Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số yếu tố liên quan đến dạng gãy các xương chi sau của chó và phương pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 59 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MAI NGỌC TUYỀN

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
DẠNG GÃY CÁC XƯƠNG CHI SAU CỦA CHÓ
VÀ PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP

Ngành:

Thú Y

Mã ngành:

8640101

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Bá Tiếp

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Mai Ngọc Tuyền

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Bá Tiếp đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Giải Phẫu, Khoa Thú Y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể đội ngũ bác sỹ thú y tại Trung Tâm phẫu thuật thú
y Funpet đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Mai Ngọc Tuyền

ii


download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract .................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Những con số về gãy xương chi sau của chó ..................................................... 3

2.2.

Đặc điểm giải phẫu xương và khớp chi sau của chó .......................................... 5


2.3.1.

Ảnh hưởng của giống ......................................................................................... 6

2.3.2.

Ảnh hưởng của tuổi ............................................................................................ 7

2.3.3.

Ảnh hưởng của tính biệt ..................................................................................... 7

2.3.4.

Ảnh hưởng của dinh dưỡng ................................................................................ 8

2.3.5.

Ảnh hưởng của hoạt động .................................................................................. 8

2.4.

Các nguyên nhân gây gãy xương chi sau của chó.............................................. 8

2.4.1.

Vai trò của yếu tố di truyền ................................................................................ 8

2.4.2.


Do bệnh còi xương ............................................................................................. 8

2.4.3.

Do thối hóa ....................................................................................................... 9

2.4.4.

Gãy xương do chấn thương ................................................................................ 9

2.5.

Các dạng gãy xương (Ma et al., 1988) ............................................................... 9

2.5.1.

Gãy dập xương ................................................................................................... 9

2.5.2.

Gãy đôi ............................................................................................................. 10

2.5.3.

Gãy phức hợp ................................................................................................... 10

2.6.

Các phương pháp chẩn đoán gãy xương chi sau .............................................. 11


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 13

iii

download by :


3.1.

Đối tượng, địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 12

3.2.

Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 13

3.3.

Nội dung ........................................................................................................... 12

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 12

3.4.1.

Thiết bị và dụng cụ ........................................................................................... 12

3.4.2.


Các bước sơ cứu chó nghi bị gãy xương .......................................................... 14

3.4.3.

Chẩn đốn lâm sàng ......................................................................................... 14

3.4.4.

Chẩn đoán bằng X quang ................................................................................ 14

3.4.5.

Các phương pháp can thiệp kết xương ............................................................. 18

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 25
4.1.

Ảnh hưởng của giống đến hình thái và vị trí gãy xương ....................................... 25

4.2.

Ảnh hưởng của tuổi tới vị trí và hình thái gãy xương chi sau.......................... 28

4.3.

Ảnh hưởng của tính biệt tới vị trí và hình thái gãy xương ............................... 30

4.4.

Ảnh hưởng của nguyên nhân gây gãy xương tới vị trí và hình thái gãy

xương chi sau ................................................................................................... 31

4.5.

Các dạng tổn thương khớp chi sau của chó được điều trị tại trung tâm ........... 33

4.6.

Hiệu quả can thiệp và điều trị gãy xương chi sau ............................................ 35

4.6.1.

Kết quả can thiệp gãy xương chậu ................................................................... 35

4.6.2.

Các kỹ thuật kết xương đùi .............................................................................. 36

4.6.3.

Kỹ thuật kết xương cẳng chân.......................................................................... 38

4.6.4.

Kỹ thuật kết xương bàn – ngón ........................................................................ 41

4.6.5.

Kết quả điều trị ................................................................................................. 41


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 47
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 48

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

NST

Nhiễm sắc thể

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các bước chụp phim X quang ....................................................................... 15
Bảng 4.1. Vị trí gãy xương ở các giống chó................................................................. 25
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của giống đến hình thái gãy xương ........................................... 26
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của tuổi đến vị trí gãy xương (n = 122) .................................... 28
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tuổi đến hình thái gãy xương .............................................. 29
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của tính biệt đến vị trí gãy xương (n = 122) ............................. 30
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tính biệt đến hình thái gãy xương....................................... 31

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của nguyên nhân đến vị trí gãy xương (n = 122) ...................... 31
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của nguyên nhân đến hình thái gãy xương ............................... 32
Bảng 4.9. Tổn thương xương và khớp chi sau của chó ................................................ 33
Bảng 4.10. Các dạng tổn thương khớp (n = 36) ............................................................. 33
Bảng 4.11. Các kỹ thuật kết xương đùi (n = 58) ........................................................... 36
Bảng 4.12. Kỹ thuật kết xương cẳng chân (n = 42) ....................................................... 38
Bảng 4.13. Tính trạng vết mổ sau can thiệp (n = 122) .................................................. 41
Bảng 4.14. Kết quả hình ảnh X quang sau phẫu thuật xương (n = 122) ....................... 42

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Hệ thống đầu đọc phim X quang .................................................................... 12

Hình 3.2. Máy chiếu C-arm ......................................................................................... 12
Hình 3.3. Phịng phẫu thuật chỉnh hình........................................................................ 13
Hình 3.4. Máy thở, Moniter theo dõi và các máy hỗ trợ.............................................. 13
Hình 3.5. Máy xét nghiệm sinh lý, sinh hóa, nước tiểu, v.v. ....................................... 13
Hình 3.6. Đinh Kirschner và nẹp vít các cỡ ................................................................. 14
Hình 3.7. Dụng cụ phẫu thuật kết xương ..................................................................... 13
Hình 4.1. Gãy xương chân ở một số giống chó ........................................................... 26
Hình 4.2. Hình ảnh X quang gãy xương ở một số giống chó ...................................... 27
Hình 4.3. Một số hình ảnh X quang giống poodle theo nhóm tuổi.............................. 29
Hình 4.4. Một số nguyên nhân dẫn tới gãy xương....................................................... 33
Hình 4.5. Trượt xương bánh chè trên chó poodle ........................................................ 35

Hình 4.6. Phẫu thuật chỉnh hình xương chậu ............................................................... 36
Hình 4.7. Đóng đinh nội tủy Kirschner xương đùi ...................................................... 36
Hình 4.8. Hình ảnh X quang xương đùi sau phẫu thuật chỉnh hình............................. 37
Hình 4.9. Cố định ngoài kết hợp đinh nội tủy xương đùi đối với con nhỏ .................. 37
Hình 4.10. Đóng đinh nội tủy có chốt ............................................................................ 38
Hình 4.11. Kết quả X quang sau phẫu thuật chỉnh hình xương chày ............................ 39
Hình 4.12. Kết quả sau phẫu thuật chỉnh hình xương chày ........................................... 40
Hình 4.13. Đóng đinh nội tủy xương bàn chân .............................................................. 41
Hình 4.14. Hình ảnh can xương tốt sau phẫu thuật 1 tháng ........................................... 42
Hình 4.15. Hình ảnh X quang sau chỉnh hình bị lệch trục xương ................................. 43
Hình 4.16. Can xương không tốt sau can thiệp ổ gãy xương đùi hoại tử 2 tháng ................ 43

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Mai Ngọc Tuyền
Tên luận văn: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến dạng gãy các xương chi sau của chó
và phương pháp can thiệp
Ngành: Thú y

Mã số: 8640101

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá một số yếu tố liên quan đến dạng gãy các xương chi sau của
chó và phương pháp can thiệp. Qua đó giúp các bác sỹ thú y có hướng tư vấn, chẩn
đoán và điều trị ca bệnh hiệu quả hơn.

Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin thú bệnh, các phương pháp chẩn
đoán lâm sàng, phương pháp chẩn đốn hính ảnh X quang với cánh tay phẫu thuật Carm. Các phương pháp đóng đinh Kirschner xuyên tủy,, nẹp vít, đóng đinh nội tủy có
chốt và cố định ngoài được ứng dụng trong can thiệp gãy xương.
Kết quả chính và kết luận
Các chấn thương chi sau thường gặp nhất gồm gãy xương và chấn thương khớp.
Có nhiều yếu tố liên quan đến nguy cơ và tính trạng chấn thương:
Các giống chó nhỏ có nguy cơ gãy xương cao hơn các giống chó kích thước lớn.
Chó con có nguy cơ gãy cao hơn chó trưởng thành với hình thái gãy đơi là chủ yếu
trong khi chó lớn có tỷ lệ gãy dập xương cao hơn.. Chó đực có tỷ lệ ca gãy xương cao
hơn chó cái.
Gãy xương đùi chiếm tỷ lệ cao hơn các vị trí gãy xương, tiếp đến là xương cẳng
chân và xương chậu. Rất ít trường hợp gãy xương bàn và xương ngón.
Tai nạn giao thông là nguyên nhân chinh gây gãy xương.
Các tổn thương khớp chi sau thường gặp là đứt dây chằng tròn khớp chậu đùi,
gẩy chỏm xương đùi, đứt dây chằng chéo khớp đùi chày và trệch xương bánh chè.
Các phương pháp can thiệp gãy xương có kết quả tốt, 100% số ca có thể vaanjj
động trở lại. Giám sát sau phẫu thuật vẫn đang được thực hiện .

viii

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Mai Ngoc Tuyen
Thesis title: Assessment of several factors related to sites and figures of hind limb
fractures in dog and identification of appropriate intervention.
Major: Veterinary Medicine


Code: 8640101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: Identification of factors related to hind limb fractures in dogs
and interventions in order to support veterinary clinicians in counseling, diagnostics
and treatment.
Materials and Methods
The methods used in this study are interviewing, rountine clinical diagnostics,
radiography with X Ray and C-arm equipments. Different interventional options for
bone fractures including IM with Kirschner nails, IM with proximal and distal locking,
srewing, external casting were employed for intervention.
Main findings and conclusions
Common hind limb trauma of dogs in Funpet operation center were bone
fractures and joint trauma. Several factors were identified as risk factors.
Small dog breeds showed higher bone fracture incident then the big breeds.
Young dogs had higher incidences than mature and old dogs with high percentage of
complete bone broken while bigger dogs had higher comminuted fracture rate. Male
showed higher incidences than female.
Femur fractures comprised the highest rate followed by tibia and pelvic bones .
Only few cases of metatarsal and tarsal fractures were observed.
Traffic accidents were the main causes of hospitalized dogs.
Common dysplasia of hind limb joints included hip joints – art. coxae (ligament
ruptures and femur head fracture) and knee joint - art. genus (cross ligament rupture
and patella luxation).
The intervention methods resulted in high rates of stability and mobile recovery
(100% of hospitalized cases).

ix

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chó đã được thuần hoá từ hàng ngàn năm nay. Hiện nay chó được
ni khắp nơi trên thế giới, hầu như nơi nào con người sinh sống đều có lồi chó
sống bên cạnh. Trước đây, với khứu giác và thính giác phát triển, chó thường
được dùng vào việc giữ nhà, chăn gia súc ở các nơng trại, giữ hoa màu, tìm dấu
vết tội phạm, tìm ma túy, phát hiện vũ khí, v.v.. Những năm gần đây, mức sống
của người dân ở Việt Nam cũng cao hơn. Vì thế, nhu cầu ni chó như thú cưng
phát triển mạnh trên tồn quốc, đặc biệt ở các thành phố lớn. Ngồi các
giống chó nội có sẵn, nhiều giống chó được đưa vào Việt Nam, người dân cịn
nhập các giống chó ngoại từ khắp nơi trên thế giới về nuôi làm cho số lượng,
chủng loại giống chó ở Việt Nam rất phong phú. Trước đây, bệnh dại của chó và
mèo được cả ngành thú y và y tế chú trọng do nguy cơ lây nhiễm sang người. Khi
số lượng cho nuôi tăng lên, các bệnh truyền nhiễm như bệnh do parvovirus, bệnh
care virus đã trở thành mối quan tâm chính của cả chủ ni và bác sĩ thú y. Hơn
nữa, đơ thị hóa cùng với tăng mật độ giao thông là nguy cơ đối với các chấn
thương do tai nạn của chó và mèo.. Điều này khơng chỉ là vấn đề của người ni
chó mà còn là trách nhiệm của các bác sỹ Thú y.
Được coi là lồi vật ni có mức đa dạng di truyền lớn nhất do lai giống,
nhiều bệnh di truyền của chó được quan tâm. Các bệnh hệ vận động cũng chịu
ảnh hưởng rất lớn của yếu tố di truyền. Trong những bệnh của hệ xương, loạn sản
khớp chậu đùi và các chấn thương liên quan là ví dụ điển hình ảnh hưởng của
yếu tố di truyền đến bệnh của hệ này. Để điều trị các trường hợp chấn thương đạt
hiệu quả cao, ngoài việc nâng cao tay nghề, kiến thức và kinh nghiệm, nắm rõ
các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ chấn thương và hình thái tổn thương các vùng
xương khác nhau là điều rất cần thiết nhằm giúp bác sỹ thú y có biện pháp can
thiệp bệnh chính xác hơn, đạt hiệu quả cao trong công việc, giúp các ca chấn
thương phục hồi nhanh.

Có rất nhiều phương pháp điều trị ổ gãy xương trên chó như phương pháp
bó bột, phương pháp kết xương có sức ép (cố định bên trong hoặc cố định bên
ngoài), phương pháp đinh xuyên tuỷ, phương pháp dùng nẹp vít...Các phương
pháp này đã góp phần đáng kể trong việc điều trị gãy xương trong ngoại khoa
trên chó và mèo. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm và

1

download by :


khơng có phương pháp nào là “hồn hảo” thay thế được tất cả các phương pháp
khác. Nói chung tìm được phương pháp tối sẽ rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu
quả trong điều trị đồng thời đảm bảo phúc lợi cho động vật..
Để góp phần làm rõ mối quan hệ giữa một số yếu tố thuộc về bản thân vật
nuôi và yếu tố ngoại cảnh đến đặc điểm gãy xương từ đó xác định các phương
pháp can thiệp phù hợp, với hướng dẫn khoa học của Thày giáo TS Nguyễn Bá
Tiếp, tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đánh giá một số yếu tố liên quan
đến dạng gãy các xương chi sau của chó và phương pháp can thiệp”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Đánh giá được một số yếu tố liên quan đến dạng gãy các xương chi sau
của chó và phương pháp can thiệp nhắm hỗ trợ các bác sỹ thú y trong chẩn đoán
và can thiệp gãy xương chi sau của chó.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trên tất cả các con chó bị tổn thương xương khớp chi sau được
điều trị tại trung tâm phẫu thuật thú y Funpet (số 34, ngõ 310 Nghi Tàm, Yên
Phụ, Tây Hồ, Hà Nội).
Thời gian: từ 01/10/2017 đến 01/08/2018.

.


2

download by :


PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NHỮNG CON SỐ VỀ GÃY XƯƠNG CHI SAU CỦA CHĨ
Năm 2009, Sarierler đã trình bày báo cáo “Femur fractures and treatment
options in dogs” tại trường Đại học Adnan Menderes với 187 trường hợp gãy
xương ở chó trong nghiên cứu của tác giả được chẩn đoán gãy xương bằng các
phương pháp khám lâm sàng và chẩn đốn hính ảnh. Có 29,94% gãy xương đùi
(56 trường hợp). Phân bố gãy xương đùi theo các vùng giải phẫu quan sát như
sau: 41 ca bị phần thân xương (73,21%), 11 ca ở phần xương xốp – đầu dưới
xương đùi (19,64%), 2 ca ở lồi cầu (3,57%), 1 ca gãy tại mấu động lớn (1,78%)
và 1 trường hợp gãy tại cổ xương đùi (1,78%). Mở và cố định xương đã được
tiến hành cho tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, chỉ có 42 trường hợp được can
thiệp phẫu thuật nẹp cố định xương. Băng bó mềm được hỗ trợ trong một số
trường hợp như hỗ trợ bổ sung. Sau phẫu thuật, biến chứng di cư vật cấy ghép (1
trường hợp) và nhiễm trùng (1 trường hợp) đã được quan sát, nhưng cả hai biến
chứng đã được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị thích hợp. Gãy xương đã
được phục hồi và khơng cịn biến chứng. Tác giả cho thấy có thể điều trị thành
cơng gãy xương đùi ở chó bằng phương pháp phẫu thuật nẹp xương.
Bài viết về bệnh nguyên học của 1.200 ca chấn thương xương chi
(Fraturas apendiculares de etiologia traumática em cães) trong 9 năm (20042013) của bệnh viện Thú y Đại học Santa Maria (Universidade Federal de Santa
Maria) cho thấy gãy xương thường gặp ở chó và mèo, đặc biệt là những thú cưng
bị gãy xương do trấn thương. Nhìn chung, trong số những tác động chính của
chấn thương xương chi thì tai nạn giao thơng chiếm tỷ lệ cao . Nghiên cứu cũng
xác định tỷ lệ gãy xương gây ra bởi chấn thương hoặc do các nguyên nhân khác
nhau. Trong tổng số 1.200 con chó bị nghi ngờ chấn thương, 955 (79,6%) trường

hợp đã được can thiệp phẫu thuật nối gãy xương. Trong số đó có 23,5% chó bị
gãy xương đùi (225 ca), 23,4% có gãy xương chậu (223 ca), 22% gãy xương
chày và xương mác (210 ca), 17,6% gãy xương phần cẳng tay (168 ca), 7,5% có
gãy xương phần cánh tay (72 ca) và 6% có gãy xương phần cổ chân và bàn chân
(tarsus, carpus, metacarpus, metatarsus và phalanges (57 ca). Nguyên nhân
thường gặp nhất là tai nạn xe hơi (72,2%). Phần lớn chó bị ảnh hưởng là chó đực

3

download by :


(52,5%), chó trưởng thành (42%), các dịng chó hỗn hợp (51,4%) và các dịng
chó nhỏ (42,7%). Tóm lại, hồ sơ của chó bị gãy xương ở khu vực nghiên cứu
(miền Trung Rio Grande do Sul, Brazil) cho thấy chó đực, giống lai, chó con và
chó nhỏ gãy xương đùi nhiều nhất và chủ yếu do tai nạn xe hơi .
Vậy những yếu tố này có ảnh hưởng tương tự tại Hà Nội hay không là một
trong những câu hỏi cho nghiên cứu này.
Hệ thống xương khớp khỏe mạnh, với hoạt động bình thường, là điều cần
thiết cho sự sống (Bennett., 1987). Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp ảnh hưởng
tới cuộc sống bình thường của thú cưng bị ảnh hưởng bởi các bệnh hệ vận động
bao gồm gãy xương, bệnh khớp, chấn thương cơ bắp và gân, thay đổi trao đổi
chất và các bệnh truyền nhiễm hoặc ung thư. Bệnh của hệ vận động thường gặp ở
chó và mèo, đặc biệt là những chấn thương gãy xương (Coutin et al., 2013). Gãy
xương chủ yếu xảy ra do xe hơi gây ra tai nạn, nhưng chúng cũng có thể xảy ra
bởi các con vật này cắn nhau và té ngã (Kumar et al., 2007).
Bệnh về xương trên động vật chiếm một tỷ lệ đáng kể (Ali., 2013), một
trong các bệnh này là nguyên nhân chính gây đau và rối loạn chức năng ở chó
mọi lứa tuổi, kích thước cơ thể và giống (Seaman & Simpson., 2004; Sheared.,
2011). Do đó, việc quản lý chăm sóc động vật của chủ ni, thúc đẩy biện pháp

ngăn chặn và bảo vệ thích hợp cho động vật sử dụng khơng gian cơng cộng, đóng
vai trị quan trọng và ảnh hưởng lớn tới trong tỷ lệ chấn thương (Vidane et al.,
2014). Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của một chấn thương bao gồm
nguyên nhân của chấn thương, mức độ và phân phối động năng của động vật và
vị trí giải phẫu tổn thương (Arazi et al., 2002).
Để các bác sĩ lâm sàng cải thiện mức độ chính xác trong chẩn đốn các
bệnh của từng hệ cơ quan, cần các nghiên cứu hồi cứu nhằm biết được tình hình
và xác định tỷ lệ mắc các bệnh phổ biến nhất trong một khu vực địa lý nhất định
(Kuant et al., 2009). Đối với gãy xương của chó ni tại các đơ thị, hình thái và
tần suất gãy xương, mức độ trầm trọng của chấn thương khi nhập viện chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố thuộc về chủ ni, bản thân thú ni, tình trạng giao
thơng và thói quen của cộng đồng. Dựa vào những thơng tin liên quan, bác sĩ
điều trị có thể cải tiến kỹ thuật cố định, lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp
làm tăng hiệu quả trong điều trị (Ree et al., 2006).

4

download by :


2.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU XƯƠNG VÀ KHỚP CHI SAU CỦA CHÓ
Xương chi sau gồm xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân, xương cổ
chân xương bàn chân và xương ngón (Sisson and Grossman).
Xương cánh chậu gồm các đôi xương cánh chậu, đôi xương háng và đôi
xương ngồi. Trên xương cánh chậu có ba đường sống bám cơ ở phía trước, phía sau
và phía trên. Xương háng có tỷ lệ diện tích nhỏ so với tỷ lệ ở nhiều lồi khác. Vòng
cung ngồi sâu. Mỗ u ngồi phân làm hai củ ở hai phía trong dưới và ngồi trên.
Khoảng cách u ngồi - ổ cối bằng khoảng một nửa khoảng cách ổ cối – góc mơng.
Xương đùi có hình thái khác nhau ở các giống. Thân xương hơi cong về
phía trước-ngồi. Mấu động lớn cao bằng chỏm khớp. Mấu động nhỏ nhô lên

như một gai trong khi mấu động ba không rõ (chỉ hơi nhơ phía dưới mấu động
lớn). Đầu dưới xương đùi cũng có hai lồi cầu phía sau nhưng khơng có hố trên lồi
cầu mà có hai lồi trên lồi cấu (tuberositas supracondiaris)
Xương chày hơi vặn xoắn chữ S, đầu trên và dưới đều to (đầu trên to hơn
đầu dưới), phần thân thon lại; hai gò chày và gai chày thấp gần bằng nhau.
Xương mác ở cạnh ngồi, phía sau xương chày và kéo dài đến tận đầu dưới
xương chày.
Xương cổ chân gồm 7 xương có hình thái khác nhau.
Xương bàn gồm 4 xương bàn chính (Mt2-3l 4 và 5). Xương Mt1 thối hóa
đính với đốt ngón 1. Xương bàn và xương ngón chân tương tự chi trước nhưng
dài hơn.
Các khớp chi sau của chó
Khớp chậu khum (art. sacroiliaca) giữa xương chậu và xương khum qua
mặt khớp hình nhĩ (facies articularis) và hoạt động khi con vật chồm nhảy. Khớp
có dây chằng chậu khum trên (một dây ngắn, hai dây dài) và một dây chằng chậu
khum dưới.
Khớp ổ cối (art. coxae): mặt khớp là chỏm khớp xương đùi và ổ cối
xương chậu và được chêm bởi vành sụn châm. Bao khớp được các dây chằng làm
dày lên ở mặt ngoài (dây chằng chậu đùi, dây chằng ngồi đùi, dây chằng tròn,
dây chằng phụ và dây chằng bổ sung).
Khớp đầu gối (art. genus): gồm 3 đầu xương tạo thành hai khớp riêng.
Khớp đùi chày (art. femorotibialis) gồm hai lồi cầu đầu dưới xương đùi và gò

5

download by :


ngồi, gị trong đầu trên xương chày với xương chêm. Hình bán nguyệt chữ C.
Do độ dày sụn chêm khác nhau nên bao khớp tạo thành hai bao ngoài và trong

thông với nhau. Mỗi bao lại chia thành túi trên sụn, túi dưới sụn thông nhau. Các
dây chằng gồm 2 dây chằng bên (trong và ngoài), 2 dây chéo (trước và sau), 1
dây sau và 4 dây đĩa sụn ở bốn phía trong- ngồi, trước-sau của đĩa sụn.
Khớp nắp đầu gối hay khớp đùi chày (art. femoropatellaris): mặt khớp
gồm ròng rọc xương đùi và mặt sau xương bánh chè. Khi vận động, xương bánh
chè và xương chày bất động. Bao khớp có vách mềm và giãn rộng ở phía trên và
hai bên xương bánh chè tạo thành lồi trên bánh chè và đệm mỡ dưới bánh chè.
Các dây chằng của khớp gồm hai dây chằng đùi chày (trong và ngoài – ligg.
femoropatellare), 3 dây chằng chè ngoài, giữa và trong (lig. patellae mediale,
intermedium và laterale).
Khớp cổ chân (art. tarsi) là khớp phức hợp nhiều xương tham gia tạo
thành 3 khớp chính gồm khớp cổ chân – cằng chân, khớp cổ chân và khớp cổ
chân – bàn chân. Các khớp có các dây chằng liên cốt, được bao ngoài bởi các bao
khớp và tăng cường bởi cân mạc và các đầu gân cơ duỗi, cơ gấp bàn và ngón.
Khớp ngón gồm các khớp cầu (art. metacarpophalangea), khớp giữa đốt
1 và đốt 2 (art. interphalangeae proximalis manus) và khớp giữa đốt 2 với đốt 3
(art. int. distales manus). Các khớp đều có bao khớp, các dây chằng và được hỗ
trợ bởi gân của các cơ duỗi ngón, cơ gấp ngón.
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GÃY XƯƠNG CỦA CHÓ
2.3.1. Ảnh hưởng của giống
Hệ xương khớp của chó Poodle, Chihuahua, Fox sóc, Fox hươu,…đặc biệt
là các giống chó nhỏ tương đối yếu. Những giống chó này có nguy cơ mắc bệnh
mềm xương và xốp xương nếu khẩu phần ăn quá giàu chất béo và thiếu khoáng.
Chứng thấp khớp cũng thường gặp ở những giống này và có thể rất dễ bị gãy
xương chân trong khi vận động, đặc biệt khi vận động nhanh với cường độ mạnh
hơn bình thường. Những chủ ni của các giống chó nhỏ này thường được tư
vấn cho chó đi dạo thường xun, nhưng khơng nên vận động và bị mệt quá sức.
Có thể nói những giống chó vóc dáng nhỏ có khả năng bị gãy xương cao hơn các
giống chó to.


6

download by :


Các giống cho có tấm vóc lớn như Doberman, Boxer…mắc chứng béo
phì do ít vận động (đặc biệt là chó cái) , quá thừa cân và dễ bị các bệnh khớp
cũng làm tăng nguy cơ bị gãy và chấn thương chi sau.
2.3.2. Ảnh hưởng của tuổi
Độ tuổi có ảnh hưởng rất nhiều tới gãy xương. Ở mỗi độ tuổi sẽ có sự biến
đổi về sinh lý, sự hình thành bộ xương, mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau tới gãy
xương. Chó non đang trong giai đoạn sinh trưởng phát dục và hoàn thiện bộ
xương nên rất dễ gặp phải vấn đề về xương – khớp, đặc biệt khi vấn đề dinh
dưỡng, chăm sóc chưa được quan tâm đúng mức. Chó già (>36 tháng tuổi) bộ
xương khơng cịn vững chắc, q trình tạo xương giảm, chế độ dinh dưỡng
khơng phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng gãy xương cao hơn.
2.3.3. Ảnh hưởng của tính biệt
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ chấn thương giữa giới tính đực và cái
khơng khác nhau nhiều. Con đực hay rời khỏi nhà, ham chơi nghịch hơn con cái.
Tuy nhiên, con cái dễ thiếu canxi hơn con đực . Cụ thể, cơ quan sinh sản của con
đực và con cái đều có chức năng tiết ra hormone (estrogen ở con cái và
testosterone ở con đực) có tác dụng tích cực đến q trình phát triền xương (tuy
nhiên, mức độ duy trì chức năng tiết hormone của dịch hoàn cao hơn của buồng
trứng (Ubbink, 1999).
Androgen ở con đực có tác dụng phát triển và bảo vệ xương suốt cuộc đời,
dù theo thời gian, khi tuổi tác đã cao thì việc sản xuất androgen giảm nhưng
khơng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo vệ xương.
Còn ở con cái, hormone estrogen có vai trị chính trong việc phát triển và bảo
vệ xương. Hormone này được tiết chủ yếu bởi buồng trứng. Trong khi đó, cơ quan
này của con cái lại khơng được duy trì suốt đời mà giảm nhiều khi đến tuổi già. Ở độ

tuổi này, buồng trứng của con cái bị suy giảm nghiêm trọng (Ubbink, 2000).
Điều đó đồng nghĩa với việc lượng hormone estrogen được buồng trứng
tiết ra cũng suy giảm theo. Việc thiếu hụt hormone trên khiến xương bị hủy hoại,
bị mất canxi nhanh và dẫn đến lỗng xương.
Cùng các lí do trên, khả năng mang thai và sinh con cũng là nguyên nhân
gây ảnh hưởng đến chất lượng bộ xương của con cái. Nguyên nhân chủ yếu là
khi mang thai, bào thai rất cần đến các chất khoáng để phát triển khung xương.
Lượng canxi này được lấy trực tiếp từ con mẹ.

7

download by :


Nếu cơ thể con mẹ không được cung cấp đủ canxi trong giai đoạn này thì
lượng canxi cần thiết cho thai nhi được lấy từ xương của con mẹ. Vì thế, khi
mang thai và sinh con, xương con cái bị mất khá nhiều canxi (Phillipa., 1979).
2.3.4. Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và
độ giòn cũng như cấu trúc xương. Để giúp chó có hệ xương tốt (đảm bảo được
mật độ xương), cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trong đó có những chất
quan trọng như canxi, protein, vitamin D và phospho... Có thể nói một chế độ
dinh dưỡng tốt cho thú cưng sẽ giảm bớt rủi ro gãy xương của chúng
(Hazewinkle., 2004).
2.3.5. Ảnh hưởng của hoạt động
Chó ln thích hoạt động mỗi ngày, chúng chạy nhảy, vui đùa cùng đồng
loại hoặc chạy lung tung, nên khó tránh khỏi những tai nạn ngồi ý muốn xảy ra
dẫn đến việc gãy xương. Ta thấy được ảnh hưởng của hoạt động sẽ dẫn đến gãy
xương ở chó.
2.4. CÁC NGUN NHÂN GÂY GÃY XƯƠNG CHI SAU CỦA CHĨ

2.4.1.Vai trị của yếu tố di truyền
Loạn sản khớp châu đùi là bệnh do sự phát triển bất thường của khớp chậu
đùi dẫn tới thối hóa, viêm nhiễm và gây đau cho cún cưng.
Đây là một trong những vấn đề về xương thường thấy nhất ở chó. Nguy
cơ mắc bệnh thuộc về yếu tố bẩm sinh, di truyền từ gen bố mẹ. Những giống chó
lớn như Great Dane, Labrador Retriever, Phú Quốc thường có nguy cơ mắc bệnh
cao nhất. Trong khi đó, các giống chó nhỏ ít mắc bệnh hơn và hầu như khơng thể
hiện dấu hiệu mắc bệnh ra ngồi.
Bệnh có thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng lâm sàng khi cún trên 4 tháng
tuổi. Chóđi lại khó khăn, chân đi cứng nhắc, đau nhiều vào buổi sáng, bệnh thể
hiện triệu chứng nặng dần khi cân nặng và tuổi tác tăng lên (Hazewinkle and
Ubbink., 2016).
2.4.2. Do bệnh còi xương
Còi xương là rối loạn chuyển hóa hay gặp ở chó non, hệ xương mềm và
suy yếu.
Ngun nhân cịi xương có thể kể tới do thiếu vitamin D, canxi, phốt pho.
Đặc bệt, thiếu hụt vitaminD và vitaminE sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, dẫn

8

download by :


tới hạ canxi máu, gây rối loạn q trình khống hóa xương. Bệnh thường xảy ra
vào thời kỳ sau cai sữa, ăn dặm, đặc biệt ở những con có tốc độ phát triển nhanh
trong đàn.
Những biểu hiện đầu tiên của bệnh này có thể theo dõi và nhận thấy được
ở dáng đi bất thường của chân sau, đi tập tễnh, bệnh tiến triển nặng có thể dẫn tới
liệt, cứng các khớp 2 chân sau.
2.4.3. Do thối hóa

Ở chó tuổi trưởng thành, các tế bào sụn khơng có khả năng sinh sản và tái
tạo. Mặt khác, khi già đi cùng với sự lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn cũng dần
dần giảm chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi colagen và mucopolysacarit, làm
sụn kém dần tính đàn hồi và chịu lực.
Ngun nhân gây bệnh thối hóa xương khớp thường do 2 ngun nhân
chính:
Ngun phát: thường gặp ở chó trưởng thành và chó già, thường xảy ra
trên tồn bộ xương của cơ thể, nhưng có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp. Bên
cạnh đó cịn có các yếu tố khác như di truyền, nội tiết và chuyển hoá (béo phì,
tiểu đường, thiếu khống...) cũng là ngun nhân.
Thứ phát: bệnh thối hóa khớp có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nguyên
nhân có thể do chấn thương khiến màng xương tổn thương nặng, hoặc trục khớp
thay đổi, bất thường cấu trúc xương bẩm sinh hoặc các tổn thương viêm khác.
2.4.4. Gãy xương do chấn thương
Nguyên nhân gây ra sự xuất hiện chấn thương do ảnh hưởng của các yếu
tố bên ngoài như tai nạn, ngã, cắn nhau, v.v. Các mơ có mức chịu đựng tác động
cơ giới tới hạn, khi gặp phải tác động quá mức, các mô và tế bào sẽ bị tổn
thương, bao gồm cả mô xương.
Mỗi giống, lứa tuổi, tính biệt và trạng thái dinh dưỡn khác nhau đều ảnh
hưởng rất lớn tới tỷ lệ gãy xương do trấn thương. Tuy nhiên, việc chăm sóc và
theo dõi sát xao thú cưng luôn là biện pháp phịng tránh tốt nhất giúp thú cưng có
một cơ thể khỏe mạnh.
2.5. CÁC DẠNG GÃY XƯƠNG (Ma et al., 1988)
2.5.1. Gãy dập xương
Những vết nứt ở xương là hình thức đơn giản nhất, đôi khi không thể được
phát hiện mà khơng có sự hỗ trợ của các hình thức chẩn đoán đặc biệt.

9

download by :



Hành vi của con vật không thay đổi nhiều, chúng chỉ di chuyển cẩn thận
hơn nếu xương chân bị đau. Nếu vết nứt trên xương sườn hoặc xương sống, thú
cưng cố gắng tránh tiếp xúc, cố gắng di chuyển và di chuyển thường cong sang
một bên.
Mặc dù vậy, trường hợp này dễ có nguy cơ biến chứng muộn. Ví dụ, nếu
một con vật vẫn tếp tục hoạt động, sau đó với một chuyển động mất kiếm soát,
xương trong khu vực vết nứt có thể khơng chịu được tải và sau đó vật ni phải
đối mặt với một vết gãy nghiêm trọng hơn.
2.5.2. Gãy đơi
Gãy xương là một tình trạng nghiêm trọng hơn, địi hỏi phải có sự chú ý và
điều trị bắt buộc. Khá thường xuyên xảy ra, và đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật.
Trong trường hợp này, thú cưng sẽ đau đớn và mất dáng đi bình thường.
Các biểu hiện thường thấy là co chân, đi tập tễnh, đa phần sẽ thể hiện thái độ
không thoải mái khi bị tác động hoặc khi được khám dù chỉ là rất nhẹ nhàng.
Nhiều trường hợp bị liệt.
Dạng gãy đôi xương không chỉ tổn thương tổ chức mô xung quanh ổ gãy,
cấu trúc của xương cũng bị biến dạng và suy giảm chức năng trầm trọng, vậy nên
con vật cần được sơ cứu kịp thời, vì ổ gãy có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi bị
thương. Đặc biệt, nếu không được phát hiện sớm, phần cơ sẽ co lại khiến cho
cuộc phẫu thuật trở lên phức tạp thêm, đôi khi sẽ cần can thiệp cắt xương để có
thể nắn chỉnh hình xương về đúng vị trí trục xương.
Ngun nhân phổ biến nhất gây ra gãy xương thường do tai nạn, ngã, hoặc
nhảy từ độ cao và tiếp xúc điểm chạm chân không được tốt. Thường xảy ra ở các
con chó con, mà xương của chúng vẫn chưa được hình thành vững chắc.
2.5.3. Gãy phức hợp
Đa phần gặp ở chó trưởng thành và chó già do cấu trúc xương giịn, dễ
bị dập xương, có nhiều mảnh vụn xuất hiện tại ổ gãy khi chụp hoặc chiếu X
Quang. Phần nhiều bị gãy thuộc trường hợp gãy xương kín, xương di chuyển

rời khỏi vị trí giải phẫu, con vật đau với thái độ khó chịu. Có những thiệt hại
đáng kể cho cả mơ trong và ngồi xung quanh vị trí ổ gãy. Xét về mặt bằng
chung mức độ nghiêm trọng, có thể đánh giá đây là dạng gãy gây nhiều biến
chứng sớm và biến chứng muộn, cũng như việc phục hồi chỉnh hình là phức
tạp nhất. Phát hiện chấn thương khơng phải là khó khăn, vì xương và các

10

download by :


mảnh vỡ xương có thể được nhìn thấy ở ngồi da, hoặc biểu hiện trấn thương
rất rõ ràng như: chân lủng lẳng, liệt chân, vị trí trấn thương sưng phù lớn, thú
cưng rất đau đớn.
Loại tổn thương này được xem là trầm trọng, vì các mảnh vỡ sẽ tác động
trực tiếp tới tổ chức mô quanh ổ gãy, đặc biệt nghiêm trọng nếu ảnh hưởng tới
dây thần kinh gần đó. Triệu chứng thường thấy là gây sốt tăng, sưng và tăng sắc
tố tại chỗ thương tích. Loại thương tích này là nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến
xuất huyết nội bộ, mất máu cấp tính nếu xảy ra ở các xương ống như xương đùi,
xương chày.
2.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐỐN GÃY XƯƠNG CHI SAU
- Phương pháp phỏng vấn
Chó được đưa đến khám và điều trị được phân loại:
+ Tính biệt: đực, cái.
+ Các giống chó
+ Độ tuổi phân thành các nhóm: chó dưới 1,5 năm tuổi; chó từ 1,5 – 3
năm tuổi; chó trên 3 năm tuổi.
-

Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng


Chủ yếu sử dụng phướng pháp: quan sát, sờ, nắn, để nắm tình trạng tổng
thể. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng khơng đối chứng, hình thức mô tả cắt
ngang kết hợp theo dõi dọc.
-

Phương pháp X quang

Xquang thường quy được sử dụng và tiến hành theo yêu cầu của bác sĩ.
Chụp X quang hoặc chiếu xương dưới màn hình tăng sáng bằng máy Carm là thăm dị cơ bản và phổ biến nhất trong chẩn đốn gãy xương. Chụp X
quang thường chụp tối thiểu ở 02 tư thế thẳng - nghiêng và chụp để thấy được
cả khớp và xương của vùng nghi bị trấn thương là tốt nhất. Trên phim chụp X
quang hoặc chiếu xương dưới màn hình tăng sáng sẽ xác định được có gãy
xương hay khơng, vị trí gãy, tình trạng ổ gãy, v.v. Bên cạnh đó một số trường
hợp nghi ngờ có tổn thương xuất huyết trầm trọng trong ổ gãy, sự sưng phù tổ
chức, tổn thương động mạch kèm theo chúng ta cần kiểm tra siêu âm 2D hoặc
Doppler mạch.

11

download by :


PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trên tất cả các con chó bị tổn thương xương khớp chi sau được
điều trị tại trung tâm phẫu thuật thú y Funpet số 34 ngõ 310 Nghi Tàm, Yên Phụ,
TÂY HỒ, HÀ NỘI.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian: từ 01/10/2017 đến 01/08/2018.

3.3. NỘI DUNG
- Đánh giá ảnh hưởng của giống đến hình thái gãy và vị trí gãy xương chi
sau của chó được điều trị tại Trung tâm phẫu thuật Funpet
- Đánh giá ảnh hưởng của tuổi đến hình thái gãy và vị trí gãy xương chi
sau.
- Xác định mối quan hệ giữa tính biệt với hình thái gãy và vị trí gãy xương
chi sau.
- Đánh giá ảnh hưởng của nguyên nhân gây tổn thương đến hình thái gãy và
vị trí gãy xương chi sau.
- Các dạng tổn thương khớp ở chi sau.
- Hiệu quả can thiệp trong điều trị các dạng gãy xương.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Thiết bị và dụng cụ

Hình 3.1. Hệ thống đầu đọc phim X quang

Hình 3.2. Máy chiếu C-arm

12

download by :


Hình 3.3. Phịng phẫu thuật chỉnh hình

Hình 3.5. Máy xét nghiệm sinh lý, sinh
hóa, nước tiểu, v.v.

Hình 3.4. Máy thở, Moniter theo dõi
và các máy hỗ trợ


Hình 3.6. Đinh Kirschner và nẹp vít
các cỡ

Hình 3.7. Dụng cụ phẫu thuật kết xương

13

download by :


3.4.2. Các bước sơ cứu chó nghi bị gãy xương
Cách cố định xương gãy. Ảnh: B.V
- Đưa con vật ra khỏi nơi bị chèn ép do tai nạn.
- Đặt chó ở tư thế nằm nghiêng. Nếu chó hơn mê, cần cho mõm hơi dốc
xuống dưới để tránh đờm dãi chảy ngược vào trong gây tắc đường thở.
- Chống sốc, cho thở oxy (nếu có).
- Bộc lộ vùng bị thương, quan sát đánh giá, xác định vị trí tổn thương.
- Băng vết thương nếu có rách da gây chảy máu (gãy xương hở) nhằm tránh
mất máu và nhiễm trùng.
- Cố định xương gãy bằng nẹp hoặc bằng mọi cách, cần giữ phần chân gãy
ở tư thế thoải mái, không bị gập, và hạn chế vận động.
- Nhanh chóng vận chuyển thú cưng tới phòng khám/bệnh viện thú y gần nhất.
3.4.3. Chẩn đốn lâm sàng
- Quan sát: tư thế vận động ln là một trong số phương pháp chẩn đoán
đầu tiên. Dựa theo những dấu hiệu khi gãy xương như chân biến dạng, khơng di
chuyển được hoặc di chuyển khó khăn, chân bị ngắn lại, mềm bất thường hoặc
cong cong lại. Kèm theo là bị sưng, bong gân hoặc các cơ năng gặp trở ngại, chó
thường sẽ có những hoạt động khác thường, từ đó căn cứ vào những dấu hiệu
trên để chẩn đốn tình trạng gãy xương. Sau khi chẩn đốn bước đầu các tình

trạng nêu trên, bắt đầu chú ý đến phần mềm, kiểm tra xung quanh vết thương có
bị trầy xước hay không.
- Sờ, nắn, gõ, nghe: tùy trường hợp bệnh sẽ có các phương pháp tiếp xúc,
kiểm tra phù hợp để không làm thú cưng đau, không làm tổn thương trầm trọng
thêm ổ gãy. Với các trường hợp thú cưng phản ứng dữ dội với phần chân đau,
cần tiến hành kiểm tra X quang trước để có chẩn đốn sơ bộ.
- Kết hợp việc hỏi thơng tin từ chủ ni để lập hồ sơ bệnh án, từ đó có thể
đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng ca bệnh khác nhau.
3.4.4. Chẩn đoán bằng X quang
Để khảo sát ổ gãy có thể chỉ định các kỹ thuật X quang thường quy cần
chuẩn bị: người thực hiện, phương tiện chụp, sửa soạn thú cưng, chỉ định chụp,
và sự trao đổi ý kiến với chủ thú cưng về quy trình tiến hành chẩn đốn.

14

download by :


Các bước tiến hành chụp phim (bảng 3.1)
Bảng 3.1. Các bước chụp phim X quang
Nội dung thực hiện

Mục đích

Tiêu chuẩn

Chuẩn bị:
Kiểm tra tình trạng máy chụp.
Phim cỡ 10x12”với vùng chụp nhỏ
và 14x17” với vùng chụp lớn.


Để tiến hành KT

Đủ

Chuẩn bị thú .
Đánh dấu trái, phải trên phim.
Đưa thú vào phòng chụp, có thể chủ Để thú cưng yên tâm và
vào cùng để thú bớt hoảng sợ.
hợp tác.

Đạt

Đặt phim vào vị trí trung tâm bóng
phát tia, dùng l tấm chắn chì ngăn
đôi phim.
Giữ thú để chụp phim tối thiểu 2 tư
thế thẳng và nghiêng.
Hai chân duỗi thẳng, bàn chân bên
chụp xoay nhẹ vào trong. Cố gắng
để phần cần chụp sát nhất có thể so
với phim.

Giúp tư thế phim
chuẩn, hỗ trợ chẩn
đốn đúng.

Phim và thú cưng
được đặt đúng vị
trí mong muốn.


Tùy nhận định, có thể tiêm thuốc an
thần, hoặc mê nơng giúp việc hợp
tác của thú cưng tốt hơn.
Tia trung tâm:
Bóng Xquang chiếu thẳng từ trên
xuống vng góc với phim.

Tập trung chùm tia

Tia trung tâm vào đúng giữa phim.
Khoảng cách bóng – phim thường
cố định 80cm – 100cm.

Chính xác
Hiện hình có kích thước
thật

Giữ nguyên tư thế.
Tiêu chuẩn chụp: U= 50 -85 KV, I
= 200mA, t= 0,12-0,16s.

Đủ đâm xuyên tia X qua
khu vực cần chụp

Chính xác

15

download by :



×