm của lao động nữ nơng thơn thường rơi vào
hai nhóm chủ đạo là lao động tự làm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản, làm nghề truyền thống và lao động gia đình khơng hưởng
lương, riêng nhóm lao động nữ làm công ăn lương chưa được quan tâm nhiều
nên chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nam giới. Những năm gần đây do tác động của
nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, tỷ lệ lao động nữ nơng thơn có
việc làm thuộc nhóm lao động làm cơng tăng đột biến, thay thế vị trí của nhóm
lao động tự làm và lao động gia đình khơng hưởng lương. Sự thay đổi đột biến

này dẫn đến thay đổi cơ cấu việc làm của lao động nữ ở nông thôn.
Những vấn đề biến động về việc làm của lao động nữ nông thôn đã đặt ra
đối với các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm
cho lao động nữ nông thôn thời kỳ hội nhập hiện nay.
Tạo việc làm cho người lao động nói chung và cho lao động nữ nói riêng là
cần thiết nhằm giải quyết thất nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế là tất yếu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo chuyển dịch
cơ cấu lao động. Vì vậy, có nghề mới, hoạt động sản xuất mới ra đời, trong khi
một số nghề cũ, hoạt động sản xuất cũ bị mất đi, thất nghiệp phát sinh.
Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn là đáp ứng quyền lợi của người
lao động, quyền có việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của người trong tuổi lao
động, có khả năng lao động như Hiến pháp nước CHXHCNVN đã ghi nhận. Có

việc làm đồng nghĩa với có thu nhập, nâng cao vị thế của người lao động nữ
nơng thơn trong gia đình và ngoài xã hội.
Tạo việc làm cho lao động nữ nơng thơn cịn góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống, hạn chế các tiêu cực xã hội, góp phần xố đói giảm nghèo,

6

download by :


giảm bất bình đẳng giới và góp phần ổn định kinh tế xã hội. Nếu khơng có việc
làm sẽ khơng có thu nhập và khơng có điều kiện thoả mãn các nhu cầu chính

đáng về vật chất và tinh thần của người lao động nữ nơng thơn.
Vì vậy tạo việc làm cho người lao động nữ nông thôn là biện pháp trung
tâm, nó cho phép khơng chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế mà cả các vấn đề xã
hội. Có việc làm sẽ xố đói giảm nghèo, góp phần làm ổn định chính trị, an ninh,
giảm tệ nạn xã hội.
2.1.3. Đặc điểm của việc làm của lao động nữ nông thôn
Ở nông thôn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp (công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ) thường bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình. Các
thành viên trong hộ gia đình có thể tự chuyển đổi, thay thế để thực hiện công viêc của
nhau. Vì thế mà việc chú trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau
của kinh tế hộ gia đình là một trong những biện pháp tạo việc làm hiệu quả.
Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng chọt, chăn nuôi với

các cây trồng vật nuôi khac nhau sẽ khác nhau, đồng thời kéo theo thu nhập lúc
đó cũng có sự khác nhau rõ rệt, vì thế mà việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi theo hướng thu hút nhiều lao động cũng là biện pháp tạo thêm việc làm
ngay bên trong sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là một hoạt động phi nông
nghiệp với một số nghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này sang đời
khác trong từng hộ gia đình, dịng họ, làng, xã dần dần hình thành những làng
nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm hàng hóa tiêu dùng độc đáo vừa có giá
trị sử dụng vừa có giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng cho từng cộng đồng, vùng
miền trên đất nước.
Việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có: Đất
đai, cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, các hoạt dộng cung ứng giống, phân bón,

phịng trừ sâu bệnh…). Hoạt động dịch vụ nông thôn bao gồm các hoạt động đầu
vào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp và các mặt
hàng nhu yếu phẩm cho đời sống dân cư nông thôn, là khu thu hút đáng kể lao
động nữ nông thôn và tạo ra thu nhập cao cho lao động nói chung và lao động nữ
nơng thơn nói riêng.
Ở nơng thơn, có một lớn cơng việc không định trước được thời gian như:
Trông nhà, trông con, cháu, nội trợ, làm vườn… có tác dụng hỗ trợ tích cực trong

7

download by :



việc tăng thêm thu nhập cho gia đình. Thực chất đây cũng là việc làm có khả
năng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể cho người lao động nữ.
Tóm lại, sản xuất nơng nghiệp là lình vực tạo việc làm truyền thống và thu
hút nhiều lao động nữ tại các vùng nơng thơn, nhưng diện tích đất đai canh tác
giảm đã hạn chế khả năng giải quyết việc làm trong nông thôn. Hiện nay, những
việc làm trong nông thôn chủ yếu là những công việc đơn giản, thủ công, ít đòi
hỏi tay nghề cao với tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay, dễ
dàng sử dụng, học hỏi và chia sẻ. Vì thế mà khả năng thu hút lao động nữ cao,
tuy nhiều sản phẩm được làm ra với chất lượng thấp, mẫu mã không mát mắt
người tiêu dùng, năng suất lao động thấp từ đó đã làm cho thu nhập bình qn
của lao động tại các vùng nông thôn thấp, dẫn đến tỷ lệ đói nghèo cao so với khu

vực thành thị
2.1.4. Nội dung nghiên cứu về tình hình tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn
2.1.4.1. Nhu cầu về việc làm của lao động nữ nông thôn
Hiện nay, nhu cầu việc làm của lao động ngày một tăng cao, đặc biệt là
lao động nữ nông thôn. Do việc làm nông thơn có truyền thống theo mùa vụ,
manh mún, lại đang trong điều kiện CNH-HĐH, người dân đang dần bị mất đất
sản xuất nông nghiệp, cho nên cần thiết phải khảo sát nhu cầu tạo việc làm của
lao động nữ nông thơn về các loại ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo hay
phương pháp dạy nghề, đào tạo…. Đây là bước quan trọng trong việc xác định,
thực thi các chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng này.
2.1.4.2. Triển khai các giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn
Việc triển khai các giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn được

đánh giá trên nhiều khía cạnh như:
* Cơng tác đào tạo, dạy nghề: Công tác đào tạo nghề, dạy nghề cho lao
động nữ nông thôn bao gồm việc dạy nghề cho lao động, đào tạo cho đội ngũ
giáo viên, giảng viên hay đầu tư cơ sở hạ tầng…
Nghiên cứu để thấy rằng chất lượng cũng như số lượng đào tạo nghề cho
lao động nữ nơng thơn có được đầu tư, chú trọng hay không? Việc triển khai như
thế nào?
Luận văn này nghiên cứu chỉ ra những mặt đã làm được trong công tác
đào tạo, dạy nghề đồng thời nhận thấy những vấn đề còn vướng mắc để đưa ra
những biện pháp, những đề xuất khắc phục.

8


download by :


* Hỗ trợ đầu tư, cho vay vốn: Khả năng có việc làm của lao động nữ có
cao hay khơng một phần dựa vào sự hỗ trợ đầu tư về điều kiện, cho vay vốn để
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Khi đã có kiến thức rồi, người lao động cần có
nguồn vốn nhất định để đưa những kiến thức đã học vào mơ hình thực tế. Cho
nên cần thiết đánh giá xem hoạt động hỗ trợ điều kiện về vốn tại địa phương có
thật sự đáp ứng được đủ, đúng nhu cầu của người lao động hay không?
* Thu hút làm việc tại các trang trại, doanh nghiệp: Hiện nay, nước ta
đang trong thời kỳ CNH-HĐH, nên việc đất ở nông thôn bị thu hồi để xây dựng,

thành lập các công ty, doanh nghiệp diễn ra phổ biến. Việc này dẫn đến các lao
động nữ nông thôn bị mất đất sản xuất canh tác, do đó cần thu hút được các lao
động đóng tại địa phương vào làm tại các công ty, nhà máy, đây là nguồn tạo
việc làm, tăng thu nhập lớn cho đối tượng.
* Hỗ trợ khoa học kỹ thuật công nghệ: Ở nông thôn hiện nay, sản xuất
nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Số lao động làm nông nghiệp khá cao, nên việc cần
thiết phải nâng cao chất lượng sản xuất nơng nghiệp. Vì thế, ngành nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao đang dần được phát triển. Do đó ngồi các yếu tố về hỗ
trợ vay vốn, cần phải chú trọng hướng dẫn, đưa các yếu tố khoa học kỹ thuật
công nghệ vào sản xuất cũng để nâng cao chất lượng sản phẩm.
* Tư vấn, giới thiệu lao động nữ đi xuất khẩu lao động: Quá trình hội nhập
phát triển, việc đưa lao động trong nước ra nước ngoài để giao lưu, học hỏi kinh

nghiệm làm việc tại nước bạn là cần thiết. Luận văn này nghiên cứu, đánh giá xem
việc quan tâm đến việc tư vấn, giới thiệu lao động nữ đi xuất khẩu lao động có được
quan tâm hay khơng? Chất lượng tư vấn như thế nào? Và kết quả, hiệu quả của việc
đưa lao động nữ nơng thơn ra nước ngồi làm việc có cao hay khơng?
Qua xem xét các hoạt động từ khi triển khai các giải pháp tạo việc làm, tỷ
lệ lao động nữ nơng thơn được tạo việc làm có tăng lên khơng? Chất lượng có
được nâng cao khơng? Tỷ lệ duy trì việc làm sau học nghề có cao hay không?
2.1.4.3. Kết quả tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn
Việc triển khai các giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn đã
được đánh giá, tuy nhiên, có hiệu quả hay khơng, điều này thể hiện ở các kết quả
đã làm được, số việc làm đã tạo ra trong năm, bao gồm cả việc làm mới và việc
duy trì việc làm. Kết quả tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn thể hiện trên

các mặt như: công tác dạy nghề được bao nhiêu lớp, bao nhiêu học viên, chất
lượng ra sao? Hay giải quyết được bao nhiêu lao động được vay vốn giải quyết

9

download by :


việc làm; Thu hút được bao nhiêu lao động vào các doanh nghiệp; Tư vấn giới
thiệu được bao nhiêu lao động nữ nông thôn đi xuất khẩu lao động…
Kết quả tạo việc làm cho đối tượng chính là đánh giá sâu sắc nhất cho việc
thực hiện có hiệu quả hay khơng các chính sách dạy nghề, tạo việc làm của

Chính phủ, người lao động có được hưởng đúng, hưởng đủ quyền lợi của mình
hay khơng? Vì thế cần đánh giá khách quan, trung thực, nghiêm túc nhất những
kết quả đã đạt được để rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác tạo
việc làm cho lao động nữ nông thôn tại địa phương.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn
Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn được đánh giá hiệu quả hay
không, yếu tố quan trọng phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng, từ bản thân người
lao động cho đến tác động của xã hội. Ở phần này, nghiên cứu chủ yếu đi sâu tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến tình hình tạo việc làm cho lao động nữ
nông thôn tại địa phương. Các yếu tố được xét ở đây gồm:
2.1.5.1. Khả năng lao động của lao động nữ nông thôn
* Sức lao động: Khả năng lao động là yếu tố quan trọng đối với người lao

động, đặc biệt là với lao động nữ nơng thơn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức
khỏe của lao động nữ, từ điều kiện chăm sóc, nghỉ ngơi, vấn đề sức khỏe sinh
sản, chế độ dinh dưỡng trong gia đình, đến những điều kiện làm việc và mơi
trường sinh sống, nếu được cải thiện tốt sẽ có tác động tích cực đến q trình lao
động cống hiến của lao động nữ. Hiện nay, lực lượng lao động nữ nơng thơn của
nước ta đang trong tình trạng thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng sức lao
động. Do vậy, khả năng lao động là một yếu tố quan trọng cấu thành nên việc
làm của lao động nữ nơng thơn.
* Trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật
Giáo dục – đào tạo đóng vai trị quan trọng đối với vị trí và triển vọng
tương lai của việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nơng thơn nói
riêng. Giáo dục tạo ra lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng làm việc với

năng suất cao là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
* Khả năng tài chính
Khả năng tài chính, hay chính là nguồn vốn là một trong những vấn đề
quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc làm của lao động nói cung, lao động nữ
nơng thơn nói riêng. Điều này thể hiện ở nguồn hỗ trợ, cho vay vốn cho các dự
án. Các dự án, việc làm đó chỉ có thể thực hiện được khi có nguồn vốn. Hơn nữa,

10

download by :



nguồn vốn cịn cần được tính tốn để phân bổ hợp lý mới có thể đảm bảo được
hiệu quả, tránh lãng phí.
2.1.5.2. Các chính sách tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn
Xuất phát từ bản chất, đặc điểm vai trị của lao động nữ nơng thơn. Đặc
biệt là chất lượng lao động nông thôn ở nước ta hiện nay, nên Đảng và Nhà nước
đã có những chính sách tạo việc làm cho lao động nơng thơn nói chung, lao động
nữ nơng thơn nói riêng.
Luận văn khái qt một cách chung nhất về các chính sách này, đánh giá
việc thực thi các chính sách tại địa phương nghiên cứu để thấy được vai trò của
Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng và số lượng lao động nữ có việc làm
trong những năm gần đây.
Sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và chính quyền địa phương về vấn

đề việc làm của lao động nữ nông thôn được thể hiện ở các chính sách. Q trình
triển khai, thực thi các chính sách có hiệu quả hay khơng, ảnh hưởng khơng nhỏ
đến tình hình tạo việc làm cho lao động nữ tại từng địa phương. Giám sát, đánh
giá của các cơ quan, tổ chức và đối tượng thụ hưởng chính sách sẽ trả lời được
các câu hỏi như: chính sách ban hành có phù hợp với đối tượng hưởng thụ
khơng? Kết quả và hiệu quả triển khai, thực hiện ra sao?
2.1.5.3. Các cơ quan thực thi chính sách tạo việc làm
Mức độ tham gia của các cơ quan có liên quan đến tạo việc làm cho lao
động nữ nông thôn càng cao thì hiệu quả của các chính sách càng rõ rệt bao gồm
ngành Lao động thương binh và xã hội, Khuyến nơng, Nơng nghiệp và Hội
LHPN các cấp.
Việc tìm hiểu các yếu tố trên sẽ giúp cho Chính phủ hiểu được các yếu tố

bên ngoài cũng như bên trong người lao động nữ ảnh hưởng tới vấn đề học nghề,
tạo việc làm như thế nào. Từ đó có những thay đổi, điều chỉnh trong quá trình
triển khai thực hiện các chính sách đào tạo nghề.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH TẠO VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG NỮ NƠNG THÔN
2.2.1. Một số kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn ở 1 số nước
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Vấn đề nan giải hiện nay đối với Nhật Bản là thiếu hụt lực lượng lao
động. Trong khi đó tỉ lệ tham gia lao động của phụ nữ Nhật Bản thuộc vào loại
thấp nhất trên thế giới.

11


download by :


Những năm gần đây, khi Nhật Bản đi vào phát triển theo chiều sâu, với công
nghệ hiện đại cần nhiều vốn, nhưng các công nghệ thu hút nhiều lao động vẫn được
coi trọng, đặc biệt là lao động nữ nông thơn. Ngồi ra, nước Nhật cịn phân bổ các
ngành cơng nghiệp, các nhà máy về nông thôn để tạo việc làm phi nơng nghiệp cho
lao động nữ nơng thơn. Chính phủ Nhật Bản rất chú trọng đến đào tạo nghề cho lao
động nữ nông thôn, nhằm tạo đội ngũ lao động có trình độ chun mơn cao. Các
chính sách hỗ trợ tài chính, tạo cơ hội phát triển năng lực, nâng cao chất lượng các
tổ chức giáo dục, đào tạo trên cơ sở nhu cầu của mỗi vùng.

Đối với lao động nữ lớn tuổi ở nông thôn, nhất là những người bị thu hồi
đất, nhà nước Nhật Bản quan tâm giải quyết việc làm nhằm xóa bỏ những mất
cân đối về tuổi tác. Với đối tượng này, các chính sách về đào tạo lại, nâng cao tay
nghề, mở rộng các loại hình tuyển dụng, coi trọng các cơng việc làm thêm khơng
chính thức… đã được nhà nước chú trọng (Theo Phan Cao Nhật Anh, 2015).
Đặc biệt, một trong những chính sách trụ cột của Nhật Bản là tạo cơ hội
để phụ nữ phát huy năng lực, làm tăng tỉ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động
đóng góp cho xã hội Nhật Bản. Sau đây là những chính sách phát huy năng lực
phụ nữ của Nhật Bản.
* Yên tâm mang thai, sinh đẻ, nuôi dạy con cái và chăm sóc gia đình
Ni con và chăm sóc gia đình có vai trò quan trọng đảm bảo về tinh thần
và tương lai của tất cả mọi người. Cho đến nay, phần lớn những công việc này do

phụ nữ đảm nhiệm nhưng do gia đình trong q trình hạt nhân hóa và mối liên
kết tại nơi sinh sống ngày càng giảm nên nhiều phụ nữ cảm thấy cô độc và không
yên tâm. Tại nơi sinh sống, khơng có người để trao đổi, chia sẻ, không biết nơi tư
vấn nên không tiếp cận được các dịch vụ và chế độ. Bên cạnh việc thúc đẩy sự
tham gia của đàn ông trong việc chăm sóc và ni dạy con cái, cần tiến hành các
hỗ trợ cho những phụ nữ đang gặp khó khăn trong việc mang thai, sinh đẻ và
chăm sóc con cái.
* Linh hoạt tại nơi làm việc: Hướng tới tạo dựng môi trường tuyển dụng
có thể phát huy hết năng lực cũng như cá tính của phụ nữ. Để đạt được điều này,
xem xét lại và hình thành cách làm việc giúp cả nam và nữ có thể vừa làm việc
vừa chăm lo gia đình. Hơn thế, đối với những phụ nữ do sinh đẻ và chăm sóc con
cái buộc phải nghỉ việc giữa chừng, muốn làm nhân viên chính thức nhưng

khơng có cơ hội phải làm nhân viên khơng chính thức, những phụ nữ khơng được
tạo điều kiện để có việc làm theo hợp đồng hay làm nửa buổi phù hợp, những

12

download by :


phụ nữ khó khăn trong việc duy trì cùng lúc cơng việc và chăm gia đình, những
phụ nữ khơng có cơ hội dù mong muốn phát huy năng lực của mình tại các cơng
ty, cần có những hỗ trợ cụ thể. Chính sách tập trung vào những vấn đề như:
+ Tạo điều kiện quay trở lại làm việc sau khi sinh: Thúc đẩy chính sách

thực hiện kế hoạch ủng hộ ước nguyện của phụ nữ; Chính sách tổng hợp nhằm
đào tạo và tuyển dụng giới trẻ, trong đó có phụ nữ trẻ; Hỗ trợ các ngành nghề
trong những lĩnh vực mà phụ nữ ít tham gia.
+ Xem xét lại cách làm việc: Kế hoạch cải thiện chế độ đãi ngộ với lao
động nữ; Xúc tiến dự án gia tăng nhân viên chính thức; Thảo luận các biện pháp
mới nhằm thực hiện cân bằng giữa công việc và cuộc sống; Đánh giá lại chế độ
bảo đảm xã hội, chế độ thuế đối với phương thức làm việc.
+ Tiếp tục công việc: Triển khai chương trình của cơng ty nhằm hỗ trợ
vừa làm việc công ty vừa làm việc nhà; Áp dụng phương tiện truyền thơng để
làm việc tại nhà; Khuyến khích đàn ông tham gia việc nhà, nuôi con đồng thời
cải cách phương thức làm việc và ý thức của nam giới; Tạo dựng văn hóa đề cao
việc ni dạy con cái tại cơng ty và ngồi xã hội; Kêu gọi các công ty không sa

thải gây tổn thất cho phụ nữ khi họ mang thai và sinh đẻ.
+ Phát huy tối đa năng lực - Thúc đẩy có trọng điểm và linh hoạt tính năng
động của phụ nữ trong cơng ty; Khuyến khích các cơng ty thơng qua hỗ trợ tài
chính và dịch vụ cơng cộng; Hiện thực hóa các chương trình phát huy năng lực
phụ nữ trong cơng ty (Theo Lưu Ngọc Trinh, 2000).
* Làm việc và phát triển tại khu vực sinh sống: Cho đến nay, phụ nữ
giữ vai trị quan trọng trong các lĩnh vực như ni con, chống tội phạm, môi
trường, phúc lợi tại khu vực sinh sống. Mặt khác, nhiều phụ nữ muốn phát huy
những kinh nghiệm làm việc nhà, nuôi dạy con cái, làm việc tại nơi sinh sống
nhưng thiếu vốn, khơng có cơ hội, chưa biết thực hiện như thế nào. Để các
tầng lớp từ trẻ đến già với những kinh nghiệm, tri thức của bản thân đều có
thể phát huy năng lực cá nhân, cần có những hỗ trợ về mặt vốn, cung cấp kiến

thức tổ chức thực hiện, hợp tác, trao đổi thông tin trong các lĩnh vực hoạt
động đối với phụ nữ.
- Thúc đẩy kế hoạch hỗ trợ mong muốn của phụ nữ
- Tạo môi trường mở rộng cơ hội làm việc cho phụ nữ
- Kêu gọi tham gia lực lượng phòng cháy nữ
* Xây dựng cuộc sống ổn định và khỏe mạnh

13

download by :



×