Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chương trình 135 giai đoạn 2012 2015 tại huyện sông mã, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

THÂN THỊ HỒNG NHUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135
GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 TẠI HUYỆN SƠNG MÃ,
TỈNH SƠN LA

Chun ngành:

Phát triển nơng thơn

Mã ngành:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Đánh giá tác động của chương trình 135 giai đoạn 2012 – 2015 tại huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do Chi cục Thống kê huyện Sơng Mã,
phịng NN và PTNT huyện Sơng Mã, UBND huyện Sơng Mã, Phịng dân tộc, các báo


cáo của huyện, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được cơng bố.... Các
trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Thân Thị Hồng Nhung

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa, bản thân đã
được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đặc biệt là PGS.TS. Mai Thanh
Cúc đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tơi với những chỉ dẫn khoa học quý giá
trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Đánh giá tác động
của chương trình 135 giai đoạn 2012 – 2015 tại huyện Sơng Mã, tỉnh Sơn La”.
Có được bản luận văn tốt nghiệp cuối khóa này, cùng với sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn và q báu của các thầy cơ giáo trong khoa Kinh tế
và phát triển nơng thơn đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và rèn luyện ở tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Chi cục Thống kê huyện
Sơng Mã, phịng NN và PTNT huyện Sơng Mã, UBND huyện Sơng Mã, Phịng dân tộc
huyện Sơng Mã, Ban quản lý dự án huyện Sông Mã, cán bộ các xã và người dân ở

huyện Sông Mã lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số
liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tơi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô
giáo và các bạn đồng nghiệp để khố luận được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Thân Thị Hồng Nhung

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích dẫn luận văn………………………………………………………………………….x

Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.....................................................................1

1.2.

Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung .....................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................2


1.4.2.

Phạm vi về nội dung .............................................................................................3

1.4.3.

Phạm vi về không gian .........................................................................................3

1.4.4.

Phạm vi về thời gian .............................................................................................3

1.5.

Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................4

2.1.1.

Một số khái niệm ..................................................................................................4

2.1.2.

Đánh giá chương trình phát triển..........................................................................6

2.1.3.


Nội dung đánh giá chương trình 135 ....................................................................9

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động chương trình 135 .......................................15

2.2.

Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................16

2.2.1.

Kết quả thực hiện chương trình 135 trên phạm vi cả nước ................................16

2.2.2.

Kết quả thực hiện chương trình 135 tại tỉnh Sơn La ..........................................24

iii

download by :


2.2.3.

Kinh nghiệm đánh giá tác động chương trình 135 đến đồng bào dân tộc ít
người tỉnh Quảng Trị………………………………………………………….29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................30

3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................30

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu ........................................................30

3.1.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu ..............................................32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................41

3.2.1.

Chọn địa điểm nghiên cứu..................................................................................41

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin và số liệu .........................................................42

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và phân tích thơng tin....................................................43

3.2.4.


Các chỉ tiêu nghiên cứu .....................................................................................44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ....................................................................47
4.1.

Tác động của chương trình 135 giai đoạn 2012 -2015 tại huyện Sông
Mã, tỉnh Sơn La ..................................................................................................47

4.1.1.

Kết quả việc thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2012 -2015 tại huyện
Sơng Mã, tỉnh Sơn La.........................................................................................47

4.1.2.

Tác động đến kinh tế tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La ......................................54

4.1.3.

Tác động đến tình hình xã hội tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La ........................56

4.1.3.

Tác động đến môi trường huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La ....................................61

4.1.4.

Tác động đến kinh tế và đời sống xã hội của các hộ điều tra .............................61

4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động chương trình 135 giai đoạn 2012 –
2015 tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La ................................................................71

4.2.1.

Hạn chế khi thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2012-2015 tại Sơng
Mã, tỉnh Sơn La ..................................................................................................71

4.2.2.

Yếu tố điều kiện tự nhiên ...................................................................................72

4.2.3.

Yếu tố về thành phần dân tộc, phong tục tập quán ............................................73

4.2.4.

Các yếu tố cơ chế, chính sách ............................................................................75

4.3.

Giải pháp tăng cường tác động của chương trình 135 các giai đoạn tiếp
theo tại huyện Sơng Mã, tỉnh Sơn La .................................................................79

4.3.1

Giải pháp về chính sách giáo dục, đào tạo nghề, nâng cao dân trí .....................79


4.3.2

Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng .................................................................81

4.3.3

Giải pháp về hỗ trợ vay vốn và tiến bộ khoa học công nghê .............................85

iv

download by :


Phần 5. Kết luận và kiến nghị .......................................................................................86
5.1.

Kết luận ..............................................................................................................86

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................87

Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................89

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BQ

:

Bình qn

CP

:

Chính Phủ

ĐVT

:

Đơn vị tính

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

LĐTBXH


:

Lao động – Thương binh và Xã hội

MT

:

Môi trường

NN

:

Nông Nghiệp

NQ

:

Nghị quyết

PTNT

:

Phát triển nông thôn

TTg


:

Thủ tướng

UBND

:

Ủy ban nhân dân

XD

:

Xây dựng

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình phân bổ nguồn vốn chương trình 135 giai đoạn 2012- 2015
tại huyện Sơng Mã ....................................................................................... 49
Bảng 4.2. Kết quả sử dụng vốn để hỗ trợ sản xuất chương trình 135 giai đoạn
2012 – 2015 tại huyện Sông Mã .................................................................. 51
Bảng 4.3. Kết quả sử dụng vốn để đầu tư mới cơ sở hạ tầng chương trình 135
giai đoạn 2012 – 2015 tại huyện Sơng Mã .................................................. 52
Bảng 4.4. Kết quả sử dụng vốn để duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng chương trình
135 giai đoạn 2012 – 2015 tại huyện Sông Mã ........................................... 53

Bảng 4.5. Tình hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của huyện Sông Mã
giai đoạn 2012 – 2015 .................................................................................. 54
Bảng 4.6. Tác động của CT tới tình hình đói nghèo của huyện Sơng Mã giai
đoạn 2012 – 2015 ......................................................................................... 55
Bảng 4.7. Tình hình lao động tại huyện Sơng Mã trước và sau khi có chương
trình 135 ....................................................................................................... 56
Bảng 4.8. Tác động của chương trình 135 giai đoạn 2012 – 2015 đến tình hình y
tế,giáo dục tại huyện Sông Mã ..................................................................... 57
Bảng 4.9. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra ........................................................... 62
Bảng 4.10. Vốn cho SXKD và XDCB của các hộ điều tra ............................................ 63
Bảng 4.11. Năng suất một số cây trồng chính trước khi thực hiện Chương trình và
sau khi thực hiện Chương trình .................................................................... 64
Bảng 4.12. Tình hình phát triển chăn ni trước khi thực hiện Chương trình và
sau khi thực hiện Chương trình .................................................................... 66
Bảng 4.13. Nguồn thu trong nơng nghiệp tính bình qn/hộ ......................................... 66
Bảng 4.14. Tình hình đói nghèo của các hộ điều tra trước và sau khi có chương
trình 135 ....................................................................................................... 67
Bảng 4.15. Tiện nghi sinh hoạt của các hộ dân được điều tra trong giai đoạn 2013
- 2015 ........................................................................................................... 69
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá tác động chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đến đời
sống người dân ............................................................................................. 70
Bảng 4.17. Đánh giá của người dân về tác động chương trình 135 giai đoạn 2012
– 2015........................................................................................................... 70

vii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn chương trình 135 huyện Sơng Mã......................48
Sơ đồ 4.2. So sánh cơ cấu giữa chăn nuôi và trồng trọt trước khi có Chương
trình và sau khi có Chương trình ..................................................................67

viii

download by :


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển cịn ít và gặp nhiều khó khăn ............................ 49
Hộp 4.2. Việc huy động vốn từ nhân dân còn thấp ....................................................... 50
Hộp 4.3. Năng suất lao động tăng khi được hỗ trợ máy cày ......................................... 64
Hộp 4.4. Hiệu quả kinh tế khi hỗ trợ máy cày .............................................................. 65
Hộp 4.5. Hỗ trợ lợn nái trong chăn nuôi ....................................................................... 66

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Thân Thị Hồng Nhung
2. Tên luận văn: “Đánh giá tác động chương trình 135 giai đoạn 2012 – 2015 tại huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La”
3. Ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 60 34 04 10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

5. Kết quả nghiên cứu chính
Sơng Mã là một huyện vùng sâu, vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam của
tỉnh Sơn La. Tồn huyện có 19 xã, trong đó có tới 16 là các xã đặc biệt khó khăn, xã
biên giới (UBND huyện Sơng Mã, 2015). Trong 5 năm (2011 -2015) được sự đầu tư của
Nhà nước thơng qua các chương trình hỗ trợ cho huyện, xã nghèo, huyện Sông Mã đã
triển khai và thực hiện hiệu quả các chính sách đó. Tỷ lệ hộ nghèo trong huyện đã giảm
trung bình 2- 3%/năm (UBND huyện Sơng Mã, 2015) nhưng việc giảm nghèo có thật sự
bền vững đúng như mục tiêu của chương trình đưa ra hay khơng? Xuất phát từ vấn đề
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của Chương trình 135
giai đoạn 2012 – 2015 tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”.
Đề tài có mục tiêu chung là trên cơ sở đánh giá tác động của Chương trình 135
giai đoạn 2012 – 2015 trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, từ đó đề xuất giải
pháp để tăng cường tác động của Chương trình 135 trên địa bàn Sơng Mã các giai đoạn
tiếp theo. Để thực hiện được mục tiêu chung đề tài có một số mục tiêu cụ thể như: Hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đánh giá chương trình phát triển;
đánh giá tác động chương trình 135 giai đoạn 2012 – 2015 tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn
La; đề xuất giải pháp nâng cao tác động của chương trình 135 trên địa bàn huyện Sông
Mã, tỉnh Sơn La các giai đoạn tiếp theo. Đề tài có hệ thống hóa một số lý luận về đánh
giá tác động của các chương trình phát triển. Đề tài có sử dụng một số phương pháp
phân tích như: Phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân
tổ thống kê.
Qua nghiên cứu đề tài đạt được một số kết quả như sau: Trong những năm qua,
đã có nhiều Chương trình, Dự án PTNT được thực hiện trên địa bàn xã Sông Mã như
Chương trình 134, Chương trình 135 theo các giai đoạn… Với các hình thức hỗ trợ xây
dựng và tu bổ cơ sở hạ tầng, khuyến khích phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của người dân… cho đến nay đã thu được những thành quả nhất định.
Có thể thấy rõ nhất là sự phát triển về kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, năm 2015,
các ngành XDCB – TTCN - DV đang dần hình thành và ngành dịch vụ đóng góp vai

x


download by :


trò với khoảng 8,5% cơ cấu thu nhập của xã. Cơng tác xóa đói giảm nghèo được thực
hiện tốt, giai đoạn 2012 – 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 36,2% xuống cịn 34,55%. Thu
nhập bình qn của xã đạt khoảng 11 triệu đồng/người/năm, xấp xỉ thu nhập bình qn
tồn tỉnh. Các chỉ tiêu về xã hội cũng được cải thiện đáng kể. Về y tế, tỷ lệ trẻ em được
tiêm chủng đến năm 2015 đã đạt 100%. Trước và sau khi có tác động của Chương trình,
số trẻ em được uống Vitamin A tăng. Về giáo dục, trẻ Mầm non 5 tuổi được ra lớp đạt
98,5%, phổ cập Tiểu học và THCS là 99,7%.
Bên cạnh những tác động tích cực của các Chương trình, vẫn cịn tồn tại một số yếu
điểm và hạn chế trong công tác thực hiện cần được khắc phục như: tốc độ triển khai
thực hiện các Chương trình chậm, cơng tác quản lý bộc lộ nhiều yếu kém, chưa thu hút
được sự quan tâm của người dân… Nguyên nhân là do trình độ quản lý của cán bộ cơ sở
cịn thấp, cơng tác tun truyền chưa tốt, nguồn vốn còn hạn chế. Để phát huy những
điểm mạnh và đẩy lùi những khó khăn, hạn chế, chúng ta cần có các hoạt động đồng bộ
của các ban ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, cần có sự đồng lịng của cán
bộ nhân dân trong quá trình thực hiện, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các
Chương trình PTNT tới cơng tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Sông Mã

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
1. Full name: Thân Thị Hồng Nhung
2. Thesis title: “Evaluating the impacts of Program 135 in 2012 - 2015 period in Song
Ma district, Son La Province”.

3. Majors: Rural development

Code: 60 34 04 10

4. Training place: Vietnam National University of Agriculture
5. Main research results:
Song Ma is a remote, highland border district located in the Southwest of Son La
province. There are 19 communes, in which 16 ones are specially difficult and border
communes (People's Committee of Song Ma district, 2015). In 5 years (2011 -2015),
Song Ma was invested by government through support programs for poor districts and
communes. Song Ma implemented and implemented those policies effectively. The rate
of poor households in the district decreased by 2-3% / year (Song Ma District People's
Committee, 2015), but is poverty reduction really as sustainable as the program's
objectives? From these points, I choose to study this thesis “Evaluating the impacts of
Program 135 in 2012 - 2015 period in Song Ma district, Son La Province”.
The aim of the thesis is that basing on evaluating the impacts of Program 135 in
2012 - 2015 period in Song Ma district, Son La Province to suggest solutions to
enhance the impacts of Program 135 in the area of Song Ma in the following periods. In
order to achieve the common objectives of this project, there are some specific
objectives, such as: Systematizing the theoretical and practical basis related to the
evaluation of the development program; evaluating the impacts of Program 135 in 2012
- 2015 period in Song Ma district, Son La Province; suggesting solutions to enhance the
impacts of Program 135 in the area of Song Ma in the following periods. This research
systematized a number of theories for assessing the impact of development programs.
This research used analytical methods, such as: descriptive statistics method,
comparative method, statistical method in groups.
This study achieved some following results: In the recent past years, there are
many Programs, rural development projects implemented in Song Ma such as, Program
134, Program 135 ... in the form of supporting to build and improve infrastructure,
encouraging to develop production, improving the material and spiritual life of people ...

so far have achieved certain results. It is clearest in the economic development and
economic restructuring. In 2015, the construction industry - small industry - services are
gradually forming and the service sector contributes a role with about 8.5% of the
income structure of the commune. The poverty reduction was implemented well. In the

xii

download by :


period 2012 - 2015, the poverty rate has been reduced from 36.2% to 34.55%. The
average income of the commune is about 11 million VND / person / year,
approximately the average income of the whole province. Social indicators were also
improved significantly. In terms of health, the proportion of children vaccinated by
2015 is 100%. Before and after the impact of the program, the number of children
taking Vitamin A increased. In terms of education, 5% of preschool children attend
classes of 98.5%, universal primary and secondary schools of 99.7%.
In addition to the positive impacts of the programs, there are still some
shortcomings and limitations in implementation that need to be addressed, such as: The
speed of implementation of the programs is slow, the management revealed many
weaknesses, not attract the attention of people… The reason is that the level of
management of grassroots cadres is low, propaganda is not good, capital is limited. In
order to bring into full play our strengths and pushing back the difficulties and
constraints, we need to have synchronous activities of all branches and levels from the
central to local levels. In order to further improve the efficiency of the rural
development programs in poverty reduction in Song Ma district.

xiii

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trên thế giới trong
công cuộc giảm nghèo và phát triển kinh tế trong vòng 2 thập kỷ vừa qua. Tỉ lệ
nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống khoảng 5,97% năm 2014(Bộ trưởng Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội, 2015). Tuy nhiên, theo thời gian, tốc độ
giảm nghèo đang chậm lại và phần lớn người nghèo sống ở khu vực nông thôn
vùng sâu vùng xa, nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số.
Để các hộ nghèo có nhiều cơ hội hưởng lợi từ các thành quả kinh tế,
Chính phủ đã đưa ra chương trình 135. Theo Quyết định số 551/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ, Chương trình 135 bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ
trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu,
các thơn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015, là dự án thành phần của
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và giai đoạn 2016 – 2020.
Sơn La là một trong những tỉnh cịn khó khăn nhất của cả nước. Theo báo
cáo của UBND tỉnh Sơn La, thực hiện Chương trình 135 (giai đoạn 2011 - 2015),
có 102 xã và 281 bản đặc biệt khó khăn của tỉnh đã được hỗ trợ hơn 850 tỷ đồng
để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, ổn định đời sống vùng đồng bào
dân tộc thiểu số. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng hưởng lợi của chương trình
135 đã giảm từ 59,3% năm 2011 xuống còn 29,8% năm 2014. Đặc biệt, kinh tế xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển nhanh, tạo diện mạo mới trên
nhiều lĩnh vực. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số như
Kháng, Khơ Mu, La Ha, Sinh Mun, Mông trong vùng hưởng lợi của Chương
trình 135 ở các huyện Sơng Mã, Thuận Châu, Mộc Châu, Mường La, Mai Sơn,
Yên Châu đã được nâng cao, giao thông đi lại thuận tiện hơn.
Sông Mã là một huyện vùng sâu, vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam
của tỉnh Sơn La. Tồn huyện có 19 xã, trong đó có tới 16 là các xã đặc biệt khó
khăn, xã biên giới (UBND huyện Sơng Mã, 2015). Trong 5 năm (2011 -2015)
được sự đầu tư của Nhà nước thơng qua các chương trình hỗ trợ cho huyện, xã

nghèo, huyện Sông Mã đã triển khai và thực hiện hiệu quả các chính sách đó. Tỷ
lệ hộ nghèo trong huyện đã giảm trung bình 2- 3%/năm (UBND huyện Sơng Mã,

1

download by :


2015) nhưng việc giảm nghèo có thật sự bền vững đúng như mục tiêu của
chương trình đưa ra hay khơng?
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tác động của Chương trình 135 giai đoạn 2012 – 2015 tại huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tác động của Chương trình 135 giai đoạn 2012 – 2015
trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, từ đó đề xuất giải pháp để tăng cường
tác động của Chương trình 135 trên địa bàn Sơng Mã các giai đoạn tiếp theo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến
đánh giá chương trình phát triển.
Đánh giá tác động chương trình 135 giai đoạn 2012 – 2015 tại
huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Đề xuất giải pháp nâng cao tác động của chương trình 135 trên địa
bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La các giai đoạn tiếp theo.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài cần phải giải quyết được
những câu hỏi sau:
- Chương trình 135 là chương trình gì?
- Nội dung hoạt động của chương trình 135 giai đoạn 2012 – 2015 là gì?

- Thực tế kết quả thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2012 - 2015 tại
huyện Sơng Mã như thế nào?
- Tác động của hương trình 135 giai đoạn 2012 - 2015 tại huyện Sông Mã
ra làm sao?
- Cần phải sử dụng những giải pháp nào để có thể thực hiện tốt chương
trình 135 nói riêng, các chương trình, dự án phát triển nơng thơn nói chung?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của chương trình 135 trong đó chủ
thể là các hộ gia đình được hưởng lợi từ chương trình 135 giai đoạn 2012 – 2015
trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

2

download by :


1.4.2. Phạm vi về nội dung
- Đánh giá tác động chương trình 135 giai đoạn 2012 – 2015 tại huyện
Sơng Mã, tỉnh Sơn La
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của chương trình 135
giai đoạn 2012 – 2015 tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
- Giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình, dự án phát triển nông thôn
trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
1.4.3. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
1.4.4. Phạm vi về thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 10 năm 2017.
- Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm (2014 đến 2016), số liệu sơ
cấp được tiến hành điều tra từ cuối năm 2016 sang đầu năm 2017.

1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Tiếp cận, tìm hiểu các lĩnh vực hoạt động của chương trình 135;
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, bổ xung những kiến
thức phục vụ cho công tác.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nhà quản lý Chương trình, lãnh đạo
các ban ngành địa phương đặt ra những phương hướng để chương trình 135 được
thực hiện tại địa phương giai đoạn 2016 – 2020 đạt hiệu quả cao hơn.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình, dự
án khác đang và sẽ được triển khai tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Chương trình
Chương trình là tổng hợp các dự án, hoạt động được quản lý một cách
phối hợp trong một thời gian nhất định nhằm đạt được một số mục đích chung
đã định trước. Các chương trình có tính chất định hướng các cơng việc chính
cần phải làm để đạt được các mục tiêu của kế hoạch. Mỗi chương trình thường
đề ra một số mục tiêu chung, tiêu chuẩn chung (Judy L.Baker, 2002)
Theo Hoàng Mạnh Quân (2007): Chương trình là tổ hợp các dự án, các
hoạt động được quản lý phối hợp trong một thời gian nhất định nhằm đạt được
một mục tiêu chung đã định trước.
Như vậy có thể hiểu: Chương trình là một loạt các hoạt động được thực
hiện phối hợp với nhau dưới sự quản lý nhất định nhằm thực hiện được các mục
tiêu đã định sẵn. Quá trình thực hiện chương trình cần được bổ sung về nguồn

lực để triển khai chương trình, nguồn lực này có thể huy động từ nhiều nguồn
khác nhau nhằm đem lại các tác động cụ thể cho mục tiêu chương trình hướng tới.
2.1.1.2. Khái niệm tác động
Tác động là một thuật ngữ được dùng nhiều trong đề tài nghiên cứu, có
nhiều cách hiểu về thuật ngữ tác động.
Theo Bộ phát triển quốc tế Anh (Department for International
Development - DFID) Glossary of terms: “Tác động (cũng có thể xem như là kết
quả) có thể như dự định hoặc khơng như dự định; có thể là những tác động tích
cực hoặc tiêu cực; có thể đạt được ngay hoặc đạt được sau một thời gian nhất
định; và có thể kéo dài hoặc khơng kéo dài. Tác động có thể quan sát được, đo
đếm được trong suốt quá trình thực thi, khi dự án kết thúc hoặc sau một thời gian
khi kết thúc dự án” (Dẫn theo Ngô Thị Thu Hương, 2005).
Tác động (Impact): Là những thay đổi có tính tổng thể lâu dài đối với
cộng đồng nhờ vào việc sử dụng các kết quả của dự án hay chính sách (Dẫn theo
Nguyễn Lê Vân, 2008).

4

download by :


Tác động thường là những thay đổi rộng lớn có ảnh hưởng đến một bộ
phận đông đảo cộng đồng hoặc đối tượng của chính sách và các đối tượng ngồi
chính sách hoặc trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Ảnh hưởng của chính
sách có thể khơng nhìn thấy được khi triển khai chính sách đó. Có thể có những
ảnh hưởng tích cực nhưng cũng có thể là những ảnh hưởng bất lợi (Dẫn theo
Nguyễn Lê Vân, 2008).
2.1.1.3. Khái niệm đánh giá tác động
Theo Shahidur R.Khandker, Gayatri B. Koolwal, Hussain A. Samad
(2010) cho rằng “Đánh giá tác động là tìm hiểu xem những thay đổi trong phúc

lợi có thực sự là kết quả của can thiệp dự án hay chương trình hay khơng. Nói
một cách cụ thể, đánh giá tác động tìm cách xác định xem có thể biết được hiệu
quả của chương trình chứ khơng phải của các nguyên nhân khác tới mức nào”.
Theo Judy L.Baker (2002) đánh giá tác động nhằm vào việc xác định một
cách chung hơn, liệu chương trình này có tạo ra những tác động mong muốn tới
các cá nhân, hộ gia đình và các thể chế, và liệu những tác động này có phải do
việc thực hiện chương trình mang lại hay khơng. Các đánh giá tác động cũng có
thể phát hiện những hậu quả khơng dự kiến trước, có thể là tích cực hay tiêu cực
tới những đối tượng thụ hưởng
Theo Hoàng Mạnh Quân (2007) Đánh giá tác động là một trong năm nội
dung chính thường được quan tâm trong đánh giá dự án: Đánh giá tính thích hợp
của dự án, đánh giá kết quả của dự án, đánh giá hiệu quả của dự án, đánh giá tác
động của dự án, đánh giá tính thích hợp của dự án.
Đánh giá tác động là xem dự án đã tạo được những tác động gì? Cả tích cực
và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài, tới các đối tượng hưởng
lợi của dự án trên các phương diện khác nhau, kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi
trường , ... (Hồng Mạnh Qn, 2007).
Theo Quỹ mơi trường: “Đánh giá tác động là quá trình xác định một cách
hệ thống những giá trị hoặc ý nghĩa của một hoạt động phát triển, một chính
sách hay chương trình. Mục đích của đánh giá là việc xác định tính xác đáng
và hồn thành mục tiêu, hiệu quả, hiệu suất, tác động bền vững đối với sự phát
triển. Đánh giá cung cấp những thông tin đáng tin cậy và hữu ích giúp cho cả
người nhận dự án, chính sách hay chương trình phát triển và nhà tài trợ kết
hợp những bài học kinh nghiệm vào q trình ra quyết định” (Dẫn theo Đồn
Thu Thảo, 2009).

5

download by :



2.1.2. Đánh giá chương trình phát triển
2.1.2.1. Vai trị và ý nghĩa của đánh giá các chương trình phát triển
Đánh giá dự án là khâu cuối cùng trong chu trình dự án. Đánh giá lad xem
xét một cách có hệ thống để xác định tính hiệu quả, mức độ thành công và những
tác động (về kinh tế, xã hội, môi trường….) của dự án so với mục tiêu đã đề ra.
Đây là một hoạt động quan trọng của dự án, nhằm để trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi thứ nhất: Dự án có đạt được những mục tiêu chung và mục tiêu cụ
thể hay không?
Câu hỏi thứ hai: Kết quả đạt được có thoả đáng so với ngồn vốn đã đầu tư
hay không?
Câu hỏi thứ ba: Liệu dự án đã cải thiện cuộc sống của người dân ở vùng
dự án hay khơng?
Câu hỏi thứ tư: Dự án có làm cho xã hội công bằng hơn hay không?
Câu hỏi thứ năm: Dự án đã góp phần bảo vệ tài nguyên và mơi trường
hay khơng?
Câu hỏi thứ sáu: Dự án có góp phần làm tăng tính tự lập và phát triển bền
vững của vùng dự án hay khơng?
Câu hỏi thứ bảy: Có nên tiếp tục mở rộng dự án hay không?
Câu hỏi thứ tám: Để rút ra các bài học trong quá trình thực hiện dự án
nhằm tránh những khuyết điểm tương tự cho các dự án tiếp theo? (Hoàng Mạnh
Quân, 2007).
2.1.2.2. Các loại hình đánh giá chương trình phát triển
Nếu căn cứ vào giai đoạn và thời điểm đánh giá, về cơ bản, có thể
chia thành 3 loại hình đánh giá chủ yếu:
 Đánh giá khả thi: Là đánh giá trước khi thực hiện (hay thẩm định

dự án) nhằm xem xét tính hợp lý và khả thi của dự án, loại hình này đã được
trình bày kỹ trong chương 3 (Hồng Mạnh Quân, 2007).
 Đánh giá tiến độ thực hiện dự án: Được tiến hành trong quá trình


thực hiện dự án, bao gồm: đánh giá tiến độ định kỳ (ongoing evaluation) là
thường xuyên phân tích và đánh giá một dự án; hoặc đánh giá giữa kỳ (midterm evaluation) là đánh giá nhằm xem xét kết quả của một giai đoạn thực
hiện. Đánh giá trong quá trình thực hiện nhằm xem dự án có ma ng lại kết

6

download by :


quả như dự định không và để đưa ra những biện pháp để sửa chữa kịp thời
(nếu cần) cho giai đoạn tiếp theo. Trong nhiề u trường hợp, do những hoàn
cảnh bất thường xảy ra ngoài dự kiến, dự án khơng thể đạt được kết quả như
dự định. Nếu hồn cảnh đó được xác định sớm, thì có thể đưa ra các giả i
pháp bổ sung nhằm đảm bảo cho dự án sẽ đưa lại kết quả như mong muốn
(Hoàng Mạnh Quân, 2007).
 Đánh giá sau khi kết thúc dự án (post evaluation): Là để xem dự án

có đạt được những mục đích đã đề ra khơng, đồng thời để xem xét kết quả
tổng thể mà dự án đã đạt được, bao gồm cả những ảnh hưởng trực tiếp trước
mắt và ảnh hưởng lâu dài. Trong loại đánh giá này những lợi ích trực tiếp và
gián tiếp, những ảnh hưởng bất lợi của dự án đều phải được xem xét. Đánh
giá sau khi kết thúc dự án có ý nghĩa lớn cho việc đúc rút kinh nghiệm và để
bổ sung cho chu kỳ của dự án tiếp theo. Tùy theo mục đích, đánh giá kết thúc
cũng có thể chia làm hai loại: đánh giá ngay sau khi kết thúc, hoặc đánh giá
sau khi dự án đã hoàn thành một thời gian nhằm thấy xác định những tác
động của dự án (Hồng Mạnh Qn, 2007).
Ngồi ra, nếu căn cứ vào hình thức tổ chức đánh giá có thể chia thành tự
đánh giá (đánh giá nội bộ) và đánh giá độc lập (đánh giá mời từ bên ngoài).


(Hoàng Mạnh Quân, 2007).
2.1.2.3. Nội dung đánh giá chương trình phát triển
Tuỳ theo mục đích mà có thể đánh giá theo nội dung khác nhau. Nhưng
trong đánh giá dự án nói chung và dự án phát triển nơng thơn nói riêng, năm nội
dung chính về đánh giá thường được quan tâm là:
Thứ nhất: Đánh giá tính thích hợp của dự án
Thứ hai: Đánh giá kết quả của dự án
Thứ ba: Đánh giá tính hiệu quả của dự án
Thứ tư: Đánh giá tác động của dự án
Thứ năm: Đánh giá tính bền vững của dự án (Hồng Mạnh Qn, 2007)
 Đánh giá tính thích hợp của dự án
Đánh giá tính thích hợp của dự án là xem xét dự án có ý nghĩa và phù hợp
với nhu cầu của các bên tham gia hay không cũng như điều kiện cụ thể của địa
phương hay không. Một dự án được coi là thích hợp khi:

7

download by :


Đáp ứng được nhu cầu của người hưởng lợi
Dự án phù hợp với mục tiêu của nhà đầu tư
Dự án phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển của địa phương,
của vùng và cao hơn là của Nhà nước
Dự án phù hợp với điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của địa phương
Như vậy, để đánh giá tính phù hợp của dự án cần căn cứ vào mục tiêu (tổng thể
và cụ thể) của dự án (Hoàng Mạnh Quân, 2007).
 Đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả là xem xét dự án có đạt được các kết quả như mong
muốn không? Các kết quả của dự án được thực hiện qua các chỉ tiêu sau:

Mục tiêu trước mắt có đạt được như mong muốn khơng?
Mức độ đóng góp của đầu ra với mục tiêu trước mắt
Ảnh hưởng của những giả định đối với mục tiêu của dự án
Như vậy đánh giá kết quả của dự án là chú trọng xem xét các mục tiêu
trước mắt và đầu ra của dự án (Hoàng Mạnh Quân, 2007).
 Đánh giá hiệu quả của dự án
Đánh giá hiệu quả của dự án là xem xét việc sử dụng các ngồn lực đầu vào
để tạo nên đầu ra của dự án có hiệu quả khơng? Việc xem xét hiệu quả cần chú ý
tới tất cả các khía cạnh: Kinh tế, xã hội, mơi trường. Trong đó các dự án PTNT
rất chú trọng đến khía cạnh xã hội và mơi trường. Việc đánh giá hiệu quả của dự
án cần chú ý đến các vấn đề sau:
Các nguồn lực đầu vào có được sử dụng một cách triệt để không?
Các nguồn lực đầu vào có được phân bố và sử dụng đúng thời gian không?
Chất lượng và số lượng của các đầu vào có đảm bảo đúng u cầu hay
khơng?
Dự án đã có những hiệu quả gì về kinh tế, xã hội, mơi trường.
Như vậy để đánh giá hiệu quả của dự án cần xem xét các yếu tố đầu vào,
hoạt động, đầu ra/kết quả của dự án (Hoàng Mạnh Quân, 2007).
 Đánh giá tác động của dự án
Đánh giá tác động của dự án là xem xét dự án đã tạo tác động gì? Cả tích cực và
tiêu cực, cả trực tiếp và gián tiếp, cả trước mắt và lâu dài, tới các đối tượng

8

download by :


hưởng lợi của dự án trên các phương diện khác nhau: Kinh tế, văn hố, xã hội,
mơi trường.
Đánh giá tác động của dự án cần xem xét trên ba khía cạnh chính:

Thứ nhất: Dự án đã tác động đến ai?( đối tượng hưởng lợi)
Thứ hai: Dự án đã tác động đến cái gì?(khía cạnh tác động)
Thứ 3: Dự án đã tác động như thế nào?( mức độ tác động)
Tác động thường được xem xét trên nhiều phương diện khác nhau. Ví dụ
như tác động chính sách (góp phần vào chính sách phát triển), tác động về văn
hoá, xã hội: nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tăng cường tình làng nghĩa
xóm, đẩy lùi tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, khoảng cách giàu nghèo…; tác động
về kinh tế: xố đói giảm nghèo, tăng thu nhập, thay đổi cơ cấu kinh tế….(Hồng
Mạnh Qn, 2007).
 Tính bền vững của dự án
Đánh giá bền vững là xem xét các kết quả của dự án có thể bền vững
sau khi dự án kết thúc không và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự bền
vững của dự án. Một số nội dung chủ yếu trong đánh giá tính bền vững của
dự án là:
Các hoạt động hoặc tác động của dự án có thể tiếp tục phát huy sau khi
dự án kết thúc và sự hỗ trợ của bên ngồi khơng cịn nữa?
Những yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của kết quả dự án là gì?
Khi đánh giá tính bền vững, căn cứ để xem xét không chỉ là các mục
tiêu (cụ thể và tổng thể) của dự án mà cịn phải xem xét tính bền vững trên tất
cả các thành phần khác của dự án (đầu vào, hoạt động, đầu ra/kết quả)

(Hoàng Mạnh Quân, 2007).
2.1.3. Nội dung đánh giá chương trình 135
2.1.3.1. Khái niệm chương trình 135
Ngày 31/7/1998, TTCP có quyết định số 135/1998/ QĐ-TTg phê duyệt
chương trình phát triển kinh tế- xã hội của các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa (gọi tắt là chương trình 135).
Chương trình là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các
dân tộc, đầu tư tập trung nhằm phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp các xã đặc biệt
khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa (Phan Văn Khải, 1998).


9

download by :


2.1.3.2. Mục tiêu chương trình 135
a. Mục tiêu tổng quát của chương trình 135
Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở
các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa
nông thôn các vùng này thốt khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển,
hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an tồn
xã hội, an ninh quốc phòng (Phan Văn Khải, 1998).
b. Mục tiêu tổng quát chương trình 135 giai đoạn 2012 -2015
Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên
người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã
biên giới, xã an toàn khu, xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven
biển và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tồn diện về cơng tác giảm nghèo
ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa
thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư (Nguyễn
Tấn Dũng, 2012).
c. Mục tiêu cụ thể của chương trình 135 giai đoạn 2012 - 2015
- Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so
với cuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thơn, bản
đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần); tỷ lệ hộ
nghèo cả nước giảm bình quân 2%/năm (riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm)
theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 (Nguyễn Tấn Dũng, 2012).
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện
điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hoá, nước
sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ

xã hội cơ bản (Nguyễn Tấn Dũng, 2012).
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc
biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nơng thơn mới,
trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt…( Nguyễn
Tấn Dũng, 2012).
* Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2015:
- Phấn đấu 10% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn
theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ
về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo

10

download by :


(sau đây viết tắt là Chương trình 135); 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo và 30% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân
tộc thiểu số và miền núi thốt khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí do
Thủ tướng Chính phủ quy định (Nguyễn Tấn Dũng, 2012).
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh
và dân sinh phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, kinh doanh. Phấn
đấu đến năm 2015:
+ 85% xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa
theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thơng - Vận tải;
+ 60% thơn, bản có đường trục giao thơng được cứng hố theo tiêu chuẩn
kỹ thuật của Bộ Giao thơng - Vận tải;
+ 100% trung tâm xã có điện; trên 90% thơn, bản có điện phục vụ sinh
hoạt và sản xuất, kinh doanh;
+ Các cơng trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 80% nhu cầu tưới tiêu
cho diện tích cây trồng hằng năm.

- Thu nhập của hộ nghèo tham gia mơ hình tăng 15 - 20%/năm; bình qn
mỗi năm có 10% hộ tham gia mơ hình thốt nghèo.
- 100% cán bộ, cơng chức xã, trưởng thơn, bản và cán bộ đoàn thể được
tập huấn về: kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình,
chính sách, dự án; lập kế hoạch có sự tham gia của người dân; phát triển cộng
đồng (Nguyễn Tấn Dũng, 2013).
2.1.3.3. Đối tượng của chương trình 135 giai đoạn 2012 – 2015
Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu, các thơn, bản đặc
biệt khó khăn trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi (Nguyễn Tấn Dũng, 2013).
2.1.3.4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 – 2015
2.1.3.5. Nội dung của chương trình 135 giai đoạn 2012 – 2015
a. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

* Đối tượng:
- Hộ nghèo, cận nghèo: theo quy định hiện hành. (Nguyễn Tấn Dũng, 2013)
* Chủ đầu tư: UBND xã là chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Nguyễn
Tấn Dũng, 2013).

11

download by :


×