Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện an dương, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHAN THÀNH ĐẠT

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI
HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Văn Chính

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Phan Thành Đạt

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp q
báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoa học
PGS.TS Trần Văn Chính đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài và hồn chỉnh luận văn của mình.
Tơi xin trân trọng cám ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Quản
lý đất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện
và hồn thành đề tài.
Tơi xin trân trọng cám ơn tập thể Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện An
Dương, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Hải Phịng, chính quyền và bà con nhân
dân các xã, phường trên địa bàn thị xã đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài
trên địa bàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình và đồng nghiệp đã
khích lệ, tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong q trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tơi xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Phan Thành Đạt

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu .............................................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1

Cơ sở lý luận của đăng ký đất đai, văn phòng đăng ký đất đai .......................... 4

2.1.1

Đăng ký đất đai ................................................................................................... 4

2.1.2.

Văn phòng Đăng ký đất đai ................................................................................ 8

2.1.3.

Trình tự thủ tục đăng ký đất đai........................................................................ 23

2.2.

Mơ hình đăng ký đất đai, bất động sản ở một số nước trên thế giới và
Việt Nam........................................................................................................... 36

2.2.1.

Đăng ký đất đai và tài sản gắn liền trên đất ở một số nước trên thế giới ......... 36

2.2.2.


Một số kinh nghiệm áp dụng vào Việt Nam ..................................................... 40

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 44
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 44

3.2.

Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................... 44

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 44

3.3.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử
dụng đất đai trên địa bàn huyện An Dương ...................................................... 44

3.3.2.

Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện An
Dương. .............................................................................................................. 44

3.3.3.

Đánh giá của người dân tham gia vào hoạt động đăng ký đất đai. ................... 44

iii


download by :


3.3.4.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh văn
phòng đăng ký đất đai huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. ..................... 44

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 45

3.4.1.

Thu thập số liệu thứ cấp.................................................................................... 45

3.4.2.

Thu thập số liệu sơ cấp ..................................................................................... 45

3.4.3.

Phương pháp xử lý số liệu. ............................................................................... 45

3.4.4.

Phương pháp nghiên cứu điểm. ........................................................................ 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 46

4.1.

Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện an dương .................................. 46

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường................................. 46

4.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................... 49

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện An
Dương ............................................................................................................... 51

4.2.

Đánh giá tình hình quản lý và sử đụng đất huyện an dương ............................ 52

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 ..................................................................... 52

4.2.2.

Tình hình quản lý đất huyện An Dương ........................................................... 55

4.3.


Đánh giá hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện an
dương ................................................................................................................ 59

4.3.1

Cơ cấu và cơ sở vật chất của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
huyện An Dương .............................................................................................. 59

4.3.2.

Đánh giá hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện An
Dương ............................................................................................................... 61

4.4.

Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng
đăng ký đất đai huyện an dương ...................................................................... 77

4.5.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn
phòng đăng ký đất đai ....................................................................................... 79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 84
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 84

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 85

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 86
Phụ lục .......................................................................................................................... 88

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐS

Bất động sản

BTC

Bộ Tài chính

BNV

Bộ Nội vụ

BTNVMT


Bộ Tài ngun và Mơi trường

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CN VPĐKĐĐ

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

GCN

Giấy chứng nhận

HSĐC

Hồ sơ địa chính

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH

Kinh tế - Xã hội


SDĐ

Sử dụng đất

TCQLĐĐ

Tổng cục quản lý đất đai

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

VPĐK

Văn phòng đăng ký

VPĐKĐĐ

Văn phòng Đăng ký đất đai

UBND

Ủy ban nhân dân

v

download by :


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1.

Tình hình phát triển dân số, lao động và việc làm ở huyện An Dương
giai đoạn 2008-2016................................................................................... 50

Bảng 4.2.

Tình hình phát triển kinh tế huyện An Dương giai đoạn 2008-2016 ......... 51

Bảng 4.3.

Phân bố cụ thể diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng năm
2016............................................................................................................ 55

Bảng 4.4.

Kết quả thực hiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai ........................... 56

Bảng 4.5.

Bảng điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật ....................................................... 60

Bảng 4.6.

Kết quả cấp GCN lần đầu của huyện An Dương giai đoạn năm 2010
đến 2016 ..................................................................................................... 62

Bảng 4.7.

Kết quả thực hiện công tác đăng ký cấp GCN của Chi nhánh Văn

phòng đăng ký đất đai huyện An Dương ....................................................... 66

Bảng 4.8.

Tình hình thực hiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa
bản huyện An Dương ................................................................................. 70

Bảng 4.9.

Tình hình ứng dụng Cơng nghệ thơng tin tại Chi nhánh Văn phịng
đăng ký đất đai huyện An Dương .............................................................. 71

Bảng 4.10.

Mức độ cơng khai thủ tục hành chính ....................................................... 73

Bảng 4.11. Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ của Chi nhánh Văn phòng đăng ký
đất đai huyện An Dương ............................................................................ 75
Bảng 4.12. Đánh giá về thái độ của cán bộ VPĐKĐĐ................................................. 76
Bảng 4.13. Đánh giá về mức độ hướng dẫn của cán bộ VPĐKĐĐ ............................. 77
Bảng 4.14. Những khoản phí phải đóng khi thực hiện Đăng ký đất đai ...................... 77

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện An Dương ....................................................................... 47
Hình 4.2. Hiện trạng các loại đất ở huyện An Dương, Hải Phòng .............................. 53


vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phan Thành Đạt
Tên luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện An Dương, thành phố Hải Phòng”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá kết quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, công tác đăng
ký biến động đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ứng dụng tin học trong việc cung cấp
thơng tin, số liệu địa chính.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh văn phòng
đăng ký đất đai huyện An Dương, thành phố Hải Phòng..
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập tài liệu, số liệu tại các phịng, ban có liên quan: Về điều kiện tự nhiên
kinh tế xã hội, số liệu dân số, lao động, số liệu kiểm kê đất đai, số liệu về thực trạng
phát triển kinh tế xã hội.
Ngoài ra, thu thập tài liệu từ những nguồn khác: từ các sách đã xuất bản, từ các
bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu đã cơng bố.
Thu thập các tài liệu liên quan đến Văn phòng Đăng ký đất đai của Tổng cục quản
lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường…

Thu thập báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, về hiện trạng sử dụng đất
và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện từ năm 2010 đến 2016 của các phịng, ban,
đơn vị có liên quan.
-Thu thập số liệu sơ cấp.
Điều tra, phỏng vấn trực tiếp 100 cá nhân tham gia vào đăng ký cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Xây dựng phiếu điều tra, phỏng vấn các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt
động đăng ký đất đai, các cán bộ làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Tổng số cá nhân điều tra là trên 100 người.
- Phương pháp xử lý số liệu.
Xử lí số liệu bằng phần mềm excel.

viii

download by :


- Phương pháp nghiên cứu điểm.
Chọn 2 xã trong số 16 đơn vị hành chính là xã An Đồng và xã Đại Bản để lấy số
liệu điều tra vì xã An Đồng là xã có nhiều biến động về đất đai nhất huyện An Dương,
xã Đại Bản là xã ít có biến động nhất, người dân ở xã Đại Bản trí thức chưa cao từ đó để
có nhận xét đánh giá khách quan nhất.
Kết quả chính và kết luận
Huyện An Dương là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Tây Bắc của thành
phố Hải Phịng, có tốc độ đơ thị hố nhanh, tồn huyện có tổng diện tích tự nhiên là
9.756,91 ha, tính đến ngày 31/12/2016 tổng dân số là 162.587 người, mật độ dân số
trung bình của huyện An Dương là 1.412 người/km2, tốc độ tăng trưởng kinh tế vào
năm 2016 đạt 11%/năm.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện An Dương được thành lập đã giúp
cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện nói chung và việc giải quyết các TTHC

về đất đai nói riêng cho các các đối tượng sử dụng đất có nhiều tiến triển, mặc dù cịn
tồn tại nhiều khó khăn, thách thức song luôn được các cấp lãnh đạo hết sức quan tâm và
đạt được một số kết quả tích cực. Việc thành lập và q trình hoạt động của Chi nhánh
Văn phòng đăng ký đất đai đã thúc đẩy và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác
cấp GCN trên địa bàn huyện. Từ năm 2010 đến 2016 số GCN cấp lần đầu 6202 GCN,
năm 2016 đạt 120,0 % kế hoạch được giao, trong đó hồ sơ không đủ điều kiện cấp GCN
lần đầu đạt chiếm 3,1%; GCN đăng ký biến động là 49.012 hồ sơ đạt điều kiện (cấp đổi
có lượng hồ sơ chiếm nhiều nhất). Cơng tác chỉnh lý biến động GCN cịn gặp khó khăn
đặc biệt các dự án thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai: Xây
dựng hệ thống pháp luật đất đai thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn, giải quyết
được những vướng mắc tồn đọng; quy định rõ ràng về phân cấp chức năng, nhiệm vụ,
giữa VPĐKĐĐ và phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường; đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công việc; phát triển nguồn nhân lực hoạt
động trong bộ máy tổ chức VPĐKĐĐ.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Phan Thanh Dat
Thesis title: “Assessment on the real situation and proposing measures to improve the
operation efficiency of the branch office of land registration in An Duong district,
Hai Phong city".
Major: Land Management

Code: 60 85 01 03


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives
- To evaluate the results of land registration, certificate granting, land-use change
registration, land document administration and information application in the provision
of land information and data.
- To propose some solutions to improve the operation efficiency of the branch
office of land registration in An Duong district, Hai Phong city.
Materials and Methods
- Secondary data collection:
- Collecting documents and data from relevant departments and offices about
socio-economic natural conditions, population and labor data, land data and data on
socio-economic development.
Also, collecting materials from other sources: from published books, from
scientific articles and published researches.
Collecting documents relating to the Land Registration Office of the General
Department of Land Administration, Ministry of Natural Resources and Environment...
Collecting reports on the socio-economic development status, land use status and
land use management status in the district from 2010 to 2016 by relevant departments.
- Primary data collection
Investigating and directly interviewing 100 individuals participating in the
registration of granting land use right certificates at the branch of land registration office.
Building questionnaires and interviews with organizations and individuals
involved in land registration activities, and staff working at the branch of Land
Registration Office. The total number of individuals surveyed was over 100.
- Data processing methods.
Data process using excel software.

x

download by :



- Research methods in sites.
Selecting 2 communes of 16 administrative units, namely An Dong and Dai Ban,
for survey data because An Dong commune is the most volatile in terms of land while
Dai Ban commune is the least volatile in An Duong district, and ost people in Dai Ban
commune have low standard of knowledge, then we can withdraw the most objective
evaluation comments.
Main findings and conclusions
An Duong district is a coastal plain district located in the northwest of Hai Phong city,
with rapid urbanization. The district has a total natural area of 9,756.91 ha with total
population of 162,587 people until 31/12/2016. The average population density of An
Duong district is 1,412 people / km2 with the economic growth rate in 2016 of 11% / year.
The branch of Land registration office of the An Duong District has helped the
land management in the district in general and the settlement of land administrative
procedures in particular for many land users positively. Despite many difficulties and
challenges, the leaders always pay a lot of attention and achieved some positive results.
The establishment and operation of the branch of the Land Registration Office have
promoted and made a strong change in the issuance of land use certificate in the district.
From 2010 to 2016, there were 6202 firstly-issued certificates in 2016, reaching
120.0% compared to index assigned, of which the dossiers were not eligible for the first
time issuance accounting for 3.1%; The number of eligible re-registered certificates
was 49,012 (the most of which are modified file). Adjustment of Certificate changes
has encountered many difficulties especially the projects recovering the agricultural
land to convert into non-agricultural purposes.
In order to improve the operation performance of the branch of Land registration
office: we need to build a unified, consistent and practical land law system which can
address the existing problems; to set clear regulations on functional decentralization
and tasks, between Land registration office and Division of Natural Resources and
Environment, Department of Natural Resources and Environment; to invest in

facilities and equipment for work; to develop human resources working in Land
registration office.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đăng ký đất đai thực chất là thủ tục hành chính bắt buộc nhằm thiết lập một
hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
chủ sử dụng đất hợp pháp, nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ
giữa Nhà nước và người sử dụng là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chắc toàn bộ
đất đai theo pháp luật. Từ đó, chế độ sở hữu tồn dân dân đối với đất đai, quyền
và lợi ích hợp pháp của người sử dụng được bảo vệ và phát huy đảm bảo đất đai
được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.
Việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở TN&MT trên cơ
sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp trực thuộc Sở
TN&MT và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phịng Tài
ngun và Mơi trường các quận, huyện. Văn phịng Đăng ký đất đai có chức
năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản
lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống
kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định. Công tác đăng ký
đất đai, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính đã được thay đổi và đang trong
giai đoạn vận hành. Chính vì vậy việc nghiên cứu sự thay đổi này lại có ý nghĩa
hết sức quan trọng để phân tích ra hiệu quả và hạn chế cần khắc phục của hệ
thống hoạt động Văn phòng đăng ký đất đai một cấp.
Huyện An Dương là một huyện nằm ở phía Tây thành phố Hải Phịng,
được tách ra từ huyện An Hải cũ vào năm 2002. Huyện An Dương giáp với tỉnh

Hải Dương ở phía Tây và Tây Bắc, giáp với huyện An Lão ở phía Tây Nam,
giáp với quận Kiến An ở phía Nam, huyện Thủy Nguyên ở phía Bắc, quận
Hồng Bàng và quận Lê Chân ở phía Đông Nam. An Dương là một huyện với
dân số nhiều, diện tích tự nhiên rộng, là một huyện đang trong giai đoạn phát
triển, là một trong huyện trọng điểm phát triển kinh tế của thành phố, yêu cầu
đăng ký đất đai hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội, sự biến động về đất
đai khá lớn, công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
lập hồ sơ của huyện cần phải hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên hoạt động của Chi
nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện An Dương chưa thực sự phát huy được
hiệu quả. Nhu cầu đăng ký đất đai rất lớn đòi hỏi thực trạng Văn phòng đăng ký
đất đai làm việc hiệu quả hơn.

1

download by :


Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề, tôi thực hiện đề tài:“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện An
Dương, thành phố Hải Phòng”.
1.2. MỤC TIÊU
- Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện An
Dương trong những năm gần đây.
- Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động củaVăn phòng Đăng ký
đất đai huyện An Dương.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện An Dương, thành phố
Hải Phòng.

Người sử dụng đất chịu tác động trực tiếp của việc cải cách thủ tục hành
chính trong quản lý đất đai với mơ hình Văn phịng Đăng ký đất đai.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tại Chi nhánh VPĐĐĐ huyện An Dương, địa bàn 15 xã và
1 thị trấn.
Về thời gian: Từ 01/01/2010 đến 15/3/2015 (giai đoạn vẫn là Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất) và từ 16/3/2015 đến 31/12/2016 (giai đoạn là Văn
phòng Đăng ký đất đai).
1.4. ĐIỂM MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC
Đóng góp mới của đề tài: Đã đánh giá thực trạng hoạt động của Chi nhánh
Văn phòng đăng ký đất đai huyện An Dương thành phố Hải Phịng, qua đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đề tài.
Ý nghĩa khoa học của đề tài:
+ Cung cấp cơ sở lý luận của đăng ký đất đai, văn phòng đăng ký đất đai.
+ Kết quả của nghiên cứu của đề tài cung cấp về kết quả điều kiện tự
nhiên, xã hội huyện An Dương, tình hình quản lý và sử dụng đất huyện An
Dương, kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện
An Dương.

2

download by :


Ý nghĩa thực tiễn:
+ Sử dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai cho địa phương,
phục vụ cơng tác hoạt động cho Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai.
+ Làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về đăng ký đất đai.

3


download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, VĂN PHÒNG ĐĂNG
KÝ ĐẤT ĐAI
2.1.1. Đăng ký đất đai
2.1.1.1. Khái niệm
Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) là thủ tục hành chính bắt buộc do cơ quan Nhà
nước thực hiện đối với các đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
Theo khoản 15 Điều 3 của Luật Đất đai 2013: “Đăng ký đất đai, nhà ở, tài
sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý
đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính”.
Theo khoản 2 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định: “Đăng ký đất đai, nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được
thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình
thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau”
(Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013).
2.1.1.2. Đối tượng đăng ký đất đai
Luật Đất đai 2013 quy định: nguyên tắc xác định người sử dụng đất phải
đăng ký đất đai:
+ Là người đang sử dụng đất;
+ Là người có quan hệ trực tiếp với Nhà nước trong việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
Các đối tượng sử dụng đất phải thực hiện đăng ký đất đai được quy định tại
Điều 5 của Luật Đất đai 2013 gồm:
Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề

nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và
tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa
bàn thơn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có
cùng phong tục, tập qn hoặc có chung dịng họ;

4

download by :


Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,
niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức
tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức năng ngoại
giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc
Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ
chức liên chính phủ;
Người Việt Nam định cư ở nước ngồi theo quy định của pháp luật về
quốc tịch;
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà
đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật
về đầu tư.
2.1.1.3. Các trường hợp đăng ký đất đai
Luật Đất đai 2013 quy định:
- Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao
đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực

hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
- Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần
đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ
quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và
có giá trị pháp lý như nhau.
a) Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;
- Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
- Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
- Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.
b) Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy
chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử
5

download by :


dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất;
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
- Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
- Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
- Chuyển mục đích sử dụng đất;
- Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
- Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm
sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà
nước giao đất khơng thu tiền sử dụng đất sang hình thức th đất; từ thuê đất
sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

- Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài
sản chung của vợ và chồng;
- Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm
người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
- Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết
quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền cơng nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại,
tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi
hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả
đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
- Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
- Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký
được ghi vào Sổ địa chính, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện
theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường
hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận

6

download by :


quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc
chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người

đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định
xử lý theo quy định của Chính phủ.
- Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm
đăng ký vào Sổ địa chính.
2.1.1.4. Người chịu trách nhiệm đăng ký đất đai
Người chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký đất đai là cá nhân mà pháp
luật quy định phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của
người sử dụng đất.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Đất đai 2013, người chịu trách nhiệm thực
hiện việc đăng ký gồm có:
- Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất
nơng nghiệp vào mục đích cơng ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để
sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các cơng trình cơng
cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải
trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và cơng trình cơng cộng khác của địa phương.
- Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thơn, làng, ấp, bản, bn,
phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối
với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư.
- Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở
tôn giáo.
- Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình.
- Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngồi đối với việc sử dụng đất
của mình.
- Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người
có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.

7


download by :


2.1.2. Văn phòng Đăng ký đất đai
2.1.2.1. Cơ sở pháp lý về tổ chức hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai quy định về việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai như sau :
- Văn phòng Đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên
cơ sở hợp nhất Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài ngun
và Mơi trường và các Văn phịng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài
nguyên và Mơi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con
dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Văn phịng Đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài
sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ
địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin
đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
- Văn phịng Đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, thị xã, thị xã, thị xã
thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai được thực hiện chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh;
- Kinh phí hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện theo quy
định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về
đăng ký giao dịch bảo đảm có quy định Văn phịng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường và Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và
Môi trường quận, thị xã, thị xã, thị xã thuộc tỉnh thực hiện đăng ký, cung chi
nhánh thông tin về giao dịch bảo đảm bằng đất đai, tài sản gắn liền với đất
(Chính phủ, 2010).

Thơng tư số 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 4 năm 2005 của
liên Bộ Tài chính và Bộ TN&MT hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ và trách
nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc luân chuyển hồ sơ về nghĩa vụ tài
chính, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách một bước thủ tục hành chính khi người sử
dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất và nhà (nộp tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất, thuế chuyển đất đai, thuế thu nhập từ chuyển đất đai lệ phí
trước bạ và các khoản thu khác nếu có) (BTC, BTNVMT, 2005).

8

download by :


Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNVMT-BNV-BTC ngày 4 tháng 4
năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ- Bộ Tài hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng
ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (BTNVMT, BNV, BTC, 2015).
Bộ Luật Dân sự (2005).
Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi thực hiện đăng
ký đất đai tại VPĐKĐĐ, quyền sở hữu được Bộ Luật Dân sự 2005 quy định cụ
thể bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ
sở hữu theo quy định của pháp luật (Điều 164); Việc đăng ký quyền sở hữu tài
sản (Điều 167); Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản (Điều 168); Các
quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản (Điều 173). Trên cơ sở
đó, pháp nhân, thể nhân tự xác định quyền và nghĩa vụ của mình về bất động sản
hợp pháp (trong đó có đất đai) đối với Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền.
Về tổng thể thì việc Nhà nước ban hành các quy định liên quan đến
VPĐĐĐ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tuy không nhiều
nhưng được xem là tương đối đầy đủ. Đây là căn cứ pháp lý ban đầu để thành lập
và đưa các VPĐĐĐ đi vào hoạt động.

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai
Theo Quyết định số: 3039/2014/QĐ-UBND thành phố Hải Phòng về việc
thành lập về việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, trực thuộc Sở tài ngun
và mơi trường ngày 30/12/2014.
a. Vị trí, chức năng của Văn phòng Đăng ký đất đai
Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài
ngun và Mơi trường, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa
chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin
đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được
Nhà nước bố trí văn phịng, trang thiết bị làm việc và mở tài khoản theo quy định
của pháp luật.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai
1. Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
9

download by :


2. Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là
Giấy chứng nhận).
3. Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản
lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận,
quản lý việc sử dụng phơi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
5. Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng,
quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.
7. Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký,
cấp Giấy chứng nhận.
8. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
9. Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng
lực theo quy định của pháp luật.
12. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn
phịng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo
quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác
được giao.
c. Cơ cấu tổ chức Văn phòng đăng ký đất đai
- Lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai:
Văn phòng đăng ký đất đai có Giám đốc và khơng q 02 Phó Giám đốc.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Văn phịng đăng ký đất
đai thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), phù
hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

10

download by :


- Cơ cấu tổ chức:

+ Phịng Hành chính - Tổng hợp;
+ Phịng Kế hoạch - Tài chính (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết
định thành lập đối với Văn phịng đăng ký đất đai có từ 15 Chi nhánh trở lên);
+ Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận;
+ Phịng Thơng tin - Lưu trữ;
+ Phịng Kỹ thuật địa chính;
+ Các Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh là đơn vị hạch tốn phụ thuộc; có con dấu riêng và được Nhà nước bố
trí văn phịng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có
Giám đốc, khơng q 02 Phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn. Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh
trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng
phịng, Phó Trưởng phịng của Văn phịng đăng ký đất đai và Giám đốc, Phó
Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật và
phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn
chức danh theo quy định.
- Biên chế, số lượng người làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai được
giao trên cơ sở đề án vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt
động và nằm trong tổng biên chế, số lượng người làm việc của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d. Cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai
- Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự
nghiệp cơng lập.
- Nguồn kinh phí của Văn phịng đăng ký đất đai.
Kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo, gồm:
Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của Văn phòng đăng ký đất đai (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp) theo

quy định hiện hành;

11

download by :


Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt
hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn
tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
Kinh phí khác.
- Nguồn thu sự nghiệp, gồm:
Phần tiền thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của
Nhà nước;
Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng
của đơn vị;
Thu khác (nếu có).
- Nội dung chi, gồm:
Chi thường xuyên, gồm: chi hoạt động thường xuyên theo chức năng,
nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho
công tác thu phí, lệ phí của đơn vị, gồm: tiền lương; tiền cơng; các khoản phụ cấp
lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành; dịch vụ cơng cộng; văn phịng
phẩm; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố
định và các khoản chi khác theo chế độ quy định;
Chi hoạt động dịch vụ, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp
lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
kinh phí cơng đoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu; khấu hao tài

sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chi các khoản thuế phải nộp theo quy định
của pháp luật; các khoản chi khác (nếu có);
Chi khơng thường xuyên, gồm:
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng,
nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. Đối với nhiệm vụ có định mức
kinh tế kỹ thuật, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành thực hiện theo đơn
giá đã được quy định và khối lượng thực tế thực hiện. Đối với nhiệm vụ chưa có
định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dự toán, thực hiện theo chế độ chi tiêu tài
chính hiện hành của Nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

12

download by :


+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản
cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
+ Chi khác.
e. Cơ chế phối hợp của Văn phòng đăng ký đất đai
- Việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng
đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện),
cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai
theo các nguyên tắc sau:
Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai,
minh bạch;
Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của
người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ

thông tin, báo cáo;
Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.
- Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng
đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện,
cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện
theo Quy chế phối hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đảm bảo nguyên tắc
theo quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn của liên Bộ: Tài chính, Tài
nguyên và Mơi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển
hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
2.1.2.3. Thơng tin hoạt động Văn phịng đăng ký đất đai ở Việt Nam
a) Tình hình thực hiện kiện tồn Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất
thành một cấp
Theo kế hoạch của Ban chỉ đạo, đến tháng 11/2012, các địa phương phải
hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt phương án kiện toàn và hoàn thành việc
kiện toàn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hai cấp thành một cấp; tình hình
thực hiện của các địa phương cụ thể như sau:

13

download by :


×